Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Kyabje Pema Norbu Rinpoche (1932 – 2009)

22/03/20205:28 SA(Xem: 6999)
Tiểu Sử Kyabje Pema Norbu Rinpoche (1932 – 2009)

TIỂU SỬ KYABJE PEMA NORBU RINPOCHE (1932 – 2009)
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ 

 

Pema Norbu RinpocheKyabje Pema Norbu (“Pe-nor”) Rinpoche đã dành cuộc đời để thực hànhchứng ngộ các giáo lý Phật Đà, đảm bảo rằng giáo lý không chỉ được giữ gìn, mà còn phát triển đến những vùng xa xôi nhất trên thế giới. Sau đây là những thông tin được thu thập từ các nguồn trực tiếp và nhiều cuốn sách của Học viện Ngagyur Nyingma. Chúng tôi cầu nguyện rằng tiểu sử này sẽ tiếp tục duy trì, hoằng dương và phát triển giáo lý, như Ngài hằng mong muốn!

TRUYỀN THỪA PALYUL

Năm 1665 tức năm Mộc Tỵ của chu kỳ Rabjung thứ mười một, Trì Minh Vương Kunzang Sherab (1636-1699) vĩ đại, ở tuổi 30, đã đến Tu viện Palyul mới được xây dựng để đảm nhiệm vị trí là vị trì giữ Pháp tòa đầu tiên của truyền thừa Palyul.

Bổn Sư của Ngài, vị phát lộ kho tàng ẩn giấu Migyur Dorje (1645-1667) đã hướng dẫn Ngài rằng: “Theo tiên tri của Đức Liên Hoa Sinh, thời điểm đã chín muồi để con hành động vì lợi ích của hữu tình chúng sinh. Con phải chịu trách nhiệm Tu viện này và nó sẽ trở thành cội nguồn Giáo Pháp không vơi cạn, hoằng dương giáo lý Nyingma”.

Mỗi vị trì giữ Pháp tòatruyền thừa vĩ đại của truyền thống Palyul đều nổi tiếng là những học giả vĩ đại về Kinh điển, Mật điển cùng các ngành khoa học ngoại và nội. Những vị trì giữ Pháp tòa nối tiếp và chư Tăng Tổ đình Palyul cùng các Tu viện nhánh thực hành giới luật Vinaya như là kỷ luật nền tảng. Dựa trên nền tảng này là thực hành gốc thứ hai, rèn luyện tâm của Đại thừa (Mahayana) được gọi là Bồ đề tâm. Những vị khao khát sẽ rèn luyện để phát triển cả Bồ đề tâm nguyện và hạnh vì mục đích làm lợi lạc tất cả hữu tình chúng sinh.

Truyền thống thực hành mà những tu sĩ trì giới nghiêm ngặt này nghiêm túc tuân thủ đã khiến cho truyền thừa Palyul trở nên nổi tiếngtruyền thống thành tựu. Thực hành đầu tiên trong truyền thống này là nhập thất thực hành sơ khởi 30 ngày. Sau đấy là thực hành Tummo Tsa Lung 44 ngày; 400.000 biến thực hành sơ khởi; trao truyền Togal 40 ngày; thực hành Togal tịnh quang bên trong 40 ngày; thực hành bóng tối 30 ngày; rèn luyện về âm thanh; trạng thái giấc mơ; và các cõi thanh tịnh. Mỗi thực hành này đều được tiến hành theo cấp độ hiểu và chứng ngộ của hành giả. Cuối mỗi cấp độ, những kỳ thi được tổ chức và phải được vượt qua trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Khi mọi yêu cầu đều được đáp ứng, hành giả sau đó đủ phẩm tính để bước vào khóa nhập thất ba năm.

Trong khóa nhập thất ba năm, những sự trì tụng Tam Gốc (Lama, Yidam và Khandro/Đạo sư, Bổn tôn và Không Hành Nữ) được tiến hành và hoàn thành, theo sau bởi thực hành Trekcho. Sự hoàn thành thành công khóa nhập thất ba năm được đánh dấu bằng việc đạt được mọi dấu hiệu thành tựu chân chính; khi ấy, hành giả được tấn phong và nhận danh hiệu Kim Cương Thượng Sư (Đạo Sư Mật thừa). Chỉ lúc này thì hành giả mới được hoàn toàn cho phép là một đạo sư tâm linh đủ phẩm tính (Lama) với tiềm năng ban quán đỉnh, giáo lý, nghi lễ đặc biệtthực hànhmục đích làm lợi lạc hữu tình chúng sinh.

Sự thiết lập xuất sắc về truyền thống hành động và thực hành thanh tịnh này trong truyền thừa Palyul vốn nhờ sức mạnhlòng từ của Trì Minh Vương Kunzang Sherab vĩ đại, vị mà lòng bi, hoạt động và những lời cầu nguyện không thể nghĩ bàn vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

ĐỨC PEMA NORBU ĐỜI THỨ NHẤT

Drubwang Pema Norbu Rinpoche thứ nhất sinh năm 1679. Hai tiên tri đã tiên đoán sự chào đời của Ngài và hỗ trợ cho sự công nhận của Ngài. Một tiên tri là của vị phát lộ kho tàng ẩn giấu Ratna Lingpa (1403-1478). Một trong những phát lộ của Ngài viết rằng, “Về phía Nam của Kathog, một đứa bé tên là Norbu sẽ chào đời”. Một tiên tri khác là của vị phát lộ kho tàng Jatson Nyingpo (1585-1656) nổi tiếng. Trong phát lộ Maning của Ngài có nói rằng: “Về phía Nam của Kathog, một đứa bé với trí tuệ và lòng bi đáng ngạc nhiên sẽ chào đời. Tên gọi là Norbu và nếu đứa bé kết nối với phát lộ về vị bảo vệ Gonpo Maning (Mahakala), những thành tựu tâm linh sẽ nhanh chóng đạt được”.

Khi Đức Pema Norbu vẫn còn khá trẻ, Ngài gặp vị phát lộ kho tàng Migyur Dorje. Từ Tổ Migyur Dorje, Ngài nhận được sự cho phép thực hành các phát lộ Namcho. Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài diện kiến Trì Minh Vương vĩ đại và cũng là vị trì giữ Pháp tòa đầu tiên của Tu viện Palyul – Tổ Kunzang Sherab. Từ Tổ Kunzang Sherab, Ngài thọ nhận rất nhiều giáo lý quan trọng.

Bổn Sư chính yếu của Đức Pema Norbu là Ngài Pema Lhundrup Gyatso, vị trì giữ Pháp tòa thứ hai của truyền thừa Palyul. Từ vị này, Ngài thọ nhận Cụ túc giớitoàn bộ trao truyền Maha, Anu và Ati Yoga, Kagye, Gongdu, những phát lộ Terma của Tổ Ratna Lingpa, Migyur Dorje, Jatson Nyingpo và nhiều vị khác.

Bởi thành tựu hoàn hảo của Ngài, đặc biệt trong các thực hành Trekcho và Togal của Dzogchen, Ngài được gọi là Drubwang – “vị đạo sư thành tựu oai hùng”. Ngài trở thành vị trì giữ Pháp tòa thứ ba của Palyul, qua đời năm 1757. Nhiều đệ tử của Ngài đã đạt được sự chứng ngộ trọn vẹn trong cuộc đời của họ.

ĐỨC PEMA NORBU ĐỜI THỨ HAI

Drubwang Pema Norbu Rinpoche đời thứ hai sinh năm 1887; sự chào đời của Ngài đã được Do-ngag Chokyi Nyima, Karma Kuchen Rinpoche thứ ba và cũng là vị trì giữ Pháp tòa thứ tám của Palyul, thấy trước. Ngài được đưa đến Tu viện Palyul khi lên bảy. Năm chín tuổi, Đức Liên Hoa Sinh xuất hiện trước Ngài trong một linh kiến và gia trì cho Ngài.

Ngài thọ giới Sa Divô số trao truyền từ Karma Kuchen Rinpoche. Bổn Sư của Ngài là Khenchen Ngagi Wangpo lỗi lạc. Là một trong những đạo sư Dzogchen chứng ngộ cao nhất của thế kỷ, Khenchen Ngagi Wangpo Rinpoche (1879-1941) cũng được xem là một hóa hiện của Tôn giả Vô Cấu Hữu (Vimalamitra). Ngài đã truyền giới Cụ túc cho Đức Pema Norbu theo dòng truyền thừa Vinaya của Tôn giả Tịch Hộ (Shantarakshita) và trao cho Ngài những giáo lý khẩu truyền bí mật về Dzochen. Nhờ những gia trì này, Đức Pema Norbu đạt chứng ngộ về bản tính thanh tịnh nguyên sơ của mọi hiện tượnghiển bày các dấu hiệu của việc chứng ngộ “Kinh Nghiệm Tăng Trưởng” trong bốn thị kiến của Togal. Ngài cũng gặp và thọ nhận quán đỉnh từ cả Mipham Rinpoche[1] và Đức Jamgon Kongtrul[2].

Khenchen Ngagi Wangpo nói rằng trong các đời trước, Đức Pema Norbu đã là một hóa hiện của Kim Cương Thủ, thượng thư nổi tiếng của Vua Songtsen Gampo gọi là Lonpo Gar Dampa, con trai của [Vua] Trisong Deutsen – Hoàng tử Lhase Damdzin, Lhalung Palgyi Dorje (một trong hai mươi lăm đệ tử vĩ đại của Đức Liên Hoa Sinh), Terton Sangye Lingpa (vị phát lộ pho Terma Lama Gongdu rộng lớn), Drubwang Pema Norbu thứ nhất, Dodrupchen thứ nhất –  Kunzang Shyenphen và Dodrupchen thứ hai – Phuntsok Jungne.

Penor Rinpoche đời thứ hai đã trở thành vị trì giữ Pháp tòa thứ chín của truyền thừa Palyul. Với sự nhiệt thành lớn lao, Ngài đã ban nhiều trao truyền và quán đỉnh khác nhau, liên tục giảng dạy về Mật điển Guhyagarbha, Kho Tàng Phẩm Tính Quý Báu của Tổ Jigme Lingpa và Ba Bộ Giới Luật. Ngài đã trao truyền những giáo lý Dzogchen Namcho và truyền thống Longchen Nyingtig[3] của Đức Nyoshul Lungtok[4] theo các chỉ dẫn khẩu truyền của Khenpo Ngaga [tức Khenpo Ngakchung]. Ngài đã ban quán đỉnh Rinchen Terdzo năm lần. Ngài cũng biên soạn bảy quyển lớn, trùng tu các Tu viện, xây dựng chùa chiền mới, bảo trợ việc xuất bản, thành lập một Phật học viện mới và thiết lập các nghi thức Đại Thành Tựu cùng nhiều thực hành khác.

Trước khi Ngài viên tịch năm 1932 khi mới 46 tuổi, Ngài xuất hiện trong một linh kiến thanh tịnh trước Khenchen Ngagi Wangpo. Ngài thưa với Đức Ngagi Wangpo rằng hối tiếc duy nhất của Ngài là Ngài mong có thêm thời gian để phụng sự truyền thống Dzogchen Longchen Nyingtig và nghiên cứu nhiều hơn với Khenchen Ngagi Wangpo. Ngài hứa sẽ tái sinh rất nhanh.

Khenchen Ngagi Wangpo đã cử hành mọi nghi lễ cần thiết cho tang lễ của Đức Pema Norbu, bao gồm cả lễ trà tỳ. Trong thời gian này, đã có một trận động đất và nhiều dấu hiệu lạ kỳ cho thấy sự chứng ngộ của Ngài.

1. SỰ CÔNG NHẬN

Ngài Drubwang Pema Norbu Rinpoche đời thứ ba sinh ở vùng Powo, thuộc tỉnh Kham, miền Đông Tây Tạng, trong gia đình của ông Sonam Gyurme và bà Dzom Kyi trong tháng Mười hai năm Thủy Thân (tức năm 1932). Ngài sinh ra vào thời kỳ khắc nghiệt, lạnh giá, hoang vắng và khô cằn nhất của mùa đông, khi mà không gì có thể phát triển và vùng đất chìm sâu trong tuyết trắng. Tuy nhiên, vào thời điểm Ngài chào đời, hoa nở khắp ngôi nhà của vị Tulku mới sinh. Hơn thế nữa, hai đoàn tìm kiếm vị Tulku, một được Dzogchen Rinpoche cử đi và một được Khenchen Ngagi Wangpo cử đi đã gặp nhau ở chính ngôi nhà này, như thế, khẳng định sự công nhận không chút nghi ngờ. Việc trao đổi và đi lại ở những vùng núi cao thuộc miền Đông Tây Tạng không nhanh chóng như bây giờ, bởi vậy, điều này được xem là một dấu hiệu rất tốt lành.

Khenchen Ngagi Wangpo Rinpoche đã thấy trước số phận phi phàm của Hóa thân mới này. Năm 1936, năm Hỏa Tý, vị Pema Norbu trẻ tuổi được cung thỉnh đến Tu viện Palyul, nơi Ngài quy y với Khenpo vĩ đại và uyên bác. Khenchen Ngagi Wangpo Rinpoche cử hành lễ thế phát truyền thốngban cho Ngài Pháp danh “Dhongag Shedrup Tenzin.” Khen Rinpoche sau đó ban cho Ngài quán đỉnh trường thọ Amitayus [Vô Lượng Thọ Phật] và biên soạn lời cầu nguyện trường thọ, điều được tụng đọc hàng ngày bởi hàng nghìn đệ tử của Penor Rinpoche trên toàn thế giới cho đến khi Ngài viên tịch.

Rinpoche chính thức được tấn phong bởi đạo sư của Ngài, Đức Thubten Chokyi Dawa (1894 – 1959) [tức Chogtrul Rinpoche thứ hai] và Đức Karma Thekchok Nyingpo (1908 – 1958) [tức Karma Kuchen Rinpoche thứ tư]. Penor Rinpoche trở thành bậc trì giữ Pháp tòa thứ mười một của Tổ Đình Palyul với hơn 400 Tu viện nhánh. Ngài dành rất nhiều năm ở Palyul, nghiên cứu và thọ nhận giáo lý từ các bậc đạo sưhọc giả. Ngài nhận trao truyền tâm-truyền-tâm từ Lungtrul Rinpoche Shedrup Tenpai Nyima. Ngài cũng nhận được giáo lýchỉ dẫn từ Ngài Karma Kuchen Rinpoche thứ tư, bậc trì giữ Pháp tòa thứ mười [của Tu viện], người chuẩn bị kỹ lưỡng để Ngài trở thành vị kế nhiệm. Đến lượt mình, Kyabje Penor Rinpoche đã rèn luyện Karma Kuchen Rinpoche thứ năm.

Có rất nhiều ví dụ minh chứng sức mạnh phi thường của Penor Rinpoche, thậm chí khi còn là một đứa bé. Một lần, Ngài đang chơi đùa với một chày kim cương cổ và quý giá thì nó thình lình trượt khỏi tay và rơi xuống đất, vỡ làm đôi. Lo sợ bị thầy quở trách, Ngài nhanh chóng gắn nó lại bằng nước bọt của mình, khiến chày kim cương còn mạnh mẽ hơn trước. Một sự việc tương tự xảy ra sau đó, trong một lễ Chasum, Ngài làm rơi chuông nghi lễ xuống sàn đá. Mọi người cho rằng chiếc chuông đã vỡ, nhưng khi Penor Rinpoche nhặt nó lên, nó không bị vỡ và cất tiếng vang còn du dương hơn trước. Mười lăm tuổi, Penor Rinpoche để lại dấu chân trên đá gần khu thất Dago trên Tu viện Palyul, nơi mà ngày nay, nó vẫn có thể được thấy.

Một lần khi Ngài vẫn còn trẻ, Rinpoche gặp một ông lão, người cứ nài nỉ Ngài thực hành Phowa [Chuyển Di Thần Thức] cho mình. Một cách ngây thơ, Rinpoche làm theo thỉnh cầu. Kết thúc thực hành, Ngài quá đỗi ngạc nhiên khi thấy rằng lão già đã chết – Phowa đã quá hiệu quả! Ngay lập tức Ngài bắt đầu thực hành lại, để hồi sinh tử thi trước mặt. Nhẹ nhõm thay, lão già đã sống lại, nhưng thay vì cảm ơn, lão hét lên, “Ôi trời ơi, sao Ngài lại mang tôi về? Tôi đã ở Cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà!”.

Trong nhiều năm sau đó, cháu trai của lão già đó đã phục vụTu viện Namdroling, Ấn Độ.

2. VIỆC TU HỌC

Penor Rinpoche đã tu học với rất nhiều vị đạo sư, nhận được những lợi lạc từ mối quan hệ ấm áp và thân thiết của Ngài với bậc thầy vĩ đại của Ngài, Đức Chogtrul Rinpoche thứ hai. Trong buổi lễ quy y, Chogtrul Rinpoche đã ban cho Ngài Pháp danh Thubten Lekshe Chokyi Drayang, “Bậc trì giữ giáo lý Phật Đà với khẩu oai hùng của Pháp du dương.” Tại khu thất Dago, Ngài đã nhận và thực hành giáo lý sơ khởi Namcho Dzogchen của Sangye Lakchang, “Phật trong lòng bàn tay.” Ngài cũng nghiên cứu nhiều môn học, bao gồm biên soạn, thi ca, chiêm tinh, y học và tiếp tục nghiên cứu Kinh điển với Khenpo Nuden, Khenpo Sonam Dondrup và Khenpo Gondrup.

Mười hai tuổi, năm Thủy Mùi, Penor Rinpoche bắt đầu thọ nhận những trao truyền và quán đỉnh quan trọng nhất của Trường phái Nyingma. Từ Chogtrul Rinpoche, Ngài thọ nhận Đại Quán Đỉnh Kagye cùng các quán đỉnh, trao truyền và quán đỉnh Hộ Pháp bí mật được niêm kín trong Rinchen Terdzo[5]. Từ Karma Kuchen Rinpoche, Ngài thọ nhận Namcho, những phát lộ Terma của Ratna Lingpa và các quán đỉnh quan trọng trong các pho Kagye và Lama Gongdu.

Mười ba tuổi, Ngài thọ nhận giới Getsul (Sa Di) và nhận Pháp danh “Dongak Shedrup Tendzin Chokle Namgyal” (Bậc trì giữ vinh quang giáo lý của Nghiên cứuThực hành Kinh và Mật). Hai mươi mốt tuổi, Ngài thọ nhận giới Gelong (Cụ túc giới) từ đạo sư của Ngài ở Tu viện Tarthang và thọ nhận vô số giáo lý bao trùm toàn bộ những chỉ dẫnquán đỉnh quan trọng của truyền thống Nyingma. Dòng truyền thừa giới luật này vô cùng thanh tịnh, được trao truyền đến Tây Tạng bởi Đức Tịch Hộ [Shantarakshita] trong thời kỳ của Đại Sư Liên Hoa Sinh.

Trong buổi lễ truyền giới, Chogtrul Rinpoche dâng lên Penor Rinpoche bộ y vàng được trân trọng và truyền trao qua các thế hệ những vị trì giữ truyền thừa. Bất chấp vô vàn khó khăn trong hành trình trốn khỏi Tây Tạng, Penor Rinpoche đã mang theo bộ y này trong suốt quá trình đến Ấn Độ khi để lại đằng sau rất nhiều tài sản quý giá khác. Kết quả trực tiếp là, trong cuộc đời sống lưu vong, Ngài đã có thể truyền giới cho hơn 10000 vị Tăng Ni, bởi vậy Ngài đã cống hiến lớn lao cho sự ổn định của giới luật tu sĩthực hành Kim Cương thừa trong thời đại suy đồi hiện nay.

Từ vị Khenpo vĩ đại của Tu viện Kathok, Khenpo Lekshe Jorden, Penor Rinpoche thọ nhận rất nhiều trao truyền. Một trao truyền đặc biệttruyền thống Kham của quán đỉnh Anuyoga Do Gongpa Dupa thông qua nghi lễ quán đỉnh nổi tiếng “Dòng Sông Cam Lồ” của Mokton Dorje Palzang. Penor Rinpoche cũng thọ nhận truyền thống cổ xưa của Tu viện Kathok và cùng lúc là các quán đỉnh, trao truyền và giáo lý của “Kho Tàng Các Chỉ Dẫn Cốt Tủy” [Damngak Dzo] của Đức Jamgon Kongtrul, “Lời Dạy Cô Đọng Của Đạo Sư” [Lama Kadu] của Terton Dorje Lingpa, kho tàng “Hung Kor Nyingtik” của Dorje Lingpa, Cô Đọng Toàn Bộ Kagye của Tổ Ngari; và bộ Terma Tendrel Nyesel vĩ đại của Lerab Lingpa[6]. Từ Karma Kuchen Rinpoche, Ngài cũng thọ nhận quán đỉnh Anu Yoga của Ngài Nyelpa Delek theo truyền thống Rinchen Trengwa.

Một vị thầy khác của Ngài là Khenpo Khyentse Lodro, cũng được gọi là Khenpo Nuden, từ Tu viện Kathok. Trong khu rừng phía trên khu thất Dago, Khenpo Khyentse Lodro cử hành Pháp hội Drupchen (Đại Thành Tựu) về Anuyoga Dupa Do, cùng lúc đó ban trao truyền lần đầu tiên về bốn bộ mới trước tác của Ngài về Anuyoga. Khenpo kể câu chuyện sau đây: Trước khi vị Drubwang Pema Norbu thứ hai qua đời, Ngài đã tặng Khenpo một con dao nhỏ. Lúc đó Ngài không nghĩ nhiều đến nó, nhưng bây giờ Ngài nhận ra nó thực sự nghĩa là gì. Con dao tượng trưng cho thanh gươm trí tuệ và khi Ngài trao nó cho Khenpo, như thể là Đức Pema Norbu ban cho Khenpo sự gia trì để hoàn thành việc biên soạn những bộ luận quan trọng này, để có thể truyền chúng cho vị tái sinh tiếp theo của Ngài.

Từ Khenpo Pema Jigme, một Khenpo uyên bác từ truyền thống Palyul ở Golok, Penor Rinpoche thọ nhận chín bộ các trước tác được tuyển tập của Tổ Jigme Lingpa, mười ba chương của “Ah Cho” của Tổ Karma Chagme và tuyển tập trước tác của Tổ So Wangdrak Gyatso. Khi Ngài đang nhận trao truyền này, Penor Rinpoche bắt đầu làm những nút cát tường trên dây gia trì bằng lưỡi, điều chỉ được làm bởi các vị đạothành tựu cao nhất. Ngài tiếp tục làm những dây gia trì đặc biệt này cho đến năm 1958. Chúng nổi tiếngcung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ khi đeo bên người. Một sợi dây như vậy vẫn được trân trọng gìn giữ bởi một trong các thị giả của Ngài hiện nay.

Trong khoảng thời gian đó, Penor Rinpoche bất ngờ viết một chữ Ah lên vỏ ốc trắng. Khi mực bay đi, chủng tự này vẫn in hằn trên vỏ ốc. Vỏ ốc này vẫn được giữ như một đối tượng kính lễTu viện Palyul Tây Tạng.

Khi đã nhận toàn bộ trao truyền Kangyur và Tengyur, cũng như hoàn thành nhập thất Phổ Ba Kim Cương Vajrakilaya, Penor Rinpoche bước vào khóa nhập thất cùng với đạo sư của Ngài, tức Chogtrul Rinpoche. Được nhập thất cùng với chính vị thầy là một vinh dự vô cùng hiếm có. Penor Rinpoche dành bốn năm trong thất ở Tu viện Tarthang trong cùng căn phòng với đạo sư. Bởi đã già và thị lực suy giảm, Chogtrul Rinpoche trải qua nhiều khó khăn để ban cho Penor Rinpoche mọi trao truyền được thực hành trong truyền thống Palyul, nhấn mạnh vào các quán đỉnh, trao truyền và chỉ dẫn khẩu truyền bí mật của pho giáo lý Namcho của Terton Migyur Dorje và những phát lộ terma của Ratna Lingpa.

Bắt đầu từ Ngondro và lên đến giáo lý bí mật thâm sâu nhất của Dzogchen, Ngài nhấn mạnh từng thực hành cho đến khi chân lý trần trụi được phát lộ cho vị đệ tử trẻ của Ngài. Ngài nói, “Nếu Ta không thể trao mọi quán đỉnh, trao truyền và giáo lý cho vị Penor Rinpoche đời thứ ba trước khi rời bỏ thế giới này thì thân người quý giá của Ta sẽ bị uổng phí.” Với chỉ dẫn liên tục từ đạo sư, Penor Rinpoche đã hoàn thành thành công mọi giai đoạn của thực hành, hoàn tất những trì tụng gốc cho Tam Gốc (Lama, Yidam và Khandro), thực hành sở khởi Namcho, TummoTsalungthực hành nền tảng chính yếu của Dzogchen “Phật trong lòng bàn tay,” bao gồm Trekcho, Togal tịnh quang, thực hành Togal bên trong, thực hành bóng tối và rèn luyện trong trạng thái mộng, bản tính của âm thanh và các cõi Tịnh độ.

Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche[7] từng nói rằng, “Penor Rinpoche là một vị thánh, người đã vượt qua ranh giới của Samaya.” Với điều này, Ngài ám chỉ rằng Penor Rinpoche đã thực sự chứng ngộ trí tuệ bên trong và như thế đã chứng ngộ trạng thái không có gì để bám chấp và không có gì để từ bỏ.

3. HÀNH HƯƠNG

 Mỗi người Tây Tạng đều mong muốn được hành hương đến Lhasa, đặc biệt để chiêm bái Jowo Rinpoche nổi tiếng, “Đức Tôn Quý,” bức tượng linh thiêng nhất của Tây Tạng. Bức tượng này miêu tả Đức Phật khi còn là một hoàng tử mười hai tuổi và được cho là đã được đúc khi Đức Phật vẫn còn sống.

Năm 1956, Penor Rinpoche, cùng với một nhóm người lớn, đã khởi hành về miền Trung Tây Tạng. Ngài mới chỉ hai mươi tư tuổi. Đoàn người đã viếng thăm các địa điểm linh thiêng vĩ đại, Tu viện, chùa chiền và thánh địa của Phật giáo Tây Tạng, bao gồm [Tu viện] Samye, Dorje Drak, Mindrolling, Drepung, Ganden và Sera. Mỗi nơi Ngài đến, Penor Rinpoche đều cúng dường rất nhiều. Ngài cũng đỉnh lễ Đức Dalai Lama ở cung điện mùa đông. Ngài đã thọ nhận một quán đỉnh trường thọ từ Đức Dalai Lama. Đại Lễ Monlam Chenmo đang diễn ra và Ngài cúng trà và quyên tặng tiền cho toàn thể Tăng đoàn.

4. LƯU VONG

Khi Penor Rinpoche quay trở về Tu viện Palyul cuối năm 1956, tình hình ở Kham trở nên vô cùng căng thẳng. Các dòng truyền thừa đã duy trì sự thanh tịnhchân chính của Phật giáo trong hàng nghìn năm đang có nguy cơ bị gián đoạn và mất mãi mãi. Thấy trước điều này và cùng với mệnh lệnh từ chư Hộ Pháp, Penor Rinpoche đã cùng với một nhóm khoảng ba trăm người hướng về biên giới Đông Bắc Ấn Độ. Đó chắc chắn là một hành trình dài và đáng sợ, tràn đầy hiểm nguy và khó khăn. Cuối cùng, chỉ ba mươi người sống sót đến được Ấn Độ.

Chư Hộ Pháp của Penor Rinpoche đã chỉ dẫn Ngài từng bước trong suốt hành trình. Nhóm của Ngài bị quân đội truy đuổi. Súng nhắm đến chân Ngài và lựu đạn rơi ngay chỗ Ngài. Nhưng chúng chỉ nổ sau khi Ngài đã di chuyển đến chỗ an toàn. Đói khát, một vài người muốn giết động vật để ăn, nhưng Penor Rinpoche không thể chịu đựng việc nhìn thấy những con vật vô tội bị làm thịt và sẽ đi bộ đến trước bất kỳ ai khác để đuổi những nạn nhân tiềm năng đi. Cuối cùng họ đến được Pema Kod và bang miền Đông Ấn Độ, Arunachal Pradesh. Trong năm 1960, nhiều người tỵ nạn đổ về Ấn Độ và năm 1961, Penor Rinpoche, với khoảng sáu trăm người, đã di chuyển về phía Nam đến Mysore.

5. SỰ THÀNH LẬP Ở NAM ẤN

Mục đích đằng sau việc trốn khỏi Tây Tạng của Ngài Penor Rinpoche là để duy trì ngọn lửa Phật Phápgiải thoát hữu tình chúng sinh khỏi bóng tối vô minh. Ngay khi đến miền Nam Ấn, Ngài đã dốc toàn bộ sức lực để thiết lập một trung tâm, nơi mà sự trao truyền giáo lý Nyingma có thể được duy trì không gián đoạn và nơi mà truyền thống Palyul vĩ đại có thể được tái thiết lập. Năm 1963, năm Thủy Mão, ở Bylakuppe, Nam Ấn, Penor Rinpoche bắt đầu xây dựng Tu viện Thegchog Namdrol Shedrub Dargyeling.

Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Toàn bộ số tiền mà Ngài có để làm lại cuộc đời, Tu việntruyền thống chỉ là 300 rupee. Nhưng Ngài có một nguồn lực vô tận – đó chính là lòng dũng cảmquyết tâm to lớn.

Lúc đó, chỉ có một vài tu sĩ. Những người bên ngoài, không thể hiểu được tầm nhìn của Ngài, đã nài nỉ Ngài giảm quy mô Tu viện mà Ngài dự định xây dựng. Ngày nay, khi hàng trăm tu sĩ đổ về sảnh đường và thấy rằng không đủ chỗ cho họ ngồi, người ta chỉ có thể ngạc nhiên trước tầm nhìn xa của Penor Rinpoche từ ba thập niên trước.

Rất ít đạo sư ở cấp độ của Penor Rinpoche trải qua những khó khăn mà Ngài phải chịu đựng. Dưới cái nắng của xứ Ấn Độ, Ngài khuân đá, gạch, cát và trộn xi măng cho đến khi tay và chân của Ngài chảy máu và bị nhiễm trùng. Thiếu nước và chẳng có đường sá khiến công việc xây dựng trở nên khó khăn hơn nhiều.

Trong những ngày đầu, Ngài sống trong một túp lều, pha trà Tây Tạng với dầu rẻ tiền bởi Ngài không có bơ và uống từ một chiếc hộp. Một bà lão thấy Ngài đang đào một mình, tạo thành một cái nhà vệ sinh cho một trong các đệ tử đang nhập thất. Khi những người khác thấy Rinpoche xây dựng Tu viện bằng đôi tay trần, họ lập tức nghĩ đến Tổ Milarepa và sự vất vả khó nhọc khi xây dựng tòa tháp mười tầng cho con trai của đạo sư.

6. CHẤN HƯNG: CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NHỮNG NĂM 1980

Năm này qua năm khác, với nỗ lựcquyết tâm không ngừng nghỉ, Penor Rinpoche đã liên tục làm việc, vượt qua nhiều chướng ngại và khó khăn. Tầm quan trọng của những hoạt động này với việc duy trì truyền thống Tây Tạng không nên bị nói giảm bớt hay đánh giá thấp. Không có nỗ lực chăm chỉ của Kyabje Penor Rinpoche, chắc chắn những thực hành này có thể bị mất mãi mãi.

Tu viện Namdroling, Ngài đã thiết lập các truyền thống sau đây: Sojong, lễ tịnh hóa một tháng hai lần; Yarney, nhập thất mùa mưa [an cư]; Gaye [tự tứ], thực hành đặc biệt được tiến hành khi kết thúc Yarney; “Nghìn Cúng Dường Lên Chư Bổn Tôn An Bình Và Phẫn Nộ” của Terton Karma Lingpa; Nghi Lễ Cúng Dường Thành Tựu Kim Cương Tát Đỏa; Phổ Ba Kim Cương xua tan ác nghiệp của Terton Ratna Lingpa vào cuối năm cũ; Drupchen Trăm Triệu Biến sử dụng các Mandala khác nhau theo từng năm; Drupchen cúng dường Anu Yoga về Tsokchen Dupa; Pháp hội Thành Tựu Thuốc Mendrup, và nhiều nghi lễ khác. Trong một trong những Pháp hội Mendrup mà Penor Rinpoche tiến hành theo thực hành Nyingtik Palchen Dupa, rất nhiều tu sĩ đã thấy cầu vồng quanh Mandala và cam lồ chảy xuống từ cốc sọ.

Kyabje Rinpoche quay trở về Tây Tạng lần đầu tiên năm 1982, sau hơn hai mươi năm. Ngài đáp ứng thỉnh cầu của mọi người một cách không mệt mỏi, cả ngày lẫn đêm. Người ta kể rằng một vài hành giả thậm chí đã cố gắng sống đến khi Ngài đến để họ có thể nhận được sự gia trì cuối cùng của Ngài.

Khi ở Tây Tạng, Kyabje Rinpoche tiến hành rất nhiều hoạt động để duy trì và phát triển Giáo Pháp. Ngài phục hồi nhiều Tu viện bị phá hủy trong thời Cách mạng Văn hóa, ban các quán đỉnh, trao truyền và giáo lý cho hàng nghìn người. Ngài cũng thiết lập nền tảng cho tương lai bằng cách truyền giới cho rất nhiều Tăng và Ni.

Trong chuyến đi này và ba chuyến viếng thăm sau đó, Kyabje Rinpoche đã phục hồi giáo lýTây Tạng. Câu chuyện về những điều kỳ lạ xảy ra khi Ngài ở Tây Tạng rất phong phú. Ví dụ, Ngài ban một quán đỉnh ở vùng Gonjo thuộc tỉnh Kham cho hàng nghìn người mà không cần đổ đầy bình nghi lễ (bhumpa). Nhưng có lẽ điều kỳ diệu nhất là, từ đống tro tàn, ngày nay Tu viện Palyul và các Tu viện nhánh ở Tây Tạng đã phát triển trở lại.

Lúc ở Tây Tạng, Ngài đã có được nhiều bản văn hiếm và quý từ pho giáo lý Namcho. Khi trở về Ấn Độ năm 1983, Ngài có hàng trăm bản sao của pho Namcho mới thu được và trọn vẹn, cũng như những kho tàng của Ratna Lingpa và nhiều bản văn quan trọng khác từ truyền thống Palyul.

Năm 1984, Ngài ban những quán đỉnh Namcho và kho tàng của Ratna Lingpa lần đầu tiên ở Ấn Độ. Kyabje Karma Kuchen Rinpoche, bậc trì giữ Pháp tòa thứ mười hai cũng có mặt để thọ nhận những giáo lý này.

Kyabje Rinpoche cũng tái thiết lập truyền thống Namcho với nhập thất thực hành sơ khởi một tháng hàng năm, nhập thất Tummo Tsa Lung 44 ngày, cũng như nhập thất Trekcho và Togal.

Năm 1985, Kyabje Rinpoche thành lập trung tâm nhập thất ba năm Samten Osel Ling. Ở đây, Ngài đã đích thân hướng dẫn ba mươi vị Tăng trong các khóa nhập thất truyền thống.

Ngài đi đến Hoa Kỳ lần đầu tiên vào năm 1985 theo thỉnh cầu của Gyaltrul Rinpoche và Ngài đã ban các quán đỉnh của kho tàng Namcho lần đầu ở phương Tây tại trung tâm nhập thất Tashi Choling. Trong chuyến hoằng pháp ở Mỹ năm 1988, Ngài ban quán đỉnh Nyingma Kama và theo lời thỉnh cầu của [nữ đạo sư] Jetsunma Ahkon Lhamo, Ngài đã ban các quán đỉnh Rinchen Terdzo tại Kunzang Palyul Choling ở Marylang, cũng là lần đầu tiên ở phương Tây.

7. SỰ ỔN ĐỊNH: ĐẦU NHỮNG NĂM 90

Kyabje Penor Rinpoche bắt đầu xây dựng những hỗ trợ, cả về vật lýcon người, để Giáo Pháp sẽ tiếp tục phát triển.

Năm 1990, Ngài thọ nhận giáo lý từ bậc đạo sư nổi tiếng, Khenpo Jigme Phuntsok Rinpoche[8] bao gồm Lama Yangtig, Ngeshe Dronme (Ngọn Đèn Của Sự Hiểu Rõ Ràng). Ngài cũng thọ nhận quán đỉnh Tendrel Nyesel, thực hành Phổ Ba Kim Cương của Lerab Lingpa, cũng như các kho tàng của chính Khen Rinpoche.

Kyabje Rinpoche dành những năm này để huấn luyện rất nhiều vị Tăng, Lopon và Khenpo, cử họ đến các cộng đồng Himalaya trên khắp châu Á để củng cố thực hành Phật giáo ở những vùng này. Ngài tiếp tục làm việc chăm chỉ để đảm bảo rằng những truyền thống địa phương sẽ không bị mất. Ở một số vùng, bởi sự thiếu vắng các vị thầy được đào tạo thích hợp, những vị thông thường đã học những kỹ năng ở Tây Tạng, dân chúng bắt đầu chuyển sang truyền thống tôn giáo khác. Nhờ có nỗ lực của Kyabje Rinpoche, các truyền thống ở những vùng này không chỉ được củng cố mà còn trở nên mạnh mẽ hơn trước.

Năm 1992, Ngài đến Tu viện Palyul lần thứ ba và ban quán đỉnh Rinchen Terdzo lần thứ ba. Ngài cũng đến những Tu viện nhánh của Palyul, làm lợi lạc cho họ bằng giáo lý và hỗ trợ tịnh tài.

Đức Dalai Lama [thứ 14], theo thỉnh cầu của toàn thể cộng đồng Nyingma, đã bổ nhiệm Ngài làm Người Đứng Đầu Tối Cao của truyền thống Nyingma vào năm 1993, noi theo bước chân của Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche và Kyabje Dudjom Rinpoche. Cùng năm đó, Ngài thành lập Ni viện Tsogyal Shedrub Dargyeling, vào ngày 27 tháng 11.

Kyabje Rinpoche cũng đến nhiều trung tâmĐài Loan, Hồng Kông và Singapore để ban những giáo lýquán đỉnhhoàn thành sự kết nối với các đệ tử ở đây.

8. SỰ MỞ RỘNG: CUỐI NHỮNG NĂM 90

Các hoạt động của Kyabje Rinpoche ở Nam Ấn bắt đầu phát triển và thu được kết quả. Năm 1999, Ngài hoàn thành Orgyen Dongang Shedrup Osel Dargye Ling, nơi được gọi là “Chùa Vàng” của Bylakuppe. Sau đó, Ngài hoàn thành việc xây dựng một bệnh viện vốn vô cùng cần thiết cho vùng đó, phục vụ không chỉ cộng đồng tu sĩ mà còn cả cư dân địa phương.

Về phía quốc tế, năm 1995, Ngài đến Hoa Kỳ để ban giáo lýquán đỉnh ở New York và ban kho tàng Namcho của Terton Migyur Dorje ở Kunzang Palyul Choling, Maryland.

Ngài đến Hoa Kỳ một lần nữa vào năm 1997 và trong chuyến viếng thăm này, Ngài thành lập Trung Tâm Nhập thất Palyul trong một cộng đồng thôn quê nhỏ bé của McDonough, New York. Để thiết lập Giáo Pháp vững chắc ở phương Tây, trung tâm nhập thất này là nơi mà hành giả phương Tây thọ nhận giáo lýnhập thất mà không cần phải đi quá xa. Kyabje Rinpoche đã giảng dạy khóa nhập thất truyền thống “Giải Thoát Trong Bàn Tay” từ khóa đầu tiên vào năm 1998 cho đến năm 2008. Những tu sĩ tham dự vô cùng ngạc nhiên trước phong cách giảng dạy của Ngài. Có nhiều đệ tử đã dành mười tháng để thọ nhận giáo lý trực tiếp từ Kyabje Penor Rinpoche trong khóa nhập thất này.

Kyabje Rinpoche tiếp tục hoằng pháp khắp nơi, ban những quán đỉnh và trao truyền quan trọng trên khắp thế giới, bao gồm Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, những vùng khác của châu Á và phương Tây. Những trao truyền này bao gồm các quán đỉnh Rinchen Terdzo, Mật điển Thời Luân Kalachakra, Mật điển Guhyagarbha, kho tàng Namcho, toàn bộ kho tàng của Ratna Lingpa, Nyingma Kama và nhiều giáo lý khác.

9. PHÁT TRIỂN: THẾ KỶ 21

Mặc dù tuổi cao, Kyabje Penor Rinpoche vẫn tiếp tục các chuyến hoằng pháp, ban những quán đỉnh và trao truyền quan trọng khắp nơi trên thế giới, bao gồm Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, nhiều vùng ở châu Á và Âu.

Năm 2003, Ngài viếng thăm vùng hẻo lánh Pema Kod và vùng Mon, gia trì cho các ngôi chùa và ban nhiều giáo lý.

Năm 2004, Ngài hoàn thành một bệnh viện. Một trong những đại thí chủ của Tu viện, thường được biết đến là Palmola, đã tài trợ và xây dựng rất nhiều ngôi chùa. Trong đó có chùa Tara, hoàn thành vào những năm 90, nhưng quan trọng hơn là chùa Zangdokpalri, ngôi chùa của Guru Rinpoche. Ngôi chùa này được thánh hóa vào năm 2004.

Năm 2004 là một năm khó khăn với Kyabje Rinpoche và được tiên đoán là “năm đen đủi” trong đó sức khỏe của Ngài sẽ gặp nguy hiểm. Bất chấp mọi sự khẩn cầu, Kyabje Rinpoche vẫn tiếp tục với việc hướng dẫn những khóa nhập thất hàng năm về thực hành sơ khởi, Tsa Lung/Tummo và Dzogchen ở cả Ấn Độ và Mỹ.

Những khóa này bao gồm cả quán đỉnh Rinchen Terdzo, Kalachakra, Guhyagarbha, kho tàng Namcho, bộ kho tàng của Ratna Lingpa, Nyingma Kama và nhiều Pháp khác. Hàng năm, Ngài đều tham dự Nyingma Monlam Chenmo, Đại Lễ Cầu Nguyện được tổ chức ở Bồ Đề Đạo Tràng. Chư Tăng được Kyabje Rinpoche đào tạo chịu trách nhiệm điều phối chính trong sự kiện này. Đặc biệt, những tịnh tài được phân phát dựa trên cơ sở dữ liệu mà Tu viện Namdroling phát triển.

10. VIÊN TỊCH – 27 THÁNG 3, 2009

Mặc dù sức khỏe yếu đi, Kyabje Penor Rinpoche khăng khăng đi hoằng pháp khắp nơi để ban giáo lýquán đỉnh cho tất cả những ai mong muốn thọ nhận.

Năm 2008, Ngài tham dự Nyingma Monlam Chenmo, Tết Losar ở Tu viện Namdroling, thực hiện chuyến viếng thăm đến Ma Cao, Hồng Kông và tiến hành khóa nhập thất mùa hè ở Mỹ.

Mặc dù kế hoạch giảng dạy bận rộn, Kyabje Rinpoche không bao giờ ngừng việc nghĩ đến sự an lạc của những tu sĩ trẻ đang được Ngài chăm lo. Vào một sáng tháng Một dịu mát, Ngài bảo một thị giả đưa Ngài đến Bangalore để mua sắm. Khi đến đó, Ngài đặt hàng nghìn chăn mền. Tu viện đã vô cùng lạnh vào mùa đông năm 2008 và Kyabje Rinpoche muốn chắc chắn rằng không vị tu sĩ nào không có mền ấm.

Bồ Đề Đạo Tràng, sức khỏe của Ngài trở nên yếu hơn. Mặc dù, khi được hỏi, Ngài đáp rằng Ngài khỏe, nhưng trên thực tế, chính sự tích tập các nhân duyên về nghiệp đang hội tụ lại và tạo ra những hoàn cảnh khiến chúng ta thấy Ngài như vậy.

Những thị giả chí thành đã sắp xếp để đưa Ngài đến bệnh viện tốt nhất và đôi lúc, Kyabje Rinpoche có vẻ đã khỏe lại. Khi Ngài trở về chùa vào sáng Losar, 25 tháng Hai, lần đầu tiên, bệnh tình của Ngài trở nên rõ ràng với mọi người và những giọt nước mắt tự nhiên cứ rơi, thậm chí cả những hành giả cao cấp nhất cũng khóc.

Ngày 24 tháng Ba, bệnh tình của Ngài tệ hơn và Ngài được chuyển đến Bệnh viện Columbia Asia ở Bangalore. Ở đó, tất cả những Tulku, Khenpo, Loponđệ tử thân thiết nhất ngồi bên Ngài. Ngài nhìn tất cả một lượt, nhắm mắt và an nhiên thị tịch.

11. TÁI SINH

Với lòng bi mẫn lớn lao dành cho những học trò của Kyabje Penor Rinpoche, Kyabje Dungse Thinley Norbu Rinpoche đã tự nhiên hướng dẫn tất cả các đệ tử Palyul tụng đọc lời cầu nguyện bốn dòng “Nga Gye Tsug Gyen Penchen Bimala …”, vốn được biên soạn bởi Đức Khenchen Ngagi Wangpo, trong khi chờ đợi Ngài biên soạn một phiên bản dài hơn cho lời cầu nguyện Kyabje Rinpoche sớm tái sinh. Ngài tự nhiên thêm hai dòng vào lời cầu nguyện này qua điện thoại vào ngày 28 tháng Ba. Dungse Rinpoche đã hoàn thành lời cầu nguyện dài hơn và nó đã được phân phát vào ngày 9 tháng Tư trước Thánh Thân (Kudung) của Kyabje Rinpoche.

Chỉ trong một đời, Kyabje Penor Rinpoche đã hoàn thành khối lượng công việc lớn lao, điều mà chúng ta có thể đọc ở đây. Chúng ta cũng biết rằng có những thành tựu không được liệt kê ở đây về cấp độ bên trong và bí mật. Bản tiểu sử này chỉ cung cấp một phần rất nhỏ những gì Ngài đã làm vì mỗi chúng ta để chúng ta có cơ hội kết nối với trí tuệ cổ xưa của Tây Tạng. Tất cả những gì Ngài đã làm là để ánh sáng Phật Pháp không rời bỏ thế giới này, tất cả những gì Ngài làm, Ngài làm vì chúng ta, với hy vọng rằng chúng ta sẽ giải phóng tâm khỏi những ác nghiệpmở rộng trái tim đón nhận hạnh phúc chân chính. Mong ước duy nhất của Ngài là mỗi chúng ta đều sẽ chứng ngộ và một ngày nào đó sẽ giác ngộ. Mọi điều Ngài làm đều là để giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu đó.

Kyabje Penor Rinpoche chắc chắn sẽ trở lại dẫn dắt chúng ta và mọi chúng sinh thoát khỏi khổ đau này. Bây giờ, chúng ta có thể nghĩ rằng, Ngài “đơn giản đang thay quần áo” và sẽ trở lại để gia trì thế giới này với lòng bi mẫn vô lượng, bằng cả những hoạt động bên ngoài cũng như bên trong và bí mật.

Tu viện Namdroling đã thành lập Hội đồng quản lý các vấn đề của Tu viện. Được dẫn dắt bởi Kyabje Karma Kuchen Rinpoche, vị trì giữ Pháp tòa thứ mười hai, hội đồng này sẽ tham gia vào quá trình tìm kiếm hóa thân mới (Yangsi) của Kyabje Rinpoche.

Bên cạnh Kyabje Karma Kuchen Rinpoche, các thành viên của Hội đồng còn bao gồm hai Tâm Tử khác và ba vị Khenchen cao cấp nhất từ Namdroling: Khentrul Gyangkhang Rinpoche, Mugsang Kuchen Rinpoche, Khenchen Pema Sherab Rinpoche, Khenchen Namdrol Rinpoche và Khenchen Tsewang Gyatso Rinpoche. Hội đồng này, khi thời điểm chín muồi, sẽ tiến hành tìm kiếm vị tái sinh tiếp theo của Kyabje Penor Rinpoche. Không thông báo nào được đưa ra cho đến ngày 2 tháng 6 năm 2009 về việc tìm ra bất cứ chỉ dẫn nào được để lại bởi Kyabje Penor Rinpoche; nhưng chúng tôi nghĩ rằng những chỉ dẫn như vậy ắt hẳn cũng tồn tại. Theo truyền thống, những phần tài sản của Kyabje Rinpoche vẫn được niêm phong cho đến thời điểm thích hợp.

Với những vị đọc qua một vài phần hay toàn bộ tiểu sử này, chúng tôi xin thứ lỗi vì bất kỳ sai sót nào của chúng tôi. Về bất cứ điều gì bạn thấy hữu ích, điều đó đều do lòng từ của Kyabje Rinpoche mà nó xuất hiện ở đây. Đoạn dưới đây là của Tổ Tịch Thiên, nói về lòng từ và bi của chư Bồ Tát và đấy là điều mà Kyabje Penor Rinpoche đã đem đến thế giới này:

Đó là cam lồ thù thắng

Thứ vượt qua quyền tối cao của cái chết.

Đó là kho tàng không vơi cạn

Thứ xua tan nghèo đói trên thế gian.

Đó là thuốc thù thắng

Thứ tiêu trừ bệnh tật của thế giới.

Đó là cây che chở mọi chúng sinh

Lang thang và mệt mỏi trên con đường luân hồi.

Đó là cây cầu phổ quát

Thứ dẫn đến tự do thoát khỏi những trạng thái tái sinh bất hạnh.

Đó là mặt trăng ló rạng của tâm

Thứ tiêu trừ giày vò của những quan niệm phiền não.

 

Nguồn Anh ngữ: Biography of Drubwang Pema Norbu Rinpoche (http://palyul.org/).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Về truyền thống Longchen Nyingtig, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a31844/gioi-thieu-ve-tam-yeu-cua-coi-gioi-bao-la.

[4] Theo Rigpawiki, Nyoshul Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901) đã thọ nhận những giáo lý Dzogchen từ Patrul Rinpoche và là đệ tử vĩ đại nhất của Patrul Rinpoche. Ngài được xem là một hóa hiện của Đức Tịch Hộ Shantarakshita.

[5] Theo Rigpawiki, Rinchen Terdzo – Kho Tàng Terma Trân Quý là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập từ tất cả các Terma được phát lộ cho đến thời của Ngài, bao gồm cả các kho tàng của Tổ Chokgyur Lingpa. Lo sợ rằng những giáo lý này sẽ bị mất, Ngài bắt đầu việc kết tập vào năm 1855 với sự gia trì của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và hoàn thành vào năm 1889. Đơn giản thọ nhận các quán đỉnhkhẩu truyền Rinchen Terdzo cũng cần từ 4 đến 6 tháng.

[6] Về Đức Lerab Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a33571/tieu-su-terton-sogyal.

Tạo bài viết
12/05/2015(Xem: 5641)
21/03/2015(Xem: 23641)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: