Phụ tá biên tập: Lati Rinpochay và Barbara Frye
5. Cực quang
Tantra có nghĩa là ‘
liên tục thống nhất thể,’ như một dòng suối, có ba dạng: nhân (nền tảng), đạo, và quả. Nền tảng của tantra là người
thực hành. Theo
Bí mật tập hội (s: guhyasamāja) [1] thuộc
Vô thượng Du-già Tantra, có năm hệ nền tảng của tantra–hoa sen trắng, ưu-bát-la hoa,
hoa sen,
chiên đàn, và
châu báu; dạng
cuối cùng là
con người siêu việt. Nền tảng
liên tục thống nhất thể còn gọi là
dòng an trú tự nhiên, là nguyên lý cơ bản, là
Phật tính, là thể
Như Lai tạng. Gọi là nền tảng vì nó là
căn bản cho mọi
công hạnh trong
tu tập.
Đạo tantra là con đường thanh tịnh căn bản nói trên. Theo các dạng thấp của mật pháp tantra, đây là những pháp Du-già không ấn khế, và theo Vô thượng Du-già Tantra, thì giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn thành tựu là thanh tịnh hoá các nhiễm ô liên hệ với chân như của bản tâm.
Quả tantra là cảnh giới kết quả, là Pháp thân, là hoàn toàn chuyển hoá moi nhiễm ô như Kim Cương Trì (Vajadhara). Ba tantra nầy–nhân, đạo, quả– bao gồm chủ đề và ý nghĩa của các bộ mật pháp tantra, và sự tương tục thống nhất thể của kinh văn diễn đạt những chủ đề này được gọi là chân ngôn tantra và được phân thành nhiều phái.
Ba-la-mật-đa thừa chỉ là pháp tu phát triển tâm nguyện giác ngộ vì lợi ích cho chúng sinh và hạnh Lục độ; pháp nầy không đưa ra phương pháp cụ thể hay cách thức nào khác dể nhập đạo. Mật thừa dùng những điểm nầy như là nền tảng nhưng có những con đường khác nhau. Vì Mật thừa cũng có sự tu tập tâm nguyện giác ngộ vì lợi ích cho chúng sinh và hạnh Lục độ, ngài Tông-khách-ba cho rằng chỉ Ba-la-mật-đa thừa mới có pháp tu nầy mà thôi.
Không có sự khác nhau giữa Mật thừa và Ba-la-mật-đa thừa về vấn đề hai đối tượng phát huy tâm nguyện vị tha–lĩnh vực phát nguyện vì lợi ích cho chúng sinh và đối tượng của sự quán sát, đó là sự thành tựu của riêng từng người. Hành giả Kinh thừa và Mật thừa có tâm nguyện giác ngộ tối thượng vì lợi ích cho chúng sinh và có cùng một kết quả, Phật quả là trạng thái không còn mọi nhiễm ô và có được mọi pháp lành.
Chẳng có gì mâu thuẫn trong quan điểm, vì Mật thừa không giải thích quan niệm Trung đạo vượt quá sự biểu hiện của Ba-la-mật-đa thừa bởi ngài Long Thụ. Cho dù có khác biệt về mặt quan điểm, điều nầy cũng không đáng phải phân thành hai thừa, vì như Duy thức tông (cittamātra) và Trung quán tông (mādhyamika), tuy khác nhau về quan niệm, nhưng cùng trong một thừa.
Sự khác nhau trong các thừa phải được xác định thông qua trí huệ và phương tiện. Vì trí huệ nhận thức Tính không là bà mẹ chung của bốn người con–Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, và Phật tối thắng–Tiểu thừa và Đại thừa chỉ khác nhau về phương pháp, chứ không khác trên mặt trí huệ. Vì có cùng nguyên nhân, Mật thừa và Ba-la-mật thừa chỉ khác nhau về phương pháp, chứ không khác nhau về mặt trí huệ.
Ngài Tông-khách-ba nói rằng không có gì khác nhau về mặt
quan điểm giữa
Tiểu thừa và
Đại thừa, và trong
Đại thừa, không có gì khác nhau về
quan điểm giữa Mật thừa và Ba-la-mật thừa. Ngài đề cập đến ‘cái nhìn’ theo nghĩa đối tượng, Tính không–khách thể của cực quang–chứ không theo
ý nghĩa trí huệ nhận thức Tính không– chủ thể của
cực quang. Śākya Pandita thuộc tông Tát-ca (Sa-skya)
[2] cũng cho là không có
quan điểm khác nhau giữa Mật thừa và Ba-la-mật thừa và nếu như vậy,
quan niệm ấy sẽ
liên quan đến sự
phức tạp của
nhị nguyên tính. Vì
tư tưởng Trung quán vượt qua giới hạn của mọi
phức tạp, nên một
quan niệm khác biệt về nó phải có sự
liên quan như vậy.
Theo
kinh luận của trường phái
cựu dịch của tông Ninh-mã (rNying-ma),
[3] cho rằng có
quan niệm khác biệt giữa
Kinh thừa và Mật thừa, nhưng sự khác biệt nầy chủ yếu
liên quan đến chủ thể. Tông Ninh-mã (rNying-ma) không
phân biệt rõ ràng giữa chủ thể–trí huệ nhận thức–và đối tượng–Tính không, vì khi
đạt đến trình độ tu tập cao, chủ thể và đối tượng
hoà hợp nhau bất khả phân trong một
thực thể và chỉ có sự khác biệt trên
ngôn từ. Ngay lúc
quán chiếu bình đẳng về
Tính không, chủ thể và đối tượng
trở thành một
thực thể bất khả phân, và do
ý thức cùng cách
diễn đạt thông thường của
chúng ta không thể chuyên chở hết
trạng thái nầy, nên nó được gọi là ‘không thể nghĩ bàn’, ‘không thể
diễn tả được.’ Đây là tính bất khả phân ly của
phương tiện và
trí huệ vượt qua mọi
giới hạn của
tri thức phồn tạp, và tính bất khả phân ly của Đại
diệu lạc và
Tính không, là tính bất khả phân của
Nhị đế,
[4] là
một thể thống nhất. Đây là
ngôn ngữ minh hoạ tốt nhất và phải hiểu ra; không có những
diễn đạt sâu mầu nầy thì bất cứ mọi
phát biểu bằng
lời nói đều không
hiệu lực. Trong ngữ cảnh không
phân biệt giữa khách thể của cực quang và chủ thể của
cực quang, tông Ninh-mã (rNying-ma)
nhấn mạnh vào tính bất khả phân nầy khi họ đề cập đến. Như vậy, theo ý nghĩaquan điểm nầy, thì thực sự có điểm khác nhau giữa Mật thừa và Ba-la-mật-đa thừa.
Như Jam-yang-shay-ba-says thuộc tông Cách-lỗ (dGe-lugs)
[5] nói, đối tượng của cực quang–Tính không,
nguyên nhân chính–được dạy trong
kinh luận cũng giống như trong Mật thừa, nhưng khách thể của cực quang–bản
tâm cực kỳ
vi tế của cực quang–thì chỉ được chỉ dạy trong
Vô thượng Du-già Tantra, ngay cả trong ba dạng thấp của
mật pháp tantra cũng không có dạy, và
dĩ nhiên, trong Ba-la-mật-đa thừa cũng không có. Do vậy,
quan niệm thoát khỏi sự phồn tạp của
ý thức vốn thường được đề cập trong các
kinh luận của trường phái
cựu dịch thuộc tông Ninh-mã (rNying-ma) đề cập đến
phần tử của
cực quang chẳng có chút khác biệt nào giữa chủ thể và đối tượng. Đây được gọi là
bản thể thanh tịnh, là một
phủ định khẳng định (affirming negative), chẳng phải là
phi phủ định khẳng định (non-affirming negative) như
Tính không.
Trong kinh điển của trường phái tân dịch của các tông, cực quang nầy còn được gọi là thành tựu vị (completion stage) của cực quang tối thượng, và còn được gọi là Thắng nghĩa đế (ultimate truth). Chẳng hạn, theo Ba-la-mật-đa thừa, Y tự khởi Trung quán tông (svātantrika) trình bày một ẩn dụ về Thắng nghĩa đế (chân lý tuyệt đối) đề cập đến tâm mang Tính không như là đối tượng của nó. Tương tự, khi Vô thượng Du-già Tantra trình bày giai đoạn quy ước của thành tựu–huyễn thân–và giai đoạn tuyệt đối của thành tựu–cực quang–thì thuật ngữ ‘tuyệt đối’ không phải là để nói đến đối tượng–Tính không, nhưng là để nói đến chủ thể nhận thức Tính không. Nguyên nhân của việc nầy là tâm trở nên bất khả phân ly từ đối tượng của nó là Tính không, do vậy nên được gọi là Thắng nghĩa đế (chân lý tuyệt đối) hoặc là ẩn dụ của chân lý tuyệt đối. Theo cách nầy, thuật ngữ ‘chân lý tuyệt đối’ thường được dùng trong những kinh luận trường phái cựu dịch của các tông chẳng có gì khác hơn chính là đề cập đến Tính không.
Trong phạm trù nầy, có một quan điểm khác nhau giữa Kinh thừa và Mật thừa. Do thế, nên khi Ngài Tông-khách-ba nói rằng đối với tư tưởng Trung đạo thì không có biểu hiện nào cao hơn tư tưởng của Long Thụ trong Trung luận (Treatise on the Middle Way), Ngài đề cập đến đối tượng của cực quang, Tính không. Nó thoát khỏi mọi phiền tạp nhị nguyên, và như học giả Śākya Pandita nói rằng chẳng có khác biệt gì giữa Kinh thừa và Mật thừa đối với vấn đề nầy.
Ba-la-mật-đa thừa và Mật thừa cũng không khác biệt nhau thông qua thực hành lục độ. Trong Mật thừa, rất cần thiết phải thường tu tập bố thí, trì giới, nhẫn nhục... trong suốt sáu thời hằng ngày. Không thực hành việc nầy được xem như là phạm giới. Do vậy, sự biểu hiện hoặc không thực hành lục độ không thể tách rời trong cả hai thừa.
Con đường căn bản để đạt được sắc thân Phật là phương pháp tâm nguyện giác ngộ vì lòng từ bi đối với chúng sinh. Con đường cơ bản để thành tựu Pháp thân Phật là trí huệ nhận thức Tính không. Trong Kinh thừa và Mật thừa không có sự khác nhau đối với con đường căn bản nầy. Như vậy, từ quan điểm tu tập, nền tảng của pháp tu–phát khởi tâm nguyện vị tha–và các công hạnh–lục độ, bao gồm cả trí huệ nhận thức Tính không–thì không khác nhau. Cũng vậy, những điều khác nhau trong đường lối tu đạo không thể là điểm khu biệt của Ba-la-mật-đa thừa và Mật thừa.
Cả hai thừa không thể phân biệt theo cách nhìn của hành giả trên quan niệm căn cơ nhanh chậm và theo thứ lớp; vì nếu như vậy, Ba-la-mật-đa thừa tự nó sẽ bị phân chia ra nhiều thừa. Sự linh lợi hay chậm lụt; trong tiến trình tu đạo của hành giả cũng không nên được xem là khác biệt vì nhiều sự khác nhau về tiến trình tu tập đã được đề cập trong Ba-la-mật-đa thừa.
Thế thì, làm thế nào để
phân biệt hai thừa? Một số cho rằng sự khác nhau giữa
Kinh thừa và Mật thừa là ở chỗ Mật thừa được truyền dạy cho những ai có thể vận dụng lòng
tham muốn (ý dục) như là một pháp
trợ đạo, trong khi Ba-la-mật-đa thừa được truyền dạy để
chế ngự đối với những ai rơi vào
phạm trù cách ly khỏi
ham muốn.
Ý kiến nầy
sai lầm vì cả Ba-la-mật-đa thừa lẫn Mật thừa đều có cách thăng hoa mà không chỉ trừ bỏ lòng
tham muốn,
[6] và cả
hai thừa đều có cách tiến hành
tu tập để
diệt trừ lòng
tham muốn. Trong
Kinh thừa cho rằng ngay cả rác bẩn của thành phố cũng có ích cho ruộng mía mọc
tốt hơn đối với những ai biết
lợi dụng chất thải vốn không có ích, thế nên
phiền não có thể được
lợi ích trong
tu tập. Nếu ai biết vận dụng
phiền não làm
lợi ích cho người khác, thì họ có thể được hỗ trợ bằng tích luỹ
vô số công đức, và trong
ý nghĩa nầy,
tham muốn không phải chỉ một hướng là phải tránh, mặc dù theo
quan điểm thực thể của
phiền não, thực sự nó
cần phải được
giải trừ.
Bồ-tát không hẳn phải hoàn toàn giải trừ phiền não tham muốn và sân hận, mà có thể dùng nó vì lợi ích cho chúng sinh, như trong trường hợp các vị vua bồ-tát đã sinh rất nhiều con vì muốn có lợi lạc nhiều hơn cho quốc gia thông qua sự nghiệp của những người con nầy. Ở đây, phiền não đóng vai nguyên nhân thứ yếu trong việc giúp ích cho người khác.
Cũng như pháp thực hành trong Kinh thừa, có những trường hợp Bồ-tát cố tình không giải trừ phiền não mà dùng nó để phụ trợ. Trong công phu Mật thừa cũng vậy, tuỳ theo lúc và theo từng hoàn cảnh mà Bồ-tát vận dụng phiền não. Tuy nhiên, trong trường hợp khi không có mục đích để vận dụng tham muốn hay sân hận, thì hành giả Mật thừa phải cố sức tìm cách giải trừ chúng. Nếu cho rằng để trở thành một hành giả Mật thừa mà không cần phải giải trừ tham muốn và sân hận, thì sẽ không có một cơ hội nào để thành Phật thông qua con đường Mật thừa.
Một số người khác đưa ra quan điểm tinh tế hơn về sự phân chia giữa Kinh thừa và Mật thừa, là được đặc biệt quyết định và chủ yếu bởi những hành giả sơ cơ tu tập thừa nầy, mà có thể hoặc không có thể vận dụng lòng tham muốn như là phụ trợ cho việc tu đạo. Nói chung, là thực sự vận dụng bốn niềm vui phát sinh từ bốn loại tham muốn–nhìn ngắm, cười đùa, ôm ấp và hợp nhất–như là tình huống thuận lợi để tu tập bốn mật pháp tantra. Như vậy, đối với các hành giả sơ cơ thuộc Ba-la-mật-đa thừa và Mật thừa, có thể nói rằng một bên thì không thể, và một bên thì có thể vận dụng lòng tham muốn như vậy để tu đạo. Tuy vậy, điều nầy không thể được xác định là khác biệt giữa cách tu tập của hai thừa. Mặc dù nó biểu thị tính không bình đẳng trong căn cơ của hai hạng người, nhưng không có sự khác biệt hoàn toàn và sâu sắc giữa Ba-la-mật-đa thừa và Mật thừa.
Có người cho rằng Đại
diệu lạc phát sinh từ
thiền định tập trung vào các luân xa, khí và đạo quản
[7] là khác biệt nhau giữa
hai thừa, nhưng đây chỉ là một khía cạnh thuộc
Vô thượng Du-già Tantra, không phải thuộc về
toàn thể các
mật pháp tantra. Như vậy, không thể xem đó là điểm khác nhau giữa
hai thừa.
[1] Bí mật tập hội tan-tra 祕 密 集 會; S: guhyasamāja-tantra, cũng được gọi là Tam nghiệp bí mật kinh; Tan-tra đầu tiên của Phật giáo, được biên soạn giữa thế kỉ thứ III và thứ VII, được xếp vào Vô thượng du-già tan-tra.
[2] 薩 迦 派; T: sakyapa [sa-skya-pa]; Một trường phái của Phật giáo Tây Tạng, mang tên ngôi chùa Tát-ca – Tát-ca nghĩa là Đất xám. Theo lời khải thị của A-đề-sa, chùa Tát-ca được xây dựng năm 1073 và các cao tăng chùa này tập trung truyền pháp Kim cương thừa với tên Tây Tạng là Lam-dre. Trường phái này tập trung công sức tu tập và tổ chức lại các kinh sách của giáo pháp Tan-tra, nhưng cũng có nhiều đóng góp cho Nhân minh học Phật giáo và có ảnh hưởng lên nền chính trị Tây Tạng giữa thế kỉ thứ 13 và 14. Phái này được trở thành độc lập là nhờ công của năm vị Lạt-ma sống từ 1092 đến 1280. Đó là: Sa-chen Kun-ga Nying-po (1092-1158), hai người con trai là So-nam Tse-mo (1142-1182) và Drak-pa Gyalt-sen (1147-1216), người cháu Sa-kya Paṇ-ḍi-ta (1182-1251) và Chog-yal Phag-pa (1235-1280). Tất cả năm vị này đều được xem là hoá thân của Văn-thù (s: Mañjuśrī) và thuộc gia đình Khon. Trong năm vị thì Sa-kya Paṇ-ḍi-ta là có ảnh hưởng lớn nhất, giáo pháp của ông bao trùm nhiều ngành khoa học khác nhau. Khả năng về Phạn ngữ (sanskrit) vang đến Ấn Độ và Mông Cổ và sau đó ông được mời đi Mông Cổ thuyết pháp và trường phái Tát-ca lan rộng tại Trung Tây Tạng năm 1249. Trong các thế kỉ sau, phái Tát-ca đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo Tây Tạng và gây cả ảnh hưởng đến Tông-khách-ba và tông của Sư là tông Cách-lỗ (t: gelugpa).
[3] T: nyingmapa [rñyiṅg-ma-pa]; cũng được gọi là Cựu phái vì được sáng lập từ lần đầu Phật giáo truyền qua Tây Tạng, hoặc Hồng giáo, vì các tu sĩ phái này thường mang y phục màu hồng (hoặc mũ màu hồng);
Một trong bốn tông phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Tông này thống nhất truyền thống của Đại sư Liên Hoa Sinh (padmasambhava) và của các cao tăng Tì-ma-la Mật-đa (hoặc Tịnh Hữu; s: vimalamitra), Biến Chiếu (s: vairocana) từ Ấn Độ truyền qua trong thế kỉ thứ 8. Từ thế kỉ 15 trở đi, giáo lí của tông này được xắp xếp theo hệ thống nhưng không được chép vào Đại tạng (Cam-châu-nhĩ/Đan-châu-nhĩ) của Tây Tạng. Giáo pháp này lấy Đại cứu kính (t: dzogchen) làm cơ sở và dựa trên luận giải của Long-chen-pa.
Phái Ninh-mã nguyên thuỷ gồm có cả tăng sĩ lẫn cư sĩ và giữ được truyền thống của mình qua thời kì Phật giáo bị Lãng-đạt-ma (t: langdarma) bức hại (836-842). Qua thế kỉ thứ 11, phái này bắt đầu phát triển và trong nội bộ chia làm ba dòng chính: dòng ‘lịch sử’, dòng ‘trực tiếp’ và dòng ‘kiến chứng.’ Dòng lịch sử hay tuyên giáo (t: kama) dựa trên hiển giáo xuất phát Phổ Hiền, trong đó có các giáo pháp quan trọng của Ba thừa chỉ được tìm thấy trong dòng Ninh-mã như Ma-ha du-già (s: mahāyoga), A-nậu du-già (anuyoga) và A-tì du-già (atiyoga).
Dòng trực tiếp hay Ter-ma dựa trên các bí lục do Liên Hoa Sinh truyền lại. Ví dụ như Tử thư (t: bardo thodol) là một tác phẩm Terma.
Dòng kiến chứng dựa trên sư tiếp xúc trực tiếp với Báo thân của các vị Đạo sư (đã nhập diệt) trong lúc nhập định, theo lời khai thị của các vị đó để tuyên giáo các giáo pháp cụ thể trong những thời kì nhất định. Qua cách truyền giáo này mà Long-chen-pa được xem là trực tiếp nhận những lời khai thị của Liên Hoa Sinh.
Trường phái Ninh-mã (t: nyingmapa) lại chia Vô thượng du-già tan-tra làm ba loại: Ma-ha du-già (s: mahāyoga), A-nậu du-già (s: anuyoga) và A-tì du-già (s: atiyoga). Những phép Tan-tra này xem tâm thanh tịnh là gốc của mọi phép tu. Ngoài ra, Tan-tra xem việc vượt qua tính nhị nguyên để đạt nhất thể là một nguyên lí quan trọng. Tính nhị nguyên có khi được Tan-tra diễn tả bằng nguyên lí nam tính (s: upāya; khía cạnh Phương tiện) và nữ (s: prajñā; Trí huệ), vì vậy tại phương Tây không ít người hiểu lầm, cho rằng tu tập Tan-tra là thuần tuý liên hệ với tính dục nam nữ.
[4] Nhị đế 二 諦; C: èrdì; J: nitai;
Sự thật tuyệt đối và sự thật qui ước. Sự thật tuyệt đối, Thắng nghĩa đế (勝 義 諦), là cái nhìn về thật tại qua thân chứng của người đã giác ngộ. Vì sự thật nầy siêu việt ý niệm nhị nguyên nên không thể diễn đạt chính xác qua cơ cấu ngôn ngữ được. Còn sự thật qui ước, là chân lí tương đối, Thế tục đế (世 俗 諦), là thật tại được diễn đạt bởi người chưa giác ngộ, và được biểu hiện đễ dàng qua cơ cấu ngôn ngữ nhị nguyên.
[5] Cách-lỗ phái 格 魯 派; T: gelugpa [dGe-lugs-pa]; nguyên nghĩa tông ‘của những hiền nhân,’ cũng được gọi là Hoàng mạo phái (黃 帽 派) vì các vị tăng phái này mang mũ màu vàng;
Một trong bốn tông tại Tây Tạng do Tông-khách-ba thành lập. Tông này đặc biệt nhấn mạnh đến Luật tạng (s, p: vinaya) và nghiên cứu kinh điển. Căn bản của cách tu tập trong tông này là những bộ luận Bồ-đề đạo thứ đệ (t: lamrim) và những tác phẩm nói về học thuyết của các trường phái. Kể từ thế kỉ thứ 17 tông này có trách nhiệm chính trị tại Tây Tạng, với sự có mặt của Đạt-lại Lạt-ma, được xem là người lĩnh đạo chính trị và tinh thần của nước này.
Giáo pháp của phái Cách-lỗ dựa trên các bộ luận của Tông-khách-ba và hai vị đại đệ tử là Gyaltshab (1364-1432) và Kherub (1385-1483). Sau một cuộc gặp Văn-thù Sư-lị trong lúc nhập định, Sư biên soạn một bộ sách về giáo lí Trung quán (s: madhyamaka) có ảnh hưởng trực tiếp đến tông Cách-lỗ. Trong những tập sách giảng giải về các phương pháp thiền quán, Tông-khách-ba chỉ rất rõ phương tiện để hành giả có thể đạt được tri kiến Trung luận đó. Tập sách đó bắt đầu bằng nói về sự không toàn diện của Luân hồi và cách phát triển Bồ-đề tâm. Sau đó là phần khai thị để chứng được tính Không.
Phép tu thật sự nằm ở chỗ làm sao đạt được Định. Sư hướng dẫn rất rõ trong các tác phẩm của mình, hành giả phải phối hợp cân đối giữa Chỉ (s: śamatha) và Quán (s: vipaśyanā) thế nào để đạt được mục đích đó. Song song với cách tu luyện này, giáo pháp Tan-tra cũng được xem là phương pháp đặc biệt để đạt sự phối hợp cân đối đó.
[6] Dục như ý túc trong Tứ như ý túc thuộc 37 phẩm trợ đạo.
[7]* Luân xa là luồng di chuyển, qua đó khí huyết–thể chất sống động – chảy qua, nó được tác động bởi khí, tức là luồng năng lực nội tại.