Đại Dương Lời Khuyên Tuyệt Diệu Để Thực Hành Nhập Thất Cô Tịch

25/06/20194:20 CH(Xem: 10755)
Đại Dương Lời Khuyên Tuyệt Diệu Để Thực Hành Nhập Thất Cô Tịch

ĐẠI DƯƠNG LỜI KHUYÊN TUYỆT DIỆU ĐỂ THỰC HÀNH NHẬP THẤT CÔ TỊCH

Dilgo Khyentse Rinpoche[1] bình giảng
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991)
Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991)

Khi Tổ Jigme Lingpa[2] đang sống tại địa điểm cô tịch ở Tsering Jong – nơi cư ngụ chính yếu của Ngài, gần Chongye thuộc miền Nam Tây Tạng – Ngài có nhiều đệ tử, những vị đã duy trì nhập thất trong ba mươi năm. Chính vì họ và vì những hành giả tương lai mà Ngài biên soạn lời khuyên chân thành này, Đại Dương Lời Khuyên Tuyệt Diệu Để Thực Hành Nhập Thất Cô Tịch.

Khi con đọc bản văn quý báu này và luận giải của thầy về nó, hãy làm thế với động cơ hoàn hảo của Bồ đề tâm để thiết lập tất cả chúng sinh dưới bầu trời này trong cấp độ thù thắng của chư vị Kim Cương Trì và tri kiến sâu xa của Mật thừa.

Bản văn gốc bắt đầu bằng việc Tổ Jigme Lingpa cúng dường lời tán thánthỉnh cầu sự gia trì:

Hiện thân của tất cả chư Phật vinh quang,

Chúa tể bi mẫn, Đạo Sư Liên Hoa Sinh,

Trụ trên đỉnh búi tóc xanh sậm của con

ban phước gia trì tâm con.

Đạo Sư Liên Hoa Sinh[3], cũng được biết đến là Guru Rinpoche, là đấng vinh quang với chính bản thân Ngài bởi đã đạt được sự chứng ngộ hoàn toànvinh quang với chúng sinh khác bởi lòng bi mẫn vô biên của Ngài. Như Ngài từng nói:

‘Ai thấy Ta thì thấy tất cả chư Phật.

Ai hoàn thành Ta thì hoàn thành tất cả chư Phật.

Ta là tinh túy của tất cả chư Thiện Thệ.’

Guru Rinpoche là hiện thân của tất cả chư Phật. Mặc dù tất cả chư Phật đều có cùng lòng bi mẫn dành cho mọi hữu tình chúng sinh, với chúng ta, Guru Rinpoche là vị từ ái nhất trong tất thảy bởi Ngài chọn hóa hiện trong thời đại suy đồi này vì chúng ta. Hãy quán tưởng Ngài trên đầu con và cầu khẩn Ngài ban phước gia trì để tâm con có thể hướng về Giáo Pháp, thực hành Pháp của con có thể tiến bộ trên con đường, sự mê lầm của con có thể được xua tan nhờ thực hành con đường và sự mê lầm có thể khởi lên thành trí tuệ.

Trong bản văn này, Tổ Jigme Lingpa đã thâu thập những điểm trọng yếu từ các chỉ dẫn tâm linh khác nhau và phát lộ tinh túy của chúng để giúp đỡ những nỗ lực đưa chúng vào thực hành của hành giả. Bản văn này thuộc thể loại được gọi là “Pháp Sơn” (richo[4]), dành cho những vị mong mỏi đưa giáo lý vào thực hành ở vùng núi non cô tịch. Trong quá khứ, khi tâm của mọi người tự nhiên hướng về thiện hạnhhòa hợp với Giáo Pháp, những vị mong cầu giác ngộ sẽ tìm kiếm một đạo sư đầy đủ phẩm tính và sau khi tìm được Ngài, sẽ thỉnh cầu và thọ nhận toàn bộ giáo lý cần thiết để du hành trên con đường tâm linh.

Sau đấy, họ sẽ đến một nơi cô tịch và trở thành “những đứa con của núi non”, mặc sương là quần áo và đội động đá như là mũ của họ. Họ sẽ hoàn toàn từ bỏ tất cả những mối bận tâm với của cải, danh tiếng, tiện nghi và các lạc thú thế gian. Với sự xác quyết trọn vẹn về điều đang làm, họ sẽ nỗ lực trong cô tịch và nghèo khó. Thoát khỏi các xao lãng, họ sẽ chuẩn bị cho cái chết với sự giúp đỡ của lối sống khổ hạnh. Những giáo lý này ngày nay vẫn được giữ gìn. Nếu con thấu triệtthực hành chúng với sự hiến dâng trọn vẹn, con sẽ xứng đáng với danh hiệuhành giả của Giáo Pháp.

Bởi tất cả hành động chắc chắn sẽ đem đến kết quả, nếu con thực hành hết khả năng thì nhờ những nỗ lực của bản thâný định chân chính của con, con sẽ gặt hái những kết quả.

Tổ Jigme Lingpa đã đạt được sự chứng ngộ đầy đủ về Đại Viên Mãnchinh phục thành trì bất diệt của giác tính. Ngài đã hiện thực hóa bốn thân (kaya) của Phật quả. Trong bản văn này, Ngài đang miêu tả cách thức mà bản thân Ngài đi theo con đường để chúng ta có thể nhận được lợi lạc từ kinh nghiệm của Ngài. Thậm chí nếu con không thể thực hành toàn bộ những giáo lý được nhắc đến ở đây, bất cứ điều gì mà con có thể áp dụng sẽ đều đem đến lợi lạc lớn lao, giống như vàng luôn luôn có giá trị, dù chỉ một mẩu nhỏ xíu.

Hãy nghe này, tất cả các con, những vị sở hữu niềm tin, giữ gìn thệ nguyện Samaya và nỗ lực từ sâu thẳm trái tim vì các lý tưởng tâm linh. Trong vòng luân hồi, không có khởi đầu hay kết thúc, với các hành động tiêu cực của con đóng vai trònguyên nhân, con đã rơi vào vòng ảnh hưởng của các điều kiện bất lợi. Mọi thứ mà con có thể nghĩ về [trong luân hồi] chỉ là một trải nghiệm sợ hãi và khổ đau. Chúng sinh sáu cõi phải trải qua điều này liên tục, giống như tù nhân bị ném vào ngục tối.

Lòng sùng mộ chí thành là cổng vào Giáo Pháp và là phẩm tính quan trọng nhất cần sở hữu. Không có nó, sẽ không có cách nào để đạt được bất kỳ sự hiểu chân chính hay sự chứng ngộ nào về Giáo Pháp, không cách nào để tiến bộ trên con đường và không cách nào để vượt qua các chướng ngại. Lòng sùng mộ là của cải đích thực của một hành giả, là bàn tay thu hoạch mọi thành tựu và bánh xe đẩy chúng ta đến với mục tiêu. Khi tâm con được khích lệ và chuyển hóa bằng cách nghe về tiểu sử của chư Phật và chư Thánh giả, con trải nghiệm niềm tin rõ ràng. Khi con mong mỏi noi theo tấm gương của chư vị và đạt giải thoát, con có niềm tin mong mỏi. Khi sự xác quyết sinh ra như là kết quả của thực hành tâm linh của bản thân con, con đạt được niềm tin xác quyết. Cuối cùng, khi niềm tin thực sự là một phần của con đến mức con không thể từ bỏ nó dù phải đánh đổi mạng sống thì con có niềm tin không thể đảo ngược.

Điều cũng vô cùng quan trọng là giữ gìn thệ nguyện Samaya thanh tịnh, ràng buộc thiêng liêng giữa đệ tửđạo sư. Không giữ gìn thệ nguyện Samaya, chẳng có cách nào để đạt được những thành tựu hay siddhi thông thường và siêu việt. Trong Kim Cương thừa, người ta nói đến một trăm nghìn thệ nguyện Samaya. Tuy nhiên, nếu con xem đạo sư tâm linh của mình là một vị Phật thực sự, trân trọng những giáo lý của Ngài như tim con và tiến hành các chỉ dẫn của Ngài từng li từng tí, con sở hữu tinh túy của tất cả thệ nguyện Samaya.

Thậm chí nếu con có lòng sùng mộ và duy trì các thệ nguyện Samaya thanh tịnh, những hoạt động thế tục vẫn có thể trì hoãn sự tiến bộ của thực hành một cách đáng kể. Vì vậy, điều quan trọng với một hành giảtừ bỏ mọi xao lãng thô lậu và vi tế, cũng như mọi trói buộc với cuộc đời thế tục, để có thể thực hành trong sự cô tịch thích hợp của một khóa nhập thất. Thành ngữ nói rằng: “Ngay tại vị trí của con lúc này, hãy từ bỏ những trói buộc thế gian thô lậu và vứt bỏ cả những trói buộc vi tế”.

Chư Bồ Tát cố ý tái sinh nhiều lần trong luân hồi vì lợi ích của hữu tình chúng sinh. Mặt khác, chúng sinh bình phàm bị kéo trở lại luân hồi nhiều lần một cách bất lực bởi ác nghiệp từ mối quan tâm đến các mục tiêu ích kỷ của họ, chẳng hạn ham muốn ép buộc về lạc thú, tiện nghi, của cải, quyền lựcdanh tiếng.

Chỉ một vị Phật thực sự mới có thể biết thời điểm mà tam giới của luân hồi bắt đầu lần đầu tiên. Những vị trôi lăn trong luân hồi phải trải qua cái nóng và lạnh của các địa ngục, đói và khát của những tinh linh bị giày vò và cảnh nô lệ của loài súc sinh. Con người đau khổ vì sinh, lão, bệnh và tử, không trải nghiệm điều họ muốn và trải nghiệm điều họ không muốn, gặp phải kẻ thù và chia ly bạn bè. A Tu La đau khổ vì sự đố kỵxung đột gay gắt trong khi chư thiên đau khổ vì rơi vào các cõi thấp hơn sau khi tận hưởng cuộc đời trường thọ của mình một cách thiếu suy xét. Nói ngắn gọn, hữu tình chúng sinh liên tục bị phiền nhiễu bởi khổ đau. Khi một bậc giác ngộ nhìn vào luân hồi, Ngài thấy nó là một nhà tù, một hầm than hồng hay một ổ rắn độc. Người ta không thể tìm thấy bất kỳ cội nguồn hạnh phúc vĩnh cửu nào trong đó: nó thực sự là một nơi khủng khiếp!

Cho đến nay, chúng ta vẫn trôi lăn trong luân hồi. Nếu chúng ta không sửa chữa nguyên nhân của điều này bằng cách thực hành Giáo Pháp, chẳng có cách nào thoát khỏi nó; chúng ta như con ong bị nhốt trong lọ, bay lên bay xuống trong bất lực. Chúng ta đã làm điều gì sai trái để trở thành tù nhân của luân hồi? Câu trả lời là các ác hạnh.

Hiện tại, nếu con có bất kỳ bệnh tật vật lý hay phiền nhiễu tinh thần, hoặc trong trạng thái không mong muốn, con hoảng sợ, hoàn toàn buồn bã và hoang tưởng về mọi thứ, giống như người kiệt sức bởi sự buồn nôn. Vậy thì sẽ thế nào khi con trải qua những khổ đau của ba cõi thấp hơn? Chao ôi! Bây giờ, phương thức duy nhất để thoát khỏi những khổ đau này là hoàn thành mục tiêu rốt ráo của Giáo Pháp thù thắng; nếu không, chẳng còn cách nào.

Con chẳng thể chịu đựng chút đau đớn, chẳng hạn gai đâm hay bỏng nhẹ vì một tàn lửa. Nếu thứ gì đó trái ngược với những ham muốn của con, nếu con mất tiền hay thấy bản thân trong hoàn cảnh không dễ chịu, con trở nên buồn bã. Con nghi ngờ rằng mọi người muốn làm hại con và con trở nên ám ảnh với các vấn đề của bản thân đến mức con thậm chí trở nên chán ăn. Nếu con còn chẳng thể chịu đựng những khổ đau tầm thường đến vậy, điều gì sẽ xảy ra khi con đối mặt với khổ đau không thể tưởng tượng của địa ngục?

Nếu ai đó nói những lời tàn nhẫn với con – có khi chẳng gì khác hơn “Anh là một kẻ nói dối” – nó như mũi tên cắm vào tâm con và con nghĩ rằng, “Sao hắn dám nói vậy với tôi! Tôi sẽ không để hắn trốn thoát với điều đó!”. Thậm chí nếu con mắc phải một căn bệnh rất nhẹ, con cảm thấy không thoải mái và lao đến gặp bác sĩ.

Vì thế, cách thức duy nhất để chấm dứt luân hồithực hành Giáo Pháp. Giáo Pháp được trao cho các con, sẵn sàng để sử dụng. Bởi vậy, thực hành hay không thì tùy thuộc vào chính con; đạo sư không thể thực hành cho con. Nếu con thực hành với sự tận tụy trọn vẹn, con có thể đạt giải thoát trong chính đời này; nếu không, con có thể chuẩn bị nền tảng để đạt được nó trong vài đời, hay ít nhất, con sẽ có được chút yêu thích với Giáo Pháp, thứ cuối cùng sẽ dẫn dắt con trên con đường.

Lúc nhập thất, con thực hành bốn thời khóa mỗi ngày. Tại sao con lại làm vậy? Bởi con đang hy vọng đạt được quả vị của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nhưng nếu cách thức hành xử, nói năng và suy nghĩ của con không hòa hợp với Giáo Pháp, con chắc chắn sẽ không thể đạt được Phật quả. Phật nghĩa là người mà mọi lỗi lầm đều cạn kiệt và mọi thiện hạnh đều trổ hoa. Khi nhìn vào bản thân, con tìm thấy rất nhiều lỗi lầm và rất ít phẩm tính tốt lành. Vì vậy, để đạt được mục tiêu, điều bắt buộc là con phải tiêu trừ những điều chưa hoàn hảocố gắng phát triển các phẩm tính tốt lành, giống như vị vua thiết lập luật lệ công bằng trong đất nước của ông ấy.

Mục đích duy trì nhập thất của con không phải để sở hữu danh tiếng, kiếm sinh kế hay các mục tiêu thế tục khác: lý do của con là hoàn thành Giáo Pháp.

Những vị được thúc đẩy mạnh mẽ để thực hành Giáo Pháp không thực sự cần phải thọ nhận rất nhiều chỉ dẫn, chỉ cần những chỉ dẫn trọng yếu. Trong thời đại đen tối hiện nay, không có thời gian để nghiên cứu mở rộng, chẳng hạn nghiên cứu toàn bộ Tam Tạngvô số luận giải về nó. Dẫu sao, ngày nay, người ta thiếu sự thông tuệtinh tấn cần thiết cho sự nghiên cứu như vậy. Bây giờ là lúc để thực hành các chỉ dẫn khẩu truyền cốt tủy của thầy con, điều giống như bơ được làm từ sữa.

Luân hồi thì không có bắt đầu và sẽ tiếp tục mãi mãi nếu con không thoát khỏi vòng quay liên tục của nó bằng cách tuân theo những hướng dẫn của một bậc giác ngộ. Các nguyên nhân căn bản của luân hồivô minh và những che chướng tinh thần khởi lên từ nó: tham lam, bám chấp, thù ghét, sân hận, thiếu nhận thức, kiêu ngạo, đố kỵbủn xỉn. Tập hội những méo mó tinh thần này tạo thành các thói quentập khí mạnh mẽ, thứ tiếp tục tái xuất hiện trong ý nghĩhành vi của chúng ta, giống như một mẩu giấy bị cuộn lại cứ tiếp tục tự cuộn lại, ngay cả khi được ấn phẳng ra.

Nếu con thực hành Giáo Pháp, con phải làm thế với sự tận tụy và chân thành trọn vẹn; nếu không:

Con có thể nói rằng, “Mọi thứ là ảo ảnh”, và sau đó dành cả ngày cưỡi ngựa, uống bia và tận hưởng những thú vui. Tối đến, con khoác khăn choàng cốt-tông [để cho thấy rằng con đang thực hành nội hỏa tummo], ồn ã thực hành bài tập thở như việc thổi ra vào một cái ống bễ, sau đó, chơi chuông và trống. Con sẽ không đạt giác ngộ nhờ hành xử như vậy.

Liệu chúng tathể đạt giác ngộ như thế? Không bao giờ! Nếu những vị với mắt trí tuệ chứng kiến hành vi như vậy, chư vị sẽ bàng hoàng và xem chúng tahoàn toàn điên rồ.

Vậy thì chúng ta thành tựu Phật quả như thế nào? Khi con thiết lập những ranh giới của khóa nhập thất bằng các dấu hiệu của bốn vị thiên vương, con hứa nguyện duy trì bên trong những ranh giới này trong khoảng thời gian nhập thất, không gặp gỡ ngay cả cha mẹ hay họ hàng. Con biết rằng nhờ phương pháp này, con có thể giải phóng bản thân khỏi đại dương khổ đau của tam giới trong luân hồi và có thể đưa cha mẹ con cùng mọi hữu tình chúng sinh vượt qua nó.

Nhưng tại sao con vẫn chưa trở thành một vị Phật? Điều gì giữ con trong luân hồi? Câu trả lời rất rõ ràng:

Nguyên nhân của việc trôi lăn trong luân hồichấp ngã.

Các định nghĩa về “ngã” và cách thức mà tâm vô minh bám chấp vào nó như một sự thực là chủ đề của nhiều bộ luận mở rộng đến mức chẳng thể giải thích chi tiết ở đây. Về tinh túy, kẻ gây rối thực sự và nguồn gốc của luân hồiquan niệm về “tôi” mà chúng ta gắn cho tổ hợp thân-tâm-tên gọi. Bởi cái “tôi” này, theo thói quen, chúng ta thấy cuốn hút với những cảm xúc dễ chịuthoái thác những cảm xúc không dễ chịu. Các quan niệm về bạn và thù, tham luyến và thù ghét, được sinh ra và như thế, bánh xe khổ đau quay tròn. Mọi thứ bị bao trùm bởi vô minh – không nhận ra rằng mọi hiện tượng nói chung và “tôi” nói riêng đều không tồn tại cố hữu và có bản chấttính Không.

Sự bám chấp căn bản của chúng ta liên quan đến thân thể, tâm và tên gọi của chúng ta. Sự xem xét chỉ ra rằng thân của chúng ta chỉ là sự kết hợp của thịt, máu, xương và dịch quan trọng; tâm chúng ta là sự kết hợp của các ý niệm; và tên gọi của chúng ta là sự kết hợp của các chữ cái và âm thanh. Không điều gì trong số này tạo thành một thực thể độc lập.

Khi du khách đến một nhà trọ vào ban đêm, anh ta bắt đầu lên kế hoạch cho ngày hôm sau. Giống như vậy, khi tâm trú ngụ trong thân, nó liên tục lên các kế hoạch bất tận, hình thành vô số ham muốn và vì thế trải qua vô số khổ đau.

Trong Thư Gửi Bạn, Tổ Long Thọ viết rằng: “Đấng Munindra [Đức Phật] nói rằng, ‘Ham muốn đem đến sự phá hủy, như trái Kimba’”. Chúng cần phải bị từ bỏ, bởi những dây xích này trói buộc tất cả chúng sinh trong tù ngục luân hồi.

Không bao giờ thỏa mãn, chúng ta trôi lăn trong thế giới của những tham luyến như bầy chó đói. Càng có nhiều, chúng ta càng muốn nhiều và càng bị giày vò nhiều thêm. Bị trói buộc bởi những ham muốn và nhu cầu không ngớt, chúng ta không có được sự rảnh rang để thực hành Giáo Pháp.

Ngay khi sinh ra, chúng ta muốn chút thức ăn; chúng ta muốn nói chuyện; chúng ta muốn thoải mái. Tất cả những thôi thúc tập trung vào ngã này đến từ sự chấp ngã. Đức Phật nói rằng đắm chìm trong ham muốncho phép chấp ngã trở thành thói quen thì giống như ăn trái Kimba, thứ có vị ngon lúc đầu nhưng cuối cùng lại trở thành chất độc chết người. Chúng ta liên tục tận hưởng những ý niệmham muốn; thế nhưng dù cho chúng ta sở hữu tất cả của cải của hàng tỉ vũ trụ, chúng ta vẫn nghĩ rằng, “Tôi cần thêm”. Luôn luôn ham muốn nhiều hơn những gì chúng ta có là ma vương trú ngụ trong tâm chúng taphá hủy hạnh phúc của chúng ta. Nếu chúng ta có thể ngừng đồng nhất với ngã, chúng ta tự do; nếu không thể, nó trói buộc chúng ta giống như cùm sắt. Tất cả sự bám chấp này đến từ ý niệm “tôi” và từ tham, sân, kiêu ngạo và mọi ý niệm khác mà ngã tạo ra. Chừng nào còn đồng nhất với ngã, chúng ta không thể thoát khỏi luân hồi. Tuy vậy, nếu chúng ta xem xét cái ngã này, chúng ta dễ dàng thấy rằng, thực sự, nó hoàn toàn không tồn tại.

Nói ngắn gọn, về chấp ngã: trong sự bám chấp với đất nước, nhà cửa, của cảitài sản của con, con trì hoãn thực hành Giáo Pháp.

Nếu con thấy nhà cửa hay những của cải giá trị, chẳng hạn vàng bạc, là những thứ tốt lành sẽ đem đến sự an lạc vật lýan bình trong tâm, thì con sẽ bám chấp vào chúng. Con trì hoãn thực hành Giáo Pháp, nghĩ rằng, “Ồ, trước tiên tôi cần kinh doanh một chút và để ra ít tiền” hay “Đầu tiên, tôi cần hoàn thành mọi hoạt động thế tục”.

Con tán thán Bổn tôn khi con tìm thấy chỉ cây kim hay vài sợi chỉ và trở nên thất vọng dù cho chỉ mất chiếc bút hay dây giày [nói rằng, “Thật tệ làm sao! Tôi sẽ làm gì đây? Đó là một cây bút tốt!”]. Đây đều là những hình tướng bên ngoài của chấp ngã.

Tất cả bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng đều tuân theo những giáo lý chân chính của Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, con có thể đã bước qua cánh cửa Giáo Phápgia nhập một trong những trường phái này, chẳng hạn truyền thống Nyingma, và chưa tìm hiểu sự sâu sắc của những giáo lý, con nghĩ rằng, “Trường phái này sở hữu ân phước gia trì của Guru Rinpoche; nó thực sự rất tốt. Các trường phái khác – Gelug, Sakya và Kagyu – không tốt bằng”. Và con cảm thấy khinh thường và thù địch với những vị đi theo con đường của các trường phái khác.

Thấy các thành viên của truyền thống mình là chư thiên còn những vị theo truyền thống khác là ma quỷ và không xem xét các phẩm tính của bản thân, con nghĩ rằng, “Chẳng phải tôi cũng thích hợp để thay thế vị trí của Phật Thích Ca Mâu Ni”. Tất cả đều là những hình tướng bên trong của chấp ngã.

Con có thể nghĩ rằng, “Tôi là một hành giả Nyingma, vì thế, cũng chẳng nguy hại gì nếu tôi uống rượu; cũng chẳng vấn đề nếu tôi có bạn gái hay trai; cũng chẳng sao nếu tôi không cắt tóc; chẳng cần phải từ bỏ thế gian” và v.v. Con có thể xem thường các trường phái khác và những vị đắp y tu sĩ. Con có thể nói rằng, “À! Hãy nhìn mấy người này đi! Bề ngoài họ trông rất đẹp đẽ, nhưng bên trong thì chả có gì. Họ chẳng thể nào là Phật tử”.

Con chẳng bao giờ khách quan xem xét cấp độ hành trì của bản thân, chẳng hạn con đã làm được bao nhiêu và đã đạt đến mức độ hiểu biết nào; nhưng với sự kiêu mạn, con bất cẩn cho rằng con là một hành giả vĩ đại. Thậm chí nếu chính Đức Phật có đang giảng dạy ở đây, con vẫn muốn ngồi phía trên Ngài. Đã phát triển một chút yêu thích với Giáo Pháp hay đã tiến hành vài hành động tốt lành, con nghĩ rằng, “Chẳng có hành giả Giáo Pháp nào như tôi trên thế gian!”.

Bám chấp vào sự quán tưởng trong giai đoạn phát triển là rắn chắc, có thiên kiến trong sự phát khởi Bồ đề tâm, thực hành giai đoạn hoàn thiện trong một cấu trúc mang tính quan niệm – con nói rằng vạn pháp là trống rỗng và không có tự-tính, nhưng bám chấp vào bản tính tính Không, như người phụ nữ đẹp đẽ bám luyến với thân thể của cô ấy, và nhìn nhận nó bằng tâm vô cùng chật hẹp và không rõ ràng, nghĩ rằng, “Không ai đạt đến cấp độ thiền định của tôi; vì thế, tôi không cần hỏi lời khuyên hay tham vấn bất kỳ ai”. Như vậy, cuộc đời của con sẽ bị lãng phí vô ích. Đây đều là những hình tướng bí mật của chấp ngã.

Khi con thiền định về Kyerim, giai đoạn phát triển, thay vì xem Bổn tôn là sự hiển bày của trí tuệxuất hiện nhưng rỗng rang, rỗng rang nhưng vẫn xuất hiện – con bám chấp vào nó là sự thực rắn chắc. Con thiền định về chư Bổn tôn an bình là những cô gái xinh đẹp và chàng trai đẹp đẽ; con thiền định về chư Bổn tôn phẫn nộ là những người giận dữ. Con liên tục phân biệt giữa mọi người. Con nghĩ rằng những người thích con – họ hàng và bạn bè của con – thì rất tốt và những người làm trái ý con một chút thì là kẻ thù. Đó là dấu hiệu cho thấy con chưa phát triển chút Bồ đề tâm nào.

Trong thực hành Dzogrim, giai đoạn hoàn thiện, nếu con có vài kinh nghiệm tâm linh, con lập tức nghĩ rằng con đã đạt được một cấp độ chứng ngộ cao, rằng con sánh ngang với chư thành tựu giả trong quá khứ; và nếu khôngkinh nghiệm nào xuất hiện, con nghi ngờ giáo lýđạo sư và trở nên thiếu nghiêm túc trong sự hành trì.

Ví dụ, con nghĩ, “Ồ! Tummo – điều đó rất tốt để giữ ấm”. Hoặc, “Nếu tôi chỉ mặc áo choàng cốt-tông, mọi người sẽ nghĩ rằng tôi là một Yogi vĩ đại”.

Con sẽ điều phục cái ngã thế nào nếu con nghĩ rằng, “Chẳng có gì tốt đẹp trong thiện hạnh; chẳng có gì sai trái trong tội lỗi; chẳng cần phải tích lũy công đức; vô ích khi tịnh hóa bản thân. Tôi chỉ cần ngậm miệng và nhìn bầu trời”.

Mặc dù miệng con tràn ngập những từ ngữ sâu xa về tính Không, nếu tâm con chứa đầy sự bám chấp vào sự thực rắn chắc với tham luyến và thù hận, con đang lừa dối bản thân như bà lão tưởng tượng rằng bà ấy là một cô gái trẻ.

Để chứng ngộ tính Không, tinh túy của giáo lý, cần phải buông bỏ mọi tham luyến với cái ngã. Ban đầu, con chỉ giống như một cô gái quyến rũ, nhìn vào gương, tỉ mỉ rửa mặt, cẩn thận trang điểm và làm tóc, nghĩ rằng, “Tôi giống như một công chúa tuyệt trần”. Con có những tham luyến mạnh mẽ và sự bám chấp với thiền định và không gì hơn một sự hiểu mang tính lý thuyết về tính Không. Chừng nào còn bám chấp, ngã còn hiện hữu. Khi những che chướng như vậy xảy ra, sẽ có bóng tối tinh thần hay vô minh. Như đạo sư Sakya vĩ đại – Tổ Kunga Nyingpo[5] được Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi khai thị trong một linh kiến, “Khi có bám chấp, sẽ không có tri kiến”.

Ví dụ, con thực hành Giáo Pháp một chút và nghĩ rằng, “Làm sao có hành giả nào vĩ đại như tôi?”. Hoặc con giữ chút giới luật và nghĩ rằng, “Trên đời này làm gì có tu sĩ nào hoàn hảo như tôi?”. Hay con duy trì nhập thất vài năm và nghĩ rằng, “Sự thiền định và thấu suốt của ai có thể sánh với tôi?”. Giữ những thái độ như vậy, thờ ơ việc tìm kiếm sự hướng dẫn từ bất kỳ ai, con cảm thấy chẳng cần thỉnh cầu giáo lý dù cho Đức Phậtxuất hiện thực sự trước con. Vì thế, cả cuộc đời con trở nên vô nghĩa.

Nói ngắn gọn, cách duy nhất để trở thành một hành giả chân chínhtừ bỏ mọi hình tướng bên ngoài, bên trong và bí mật của chấp ngã.

Lời khuyên thẳng thắn của Ta là: nếu con mạnh mẽ từ bỏ bám chấp với quê hương, của cảitài sản của con, một nửa Giáo Pháp đã được hoàn thành.

Vào thời điểm thích hợp để tiêu trừ lỗi lầmchướng ngại của đệ tử, đạo sư có thể liên tục giận dữrầy la. Nhưng thực sự, Ngài giống như cha mẹ hiền từ, người sửa chữa lỗi lầm của con cái bằng cách la mắng chúng và nhờ đó giúp đỡ chúng tiến bộ. Khi một người mẹ thô bạo túm lấy đứa con để ngăn nó làm đau bản thân, ý định của bà là làm lợi lạc cho đứa con về lâu dài. Chính với ý định này mà “lời khuyên thẳng thắn” trong bản văn này được ban bởi Tổ Jigme Lingpa. Bằng cách chấp nhận sự thật trong tính ngay thẳng của Ngài từ sâu thẳm bên trong con, con gần như chắc chắn sẽ đi đến kết luận rằng: “Về các vấn đề trong đời này, nếu tôi có thể hoàn thành chúng thì tốt; nếu không cũng chẳng thành vấn đề. Điều tôi thực sự muốn là hoàn thành Giáo Pháp. Cho đến bây giờ, tôi đã nghĩ rằng những đối tượng của tham luyến này là hữu ích với tôi; bây giờ, dù điều gì xảy ra, tôi không muốn bất kỳ thứ gì”. Nếu con có thái độ như vậy, một nửa của sự thực hành Giáo Pháp của con đã được hoàn thành.

Tổ Jigme Lingpa nói thêm rằng:

Ban đầu, bằng cách bước qua cánh cửa của giáo lý tuyệt đối và có khả năng từ bỏ chấp ngã như nhổ vào trong bụi, Ta đã đến được thành trì của trạng thái tự nhiên. Ta bắt đầu tập hợp đoàn tùy tùng các đệ tử, trở thành một cội nguồn lợi lạc cho chúng sinh khác, rèn luyện học trò bằng ý định căn bản của Ta [về lòng bi mẫn] và ban những giáo lý. Ta chỉ giữ vài thứ cần thiết tức thì, chỉ đủ y áo để bảo vệ bản thân khỏi cái lạnh và không nói rằng, “Sau này, Ta sẽ cần của cải này” hay “Ta sẽ cần nó nếu Ta ốm hay chết”, hoặc “Ta sẽ cần nó để cử hành các nghi lễ nếu Ta đau ốm”, “Ta phải để ra thứ gì đó để sử dụng cho những vật phẩm cúng dường tang lễ khi Ta chết”.

Như thế, Ta chẳng bận tâm đến việc lo lắng về các phương tiện hỗ trợ tương lai, mà chủ yếu dâng cúng dường lên Tam Bảo, chuộc lại mạng sống của động vật, phục vụkính trọng Tăng đoàn, bố thí cho người ăn xin và v.v.

Chúng ta có thể đọc trong những miêu tả chi tiết về cuộc đời của Tổ Jigme Lingpa cách thức mà Ngài luôn luôn sử dụng bất cứ tài nguyên nào mà Ngài có với sự hào phóng lớn lao. Bất cứ khi nào Ngài đến các thánh địa như Samye hay Lhasa, Ngài cúng dường hàng nghìn, hàng nghìn ngọn đèndọc đường, Ngài thường mua động vật để giải phóngcứu mạng chúng. Ngài dâng cúng lớn lao và cúng dường trà cho các cộng đồng tu sĩ cũng như dâng nhiều món quà vật chất khác. Và Ngài không bao giờ không bố thí cho bất kỳ người ăn xin nào.

Bản văn tiếp tục:

Ta đã không lãng phí những món cúng dường của người sống và [những vị đại diện cho] người đã khuất bằng cách trao chúng cho các nguyên nhân không xứng đáng và Ta cũng không tích lũy chúng giống như ong tích mật trong tổ. Bởi Ta chẳng mang theo của cải lớn lao bên mình, Ta không cảm thấy bối rối trước những vị đến gặp Ta.

Tổ Jigme Lingpa đang giải thích cách mà Ngài không bao giờ mang theo hay sở hữu nhiều hơn các nhu yếu phẩm tối thiểu. Tất cả những đệ tử trực tiếp của Ngài đều có thể xác nhận sự buông bỏ của cải của Ngài. Ở đây, Ngài nói với tất cả chúng ta, các đệ tử muốn theo dấu chân Ngài.

Chúng ta đều sẽ chết, hãy nhớ điều đó.

Các con có thể nghĩ rằng, “Tôi muốn chăm sóc bạn bè, thoát khỏi kẻ thù, tích lũy nhiều tiền bạc, trở nên nổi tiếng và chính phục thế giới”. Nhưng thậm chí nếu con trở thành chủ nhân của một thung lũng chứa đầy vàng, thậm chí nếu danh tiếngtên tuổi của con lan khắp thế gian, khi cái chết xảy đến, vẫn chẳng có điều gì còn lại về con ngoài một xác chết được đem đến nghĩa địa. Cái chết là vị thầy tốt nhất cho tất cả những hành giả Giáo Pháp. Hãy suy nghĩ xem trạng thái tâm của con sẽ thế nào khi mà hơi thở của con sắp ngừng.

Thầy yêu cầu các con hãy nhớ điều này mọi lúc và vào mọi dịp. Đặc biệt khi con đang nhập thất: từ ngay khoảnh khắc con thức dậy vào buổi sáng, hãy luôn nghĩ rằng, “Cái chết, cái chết”. Trong lúc làm vậy, con sẽ đạt đến một sự hiểu rõ ràng rằng chẳng có hoạt động thực sự lợi lạc nào ngoài Giáo Pháp; và con sẽ không thể không hiến dâng bản thân cho nghiên cứu, quán chiếuthiền định. Đây là cách duy nhất để đạt được sự tin tưởng vững chắc khi đối diện với cái chết.

Bởi tự thân Giáo Pháp thì thoát khỏi sự thiên vị, hãy cố gắngnhận thức thanh tịnh về mọi người. Nếu con xem xét mọi truyền thống, mỗi truyền thống thực sự đều sâu xa theo cách thức riêng; nhưng với Ta, tri kiến Đại Viên Mãn thật tốt và mọi lỗi lầm căn bản đều tan hòa vào hư không.

Có nhiều truyền thừa Giáo Pháp khác nhau. Ở Xứ Tuyết Tây Tạng, có bốn trường phái chính, thứ trung thành hoàn hảo với truyền thống của Phật Thích Ca Mâu Ni. Truyền thống này nói rằng, về tinh túy:

‘Không làm điều ác,

Làm các việc lành,

Điều phục tâm mình:

Đó là giáo lý của Đức Phật.’

Hãy xem tất cả những vị đã bước qua cánh cửa của giáo lý Phật Đàđáng kính trọng. Hãy nghĩ rằng, “Anh ấy thuộc về Tăng đoàn. Cầu mong anh ấy nhìn tôi với lòng bi mẫn”. Thực sự, nếu con đang đi theothực hành con đường của một truyền thống đặc biệt, chẳng có lý do nhỏ bé nhất nào để khinh miệt, xem thường hay mong muốn loại trừ bất kỳ truyền thống Giáo Pháp nào khác. Thật sự, nếu con nỗ lực với sự tinh tấn lớn lao trong truyền thống Giáo Pháp mà con lựa chọnđạt đến đỉnh cao, con tự nhiên sẽ đạt được những phẩm tính của các truyền thống khác. Mục tiêu cần đạt được là một và giống nhau với tất cả trường phái. Vì vậy, hãy luôn luôn rèn luyện tâm con để thấy được sự thanh tịnh trong tất cả. Đừng bao giờ chỉ trích các hành động của những bậc tôn quý, dù họ là ai. Nói ngắn gọn, con phải có sự tin tưởng với truyền thống của mình mà không có chút thù hận nhỏ nhất nào với các truyền thống khác.

Một vị Yogi, người có kinh nghiệm nội tại thực sự, sẽ nhìn tất cả theo tinh thần của những lời dạy của Tổ Jetsun Milarepa: “Thế giới bên ngoài chính là cuốn sách của Ta; Ta chẳng cần những cuốn sách được viết bằng mực đen”. Sẽ đến một thời điểm mà mọi thứ xuất hiện trước con sẽ trở thành minh chứng hay sự xác nhận cho những giáo lý. Khi tâm bên trong vững chắc, mọi hiện tượng bên ngoài sẽ xuất hiện là bạn của con và con không bao giờ cảm thấy khó chịu hay không thoải mái về bất kỳ thứ gì khác. Mọi thứ sẽ trở thành sự tăng cường cho thực hành của con.

Tổ Jigme Lingpa đang nói rằng Ngài có thể tận hưởng những cơn sóng ân phước gia trì từ mọi truyền thống bởi Ngài không chút bộ phái. Ngài cũng không bị vấy bẩn bởi mười bốn lỗi lầm của Mật thừa, chẳng hạn chỉ trích các tri kiến tâm linh khác hay tuyên bố giáo lý bí mật cho đám đông mọi người.

Khi thiết lập nền tảng của những thực hành sơ khởi, con không nên từ bỏ chúng bằng cách nói rằng, “Mọi thứ đều trống không”, do đó đánh mất hành động của con trong tri kiến.

Nếu con chỉ nói về tri kiến tính Không nhưng cùng lúc lại hành xử một cách thiếu suy nghĩ, người ta nói rằng hành động của con bị lạc trong tri kiến. Nếu con tin rằng bởi mọi thứ có bản chấttính Không, sẽ ổn nếu làm bất cứ điều gì con muốn và cũng chẳng khác biệt dù hành động của con là thiện hay bất thiện, thì hành động của con trở nên “bị lạc trong tri kiến”. Tất cả chư đạo sư vĩ đại đều nói điều ngược lại – rằng con càng hiểu về tri kiến tính Không, con càng tỉnh thứccẩn trọng về luật nhân quả. Trong Đại Viên Mãn, mọi thứ đều tập trung vào tri kiến, điều là đỉnh cao chân chính của chín thừa. Điều quan trọng là hiểu tri kiến và hành động là gì và không nhầm lẫn chúng. Hành động hay hành vi dựa vào thân và khẩu trong khi tri kiến liên quan đến tâm.

Chẳng có gì nguy hiểm trong việc có tri kiến cao. Nhưng nếu mà do đó, các hành động của con trở nên quá rời bỏ luật nhân quả, các hành vi sai tráilỗi lầm sẽ trút xuống như mưa.

Con cần cẩn thận quán sát luật nhân quả, thậm chí liên quan đến những hành động nhỏ nhất của con. Đức Phật miêu tả những kết quả gây hại của các bất thiện hạnh cũng như những lợi lạc của các thiện hạnh. Sự hành trì và hành động của con có hòa hợp với những giáo lý của Ngài hay không? Nếu không, hãy sám hối các lỗi lầm của con và sửa chữa những hư hỏng mà chúng gây ra và từ nay trở đi, hãy quán sát các hành động của con.

Sau đó, về sự hành trì thực sự, con cần sống ở một vùng hoang vắng, không có người quen, đồng hành cùng với bạn của con – sự tỉnh thức và thề sẽ duy trì dòng chảy của trạng thái tự nhiên không tạo tác.

Núi non là những địa điểm mà không ai sống. Tại sao con muốn đến đó? Không phải để săn bắt động vật hoang dã, cũng chẳng phải để ngắm cảnh hay giải trí, mà vì “Giáo Pháp trên núi”. Trong những vùng hoang vắng như vậy, con không có họ hàng, bạn bè hay kẻ thù để đối phó và không có những công việc vô ích để theo đuổi. Vì vậy, con tự do để hiến dâng bản thân hoàn toàn cho sự hành trì tâm linh. Khi Tổ Jetsun Milarepa đang cư ngụ một mình trong động Trakar Taktso, Ngài thực tế chẳng có quần áo và thức ăn, ngoại trừ cây tầm ma mà Ngài thấy ngay cổng vào hang động. Chẳng có gì phiền nhiễu sự thiền định của Ngài. Ở một nơi cô tịch như vậy, bạn bè của con là tỉnh thứchỷ lạc bên trong, chứ không phải những người mà con bám luyến.

Khi con đã đến một vùng hẻo lánh trên núi, con chỉ cần an trú mọi lúc trong sự đơn giản của bản tính tâm. Nếu bất kỳ sự kiện gây phấn khởi nào xảy ra – dù do bạn bè, của cải, sự kính trọng hay danh tiếng đem đến – đừng nghĩ rằng, “Ồ! Hãy xem bây giờ tôi có gì!” và trở nên phấn khích bởi những điều hão huyền như vậy. Đừng nuôi dưỡng bất kỳ mong đợi nào, hy vọng có được thứ gì đó nằm ngoài điều con đã có.

Nếu bất kỳ hoản cảnh khó khăn nào xảy ra – chẳng hạn chướng ngại, thiên tai, bệnh tật hay bất cứ khó khăn nào khác – con có thể trở nên rất nản lòng, nghĩ rằng, “Bây giờ tôi sẽ không thể tiếp tục”. Nếu con để chân con bị trói buộc bởi những chướng ngại như thế, con sẽ chẳng thể đi xa.

Con cũng sẽ ấp ủ những hy vọng, nghĩ rằng, “Khi nào các kinh nghiệmchứng ngộ tâm linh xuất hiện?”. Để có những kinh nghiệmchứng ngộ tâm linh, con sẽ phải nỗ lực suốt đời. Chúng chắc chắn sẽ không đến sau khi cố gắng chỉ một ngày hay thậm chí một năm. Vì vậy, đừng có bất kỳ mong đợi thiếu kiên nhẫn nào liên quan đến kết quả thực hành. Sau khi thiền định một chút, con có thể nghĩ rằng, “Ồ, tôi chẳng có dấu hiệu, linh kiến, kinh nghiệm hay chứng ngộ nào. Có lẽ, sau tất cả, những giáo lý này chẳng hề đúng”. Đừng nuôi dưỡng những nghi ngờ gây hại như thế.

Nếu con nghe nói về những tin tốt hay xấu, thứ khuấy động hy vọngsợ hãi, đừng xem chúng là thật. Chẳng chối bỏ hay chấp nhận chúng. Hãy như một người chết, người mà chúng ta chẳng thể nói gì với.

Khi ai đó đã chết, anh ta sẽ không hạnh phúc nếu người khác tán dương; anh ta cũng chẳng tức giận nếu ai đó chỉ trích. Anh ta đã đi đến nơi nào đó trong sáu cõi. Sau khi con dành nhiều năm nhập thất, mọi người có thể nghĩ rằng con chắc hẳn đã đến được một cấp độ chứng ngộ cao. Người khác có thể nói rằng con chỉ vừa lãng phí thời gian. Đừng quan tâm điều mà mọi người nói về con và sự hành trì của con – hãy cứ bền bỉ.

Tất cả những gì con cần nghĩ là: “Tôi phải đến một nơi cô tịch để thực hành Giáo Pháp. Nếu tôi chết ở đó, mọi chuyện đều ổn”. Tại sao con cần phải suy nghĩ về điều gì khác? Điều này sẽ trở nên rõ ràng trong tâm khi con

Suy nghĩ về tính khó khăn để đạt được một thân người, tính khó khăn để gặp được Giáo Pháp và về tính hiếm có của những đạo sư chân chính.

Hãy nhìn vào quốc gia mà con đang sống. Có bao nhiêu người đã từng nghe thuật ngữ “Tam Bảo” hay âm thanh OM MANI PADME HUM? Và bao nhiêu người không? Con có thể đánh giá đúng tính hiếm có của việc được nghe Giáo Pháp và tính hiếm có hơn nhiều của việc gặp gỡ một đạo sư chân chính? Nhưng thậm chí những vị được gọi là hành giả Giáo Pháp cũng hiếm khi biết cách theo chân đạotâm linh một cách đúng đắn: họ sống với nhiều mong mỏi, nhiều lỗi lầm và nhiều ý nghĩ hoang dại. Sử dụng thân người để đạt được các mục tiêu tầm thường thì giống như trữ rác trong một cái bình vàng.

Con không thể thực hành Giáo Pháp bằng cách dựa vào những ý tưởng của bản thân. Con phải có sự hướng dẫn của một đạo sư tâm linh – và không phải là bất kỳ đạo sư nào, phải là một đạo sư chân chính. Khi con thọ nhận những giáo lý của Ngài và bắt đầu thực hành chúng, con sẽ gặp phải nhiều chướng ngại – những trò gian trá của ma vương, Mara.

Hãy nghĩ về nhiều cách khác nhau mà Ma vương có thể thâm nhập.

Khi tâm con rời xa khỏi Giáo Pháp, đó là ma vương. Ma vương không phải thứ gì đó với miệng rộng, mở to và mắt hung dữ. Nếu con không có sự tin tưởng với Giáo Pháp, nếu con không bền bỉ trong Giáo Pháp và chỉ nghĩ về việc trải qua cuộc đời một cách thoải mái, con sẽ có một ma vương nguy hiểm hơn nhiều ngay trong tâm con. Để thoát khỏi nó,

Hãy suy ngẫm về sự thật rằng tất cả đều sẽ chết.

Con có chắc rằng con sẽ sống thêm mười năm nữa? Quên nó đi! Con thậm chí chẳng thể đảm bảo rằng con sẽ sống thêm năm phút nữa. Nếu con có thể đảm bảo rằng con sẽ thoải mái hoàn thành tất cả công việc và vẫn đủ thời gian còn lại cho Giáo Pháp, sẽ ổn nếu chờ vài năm rồi mới thực hành; nhưng nếu con chờ đợi, con chỉ đang đánh lừa bản thân. Hãy nhìn xem có bao nhiêu xác chết được đưa đến nghĩa địa mỗi ngày chỉ trong một thành phố lớn. Con vẫn thờ ơ với cái chết. Đừng mù quáng. Hãy suy ngẫm nhiều lần về tính bất ngờ mà cái chết có thể xảy đến.

Hãy suy nghĩ về khổ đau và sự áp bức mà những người thế gian phải chịu đựng.

Hãy nhìn xem cách mà họ cặm cụi, làm việc trên đồng, chăm sóc họ hàng, tránh hay đánh bại kẻ thù. Họ làm việc với đủ loại máy móc; họ không thể ngủ ngon ban đêm. Thậm chí trước khi mặt trời mọc, họ đang lo lắng về cách kiếm sống. Nếu họ phải chịu đựng dù chỉ một phần trăm khó khăn như vậy vì thực hành Giáo Pháp, họ sẽ dễ dàng đạt được giải thoát. Về con, hãy vứt bỏ mọi hoạt động và những mối bận tâm thế tục. Hãy để lại những thứ nặng nề ngay ở đây và vứt bỏ những thứ tầm thường càng xa càng tốt.

Vì thế, con cần phải có nỗi khiếp sợ luân hồi giống như người mắc bệnh gan với đồ ăn béo ngậy. Nếu con không giữ điều này trong tâm thì có những bữa ăn ngon, một thí chủ tốt, quần áo ấm, nơi thoải mái và các cuộc trò chuyện dễ chịu sẽ chỉ chuẩn bị con cho một cuộc đời thế tục; và trước cả khi bắt đầu thực hành Giáo Pháp, con đã tạo ra những chướng ngại. Hơn thế nữa, người ta nói rằng, “Con có thể nhướn mày và nói theo cách thức tâm linh về sự chứng ngộ cao, nhưng nếu con chưa điều phục ma quỷ của chấp ngãtham luyến lạc thú, các dấu hiệu sẽ xuất hiện trong hành vi của con và cũng có thể được phát hiện ra trong những giấc mơ”. Hiểu điều này là rất quan trọng.

Con có thể trông rất ấn tượng, với đôi mắt liên tục nhìn lên bầu trời giống như một thiền gia vĩ đại, tuyên bố rằng, ‘Tri kiến của tôi là Đại Viên Mãn” – nhưng nếu con thiếu sự ổn định bên trong, con sẽ vấp phải chướng ngại đầu tiên trên con đường của con.

Như người ta thường nói, “Dấu hiệu của thông tuệ là tự kiểm soát; và dấu hiệu của một kinh nghiệm tâm linh chín muồi là không còn những cảm xúc phiền não”. Điều này nghĩa là tương ứng với mức độ thông tuệuyên bác, người ta cũng trở nên điềm tĩnh, an bình và được thuần phục – chứ không phải một người khinh suất ngập tràn kiêu căng ngạo mạn. Dù sự hành trì của con tiến bộ nhiều theo năm tháng đến thế nào, con sẽ chẳng bận tâm đến thoải mái và không thoải mái; con sẽ chẳng có chút kiêu ngạo nào. Con sẽ luôn luôn an bình, không phiền nhiễu bởi các sự kiện bên ngoài, với tâm khiêm nhường, vượt khỏi hy vọngnghi ngờbàng quan với tám mối bận tâm thế tục: được và mất, lạc thúđau đớn, tán dươngđổ lỗi, nổi tiếng và không tên tuổi. Thành ngữ nói rằng, “Trong thực hành tâm linh, khó khăn đến lúc đầu; trong các vấn đề thế gian, chúng đến vào lúc cuối”. Điều này nghĩa là khi con từ bỏ các vấn đề thế tục và hiến dâng bản thân hoàn toàn cho sự hành trì, con có thể gặp phải vài chướng ngại bên ngoài và trong; nhưng con càng tinh tấn, con sẽ càng thấy hạnh phúc. Trái lại, các hoạt động thế tục có thể lúc đầu khiến con thỏa mãn phù du và giả tạo, nhưng chẳng mấy chốc con sẽ trở nên thất vọng cay đắng.

Con có thể đánh giá mức độ tiến bộ của sự hành trì từ những giấc mơ. Người ta nói rằng, “Không có thêm những giấc mơ tiêu cực là dấu hiệu của việc đã làm chủ hoàn toàn thiền định và không có sự khác biệt giữa đời này và sau là dấu hiệu của việc đã làm chủ tri kiến”. Những nhận thức của trạng thái thức thì liên quan đến đời này và những nhận thức của trạng thái mộng thì liên quan đến trạng thái chuyển tiếp giữa chết và đời sautrung ấm Bardo. Nếu thực hành ban ngày của con, chẳng hạn thiền định về một Bổn tôn hay về tri kiến Đại Viên Mãn, đi vào trong giấc mơ của con và như thế, con có thể thiết lập sự liên tục của thực hành trong suốt cả trạng thái thức và mộng, con sẽ có thể làm chủ các trải nghiệm khởi lên trong trạng thái Bardo. Ví dụ, khi nằm mơ thấy một nguy hiểm lớn lao, nếu con nhớ đạo sư và Ngài đến giúp con trong giấc mơ, điều tương tự sẽ xảy ra khi con gặp phải các trải nghiệm khủng khiếp của Bardo.

Người ta nói rằng: “Chấp nhận đồ cúng dường từ lương của một quan chức cao cấp hay từ những người quyền lực đem đến các kết quả tiêu cực”.

Hãy thận trọng với ham muốn của con về các vị bảo trợthí chủ. Nếu không, thậm chí nếu con có đủ sự hỗ trợ để thực hành yên tĩnh, con sẽ liên tục theo đuổi của cải như chú chó lạc bận rộn chạy khắp nơi tìm kiếm những mẩu thức ăn.

Khi con nghĩ đến việc đi đâu đó, trước khi bước ra khỏi cửa, hãy kiểm tra thái độ và động cơ của con: liệu con có sắp làm điều gì đó thực sự xứng đáng? Nếu đúng, hãy tiếp tục; nếu không, hãy ở lại nơi con ở.

Nếu con suy nghĩ cẩn thận về nguồn gốc của của cảitài sản của họ, làm sao chúng có thể làm lợi lạc sự hành trì tâm linh của con?

Tây Tạng và những nơi khác, nhiều hành giả cần nhận được sự hỗ trợ từ các thí chủ hay người quan trọng. Hãy nhớ đến câu nói: “Ở đâu có quyền lực, ở đó có lỗi lầm”. Những người quyền lực và quan trọng như vậy có được của cải bằng cách đánh thuế lên mọi người hay bằng vũ lực. Nếu con thực hành theo cách thức hoàn hảo và sự hiểu của con tăng trưởng vững chắc, các lỗi lầm liên quan đến của cải mà con có thể thọ nhận từ những người như vậy sẽ biến mất.

Người ta cũng nói rằng: “Lạm dụng những món cúng dường là lưỡi dao với sinh lực. Quá ham đồ ăn cắt đứt sinh mạng của giải thoát”.

Cuối cùng, điều này sẽ là sức nặng kéo con xuống đáy sâu của địa ngục. Vì thế, hãy quán chiếu thật kỹ: chỉ dựa vào của bố thí làm phương tiện sinh sống và từ bỏ việc tâng bốc người khác.

Con cần từ bỏ việc vun bồi sự công nhận, nghĩ rằng, “Tôi phải tìm cách để có chút tiền hay dành được một vị trí tốt”. Như Đức Phật từng nói, “Những bậc thiện đức cần nương tựa vào đồ bố thí”. Hơn thế nữa, dù các thí chủ dâng cúng thứ gì, nếu họ dâng cúng dồi dào, con không nên nghĩ rằng, “Ồ, anh ta là một người rất tốt”; và nếu họ không cúng nhiều, con không nên nghĩ rằng, “Anh ta là một kẻ bủn xỉn chẳng có gì tốt đẹp”. Hãy chỉ đi khất thực, không ấp ủ bất kỳ ý nghĩ nào như vậy. Đây là thực hành san bằng tất cả công đức: những hành giả có được công đức nhờ nỗ lực trong Giáo Phápthí chủ có được công đức bằng cách giúp đỡ những hành giả làm thế.

Như chư Phật trong quá khứ thường nói: Hãy dùng lượng thức ăn thích hợp, tiết chế thời lượng ngủ nghỉ và duy trì sự tỉnh thức nhiệt thành.

Nếu con ăn quá nhiều thức ăn, những lỗi lầm tinh thần của con sẽ tự động khởi lên; nếu con không ăn đủ, con sẽ đánh trống, trì tụng và cử hành các nghi lễ trong làng và chỉ khiến đầu con quay tròn. Sau đấy, con sẽ nói rằng, “Nếu tôi không làm điều này, tôi sẽ chẳng có đủ thức ăn”, và con sẽ trở nên điên cuồng hơn cả chó ngoài đường. Vì vậy, hãy cẩn thận để ăn lượng chính xác. Đồ uống có cồn là cội nguồn của mọi lỗi lầm, bởi thế, chỉ uống một chén, không hơn. Nếu con không thể không dùng thịt, hãy chỉ ăn một lượng thích hợpthực hành du già thức ăn theo lời khuyên của Ta trong “Cách Tiến Hành Các Hoạt Động Hàng Ngày”.

Tất cả những hành giả vĩ đại trong quá khứ, những vị duy trì cô tịch trên núi, giống như Tổ Jetsun Milarepa, dĩ nhiên đã ăn thức ăn, nhưng chỉ lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống. Nếu con ăn quá nhiều, những cảm xúc của con sẽ tăng lên và con sẽ dễ buồn ngủ.

Đừng ăn quá nhiều và đừng uống quá nhiều. Thịt có được khi phải trả giá bằng khổ đau lớn lao của những chúng sinh đang sống; tốt nhất là nên tránh. Nếu con không thể, hãy nhận thức về tính tiêu cực của nó và tiến hành vài lời cầu nguyện vì con vật mà con đang ăn. Về những thức ăn khác, đừng chỉ tống vào họng, mà hãy dùng thức ăn như một món cúng dường dâng lên chư Bổn tôn trong đàn tràng thân thể của con. Thậm chí nếu con không phải là một vị Tăng hay Ni, đừng dùng quá nhiều rượu bởi nó sẽ làm suy yếu sự tỉnh thức của con và dẫn con đến mọi kiểu hành động tiêu cực. Đức Phật nói rằng một tu sĩ uống chỉ một giọt rượu cũng có thể không còn là môn đồ của Ngài. Nếu con uống, con không thể hoàn thành ngay cả những hoạt động căn bản nhất của đời sống hàng ngày, chứ đừng nói đến việc thực hành các giai đoạn phát triểnhoàn thiện.

Hãy nghỉ ngơi tùy theo nhu cầu riêng của con, có lẽ khoảng ba giờ, nhưng đừng bao giờ ngủ quá nhiều.

Trong tất cả các hoạt động của mình, con phải áp dụng sự hiểu về thiền định trong các giai đoạn hậu thiền định và làm phong phú sự thiền định của con bằng các trải nghiệm trong đời sống hàng ngày, để cả hai cùng nhau phát triển mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Nếu con quên tất cả về thiền định ngay khi rời nệm thiền định, làm sao con có thể mong mỏi tiến bộ trên con đường? Các điểm then chốt của Kim Cương thừa là giữ sự chứng ngộ tri kiến trong mọi hành động và nhận thức mọi hiện tượng là sự hiển bày của Bổn tôn, mọi âm thanh là các thần chú và mọi ý nghĩ là sự hiển bày tự nhiên của giác tính. Sự hiểu đó không thể bị ngăn trở bởi chấp ngã.

Khi miêu tả cách tiến hành thực hành tâm linh hàng ngày, dĩ nhiên thật khó để thiết lập một chuẩn mực duy nhất, bởi có những chúng sinh với căn cơ cao, trung bình và thấp. Tuy nhiên, Ta sẽ lấy khóa nhập thất ba năm và năm tháng của Ta ở Palgyi Riwo làm ví dụ. Trong khóa nhập thất này, Ta thức dậy ngay trước bình minh, tỉnh dậy rất mạnh mẽ và trục xuất hơi thở cũ chín lần để tách những tinh túy thanh tịnhbất tịnh của yếu tố khí. Sau khi kết thúc các thực hành sơ khởi, Ta cầu nguyện chí thành đến mức nước mắt tuôn rơi.

Sau đấy, trong một thời công phu kéo dài cho đến giữa sáng, Ta thiền định về thực hành Prana [khí] của giai đoạn hoàn thiện từ pho giáo lý Drolthig Nyengyu phi phàm[6]. Ban đầu, điều cần thiếtphát khởi lòng dũng mãnh chịu đựng những đau đớn từ những sự di chuyển của khí; nhưng sau một thời gian, tất cả những nút thắt sẽ được tự nhiên giải phóng và khí hồi phục lại dòng chảy tự nhiên của nó. Đã kiểm soát ba mươi hai kinh mạch bên trái và ba mươi hai kinh mạch bên phải [tại luân xa rốn], Ta có thể phát hiện ra sự thay đổi theo mùa trong khoảng thời gian của ngày và đêm.

Những vị đã trở thành các chuyên gia về thực hành khí sẽ biết khi nào mặt trời và trăng sắp mọc hay lặn đơn giản nhờ các thay đổi xảy ra trong kinh mạch và năng lượng của họ. Họ cũng có thể hòa quyện khí bên trên (năng lượng sinh lực hay tiếp sức) và khí bên dưới (năng lượng đi xuống, dọn dẹp). Khi hai thứ này hợp nhất, người ta có thể di chuyển khí đến bất cứ nơi nào trong thân thể mà họ mong muốn.

Các khí đi lênđi xuống được hợp nhất và một bình chứa lớn, tròn giống như bầu đựng nước thực sự có thể thấy bằng mắt[7]. Đây là cội nguồn mà từ đó các dấu hiệu thông thường và siêu việt của con đường được hiện thực hóa.

Thậm chí nếu con lộn ngược một chiếc bình chỉ có một lỗ rất nhỏ, nước sẽ không chảy ra ngoài. Giống như vậy, khi ai đó đã hoàn toàn làm chủ việc giữ gìn những năng lượng bên trong như Tổ Jigme Lingpa đã làm, người đó sẽ không đánh mất dịch trọng yếu. Tổ Jigme Lingpa đã chứng ngộ tinh túy của Tiểu thừaĐại thừa. Chúng ta có thể thấy trong tiểu sử của Ngài mức độ nhiệt thành và sự bền bỉ lớn lao mà Ngài đã thực hành và những kinh nghiệmchứng ngộ của Ngài thì tuyệt vời đến nhường nào. Ngài nói rằng:

Vì thế, nếu con chỉ giữ hơi thở trong khoảng thời gian ngắn và quán tưởng không rõ ràng, điều quan trọng là không khoe khoang về sự hành trì của bản thân.

Khi thực hành về kinh mạch và năng lượng, trước tiên, con trải qua một giai đoạn gian khổ, đau đớn và nhiều khó khăn. Sau đó là một giai đoạn của ham muốn hỷ lạc lớn lao. Cuối cùng, con trở nên thoát khỏi bám chấp và trải qua sự hợp nhất của hỷ lạc bất biếntính Không.

Những sự quán tưởng không rõ ràng thì chẳng mấy hữu dụng, bởi vậy, con phải tập trung nhất tâm và ngăn tâm con khỏi việc bị cuốn đi bởi các ý nghĩ lang thang.

Giữa sáng, Ta dùng trà hay súp, và sau đấy cúng Sur, sự cúng dường nhờ đốt. Kế đó, Ta bắt đầu một thời khóa của các thực hành tiếp cận và thành tựu[8].

Trong lúc trì tụng thần chúthành tựu của giai đoạn phát triển, khi thiền định về một Bổn tôn, trước tiên, con cần quán tưởng rõ ràngchuẩn xác hình tướng, màu sắc và các khía cạnh khác nhau của Bổn tôn mà không bám chấp vào đó. Không chỉ sự quán tưởng về mọi chi tiết (mặt, tay, v.v.) cần phải rõ ràng mà con cũng cần nghĩ rằng hình tướng mà con quán tưởng được thấm nhuần bởi và có thể hoàn toàn hiển bày trí tuệ, lòng bi và sức mạnh của tất cả chư Phật. Nói ngắn gọn, con phải tin chắc rằng không có khác biệt giữa sự quán tưởng của con và Bổn tôn thực sự. Sự quán tưởng của con không đơn giản là một người đẹp đẽ với nhiều trang sức hay một ma quỷ trông giận dữ, mà thay vào đó, đó là một sự hiển bày của những vị Phật hoàn toàn giác ngộ.

Trong giai đoạn phát triển, bản chất của Bổn tôn thoát khỏi bám chấp; sự hiển bày, tức hình tướng của Bổn tôn, chói ngời; và lòng bi là sự tập trung rõ ràng vào phóng tỏa và hòa tan trở lại của những tia sáng. Chỉ bằng cách duy trì sự tỉnh thức về những điều này mà các giai đoạn phát triểnhoàn thiện mới được hoàn thành.

Bên trong, con cần thiền định về sự hợp nhất mật thiết của các hình tướngtính Không. Trong khi quán tưởng Bổn tôn, con cần nhận thức toàn bộ thế giới hiện tượng là sự hiển bày nhưng cùng lúc lại rỗng rang. Như thế, con sẽ kết hợp các giai đoạn phát triểnhoàn thiện. Chỉ riêng giai đoạn phát triển sẽ không thể dẫn con đến sự thành tựu rốt ráo.

Bằng tâm, hãy tiến hành quán tưởng giai đoạn phát triển; bằng khẩu, hãy trì tụng các thần chú; và hãy khiến thân con trở thành bình chứa thích hợp cho định bằng cách giữ tư thế thẳng và cân bằng tốt. Thỉnh thoảng, hãy phát khởi lòng sùng mộ chí thành, nghĩ rằng thầy của con và Đạo Sư Liên Hoa Sinh là một. Lúc khác, hãy tập trung sự chú ý của con vào khuôn mặt, các tay và mọi chi tiết về trang sức, y áo, v.v. của Bổn tôn; khi khác, hãy tập trung vào sự phóng và thu lại các tia sáng. Đừng bao giờ sa ngã vào nhận thức bình phàm. Nếu con chỉ cầm một tràng hạt trong tay và trì tụng thần chú bằng miệng trong khi tâm lại lang thang đây đó, ngập tràn tham và sân, điều đó sẽ chẳng hữu ích chút nào.

Ngày nay, vài hành giả lười biếng thực hành mà chẳng có chút nỗ lực nào, như ông lão đếm Mani. Đó không phải là cách thức đúng đắn.

Ở đây liên quan đến vài cư sĩTây Tạng, những vị trì tụng thần chú Mani [Om Mani Padme Hum] theo thói quen, chẳng mấy tập trung, không thọ nhận bất kỳ chỉ dẫn nào và không gắn bất kỳ sự thiền định đặc biệt nào với nó.

Đã trải qua những thực hành khác nhau này, Ta kết thúc thời khóa công phu thứ hai ngay trước buổi trưa.

Sau đó, Ta cúng dường Torma nước, trì tụng Sám Hối Lỗi Lầm, Tự Nhiên Viên Thành Ước Nguyện, Phật Đỉnh Tôn Thắng, Thân Trí Tuệ Thù Thắng và v.v. và kết thúc bằng các đà-ra-ni, thần chú và lời cầu nguyện từ cuốn Nhật Tụng[9].

Kế đấy, nếu cần phải viết gì đó, Ta sẽ nhanh chóng biên soạn khoảng tám trang. Tiếp theo, nếu không có gì đặc biệt trong tâm, Ta sẽ thiền định về thực hành Thogal. Lúc ăn trưa, Ta thổi nhiều thần chú và đà-ra-ni đặc biệt lên thịt, phát khởi lòng bi mẫn và dâng những lời cầu nguyện. Sau đó, Ta thực hành du già thức ăn bằng cách quán tưởng các uẩn và đại là chư Bổn tôn và trì tụng Kinh điển tịnh hóa cúng phẩm được thọ nhận[10].

Khi tiến hành sự cúng dường thức ăn theo Kim Cương thừa, con cần quán tưởng chư Bổn tôn của các Mandala an bìnhphẫn nộ tại những luân xa khác nhau trên thân: bốn mươi hai Bổn tôn an bình ở luân xa tim, năm mươi tám vị phẫn nộ ở luân xa trán, tập hội Trì Minh Vương ở luân xa cổ họng và v.v. Hãy ăn thức ăn theo cách mà con cử hành lễ hỏa tịnh, tưởng tượng rằng hai tay của con là những dụng cụ nghi lễ được dùng để dâng các thành phần khác nhau. Hơn thế nữa, khi con nuốt thức ăn, hãy tưởng tượng rằng con đang đưa cúng phẩm vào lửa (thứ ở đây là nội hỏa hay tummo). Tinh túy của thức ăn sau đó trở thành một món cúng dường dâng lên chư Bổn tôn của các uẩn, đại và xứ của đàn tràng thân thể con. Sau đấy, hãy trì tụng các Kinh điển tịnh hóa, thần chú và đà-ra-ni và danh hiệu của chư Phật. Bất cứ thứ gì còn sót lại cần được trao cho những vị khách mời thấp hơn, các tinh linh gây hại mà chúng ta có món nợ nghiệp.

Kế đấy, Ta tiến hành hai hay ba trăm lạy và tụng những lời cầu nguyện từ nhiều Kinh điểnMật điển.

Trong một khóa nhập thất kéo dài, rất tốt cho thân thể nếu tiến hành hai hay ba trăm lạy mỗi ngày. Con cũng cần tụng nhiều lời nguyện, chẳng hạn Phổ Hiền Hạnh NguyệnLời Nguyện Phổ Hiền.

Sau đó, Ta lập tức ngồi xuống và thực hành thiền định cũng như trì tụng Bổn tôn của Ta một cách miên mật. Nhờ đó, Ta có thể hoàn thành các thực hành về nhiều bộ Bổn tôn. Lúc chạng vạng, Ta cử hành một lễ cúng dường tiệc Ganachakra, dâng cúng Torma và hoàn tất các thực hành kết thúc và sự hóa tán của giai đoạn hoàn thiện. Tiếp đấy, Ta dâng nhiều lời cầu nguyện mạnh mẽ để có thể nhận thấy tịnh quang và cũng tụng nhiều lời cầu nguyện, chẳng hạn Tự Nhiên Viên Thành Ước Nguyện, mãnh liệt và không phân biệtbản thân và mọi chúng sinh. Sau một thời khóa thiền định khí, Ta bắt đầu du già giấc ngủ.

Con cần nằm ngủ về bên phải trong tư thế sư tử trong lúc quán tưởng một bông sen đỏ bốn cánh ở luân xa tim. Ở giữa của bông sen này, hãy thấy Bổn Sư của con trong hình tướng Guru Rinpoche. Ngài phóng vô số hào quang tràn ngập căn phòng và soi sáng toàn bộ không gian khắp mười phương. Sau đấy, khi con cảm thấy con đang thiếp đi, hãy nghĩ rằng mọi hiện tượng của vũ trụ tan thành ánh sáng và tan vào đạo sư của con trong luân xa tim. Kế đó, thân thể của con cũng tan thành ánh sáng và tan vào đạo sưchính vị thầy cũng tan thành cầu vồng biến mất dần trong bầu trời. Hãy ngủ thiếp đi trong lúc duy trì trong trạng thái đó.

Bất cứ khi nào thức dậy, Ta không rơi vào sự vô minhnhất tâm giữ sự chú ý tập trung và nhờ làm vậy, Ta có thể đạt được tiến bộ trong thực hành.

Nói ngắn gọn, trong suốt ba năm này, Ta luôn luôn ăn cùng một lượng thức ăn và chỉ đắp một chiếc khăn choàng cốt-tông. Không một lời nào đi qua cánh cửa nhỏ bên trong của ẩn thất và khi những người hộ thất đến, họ không đi qua cánh cửa bên trong đó. Bởi Ta có nhận thức xả ly và chán nản luân hồi cùng một sự tỉnh thức sắc sảo về tính bất định của cái chết, Ta chẳng thốt một lời tán chuyện hay nói chuyện vô nghĩa.

Tuy nhiên, các đệ tử của Ta, khi nhập thất, con có thể đã đặt một dấu hiệu bên cửa, nhưng các ý nghĩ của con thì cứ lang thang; nếu có một tiếng ồn bên ngoài, con hành xử như một người quan sát và con lắng nghe bất kỳ tiếng lảm nhảm nào. Nếu con gặp ai đó tại cánh cửa bên trong, con thảo luận tin tức từ Trung Hoa, Tây Tạng, Mông Cổ và khắp mọi nơi. Sáu giác quan của con lang thang khắp nơi bên ngoài và con đánh mất tất cả sức mạnh của sự nhập thất. Con chạy theo các đối tượng và nhận thức bên ngoài, những thành tựu của con tan biến ở bên ngoài và con mời gọi các chướng ngại vào bên trong. Nếu con rơi vào những thói quen này, thời gian nhập thất của con sẽ trôi qua mà tâm con chẳng có chút tiến bộ nào. Đừng bao giờ rời khóa nhập thất mà chỉ bình phàm như trước kia con đã từng.

Thậm chí nếu con đã dành nhiều năm nhập thất, nếu con thấy rằng tâm con thậm chí trở nên hoang dại hơn trước kia và không hòa quyện với Giáo Pháp, con chỉ lãng phí thời gian của mình.

Con không nên quá căng thẳng (tập trung quá mạnh mẽ) hay quá thư giãn (ngủ thiếp đi hay trở nên hoàn toàn xao lãng khỏi thiền định). Cứ duy trì trong sự đơn giản không thay đổi, sự tươi mới của khoảnh khắc hiện tại, bản tính bất biến của tâm, thứ là vị Phật đích thực.

Con phải phát triển sự quyết tâm để dù đang làm gì, bản tính trọng yếu của tâm con thì không thể diễn tả, vượt khỏi sự hiểu biết, không quá chặt, không quá lỏng; nó vượt khỏi thiền định, tuy nhiên không có chút xao lãng dù nhỏ nhất. Trong lúc nhập thất, dù con ốm yếu, đau đớn hay hấp hối, thực hành các giai đoạn phát triển hay hoàn thiện, biên soạn hay trì tụng những lời cầu nguyện hàng ngày – không thay đổi, thiết lập, chỉnh sửa hay làm hỏng giác tính hiện tại này, con không bao giờ nên rời khỏi nó. Khi con rời khỏi nó, các ý nghĩ khác nhau có thể khởi lên và dưới sức ảnh hưởng của chúng, sự kiêu mạn của việc là “thiền gia vĩ đại” sẽ tăng lên.

Con có thể nghĩ rằng, “Tôi biết Giáo Pháp. Tôi đã gặp gỡ nhiều đạo sư”. Con sẽ vạch trần những lỗi lầm của các đạo hữu, tích lũy của cải và tạo ra các hoàn cảnh phiền nhiễu, để thời gian của con trôi qua khi làm nhiều chuyện nhưng chẳng làm gì đúng đắn. Kẻ ngu dốt sẽ nói rằng, “Anh ta là một người với công đức lớn lao và đem lại vô số lợi lạc cho chúng sinh”. Khi con bắt đầu ăn bột Tsampa[11] được cúng dường [để làm] Torma, đó sẽ là một dấu hiệu chắc chắn rằng ma vương đã sở hữu con.

Như người ta thường nói:

‘Hướng tâm con về với Giáo Pháp.

Hướng Giáo Pháp về cuộc đời thanh đạm, khiêm nhường.

Hướng cuộc đời thanh đạm, khiêm nhường này về ý nghĩ về cái chết.

Hướng cái chết xảy ra ở một địa điểm hiu quạnh.’

Tất cả những hành giả của Giáo Pháp cần xem bốn cam kết này của chư vị Kadampa tôn quý như là ngọc báu vương miện của họ và các chướng ngại (ma vương) sẽ không thể cản trở họ.

Vứt bỏ tất cả những ý nghĩ khác, con chỉ nên quan tâm đến Giáo Pháp. Con không cần nghĩ về của cải, danh tiếngquyền lực, mà chỉ nên vun bồi sự khiêm nhường. Hãy làm điều này không chỉ trong vài tháng nhập thất mà trong trọn cuộc đời, cho đến khoảnh khắc cái chết xảy đến. Khi cái chết xảy đến, sẽ là vô ích khi ở cùng nhiều người thế tục; tốt hơn là chết trong một hang động trống không, nhất tâm miệt mài trong thực hành tâm linh. Với cấu trúc tâm như vậy, các chướng ngại của ma vương sẽ chẳng có chỗ nào để tóm lấy con.

Hơn thế nữa, nếu con nói về các kinh nghiệm, chứng ngộ hay giấc mơ, bàn tán những tin tức về Giáo Pháp và các khó khăn của những thực hành nhập thất của con hay đề cập đến lỗi lầm của những vị trong cùng truyền thừa và có cùng tri kiến với con với những người không có cùng thệ nguyện Samaya, lấy ví dụ, thì các thành tựu của con sẽ tan biến và hành vi này sẽ chỉ để phơi bày lỗi lầm của chính con. Vì thế, hãy khiêm cung, hòa thuận với mọi người, mặc quần áo rách rưới và đừng bận tâm đến các vấn đề thế tục. Trong sâu thẳm con người con, con không nên sợ hãi ngay cả Tử Thần.

Đừng đánh mất điều mà con đã đạt được bằng cách than phiền rằng, “Tôi đã nhập thất lâu như vậy nhưng chẳng bao giờ nhận được kinh nghiệm hay chứng ngộ nào; bạn không nên mong chờ bất kỳ kết quả nào từ thực hành này!”. Hãy thực hành với niềm hoan hỷ lớn lao. Cùng lúc, con cần hoàn toàn thoát khỏi hy vọngsợ hãi, nghĩ rằng, “Nếu cái chết xảy đến hôm nay, tôi vẫn tự tin”.

Bên ngoài, bằng cách xuất hiện thậm chí còn an bình hơn cả Vua Thiên Nga, Yulkhor Sung[12], con cần có thể gây ấn tượng tích cực với người khác.

Nếu bên ngoài con tự-kiểm soát và hòa nhã trong khi bên trong, con có sức mạnh và sự tin tưởng về thực hành của mình, đã chuyển hóa bản thân, con sẽ có khả năng chuyển hóa chúng sinh khác. Con cần có thể khiến cho người ta nghĩ rằng, “Ồ, một hành giả Giáo Pháp cần phải giống như anh ấy”.

Nói ngắn gọn, ai đó thực hành Giáo Pháp chỉ nên nương tựa bản thân và không nên nhận lời khuyên từ bất kỳ ai ngoại trừ một đạo sư chân chính. Thậm chí lời khuyên của cha mẹ, dù chân thật đến đâu, sẽ không đúng. Hãy giống như thú hoang sổ lồng.

Con cần liên tục kiểm tra xem liệu con có thành công trong việc sử dụng giáo lý để điều phục những cảm xúc phiền não của con hay không. Nếu bất kỳ thực hành nào có kết quả trái ngược, làm tăng những cảm xúc phiền não của con và sự ích kỷ, nó không thích hợp với con và con cần từ bỏ nó. Khi con đã bắt đầu thực hành, đừng tuân theo lời khuyên của bất kỳ ai. Hãy giống như con thú hoang nhảy ra khỏi bẫy và chạy nhanh nhất có thể. Con phải hoàn toàn thoát khỏi luân hồi, chứ không phải nửa trong nửa ngoài.

Khi con đang thực hành nhập thất, đừng phá vỡ hứa nguyện; hãy giống như cây cọc cắm vào đất cứng, được đóng vững chắc. Nếu con nhận tin xấu hoặc nếu các hoàn cảnh xấu xảy ra, đừng hoảng sợ; con cần mù tịt như người điên.

Khi con đã bắt đầu thực hành, hãy rất mạnh mẽ và ổn định. Con cần sở hữu lòng quyết tâmsức mạnh bên trong đến mức con sẽ không phá vỡ lời hứa duy trì nhập thất dù phải đánh đổi mạng sống. Nếu người ta chỉ trích con, đừng mất sự hăng hái. Nếu họ tán dương con, đừng phấn khích về điều đó. Hãy giống như người điên, kẻ chẳng quan tâm xem liệu người ta nói điều tốt hay xấu. Đừng để bất cứ điều gì ảnh hưởng đến lòng quyết tâm của con.

Khi con ở cùng nhiều người, đừng để chính niệm của con sa ngã về những thứ bình phàm.

Khi con thấy bản thân giữa một đám đông, đừng bao giờ đánh mất chính niệm. Hãy duy trì trạng thái của sự đơn giản không tạo tác và nhớ những chỉ dẫn của đạo sư.

Con cần giống như một người mẹ bị tách khỏi đứa con mới sinh. Một người phụ nữ vừa sinh con cực kỳ yêu thươngân cần với đứa bé; và nếu ai đó lấy đứa bé đi dù chỉ trong thời gian ngắn, bà ấy không thể ngừng suy nghĩ về con. Giống như vậy, con không nên rời khỏi chính niệm và sự cảnh giác.

Con cần rèn luyện trong việc nhìn nhận mọi sự tồn tại hiện tượngvô cùng thanh tịnh.

Đừng phân biệt giữa hiện tượng thanh tịnhbất tịnh; hãy cứ nhận ra sự thanh tịnh vô cùng nguyên sơ của vạn pháp.

Khi con thiền định về khí và giai đoạn hoàn thiện, con không bao giờ được đánh mất sự tập trung, giống như người xâu kim. Thậm chí nếu cái chết có xảy đến một cách bất ngờ, không có bất kỳ buồn bã hay hối tiếc nào và chẳng còn gì chưa hoàn thành trong tâm, con cần giống như con đại bàng bay vút lên bầu trời.

Thậm chí nếu cái chết giáng xuống con hôm nay như tia sét, con phải sẵn sàng chết mà không buồn bã hay hối tiếc, không còn chút bám víu vào điều gì bị bỏ lại đằng sau. Duy trì trong sự nhận ra tri kiến, con cần rời bỏ đời này như chim đại bàng bay vút vào bầu trời xanh.

Khi chú đại bàng bay lên bầu trời bao la, nó không bao giờ nghĩ rằng, “Cánh của tôi sẽ không thể nâng đỡ tôi; tôi sẽ không thể bay xa đến thế”. Giống như vậy, khi hấp hối, hãy nhớ đạo sư của con và những chỉ dẫn của Ngài và trung thành với chúng với sự tin tưởng trọn vẹn.

Nếu con có bảy điểm trọng yếu này, con sẽ đạt được thành tựu rốt ráo của những Đấng Chiến Thắng, chư Phật của quá khứmong ước của Ta sẽ được viên thành. Như thế, các con sẽ khiến đời người này trở nên ý nghĩa và đã bước qua cánh cửa của Giáo Pháp thù thắng, con sẽ đạt được kết quả cuối cùng.

Trong tất cả những cúng dường con có thể dâng lên bậc thầy, không có gì làm hài lòng Ngài hơn sự hành trì tâm linh chân chính. Bởi lẽ đó, để hoàn thành những mong ước của Ngài và khiến đời người này trở nên ý nghĩa, hãy bước vào con đường của Giáo Phápthực hành theo những chỉ dẫn của đạo sư.

A la la ho!

Ta, Dzogchenpa Longchen Namkhai Naljor, vị Yogi của Hư Không Bao La, đã viết lời khuyên chân thành này, dựa trên kinh nghiệm của bản thân, cho hành giả Yogi oai hùng Jalu Dorje, “Thân Cầu Vồng Kim Cương”, người đã trở thành bình chứa xuất sắc cho Mật thừa nhờ niềm tin và lòng sùng mộ. Ta yêu cầu tất cả các con giữ nó bên gối.

Nếu con có thể thực hành theo những chỉ dẫn cốt tủy này, con sẽ luôn luôn hòa hợp với Giáo Pháptrở thành một hành giả hoàn toàn thanh tịnh. Đó là lý do Tổ Jigme Lingpa nói lúc kết thúc bản văn này là hãy “giữ nó bên gối”, nghĩa là hãy đặt nó gần bên và đọc đi đọc lại nhiều lần. Hãy cố gắng hành xử theo nó mỗi ngày, hoan hỷcầu nguyện đến bậc thầy để có thể làm tốt hơn nữa vào hôm sau.

Nếu con làm trái với những chỉ dẫn này, hãy nhận ra lỗi lầm, dâng lên sự sám hối, trì tụng thần chú trăm âm của Đức Kim Cương Tát Đỏa và thề rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra lại. Đừng bao giờ rời xa giáo lý này. Hãy nghĩ về nó như một vị giữ kỷ luật, người dõi theo các hành động của con và nhớ rằng đây là tinh túy của tất cả những gì cần thực hành.

Mặc dù Tổ Jigme Lingpa đã hòa tan thân vật lý của Ngài vào cõi giới tuyệt đối của Pháp thân, những chỉ dẫn tâm linh mà Ngài để lại sánh ngang với sự hiện diện thực sự của Ngài với những vị thấu triệt chúng. Nếu con cố gắng áp dụng những giáo lý này, dù cho con chưa thành công lúc bắt đầu, con chắc chắn sẽ thành công bằng cách bền bỉ. Chẳng có gì không thể làm chủ được nhờ sự chăm chỉ. Vì thế, thực hành hay không thì tùy thuộc vào con.

• • •

Dilgo Khyentse Rinpoche đã ban những giáo lý này vào ba dịp: hai lần ở Pháp vì lợi ích của những vị sắp bước vào một khóa nhập thất ba năm và một lần ở Nepal, tại Tu viện Shechen, theo thỉnh cầu của hành giả Lobsang Dorje. Bản chép lại hiện nay dựa trên phiên bản đầu tiên được ban ở Pháp, kèm theo vài đoạn trích từ những giáo lý được ban ở Nepal.

Những giáo lý này được chuyển dịch [sang Anh ngữ] bởi Matthieu Konchog Tenzin, do Patricia Deakins ghi chép lại và hiệu đính ban đầu bởi John Deweese, Nur Richard và Shirin Gale. Chúng được Kendra Crossen hiệu đính lại cho phiên bản này. Bản văn gốc của Tổ Jigme Lingpa được David Christensen chuyển dịch và chỉnh sửa đôi chút cho phiên bản hiện tại.

 

Nguồn Anh ngữ: A Wondrous Ocean of Advice for the Practice of Retreat in Solitude – Commentary by Dilgo Khyentse Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[4] Theo Rigpawiki, Richo – nghĩa đen “Giáo Pháp Trên Núi”, một kiểu bản văn, thường tập trung vào những chỉ dẫn để thực hành nhập thất. Có nhiều bản văn thuộc về kiểu này và thường đơn giản được biết đến bằng tên gọi này, bao gồm Thuật Giả Kim Của Chư Thành Tựu Giả của Dudjom Rinpoche và những bản văn nổi tiếng do Tổ Dolpopa Sherab Gyaltsen và Tổ Karma Chakme soạn.

[5] Theo Rigpawiki, Tổ Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158) – một đạo sư Sakya vĩ đại, người được Bồ Tát Văn Thù phát lộ giáo lý được biết đến là Xa Lìa Bốn Bám Chấp. Ngài là vị đầu tiên trong năm trưởng lão Sakya và là vị trì giữ Pháp tòa thứ ba của Tu viện Sakya. Ngài là con trai của Tổ Khon Konchok Gyalpo và là cha của Sonam Tsemo và Jetsun Drakpa Gyaltsen.

[6] Drolthig Nyengu liên quan đến một khẩu truyền đặc biệt mà Tổ Jigme Lingpa nắm giữ, thứ liên quan đến pho Terma được phát lộ bởi Trengpo Terton Sherap Oser (1518-1584). Tu viện Palri ở trung tâm Tây Tạng, nơi Tổ Jigme Lingpa sống như một tu sĩ tập sự, tuân theo truyền thống của Trengpo Terton. Dilgo Khyentse Rinpoche có vài bản văn được Tổ Jigme Lingpa biên soạn về thực hành pho giáo lý Drolthig này, thứ không còn sự trao truyền và không nằm trong các trước tác được tuyển tập của Tổ Jigme Lingpa.

[7] Điều này cho thấy rằng Ngài đã kiểm soát tinh túy trọng yếu và bụng của Ngài trông giống một chiếc bình tròn, lớn, một dấu hiệu vật lý đến từ việc đã tiến hành rất nhiều thực hành khí này.

[8] Chúng liên quan đến các bước khác nhau trong việc tiến hành thiền định về Bổn tôn trí tuệ trong khi quán tưởng Bổn tôn và trì tụng thần chú. Các bước đầu tiên giống như tiếp cận ai đó mà chúng ta chưa biết rõ. Sau một lúc, nhờ sự làm quen và nhận ra rằng Bổn tôn trí tuệ không khác với Phật tính của chúng ta, mọi thành tựu thông thường và siêu việt đều có thể đạt được.

[9] Torma nước (chu-tor), Sám Hối Lỗi Lầm (tung-shak), Tự Nhiên Viên Thành Ước Nguyện (sampa lhundrub) – một lời cầu nguyện đến Đạo Sư Liên Hoa Sinh, Phật Đỉnh Tôn Thắng (Tsug-tor Nam-gyal) – một lời cầu nguyện tịnh hóa và Thân Trí Tuệ Thù Thắng (Ye-she Ku-chog) – một lời sám hối được trì tụng để sửa chữa các vi phạm thệ nguyện Samaya.

[10] Kinh điển để tịnh hóa các món cúng dường nhận được: yon sbyong gi mdo.

[11] Theo Rigpawiki, Tsampa là bột lúa mạch xay, thứ được trộn với bơ, thịt Yak và trà và tạo thành nguyên liệu chính của người Tây Tạng.

[12] Một Bồ Tát đã hóa hiện trong cõi súc sinh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.