Giới Thiệu Tác Giả Walter Liebenthal.

09/02/20213:12 CH(Xem: 1910)
Giới Thiệu Tác Giả Walter Liebenthal.
WALTER LIEBENTHAL
TRIỆU LUẬN
肇 論
HONG KONG UNIVERSITY PRESS 1968
THÍCH NHUẬN CHÂU dịch 2020
 
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
WALTER LIEBENTHAL 
W. Liebenthal

Triệu luậntác phẩm thảo luận về Bát-nhã (Prajñā), chủ đề chính của kinh điển Đại thừa (Mahāyāna) Phật giáo,[1] được truyền đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ III-IV. Trong tư liệu phong phú chuyển tải qua bộ luận nầy, các triết gia Trung Hoa tin rằng họ sẽ tìm thấy một thông điệp từ Đức Phật, khai mở giải pháp cho những vấn nạn vướng mắc trong tâm trí họ từ ' Chương 81' trong Đạo đức kinh của Lão Tử. -Đạo Trời là gì? Ai đặt ra?[2] Vai trò của chúng ta trong toàn cảnh tự nhiên là gì? Đối với người Trung Hoa, Bát-nhã là danh xưng khác của Thánh nhân (Sage), là đồng nhất với Tự nhiên, là Đạo được cảm nhận từ Người, là Lý được nhận thức như Trí tuệ và Ân phước. Liệu tư tưởng Ấn Độcon đường bí mật dẫn đến trung tâm pháp giới?

Tăng Triệu tin rằng có, và trong thiên luận đầu tiên, ngài tìm cách diễn tả điều không thể diễn tả được. Về sau, nhiệt tình ban đầu của ngài mong tìm hiểuthâm nhập tư tưởng Phật giáo Ấn Độ siêu huyền đã chuyển thành niềm say mê nghiên cứu giáo lý đạo Phật. Cưu-ma-la-thập, ngài đến Trung Hoa năm 401 stl., mang đến cho Tăng Triệu tư tưởng Trung đạo, phương pháp đạt đến sự siêu việt, vốn nâng tâm trí con người lên cao xa hơn nhiều so với bất kỳ học thuyết nào khác của phương Đông hoặc triết học phương Tây. Quá trình nghiên cứu này có một nét gần như cách nghiên cứu hiện đại, khi Tăng Triệu chọn ra những vấn đề hữu hạn, vấn đề bất cập của ngôn ngữ đối với ý niệm siêu việt, về thời gian và về quan hệ nhân quả.

Bộ luận nầy là văn hiến quan trọng trong thời kỳ đầu Phật giáo Trung Hoa (khoảng từ năm 300-700) trước giai đoạn Thiền–Phật giáo thấm nhuần các mối quan tâm khác (khoảng từ năm 700-1100). Tác giả tin rằng hai giai đoạn có sự liên kết nhau, và trong thời kỳ Thiền–Phật giáo, tư tưởng của Tăng Triệu trước đó được nghiên cứu sâu rộng, thanh lọc sạch các dấu tích có nguồn gốc Ấn Độ. Tăng Triệu thuyên giải tư tưởng Đại thừa (Mahāyāna). Huệ NăngThần Hội hệ thống lại tư tưởng nầy.

Quan điểm của Tác giả (W. Liebenthal) là  rất mạch lạc và hiếm có. Sau quãng đời dành để nghiên cứu đạo Phật Trung Hoa và đặc biệtTriệu luận, ông có thẩm quyền được mọi người biết đến.

Ấn bản mới nầy khác nhiều với bản đầu tiên cách đây 20 nămTừ phần Phiên dịch, cũng như Dẫn nhập và các chú thích. Phần Phụ lục và Thư mục cũng được bổ sung.

Walter Liebenthal, sinh ngày 12 tháng 6 năm 1886 ở Königsberg, phục vụ trong quân đội Đức suốt Thế chiến thứ I, ông bị thương nặng và bị bắt làm tù binh. Được trả tự do (1918-1920), ông trở nên quan tâm đạo Phật,  tham gia các nghiên cứu Ấn Độ học tại Berlin và các trường đại học ở Đức có các khóa học bằng Pāli, Sanskrit, Tây Tạng và tiếng Hán.

Năm 1933 ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩĐại học Breslau với luận đề Satkārya. Trong những năm 1934-1936, ông là thành viên Viện Nghiên cứu Ấn-Hoa thuộc Harvard-Yenching University, Peking.

Năm 1937 ông là là giảng sư tiếng Sanskrit và Đức ngữ Đại học Pecking, nơi ông đã đi theo suốt những năm lưu đày đến Ch'ang-sha và Côn Minh. Năm 1946, khi trở lại Bắc Kinh, ông ấn hành lần đầu Triệu luận, mà nay (1968) được tái bản, bổ sung nhiều phần phiên dịch và duyệt lại, do Hong Kong University Press ấn hành.

Năm 1952 ông là Giáo sư thỉnh giảng về môn Nghiên cứu Ấn Độ-Trung Hoa học tại Đại học Visva-Bharati, Santiniketan. Sau đó, nhân ngày sinh nhật thứ 70, ông ấn hành cuốn Trung-Ấn nghiên cứu中印研究, là quyển V (¾) của bộ Sino-Indian Studies, tư liệu nầy được truy xuất từ đó. Tác giả nay đã bước vào tuổi 80[3] và đang nghĩ hưu tại Tübingen-Lustnau, Germany.

 

Một trong những kết luận chính của W. Liebenthal là Phật giáo Trung Hoa ban đầu thông qua Thiền tông ( Ch'an; Zen), đó không phải là Phật giáo Ấn Độ theo phiên bản Trung Hoa, mà đúng hơn, nó phát triển từ Đạo giáo (Lão-Trang), một tôn giáo của Trung Hoa. Các khái niệm tư tưởng Phật giáo Ấn Độ lưu hành ngày nay trong học thuật Trung Hoa, về cốt lõi, nó thể hiện văn hoá và tư tưởng sâu dày của Trung Hoa.



[1] *e: Great Vehicle to Liberty

[2] *天之道、利而不害。聖人之道、爲而不爭。

[3] * Ông đã qua đời vào ngày 15 tháng 11 năm 1982.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/10/2010(Xem: 24119)
08/10/2010(Xem: 27881)
04/08/2010(Xem: 70954)
27/06/2010(Xem: 40019)
27/06/2010(Xem: 36341)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.