Lịch sử cô đọng về những hoạt động giác ngộ của Đức Orgyen Padma

21/01/20193:17 SA(Xem: 15404)
Lịch sử cô đọng về những hoạt động giác ngộ của Đức Orgyen Padma

LỊCH SỬ CÔ ĐỌNG VỀ
NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÁC NGỘ CỦA ĐỨC ORGYEN PADMA
Orgyen Lingpa[1] kết tập

 

Đức Orgyen Padma
Trong ngôn ngữ Uddiyana: Buddha Dharma Sangha Dhaya.

Trong ngôn ngữ Tây Tạng: Sangye Cho Dang Gendun La Taktu Gupe Chaktsal Lo.

[Cung kính đỉnh lễ Phật, Pháp và Tăng!]

 

Câu chuyện này là một giáo lý về cuộc đờisự giải thoát của Đức Liên Hoa Sinh,

đấng dẫn dắt chúng sinh, vị sinh ra vì lợi ích của những kẻ cần được điều phục.

Đó là một câu chuyện để bảo vệ những kẻ tận tụy, may mắnthông minh[2].

 

EMAHO!

Trong ngôi chùa Samye ba tầng,

những cúng phẩm được Hoàng Tử Mutri Tsenpo dâng lên

Đạo Sư Liên Hoa Sinh, vị an tọa trên tòa lụa chín tầng,

Trụ Trì Tịch Hộ[3], vị an tọa trên tòa lụa năm tầng,

và ba dịch giả chính yếu, đứng đầu là Vairochana[4],

những vị an tọa trên nệm lụa bên phải và trái.

Hoàng Tử cúng dường vô số châu báu quý giá

và sau khi đỉnh lễ nhiều lần, đã nói những lời sau:

 

“EMAHO!

Hỡi trưởng tử vĩ đại của Đấng Chiến Thắng, bậc thấu suốt ba thời –

Vua cha của con, Đức Trisong Deutsen, đã băng hà,

và Ngài, ngọn đèn của giáo lý, sắp rời đến vùng đất của loài La Sát,

trong khi chúng con, dân chúng Tây Tạng, thọ mạng ngắn ngủi, lại nhiều xao lãng.

Bởi vậy, trong thời kỳ cuối cùng này, vì những vị còn lại,

Con thỉnh cầu một giáo lý cô đọng về ý nghĩa của Giáo Pháp linh thiêng

một lời cầu nguyện đến Ngài, Đạo Sư của chúng con,

một tóm tắt về cuộc đờisự giải thoát của Ngài!”.

 

Sau đó, Đạo Sư đáp rằng:

“Này Mutri Tsenpo, hãy lắng nghe thật kỹ!

Đây là giáo lý cô đọng của Ta vì lợi lạc của tương lai.

 

EMAHO!

Câu chuyện về cuộc đờisự giải thoát của Ta

mô tả tất cả những điều sau đây:

Tám người cha trao sinh mạng, tám người mẹ thụ thai Ta,

tám người con được hóa hiện, tám điểm đến,

tám nơi cư ngụ, tám đạo sư mà Ta theo chân,

tám linh kiến Bổn tôn, tám dấu hiệu thành tựu,

tám nghĩa địa vĩ đại, tám đệ tử nắm giữ truyền thừa của Ta,

tám nơi cô tịch, tám vị phối ngẫu được quý mến,

tám hành động giác ngộ, tám địa điểm kho tàng ẩn giấu,

tám truyền thừa thực hành sâu xa, tám vị phát lộ kho tàng, những Pháp Chủ.

 

EMAHO!

Đầu tiên, những hình tướng Đạo Sư mà Ta hóa hiện gồm tám:

Thiết lập tất cả hữu tình chúng sinh trong tam giới vào đại lạc, Ta là Đạo Sư Liên Hoa Sinh [Pema Jungne].

Chúa tể của giáo lý, vị Pháp Chủ, Ta là Đạo Sư Liên Hoa Lai Nguyên [Padmasambhava].

Không bị vấy bẩn bởi lỗi lầm, hiện thân của Tam Tạng, Ta là Đạo Sư Liên Hoa Vương [Pema Gyalpo].

Hiện thân hoàn hảo của mọi hỷ lạc, Ta là Đạo Sư Kim Cương Phẫn Nộ Cuồng [Dorje Drolo].

Sự bình đẳng của mọi thừa, tràn khắp hư không, Ta là Đạo Sư Nhật Quang [Nyima Ozer].

Tổng nhiếp tất cả tám hóa hiện trong một hình tướng, Ta là Đạo Sư Thích Ca Sư Tử [Shakya Senge].

Tuyên thuyết Giáo Pháp khắp sáu cõi, Ta là Đạo Sư Sư Tử Hống [Senge Dradrok].

Biết tất cả hiện tượng, Ta là Đạo Sư Thánh Chủng Trí [Loden Chokse].

Điều này kết thúc chương đầu tiên, Tám Hóa Hiện Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ hai, tám người cha trao sinh mạng của Ta:

Người cha biết sự hợp nhất phổ quát của hư khônggiác tínhPháp thân Phổ Hiền Như Lai.

Người cha đã từ bỏ sự hiển bày của sinh và tử là Đấng Bảo Hộ Vô Lượng Thọ.

Người cha, chúa tể của mọi vị cao quý và sáu loài chúng sinh, là Phật Vô Lượng Quang.

Người cha, gốc rễ của Giáo Pháp, tâm Bồ đề, là Báo thân Đại Bi[5].

Người cha, Tổ của Tăng đoàn, nền tảng của Giáo Pháp, là Hóa thân Thích Ca Mâu Ni.

Người cha, vị vua với dòng dõi vĩ đại, là Vua Indrabodhi[6].

Người cha, vị đầu tiên chào đón Ta, là thượng thư tâm linh Trigunadhara[7].

Người cha trao cho Ta lời khuyên từ ái là ‘Thánh Kim Quang’[8].

Điều này kết thúc chương thứ hai, Tám Người Cha Trao Sinh Mạng Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ ba, tám người mẹ trao sinh mạng, người đã thụ thai Ta:

Người mẹ của Hồ Dhanakosa[9] là tâm của bông sen.

Người mẹ của đại lạc không thiết lậpPhổ Hiền Mẫu vô cấu.

Người mẹ tán thán hình tướng Hóa thân của Ta là Kim Cương Du Già Nữ.

Người mẹ vinh danh Ta là vị cai quản thế gian là hoàng hậu Quang Trì Thiên Nữ[10].

Người mẹ của các nghĩa địa, vị cùng Ta tiến hành hoạt động du-già, là Kim Cương Hợi Mẫu vinh quang.

Người mẹ ban tặng bốn quán đỉnhNi sư Khánh Hỷ Cầu Nguyện[11].

Người mẹ giao phó cho Ta giáo lý Kagye là Không Hành Nữ Hành Động Lực Nữ[12]

Người mẹ trồng cây sinh lực của giáo lý là Thánh Cứu Độ Mẫu Tara.

Điều này kết thúc chương thứ ba, Tám Người Mẹ Thụ Thai Ta.

 

EMAHO!

Thứ tư, tám người con được hóa hiện của Ta:

Người con hướng Tây Tạng về với Thánh Pháp là Vua Pháp Songtsen Gampo.

Người con hoằng dương giáo lý thù thắng là Vua Pháp Trisong Deutsen.

Người con bảo vệ để Thánh Pháp không biến mất là Hoàng Tử Mutri Tsenpo.

Người con giữ gìn Giáo Pháp chân chính là thần dân Lu’i Wangpo[13].

Người con xoa dịu và dẹp tan bạo lực là Acharya Krishna xứ Ấn Độ[14].

Người con chấn hưng Giáo Pháp là đấng bảo hộ quy y trong thời đại suy đồi, Jowo Atisha.

Người con điều phục các đệ tử tùy theo căn cơ của họ là Tilo Prajnapara[15].

Người con giữ gìn giáo lý của những thiền gia vĩ đại là thầy thuốc Chandragomin[16].

Điều này kết thúc chương thứ tư, Những Người Con Được Hóa Hiện Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ năm, tám đích đến của Ta:

Ta du hành đến Uddiyana, nơi Ta chào đời trong một hồ nước.

Ta du hành đến Zahor, nơi Ta hành xử như một hoàng tử.

Ta du hành đến vùng đất của dị giáo, nơi Ta đánh bại bốn ma vương.

Ta du hành đến Vaisali, nơi Ta hiển bày các thần thông.

Ta du hành đến Kashmir, nơi Ta lắng nghe và quán chiếu.

Ta du hành đến Khotan, nơi Ta làm lợi lạc chúng sinh.

Ta du hành đến Nepal, nơi danh tiếng của Ta không thể phủ định.

Ta du hành đến Tây Tạng nhờ sức mạnh của đại nguyện quá khứ.

Điều này kết thúc chương thứ năm, Tám Đích Đến Của Ta.

 

Emaho!

Thứ sáu, tám nơi cư ngụ của Ta:

Ta sống ở Ma Kiệt Đà, nơi Ta thiết lập Tam Tạng giáo lý.

Ta sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Ta tuân theo giới luật tu sĩ.

Ta sống trong những khu rừng dễ chịudanh tiếng lan khắp mười phương.

Ta sống nơi quê hương, duy trì thoát khỏi sự thiên vị.

Ta sống ở Simhala[17]rèn luyện về Bồ đề tâm.

Ta sống trong Rừng Liễu Ảm Đạm[18], nơi Ta từ bỏ chấp ngã.

Ta sống trong động ở Yangleshod, nơi Ta thu hút tam giới.

Ta sống trong chùa trung tâm của Samye theo lời thỉnh mời của Đức Vua.

Điều này kết thúc chương thứ sáu, Tám Nơi Cư Ngụ Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ bảy, tám đạo sư mà Ta theo chân:

Ta theo chân Đức Sri Simha[19] vĩ đại, vị trao cho Ta giáo lý Đại Viên Mãn.

Ta theo chân học giả Ấn Độ Prabhahasti[20], vị truyền giới và trao cho Ta y tu sĩ.

Ta theo chân thủ lĩnh Không Hành Nữ Lekyi Wangmo[21], vị trao cho Ta Tám Kagye – an bìnhphẫn nộ.

Ta theo chân vua của sáu cõi Pundarika[22], vị trao cho Ta tất cả giáo lý Thời Luân.

Ta theo chân Đức Vimalamitra[23] ở Kashmir, vị trao cho Ta Cam Lồan bìnhphẫn nộ.

Ta theo chân Đức Manjushimitra[24] ở Simhala, vị trao cho Ta Văn Thùan bìnhphẫn nộ.

Ta theo chân Đức Nagajunagarbha ở Zahor, vị trao cho Ta Liên Hoaan bìnhphẫn nộ[25].

Ta theo chân Đức Dhanasamskrta ở Nalanda, vị trao cho Ta Mamo – an bìnhphẫn nộ[26].

Điều này kết thúc chương thứ bảy, Tám Đạo Sư Mà Ta Theo Chân.

 

EMAHO!

Thứ tám, tám linh kiến Bổn tôn của Ta:

Khi khai mở tám đàn tràng Kagye, Ta đạt các thành tựu của từng nghi quỹ.

Sau đó, tại mỗi nơi thuộc tám nghĩa địa đáng sợ, Ta có một linh kiến:

Tại Rừng Lành[27], nhờ nghi quỹ Cam Lồ, Ta có linh kiến về chư Bổn tôn Phẩm Tính Cam Lồ.

Tại Động Đại Hum[28], nhờ nghi quỹ Đấng Vinh Quang, Ta có linh kiến về chư Bổn tôn Tâm Thanh Tịnh.

Tại Rừng Đáng Sợ[29], nhờ nghi quỹ Đại Oai Đức, Ta có linh kiến về chư Bổn tôn Thân Văn Thù.

Tại Đồi Liên Hoa[30], nhờ nghi quỹ Mã Đầu, Ta có linh kiến về chư Bổn tôn Khẩu Liên Hoa[31].

Tại Rừng Thây Ma[32], nhờ nghi quỹ Phổ Ba Kim Cương, Ta có linh kiến về chư Bổn tôn Hoạt Động Phổ Ba.

Tại Đồi Tự Nhiên[33], nhờ nghi quỹ Mamo, Ta có linh kiến về chư Bổn tôn Sai Khiển Mamo[34].

Tại Đại Lạc Phổ Quát[35], nhờ nghi quỹ Chư Tôn Thế Tục, Ta có linh kiến về chư Tôn Cúng Dường Tán Thán Thế Tục[36].

Tại Đồi Loka[37], nhờ nghi quỹ Mật Chú Phẫn Nộ, Ta có linh kiến về chư Bổn tôn Mật Chú Phẫn Nộ[38].

Điều này kết thúc chương thứ tám, Các Nghi Quỹ Được Thực Hành Trong Tám Nghĩa Địa.

 

EMAHO!

Thứ chín, tám dấu hiệu thành tựu của Ta:

Bị Vua Uddiyana trục xuất đến vùng biên giới, Ta hiển bày dấu hiệu của sự điều phục bằng cách kiểm soát toàn bộ tập hội Không Hành Nữ.

Bị Vua Ấn Độ đâm bằng cọc, Ta hiển bày dấu hiệu của việc thân thể không bị tổn thương.

Bị vua dị giáo ném xuống sông, Ta hiển bày dấu hiệu của việc không bị ảnh hưởng bởi nước.

Bị Vua Zahor thiêu sống, Ta hiển bày dấu hiệu của việc không bị ảnh hưởng bởi lửa.

Quốc Sư cho Đức Vua[39] tại Samye, Ta hiển bày dấu hiệu của sự điều phục bằng cách kiểm soát tám bộ tinh linh.

Khi Đức Vua chần chừ về việc đỉnh lễ Ta, Ta dùng thần thông khiến áo Đức Vua bốc cháy, hiển bày dấu hiệu của sự siêu việt hơn.

Khi những thượng thư xấu ác tung tin đồn, Ta hiển bày dấu hiệu của việc làm mất năng lực, gây tê liệt và tiêu diệt.

Khi điều phục ma quỷ phía Tây Nam, Ta hiển bày dấu hiệu của việc thiết lập chúng trong Giáo Pháp.

Điều này kết thúc chương thứ chín, Tám Dấu Hiệu Thành Tựu Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ mười, tám đệ tử của Ta, những vị nắm giữ truyền thừa Giáo Pháp:

Namkhai Nyingpo, vị cưỡi trên tia sáng mặt trời,

Sangye Yeshe, vị cắm dao Phổ Ba vào đá cứng,

Ngenlam Gyalchok, vị cất tiếng hý của ngựa,

Yeshe Tsogyal, vị hồi sinh người chết,

Drogmi Palgyi, vị bắt Mamo làm đầy tớ,

Langchen Senge, vị chế ngự tinh linh kiêu ngạo,

Vairochana, vị chứng ngộ sánh ngang Đức Orgyen,

quốc vương cai trị[40], vị phóng những hóa hiện của chính Ngài.

Điều này kết thúc chương thứ mười, Tám Đệ Tử Hiển Bày Thần Thông Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ mười một, tám nơi cô tịch của Ta, như được tiên đoán:

Samye Chimpu, Lhodrak Kharchu,

Drakyi Yangdzong, Yarlung Shelphuk,

Dragmar Yamalung, Monka Sri Dzong,

Senge Dzong và Paro Taktsang.

Điều này kết thúc chương mười một, Tám Nơi Cô Tịch Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ mười hai, tám vị phối ngẫu được quý mến của Ta:

Công chúa Ấn Độ Mandarava,

Đệ tử xứng đáng Yeshe Tsogyal,

Thị giả thù thắng Chog-ro Za-dron,

Tín đồ thù thắng Mar-gyen Za-tso,

Bốn công chúa hoàng gia tôn quý –

Shalkar Tsedron, chứng ngộ thù thắng,

Lhacham Tromgyal, ưu việt về đất đai và sự giàu có,

Lhacham Pemase, nắm giữ trái tim đức vua,

Nujin Sale, nắm giữ trái tim hoàng hậu.

Điều này kết thúc chương mười hai, Tám Vị Phối Ngẫu Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ mười ba, tám hành động giác ngộ của Ta:

Không tham luyến luân hồi, Ta tự tại tham gia các thú vui khác nhau.

Sánh ngang với tất cả chư Phật, Ta hiển bày các thần thông khác nhau.

Tham gia vào giới luật du-già, Ta hoàn thành thực hành hồi sinh người chết.

Giảng dạy Giáo Pháp cho những chúng sinh lang thang, Ta hành xử như là mẹ và cha.

Đánh bại tập hội ma vương, Ta vun bồi tâm giác ngộ của Đức Phật.

Chuyển Pháp luân, Ta đi khắp vùng đất Tây Tạng.

Hoằng dương giáo lý rộng khắp, Ta chôn giấu vô số kho tàng Terma.

Điều phục loài La Sát, Ta thiết lập thế giới trong hỷ lạchạnh phúc.

Điều này kết thúc chương mười ba, Tám Hành Động Giác Ngộ Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ mười bốn, tám địa điểm kho tàng ẩn giấu của Ta:

Ta chôn giấu kho tàng tâm, thấy trước nhu cầu của những thời kỳ khác nhau.

Ta chôn giấu kho tàng bí mật, thứ đem đến sự xác quyết khi thấy và nghe.

Ta chôn giấu kho tàng sâu xa bằng chữ viết biểu tượng trên cuộn kinh vàng.

Ta chôn giấu kho tàng tái-chôn giấu[41], tuyệt diệulạ kỳ.

Ta chôn giấu kho tàng của cải để bảo vệ khỏi sự nghèo đói.

Ta chôn giấu kho tàng nhỏ để điều phục chúng sinh theo những cách khác nhau.

Ta chôn giấu hai kho tàng không thể phân loại.

Ta chôn giấu kho tàng tâm yếu để bảo vệ tất cả những điều quý báu.

Điều này kết thúc chương mười bốn, Tám Địa Điểm Kho Tàng Ẩn Giấu Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ mười lăm, tám truyền thừa thực hành sâu xa của Ta[42]:

Chúng bao gồm bốn tuyển tập và bốn phần:

Đầu tiên, bốn tuyển tập gồm:

Tuyển Tập Đạo Sư Kagye,

Tuyển Tập Bổn Tôn Kagye,

Tuyển Tập Không Hành Kagye,

Tuyển Tập Hộ Pháp Kagye.

Bốn phần gồm:

Mặt Trời Đại Viên Mãn,

Các Giai Đoạn Bước Vào Mật Chú,

Minh Chú Đạo Sư Phẫn Nộ,

Phật Mẫu Phẫn Nộ Đen Cao Quý.

Điều này kết thúc chương mười lăm, Tám Truyền Thừa Thực Hành Sâu Xa Của Ta.

 

EMAHO!

Thứ mười sáu, tám vị phát lộ kho tàng của Ta, những Pháp Chủ:

Tám vị này là hóa hiện của tám đại Bồ Tát:

Orgyen Lingpa ở trung tâm[43],

Dorje Lingpa phía Đông,

Rinchen Lingpa phía Nam,

Padma Lingpa phía Tây,

Karma Lingpa phía Bắc,

Samten Lingpa cùng Nyida Lingpa,

Shikpo Lingpa và Terdak Lingpa.

Tám vị phát lộ kho tàng vĩ đại này sẽ là những hóa hiện của chính Ta, Đức Orgyen.

Điều này kết thúc chương mười sáu, Tám Vị Phát Lộ Kho Tàng Của Ta, những Pháp Chủ.

 

EMAHO!

Này Đức Vua vĩ đại, hãy lắng nghe thật kỹ!

Ta, Liên Hoa Sinh, sở hữu ngũ thông thông thường, ngũ thông tương lai, ngũ thông quá khứ, ngũ thông hiện tạingũ thông vô lượng.

Với những điều này, Ta biết và hiểu.

Trước kia, Ta vốn là Phật Vô Lượng Quang A Di Đà, Đấng Bảo Hộ Quan Âm của Núi Phổ ĐàLiên Hoa Sinh của Dhanakosa. Mặc dù mỗi vị này khởi lên là sự hiển bày của tam thân, chư vị rốt ráo là bất khả phân.

An trụ trong Pháp giớiPhổ Hiền Như Lai; ở cõi Mật Nghiêm[44]Kim Cương Trì vĩ đại; và ở Bồ Đề Đạo Tràng chính là Đại Thánh Giả[45]. Bất khả phân, chư vị tự nhiên hiện hữu trong chính Ta, Đức Orgyen.

Vì thế, hãy luôn luôn cầu nguyện đến Ta!

Những hậu duệ của Đức Vua sẽ gồm một trăm mười ba [thế hệ]; sau đó, một hoàng đế Tartar từ Trung Hoa sẽ dẫn dắt quân đội xâm chiếm Tây Tạng, tàn phá đất đai và dân chúng, và phá hủy chùa chiền của Ta.

Khi ấy, sẽ xuất hiện người đàn ông được biết đến là Sakya, một hóa hiện của Ta.

Trong vùng Tod[46], sẽ có một người đàn ông tên là Jampal và một phụ nữ tên là Drolma.

Họ sẽ sinh ra một người con trai tên là Kunga Gyaltsen, Đấng Bảo Hộ Cao Quý Của Chúng Sinh.

Vị ấy sẽ xây dựng lại chùa chiền của Ta và hoằng dương giáo lý Mật Chú Thừa rộng khắp, đem hạnh phúcan lành đến với dân chúng Tây Tạng.

Sau đấy, những vị vua tham lam sẽ lên ngôi, vài vị hành xử như là vua Pháp trong khi số khác như ma quỷ.

Vài vị vua sẽ thiết lập luật lệ của Giáo Pháp, trong khi số khác sẽ phá hủy.

Trong những thời kỳ này, dân chúng sẽ liên tục chìm nổi.

Một hóa hiện của Atisha, được Đức Phật tiên đoán và nổi danh là Lobzang, sẽ xuất hiện trong những rặng núi Do Kham[47]. Nhờ vị ấy, hạnh phúcan lành sẽ lại ló rạng trên vùng đất Tây Tạng này và những vị thiện đức sẽ lấy lại lòng dũng cảm.

Một pháo đài sẽ được xây dựng ở Hạ Nyang thuộc Nyima Do và một ngôi chùa sẽ được xây dựng trên núi đỏ ở Lhasa.

Sau đấy, hóa hiện của Ta, Orgyen Lingpa, sẽ xuất hiệnphát lộ hai mươi lăm kho tàng”.

 

Nghe vậy, Đức Vua bắt đầu khóc.

Đỉnh lễ nhiều lần và cúng dường một Mandala, Đức Vua hỏi rằng:

“Đấng Dẫn Dắt Chúng Sinh, Đạo Sư Vĩ Đại, trong tương lai, điều gì sẽ xảy đến với dòng dõi của con và sự an lành của dân chúng Tây Tạng. Hỡi Đại Sư, xin hãy cho con biết những điều này”.

Sau đấy, Đức Vua cung kính đỉnh lễ.

 

Đạo Sư vĩ đại đáp rằng: “Từ nay trở về sau, dòng dõi hoàng gia của con ở Tod sẽ bắt đầu biến mất giống như lớp sương mờ trên gương.

Một vị vua mới sẽ xuất hiện, hóa hiện Bồ Tát siêu phàm, với những đặc tính được tìm thấy trong Kinh Hiền Kiếp[48].

Vị vua mặt tàn nhang này sẽ cai quản những thành phố lớn của Tây Tạngmặt trời hạnh phúc sẽ thoáng qua mà chẳng để lại bóng.

Tuy vậy, trong những năm Ngọ, Mùi và Thân, quân đội Trung Hoa sẽ đến.

Trong năm Thủy Thân Đực, sẽ có một doanh trại quân đội ở Yarlung[49].

Cuối cùng, Tây Tạng sẽ bị Trung Hoa cai quản.

Các gia đình sẽ trở nên bất hòa và sẽ có chiến tranh ở bên ngoài.

Ở Bumthang[50], mọi khu vực của vương quốc sẽ gặp phải một sự thất bại.

 

Sau đó, một hóa hiện của Ta sẽ trở lại để bảo vệ Giáo Pháp trên khắp đất nước.

Sẽ có nội chiến ở Nepal và mặt trời hạnh phúc sẽ mờ mịtTây Tạng.

Đừng nghi ngờ gì: chính hành động xấu xa đem đến thời đen tối.

Thời đại chẳng tự thay đổi – chính chúng sinh thay đổi.

Lúc này, chúng sinh chẳng hề có công đức hay danh tiếng.

 

Hãy luôn luôn cầu nguyện đến Ta, Đạo Sư Liên Hoa Sinh.

Ban ngày, hãy thiền định về Đức Đại Bi Quan Âm,

Hướng tâm con về lợi lạc của chúng sinh khác, hãy trì tụng thần chú Mani[51].

Hãy bày tỏ lòng từ dành cho sáu loài chúng sinh, tất cả đều đã từng là cha mẹ của con.

Ban đêm, hãy thiền định về Ta, Liên Hoa Sinh.

Và trì tụng thần chú Vajra Guru[52]lợi lạc của chính con.

Ta sẽ bảo vệ tất cả hữu tình chúng sinh trong suốt thời đại suy đồi này.

Ta sẽ liên tục quán sát các con trong suốt ba thời.

Vì thế, dù đọa vào ba cõi thấp hơn, con vẫn sẽ được cứu độ.

Dẫu cho Ta đã bày tỏ lòng từ lớn lao với Xứ Tạng, chúng sinh vẫn ngoan cố chẳng hề biết ơn.

Tuy vậy, nhờ sức mạnh của những lời cầu nguyện liên tục đến Ta, Ta sẽ đẩy lùi mọi điều xấu, thậm chí trong thời kỳ tồi tệ nhất khi tuổi thọ chỉ còn lại mười.

Lúc tăm tối nhất, một hóa hiện của Đức Di Lặc, vị tên là Trudun, sẽ xuất hiệngiải phóng chúng sinh khỏi khổ đau.

Một lần nữa, thời đại sẽ trở nên tốt đẹphạnh phúc sẽ tăng trưởng.

Chúng sinh sẽ nhiều lần có linh kiến về Đức Phật.

Ngày này qua ngày khác, Ta sẽ đến vì lợi ích của Tây Tạng

và Ta sẽ ngủ ở cửa nhà của tất cả những kẻ có niềm tin.

Thân người của Ta sẽ không bao giờ qua đời hay đầu thai.

Con, Mutri Tsenpo, sẽ làm lợi lạc chúng sinh trong mười bảy đời

và sau đấy, con sẽ đến Uddiyana, vùng đất của chư Không Hành Nữ.

Con, Lotsawa Vairochana, cần ghi lại câu chuyện sâu xa này,

Giáo Pháp linh thiêng của Đức Liên Hoa,

và chôn giấu trong chùa chính của Samye vinh quang,

để trong tương lai, trao lại cho người có kết nối nghiệp đúng đắn.

 

Ta không thể ở lại thêm, mà phải đi điều phục loài La Sát,

để hướng chúng về với Giáo Pháp, không ngoại lệ.

Vì thế, Ta sẽ rời đi,

bởi Tây Tạng đã được thiết lập trong Giáo Pháp”.

Với những lời này, Đức Liên Hoa Sinh nhìn về phía Tây Nam.

Samaya! Ấn! Ấn!

 

Ta, vị phát lộ kho tàng Orgyen Lingpa, đã phát lộ kho tàng này từ Samye Chimpu[53]. Hỡi những chúng sinh may mắn với kết nối nghiệp, hãy trân trọng bản văn này, kho tàng về cuộc đờisự giải thoát sâu xa của Đạo Sư Liên Hoa! Nếu con đọc bản văn này một lầnrõ ràng, chuẩn xác và với giọng dễ nghe – điều này sánh ngang với việc đọc toàn bộ Pema Kathang[54]. Hữu tình chúng sinh trong thời đại suy đồi này có thọ mạng ngắn ngủi và nhiều loại bệnh tật. Họ bị phiền nhiễu bởi tai họa từ các tinh linh hành tinh, Long và tinh linh Gyalpo, những vị đem đến chướng cản và cái chết. Chịu nhiều xao lãng, hữu tình chúng sinh mất đi sự hỗ trợ và bảo vệ của chư thiên. Nếu con hướng tâm về câu chuyện về cuộc đờisự giải thoát này và trì tụng một trăm hay một nghìn biến, con sẽ thấy rằng điều xấu sẽ giảm và điều tốt sẽ tăng.

 

Như thế, đã xoa dịu mọi chướng ngại bất ngờ,

Tất cả tinh linh xấu xa, mọi thế lực ngăn cản,

Cầu mong thân chúng ta trở nên không thể phá hủy như kim cương!

Suốt đời này, cầu mong mọi nghịch cảnh được xoa dịu,

trong đời sau, mong chúng ta tái sinh cõi Liên Hoa Quang!

 

Tinh túy Cuộc ĐờiSự Giải Thoát cô đọng này

của Đức Orgyen Liên Hoa Sinh,

đã được ghi chép lại bởi môn đồ sùng kính của Ngài

để làm lợi lạc cả bản thânchúng sinh khác.

 

Cầu mong thọ mạng của những bậc vĩ đại bền lâu!

Cầu mong có một đại dương hạnh phúc và hỷ lạc!

Cầu mong tất cả bà mẹ chúng sinh,

bắt đầu từ cha mẹ hiện đời,

tịnh hóa che chướng của họ,

hoàn thiện hai tư lương,

nhanh chóng thành tựu quả vị vô song,

tái sinh trong cõi Tịnh độ Liên Hoa Quang thù thắng!

Mong đức hạnh tăng trưởng!

 

Nguồn Anh ngữ:

+) Bản dịch Anh ngữ của Pema Jungne Translations (Kaleb Yaniger và Stefan Mang chuyển dịch; Libby Hogg hiệu đính bản dịch Anh ngữ) với tựa đề A Concise History of Orgyen Padma’s Enlightened Deeds đăng tại Lotsawa House[55].

+) Bản dịch Anh ngữ của dịch giả Tony Duff với tựa đề The Condensed Chronicle by Orgyan Padma[56].

Pema Jyana (Liên Hoa Trí) chuyển dịch Việt ngữ.

Mọi sai sót trong bản dịch Việt ngữ là lỗi của người dịch; xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc và Đạo Sư Liên Hoa Sinh.

Mọi công đức có được, dù nhỏ bé, xin hồi hướng vì sự giác ngộ của tất cả cha mẹ chúng sinh; cầu mong tất cả đều đón nhận cam lồ Giáo Pháp từ Guru Rinpoche và sinh về cõi Tịnh độ Liên Hoa Quang!



[1] Theo Rigpawiki (http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Main_Page), Orgyen Lingpa (sinh năm 1323) là vị Terton vĩ đại, người đã phát lộ Pema Kathang – tiểu sử của Guru Rinpoche, thường được biết đến là Shel-drak-ma và Kathang De Nga. Ngài được xếp vào nhóm những tiền thân của Tổ Jigme Lingpa và mười ba hóa thân liên tiếp của Gyalse Lharje.

[2] Điều này không chỉ áp dụng cho con người, mà gồm bất kỳ hữu tình chúng sinh nào với kết nối nghiệp tốt lành, cùng sự sáng suốt và tận tụy.

[3] Tức Ngài Shantarakshita.

[4] Theo Rigpawiki, Vairotsana hay Vairochana (thế kỷ 8-9) là vị vĩ đại nhất trong các dịch giả Tây Tạng. Cùng với Đức Liên Hoa SinhVô Cấu Hữu, Ngài là một trong ba đạo sư chính yếu đem giáo lý Đại Viên Mãn đến Tây Tạng.

[5] Tức Quán Thế Âm.

[6] Thường được biết đến là Vua Indrabhuti.

[7] Trigunadhara (Tib-Tạng. trik na ‘dzin pa; trig na ‘dzin pa; hay tri na ‘dzin pa) là thượng thư Giáo Pháp chính yếu của Vua Indrabhuti. Ông ấy là người đầu tiên nhìn thấy Guru Rinpoche và chính là người đề xuất việc Vua Indrabhuti nhận nuôi Ngài.

[8] Thánh Kim Quang (Skt-Phạn. Suvarnaprabhasottama; Tib. gser ‘od dam pa) là danh hiệu của vị thứ tám trong mười hai Đạo Sư Đại Viên Mãn Atiyoga (Tib. rdzogs chen ston pa bcu gnyis). Lưu ý rằng cũng có một Kinh điển cùng tên.

[9] Theo Rigpawiki, Dhanakosha (Tib. dha na ko sha) là tên hồ nước ở Uddiyana, nơi Đại Sư Liên Hoa Sinh đã chào đời trong một bông sen.

[10] Tức Prabhavati (Tib. ‘od ‘chang ma), danh hiệu của vị hoàng hậu của Uddiyana, người mà Guru Rinpoche chấp nhận là vị phối ngẫu. (Các danh hiệu thay thế trong Phạn ngữ của Bà ấy là Prabhadhara và Bhasadhara).

[11] Tức Kunga Monlam, thủ lĩnh của tất cả chư Không Hành Nữ trí tuệ, vị hiển bày trong các hình tướng khác nhau. Bà cũng được biết đến là Guhyajnana – Mật Huệ.

[12] Tức Khandro Lekyi Wangmo.

[13] Khon Lu’i Wangpo (Tib. ‘khon lu’i dbang po) là một trong những đệ tử của Guru Rinpoche và là một trong bảy tu sĩ đầu tiên của Tây Tạng – thường được gọi là “bảy người đàn ông được thử thách”. Cùng với em trai Ratna Vajra, Ngài thọ nhận giáo lý về Phổ Ba Kim Cương và Yangdak Heruka; nhờ thực hành những Pháp tu này, Ngài đạt được các dấu hiệu thành tựu.

[14] Acharya Krishna, một trong 84 đại thành tựu giả, là một học giả Đông Ấn về Yogini Tantra, đặc biệt về các Mật điển Thắng Lạc Kim Cương, Đại Oai Đức KṛṣṇayamāriKim Cương Hỷ.

[15] Tức Tổ Tilopa (988-1069), cội nguồn của truyền thống Kagyu.

[16] Chandragomin – Nguyệt Xứng là một vị đạo sư quan trọng ở Ấn Độ thế kỷ 7. Nhiều tác phẩm trong Tengyur Tây Tạng được Ngài biên soạn. Ngài là một đạo sưhọc giả cư sĩ, người mặc y trắng của truyền thống du-già và giữ gìn năm giới.

[17] Tức Sri Lanka.

[18] Tức Changra Mugpo (Tib. lcang ra smug po).

[19] Theo Rigpawiki, Shri Singha (Skt. Sri Simha) – Vinh Quang Sư Tử là một trong những đạo sư cổ xưa của truyền thừa Đại Viên Mãn Dzogchen, vị vốn đến từ vương quốc Khotan tọa lạc ở tỉnh Tân Cương ngày nay của Trung Quốc. Ngài là một đệ tử của Đức Manjushrimitra và là vị thầy chính yếu của Jnanasutra. Ngài nổi tiếng vì đã sắp xếp các giáo lý của Bộ Chỉ Dẫn Cốt Tủy thành bốn pho: bên ngoài, bên trong, bí mật và cực bí mật. Di chúc cuối cùng của Ngài, điều mà Ngài truyền cho Jnanasutra trước khi đắc thân cầu vồng, được gọi là Bảy Móng.

[20] Prabhahasti (Tib. ‘od kyi glang po) – Quang Tượng là một trong tám Trì Minh Vương của Ấn Độ; Ngài đã thọ nhận và thực hành Mật điển Phổ Ba Kim Cương từ pho giáo lý Kagye.

[21] Theo Rigpawiki, Dakini Karmendrani – vị được Kim Cương Pháp Vajradharma giao phó giáo lý Kagye, thứ được niêm kín trong các giỏ và đặt bên trong bảo tháp Shankarakuta trong nghĩa địa Rừng Lành ở Ấn Độ. Về phần mình, Bà đã giao phó những giáo lý này cho tám vị Trì Minh.

[22] Pundarika (Tib. pad+ma dkar po) – Bạch Liên là một luận sư nổi tiếng về Mật điển Thời Luân Kalachakra, cũng được tin là một trong những vị vua của vương quốc Shambhala.

[23] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

[24] Theo Rigpawiki, Manjushrimitra – Diệu Đức Hữu là một trong những đạo sư cổ xưa của truyền thừa Đại Viên Mãn Dzogchen. Ngài là một đệ tử của Garab Dorje và là vị thầy chính yếu của Shri Singha. Ngài nổi tiếng vì đã sắp xếp các giáo lý Dzogchen thành ba bộ: Bộ Tâm (sem-de), Bộ Hư Không (long-de) và Bộ Chỉ Dẫn Cốt Tủy (mengak-de). Di chúc cuối cùng của Ngài, điều mà Ngài ban cho Shri Singha trước khi đắc thân cầu vồng, được gọi là Sáu Kinh Nghiệm Thiền Định.

[25] Tức Mã Đầu Minh Vương Hayagriva.

[26] Điều này liên quan đến Mamo Bod-tong (Tib. ma mo rbod gtong), một trong tám Bổn tôn Kagye.

[27] Tib. bsil ba’i tshal; Skt. Sitavana, nghĩa là Rừng Lành.

[28] Tib. h+UM chen brag, nghĩa là Động Đại Hum.

[29] Tib. ‘jigs byed tshal, nghĩa là Rừng Đáng Sợ.

[30] Tib. pad+ma brtsegs, nghĩa là Đồi Liên Hoa.

[31] Tức Mã Đầu Minh Vương.

[32] Tib. ro langs tshal, nghĩa là Rừng Vetala hay Thây Ma.

[33] Tib. lhun grub brtsegs, nghĩa là Đồi Tự Nhiên.

[34] Tib. ma mo rbod gtong, nghĩa là Sai Khiển Chư Mamo.

[35] Tib. bde chen brdal ba, nghĩa là Đại Lạc Phổ Quát.

[36] Tib. ‘jig rten mchod bstod; Skt. Lokastotrapuja, nghĩa là Cúng Dường Tán Thán Thế Tục.

[37] Tib. lo ka brtsegs, nghĩa là Đồi Loka hay Đồi Thế Gian.

[38] Tib. dmod pa drag sngags; Skt. Mantrabhiru, nghĩa là Mật Chú Phẫn Nộ.

[39] Tức Vua Trisong Deutsen.

[40] Tức Vua Trisong Deutsen.

[41] Những kho tàng được tái-chôn giấu (Tib. yang gter) là các Terma mà, sau khi một vị phát lộ kho tàng tìm ra, lại được chôn giấu và về sau được phát lộ lại bởi Terton khác.

[42] Điều này liên quan đến tám kho tàng Terma được miêu tả là những tuyển tập và phần, do Orgyen Lingpa phát lộ.

[43] Orgyen Lingpa, vị phát lộ tiểu sử này, ở trung tâm, vây quanh bởi tám vị phát lộ kho tàng của Ngài.

[44] Tức Ghanavyuha.

[45] Tức Phật Thích Ca Mâu Ni.

[46] Tod (Tib. stod; đọc là tuê) là Thượng hay Tây Tây Tạng.

[47] Miền Đông Tây Tạng.

[48] Kinh Hiền Kiếp (Tib. bskal pa bzang po’i mdo; Skt. Bhadrakalpikasutra) là một Kinh điển Đại thừa mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng dạy ở Vaisali theo thỉnh cầu của Bồ Tát Hỷ Vương Pramuditaraja, điều miêu tả chi tiết 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này.

[49] Thung lũng Yarlung được xem là cái nôi của nền văn minh Tây Tạng. Theo truyền thuyết, đây chính là nơi con khỉ và yêu tinh đá cùng nhau sinh ra dân chúng Tây Tạng và là nơi những vị vua đầu tiên giáng hạ từ trời trên dây trời, đáp xuống đỉnh Núi Yarlha Shanpo. Vào thế kỷ 7, nền văn minh Tây Tạng đã chọn địa điểm này, rất lâu trước khi chuyển đến Lhasa.

[50] Điều này có lẽ liên quan đến quận Bumthang của Bhutan, nằm ở biên giới Tây Tạng ngày nay. Bumthang đặc biệt nổi tiếng vì mối liên hệ với truyền thừa Nyingma. Trong các thế kỷ 14 và 15, ba đạo sư Nyingma vĩ đại, Longchen Rabjam, Dorje Lingpa và Pema Lingpa (vị đã sinh ở Bumthang), đã dành nhiều thời gian để thực hành trên những ngọn đồi của vùng đất linh thiêng này.

[51] Tức thần chú Quán Thế Âm: om mani pemé hung.

[52] Tức thần chú Kim Cương Thượng Sư: om ah hung benza guru pema siddhi hung.

[53] Các động tại Samye Chimpu đại diện cho khẩu giác ngộ của Guru Rinpoche. Ngài lưu lại các động Chimpu trong khi Tu viện Samye được xây dựng và Ngài dành những khoảng thời gian dài nhập thất ở đó. Các động nằm ở đầu của thung lũng, chạy song song và đến phía Đông Bắc của Thung lũng Samye, khoảng 13 ki-lô-mét từ Samye.

[54] Pema Kathang (Biên Niên Sử Liên Hoa) cũng được phát lộ bởi Orgyen Lingpa, tác giả của bản văn này. Đây là một trong những tiểu sử nổi tiếng nhất của Guru Rinpoche.

[56] Trong phần giới thiệu về bản dịch Anh ngữ này, dịch giả Tony Duff kể rằng việc chuyển dịch bản văn đã được thực hiện trong một đại đàn quán đỉnh tại Tu viện Shechen, Kathmandu, Nepal năm 2005. Zhadeu Trulshik Rinpoche (1924-2011), vị thầy đang trao truyền quán đỉnh, đã giới thiệu việc đọc tụng toàn bộ bản văn này như một phần trong những lời cầu nguyện nhật tụng cho đại chúng. Ngài giải thích rằng việc đọc to bản văn này một lần mỗi ngày hay thậm chí một lần mỗi tháng, v.v. có sức mạnh sâu xa trong việc tiêu trừ chướng ngại và đem đến sự cát tường. Lúc đó chưa có bản dịch Anh ngữ nào và hầu hết các đệ tử phương Tây không thể thực hành. Vì vậy, Tony Duff đã chuyển dịch bản văn vào hôm sau, in ấn và trao cho những đệ tử phương Tây muốn cùng trì tụng. Khi ấy, Trulshik Rinpoche đặc biệt hài lòng và cũng có những dấu hiệu lạ thường cho thấy chư Không Hành Nữ cũng rất hoan hỷ!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.