16. Thầy Kusho Và Học Trình Phật Giáo Tây Tạng

17/03/202411:56 SA(Xem: 1008)
16. Thầy Kusho Và Học Trình Phật Giáo Tây Tạng

THIỀN TÔNG
CA KHÔNG 
NGUYÊN GIÁC
NXB ANANDA VIET FOUNDATION 2024
ISBN: 979-8-8692-3095-9

 

 

16

THY KUSHO VÀ

HC TRÌNH PHT GIÁO TÂY TNG

 

Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu họcẤn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông. Tôi có cơ duyên quen với nhà sư từ hơn hai thập niên trước, khi Thầy còn là một thiếu niên ở Quận Cam, và sau này nhiều người thường gọi tắt là “Thầy Don” hay “Thầy Kusho.” Bài viết không có ý tôn vinh một nhà sư tuy kể ra những gian nan, khi theo đuổi học vị Lharampa, vì thực tướng vẫn là không có “cái tôi” và không có “cái của tôi” – bài viết chỉ để trình bày về hệ thống tu học của Phật giáo Tây tạng và là một nỗ lực ngợi ca Chánh pháp trên con đường thanh tịnh hóa thân tâm. Trước tiên, xin cảm ơn Lê Sớm Mai đã chuyển email.

Thầy Kusho sinh vào tháng 3/1986, có cơ duyên từ thơ ấu được ba mẹ đưa tới Chùa TD Ling, nơi theo truyền thống mũ vàng của Phật Giáo Tây Tạng tại thành phố Long Beach tại quận Los Angeles; Long Beach nằm giáp biên thành phố Westminster, thủ phủ Little Saigon của Quận Cam. Trong một cuộc phỏng vấn hơn mười năm trước, khi từ Ấn Độ về thăm Quận Cam, trả lời các câu hỏi của phóng viên, Thầy Kusho nói bằng tiếng Việt, cho biết từ cơ duyên tới chùa từ thời thơ ấu, là khoảng năm 1990, và từ đó cả gia đình Thầy theo học giáo pháp hàng tuần ở ngôi chùa Long Beach. Vị trụ trì chùa này và là thầy dạy pháp là Đại sư Geshe Tsultim Gyeltsen, tác giả nhiều sách về Phật học về Trung luậnTánh Không, trong đó có 3 cuốn viết bằng tiếng Anh. Do cơ duyên này, Thầy Kusho thông thạo tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Tây Tạng.

Thầy Kusho đã sang Dharamsala ở phía Bắc Ấn Độ, thủ phủ của người Tây Tạng lưu vong, nhập chúng tu học từ năm 2002, được một năm rưỡi ở tu viện Gaden Shartse Monastery rồi vào thẳng tu viện Institute of Buddhist Dialectics (IBD). Năm 2004, Thầy Kusho thọ Sa Di (10 giới), năm 2008, Thầy Kusho thọ đại giới Tỳ Kheo với Đức Đạt Lai Lạt Ma, trở thành vị sư của dòng Gelug, mà người cao cấp nhất của dòng này là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thỉnh thoảng Thầy Kusho về Quận Cam, California, để làm lại giấy tờ chiếu khán.

Hiện nay, Thầy Kusho, tức là Thầy Kunchok Woser (Donald D Pham), là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được truyền thừa và đỗ văn bằng cao quý nhất trong lịch sử ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng. Để có thể có được học vị Lharampa cần phải có từ 23 đến 30 năm. Các tu sĩ cần phải học và thông suốt năm ngành học là Bát Nhã Ba La Mật (Prajnaparamita), Trung quán luận (Madhyamika), Giới luật (Vinaya), A Tỳ Đạt Ma luận (Abhidharma), và Lý luận căn bản (Pramana Vartika), 5 bộ Đại luận của Ngài Maitreya (Ngài Di Lặc), và 18 bộ Đại luận của Đức Tsongkhapa, sau khi đã đỗ Thạc sĩ, các tu sĩ sẽ phải học thêm sáu năm, mỗi năm đều có những kỳ thi viết, thi tranh luận, thi vấn đáp, và các học viên không thể rớt bất kỳ một môn thi nào trong những lần thi đó, bởi họ không có cơ hội thứ hai để thi lại. Ngay cả khi các học viên đã qua được các kỳ thi của 5 năm đầu, chỉ cần rớt bất kỳ một môn nào trong năm cuối, học viên đó đều không có cơ hội để thi lại và vĩnh viễn không thể lấy được học vị Lharampa.

Thầy Kunchok Woser, tên Việt là Phạm Dương Đôn (Mặt Trời Đôn Hậu, tên do ông nội đặt), có duyên lành được sinh ra trong một gia đình Phật giáo, mà cha mẹ là những Phật tử thuần thành, có lòng kính tin Tam Bảo, và giữ gìn truyền thống đi chùa, nghe Pháp hàng tuần, chính truyền thống từ nhỏ đó đã ảnh hưởng đến cuộc đời tu hành của thầy. Từ thơ ấu, Thầy Kusho đã có cơ duyên quen với nhiều vị Lạt ma tái sanh. Trong đó có nhà sư trẻ Zong Rinpoche -- người được tin tưởngtái sanh của vị lạt ma nổi tiếng Zong Rinpoche (1905-1984) -- đã biết thầy Kusho từ khoảng năm 10 tuổi, hồi năm 1997 Zong Rinpoche sang Mỹ và gặp thầy Kusho. Khi thầy Kusho sang Ấn độ tu học, thì ngoài Lati Rinpoche (1922–2010) là thầy, thầy Kusho còn được Zong Rinpoche [hậu thân] dìu dắt như một người thầy và một người anh lớn.

Ngoài việc thầy Kusho đỗ học vị với số điểm cao, điều làm nổi bật đây chính là sự chiến đấu của thầy từ một cậu bé đang sống đầy đủ tại Mỹ phải đối diện với hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn ở Ấn độ cho thấy ý chí can cường, nguyện ước sâu dày của một người dấn thân trên con đường Bồ Tát đạo. Tuy nhiên, trong tất cả những cuộc nói chuyện từ hơn hai thập niên qua với phóng viên Việt Báo và với nhiều báo khác – trong đó có báo O.C. Register và báo Los Angeles Times – Thầy Kusho luôn luôn khiêm tốn, bày tỏ ưa thích lặng lẽhiển lộ sự tôn trọng đối với quý tôn đức Phật Giáo Việt Nam và với bất kỳ chúng sinh nào. Tuy rằng, Thầy Kusho bây giờ được gọi bằng danh hiệu Geshe Lharampa, trong đó chữ “Geshe” hiểu là học vị Tiến sĩ và “Lharampa” là học vị cao nhất của dòng Gelug.

Khi Thầy Kusho hoàn tất văn bằng Geshe Lharampa, nhà sư Zong Rinpoche đã gửi email bằng tiếng Anh tới một số Phật tử Việt Nam quen biết, nơi đây xin dịch là: “Tôi rất vui để chúc mừng lễ tốt nghiệp Geshe Lharampa của Geshe Kunchok Woser. Bên cạnh sự kiện tốt nghiệp của Thầy là một cột mốc lịch sử trong cả hai truyền thống Phật giáo Tây TạngViệt Nam, riêng cá nhân tôi đã biết Geshe Kunchok Woser trong nhiều năm, tôi tin tưởng rằng Thầy sẽ đóng góp to lớn cho Phật pháp trên toàn thế giớiđặc biệt là trong cộng đồng Phật tử Việt Nam.”

Cũng nên nhắc tới nhận định hơn một thập niên trước, vào tháng 4/2009, cựu Tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng Tenzin Dorjee, giáo sư tại Đại học CSU Fullerton, thì Thầy Don, lúc đó được 23 tuổi, vừa tốt nghiệp Học Viện IBD, hoàn tất các khóa học 7 năm của Bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa, và thầy lúc đó cũng là tăng sinh trẻ nhất của Học Viện. Thầy Don đã thi 5 kỳ thi viết và thi 2 kỳ thi tranh luận. Thầy Don đã tốt nghiệp ở hạng trong nhóm điểm cao nhất so với các vị sư đồng học. Giáo sư Tenzin Dorjee, người đã nhiều năm hỗ trợ cho Thầy Don, từ cả trước khi Thầy Don xuất gia, nói rằng thành quả học xuất sắc của Thầy Don đã làm mọi người tại ngôi chùa Tây Tạng TD Ling đều vui mừng và tự hào. GS Tenzin nói các kỳ thi viết Tạng Ngữ và thi tranh luận bằng tiếng Tây Tạng không dễ dàng chút nào, đặc biệt khi chủ đề thi là các khóa học 7 năm về Bát Nhã.

Quý Thầy ở IBD đã nghĩ gì về Thầy Kusho? Hiệu Trưởng Học Viện IBD là ngài Pema Dorjee tin rằng Thầy Don được tiền định để qua Ấn Độ tu học, “Đây phải là có duyên lành từ kiếp trước. Tôi tin rằng Kusho có nghiệp rất lành, nghiệp này đẩy Kusho qua Ấn Độ để làm nhà sư, rồi lại học triết học Phật Giáo tới chỗ thâm sâu. Kusho quá trẻ, có một gia đình rất tốt, và có nhiều thân nhân ngoài đời, nhưng Kusho thực sự muốn tu học Phật Học. Đúng vậy, Kusho thực sự muốn. Chính Kusho đã tự quyết định vào đường tu.”

Cuộc phỏng vấn qua email bằng tiếng Anh sau khi được tin Thầy Kusho tốt nghiệp văn bằng Lharampa. Nơi đây sẽ dịch 14 câu vấn đáp như sau.

Câu #1:

-- Chúng tôi nên xưng hô thế nào với Thầy? Lạt ma? Đại sư? Rinpoche? Geshe? Hay chỉ nên gọi là Thầy?

-- Cá nhân tôi không cảm thấy rằng bất kỳ ai nên gọi tôi bằng bất kỳ chức danh hay tên gọi đặc biệt nào. Vì sự nghiệp cao cả mà quý tăng ni đã dấn thân, chúng ta xưng hô với các tu sĩ bằng chữ "Venerable" (Bậc tôn kính), và trường hợp của tôi không có gì khác biệt. Tôi nghĩ rằng thuật ngữ tương đương, mặc dù không nhất thiết phải theo sát nghĩa đen, của chữ "Venerable" là "Thầy" trong tiếng Việt, vì vậy nó cũng là cách gọi phù hợp. Gia đình và những người thân thiết đã gọi tôi bằng từ ngữ [Thầy] đó.

(Chỗ này nên ghi chú: chữ "Venerable" dịch sát nghĩa là “Bậc tôn kính” trong tiếng Việt dịch nhiều cách theo chức danh là Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng. Nói gọn là “Thầy” là hay nhất.)

Câu #2:

-- Ý nghĩa của cách xưng hô “Geshe” là gì?

-- Từ góc độ vừa hoàn thành chương trình học thuật thông thường của tu viện, được gọi là "Chương trình Geshe", và thay mặt cho các bạn cùng lớp và đồng sự của tôi đã hoàn thành nó, danh hiệu hoặc tên chính thức được sử dụng để chỉ một người đã trải qua đầy đủ hệ thống học thuật tu viện là "Geshe." Một cách dịch thô sơ của chữ "Geshe" sẽ là "người bạn tâm linh/đức hạnh."

Câu #3:

-- Chúng tôi biết Thầy vừa được cấp bằng Lharampa. Xin cho biết Thầy đã mất bao lâu để có được bằng cấp đó.

-- Cá nhân tôi đã mất 22 năm để hoàn thành khóa học Geshe Lharampa. Về mặt kỹ thuật, tôi đã gia nhập tu viện cách đây 23 năm, nhưng năm đầu tiên tôi dành phần lớn thời gian để học ngôn ngữ, đọc và viết cũng như học thuộc lòng. Các nghiên cứu về chương trình Geshe thực tế đã không bắt đầu cho đến năm sau đó.

Câu #4:

-- Thầy đã học được gì từ văn bằng Lharampa? Chỉ có Phật giáo Tây Tạng? Thầy có học các bộ phái Phật giáo khác hay không, Nam Tông, Bắc Tông, Thiền tôngbộ phái khác không?

-- Thời gian của tôi trong chương trình xoay quanh triết học Phật giáo Tây Tạng. Tôi không có kinh nghiệm với các truyền thống khác. Nghiên cứu về các truyền thống khác là trên cơ sở cá nhân nhiều hơn, và cho đến nay tôi chưa thực hiện cuộc khảo sát của riêng mình về các lĩnh vực như vậy.

Câu #5:

-- Thầy có thể mô tả một ngày bình thường trong đời sống tu sĩ trong tu viện của thầy không?

-- Mặc dù thời khóa biểu và lịch trình có thể dao động tùy theo thời gian trong năm, một ngày "điển hình" tại tu viện bao gồm các buổi cầu nguyện buổi sáng lúc 6-8 giờ sáng, một phiên tranh luận buổi sáng từ 8:30-10 giờ sáng, lớp triết học hoặc tự học (chương trình tự học bao gồm việc học thuộc lòng, đọc và phân tích) từ 10-11 giờ sáng, ăn trưa lúc 11-11:30 sáng, nghỉ ngơi và tự học từ 12-2 giờ trưa, lớp triết học hoặc tự học từ 2-5 giờ chiều, ăn tối lúc 5 giờ chiều, tự học lúc 5:30-6:30 chiều, buổi cầu nguyện buổi tối/hay buổi tranh luận buổi tối lúc 6:30/7:30-10 giờ tối, và ôn tập thuộc lòng và đọc từ 10-11 giờ tối. Đây chỉ là để đưa ra một cái nhìn tổng quát vì các nhà sư có các công việc thường lệ khác nhau và như đã đề cập trước đó, lịch trình thay đổi tùy thuộc vào thời gian và các phần của năm học.

Câu #6:

-- Thầy có thời gian rảnh vào Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật không?

-- Cuối tuần ở khu vực phía nam Ấn Độ này là những ngày Thứ Hai.

Câu #7:

-- Thầy có chơi bóng đá trong tu viện không?

-- Tôi không chơi bóng đá ở tu viện, đó cũng không phải là một phần của ngày bình thường ở đây, nhưng theo thời gian, hoạt động cơ thể và tập thể dục đã được chú trọng hơn và dần dần được khuyến khích, đặc biệt là vào cuối tuần.

Câu #8:

-- Thầy có thể cho chúng tôi biết về kiếp trước của Thầy, và làm thế nào Thầy có thể biết được điều đó? Thầy có muốn chúng tôi công bố thông tin này không?

-- Tôi không biết chút nào về, cũng không có bất kỳ ký ức nào về kiếp trước hoặc các kiếp sống trước kia của mình. Sẽ thật tuyệt nếu ai đó có thể cho tôi biết về những kiếp đó.

Câu #9:

-- Thầy có thần thông nào không? Thầy có muốn chúng tôi công bố thông tin này không?

-- Tôi không có bất kỳ sức mạnh huyền thuật nào. Điều gần nhất mà tôi có thể đến với sức mạnh huyền thuật là mơ mộng về chúng.

Câu #10:

-- Có độc giả muốn tập thiền 5 phút mỗi ngày. Xin vui lòng cho chúng tôi một chỉ dẫn về thiền định có hướng dẫn (guided-meditation instruction).

-- Tôi không có nhiều kinh nghiệm trong việc ngồi thiền hay thiền định nhất tâm (single-pointed meditation). Thực tế, đó là điều mà bây giờ tôi muốn làm nhiều hơn và hình thành thói quen ổn định. Tuy nhiên, tôi tin rằng khi nói đến việc ngồi thiền, hầu hết sẽ bắt đầu với việc tập trung vào hơi thở của họ ở một nơi yên tĩnh, tĩnh lặng. Giữ cho tâm tĩnh lặng là một thách thức rất lớn, do đó, yếu tố trên thân là hít vào, thở ranhận ra mối liên hệ giữa thân và tâm có thể giúp ổn định các niệm của người tập thiền và sẽ chú tâm vào cái bây giờ hiện tiền.

Câu #11:

-- Có độc giả muốn thực hành một thiền quán từ bi (Metta Meditation). Xin vui lòng cho chúng tôi một chỉ dẫn ngắn.

-- Tôi nghĩ rằng từ bi, lòng trắc ẩn là ước muốn cho chính mình và/hoặc những người khác thoát khỏi đau khổ và cả những nguyên nhân của nó. Do đó, suy ngẫm và nhận ra đau khổ sẽ cho cảm giác như bước đầu tiên cho bất kỳ suy nghĩ nào về từ bi, về lòng trắc ẩn. Bạn có thể khởi đầu với việc phân tích nỗi đau và nỗi buồn của chính mình. Sau đó, khi bạn nhìn ra bên ngoài, bạn có thể chấp nhận rằng chính sự đau khổ này có thể và thậm chí người khác cũng thường trải qua. Thấy những kinh nghiệm như vậy về đau đớn, một cách tự nhiên bạn tìm cách chấm dứt chúng và tương tự cảm thọ như vậy đối với những người khác. Bạn không cần phải tìm kiếm đâu xa khi nghĩ về sự đau khổ của người khác; hãy nghĩ về gia đình, bạn bè và những người thân thiết của bạn trước rồi từ từ mở rộng ra từ đó.

Khi nuôi dưỡng từ bitrắc ẩn đối với người khác, đôi khi có thể thấy khó đồng cảm với nỗi đau khổ của người khác và trong những khoảnh khắc đó, tôi tin rằng điều chủ yếu là bạn phải tự đặt mình vào vị trí của họ và nhớ rằng đau khổ biểu hiện dưới vô số hình dạng và hình thức. Dù lớn hay nhỏ, nỗi đau và nỗi thống khổ đều phổ biến, lan tỏa. Suy nghĩ này giữ vai trò như là một nền tảng của cảm thọ đồng nhất giữa bản thân mình và người khác, và là duyên mạnh mẽ để khởi sinh ra tình yêu thươnglòng từ bi.

Câu #12:

-- Trong hoàn cảnh nguy nan, chúng ta nên cầu nguyện với ai? Cầu nguyện Đức Quán Thế Âm, vị Bồ tát gọi theo tiếng Việt này còn tên trong Phật giáo Tây tạng là Chenrezig?

-- Trong một tình huống nguy hiểm, trước tiên người ta nên dựa vào nhận thức đời thường của mình và xem giải pháp nào có thể được đưa ra từ phía mình. Nếu cầu nguyệnlựa chọn duy nhất còn lại, thì cầu nguyện với vị nào hay với bất cứ những gì mà họ tin tưởng nhất sẽ là điều tốt nhất.

Câu #13:

-- Sau văn bằng Lharampa, Thầy sẽ học thêm ngành gì? Bao nhiêu năm nữa?

-- Tiếp theo là một năm để nghiên cứu, học về mật tông. Tôi đã hoàn thành chương trình Lharampa, nhưng đối với cá nhân tôi, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Còn có rất nhiều kỹ năng để phát triển, còn có rất nhiều điều để học, và quan trọng nhất là thực hành. Tôi trọn đời sẽ luôn luôn học hỏi và sẽ vẫn luôn luôn là một sinh viên.

Câu #14:

-- Nhiều người trong chúng tôi nghĩ rằng Thầy sẽ trở thành một bậc thầy vĩ đại - một kiểu như Milarepa hoặc Nagarjuna. Hãy cho chúng tôi một chút hy vọng (làm ơn).

-- Thật không may, tôi không phải là bất kỳ loại bậc thầy vĩ đại nào, cũng không có thể hy vọng được ở bất kỳ đâu mấp mé gần với Milarepa hoặc Arya Nagarjuna trong kiếp này. Nhưng có thể với đủ nỗ lực, tu tập, tích lũy thiện nghiệpcông đức, và nhân duyên chín muồi, thì hẳn có thể là cần nhiều kiếp nữa, kể từ bây giờ.

Nơi đây cũng nên ghi chú thêm, rằng một số Phật tử Quận Cam tin rằng Thầy Kusho là hậu thân của một nhà sưnhân duyên với cả Phật giáo Việt Nam và PG Tây Tạng. Chỗ này dĩ nhiên không ai có thể biết chính xác. Nhưng đây là suy đoán từ một số Phật tử khi, trong một vài năm, Thầy Kusho được chọn vào nhóm học trò đặc biệt của Lati Rinpoche, người đã giữ chức Viện Trưởng Gaden Shartse trong 8 năm, rồi sau đó nhận lệnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma để nhận nhiệm vụ dạy kèm cho các vị tái sinh.

Dự kiến, Thầy Kusho sẽ đến Gyuto, chính thức đi từ Hiển giáo vào Mật giáo, một thời gian sau Tết Tây Tạng (21 tháng 2/2023), ước chừng khoảng tháng 3/2023. Như thế Thầy Kusho đã là người ngoại quốc đầu tiên (không phải Tây Tạng) lấy văn bằng Lharampa, bây giờ cũng là vị Geshe Lharampa ngoại quốc đầu tiên đi vào Mật viện Gyuto. Đó là những cơ duyên kỳ lạ.

Trong cương vị của nhà báo phỏng vấn, xin phép có vài ý riêng như sau. Rằng phân biệt bộ phái chỉ vì hoàn cảnh lịch sử, vì phát triển địa phương, không nên xem như là những gì dị biệt lớn lao, vì chỉ nên chú tâm vào các điểm độc đáo của Phật Giáo: các pháp ấn khổ, vô thường, vô ngã; con đường vượt khổ duy nhấtBát Chánh Đạo, gọi tắt là Giới Định Tuệ để lìa tham sân si. Đó là các điểm chung của các bộ phái. Những điểm dị biệt khác nên xem là kinh nghiệm riêng bộ pháithí dụ, tranh luận về thân trung ấm, về mật chú, về đi tìm thân tái sinh, về nghi vấn A Tỳ Đàm, về Tịnh Độ A Di Đà… -- vẫn giữ chung các giáo lý về các pháp ấncon đường Bát Chánh Đạo. Hy vọng bài phỏng vấn này đã trả lời được nhiều thắc mắc của độc giả về học trình Lharampa, và về nhà sư rất mực khiêm tốn mà Việt Báo có cơ duyên quen biết và được gọi thân mật là Thầy Kushok.

California, tháng 1/202

Tạo bài viết
13/04/2016(Xem: 18608)
29/11/2015(Xem: 10638)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.