Tiểu Sử Vắn Tắt Khenpo Tsultrim Lodro

05/01/202012:45 CH(Xem: 5796)
Tiểu Sử Vắn Tắt Khenpo Tsultrim Lodro

TIỂU SỬ VẮN TẮT KHENPO TSULTRIM LODRO
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Khenpo Tsultrim Lodro (3)Đại Đức Khenpo Tsultrim Lodro là một đạo sư Nyingma nổi tiếng đương thời của Phật giáo Tây Tạng, với trụ xứ là Larung Gar (chính thức được biết đến là Phật Học Viện Ngũ Minh Serthar Larung), nơi Ngài đảm nhiệm vị trí Phó Hiệu Trưởng thường trực. Ngài là một người dân Hạt Draggo (hay Luhuo) thuộc Tỉnh Tứ Xuyên. Ngài là một trí thức có tầm ảnh hưởng xã hội và là một người ủng hộ mạnh mẽ văn hóa Tây Tạng.

Khenpo sinh ra trong một gia đình bình thường ở Hạt Draggo, tỉnh Tứ Xuyên [Trung Quốc]. Là một đứa bé, Ngài gia nhập trường tiểu học Kasa trong vùng và học đọc và viết tiếng Trung. Ngài đạt được sự thông thạo về ngôn ngữ Tây Tạng hoàn toàn nhờ tự học, làm chủ thậm chí cả ngữ pháp kinh điển đầy thử tháchthi ca nhờ những nỗ lực của bản thân. Các thành viên trong cộng đồng địa phương xem Ngài là một cậu bé tài năng và những vị thầy và các bạn học luôn tự hào và ngưỡng mộ Ngài.

Khi Ngài lớn lên, mong muốn trở thành một hành giả tu sĩ và làm lợi lạc chúng sinh khác bằng cách truyền bá Phật Pháp trở nên mạnh mẽ hơn. Đầu năm 1984, Khenpo từ chối vị trí Thư ký Hội đồng trong khu vực Quận Ba của Chính quyền Hạt Luhuo. Sau đấy, năm 22 tuổi, Ngài xuất gia ở Larung Gar, trở thành một học trò của vị đạotâm linh vĩ đại đương thời – Kyabje Khenchen Jigme Phuntsok[1]. Ngài lần lượt thọ nhận Biệt giải thoát, Bồ TátKim Cương thừa giới.

Sau khi đến khu trại giảng dạy, Khenpo hoan hỷ đối mặt với những khó khăn từ các điều kiện sống trước mắt. Ngày và đêm, Ngài miệt mài dấn thân vào các nghiên cứu về cả Kinh thừa và Mật thừa của những bản văn Phật giáothấu triệt tất cả nội dung không chút khó khăn. Sau nhiều năm tháng nỗ lực và các cấp độ liên tiếp trong những bài kiểm tra nghiêm ngặt, Ngài được đích thân Khenchen Jigme Phuntsok trao bằng Khenpo. Năm 24 tuổi, Ngài bắt đầu thực hành những giáo lý Mật thừa Nyingma cao cấp nhất do Khenchen Jigme Phuntsok trao truyền. Các kết quả của sự hành trì được Bổn Sư của Ngài kiểm chứng trực tiếp ba lần.

Năm 1987, Khenchen Jigme Phuntsok dẫn hơn 10.000 môn đồ đi hành hương đến Ngũ Đài Sơn linh thiêng ở tỉnh Sơn Tây, tạo ra những điều kiện cát tường để chấp nhận tứ chúng đệ tử Trung Hoa (Tăng, Ni, cư sĩ nam và nữ). Khenpo Tsultrim Lodro đồng hành cùng đạo sư trong chuyến đi này, phục vụ bên cạnh Ngài. Ban ngày, Khenpo là thư ký, dịch giả và đầu bếp của Bổn Sư trong khi ban đêm, Ngài rửa chân cho đạo sư và chuẩn bị giường. Chăm lo tất cả những công việc thường nhật từ lau rửa cho đến nấu các bữa ăn, đích thân Khenpo đã phục vụ đạo sư với sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết. Trong sáu tháng hành hương, Ngài kín đáo tập trung vào thực hànhliên tục phát những nguyện ước và hồi hướng công đức theo ‘Đại Nguyện Phổ Hiền’.

Từ năm 1991 đến 2013, Khenpo Tsultrim Lodro đảm nhiệm vị trí Trưởng ban Giáo dục tại Larung Gar, một vai trò dẫn dắt quan trọng với nhiều trách nhiệm khác nhau. Trong hai mươi mốt năm phục vụ, Ngài đã ban giáo lý mỗi ngày bên cạnh việc tiến hành các trách nhiệm điều hành. Ngài cũng rèn luyện một tập hội đông đảo những học trò tu sĩ xuất sắc có khả năng tiếp tục dòng truyền thừahoằng dương Phật Pháp.

Năm 1994, Khenpo Tsultrim Lodro được Khenchen Jigme Phuntsok cử đến Singapore để giảng dạy Phật Pháp, khởi đầu cho điều đã cho thấy là một sự nghiệp dài lâu về Giáo Pháp vươn đến những thính chúng ở nước ngoài.

Chứng kiến việc giết hại động vật nghiêm trọngđộc ác ở Trung Hoa đại lục, kể từ năm 1997, Khenpo đã dành thời gian hàng năm để tiến hành hoạt động phóng sinh rộng lớn. Khi làm vậy, Ngài đã tìm cách thúc đẩy sự bình đẳng giữa mọi chúng sinh đang sống, tầm quan trọng của việc từ bỏ sát hại mạng sống và bảo vệ động vật. Hơn thế nữa, Ngài liên tục tìm cách cải thiệnđiều chỉnh phương pháp để giải phóng sinh mạng tuân theo ‘thái độ nghiêm túc, cẩn trọng’ và ‘kỹ thuật khoa học’. Trong hai mươi năm vừa qua, hàng tỷ chúng sinh đã thoát khỏi bị giết hại, đem đến cho Ngài biệt danh kính trọng ‘Khenpo Phóng Sinh’.

Kể từ năm 2003, Khenpo đã trao những giáo lý mở rộng trên khắp các vùng nông trại và du mụcTây Tạng. Ngài đã giảng dạy những nền tảng về tri kiến đúng đắnthực hành trong Phật giáo Tây Tạngthúc đẩy không-sát sinh, chăm lo cho chúng sinh đang sống và ăn chay. Ngài cũng ủng hộ bảo vệ môi trường và tầm quan trọng của giáo dụcđạo đức xã hội. Ngài thúc giục các thành viên trong Tăng đoàn không thờ ơ trách nhiệm hoằng dương giáo lý Phật Đà và làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Hơn thế nữa, lời kêu gọi tất cả Tu viện thiết lập một nhánh thực hành thiền định, một nhánh học thuật và một trường tiểu học của Ngài đã có ảnh hưởng lớn lao trên khắp vùng Tây Tạng.

Với quan điểm bảo vệthúc đẩy ngôn ngữ Tây Tạng viết và nói, năm 2005, Khenpo đã mời những chuyên gia và học giả ngôn ngữ từ các vùng Tây Tạng trên khắp năm tỉnh đến cùng nhau biên soạn Từ Điển Trung-Tạng-Anh Về Từ Vựng Hàng Ngày Mới. Ngài cũng đảm nhiệm vai trò hiệu đính chính yếu cho dự án. Sau 10 năm và hơn 30 cuộc gặp liên quan đến nghiên cứuthảo luận, nhóm đã xuất bản thành công Từ Điển Trung-Tạng-Anh Về Từ Vựng Hàng Ngày Mới, Từ Điển Hình Ảnh Trung-Tạng-Anh Về Từ Vựng Hàng Ngày MớiTừ Điển Từ Tây Tạng Truyền Thống Kèm Minh Họa.

Năm 2007, Khenpo thành lập Trường Tiểu Học Jiangda trong một thung lũng hẻo lánh trên ranh giới của các Hạt Serta (tức Seda) và Draggo thuộc Khu Tự Trị Tây Tạng Ganzi. Hiện nay, hơn bảy trăm học sinh nội trú từ các khu du mục và núi non xa xôi trong những vùng gần đó đã gia nhập. Trước khi ngôi trường được thành lập, các làng trong vùng xung quanh chẳng có dù chỉ một người tốt nghiệp trường tiểu học. Trường Tiểu Học Jiangda vì thế có ảnh hưởng to lớn đến những cơ hội giáo dục trong vùng.

Để ngăn sự lan rộng của AIDS ở vùng Tây Tạng, năm 2012, Khenpo khởi xướng chương trình đào tạo các tình nguyên viên phòng chống AIDS ở Tây Tạng. Ngài cũng thành lập Hội Phòng Chống AIDS Vì Lợi Ích Chung để phổ biến kiến thức liên quan đến phòng chống AIDS và cấm sử dụng chất gây nghiện trên toàn bộ vùng Tây Tạng.

Kể từ năm 2014, Khenpo tiếp tục những chuyến hoằng dương ở nước ngoài sau mười sáu năm gián đoạn và đã được mời thuyết giảng ở Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Canada, Hoa Kỳ, Anh, Australia và New Zealand, v.v.

Khenpo cũng được mời đến những buổi thảo luận mang tính học thuật tại các học viện uy tín như Harvard, Oxford, Stanford, UC Berkeley, Columbia, Đại học Washington, Đại học Virginia, Đại học Toronto, Đại học Auckland, Đại học Sydney và Đại học Melbourne, cũng như tại các công ty như Google, cùng với nhiều chuyên gia và học giả trong các lĩnh vực khoa học, triết họctâm lý học, thảo luận bí ẩn của cuộc sống và tinh thần, dựa trên các nguyên tắc khoa học và Phật giáo.

Bởi Khenpo vô cùng khiêm tốn và giữ hạnh khiêm cung, luôn che giấu những phẩm tính, trên đây chỉ là tóm tắt các thành tựu phong phú của Ngài. Sau đây, vài điểm bổ sung được thêm vào để đem đến hiểu biết rõ hơn:

Trí tuệ lớn lao: Kiến thức sâu sắc cả về Đông và Tây

Trong những nghiên cứu của Ngài ở Larung Gar, Khenpo đã thọ nhận mọi giáo lý Kinh điểnMật điển quý báu từ Khenchen Jigme Phuntsok và tài năng của Ngài trong việc thuyết giảng, tranh luậnbiên soạn Giáo Pháp được tán thán bởi chính đạo sư của Ngài là xuất sắc trong tất cả những vị Tăng và Ni tại Học Viện.

Kể từ năm 1990, Khenpo tiến hành nghiên cứu sâu hơn về khoa học phương Tây, triết học, tâm lý học và v.v. Phòng của Ngài chứa đủ mọi loại sách, cả cổ xưa và đương thời, từ Trung Quốc và cả nước ngoài, bao trùm nhiều chủ đề khác nhau. Nhiều người vô cùng ấn tượng trước kiến thức rộng lớn và uyên bác của Ngài về các chủ đề khác nhau.

Pháp danh của Khenpo – Tsultrim Lodro, được đích thân Khenchen Jigme Phuntsok trao cho Ngài; đây cũng là Pháp danh của Đức Longchenpa toàn tri. Đức Longchenpa, Lama Tsongkhapa và Tổ Sakya Pandita đều là hóa thân về thân, khẩu và ý của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi và được kính trọng xem là vị Phật thứ nhì, tương tự như Guru Rinpoche. Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi về mức độ đánh giá của Khenchen Jigme Phuntsok về Khenpo và những mong đợi dành cho Ngài.

Tiếp tục những mong ước và sứ mệnh của đạo sư, vì mong ước bi mẫn muốn làm lợi lạc hữu tình chúng sinh

Khenpo từng viết trên Weibo rằng, “Thầy tôi nói với tôi rằng ý nghĩagiá trị duy nhất trong đờitrưởng dưỡng và chia sẻ tình yêu thương! Tôi sẽ không bao giờ quên điều này trong suốt cuộc đờihy vọng trong cả mọi đời tương lai!”.

Với động cơ bi mẫn như vậy, Khenpo đã dấn thân vào việc hoằng dương Giáo Pháp và làm lợi lạc hữu tình chúng sinh trên khắp các vùng của Tây Tạng, Trung Hoa đại lục và cả nước ngoài, trước những thính chúng gồm cả người bình phàm, Phật tử mới, những hành giả dày dạn, học giả và chuyên gia.

Với những người bình phàm, Khenpo quan tâm đến sự an lạc về tâm lý của họ. Tập trung vào những khủng hoảng tinh thần gây ra bởi sự phát triển vật chất nhanh chóng khi phải đánh đổi bằng cuộc đời tâm linh, Ngài đã viếng thăm nhiều khu đại học, công ty và mọi kiểu nhóm khác nhau. Ở đó, Ngài chia sẻ trí tuệ Phật giáo, tiến hành phân tích sâu hơn về nguyên nhân của khổ đau tinh thần; phát lộ mối quan hệ giữa khổ đau và ham muốn, ích kỷtham luyến; và dẫn dắt mọi người trong cách thức sử dụng Phật giáo Đại thừathiền định để giải quyết những phiền nãophiền nhiễu cảm xúc, nhận ra chân lý của cuộc sống và tìm thấy hạnh phúc chân chính.

Với những vị có niềm tin và mong muốn học hỏithực hành Phật giáo, Khenpo khuyến khích họ tuân thủ trình tự đúng đắn của Giáo Pháp một cách nghiêm túc: học hỏithực hành với thái độ thực tế, thiết lập tri kiến đúng đắn, trưởng dưỡng sự xả ly và Bồ đề tâm, chứng ngộ tính Khôngcuối cùng đạt đến mục tiêu rốt ráo của Phật giáo Đại thừa, hoàn toàn đánh thức Phật tính nội tại của chúng ta.

Phong cách giảng dạy của Khenpo có cấu trúc và được tổ chức tốt, dễ hiểu nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Khenpo có tài năng đặc biệt trong việc nhắc đến những nghiên cứu khoa học và ví dụ liên quangiải thích các lý thuyết Giáo Pháp bí ẩnsử dụng ngôn ngữthuật ngữ mà người hiện đại quen thuộc; do đó, Khenpo rất nổi tiếng trong giới trí thức. Ngài cũng nhấn mạnh ngang bằng vào lý thuyết cũng như thực hành, luôn luôn kết hợp những giải thích mang tính lý thuyết với chỉ dẫn tương ứng để thực hành.

Khenpo cũng vô cùng quan tâm về các hiện tượng hỗn loạn của sự hoàn tục, thương mại hóa và trung thành một cách cứng nhắc với các nghi thức bên trong giới Phật giáo. Ngài luôn sẵn lòng đối mặt với chỉ trích từ đám đông để cung cấp những đề xuất chân thành và mang tính xây dựng về mặt này, nhấn mạnh rằng thực hành Phật Pháp chân chính nghĩa là tăng cường cuộc sống thông qua nghiên cứurèn luyện. Ngài cũng nỗ lực lớn lao để đảo ngược những xu hướng như vậy và đưa sự hành trì Giáo Pháp trở về cách thức đúng đắn của lắng nghe, quán chiếuthiền định.

Liên tục biên soạn với nhiều ấn phẩm

Khenpo tinh tấn biên soạn bất cứ khi nào rảnh rỗi trong hành trình liên tục để hoằng dương Giáo Pháp. Trong tất cả những ấn phẩm của Ngài, chuỗi Trí Quang được cho là một kiệt tác Phật giáo, thứ có thể chịu đựng thử thách của thời gian. Nội dung của nó bao trùm cả lý thuyếtthực hành, với trình tự nghiêm túc, và hòa quyện cả Kinh và Mật. Chuỗi này thực tếthích hợp và lối ngôn ngữ cô đọng, thấm nhuần, sâu sắc và tỉ mỉ, đáp ứng nhu cầu tâm lý của độc giả đương thời. Kết quả là, nó được chấp nhận rộng rãivô cùng phổ biến. Với đông đảo đệ tửhành giả Phật giáo, nó cung cấp ngọn đèn rõ ràng để soi sáng con đường giải thoát.

Những ấn bản cho đến hiện nay:

+) HOA NGỮ:

Tiếng Trung Giản Thể:

1. “Luminous Wisdom” Series 1-10 (Tibet People’s Publishing House, Hainan Publishing House) [Chuỗi Trí Quang, 10 tập]

2. “An Illuminating Insight into Mind” in Chinese/English (Zhejiang Ancient Books Publishing House) [Thấu Suốt Sáng Tỏ Về Tâm]

3. “The Truth of Life” (Beijing World Publishing Corporation) [Chân Lý Cuộc Đời]

4. “Why We Are Not Happy” (Beijing Zito Books Co., Ltd.) [Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc]

5. “Exhortations” (China Social Sciences Press) [Những Lời Cổ Vũ]

Tiếng Trung Phồn Thể:

1. “Stories of Samsara” (Oak Tree Publishing Co., Taiwan) [Câu Chuyện Luân Hồi]

2. “Buddhism – Superstition or Wisdom?” (Larong Culture Publishing) [Phật giáoMê Tín Hay Trí Tuệ?]

3. “Decipher the Mysterious Codes of Tibetan Buddhism” (Larong Culture Publishing) [Giải Mã Bí Ẩn Của Phật Giáo Tây Tạng]

4. “Unveil the Mysteries of Tibetan Buddhism” (Larong Culture Publishing) [Vén Màn Huyền Bí Của Phật Giáo Tây Tạng]

5. “The Four Seals of Dharma” (Larong Culture Publishing) [Tứ Pháp Ấn]

6. “When Heart Sutra Meets Quantum Physics” (Larong Culture Publishing) [Khi Tâm Kinh Gặp Gỡ Lượng Tử]

7. “Are You Ready for Happiness? – Don’t Let the Paper Tiger Scare You Off” (Larong Culture Publishing) [Bạn Đã Sẵn Sàng Cho Hạnh Phúc? – Đừng Để Cọp Giấy Xua Đuổi]

8. “Comprehending the Book Called Life” (Larong Culture Publishing) [Lĩnh Hội Cuốn Sách Cuộc Đời]

9. “Daily Inspiration from Khenpo Tsultrim Lodrö” (Larong Culture Publishing) [Cảm Hứng Hàng Ngày Từ Khenpo Tsultrim Lodro]

+) TẠNG NGỮ:

1. “Khenpo Tsultrim Lodrö’s Complete Collection” Four Volumes (The Ethnic Publishing House) [Toàn Bộ Tuyển Tập Của Khenpo Tsultrim Lodro – bốn tập]

2. “Rain in Time” (Gansu People’s Publishing House) [Cơn Mưa Đúng Lúc]

3. “Contemporary Beats of the Dharma Drum” (Buddha Educational Foundation) [Những Hồi Trống Pháp Đương Thời]

4. “Conversations Between Eastern and Western Cultures” (Qinghai People’s Publishing House) [Đàm Luận Giữa Văn Hóa Đông – Tây]

+) ANH NGỮ:

1. “The Right View” (Larong Culture Publishing) [Tri Kiến Đúng Đắn – NXB Văn Hóa Larong][2]

2. “Are You Ready for Happiness? – Don’t Let the Paper Tiger Scare You Off” (Larong Culture Publishing) [Bạn Đã Sẵn Sàng Cho Hạnh Phúc? – Đừng Để Cọp Giấy Xua Đuổi – NXB Văn Hóa Larong][3]

3. “The Handbook for Life’s Journey” (Larong Culture Publishing) [Sổ Tay Hành Trình Cuộc Sống – NXB Văn Hóa Larong]

4. “Daily Inspiration from Khenpo Tsultrim Lodrö” (Larong Culture Publishing) [Cảm Hứng Hàng Ngày Từ Khenpo Tsultrim Lodro – NXB Văn Hóa Larong]

5. “The Four Seals of Dharma” (Larong Culture Publishing) [Tứ Pháp Ấn – NXB Văn Hóa Larong]

Khiêm nhường nhưng nghiêm túc; tìm kiếm chân lýthực tế

Hành vi cao quý và trí tuệ sâu xa của Khenpo đã đem đến cho Ngài sự kính trọng và ngưỡng mộ từ những tu sĩđạo sư lỗi lạc của các trường phái và truyền thừa Phật giáo khác nhau, cũng như từ vô số môn đồ trên thế giới. Ngài trở thành người quản lý tâm linh của Phật Học Viện Larung và các vùng Tây Tạng sau khi Khenchen Jigme Phuntsok viên tịch. Tuy nhiên, Ngài luôn vô cùng khiêm cung và hiếm khi phát lộ những phẩm tính và cấp độ chứng ngộ, thay vào đó, sống cuộc đời đơn giản, thanh tịnhhài lòng như một tu sĩ bình phàm.

Một số tu sĩđạo sư lỗi lạc đã công nhận Khenpo là vị tái sinh của một truyền thừa Tulku nhất định, nhiều lần thúc giục Ngài thọ nhận lễ tấn phong truyền thống, nhưng tất cả đều bị Khenpo từ chối. Không những vậy, Khenpo khắc sâu trong các đệ tử của Ngài ý tưởng rằng họ cần nương tựa Giáo Pháp chứ không phải cá nhân; tránh bị mê hoặc bởi những sức mạnh siêu nhiên và khả năng ngoại cảm, danh tiếng thế gianvận may, và giữ tâm đơn giảnthanh tịnh khi theo đuổi những nghiên cứu. Ngài quả quyết rằng chỉ điều này mới có thể dẫn đến thành công trong thực hành Giáo Pháp. Ngài là một người tiêu biểu vĩ đại về mặt này, nhận trách nhiệm hoằng dương Giáo Pháp và làm lợi lạc hữu tình chúng sinh, bằng những lời nói và hành động mẫu mực cho hành giả tốt nhất trong những hành giả Đại thừa. Ngài là một đạo sư thực sự đủ phẩm tính, người dũng mãnh giương cao ngọn đèn của giáo lý chân chính trong thời kỳ hiện nay, khi mà Giáo Pháp đang suy giảm ở gần như mọi nơi.

Tuy nhiên, đối với những sự công nhận như vậy, Khenpo đơn giản nói rằng, “Tôi chỉ là một vị thầy của Phật Pháp”.

 

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.luminouswisdom.org/index.php/biography/biography-2.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/02/2020(Xem: 7769)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.