Phụ tá biên tập: Lati Rinpochay và Barbara Frye
7. Minh giải
Mật thừa vận dụng quả địa như là pháp môn tu tập trong ý nghĩa pháp môn ấy được nhìn trên phương diện tu tập nhằm thành tựu kết quả. Trong cả hai thừa, Ba-la-mật-đa thừa và Mật thừa, hành giả tu tập tương tự như hướng đến Pháp thân, trong khi ở Mật thừa hành giả tu tập nhắm đến Sắc thân. Theo cách nầy, Mật thừa siêu việt hơn Ba-la-mật-đa thừa.
☸ Quan niệm sai lầm: Thiên thần Du-già (Deity yoga) là không cần thiết.
Có người phản đối: “Để
thành tựu được thân
trang nghiêm với những tướng tốt như của
Chuyển luân thánh vương, không
cần thiết phải
tu tập thiền quán như
quán tưởng đến thân của
Chuyển luân thánh vương.
[1] Thế nên để
thành tựu quả địa tu tập,
hành giả không
cần phải lập nguyện
tu tập ở
nhân địa để có kết quả
tương ưng.
Nguyên do nào phải chọn
Phật quả như
nhân địa để
tương ứng với
quả địa khi tu tập?
Trả lời: Theo
Bát-nhã ba-la-mật-đa thừa, nói chung
Sắc thân được
thành tựu thông qua
sự tích tập
vô lượng côngđức.
Cụ thể, khi một vị Bồ-tát
đạt đến giai vị đệ
bát địa[2] trong
Thập địa thì vị ấy mới có được
thân tướng tương tự như 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của
Đức Phật,
thành tựu vào giai vị [
ước nguyện đạt được thân tướng viên mãn]
[3] và
thanh tịnh hạnh [
yếu tố tinh thần cầu nguyện thành kính để mong
đạt được thân tướng hoàn hảo]. Thể
tâm linh nầy
dần dần phát triển và sau cùng sẽ
trở thành Sắc thân Phật. Thế nên, dù
Bát-nhã ba-la-mật-đa thừa không nói rằng chỉ tích tập
vô lượng công đức là đủ, hoặc là đến
quả vị Phật,
hành giả mới
thành tựu được
Sắc thân tương tục với những gì đã
tồn tại trước đó. Trong cả hai
hệ thống Kinh thừa và Mật thừa, đều
cần thiết phải
thành tựu Sắc thân trước khi
đạt được Phật quả.
Theo Vô thượng Du-già Tantra, có người chứng được Phật quả ngay trong đời nầy, và do vì những người nầy không được sinh ra trong thân tướng trang nghiêm với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp nên họ phải tu tập để đạt được thân tướng như vậy qua thực hành Thiên thần du-già (deity yoga). Đây không phải là trường hợp sinh ra như là Sắc thân nên không giống như sự tích tập các nguyên nhân thúc đẩy sự tái sanh như một Chuyển luân thánh vương hoặc là như loài súc sanh, ngạ quỷ, hay chúng sinh trong địa ngục. Trong trường hợp tái sinh, thì không cần thiết cần hội đủ nguyên nhân tương tự với những dạng đặc thù của sự tái sinh bị bắt buộc. Có một sự khác biệt lớn lao giữa nguyên nhân tái sinh hiển lộ và nguyên nhân tái sinh dạng tương tự
Thiền quán về chính mình như là thực thể bất khả phân với một vị Hộ thần (deity) là nguyên nhân đặc biệt tương tự để đạt đến Phật quả. Nếu hành giả chỉ thành quán về Tánh không mà không tu tập các phương tiện-dù là thuộc Bát-nhã ba-la-mật-đa thừa hay Mật thừa–thì không thể nào đạt được quả vị A-la-hán của Tiểu thừa. Để đạt được những những tinh tuý chắc thật trong sự thành tựu tối thượng là quả vị Phật, thì phải cần đến Thiên thần du-già (deity yoga). Cũng vậy, để có được sự thành tựu chung nhất đại đến đệ bát địa, hành giả phải quán sát thân tướng mình rõ ràng như thân của thiện thần và quán tưởng về sự hiện hữu hoàn thiện của thiện thần. Không có Thiên thần du-già thì Mật thừa không thể nào thực hiện được. Thiên thần du-già là cột tuỷ của Mật thừa.
Thiền quán về chính mình có một thân tướng như Hộ thần (divine body) như thể là một trò chơi trẻ con, như thể kể một câu chuyện cho trẻ con để gợi lên cho chúng sự tưởng tượng. Tuy nhiên, khi kết hợp với quan niệm về Tánh không, động cơ là lòng từ bi và sự hiếu biết về mục tiêu là một sự rèn luyện tâm lý rất quan trọng–quán sát thân mình như là thân tướng Hộ thần, phát huy tính sáng láng cao đẹp của thiện thần, nhất thời thực hành các hạnh thanh tịnh, và rốt ráo sẽ được được Phật quả. Đây là sự khác nhau rõ nét nhất giữa việc chỉ trì tụng thần chú và trì tụng thần chú trong cảnh giới của Thiên thần du-già; đây đúng là lúc để giải thích chi tiết kỹ lưỡng về sự khác biệt nầy.
☸ Quan niệm sai lầm: Phật quả của Bát-nhã Ba-la-mật-đa thừa và Phật quả của Kim cương thừa là khác nhau.
Dù có sự khác nhau giữa Trí độ thừa và Mật thừa trên ý nghĩa phương pháp và nhiều dạng tu tập, nhưng không có sự khác nhau ở kết quả, quả vị Phật đều được thực chứng qua cả hai thừa ấy. Trong một số kinh điển, quả vị Phật và quả vị Kim cang trì như có sự khác nhau, thế nên có người cho rằng quả vị của hai thừa phải khác nhau, và nghĩ rằng quả vị Kim cang trì cao hơn qủ vị Phật. Sự nhầm lẫn nầy sinh khởi là do Bồ-tát ở địa thứ 10 thường được xem như là ‘Phật’ mặc dù quả vị đó chưa phải là Phật thực sự.
Dù chỉ tu tập Trí độ thừa cũng chưa đủ để thành tựu Phật quả. Phật quả được mô tả trong Trí độ thừa và Mật thừa là hoàn toàn giống nhau. Không đúng khi nói rằng Phật quả có thể đạt được chỉ thông qua tu tập Trí độ thừa, và khi đã đạt đến Phật quả rồi thì hành giả còn phải đi vào Mật thừa nữa mới được quả vị cao hơn. Cho dù sau cùng hành giả phải phát tâm tu tập Mật thừa để thành Phật, thì có thể nói rằng Trí độ thừa và Mật thừa đều đạt đến một quả vị giống nhau, sự khác nhau nằm ở tiến trình nhanh chậm mà các quả vị ấy được thành tựu.
Không thể cho rằng quả vị Phật nói chung là có thể thành tựu thông qua Mật thừa chỉ trong một đời trong thời mạt thế nầy mà không nhờ vào sự tu tập qua vô lượng kiếp vì điều nầy không thể tu tập chỉ riêng bằng các Tantra thừa thấp hơn. Sau cùng hành giả phải đi vào tu tập Vô thượng Du-già Tantra để chứng đạt Phật quả mà không cần trải qua vô lượng kiếp. Theo Chân ngôn đạo thứ đệ (Great Exposition of Secret Mantra) của ngài Tông-khách-ba, chứng đạt Phật quả ngay trong một đời nầy là điểm đặc biệt của Vô thượng Du-già Tantra.
Pháp tu của ba giáo pháp Tantra thấp hơn thì nhanh hơn Trí độ thừa, trong ba giáo pháp Tantra ấy, giai đoạn Tư lương đạo (paths of accumulation) và Gia hạnh đạo (paths of preparation) không cần phải trải qua vô số kiếp tu tập. Nhưng phương thức tu tập trong giai đoạn Kiến đạo (paths of seeing ) và Tu tập đạo (paths of meditation) thì tương tự như trong Trí độ thừa. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng Tác Tantra, Hành Tantra và Du-già Tantra cho rằng Phật quả có thể đạt được ngay trong một đời nầy. Chẳng hạn, phần tiếp theo của Vairocanabhisaṃbodhi Tantra (Vairoca- nābhisaṃbodhi), một bản kinh của Hành Tantra, nói rằng: ‘Những vị Bồ-tát đã phát nguyện tinh tấn tu tập trong pháp Chân ngôn thừa, các vị ấy sẽ rốt ráo thành tựu đạo quả và chứng ngộ ngay trong đời nầy.’ Những lời xác quyết rằng sự giác ngộ có thể thành tựu được ngay trong đời nầy có nghĩa là ba pháp Tantra thấp hơn có thể được xem như là một sự nhấn mạnh cho sự tầm quan trọng to lớn của riêng các pháp Tantra.
Các hành giả tu tập ba pháp Tantra thấp hơn đạt được nhiều phương tiện tốt đẹp nhờ qua đó mà họ thấy được chư Phật và Bồ-tát, nghe được pháp âm của các ngài, và dưới sự chăm sóc của các ngài mà họ hoàn thành sự tu tập để được giác ngộ nhanh chóng, nhưng ngoài tiến trình nhanh hơn trong giai đoạn Tư lương đạo và Gia hạnh đạo, các tiến trình khác vẫn còn lâu dài. Tương truyền sự chứng đạt Phật quả nhanh chóng ngay trong đời mạt pháp nầy [ngày nay mạng sống con người chừng 60 năm] là một khía cạnh nổi bật của Vô thượng Du-già Tantra, nhưng sự chứng đạt Phật quả trong một đời nầy cũng là một khía cạnh thuộc ba pháp Tantra còn lại. Trong ba pháp Tantra nầy, không phải là nói đến khoảng thời gian tu tập nhanh chóng để thành tựu trong thời mạt pháp mà chỉ cho khả năng thành tựu của các Du-già sư thông qua thực hành pháp Thiên thần du-già, trì tụng thần chú (mantra), thế nên kéo dài mạng căn của họ qua được nhiều kiếp. Ngay trong đời nầy họ có thể đạt được giác ngộ tối thượng nhờ vào tu tập ba pháp Tantra thấp hơn mà cuối cùng họ có thể tiến sâu vào Vô thượng Du-già Tantra. Có một đoạn kinh trong Vairocanabhisaṃbodhi Tantra (Vairoca-nābhisaṃbodhi) nói đến quãng thời gian lâu dài như vậy.
☸
Quan niệm sai lầm: Tạo tác vị[4] chính là Thiên thần du-già (deity yoga).
Ngài
Tịch Thiên trong
tác phẩm Nhập Bồ-tát hạnh luận có nói rằng, Bồ-tát
khi đã
chứng nhập quả địa rồi thì ngài có thể
xả bỏ thân mạng, ngài không còn thấy khổ luỵ
bức bách xác thân, tâm cũng chẳng còn biết có khổ, do vậy nên có thể dễ dàng xả bỏ xác thân khi muốn. Cũng vậy, trong Kinh
Meeting of Father and Son Sutra
Pitāputrasamāgama)
[5] nói rằng một vị Bồ-tát có thể
duy trì tâm niệm hỷ lạc trong tất cả mọi
cảnh giới, ngay cả lúc bị
bức bách.
Căn cứ vào giáo lý nầy, Ratnarakṣita nhầm lẫn cho rằng Đại
diệu lạc trong
Trí độ thừa cũng
tương tự như Tạo tác vị trong
Vô thượng Du-già Tantra,
Tuy nhiên, ngài khẳng định rõ rằng cả Mật thừa và
Trí độ thừa đều nhắm đến
thiền quán về
Tánh không (śūnyatā) và cũng chỉ ra
chính xác rằng trong
Trí độ thừa, các vị Bồ-tát có khi cũng dùng những
yếu tố dễ chịu trong
Dục giới như
sắc thanh hương vị xúc, do vậy cách vận dụng
yếu tố dục trong
tu đạo không phải là điểm
đặc biệt của Tantra thừa, ông trích dẫn một đoạn trong
Ca-diếp hội kinh[6]:
Như rác bẩn của thị dân
Giúp cho ruộng mía xanh tốt,
Cũng vậy, phiền não của các vị Bồ-tát như phân bón
Giúp cho lớn mạnh phẩm tính Phật .
Ngài cũng lưu ý rõ rằng sự phát tâm hướng đến sự giác ngộ tối thượng do lòng từ bi là điểm chung cho cả Trí độ thừa và Mật thừa. Tuy nhiên, ngài đã kết luận rằng khía cạnh đặc biệt của Tantra thừa, Tạo tác vị trong Vô thượng Du-già Tantra là chủ yếu của Thiên thần du-già, và thành tựu vị là chủ yếu do thiền quán về Tánh không; trong khi đó nền tảng của Thiên thần du-già là thiền quán về Tánh không và Thiên thần du-già cũng được tu tập trong thành tựu vị.
☸ Quan niệm sai lầm: Vận dụng ý niệm về Dục trong tu tập là dành cho người căn cơ thấp.
Tripitakamala nói rằng dù mục đích–Phật quả–của Mật thừa và Trí độ thừa giống nhau, nhưng Mật thừa vẫn vượt qua Trí độ thừa do bốn yếu tố sau:
Thứ nhất là
hành giả của Mật thừa không
mơ hồ như
hành giả của
Trí độ thừa.
Hành giả của Mật thừa tin rằng sự
thành tựu viên mãn là quả của
định lực,
[7] và
hành giả không thể nào
đạt được sự
thành tựu viên mãn do thực sự xả ly
sắc thân.
Hành giả của
Trí độ thừa không
nhận ra điều nầy nên gọi là
mơ hồ.
Suy nghĩ như trên là sai lầm vì trong Trí độ thừa, Tịch Thiên đã nói rằng, như chúng ta thấy, vẫn còn người hành khất trên thế gian, và như chúng ta đã biết từ xưa chư Phật và Bồ-tát đã thành tựu Bố thí độ. Bố thí độ không liên quan đến việc xoá bỏ người nghèo trên thế gian, đúng hơn, bố thí độ là nhằm phát triển hết mức tâm từ bi–tâm nguyện hoàn toàn xả bỏ mọi sở hữu của riêng mình, cùng với mọi kết quả sinh khởi từ nhân duyên ấy, đến hết cho mọi chúng sinh. Theo ngài Tịch Thiên, sự viên mãn là hoàn toàn tuỳ thuộc vào tâm. Do vậy giải thích của Tripitakamala về khía canh vô ngại là khó khả thi.
Thứ hai là Tantra thừa có nhiều phương pháp trong khi Trí độ thừa lại không có. Trong Trí độ thừa, hành giả chỉ tiến bộ nhờ phương tiện an tĩnh, nhưng Mật thừa có 4 chi phái mà mỗi tông đều có nhiều cách thức để chuyển hoá mỗi vấn đề. Chẳng hạn, với lòng tham lam và kiêu hãnh, Mật thừa có nhiều cách như tự quán sát chính mình như quán sát vô số thiện thần bất kỳ nào đó.
Giải thích của Tripitakamala về khía cạnh nầy dường như rất đúng, nhưng không thể xem đó như là nguyên nhân để phân chia Đại thừa thành Trí độ thừa và Mật thừa, vì Vô thượng Du-già Tantra chẳng hạn, có rất nhiều phương pháp mà ba truyền thống Tantra kia không có, nhưng Vô thượng Du-già Tantra không phải là một thừa riêng biệt.
Thứ ba là
Trí độ thừa có
liên quan đến khổ hạnh trong khi Mật thừa thì không.
Jnanakirti và
Tripitakamala giải thích rằng
hành giả tu tập Mật thừa có hai dạng: một dạng mong muốn
đạt được Trí huệ mẫu
[8] và dạng kia thì không.
Hành giả không có mong muốn
đạt được Trí huệ mẫu là
hành giả bậc cao, họ
thiền định về
Đại thủ ấn hiện thực, vốn là hợp nhất của
phương tiện và
trí huệ. Những
hành giả có mong muốn
đạt được Trí huệ mẫu lại phân thành hai nhóm: một dạng mong có một ngoại
Trí huệ mẫu (external Knowledge Woman) và dạng kia thì không.
Hành giả không mong cầu
Trí huệ mẫu do từ bên ngoài mà có, thì họ
thiền quán về một
hình tượng Trí huệ mẫu, và dạng kia thì vận dụng
Trí huệ mẫu
hiện thực.
Cách giải thích nầy là sai lầm, vì trong số những hành giả của Vô thượng Du-già Tantra đã có những năng lực thiện xảo để vận dụng ý dục vào trong pháp tu tập Trí huệ mẫu bên ngoài. Chính là do nghĩa nầy mà ‘nhân cách như ngọc quý–jewel-like persons’ thành tựu Phật quả ngay trong một đời nầy. Vì cả hai thừa đều có pháp tu thoát khỏi tham dục và pháp vận dụng ý dục, khía cạnh nầy không có gì khác biệt giữa hai thừa.
Giải thích của Tripitakamala về điểm thứ tư, năng lực thiện xảo, cũng không chính xác vì nếu ông ta đề cập đến vô minh (non-obscuration), về mặt phương pháp, ông ta giải thích về sự khác nhau về cách thức mà ông đã nêu ra là không hợp lý. Nếu ông ta cho rằng trong Mật thừa, ý dục là để chỉ cho Dục giới được dùng trong tu tập, thì ông ta cũng sai lầm, vì theo giải thích của ông ta thì những hành giả thông lợi nhất không có chuyện đó, trong lúc thực tế họ gặp phải những điều như vậy.
☸ Quan niệm sai lầm: Bốn truyền thống Tantra tương ứng với bốn đẳng cấp.
Có bốn truyền thống Tantra: Tác Tantra, Hành Tantra, Tương ưng Tantra và Vô thượng Du-già Tantra. Có người chia Vô thượng Du-già Tantra thành Tantra cha, Tantra mẹ và Bất nhị Tantra, làm thành sáu truyền thống Tantra. Theo ngài Tông-khách-ba, ‘Bất nhị Tantra’ chỉ cho tính bất nhị của phương tiện, trí huệ–đại diệu lạc và Tánh không (Śūnyatā); do vậy, Tông-khách-ba cho rằng tất cả các Vô thượng Du-già Tantra đều là Bất nhị Tantra. Tuy vậy, nhà phiên dịch Tak-tsang (sTag-tshang) khẳng định rằng Thời luân tantra (Kalachakra Tantra) là Bất nhị Tantra vì nó nhấn mạnh vào pháp Tantra thứ tư (fourth initiation), vốn liên quan đến sự kết hợp giữa diệu lạc tối thượng với tính không tuyệt đối tối thượng (totally supreme emptiness). Đối với Tông-khách-ba, Bất nhị Tantra nhấn mạnh vào hoặc là một trong hai phương diện nầy.
Hành giả tu tập bốn pháp Tantra đều có cùng tâm nguyện rằng họ tu tập vì lợi ích cho nhiều người. Mục tiêu giác ngộ–Phật quả, là sự chuyển hoá toàn triệt mọi phiền não và thành tựu mọi điều tốt lành–là điểm giống nhau trong tất cả bốn pháp Tantra. Do vậy, bốn pháp Tantra không thể tách rời khỏi sự phát nguyện hoặc mục đích giác ngộ. Trong bốn pháp Tantra đều có Thiên thần du-già, và các biến thể của Thiên thần du-già không đủ để đáp ứng cho sự khác nhau giữa chúng vì trong bốn truyền thống Tantra đều có nhiều pháp Thiên thần du-già khác nhau. Dù có nguồn gốc từ kinh điển Ấn Độ cho rằng bốn pháp Tantra là dành cho bốn đẳng cấp hoặc để đối trị những phiền não riêng biệt, những quan điểm nầy chưa được xem là khác biệt với bốn pháp Tantra hoặc thậm chí biểu thị tính ưu thế trong các hành giả tu tập các pháp nầy.
Mật thừa chủ yếu được truyền dạy trong Dục giới và đặc biệt cho những ai mong cầu giác ngộ bằng phương pháp vận dụng ý dục trong tu tập. Các hệ thống Tantra thừa đều được phân biệt qua bốn cách thức thực hành và bốn dạng hành giả, là những người có khả năng tương ứng với bốn phương pháp tu tập trên. Có bốn pháp vận dụng ý dục trong pháp tu tập căn cứ vào năng lực phát huy thiền quán về Tánh không và tu tập Thiên thần du-già .
Trong bảy chi phần–thụ dụng (complete enjoyment), hoà hiệp (union), đại diệu lạc (great bliss), vô tự tánh (non-inherent existence), từ bi (compassion), tương tục (uninterrupted continuity) và không gián đoạn (non-cessation)–chỉ có ba chi phần thấy có trong Tantra–thụ dụng, hoà hiệp (union), đại diệu lạc (great bliss)–bốn yếu tố còn lại là phần chung nhất cho cả Kinh thừa và Tantra thừa, mặc dù yếu tố vô tự tánh cũng có thể đặt vào nhóm đặc trưng cho Tantra thừa khi nó được xem như là đối tượng được xác quyết bởi tâm an lạc. Ba pháp Tantra thấp hơn không đề ra chi phần hoà hiệp (union); cũng vậy, trong các Tantra thấp không để ý đến ngoại Trí huệ mẫu (external knowledge Woman) và rồi dùng ý dục trong tu tập, nhưng chỉ để ý đến thiền quán về Trí huệ mẫu. Trong pháp Du-già Tantra, diệu lạc phát sinh từ nắm tay hoặc ôm chặt được vận dụng trong hành trì. Trong Hành Tantra, diệu lạc phát sinh từ nụ cười, và trong Tác Tantra, diệu lạc phát sinh từ cái nhìn. Nói vắn tắt, bốn pháp Tantra tương ứng với những điều mà các pháp ấy vận dụng ý dục để biểu trưng cho Dục giới trong tu đạo.
Trong Tác Tantra, những công hạnh bên ngoài chiếm ưu thế. Trong Hành Tantra, những công hạnh trong tâm và ngoài thân đều tương đương. Trong Du-già Tantra (Yoga), pháp tu tập Nội Du-già (Yoga) chiếm ưu thế.
Trong Vô thượng Du-già Tantra, pháp tu tập tối thượng so với các hệ thống khác được truyền dạy. Những mô tả bằng từ nguyên về tên gọi của bốn pháp Tantra nầy được áp dụng với những hành giả chính thức nhưng lại không được áp dụng đối với những hành giả khác, bởi vì, chẳng hạn theo tương truyền, ngay cả một số pháp Du-già Tantra được đề ra cho những ai e ngại thiền quán chính mình như là một Hộ thần.
Cả bốn pháp Tantra đều được phân biệt nhờ vào năng lực các hành giả chính của từng truyền thống chứ không phải nhờ vào những người chỉ quan tâm đến các truyền thống ấy, vì rằng, như tình trạng ngày nay, có nhiều người ham thích tu tập pháp môn mà mình không đủ khả năng.
[1] 轉 輪 王; S: cakravartin, cakravartī-rāja; E: Universal Monarch.
Chuyển luân vương. Danh hiệu Chuyển luân pháp vương được dành để chỉ một vị Phật, người chuyển pháp luân với giáo pháp toàn triệt, tuyệt đối. Theo Luận Bảo hành vương chính của ngài Long Thụ, một vị Chuyển luân thánh vương được thành tựu qua những công hạnh đặc biệt, mà không phải do thiền định quán tưởng mình có một sắc thân của Chuyển luân thánh vương.
[2] Thập địa 十 地; S: daśabhūmi; Mười quả vị tu chứng của các vị Bồ Tát. Có nhiều hệ thống khác nhau nhưng theo Bồ-tát địa (菩 薩 地; s: bodhisattva-bhūmi) và Thập địa kinh (十 地 經; s: daśabhūmika-sūtra) thì Thập địa gồm:
1. Hoan hỉ địa (歡 喜 地; pramuditā-bhūmi): Đắc quả này Bồ-tát rất hoan hỉ trên đường Giác ngộ (bodhi). Bồ-tát đã phát Bồ-đề tâm và thệ nguyện cứu độ tất cả các chúng sinh thoát khỏi Luân hồi (saṃsāra), không còn nghĩ tới mình, Bố thí (dāna) không cầu phúc và chứng được tính Vô ngã (a-nātman) của tất cả các Pháp (dharma).
2. Li cấu địa (離 垢 地; vimalā-bhūmi): Bồ-tát giữ Giới (śīla) và thực hiện thiền định (dhyāna, samādhi).
3. Phát quang địa (發 光 地; prabhākārī-bhū-mi): Bồ-tát chứng được quy luật Vô thường (anitya), tu trì tâm Nhẫn nhục (kṣānti) khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sinh. Để đạt đến cấp này, Bồ-tát phải diệt trừ Ba độc là tham, sân, si, thực hiện được bốn cấp định an chỉ (dhyāna) của Bốn xứ và chứng đạt năm thành phần trong Lục thông (abhijñā).
4. Diệm huệ địa (燄 慧 地; arciṣmatī-bhūmi): Bồ-tát đốt hết tất cả những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ, Bát-nhã (prajñā) và 37 Bồ-đề phần (bodhipākṣika-dharma).
5. Cực nan thắng địa (極 難 勝 地; sudurjayā-bhūmi): Bồ-tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó liễu ngộ Tứ diệu đế và Chân như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân biệt. Bồ-tát tiếp tục hành trì 37 giác chi.
6. Hiện tiền địa (現 前 地; abhimukhī-bhūmi): Bồ-tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã, ngộ lí Mười hai nhân duyên và chuyển hoá trí phân biệt thành trí bát-nhã, nhận thức tính Không. Trong xứ này, Bồ-tát đã đạt đến trí huệ Bồ-đề (bodhi) và có thể nhập Niết-bàn thường trụ (pratiṣṭhita-nirvāṇa). Vì lòng từ bi đối với chúng sinh, Bồ-tát lưu lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết-bàn vô trụ (apratiṣṭhita-nirvāṇa).
7. Viễn hành địa (遠 行 地; dūraṅgamā-bhū-mi): đạt tới cảnh giới này, Bồ-tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện (upāya) để giáo hoá chúng sinh. Đây là giai đoạn mà Bồ-tát tuỳ ý xuất hiện trong một dạng bất kì.
8. Bất động địa (不 動 地; acalā-bhūmi): trong giai đoạn này, không còn bất kì cảnh ngộ gì làm Bồ-tát dao động. Bồ-tát đã biết lúc nào mình đạt Phật quả.
9. Thiện huệ địa (善 慧 地; sādhumatī-bhūmi): Trí huệ Bồ-tát viên mãn, đạt Mười lực (daśabala), Lục thông (ṣaḍabhijñā), Bốn tự tín, Tám giải thoát. Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp.
10. Pháp vân địa (法 雲 地; dharmameghā-bhū-mi): Bồ-tát đạt Nhất thiết trí (sarvajñatā), đại hạnh. Pháp thân của Bồ-tát đã đạt tới mức viên mãn. Ngài ngự trên toà sen với vô số Bồ-tát chung quanh trong cung trời Đâu-suất. Phật quả của Ngài đã được chư Phật ấn chứng. Những Bồ-tát đạt cấp này là Di-lặc (maitreya), Quán Thế Âm (avalo-kiteśvara) và Văn-thù (mañjuśrī).
[3] stage of latent predispositions of ignorance.
[4] E: stage of generation; s: Upatikrama.
[5] Meeting of Father and Son Sutra; s: Pitāputrasamāgama; t: Yab dang sras mjal ba’i mdo. P760 16. ‘vol 23 (Toh 60).
[6] E: Kaśyapa Chapter Sutra; s: Kaśyapaparivarta
[7] e: meditative stabilisation. Còn gọi đẳng trì;
[8] E: Knowledge Woman; Vidyā.