Tâm Tuyệt Diệu – Những Giáo Lý Về Quy Y, Bồ Tát Và Mật Giới Của Garchen Rinpoche

24/04/20201:00 SA(Xem: 8717)
Tâm Tuyệt Diệu – Những Giáo Lý Về Quy Y, Bồ Tát Và Mật Giới Của Garchen Rinpoche

TÂM TUYỆT DIỆU
NHỮNG GIÁO LÝ VỀ QUY Y, BỒ TÁT VÀ MẬT GIỚI CỦA GARCHEN RINPOCHE
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Garchen Rinpoche (2)Ý NGHĨA CỦA QUY Y

Nếu trước kia con đã thọ giới quy y, trong cả bốn truyền thống, điều đó đều giống nhau. Tam Bảo luôn giống nhau. Vì thế, nếu con đã thọ quy y trước kia, con không cần phải thọ lại nữa. Nhưng con vẫn có thể nếu muốn. Nhưng thậm chí nếu con đã thọ trước kia, thật tốt khi nghe lời giới thiệu về ý nghĩa của giới luật một lần nữa. Khi chúng ta quy y, điều đó giống như một nghi lễ tịnh hóa và phục hồi. Chúng ta tịnh hóa các vi phạm, những thệ nguyện bị phá vỡ, cảm xúc tiêu cựcchúng ta phục hồi Bồ đề tâm. Do vậy, thật tốt khi thọ giới quy y lại.

Một số người quy y bởi bằng trí tuệ, họ hiểu rằng luân hồibản chất là khổ đau và rằng họ muốn thoát khỏi khổ đau đó. Họ biết rằng họ chỉ có thể thoát khỏi nếu nương tựa Tam Bảo. Có những người khác quy y Tam Bảo bởi họ muốn giúp đỡ hữu tình chúng sinh khác. Họ biết rằng chỉ bản thân họ thì chưa mạnh mẽ và họ vì thế phải nương tựa Tam Bảo. Do đó, chúng ta quy y Tam Bảo với tâm trí tuệ và bi mẫn như vậy. Có những điều này tức là [có] công đức lớn lao.

Khi chúng ta quy y, chúng ta tìm kiếm sự bảo vệ khỏi đại dương khổ đau bao la. Mọi người đều muốn hạnh phúc và chẳng ai muốn đau khổ. Chúng ta đều chia sẻ điều đó. Có những hệ thống khác nhau trên thế giới này để bảo vệ chúng ta khỏi khổ đau. Các hệ thống thế tục chỉ quan tâm đến đời này. Đôi lúc chúng có thể bảo vệ và đôi lúc thì không. Vì lý do này, nhiều tôn giáo xuất hiện trên thế giới. Đây cũng là ý định của những giáo lý Phật Đà. Từ “Bảo” (Tạng ngữ: Konchog) nghĩa là “hiếm có và thù thắng”. Cội nguồn bảo vệ thù thắng nhất là Tam Bảo. Tam Bảo cũng hiếm bởi nếu chúng ta không sở hữu công đứctrí tuệ lớn lao, chúng ta thậm chí sẽ chẳng có mong ước quy y. Con có mong ước thọ quy y. Đấy là công đức lớn lao và là dấu hiệu cho thấy con vốn đã kết nối với Tam Bảo trong một đời quá khứ. Không có nhiều người có kiểu công đứctrí tuệ này.

Thực sự, tất cả hữu tình chúng sinh đều sở hữu Phật tính. Sự khác biệt giữa chư Phật và hữu tình chúng sinh là chư Phật giống như một đại dương bao la còn hữu tình chúng sinh giống như những khối băng trên đại dương đó. Hữu tình chúng sinh bám chấp vào nhị nguyên của ngã và tha và vì thế, trở nên giống như khối băng và lang thang trong sáu cõi của luân hồi, chịu khổ đau vô cùng. Và trong tất cả những kiểu chào đời khác nhau này, dù cho chúng ta có thể có được thân người quý giá, nếu không gặp được Giáo Pháp thì chúng ta sẽ vẫn chẳng biết cách chịu đựng khổ đau trong đời này và cách tạo ra hạnh phúc trong các đời tương lai. Chúng ta cần hiểu rằng hạnh phúc đến từ các nguyên nhân. Nguyên nhân của hạnh phúcchúng ta đang trải qua hiện nay là từbi. Nhờ quy y, chúng ta hiểu điều này. Chúng ta cũng cần hiểu rằng khổ đau hiện tại của chúng ta cũng có nguyên nhân. Nguyên nhân là những cảm xúc phiền não. Vì thế khi quy y, chúng ta tìm hiểu về tính cần thiết của việc từ bỏ các nguyên nhân, tức cảm xúc phiền não.

Ban đầu chúng ta quy y những cội nguồn quy y bên ngoài. Chúng ta đều từng nghe về Phật, Pháp và Tăng. Chư Phật bên ngoài là vô số. Chư vị là những vị Phật của ba thời. Giáo Pháp bên ngoài là những lời dạy của Đức Phật, các giáo lý về nghiệp và v.v. Đó là phương pháp để thoát khỏi khổ đau. Nó là con đường. Tăng đoàn bên ngoài là những vị đã bước vào con đường của Giáo Pháp (thực hành) và đã tìm thấy tự do thoát khỏi khổ đau và vì thế, có khả năng chỉ ra con đường này cho chúng sinh khác. Đây là Tam Bảo. Hôm nay, trong hoàn cảnh của việc truyền quy y, thầy là Tăng của các con. Bản thân thầy đã tìm thấy sự giải thoát khỏi khổ đau nhờ áp dụng các thực hành Giáo Pháp, thầy thấy rằng nó đem đến lợi lạc lớn lao và thầy đang trao lại cho các con, nghĩ rằng điều đấy cũng sẽ làm lợi lạc các con.

TAM BẢO BÊN TRONG

Khi đã thọ quy y, chúng ta cũng cần hiểu những cội nguồn quy y bên trong. Tam Bảo không phải ở đâu đó xa xôi, tách biệt với chúng ta. Chư vị thực sự nằm bên trong tâm chúng ta. Chúng ta cần hiểu kết nối giữa Tam Bảo với chính chúng ta. Điều này nghĩa là nguyên nhân của Tam Bảo thực sự hiện hữu trong tâm chúng ta. Ví dụ, tâm của chư Phật giống như bông hoa còn tâm hữu tình chúng sinh giống như hạt giống của bông hoa đó.

Đức Phật chỉ ra cho chúng ta cách thức để hiện thực hóa tiềm năng này, nhưng nguyên nhân thì chúng ta vốn đã sở hữu rồi. Đó là Phật tính. Giác tính của chính chúng ta. Sau đấy, nếu chúng ta trưởng dưỡng từ và bi, Giáo Pháp nằm bên trong chúng ta. Và nếu chúng ta có những điều này, chúng ta là Tăng. Tam Bảo này bên trong tâm chúng ta là sự bảo vệ chân chính, sự quy y đích thực của chúng ta. Cách thức mà chúng ta quy y được giải thích trong thẻ quy y:

“Con quy y Giác tính Siêu việt, tâm yếu của Phật.
Con quy y Lòng bi, tâm yếu của Giáo Pháp.
Con quy y Thiện tri thức Tâm linh, tâm yếu của những vị đồng hành”.

Con quy y Giác tính Siêu việt, tâm yếu của Phật”. Giác tính của chúng tatâm yếu của Phật. Vị Phật bên trong là sự tỉnh thức của chúng ta. Đó là điều mà chúng ta quy y. Nó là nguyên nhân giác ngộ của chúng ta. Nó là tâm nhận ra “Đây là phiền não”, “Đó là tình yêu thương”, “Đó là lòng bi mẫn”. Nó là giác tính phân biệt của chính chúng ta. Ban đầu, có một mong ước “Tôi muốn quy y”. Ở giữa, có một giác tính, thứ nghĩ rằng, “Bây giờ tôi đã thọ quy y”. Cuối cùng, có một giác tính, thứ nghĩ rằng, “Bây giờ tôi phải giữ gìn các giới luật”. Giác tính này lúc bắt đầu, ở giữa và lúc kết thúc là một sự liên tục. Đó là sự tỉnh thức của chúng ta. Sự tỉnh thức này là vị Phật bên trong của chúng ta. Nếu chúng ta giữ gìn các giới luật quy y, chúng ta giữ gìn chúng nhờ sự tỉnh thứclưu tâm. Đây là trí tuệ phân biệt của chúng ta. Nó phân biệt giữa điều thiện và điều ác, nguyên nhân của hạnh phúcnguyên nhân của khổ đau, điều cần làm và điều cần tránh. Đức Phật là vị đã hoàn thiện trí tuệ này. Chúng ta cũng sở hữu điều này nhưng cần tịnh hóa dòng tâm thức.

Tất cả hữu tình chúng sinh và tất cả chư Phật đều có tâm giống nhau. Tâm chúng ta là Phật. Tâm này có bản tính của nước. Khi nước hoàn toàn thanh tịnh, nó giống như giác ngộ. Và nếu tâm tạm thời bị ô nhiễm bởi các cảm xúc phiền nãoý nghĩ khác nhau, một cách tạm thời, nước bị bẩn và người ta là hữu tình chúng sinh chịu đau khổ. Nhưng nó vẫn có bản tính của nước. Khi chúng ta tịnh hóa những cảm xúc tiêu cựcchấp ngã khỏi tâm thông qua trí tuệ và lòng bi, tâm thanh tịnh chính là sự hoàn hảo của trí tuệ. Đấy là tâm của Phật. Tâm đó là tâm của chính chúng ta. Tự tâm đó là trí tuệ không quan niệm, thứ vượt khỏi Ba Phạm Vi (Nhị Nguyên của Chủ thể, Hành động, Đối tượng). Điều này cũng là ý nghĩa về từ nguyên của từ Phật (Tạng ngữ: Sang Gye). “Sang” nghĩa là dọn sạch. Điều này liên quan đến dọn sạch bám chấp. “Gye” nghĩa là mở rộng, bao la. Điều này liên quan đến tự do vượt khỏi Ba Phạm Vi.

Con quy y Lòng bi, tâm yếu của Giáo Pháp”. Nếu tâm chúng ta vốn đã là Phật thì tại sao hữu tình chúng sinh lại không giác ngộ? Sự khác biệt giữa hữu tình chúng sinh và Phật là gì? Nếu hạt giống không gặp gỡ các điều kiện, nó sẽ không đâm chồi. Điều này giống như hữu tình chúng sinh không gặp được Giáo Pháp và lang thang bất tận trong sáu cõi của luân hồi. Trong Ba Mươi Bảy Thực Hành Bồ Tát có nói, “Tất cả khổ đau, không ngoại lệ, đến từ việc mong muốn hạnh phúc của bản thân. Chư Phật hoàn hảo khởi lên từ tâm vị tha”. Chính bởi chúng ta khởi lên một tâm chấp ngãchúng ta rơi vào sức mạnh của những cảm xúc tiêu cực. Điều này khiến chúng ta lang thang trong sáu cõi của luân hồi. Đức Phật nói rằng: “Trong tất cả hữu tình chúng sinh đều có Phật. Hữu tình chúng sinh chỉ bị che lấp bởi những ô nhiễm ngẫu nhiên”. Những ô nhiễm này là ô nhiễm của chấp ngã.

Để tách khỏi tâm chấp ngã, chúng ta phải trưởng dưỡng tâm vị tha. Khi quy y, chúng ta cần nhận ra tính quý báu của tình yêu thươnglòng bi mẫn và sau đấy làm quen với nó, một cách liên tục. Nếu tình yêu thươnglòng bi mẫn duy trì trong tâm chúng ta, chúng ta sẽ thoát khỏi chấp ngã. Trong suốt sáu thời của ngày và đêm, chúng ta cần luôn nhớ đến hữu tình chúng sinh. Đó là Giáo Pháp. Giáo Pháp bên ngoài bao gồm tám vạn bốn nghìn Pháp môn. Nhưng ngắn gọn, chúng nằm trọn trong từ và bi. Giáo Pháp bên trong là tình yêu thươnglòng bi mẫn. Giáo Pháp chân chínhchúng ta quy y, Giáo Pháp thực sự, là tình yêu thươnglòng bi mẫn của chính chúng ta. Đó là sự bảo vệ thù thắng. Nếu chúng ta không khởi lên tình yêu thươnglòng bi mẫn thì dù có quy y, chúng ta cũng sẽ không thực sự được bảo vệ. Chúng ta sẽ không trở thành những hành giả Giáo Pháp chân chính. Khi chúng ta áp dụng phương pháp từ bỏ các nguyên nhân của khổ đau với trí tuệ, điều này trở thành con đường. Tổ Gampopa[1] nói rằng, “Hãy gia trì để tâm con trở thành Giáo Pháp. Hãy gia trì để Giáo Pháp trở thành con đường”. Để tâm trở thành Giáo Pháp thì khá dễ. Điều khó hơn là điều thứ hai. Giáo Pháp chỉ trở thành con đường nếu chúng ta phát khởi tâm vị tha. Chỉ khi ấy thì chúng ta mới thoát khỏi chấp ngã. Thực hành Giáo Pháp nghĩa là buông bỏ chấp ngã. Nếu không, chúng ta chẳng thể vượt khỏi luân hồi.

Con quy y Thiện tri thức Tâm linh, tâm yếu của những vị đồng hành”. Giáo Pháp được chỉ ra cho chúng ta bởi Tăng, những vị hướng dẫn trên con đường. Nếu chúng ta trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn thì chúng ta trở thành Tăng. Nhìn chung, Tăng có nhiều phẩm tính. Nhưng ngắn gọn, các phẩm tính là yêu thươngnhẫn nhục. Đó là điều khiến Tăng ‘cao quý’ hay ‘tốt hơn’. Hữu tình chúng sinh bình phàm có chấp ngã. Khi ai đó tổn thương họ, họ trả thù. Nhưng là Tăng, chúng ta trưởng dưỡng tâm vị tha. Thậm chí nếu ai đó tổn thương chúng ta, chúng ta thực hành nhẫn nhục. Chúng ta bảo vệ tình yêu thương. Tinh túy của Tăng là hành động thiện lành. Một vị Tăng tốt hơn duy trì bất khả phân với ý định vị tha, lợi lạc hướng về hữu tình chúng sinh. Con cần nghĩ rằng, “Tôi là Tăng cao quý. Khi ai đó đối xử tệ với tôi, tôi sẽ thực hành nhẫn nhục. Tôi sẽ bảo vệ tình yêu thương”. Sau đấy, con là Tăng chân chính. Con sẽ có khả năng bảo vệ bản thânchúng sinh khác.

“Những vị đồng hành” hay “Thiện tri thức Tâm linh” liên quan đến bất kỳ vị thầy nào trên thế giới này. Họ có thể là những vị thầy thế gian, bình thường hoặc họ có thể là những đạo sư vô cùng tôn quý. Nếu chúng ta khởi lên niềm tin và lòng kính trọng với tất cả những vị thầy của mình, các phẩm tính của những vị thầy này sẽ thâm nhập tâm chúng ta. Như Tổ Gampopa nói trong Sức Trang Hoàng Bảo Châu Của Sự Giải Thoát[2]: “Nguyên nhân phụ thêm vào là đạo sư tâm linh. Phương phápchỉ dẫn của đạo sư tâm linh”.

Đạo sư tâm linh thực sự còn quý hơn thân chúng ta. Trong Ba Mươi Bảy Thực Hành Bồ Tát[3] có nói: “Xem những thiện tri thức tâm linh thù thắng thậm chí còn đáng mến hơn thân thể mình là thực hành của Bồ Tát”. Lý do của chuyện này là bất cứ điều gì mà chúng ta học hỏi từ những vị thầy duy trì giống như hạt giống trong tâm chúng ta. Trí tuệ của điều mà chúng ta đã học hỏi duy trì trong tâm chúng ta. Chúng ta có thể thấy điều này đôi lúc trong những đứa bé. Ví dụ, một số đứa bé thích thú học hỏi và điều đó cũng xảy đến dễ dàng với chúng. Đó là một dấu hiệu cho thấy chúng đã học hỏi trong quá khứ. Và cũng có những đứa bé khác, thậm chí chúng có thể có cùng cha mẹ, lại chẳng thích thú việc học hỏi và cũng khó khăn hơn với chúng để học hỏi bất cứ điều gì. Điều này là bởi trong nhiều đời quá khứ, chúng đã không học hỏi, không nghiên cứu. Đây là về mặt thế tục. Nhưng những vị thầy Giáo Pháp còn dạy chúng ta Giáo Pháp và với điều này, chư vị trao cho chúng ta sự tự do để đạt được hạnh phúc trong các cõi cao hơn một cách tạm thời và rốt ráo, đạt giác ngộ. Khi chúng ta được giới thiệu với các nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau, chúng ta nhận được sự tự do để tạo ra hạnh phúc của bản thân. Do đó, chúng ta cần ghi nhớ cả hai kiểu vị thầy này, lặp đi lặp lại nhiều lần, những vị thầy thế gianvị thầy tâm linh và nghĩ về chư vị với tình yêu thương.

Chúng ta cần xem vị đạotâm linh, người truyền quy y cho chúng ta, là hiện thân của Tam Bảo. Nếu con thực hành Lama Chodpa [Thực Hành Cúng Dường Đạo Sư], con hiểu cách mà đạo sưhiện thân của Tam Bảo. Thân của đạo sư là Tăng. Khẩu của đạo sư là Pháp, bởi nó giải thích những lời dạy của Đức Phật. Ý của đạo sư là Phật thực sự. Thật sự, tâm của mọi người là Phật bởi chúng ta đều có Phật tính. Chư Phật và hữu tình chúng sinh giống như những hạt trên cùng một sợi dây của tràng hạt. Sợi dây là Phật tính. Nó là sự hợp nhất của tính Không và lòng bi. Tâm giác ngộ của chư Phật và tâm của hữu tình chúng sinh có một nền tảng duy nhất. Chư Phật đã hoàn thiện sự vị tha trong khi hữu tình chúng sinh bám chấp vào ngã và bị phiền não, đấy là sự khác biệt duy nhất. Nhưng bản tính thì vẫn giống nhau. Tất cả chư Phật đều nằm trọn trong đạo sư. Thậm chí trong một vị Tăng, Tam Bảo cũng nằm trọn. Theo cách này, thầy đang đại diện cho Tam Bảo. Thân của thầy là Tăng, khẩu của thầy là Pháp và ý là Phật. Nếu con có tri kiến này, các phẩm tính sẽ khởi lên trong tâm con.

Nói ngắn gọn, tinh túy của quy y bên trong là trưởng dưỡng tình yêu thương. Khi chúng ta chết, của cảitài sản cũng chẳng giúp ích. Chúng ta không có sức mạnh mang theo chúng. Nhưng nếu chúng ta đã trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn, nó giống như hạt giống trong tâm mà chúng ta sẽ mang theo cùng. Chính Bồ đề tâm quý báu này (tình yêu thươnglòng bi mẫn) sẽ là nguyên nhân của hạnh phúc trong mọi đời tương lai.

CÁC GIỚI LUẬT QUY Y

Đức Phật dạy rằng:

“Không làm điều ác. Hoàn thiện hạnh lành. Hoàn toàn điều phục tâm. Đó là giáo lý của Đức Phật”.

Tất cả Giáo Pháp thực sự nằm trong đoạn kệ này. Phiên bản chi tiết hơn của các giới luậtBa Mươi Bảy Thực Hành Bồ Tát. Chúng đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Tất cả các truyền thống khác nhau đều đồng thuận với bản văn này. Thậm chí nếu con không có thời gian để tiến hành bất kỳ thực hành nào khác, ít nhất hãy đọc ba mươi bảy thực hành một lần một ngày và trong mọi hoạt động của con, hãy cố gắng hành xử phù hợp càng nhiều càng tốt. Thậm chí nếu con sắp nghiên cứu tất cả những lời của Đức Phật, mọi thứ trong những bản văn đó đều nằm trọn trong cuốn sách nhỏ bé này. Tinh túy của những giáo lý Phật ĐàHai Chân Lý. Chân lý tương đối là sự không sai lầm của nghiệp, nhân và quả. Nếu chúng ta không từ bỏ các nguyên nhân của khổ, chúng ta sẽ không thể từ bỏ khổ đau. Điều này nghĩa là chúng ta phải thực hành nguyên nhân của thiện, tức là tình yêu thươngtừ bỏ nguyên nhân của bất thiện, tức chấp ngã. Nếu chúng ta thực hành theo cách này, tâm chúng ta sẽ được tịnh hóa. Sau đấy, chúng ta sẽ hiểu được chân lý tuyệt đối.

“Không làm điều ác”. “Ác” là bất kỳ hành động nào mà chúng ta làm khi được thúc đẩy bởi tâm chấp ngã, chẳng hạn như sân hận, thù ghét và đố kỵ. Bất cứ điều gì mà chúng ta làm với tâm phiền nãobất thiện. Nó là sai lầm. Kết quả sẽ giáng xuống chúng ta, giống như khi chúng ta ném một hòn đá lên trời, nó sẽ rơi xuống chúng ta. Nếu chúng ta trải qua khổ đau, điều đó là bởi các hành động mà chúng ta phạm phải trong quá khứ với tâm chấp ngã. Nếu chúng sinh khác dường như đang khiến chúng ta đau khổ, điều đó là bởi chúng ta vốn đã tạo ra nghiệp đó trong quá khứ. Đấy là điều sẽ trở lại với chúng ta. Đó là lý do trên thế giới này có chiến tranh, có đói và khát, có nghèo đói và có những thứ mà chúng ta không thích. Nó là sự chín muồi của sân hận, đố kỵ, tham lamtương tự. Như là hứa nguyện chính yếu, chúng ta cần tuân theo giới rằng, “Nguyện con không làm hại bất kỳ hữu tình chúng sinh nào bằng thân, khẩu và ý”. Điều này hoàn thành Biệt Giải Thoát (Pratimoksha) giới.

“Hoàn thiện hạnh lành”. Điều này liên quan đến bất cứ điều gì mà chúng ta làm bằng thân, khẩu hay ý, được thúc đẩy bởi tình yêu thươnglòng bi mẫn. Dù đó là thế tục hay thực hành Pháp, bất cứ điều gì chúng ta làm với tâm như vậy là thiện lành. Đó là điều mà chúng ta cần thực hành. Điều này thì tương tự nhau với thiện hạnh hay bất thiện: nếu chúng ta gửi lợi lạc đến cho chúng sinh khác, lợi lạc sẽ quay trở về với chúng ta. Ví dụ, nếu con có chút hạnh phúc trong đời này, nó là kết quả của các hành động mà con đã làm trong quá khứ, điều đến từ tình yêu thương. Ở mức độ tương đối, khi chúng ta tham gia vào bất kỳ hành động nào, chừng nào chúng ta còn nhận thức ngã và tha, vẫn có một kết quả tương ứng quay trở lại với chúng ta. Ví dụ, nếu chúng ta hào phóng, điều sẽ quay trở lại với chúng ta là sự trù phú. Nếu chúng ta lấy trộm của người khác, điều sẽ quay trở lạinghèo đói. Nếu chúng ta tham gia vào các hoạt động được thúc đẩy bởi tình yêu thươnglòng vị tha, tạm thời, chúng ta sẽ sinh trong các cõi cao hơn hoặc trong các Tịnh độrốt ráo, chúng ta sẽ đạt giác ngộ.

Giới luật căn bản cần giữ gìn thì nằm trong Ba Mươi Bảy Thực Hành Bồ Tát, khi mà bản văn này nói rằng: “Với những Bồ Tát khát khao những lạc thú của thiện hạnh, tất cả những vị làm hại thì giống như kho tàng quý báu. Vì vậy, trưởng dưỡng nhẫn nhục không chút thù hận là thực hành của Bồ Tát”. Khi chúng ta nhận thấy nguy hại và khó khăn do chúng sinh khác gây ra, chúng ta không nên tức giận với họ. Chúng ta có thể giải thích cho họ bằng lập luận, nhưng chúng ta chẳng bao giờ được phép tức giận với họ. Nếu chúng ta không để cho Bồ đề tâm giới suy giảm thì chúng ta sẽ được bảo vệ cho đến khi đạt giác ngộ. Nếu chúng ta khởi lên chấp ngã và các cảm xúc phiền não, điều đó sẽ dẫn đến khổ đau trong sáu cõi của luân hồi. Nếu chúng ta hiểu được sự vận hành của nghiệp, chúng ta sẽ có thể chịu đựng những khổ đau mà chúng ta đang trải quachúng ta cũng sẽ biết cách tránh khổ đau trong tương lai.

Chúng ta cần trưởng dưỡng tâm yêu thương dành cho tất cả hữu tình chúng sinh bởi tình yêu thương là thứ thực sự bảo vệ. Đó là điều mà mọi hữu tình chúng sinh cần. Khi chúng ta trưởng dưỡng tình yêu thương, nó trở thành món cúng dường thù thắng nhất dâng lên tất cả chư Phật và lợi lạc lớn lao nhất cho mọi hữu tình chúng sinh. Nó hoàn thành mục đích của bản thânchúng sinh khác. Thực sự chúng ta chẳng cần điều gì khác. Chúng ta cần thọ giới, “Tôi sẽ không đánh mất tình yêu thương này trong khoảnh khắc sân hận hay thù ghét”. Tất cả chư Phật trong quá khứ đã trưởng dưỡng tâm yêu thương và bi mẫn bao la như vậy dù phải liều cả thân thể. Trong tâm mình, chúng ta cần hoán đổi bản thân với chúng sinh khác. Điều này nghĩa là chúng ta cần đặt chúng sinh khác lên trước bản thân. Chúng ta cần luôn luôn nghĩ về tình yêu thươnglòng bi mẫn dành cho hữu tình chúng sinh. Trong hành động, chúng ta cần quân bình giữa bản thânchúng sinh khác. Điều này nghĩa là bất cứ điều gì chúng ta làm, ít nhất, chúng ta không nên gây hại với bất kỳ hữu tình chúng sinh nào. Chúng ta cần mong ước rằng, “Nguyện bất cứ điều gì tôi làm bằng thân, khẩu hay ý đều trở thành lợi lạc cho hữu tình chúng sinh”. Điều này hoàn thành Bồ Tát giới. Nếu chúng tathái độ như vậy, chúng ta sẽ thực hành thiện hạnh một cách hoàn hảo. Sau đấy, thậm chí nếu chúng ta chỉ trì tụng một biến Mani (Om Mani Padme Hum), nó sẽ trở thành lợi lạc cho hữu tình chúng sinh. Bất cứ điều gì con làm với tâm như vậy, ví dụ, khi con đang ăn hay tương tự, sẽ đều trở thành món cúng dường lên Tam Bảo.

Hoàn toàn điều phục tâm”. Đức Phật nói rằng nếu chúng ta muốn được bảo vệ khỏi khổ đau, chúng ta phải tịnh hóa tâm. Tất cả khổ đau có gốc rễ ở ý định trong tâm chúng ta. Các hoạt động bên ngoài của thân và khẩu là thứ yếu. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta tịnh hóa tâmchúng ta điều phục ba trạng thái tiêu cực: (1) Các ý nghĩ gây hại hay mong ước làm hại chúng sinh khác; (2) Các ý nghĩ tham lam hay ham muốn và (3) Vô minh hay tà kiến. Chúng cần được điều phục. Nếu chúng ta luôn luôn trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn (điều chính là Phương pháp), nếu chúng ta không bám chấp vào bất kỳ ý nghĩ nào khác, các trạng thái tiêu cực này sẽ dần dần bị điều phục. Những phiền não sẽ dần dần được tịnh trừ.

Tịnh hóa tâm như vậy, đó là giáo lý của Đức Phật. Khi tâm được tịnh hóa, tâm thanh tịnh vốn đã là Phật. Mọi hữu tình chúng sinh đều thanh tịnh ở nền tảng. Điều này nghĩa là mọi hữu tình chúng sinh đều có Phật tính. Họ có tiềm năng đạt giác ngộ. Con cần quán chiếu điều này nhiều lần và trưởng dưỡng tri kiến thanh tịnh với mọi thứ xuất hiệntồn tại. Chẳng cần phải tìm Phật ở nơi nào khác. Điều này hoàn thành Mật giới.

Thệ nguyện rốt ráo của mọi quán đỉnhgiới luật của ba thừaBiệt Giải Thoát, Bồ Tát và Mật thừa – đều nằm trọn trong Ba Mươi Bảy Thực Hành Bồ Tát: “Nói ngắn gọn, bất cứ hành động nào mà người ta tham gia vào, họ cần hỏi rằng, trạng thái của tâm là gì? Hoàn thành mục đích của chúng sinh khác nhờ liên tục duy trì tỉnh thứcnhận thứcthực hành của Bồ Tát”. Vì vậy, giới luật tương đốitrưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫngiới luật rốt ráogiữ gìn tỉnh thức. Khi con có nhận thức tỉnh thứcBồ đề tâm, con sẽ chẳng làm hại hữu tình chúng sinh nào. Con cần luôn luôn xem xét những điều mà con làm và thấy xem liệu con có thực hành đúng theo ba mươi bảy thực hành này hay không và nếu con thấy rằng con không, con cần sám hối. [Từ “sám hối” trong thực hành Phật giáo được hiểu là có bốn khía cạnh: (1) Ăn năn mạnh mẽ, thấy các hành động tiêu cựcsai lầm, (2) Sám hối hay thừa nhận điều sai trước sự chứng minh của Tam Bảo, (3) Làm các hành động tích cực để chống lại hành động tiêu cực và (4) Hứa nguyện mạnh mẽ hay thề không tái phạm hành động tiêu cực.]

NHỮNG LỢI LẠC CỦA GIỚI QUY Y

Chúng ta cần hiểu rõ ràng về những lợi lạc của quy y và các lỗi lầm của việc không quy y.

Những giáo lý của Đức Phật được gọi là cội nguồn của mọi lợi lạchạnh phúc. Khi chúng ta quy y, có lợi lạc tạm thời và hạnh phúc rốt ráo. Chúng ta sẽ được bảo vệ từ đời này sang đời khác cho đến khi đạt giác ngộ. Tức là, nếu ta tuân theo những chỉ dẫn của Tam Bảo. Chúng ta sẽ thực sự được bảo vệ ra sao? Khi quy y, chúng ta được bảo hãy trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn. Nếu con trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn thì một cách tự nhiên, giống như những tia sáng chiếu tỏa, con sẽ tham gia vào các hành động chẳng hạn như bố thí, trì giớinhẫn nhục. Nếu con có tình yêu thương với chúng sinh khác, con sẽ hào phóng. Sau đấy, trong mọi đời tương lai, con sẽ trải qua sự dồi dào. Nếu con có tình yêu thương với chúng sinh khác, con sẽ không muốn làm hại họ. Vì thế, con sẽ thực hành trì giới một cách tự nhiên. Kết quả là, con sẽ có được thân người quý báu. Nếu con có tình yêu thương với chúng sinh khác, con sẽ thực hành nhẫn nhục. Kết quả là, trong tương lai, con sẽ có những người bạn hòa thuận, hình tướng đẹp đẽcuộc đời trường thọ. Mọi lợi lạc, mọi hạnh phúc của các cõi cao, đến từ thực hành bố thí, trì giớinhẫn nhụcdựa trên tình yêu thương. Bảy phẩm tính của các cõi cao chỉ đạt được nhờ tâm yêu thương như vậy. Nguyên nhân duy nhất của hạnh phúcyêu thương.

Khi chúng ta tiếp tục bền bỉ trong thực hành yêu thương và bi mẫn, chấp ngã của chúng ta sẽ suy giảm. Sau đấy, nhờ thiền địnhtrí tuệ, chúng ta sẽ rốt ráo tách rời chấp ngã và đạt giác ngộ. Giác ngộ nghĩa là chúng ta hoàn toàn tịnh hóa mọi bám chấp, mọi lỗi lầm và che chướng và chẳng còn ám ảnh ngay cả với khổ đau tạm thời. Nhưng để đạt được điều này, chúng ta phải thực hành với sự tinh tấn. Không có sự tinh tấn hành trì, dẫu cho có thuộc lòng tất cả giáo lý của Đức Phật, chúng cũng chẳng lợi lạc. Điều quan trọng là dấn thân vào thực hành.

Nhờ quy y, chúng ta đạt được lợi lạc của Ba Thừa.

“Khi tổn hại với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó bị từ bỏ, các giới luật Biệt Giải Thoát được trọn vẹn. Khi sự giúp đỡ với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó được hoàn thành, các giới luật Bồ Tát được trọn vẹn. Khi người ta thông thạo về nhận thức thanh tịnh của bình chứa và các nội dung, những Mật giới được trọn vẹn”.

Khi tổn hại với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó bị từ bỏ, các giới luật Biệt Giải Thoát được trọn vẹn”. Có nhiều giới luật khác nhau, nhưng khi chúng ta thọ giới quy y, từ nay trở đi, chúng ta không bao giờ được phép cố tình làm hại chúng sinh bằng thân, khẩu hay ý. Khi chúng ta từ bỏ việc làm hại chúng sinh khác, sự kỷ luật này khép lại cánh cửa đến ba cõi thấp hơn.

Khi sự giúp đỡ với chúng sinh khác và nguyên nhân của nó được hoàn thành, các giới luật Bồ Tát được trọn vẹn”. Khi chúng ta chân thành khởi lên ý định vị tha, theo đuổi lợi lạc của chúng sinh khác, chấp ngã sụp đổ và chúng ta đạt được trạng thái của Bồ Tát. Trong quy y, chúng ta được giới thiệu về nghiệp và tầm quan trọng của việc bảo vệ tình yêu thương – thứ là tinh túy của điều đó. Hãy trưởng dưỡng tình yêu thương dành cho hữu tình chúng sinh. Nếu con trưởng dưỡngbảo vệ tình yêu thương, con sẽ gặp ít khó khăn hơn. Đặc biệt với những người mà con liên hệ và gặp gỡ, con không nên tức giận hay đố kỵ với họ. Con cần chăm sóc họ với lòng bi mẫn.

Khi người ta thông thạo về nhận thức thanh tịnh của bình chứa và các nội dung, những Mật giới được trọn vẹn”. Tinh túy của Mật thừa là tri kiến thanh tịnh hay nhận thức thanh tịnh. Nó là tinh túy của thực hành Kim Cương thừa. Mọi hữu tình chúng sinh có cùng nền tảng, cùng một tâm, được gọi là Phật tính, điều hoàn toàn thanh tịnh mọi lúc. Mọi hữu tình chúng sinh đều thanh tịnh về bản chất. Vũ trụ bên ngoài, thứ xuất hiện, bao gồm năm yếu tố, xuất hiệnhữu tình chúng sinh, để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Bất cứ điều gì xuất hiệntồn tại, bình chứa và các nội dung, vũ trụhữu tình chúng sinh – đều thực sự là những Hóa thân. Nếu chúng ta hiểu điều này thì dù bất cứ thứ gì xuất hiệnthanh tịnh hay bất tịnh – thậm chí nếu mọi thứ xuất hiện theo cách thức bất tịnh, chúng ta sẽ hiểu rằng nó giống như mặt trời bị mây che lấp. Rốt ráo, mọi hữu tình chúng sinh đều có tiềm năng đạt giác ngộ. Đây là tri kiến của Mật thừa. Hiểu được nền tảng duy nhất, chúng ta có thể chuyển hóa các cảm xúc phiền não thành trí tuệ. Chúng tathể đạt giác ngộ trong chỉ một đời. Đó là sự bảo vệ rốt ráo.

Về mặt thực hành, khi chúng ta trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn dành cho chúng sinh khác, chấp ngã suy giảm. Khi chấp ngã suy giảm, tâm vị tha tăng trưởng. Khi vị tha tăng trưởng, trí tuệ tăng trưởng. Khi trí tuệ tăng trưởng, chúng ta bắt đầu không bám chấp vào sự tồn tại tách biệt của vũ trụhữu tình chúng sinh. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng “bản thân” và “chúng sinh khác” không tồn tại tách biệt – rằng chúng ta có cùng nền tảng. Chúng ta nhận ra rằng về cơ bản, mọi chúng sinh đều có Phật tính. Họ thanh tịnh. Họ giống như khối băng trên đại dương, nhưng thật ra, chẳng có hữu tình chúng sinh thực sự. Sau đấy, chúng ta hiểu rằng mọi hữu tình chúng sinhthể đạt giác ngộ. Khi trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn, chúng ta đang trưởng dưỡng nhận thức thanh tịnh.

Giới quy y rất mạnh mẽ. Nếu chúng ta thực hành chỉ một thiện hạnh, nó nhân lên cả trăm nghìn lần. Ví dụ, ai đó chưa thọ giới, họ có thể trì tụng một trăm nghìn biến Mật chú Mani và người khác đã thọ giới chỉ trì tụng một biến Mật chú Mani. Chính một biến Mật chú Mani đó còn lợi lạc hơn nhiều bởi sức mạnh của giới luật. Mỗi lần con thức giấc vào ban đêm, trong một khoảnh khắc, hãy nghĩ về chúng sinh khác và trì tụng một biến Mật chú Mani. Hãy làm thế vì tình yêu thương dành cho hữu tình chúng sinh. Mỗi Mật chú Mani mà con trì tụng với tâm yêu thương như vậy thực sự sẽ bao trùm tâm của tất cả chúng sinh.

Nếu chúng ta không thọ giới quy y, tổn hại trong đó là gì? Đó là chúng ta sẽ không hiểu được sự vận hành của nghiệp và chúng ta sẽ nghĩ rằng mọi chuyện xảy ra mà chẳng có lý do nào.  Sau đấy, nếu ai đó làm hại chúng ta, chúng ta sẽ đổ lỗi cho họ như là kẻ thù. Chúng ta sẽ tham luyến gia đình và bạn bè. Chúng ta sẽ tích lũy nhiều ác nghiệp do tham và sân. Kết quả là, trong tương lai, chúng ta sẽ liên tục trải qua khổ đau.

THỌ GIỚI QUY Y

Khi chúng ta thọ nhận một quán đỉnh, chúng ta thọ quy y, Bồ Tát và Mật giới cùng lúc. Đó là một trong các giai đoạn của quán đỉnh. Nhưng chúng ta cũng có thể thọ những giới này tách biệt bởi có lợi lạc trong việc nghĩ rằng, “Bây giờ tôi đã thọ quy y”. Bồ Tát giới thực sự nằm trong giới quy y bởi chúng ta quy y tình yêu thương và đấy là tinh túy của Bồ Tát giới. Mật giới cũng thực sự nằm trong giới quy y. Như chúng ta vừa nói: “Khi người ta thông thạo về nhận thức thanh tịnh của bình chứa và các nội dung, các Mật giới đều trọn vẹn”.

Để thọ giới quy y, chúng ta lặp lại hai lời cầu nguyện trước sự chứng minh của Tam Bảo. Khi các con lặp lại, hãy nghĩ rằng trong không gian trước con là tất cả chư Phật và Bồ Tát vân tập như mây và nghĩ rằng con đang thọ giới trước sự chứng minh của tất cả chư Phật và Bồ Tát. Điều này thực sự đúng bởi Pháp thân của Đức Phật (tâm của tất cả chư Phật) trùm khắp hư không. Ở đâu có hư không, ở đó có tâm của tất cả chư Phật. Các hình tướng Báo thân là chư Bổn tôn Yidam cũng luôn luôn ở đó. Nếu chúng ta cầu khẩn chư vị, chư vị sẽ làm lợi lạc chúng ta và ban gia trì. Chỉ là chúng ta không thể thấy chư vị bằng mắt nhưng chư vị luôn ở bên chúng ta. Điều này là bởi tâm của chư Phật có tình yêu thương lớn lao dành cho hữu tình chúng sinh. Chư vị không bao giờ từ bỏ tình yêu thương dành cho hữu tình chúng sinh. Và sau đấy, khi con quy y, con cần nghĩ rằng chư Phật thực sự ở đó, trong không gian trước con.

Lời cầu nguyện đầu tiên mà chúng ta lặp lại là hứa nguyện mà chúng ta phát từ nay cho đến chừng nào chúng ta còn sống. Đó là một lời thề cho đến khi chúng ta chết trong đời này. Từ “giới” trong lời cầu nguyện này liên quan đến việc thọ bất kỳ giới luật nào liên quan đến thân và khẩu.

“Hỡi Đấng Tôn Quý, xin hãy chú ý đến con. Từ nay và cho đến khi nào con còn sống, con tên là ______, xin quy y Đức Phật, vị thù thắng trong những loài hai chân. Con xin quy y Giáo Pháp, thù thắng trong tất cả những gì thoát bám chấp. Con xin quy y Tăng, thù thắng trong các tập hội. Chừng nào con còn sống, hỡi Đấng Tôn Quý, xin chấp nhận con là môn đồ cư sĩ của Tam Quy, kẻ quán sát một vài giới luật”.

Lời cầu nguyện thứ hai mà chúng ta lặp lại là lời cầu nguyện của tâm và một hứa nguyện mà chúng ta phát vì mọi đời tương lai, cho đến khi đạt giác ngộ. Lời cầu nguyện này được xem là một giới Bồ Tát. Nó là mong ước rằng cho đến khi đạt giác ngộ, chúng ta sẽ không từ bỏ Tam Bảo – những cội nguồn của quy yBồ đề tâm – dù phải đánh đổi mạng sống. Xin hãy lặp lại lời cầu nguyện thứ hai và cùng lúc, hãy thiền định về tình yêu thươnglòng bi mẫn.

“Hỡi Đạo Sư, xin hãy chú ý đến con. Từ nay trở đi và cho đến khi tinh túy giác ngộ hiển bày, con tên là ______, xin quy y Đức Phật, vị thù thắng trong những loài hai chân. Con xin quy y Giáo Pháp, thù thắng trong tất cả những gì thoát bám chấp. Con xin quy y Tăng, thù thắng trong các tập hội. Cho đến khi tinh túy giác ngộ hiển bày, hỡi Đạo Sư, xin chấp nhận con là môn đồ cư sĩ của Tam Quy, kẻ quán sát một hay nhiều hơn trong năm giới luật”.

Chúng ta thực sự cần nhận biết Bồ đề tâm. Chúng ta biết tâm yêu thươngchúng ta cảm thấy với cha mẹ, bạn bè, anh chị em và v.v. Tình yêu thương này, nếu chúng ta cảm thấy với mỗi hữu tình chúng sinh, thì đấy là Bồ đề tâm. Nhưng tình yêu thương của chúng ta thiên vị. Chúng ta chỉ cảm thấy với những người thân thiếtchúng ta không cảm thấy với kẻ thù. Chính tình yêu thương này là thứ cần được trưởng dưỡng, thứ cần được mở rộng, hướng về tất cả mẹ hữu tình chúng sinh, những vị đã từng là cha mẹ chúng ta trong các đời quá khứ. Chúng ta có thể khởi lên tâm yêu thương như vậy với tất cả hữu tình chúng sinh.

Mục đích của việc thọ Bồ Tát giới là gì? Đó là để chúng ta có thể trưởng dưỡng nguyên nhân giác ngộ. Đó chính là tình yêu thương. Bồ Tát giới là giới yêu thương. Điều đấy nghĩa là thậm chí nếu chúng sinh khác làm hại chúng tabủn xỉn với chúng ta, chúng ta không tức giận với họ. Thông thường, khi chúng sinh khác yêu thương chúng ta, đáp lại, chúng ta cũng yêu thương họ. Nhưng khi chúng sinh khác không yêu thương chúng ta, chúng ta không yêu thương họ. Vì thế khi chúng ta thọ Bồ Tát giới, dù chúng sinh khác làm gì chúng ta, chúng ta thọ giới không để dòng chảy yêu thương này bị gián đoạn. Thậm chí nếu chúng sinh khác tức giận với chúng ta hay cố gắng làm hại chúng ta, đáp lại, chúng ta không tức giận với họ. Chúng ta cần thực hành tình yêu thương và sự nhẫn nhục.

Tình yêu thương rất quý báu: Chỉ khi chúng ta có tình yêu thương thì chúng ta mới vượt qua được chấp ngã. Và chừng nào còn chấp ngãcảm xúc phiền não, chúng ta sẽ tiếp tục lang thang trong luân hồi. Tinh túy của Bồ Tát giới là không từ bỏ tình yêu dù phải đánh đổi mạng sống. Khi chúng ta thọ giới Bồ Tát, chúng ta đang thọ giới không từ bỏ sự nhẫn nhục của mình.

Đức Jigten Sumgon[4] nói rằng ban đầu, chúng ta phải trưởng dưỡng tình yêu thương với những vị ghét chúng ta, những vị tức giận với chúng ta. Nếu chúng ta có tình yêu thương với họ thì chẳng có ai mà chúng ta không thể yêu thương. Để làm điều này, chúng ta phải nhận ra bản tính của kẻ thù. Tại sao kẻ thù lại khởi lên là kẻ thù, những vị tức giận với chúng ta trong đời này? Điều đấy là bởi trong một đời quá khứ, kẻ thù hiện tại này đã là bạn rất thân hay cha mẹ, ai đó đối xử với chúng ta bằng sự tử tế cực kỳ và chúng ta lại chẳng thể đền đáp lòng từ này. Đó thực sự là lỗi của chúng ta khi chưa đền đáp lòng từ này bằng tình yêu thương, nhưng việc chúng ta như vậy khiến người này tức giận. Do đó, khi chúng ta trước tiên trưởng dưỡng tình yêu thương, điều quan trọng là chúng ta trưởng dưỡng tình yêu thương đặc biệt dành cho những kẻ thù – người ghét chúng ta, những kẻ gây chướng – người làm hại chúng ta và nghĩ rằng chính vì họ mà chúng ta đang thọ Bồ Tát giới. Sau đấy, chúng ta tham gia vào các thiện hạnh của thân, khẩu và ý để tình yêu thương sẽ sinh khởi trong tâm của tất cả hữu tình chúng sinh. Kết quả của những hành động này là tâm yêu thương, thứ cần khởi lên trong tâm của mọi hữu tình chúng sinh. Và nếu nó khởi lên trong tâm chúng ta, nó sẽ tràn khắp tất cả hữu tình chúng sinh, bởi nền tảng của tâm chúng ta và mọi chúng sinh là một và giống nhau.

Khi chúng ta đã thoát khỏi chấp ngã và được phú bẩm tình yêu thương, chúng ta cần phát nguyện rằng tình yêu thương này, sự không còn chấp ngã này, được thành tựu bởi mọi hữu tình chúng sinh. Với điều này trong tâm, chúng ta cần trì tụng, “Nguyện mọi hữu tình chúng sinh được hạnh phúc và nhân của hạnh phúc. Nguyện họ thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau”. Khi chúng ta nói, “Nguyện họ có hạnh phúc và nhân của hạnh phúc”, nhân của hạnh phúc là tình yêu thương. Chúng ta muốn họ có tình yêu thương. Khi chúng ta nói rằng, “Nguyện họ thoát khỏi khổ đau và nhân của khổ đau”, nhân của khổ đau là chấp ngã. Chúng ta mong hữu tình chúng sinh thoát khỏi chấp ngã. Nếu họ thoát khỏi chấp ngã, họ sẽ đạt giác ngộ tức thì.

Nếu chúng ta thực hành hai giới này, chúng sẽ đóng vai trònguyên nhân để đạt giác ngộ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thọ bất kỳ các giới khác về thân, khẩu và ý – bốn giới gốc của một hành giả cư sĩ, từ bỏ mười bất thiện hạnh, từ bỏ phạm phải năm hành động cực kỳ tiêu cực hay thậm chí chỉ một trong số chúng. Bất cứ điều gì và bất kể bao nhiêu mà chúng ta nghĩ là có thể giữ gìn, chúng ta có thể tự nghĩ những điều này khi thọ giới. Càng nhiều giới và càng giữ chúng được lâu thì con tích lũy được càng nhiều công đức. Chúng ta vốn đã có nguyên nhân để đạt giác ngộ. Đây là Phương phápĐức Phật đã trao cho chúng ta để đạt giác ngộ.

Bốn giới gốc là (1) Từ bỏ sát hại chúng sinh khác một cách cố ý; (2) Từ bỏ lấy trộm tài sản của chúng sinh khác một cách cố ý; (3) Từ bỏ tham gia vào tà dâm một cách cố ý và (4) Từ bỏ lời nói bất đồng, gây chia rẽ bạn bè một cách cố ý. Giữa nói dối và nói lời chia rẽ, tốt hơn là tránh nói lời chia rẽ. Về nói dối, có những lời nói dối lợi íchlời nói dối gây hại. Nhưng gieo sự bất hòa – khuấy động các vấn đề giữa mọi người, chia tách họ – thực sự là hành động tiêu cực tồi tệ nhất mà chúng ta có thể làm. Chẳng có gì gây hại lớn hơn. Nó gây hại trong suốt nhiều đời. Nếu chúng ta đã phạm điều này trong quá khứ thì trong đời này, chúng ta sẽ tách rời khỏi những người bạn tốt.

Về lời cầu nguyện thứ hai, Đức Milarepa nói rằng: “Nguyên nhân gốc rễ của các cõi thấp là sân hận, vì thế, hãy thực hành nhẫn nhục, dù phải đánh đổi mạng sống”. Đức Milarepa không sợ bất cứ điều gì ngoài những cảm xúc tiêu cực của chính Ngài. Thậm chí nếu ai đó muốn giết hại chúng ta, chúng ta không nên tức giận, bởi điều đấy sẽ cắt đứt sợi dây giải thoát – tức tình yêu thương. Nếu một người muốn giết thân người quý báu của chúng tachúng ta không đánh mất Bồ đề tâm, nó sẽ ở bên chúng ta. Khi chúng ta từ bỏ thân thểBồ đề tâm, điều đấy thật tuyệt vời. Thân thể chỉ là một hiện tượng vô thường. Nó giống như bong bóng nước. Vô cùng khó để duy trì và thật dễ mất. Điều quan trọng hơn là không bao giờ từ bỏ Bồ đề tâm. Chẳng có điều xấu nào lớn hơn sân hận và chẳng có khổ hạnh nào lớn hơn nhẫn nhục. Giới quy y rốt ráotrưởng dưỡng tình yêu thương, nhẫn nhụcnhận thức. Đặc biệt, chúng ta cần có sự nhẫn nhục để không đánh mất tình yêu thương.

Về mặt thời gian, nếu chúng ta có thể giữ giới chừng nào mà chúng ta còn sống thì chúng ta cần làm thế. Nếu không thì chúng ta có thể giữ giới trong một năm, một tháng hay thậm chí chỉ một ngày. Những lợi lạc là không thể nghĩ bàn. Chúng ta được dạy rằng nếu con thọ các giới Nyenne [Bát quan trai] chỉ một lần, mỗi lần con thọ giới một ngày này, con có được một nguyên nhân của thân người quý báu. Và thực sự, có được thân người quý báu là điều vô cùng khó khăn. Khi thọ nhận những giới này, chúng ta cần thọ chúng mà không có bất kỳ mối bận tâm đến bản thân nào. Chúng ta cần thọ nhận chúng vì lợi ích của chúng sinh. Người ta nói rằng thọ một giới dù trong nửa giờ hay tương tự cũng rất lợi lạc. [Đây là một bộ tám giới được thọ nhận trong một ngày cho đến khi mặt trời mọc ngày hôm sau: (1) Tránh sát sinh; (2) Tránh trộm cắp; (3) Tránh nói dối; (4) Tránh mọi hoạt động tình dục; (5) Tránh các chất độc (điều này bao gồm rượu, thuốc lá và ma túy); (6) Tránh chỗ ngồi cao và xa xỉ; (7) Tránh dùng bữa sau giữa ngày và (8) Tránh nước hoa, trang sức, hát, nhảy và những chuyện phù phiếm như vậy.]

chúng ta thọ giới nào, có những công đức lớn lao. Ví dụ, có một số người không uống rượu hay không hút thuốc chút nào. Họ có thể nghĩ rằng bởi họ không làm những chuyện này, không cần phải thọ giới. Nhưng thực sự, vẫn thật tốt khi thọ giới liên quan đến những điều mà con không làm. Điều đó là bởi nếu chúng ta không uống hay hút chút nào, trong khi chúng ta không có lỗi lầm của việc uống hay hút, cũng không có công đức đặc biệt nào từ việc không uống và không hút. Nhưng nếu chúng ta có giới, chúng talợi lạc đặc biệt của việc có công đức từ giới này. Vì thế, con có thể nghĩ rằng mặc dù con không làm những chuyện này, con sẽ vẫn thọ giới để tránh nó. Khi có giới, chúng ta tích lũy công đức liên tục như là sức mạnh của giới.

Đôi khi người ta nói rằng thật tốt khi thọ giới, nhưng sau đó, họ không dám thọ giới bởi họ nghĩ nếu họ phá giới, lỗi lầm còn lớn hơn và vì thế, tốt hơn là không thọ giới. Nhưng điều đấy thực sự không đúng. Đức Jigten Sumgon nói rằng không thọ giới là lỗi lớn hơn so với thọ rồi phá giới. Tại sao lại vậy? Bởi điều được giải thích bởi chư Phật là thiện hay bất thiện chỉ là bản tính của vạn pháp. Đó không phải là thứ gì đó được tạo ra. Bất kỳ ai thực hành thiện hạnh sẽ hạnh phúc. Bất cứ ai thực hành bất thiện sẽ đau khổ. Việc ai đó thọ giới hay không cũng chẳng thành vấn đề. Đức Jigten Sumgon nói rằng điểm trọng yếu của thiện và bất thiện và các giới luật áp dụng với mọi chúng sinh một cách bình đẳng. Nếu chúng ta thọ giới quy y rồi vi phạm giới này, chúng ta sẽ nhận ra đôi chút về điều này bởi chúng ta đã thọ giới trước kia. Chúng ta sẽ thấy được sự vi phạmchúng ta sẽ sám hối. Theo cách này, chúng ta sẽ tịnh hóa ác nghiệp của bản thân. Sau đấy, thậm chí nếu chúng ta chưa tịnh hóa được mọi thứ và nghiệp chín muồi, chúng ta gặp phải khổ đau, chúng ta vẫn sẽ gặp được sự giải cứu nào đó và sẽ được bảo vệ. Mặt khác, nếu chúng ta không bao giờ thọ giới, chúng ta sẽ không có nhận thức về điều cần làm và điều cần tránh và chúng ta chỉ làm như chúng ta muốn và sẽ chẳng sám hối. Khi điều đấy chín muồi, chẳng có sự giúp đỡ nào. Chúng ta sinh ra trong các cõi thấp hơn và chúng ta chẳng thể làm gì khác nữa. Chúng ta sẽ trải qua khổ đau chừng nào chúng ta còn những cảm xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực của chúng ta giống như dầu và nghiệp tiêu cực giống như ngọn đèn. Đèn vẫn sẽ cháy cho đến khi hết dầu. Nhưng thậm chí nếu chúng ta trải qua hàng nghìn đời trong các cõi thấp hơn, khi nghiệp đó kết thúc, Phật tính vẫn như vậy. Vì thế, chúng ta phải giữ gìn các giới luật tốt nhất có thể. Nếu chúng ta gặp phải vài chướng ngạichúng ta phá vỡ các giới về thân hay khẩu hoặc tình yêu thươnglòng bi mẫn của chúng ta bị ô uế, chúng ta cần lập tức nhận ra điều đó và sám hối và lại nhớ về tính quý báu của Bồ đề tâm. Nếu chúng ta sám hối các vi phạm này mỗi một ngày, chúng có thể dễ dàng được phục hồi. Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục rơi vào tầm ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực.

Bồ Tát giới là giới yêu thương. Nếu con đánh mất tình yêu thương, con đánh mất Bồ Tát giới. Nó bị ô uế. Đây là điều mà chỉ con mới tự biết được. Con phải nhìn vào trong tâm mình và xem liệu con có đánh mất tình yêu thương hay không. Người ta nói rằng đánh mất Bồ Tát giới là chuyện dễ dàng, nhưng con cũng có thể dễ dàng sửa chữa nó. Khi con trở nên tức giận và con mất đi tình yêu thương, con có thể sám hối và nghĩ rằng, “Điều này không tốt. Tôi sẽ không lặp lại điều này”. Theo cách này, nó có thể được sửa chữa dễ dàng. Chừng nào mà dòng chảy yêu thương không bị gián đoạn, con không mất Bồ Tát giới.

Về các Mật giới: Tổ Drikung Dharmaradza nói rằng: “Nhận ra mọi thứ xuất hiệntồn tạihình tướng linh thiêng của Bổn tôn, đó là sự hoàn thiện của giai đoạn phát triển của Mật thừa”. Vì thế, giới của Kim Cương thừa là có nhận thức thanh tịnh về bình chứa và các nội dung. Hình tướng bên ngoài của thế giới, bình chứa bao gồm năm yếu tố, trong bản tính chân thật, là năm vị Phật mẫu. Trong tâm của hữu tình chúng sinh, năm cảm xúc phiền não về bản chấtnăm trí tuệ. Trong thân và tâm của chúng ta, Ngũ Trí Như Lai, phụ và mẫu, tự nhiên đều nằm trọn. Tất cả hữu tình chúng sinh đều có Phật tính. Vì thế, từ nguyên sơ, họ là Phật. Họ chỉ tạm thời bị che lấp, nhưng thực sự, họ hoàn toàn thanh tịnh. Nhận ra sự thanh tịnh này là giới luật trọng yếu của Mật thừa. Có một bản văn gọi là Trăm Nghìn Thệ Nguyện Mật Thừa, nhưng tất cả đều cô đọng thành sự nhận thức thanh tịnh như vậy.

Trong các Mật giới, có Mười Bốn Giới Gốc, các vi phạmchúng ta phải từ bỏ. Chúng đã được dịch sang Anh ngữ [và nhiều ngôn ngữ khác]. Chúng ta cần hiểu sự khác biệt giữa giới bên ngoài và bên trong. Ví dụ, một sự trình bày bên ngoài về giới là giữ chày kim cương và chuông trong tay. Đôi lúc, người ta đeo nhẫn trên các ngón tay phải và trái của họ với chày kim cương và chuông. Nhưng đấy chỉ là một biểu tượng bên ngoài của điều cần được hoàn thành bên trong. Nó liên quan đến tính Không/tỉnh thức và tình yêu thương/lòng bi mẫn. Chày kim cương đại diện cho lòng bi mẫn và chuông đại diện cho tính Không. Nếu chúng ta không duy trì những điều này thì chỉ cầm chày kim cương và chuông bên ngoài thực sự tạo ra một sự bất tiện. Sẽ lợi lạc hơn rất nhiều nếu thực sự trì giữ giới luật bên trong – duy trì bất khả phân với sự hợp nhất của tính Khônglòng bi mẫn.

Trăm Nghìn Thệ Nguyện Mật Thừa đều nằm trọn trong ba thệ nguyện về thân, khẩu và ý. Vì thế, thầy đang nói cho các con chỉ dẫn về thực hành trì tụng kim cương OM AH HUM. Điều này bao gồm các thệ nguyện của thân, khẩu và ý. Thực sự, những điều này lại cũng nằm trọn trong thệ nguyện duy nhất của ý kim cương. Thệ nguyện của thân kim cương là không có bất kỳ bám chấp nào với bất kỳ hình tướng nào xuất hiện, không có ám ảnh nhị nguyên của việc nghĩ về tốt hay xấu về bất cứ hình tướng nào mà chúng ta thấy. Không bám chấp vào hình tướng là sự hợp nhất của hình tướngtính Không. Thệ nguyện của khẩu kim cương là không bám chấp vào bất kỳ âm thanh nào mà người ta nhận thấy. Không bám chấp vào âm thanh là sự hợp nhất của âm thanhtính Không. Thệ nguyện của ý kim cương là không bám chấp vào bất kỳ sự khởi lên tinh thần nào mà nhận ra chúng là giác tính. Đây là giới bên trong của một vị Trì Minh. Đây là thệ nguyện Samaya thực sự. Chúng ta cần duy trì sự tỉnh thứcchú tâm. Khi chúng ta thoát khỏi xao lãng, điều đấy bao trùm tất cả một trăm nghìn thệ nguyện. Sau đấy, thậm chí nếu cảm xúc tiêu cực khởi lên, chúng sẽ không thống trị chúng ta. Chúng ta sẽ có thể giải phóng chúng. Và điều này nằm trọn trong thực hành trì tụng kim cương OM AH HUM.

Những lời cầu nguyện liên quan đến Bồ Tát giới là lời cầu nguyện của Tôn giả Tịch Thiên (chương 10 – Hồi hướng trong Nhập Bồ Tát Hạnh) và Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Lời cầu nguyện liên quan đến thệ nguyện của Kim Cương thừaLời Nguyện Phổ Hiền (Kuntuzangpo). Khi con đọc những lời cầu nguyện này, con phục hồi giới nguyện. Thậm chí nếu con không thể thường xuyên đọc chúng, thỉnh thoảng con cần đọc những lời cầu nguyện này.

ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP

Khi quy y, chúng ta trưởng dưỡng mong ước làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Đấy cũng là động cơ của chư Phật. Với tâm mong muốn quy y như vậy, chư Phật tan vào chúng ta như những giọt mưa rơi xuống và trở thành một với chúng ta. Sau đấy, chúng ta có thể nghĩ rằng, “Tôi cũng là Tam Bảo. Tam Bảo nằm trong tôi”. Khi thầy nói rằng, “Đây là Phương pháp” (Tạng ngữ: Thab Yin No), chúng ta cần đáp lại rằng, “Tuyệt vời!” (Tạng ngữ: Lek So). Phương pháp liên quan đến cách đối trịĐức Phật trao cho chúng ta để cắt đứt chấp ngã, để đạt được tâm vị tha, để đạt giác ngộ. Phương pháptrưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫnbảo vệ tình yêu thương của chúng ta bằng sự nhẫn nhục. Phương phápphát Bồ đề tâm khi nó chưa sinh khởi, không để nó suy giảm khi nó đã sinh khởi và khiến nó mãi tăng trưởng. Đây là con đường mà tất cả chư Phật ba thời đã đi và đã đạt giác ngộ. Không có một thay đổi nào trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Vì thế, khi con nghĩ về bất kỳ ai mà con yêu thương rất nhiều, hãy nghĩ rằng, “Nguyện tôi có thể trao tình yêu thương này cho tất cả hữu tình chúng sinh trong tam giới”.

Thực hành hay không là tùy chúng ta. Mặc dù chúng tanguyên nhân giác ngộ, nếu chúng ta không trưởng dưỡng tình yêu thươnglòng bi mẫn (Phương pháp), chúng ta không thể đạt giác ngộ. Chúng ta phải hiểu rằng tình yêu thương rất quý báu và rằng nhẫn nhục là thứ bảo vệ tình yêu thương. Nếu chúng ta không thực hành tình yêu thươnglòng bi mẫn một cách liên tục, tâm chúng ta sẽ duy trì như khối băng chấp ngã. Nó sẽ không tự tan chảy nếu không gặp được ánh mặt trời. Mặt trời đó giống như quy ytrưởng dưỡng tình yêu thương cùng với lòng bi mẫn. Khi chấp ngã tan chảy, nó tan vào đại dương lớn, hòa vào tâm của tất cả chư Phật. Sau đấy, Bản tính Chân thật của chúng ta, thứ là Phật, được phát lộ. Điều này nghĩa là, chúng ta đạt giác ngộ. Khi ấy, chúng ta nhận ra rằng toàn bộ vũ trụhữu tình chúng sinh vốn thanh tịnh từ vô thủy.

NHỮNG LỜI NGUYỆN

Khi chúng ta đã quy y Tam Bảo, chúng ta trở thành một phần của Tam Bảo. Điều này nghĩa là sức mạnh của Tam Bảo sẽ hỗ trợ chúng ta. Bất cứ mong ước thiện lành nào mà chúng ta phát trước sự chứng minh của Tam Bảo, tất cả chư Phật ba thời sẽ trợ giúp sự thành tựu mong ước này. Con cần luôn luôn ghi nhớ những lời cầu nguyện này và nghĩ rằng đó là những lời cầu nguyện con đã phát khi thọ quy y. Những lời nguyện này sẽ được thành tựu. Điều vô cùng quan trọng là chúng ta đọc những lời cầu nguyện này bằng ngôn ngữ của mình để có thể hiểu được ý nghĩa của điều mà chúng ta đang nói. Hãy lặp lại:

“Rèn luyện noi gương tất cả những Đấng Chiến Thắng, nguyện con đem hành động xuất sắc đến sự trọn vẹn hoàn toàntham gia vào hành động hoàn toàn thanh tịnh, vô cấu nhiễm, đạo đức, thứ không bao giờ suy giảm và không có lỗi lầm. Trong đời này và mọi đời tuần tự, nguyện con không bao giờ tách rời Tam Bảo Tôn Quý. Vì Giáo Pháp, nguyện con hào phóng thậm chí bằng cả sinh lực của bản thântham gia vào mục đích của người du hành nhờ sự quyết tâm lớn lao. Nguyện Bồ đề tâm tôn quý thù thắng hiển hiện nơi nó chưa khởi lên. Nguyện thứ đã sinh khởi không suy giảm mà mãi tăng trưởng. Trong đời này và mọi đời tuần tự, nguyện con không tách rời những giáo lý thù thắng của Đức Drikungpa Ratnashri vô song và nguyện chư đạo sư vinh quang chăm sóc con. Trong mọi đời tái sinh, nguyện con không bao giờ rời xa chư đạo sư chân chính và luôn luôn tận hưởng sự vinh quang của Giáo Pháp. Đã hoàn toàn hoàn thiện các phẩm tính của các đạo và địa, nguyện con nhanh chóng thành tựu trạng thái Kim Cương Trì. Trong mỗi một đời, nguyện con thuộc về dòng dõi cao quý, tâm sáng suốt, chẳng kiêu ngạo, vô cùng bi mẫn và kính trọng đạo sư. Như thế, nguyện con giữ gìn thệ nguyện với đạo sư vinh quang. Bất cứ lời nguyện nào vì lợi ích của chúng sinh lang thang, từ Kim Cương Trì vĩ đại, mãi xuất sắc cho đến Bổn Sư từ ái, nguyện mỗi một lời nguyện đều được nhanh chóng viên thành”.

LỄ CẮT TÓC

[Tiếp theo, hãy đi lên phía Rinpoche để tiến hành lễ cắt tóc. Rinpoche sẽ cắt một mẩu tóc nhỏ của bạn và để nó trong túi nhỏ của Ngài. Điều này biểu tượng rằng Rinpoche có trách nhiệm với mỗi một và tất cả những ai mà Ngài đã trao quy y từ hôm nay cho đến khi họ đạt giác ngộ.]

Nhận xét Kết thúc: Khi đã thọ quy y, con cũng cần tích lũy công đức. Thầy muốn trao cho các con vật cài có Mật chú Giải Thoát Nhờ Nhìn Ngắm. Nhiều người các con, những đệ tử lâu năm hơn, đã biết về điều này. Đó là một cách tích lũy công đức tuyệt vời. Khi con đeo vật cài này, con đem lợi lạc đến cho bất kỳ ai thấy nó và cho cả bản thân. Và miếng dán màu đỏ với Mật chú này cũng có những lợi lạc tương tự. Bất kỳ ai thấy được Mật chú trên miếng dán hay vật cài sẽ tịnh hóa nhiều che chướng. Đó là một hành động Bồ Tát lớn lao.

Mỗi ngày vào buổi sáng, hãy nhắc nhở bản thân về giới quy y và lạy ba lạy. Mỗi ngày vào buổi tối, hãy lại nhắc nhở bản thân và nhớ về mọi hành động tích cựctiêu cực mà con đã làm trong cả ngày. Nếu con đã làm những hành động tiêu cực, hãy sám hối. Và nếu con thấy rằng con thanh tịnh, hãy hồi hướng vì lợi ích của tất cả hữu tình chúng sinh.

Thầy luôn luôn yêu cầu các đệ tử trì tụng Độ Mẫu Tara (Om Tare Tuttare Ture Mama Ayur Jnana Punye Pustim Kuru Svaha) và quay Kinh luân. Nếu con thực sự tin tưởng Bổn tôn, con sẽ được bảo vệ. Bản thân thầy đã được bảo vệ nhiều lần. Năm lần trong đời, cuộc đời thầy được cứu như một sự bảo vệ của Độ Mẫu Tara – khỏi nỗi sợ hãi của sự thiếu ăn, vũ khí, chết đuối, tai nạn ô tô – nhiều hoàn cảnh không thích hợp đã khởi lên. Nếu con quy y Độ Mẫu Tara, Bà cũng sẽ bảo vệ con. Con cần tin tưởng điều đó.

Bây giờ, chúng ta có kết nối Pháp với nhauchúng ta đều cần giữ gìn các giới luật. Và nếu chúng ta giữ gìn giới luật cho đến khi đạt giác ngộ, trong suốt các đời, chúng ta sẽ gặp lại nhau nhiều lần, chúng ta sẽ giúp đỡ nhau và chúng ta sẽ cùng nhau nỗ lựchữu tình chúng sinh. Chúng ta có kết nối nghiệp cho đến khi đạt giác ngộ.

Buổi lễ hôm nay diễn ra thật ngắn gọn nhưng điều mà con đạt được thì rất ý nghĩa. Con đã nhận được Phương pháp để đạt giác ngộ. Giới luật là thứ gì đó hạn chế chúng ta. Chúng ta hạn chế bản thân khỏi việc tạo ra các nguyên nhân của khổ đau và chúng ta bắt đầu tạo ra những nguyên nhân của hạnh phúc. Đây là thệ nguyện mà con đã thọ nhận hôm nay.

Bản thân thầy đã trải qua rất nhiều khổ đau, rất nhiều khó khăn trong đời này. Đã áp dụng các thực hành Giáo Pháp, thầy thấy rằng chúng thực sự đem lại lợi lạc to lớn. Hiểu rằng những khổ đau tạm thời này là kết quả của các hành động của chính thầy, thứ được thúc đẩy bởi cảm xúc tiêu cực, thầy đã có thể chịu đựng chúng và cuối cùng, có thể từ bỏ các nguyên nhân bên trong nhờ trí tuệ. Và mặc dù thầy không sở hữu bất kỳ phẩm tính tốt lành nào khác, thầy thực sự có niềm tin lớn lao với Giáo Pháp. Thầy đã đạt được kinh nghiệm trong Giáo Pháp. Và kinh nghiệm này đang được thầy chia sẻ với các con, những đạo hữu của thầy, dưới dạng lời khuyên chân thành dành cho các con.

NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN BỒ TÁT GIỚI

Con quy y Tam Bảophát lộ mỗi một và tất cả hành động sai lầmbất thiện hạnh. Con tùy hỷ với thiện hạnh của tất cả chúng sinh và lĩnh hội tâm giác ngộ của chư Phật. Con quy y Phật, Pháp và tập hội thù thắng cho đến khi đạt giác ngộ. Để hoàn thành mục đích hai phần thù thắng của chúng sinh khác và bản thân, con phát Bồ đề tâm. Đã phát tâm giác ngộ thù thắng, con chào đón tất cả hữu tình chúng sinh. Tham gia vào việc hành động làm hài lòng, thù thắng của Bồ Tát, nguyện con đạt giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

Con sẽ khiến tất cả mẹ hữu tình chúng sinh, vô số như hư không, đặc biệt những kẻ thù khinh miệt con, những kẻ gây chướng làm hại và những vị ngăn cản giải thoáttoàn tri, có được hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau và nhanh chóng đạt giác ngộ quý báu, vô song, hoàn toàn viên mãn.

lý do đó, con sẽ dùng thân, khẩu và ý tiến hành thiện hạnh cho đến khi đạt giác ngộ. Cho đến khi chết, con sẽ dùng thân, khẩu và ý tiến hành thiện hạnh. Từ nay cho đến thời điểm này ngày mai, con sẽ dùng thân, khẩu và ý tiến hành thiện hạnh.

Giống như chư Như Lai đã phát khởi tâm giác ngộ và duy trì những sự rèn luyện tuần tự của chư Bồ Tát, theo cách đó, vì lợi ích của hữu tình chúng sinh, con phát Bồ đề tâm và như thế, tham gia tuần tự vào các rèn luyện.

Bây giờ, bất cứ điều gì con làm, con sẽ tham gia vào các hành động phù hợp với truyền thừa này. Con sẽ hành động để không làm hoen ố truyền thừa cao quý, hoàn mỹ này. Giờ đây, cuộc đời con sẽ có kết quả, đã có được thân người quý báu. Con hôm nay đã sinh ra trong dòng dõi của chư Phật và giờ đây đã trở thành một Bồ Tát. Hôm nay, trước sự hiện diện của tất cả những vị bảo hộ này, con kêu gọi hữu tình chúng sinh nhận ra tiềm năng giác ngộ của họ. Cho đến lúc đó, để làm hài lòng chúng sinh, con thỉnh mời chư vị như những vị khách. Như thế, chư thiên, bán thiên và tất cả những vị khác, hãy tùy hỷ.

Nhờ công đức tích lũy trong luân hồiNiết Bàn trong ba thời và nhờ công đức cố hữu, nguyện ý định của Tổ Jigten Sumgon, đích thực Kim Cương Trì, sự hợp nhất bất khả phân của Hai Chân Lý trong đàn tràng của tâm nguyên sơ, đồng sinh khởi, được chứng ngộ.

Nguyện Bồ đề tâm thù thắng, quý báu sinh khởi trong những vị mà nó chưa được sinh khởi. Nguyện điều đã được sinh khởi không suy giảm mà mãi tăng thêm. Nguyện chư Bồ Tát thực hành thiện hạnh với tâm cao quý, tìm kiếm lợi ích cho chúng sinh. Nguyện bất cứ mong ước nào của những vị bảo hộ đều viên thành trong hữu tình chúng sinh. Không thiếu Bồ đề tâm, nguyện chúng sinh hướng về hành động của Bồ Tát.

Nguyện con được ôm trọn trong lòng bi của Đức Phậtnguyện hành động ngăn cản cũng bị tiêu trừ. Trong mọi đời tái sinh, nguyện con không bao giờ tách rời chư đạo sư thù thắng và luôn tận hưởng sự huy hoàng của Giáo Pháp. Đã hoàn toàn hoàn thiện những phẩm tính của các địa và đạo, nguyện con nhanh chóng đạt được trạng thái Kim Cương Trì.

Nguyện tất cả những lời nguyện được phát khởihữu tình chúng sinh, từ Kim Cương Trì vĩ đại, bi mẫn trở xuống cho đến Bổn Sư từ ái, đều nhanh chóng được viên thành. Nhờ các tích lũy thiện lành trong quá khứ, hiện tạivị lai của con và mọi chúng sinh trong luân hồiNiết Bàn và nhờ nền tảng thiện hạnh cố hữu, nguyện mọi hữu tình chúng sinh và con nhanh chóng đạt giác ngộ quý báu, hoàn toàn viên mãn.

Nguyện những giáo lý của Tổ Drikungpa Ratnashri, đạo sư của duyên khởi, Pháp chủ toàn tri, người thấy được mọi đối tượng của kiến thức, được giữ gìn thông qua giảng dạy, thực hành, học hỏi, quán chiếuthiền định cho đến khi luân hồi chấm dứt.

 

(Các giáo lý này được kết tập từ những phần ghi âm của mười Lễ Quy Y được tổ chức bởi Garchen Rinpoche và do Ina Bieler dịch [sang Anh ngữ]. Bảy trong số chúng được tổ chức tại Phật Học Viện Garchen trong tháng 11 năm 2014, tháng 11 năm 2013, tháng 12 năm 2012, tháng 12 năm 2011, tháng 11 năm 2010, mùa hè năm 2010, mùa hè năm 2009 và ba được tổ chức tại Trung Tâm Đại Thừa Drikung [Drikung Mahayana Center] trong tháng 5 năm 2012, tháng 1 năm 2009 và tháng 1 năm 2007. Cầu mong tất cả chúng sinh đón nhận ân phước gia trì của quy y, Bồ Tát và Mật giới. Nguyện việc kết tập mười phần ghi âm này thành một giáo lý duy nhất đem đến lợi lạc.)

 

Nguồn Anh ngữ: http://drikungdharmasurya.org/2015/11/a-wonderful-mind-teachings-on-the-refuge-bodhisattva-and-tantric-vows/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153/9) sinh ở Nyal, miền Đông Tây Tạng. Ban đầu, Ngài rèn luyện như một thầy thuốc, vì thế, tên của Ngài là Dakpo Lharje, vị thầy thuốc của Dakpo (tên của tỉnh mà Ngài đã sống nhiều năm). Sau đấy, Ngài xuất gia năm 26 tuổi sau khi hai con và vợ của Ngài qua đời trong một dịch bệnh. Sau khi nghiên cứuthực hành những giáo lý Kadampa, năm 32 tuổi, Ngài hạnh ngộ Jetsun Milarepa và trở thành đệ tử xuất sắc nhất của vị này. Các đệ tử của Ngài bao gồm Đức Karmapa thứ nhất – Dusum Khyenpa (1110-1193) và Phagmodrupa Dorje Gyalpo (1110-1170).

[2] Theo Rigpawiki, Sức Trang Hoàng Của Sự Giải Thoát – một sự nghiên cứu nổi tiếng về nền tảng, con đường và kết quả của Phật Pháp, được viết bởi Tổ Gampopa, đệ tử xuất sắc nhất của Đức Milarepa. Bản văn này được cho là thâu nhiếp tinh túy của giáo lý Đại thừa trong cả truyền thừa Kadampa và Kagyupa.

[3] Theo Rigpawiki, Ba Mươi Bảy Thực Hành Bồ Tát là một bản văn Lojong [Luyện Tâm] quan trọng của Đức Gyalse Thogme Zangpo. Trong ba mươi bảy đoạn kệ, bản văn này trao những chỉ dẫn về cách thức đi theo con đường Bồ Tát.

[4] Theo Rigpawiki, Drikung Kyobpa Jigten Sumgon tức [Drikungpa] Ratnashri (1143-1217) – một trong tám đệ tử chính yếu của Đức Phagmodrupa Dorje Gyalpo và là vị sáng lập truyền thống Drikung Kagyu. Ngài đã thọ nhận trao truyền Kagye từ Đức Nyang Ral Nyima Ozer, vị trao cho Ngài danh hiệu Ratnashri.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/02/2020(Xem: 7873)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.