Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Tư – Jigme Trinle Palbar

11/06/202012:49 CH(Xem: 5806)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Dodrupchen Thứ Tư – Jigme Trinle Palbar

TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC DODRUPCHEN THỨ TƯ – JIGME TRINLE PALBAR
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Dodrupchen RinpocheSau đây là câu chuyện cuộc đời của vị Dodrupchen thứ tư – Jigme Trinle Palbar do chính Ngài viết lại:

Trước hết, nơi tôi sinh ra đã được tiên đoán bởi Đức Thupten Chokyi Dorje, vị Pema Rigdzin thứ năm của Tu viện Dzogchen, người nói rằng:

‘Nền tảng cho hóa hiện của đạo sư kim cương, bậc thầy tối cao của mọi gia đình Phật,

là Zangdok Palri ở Chamara

và cõi thanh tịnh trung tâm thù thắng của Báo thân,

trong đó có bốn hóa hiện, những vị về thân, khẩu, ý và phẩm tính.

Đặc biệt, hóa hiện diệu kỳ về hoạt động giác ngộ

sẽ xuất hiện ở gần Tu viện của Ngài, về phía của Tử thần,

gần một vách đá quý và được rừng cây bao quanh.

Sự hợp nhất của cha phương tiện thiện xảo và mẹ trí tuệ thù thắng,

những vị sẽ được gọi là Ka và Da,

sẽ sinh ra đứa bé kế thừa tâm linh vào năm Hỏa Mão[2].

Có những dấu hiệu tích cực rằng Ngài sẽ làm lợi lạc giáo lýchúng sinh.

Do đó, đáp lại thỉnh cầu từ những vị có niềm tin,

Dzogchen [Rinpoche] thứ năm, Dharma-vajra,

đã viết lại bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm mê lầm.

Cầu mong tầm nhìn thiện đức và xuất sắc bao trùm khắp thế gian’.

Đúng theo lời tiên tri này, tôi đã chào đời ở Thượng Gyalrong, trong một vùng nơi ba nhánh sông hợp nhất, đặc biệt trong vùng phụ cận của nhánh cực đông, nơi mà dân chúng địa phương theo truyền thống gọi là Serta Bokha Kalmar. Phía Nam – phương của Tử thần – của Tu viện của những vị Dodrupchen ở Serkhok, bên bờ Sông Ser, là Tsai Drongpa. Đằng sau có một mặt vách đá và phía trước là những lùm cây liễu trắng. Tại đó, tôi đã sinh ra trong cộng đồng được cai quản bởi thủ lĩnh Jekar Sholep. Cha của tôi là ông Drala từ bộ tộc Jekar và mẹ của tôi là bà Kalikyi từ bộ tộc Kazhi, nổi tiếng với những thành viên dũng cảmanh hùng. Tôi chào đời vào bình minh của một ngày trong năm 1927 Dương lịch, năm Hỏa Mão, năm đầu tiên của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười sáu. Khi tôi sinh ra từ bụng mẹ, ánh sáng chói ngời tràn ngập toàn bộ ngôi nhà; cha mẹ tôi sợ hãi, nghĩ rằng điều này là bởi mưu đồ của chư thiênma quỷ. Mọi kiểu dấu hiệu xuất hiện cùng với sự chào đời của tôi. Năm mà tôi được thụ thai, một ánh sáng hình rắn mơ hồ thường thâm nhập ngôi nhà của chúng tôidi chuyển quanh các bức tường; và mỗi đêm, những người từ xa có thể nhìn thấy [Hộ Pháp] Rahula đến nghỉ ngơi phía trên mái nhà. Thỉnh thoảng, một con chim được biết đến Quạ Yalo thường bay đến làng chúng tôi. Mỏ của nó bị gẫy và nó rất linh thiêng với Tu viện Dodrupchen. Hơn thế nữa, một bông hoa mọc trên mái nhà chúng tôi dù cho chẳng hạt giống nào được gieo.

Dzogchen Rinpoche thứ năm đã gửi lời hướng dẫn, “Hãy tìm kiếm vị Tulku về phía Nam của Tu viện Dodrupchen, xa về phía Litsang”. Khi nhiều đoàn Lama và tu sĩ tìm kiếm theo đó, tôi đang ở Serkhok, nghiên cứu các môn thế tụctâm linh với Ngài Yukhok Chatralwa[3], một vị Yogin theo cách tiếp cận Dzogchen. Đêm nọ, tôi nằm mơ rằng vị Dodrupchen dứt khoát đã tái sinh. Trong một giấc mơ khác, tôi đang cưỡi một con ngựa vá và cầm giáo mà từ đó, cờ lụa đỏ bay phấp phới. Tôi nói rằng, “Thầy Choying Rangdrol, con có một sứ mệnh phải hoàn thành. Liệu con có thành công?”. Ngài đáp, “Hãy đi theo con đường tạo ra bởi dấu chân chó này và con sẽ hoàn thành mục tiêu của mình”. Ngài bổ sung rằng, “Hãy nỗ lực cử hành các nghi thức hoàn thànhcúng dường cho vị bảo vệ Tsiu Mar và con sẽ được đền đáp”.

Nhiều đạo sư tôn quý khác đã thảo luậnkết tập một danh sách những đứa trẻ sinh trong năm Hỏa Mão[4]. Chư vị trao nó lại cho Dzogchen Rinpoche, người đã lựa chọn một tên từ đó. Ngài bảo rằng, “Chính là vị này và danh hiệu sẽ là Thupten Trinle Palzangpo”. Ngài sau đấy trở về Tu viện của mình. Khen Gangnam nổi tiếng – Khenpo Kunga Lodro đã du hành đến Serkhok cùng đoàn tùy tùng và sắp xếp để tôi du hành đến Kyilkhor Tang. Tại đó, tôi được tấn phong trong một đại lễ. Khi tôi nhận ra một cách chuẩn xác những đại diện về thân, khẩu và ý giác ngộ vốn thuộc về Dodrupchen Rinpoche đời trước, tất cả được thuyết phụcứa nước mắt. Vị Khenpo này trở thành thầy giáo thọ của tôi và đã chịu trách nhiệm cho sự an lành của tôi.

Khi tôi lên bốn, trong mùa hè năm Kim Ngọ Đực[5], tôi được hộ tống theo ba giai đoạn đến ngôi nhà tương lai bởi những đoàn người từ tất cả các vùng khác nhau có liên hệ với Tu viện Dodrupchen. Họ bao gồm những tu sĩcư sĩ từ Walshul Do thượng và hạ, ba bộ tộc Bochung ở Walshul Sertal, ba bộ tộc của Golok, tám bộ tộc dưới sự dẫn dắt của thủ lĩnh Pema Bum của Golok, những cư dân của bốn thung lũng Golok – Walshul Mewa và Dzirka thượng và hạ, mười tám bộ tộc của Gyalrong, các cư dân của vùng Bốn Sông – Sáu Rặng ở Litsang, thủ lĩnh cùng những cố vấn của Walshul Chokhoma và dân chúng của các vương quốc Me và Repkong ở Shar Rongpo. Cuối cùng, tôi đến Tu viện Sangchen Ngodrup Palbar Ling, nơi tôi lại được tấn phong, được trao một lễ tẩy tịnh và được giao phó thẩm quyền tâm linh. Tôi đứng trên tòa và trì tụng Lời Cầu Khẩn Bảy Dòng, lời cầu nguyện triệu thỉnh sự gia trì bắt đầu bằng, “Hãy khởi lên, Liên Hoa Sinh …” và vài lời nguyện bằng thi kệ. Điều này làm mọi người ngạc nhiên. Tất cả những người hộ tốngđồng hành của tôi được cảm tạvô cùng hoan hỷ.

Khi tôi đến đại sảnh của chư Hộ Pháp, từ các bản văn của nghi lễ hoàn thànhcúng dường, tôi lựa chọn một sự cúng dường phổ quát súc tích đến chư Hộ Pháp nữ và nam do Đức Dodrup Kunzang Shenphen[6] biên soạn, điều bắt đầu bằng, “Nữ Hộ Pháp Mật Chú Ekajati …”. Trước kia, tôi chưa nghiên cứu bản văn này và tôi đã đọc to nó, bỏ qua một dòng trong đoạn kệ. Sau đấy, tôi đưa bản văn này cho người cha già của tôi. Lushul Khenpo nói trong một luận giải rằng sự bỏ qua này không bóp méo ý nghĩa của nghi thức. Như vậy, các hoạt động xung quanh lễ tấn phong của tôi đã kết thúc viên mãn.

Chính trong năm đó, tôi bắt đầu nói một cách tự nhiên những điều như, “Phổ Ba Kim Cương bảo tôi điều này hay điều kia” nhưng chỉ một vài ví dụ được ghi lại, bởi chúng khiến các học trò của tôi không thoải mái. Có một luận giải mở rộng của Khen Chochok từ Kyala về điều mà họ đã xoay xở để ghi chép lại. Được Lushul Khenpo[7] thúc giục, thầy Rangrik của tôi dỗ tôi bằng đồ ngọt và hoa quả để tôi trả lời những câu hỏi: “Con đến từ đâu?”. Tôi đáp, “Con đến từ Zangdok Palri”. Thầy hỏi, “Ai sống ở đó?” và tôi đáp, “Ai đó được gọi là Đạo Sư Liên Hoa Sinh”. “Còn ai khác ở đó?”, thầy hỏi tiếp. Tôi nói, “Một vị sáng ngời với nhiều miệng và mắt. Có nhiều người lạ lùng khác nữa”.

Từ khi còn khá nhỏ, tôi đã có vô số linh kiến về chư thiênma quỷ. Từ năm thứ năm (tức năm Kim Mùi Cái) cho đến năm thứ sáu (Thủy Thân Đực)[8], tôi được chăm sóc với lòng từ bởi thầy Bochung Rangrik. Tôi học đọc – viết và ghi nhớ những lời cầu nguyện thích hợp để trì tụng.

Năm tôi bảy tuổi (tức năm Thủy Dậu Cái)[9], tôi bắt đầu học với Lushul Khenpo, một trong bốn Khenpo vĩ đại được nhắc đến trong Những Tiên Tri Được Niêm Phong từ Hợp Nhất Ý Định Chư Đạo Sư của Tổ Sangye Lingpa[10]. Ngài trước tiên dạy tôi lời tán thán Những Phẩm Tính Cao Quý Của Giác Tính Vinh Quang, sau đấy, Thư Gửi Bạn của đấng bảo hộ Long Thọ, Nhập Bồ Tát HạnhMưa Hoan Hỷ, một sự giải thích về Kho Tàng Quý Báu Những Phẩm Tính Giác Ngộ (bộ luận của Tổ Kunkhyen Jigme Lingpa[11] về con đường tuần tự của Kinh và Mật). Sau khi thỉnh cầu những giáo lý này, tôi đã nghiên cứu chúng nhiều lần.

Mùa hè năm Hỏa Sửu Cái[12], khi tôi mười một, tôi đến gặp Gegong Khenpo Kunzang Palden, vị được biết đến là [Khenpo] Kunpal[13], ở Dzachukha. Điều này hoàn thành một tiên tri của Terton hóa thân vĩ đại[14] Orgyen Trinle Lingpa (thường được biết đến là Apang Terton[15]), vị là vua Giáo Pháp Orgyen trong thân người trong thời kỳ suy đồi tâm linh hiện nay. Từ Khenpo Kunpal, tôi thọ nhận toàn bộ các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát từ những pho cũ và mới về giáo lý Nyingtik của Tôn giả Longchenpa. Ngài bảo tôi rằng, “Truyền thừa của Ta có nguồn gốc chân chính và thực sự là truyền thừa trực tiếp chứa đựng ân phước gia trì không giống bất kỳ [truyền thừa] nào khác. Giờ đây, di sản của cha đã được trao cho con”. Như thế, Ngài khuyến khích tôi, bày tỏ niềm hoan hỷ lớn lao. Mùa Đông, tôi trở về Tu viện gốc của mình.

Mùa đông năm tôi mười bốn tuổi (trong năm Kim Thìn Đực[16]), tôi ốm nặng. Tôi được đưa đến gặp đạo sư Apang Terton vĩ đại, người đang sống trên sườn núi Drong-ri Mukpo ở Thượng Ser. Tôi đã tiến hành nhập thất miên mật trong một tháng về Takhyung Barwa[17], khía cạnh phẫn nộ của Đạo Sư từ pho giáo lý Tâm Yếu Longchenpa [Longchen Nyingtik[18]] để xua tan chướng ngại; trong khóa nhập thất này, tôi đến diện kiến đạo sư. Ngài bảo với một trong những thị giả cá nhân của Ngài, “Hãy mời Rinpoche ít bia”. Lấy bát của Ngài được đổ đầy bia, Terton đưa nó cho tôi. Mặc dù tôi không phải là một tu sĩ, tôi đã được trao danh hiệu “đạo sư của giáo lý” và tôi sợ rằng uống [bia] có thể làm ô uế hình ảnh của tôi. Tôi phản đối, nói rằng, “Nhưng con không uống bia”. Sau đó, thân thể tôi tê cóng và các giác quan trở nên quay cuồng. Tôi tự hỏi, “Có phải tôi đang cản trở những hoàn cảnhđạo sư có thể đã [thiết lập để] đảm bảo sự thành tựu tâm linh của tôi?”. Tôi uống bia mà không do dự gì thêm, bởi mặc dù đó không phải là thói quen của tôi, đây là ngoại lệ để chấp nhận thành tựuđạo sư ban. Trong một khoảng thời gian ngắn, tôi trải qua trạng thái không thể miêu tả, không thể nghĩ bàn và không nói lên được về giác tính. Mặc dù tôi có thể trả lời đạo sư, tôi không thể giao tiếp với ai khác. Khi rời khỏi trạng thái này, tôi đến nhà của vài người đồng hành tâm linh. Họ hỏi tôi, “Ngài có chắc là Ngài không bị bệnh nữa? Ngài dường như không còn là chính mình”. Tôi lại đi ra ngoài và khi cơn gió mát lành thổi nhè nhẹ vào mặt tôi, tôi biết chắc rằng tất cả những nhận thức của tôi đều giống như một giấc mơ. Sự chứng ngộ được đánh thức trong tôi và tôi tin tưởng về sự giải thoát của bản thân khỏi luân hồi, cùng với niềm vui và nỗi buồn đan xen, không thể nói rõ ràng hay thậm chí là hiểu.

Hôm sau, tôi thưa với đạo sư về sự chứng ngộ của mình theo cách thức giống như đứa trẻ bập bẹ. Ngài đáp lại bằng cách tiên đoán điều sẽ xảy đến với tôi cho đến năm hai mươi lăm tuổi, bảo tôi rằng tôi là vị trông giữ những Terma của Terchen Rinpoche. Như một phương thức để thiết lập duyên khởi đó, Ngài lệnh cho tôi khắc con dấu với hình bọ cạp, thứ là biểu tượng của Guru Drakpo. Sau đấy, Ngài bảo rằng tôi cần nương tựa Đức Yukhok Chatralwa là đạo sư, bởi Ngài đã là thầy tôi trong nhiều đời và rằng trong ngắn hạn, tôi cần tiến hành một khóa nhập thất trăm ngày về thực hành Phật Mẫu Yeshe Tsogyal từ pho Tâm Yếu Longchenpa. Mùa xuân năm tôi mười lăm tuổi (năm Kim Tỵ Cái[19]), tôi trở về Tu viện của mình. Ở đó, tôi trao toàn bộ các quán đỉnhkhẩu truyền về Tâm Yếu Longchenpa cho đại chúng.

Nói ngắn gọn, từ năm mười tuổi đến năm mười tám tuổi (tức năm Mộc Thân Đực[20]), tôi đã nghiên cứu với Khenpo Gangnam từ Chokor, Khenpo Chochok từ Kyala, Khenpo Shedrak từ Shorbak, Khen Tuksung và Gara Tulku Dorchok. Tôi đã thọ nhận những giải thích về nhận thức xác thực, Trung Đạo, Luật Tạng (Vinaya), các bộ luận về Tinh Túy Bí Mật, oai hùng nhất trong các Mật điển và những giáo lý Lojong (Luyện Tâm). Tôi đã rèn luyện trong chúng nhiều lần và hoàn thành hơn ba bộ đầy đủ về “năm trăm nghìn”[21], các thực hành sơ khởi cho sự phát triển và tịnh hóa tâm linh. Tôi đã đạt được sự chắc chắn bằng cách hoàn thành các khóa nhập thất cho nhiều Mandala, chủ yếu là những thực hành đạo sư, Bổn tôn và Không Hành Nữ từ Tâm Yếu Longchenpa. Tôi cũng cử hành các trì tụng bổ sung và lễ cúng lửa. Hơn thế nữa, tôi đã rèn luyện trong các hoạt động phù hợp với một đạo sư kim cương, bao gồm trì tụng nghi lễ, âm nhạcthủ ấn.

Vào ngày Mười lăm tháng Năm năm Mộc Dậu Cái[22] (khi tôi mười chín), tôi cử hành lễ Lhasang trên sườn trước của Drong-ri Mukpo ở Ser, sau đấy, khởi hành về miền Trung Tây Tạng. Từ vùng thượng của thung lũng Do, chúng tôi đi qua Drimar Kadok và thượng Ma, vượt sông Drichu tại Bảy Chỗ Cạn Chumar. Kế đó, chúng tôi đi qua vùng băng giá hoang vu Samten Gangzang và đồng bằng Tashi Oma ở Dam. Đến vùng trung tâm từ phía Bắc, chúng tôi đã đến Radreng Gyalwai Ensa, trụ xứ của Tổ Dromton Gyalwe Jungne[23], nơi chúng tôi chiêm bái các địa điểm quan trọng – những ngôi mộ lưa giữ xá lợi của Đức Jampai Dorje, đạo sư Serlingpa và Đức Dromton – và tuyển tập hàng nghìn cuốn kinh tạo thành các đại diện về khẩu giác ngộ của Tu viện. Chúng tôi cũng chiêm bái ngôi mộ lưu giữ xá lợi của Tổ Rongton tại Tu viện Nalendra ở Penpo. Đầu tháng Mười, chúng tôi tài trợ ba lần dát vàng lên tôn tượng Jowo Yishin Norbu, năm bức tượng Đấng Đại Bi Quan Âm tự sinh, Đức Mikyo Dorje[24], Đức Quán Thế Âm trong Cung điện Potala và v.v.

Năm hai mươi tuổi (tức năm Hỏa Tuất Đực[25]), chúng tôi lưu lại Lhasa trong dịp Năm Mới và tham dự đại lễ Monlam[26]. Chúng tôi viếng thăm từng học viện riêng biệt tại Ba Tổ Đình – Sera, Drepung và Ganden, dâng cúng dường và đóng góp tịnh tài, bảo trợ những bữa ăn cho các học trò. Chúng tôi cũng dâng cúng dường tại Cung điện Tse vĩ đại. Sau đấy, chúng tôi tiếp tục đến Tu viện Orgyen Mindrolling, Thupten Dorje Drak và Gang-ri Tokar, nơi chúng tôi cúng dường tịnh tàibảo trợ các bữa ăn cho những vị cư ngụ. Trong lúc ở Tsering Jong, thung lũng Khar thượng ở Don, chúng tôi chiêm bái mộ tháp của Tổ Kunkhyen Jigme Lingpa và chiêm ngưỡng những vật dụng cá nhân của Ngài, chẳng hạn chuông và các Pháp khí khác, cũng như những vật gia truyền cá nhân của gia đình Pushuk của những quan chức địa phương.

Tôi đã dành khoảng mười lăm ngày trong phòng riêng của Tổ Jigme Lingpa, tiến hành nhập thất về thực hành Phật Mẫu. Để bổ trợ cho thực hành này, tôi kết thúc khóa nhập thất bằng trăm nghìn cúng dường lửa. Tôi đã trao cho cộng đồng các quán đỉnh Tam Gốc từ Tâm Yếu Longchenpa chúng tôi tài trợ một nghìn cúng dường Tsok lên Tam Gốc.

Chúng tôi viếng thăm địa điểm Mộ Đỏ, nơi có ngôi mộ của Vua Songtsen Gampo ở Chongye, Tu viện Riwo Dechen, Takshen Bumpa, Yumbu Lagang Tengsho, chùa Tsenden Yu và chùa Tradruk Tashi Jam ở Yoru, dâng cúng dường tại những nơi này. Chúng tôi tài trợ việc dát vàng bức tượng Tara biết nói, bảo trợ các bữa ăn cho cộng đồng tu sĩ và đóng góp tịnh tài. Chúng tôi cúng tài trợ việc dát vàng ngôi mộ Tổ Orgyen Lingpa tại Tu viện Bentsang và khuôn mặt của bức tượng Guru Rinpoche mà chính Đạo Sư đã gọi là “Trông Giống Ta” tại Sheldrak ở Yarlung. Ở đó, chúng tôi cũng tài trợ các lễ Tsok và dành một tuần nhập thất nghiêm ngặt để tăng cường kết nối.

Chúng tôi vượt sông Tsangpo và hướng về Tu viện Samye. Chúng tôi viếng thăm toàn bộ trung tâm vĩ đại đó và dâng cúng dường ở Utse Riksum cũng như các ngôi chùa được biết đến là bốn ‘lục địa’ và ‘tiểu lục địa’. Chúng tôi thăm tất cả những địa điểm và đồ vật linh thiêng, bao gồm bức tượng Guru Tsokye Dorje[27] được phát lộ như một Terma bởi Tổ Ngadak và các dấu chân mà Guru Rinpoche để lại trên đá ở đèo Gungtang khi Ngài sắp rời đến cõi của ma quỷ khát máu. Chúng tôi cử hành lễ Lhasang trên đỉnh Đồi Hepo.

Khi chúng tôi đến Kordzo Ling, ngôi đền của Pehar, chớp của tinh linh Dạ-xoa giáng xuống bức tượng vua của những vị thần chiến binh, điều khiến vị tiên tri vô cùng hài lòng. Ông ấy trao cho tôi thòng lọng thuộc về tinh linh Tsen và theo những cách khác, bày tỏ sự yêu thích lớn lao với tôi, điều đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi dành một tuần để nhập thất trong động Drakmar Puk ở Vùng Cao Chimphu của Samye và chiêm bái ngôi mộ lưu giữ xá lợi của Đấng Chiến Thắng Longchenpa. Chúng tôi thăm ngôi mộ Zur Khardo cũng như hồ thiêng của Đức Bà Yeshe Tsogyal ở thung lũng Drak hạ. Tôi dành một tuần để nhập thất phía dưới động Drubpuk ở Yangdzong, Drak. Sau đó, đầu tháng Năm năm Hỏa Tuất đó, chúng tôi đến Go từ phía Đông và trở về quê hương.

Trong năm đó, khi tôi hai mươi, vào ngày Hai mươi chín tháng Chín, tôi trở về Tu viện, được hộ tống trong một đại lễ bởi những người sống xung quanh Tu viện Dodrupchen. Đủ mọi loại người từ cả hai vùng dưới sự điều hành của Tu viện đã nhất trí xem tôi là vị lãnh đạo tâm linhthế tục của họ và trong mười một năm tiếp theo, cho đến khi tôi ba mươi (tức năm Hỏa Thân Đực[28]), tôi đã gánh vác trách nhiệm này.

Tôi tiến hành mọi nhiệm vụ nhưng giữ sự chú ý tập trung vào chư đạo sư và Bổn tôn thiền định. Bởi các hoạt độngchức năng của tôi cho thấy ít nhiều thành công, tôi đạt được sự tin tưởng vào nguyên tắc nhân – quả của nghiệp. Các chính sách của tôi dựa trên những báo cáo mà tôi nhận được về hoạt động của dân chúng và tôi áp dụng lối kiên quyết nhưng ôn hòa – [như] một nút thắt lụa – trong việc quản lý kỷ luật của mười kiểu hành động tích cực, kiềm chế tham vọng của kẻ quyền uy trong khi bảo vệ lợi ích của những kẻ thấp kém. Trong việc giữ gìn truyền thống cao quý từ quá khứ, cả về tâm linhthế tục, vùng chúng tôi trở nên nổi tiếng khắp đất nước; mọi người đổ về sống ở nơi dễ chịu như vậy.

Giáo lý của Đấng Chiến Thắng tồn tại hay không thì tùy thuộc vào nghiên cứuthực hành những giáo lý này. Bởi vậy, tôi đã tài trợ việc xây dựng một sảnh đường cho Phật học viện (Shedra) và cung cấp những vật dụng cũng như đồ trang trí bên trong. Tôi phục hồi trung tâm nhập thấtThượng Sư Viện của tôi sắp xếp để hỗ trợ những vị sống tại các địa điểm nghiên cứuthực hành này. Tôi hài lòng rằng các dự án của chúng tôi thậm chí còn vĩ đại hơn chúng đã từng trong quá khứ.

Tuy nhiên, tôi chắc chắnđảm bảo như viên đá ném xuống giếng – về bản chất của sự thành công và thất bại trong cuộc đời này và thực sự của mọi lựa chọn đạo đức của bản thân. Tôi kết luận rằng thực hành tâm linh tập trung vào tinh túy là cách duy nhất để hoàn toàn chứng ngộ tiềm năng của đời ngườiquyết định sẽ chứng tỏ là xứng đáng với truyền thừa từ chư đạo sư của tôi và chư vị đạo sư trước chư vị. Và vì thế, trong năm hai mươi tư tuổi (tức năm Kim Dần Đực[29]), đầu ba tháng mùa đông, tôi rời xa mọi bận tâm thế tục và thân cận Đức Yukhok Chatralwa, vị cũng được biết đến là Choying Rangdrol, người mà theo tiên tri, là một hóa hiện của Tôn giả Vô Cấu Hữu (Vimalamitra[30]). Gạt sang mọi bận rộn và xao lãng, tôi tinh tấn theo đuổi sự hành trì dựa trên các quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoátlời khuyên liên quan đến cách tiếp cận tịnh quang Đại Viên Mãn (Dzogchen) – con đường tắt Trekchod và Togal – điều mà vị đạo sư này đã trao cho tôi như bình này đổ đầy bình khác. Tôi đã làm đạo sư hài lòng bằng cách cúng dường sự thực hành tâm linh.

Vào ngày Mười lăm tháng Năm Tây Tạng trong năm Kim Mão  Cái[31], khi tôi hai mươi lăm, được thúc đẩy bởi kinh nghiệm của bản thân cùng những tiên tri của đạo sư, tôi khởi hành đến Derge. Tôi viếng thăm các Tu việntrung tâm sau đây: Dzogchen Rudam Orgyen Samten Choling, trung tâm nhập thất Dzogchen Gyarong Takten Drupde, Shechen Tennyi Dargye Ling và Dzong Tashi Lhatse. Tại những nơi này, tôi đã nghiên cứu với đạo sư Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[32] tôn quý, Namtrul Drodul Gargyi Dorje từ Gyarong, Ngài Kongtrul Pema Drime Lekpai Lodro[33] từ Tu viện Shechen, Dzogchen [Rinpoche] thứ sáu – Jigdral Jangchub Dorje, Khenpo Thupten Nyendrak của Tu viện Dzogchen và thầy giáo thọ Khen Gonpo.

Chư vị đã trao cho tôi nhiều quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát, bao gồm các trao truyền Kama của trường phái Nyingma, Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu [Rinchen Terdzod[34]], ba pho giáo lý (tập trung vào Tám Mệnh Lệnh, Hợp Nhất Ý Định Chư Đạo SưPhổ Ba Kim Cương), các pho giáo lý Nyingtik cũ và mới, Giọt Giải Thoát, các pho Terma của Mindrolling, pho Terma Phương Bắc, Kho Tàng Mật Chú Trường Phái Kagyu, ba Bổn tôn (Guhyasamaja, Chakrasamvara và Vajrabhairava) và quán đỉnh mở rộng cho Thời Luân (Kalachakra).

Bên cạnh đó, tôi cho làm bức tượng Guru Rinpoche kích cỡ người thật, cũng như những bức tượng khác, mỗi bức cao một gang tay, trong dòng truyền thừa chư đạo sư của các pho Nyingtik cũ và mới, tất cả đều được làm bằng vàng và đồng. Tôi cũng cho in những bản văn về Phổ Ba Kim Cương truyền thống Mật điển, chín quyển trong Tuyển Tập Trước Tác của Tổ Jigme Lingpa, các bản văn Kangyur, những phần giáo lý được tìm thấy trong trao truyền Kama, các Tuyển Tập Trước Tác của Đức Gyalse Shenphen Thaye, Rongzom [Pandita] Chokyi Zangpo và Dzogchen Patrul [Rinpoche], Năm Kho Tàng Vĩ Đại (bao gồm cả Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu), Tuyển Tập Trước Tác của Đức Jamyang Khyentse Wangpo[35] và nhiều tác phẩm khác.

Trong năm hai mươi chín tuổi (tức năm Mộc Mùi Cái[36]), vào ngày Hai mươi lăm tháng Chín, tôi trở về Tu viện của mình. Ở đó, tôi cho làm bản khắc gỗ Bảy Kho Tàng của Tôn giả Longchenpa[37] cho trung tâm của tôi. Để lưu giữ những đại diện về thân, khẩu và ý giác ngộ mà tôi đem về, tôi cho làm một sảnh đường trang nghiêm theo phong cách Trung Hoa, do các thợ thủ công Trung Quốc xây dựng.

Trong khoảng thời gian rất ngắn, tôi áp dụng tất cả những điều tôi đã học vào những dự án tâm linh, điều chiếm hầu hết thời gian của tôi. Thỉnh thoảng tôi được yêu cầu hoàn thành các nhu cầu của cộng đồng tu sĩ nói chung; điều này cũng đem đến một nhận thức vĩ đại hơn về mục đích của cuộc đời. Các hoàn cảnh này khiến tôi trao những quán đỉnhkhẩu truyền cho Hợp Nhất Ý Định Chư Đạo Sư, mười ba phần của các trao truyền Kama và toàn bộ quán đỉnh cho Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu và tài trợ lễ cúng dường Tsok kết thúc. Tất cả những điều này kết thúc một cách xuất sắc vào ngày Mười tháng Thân năm Hỏa Thân[38] với nhiều dấu hiệu tích cực tốt lành.

Vào khoảng thời gian này, Cộng sản Trung Quốc bắt đầu gây ra nhiều bất ổn và bất bình trong tất cả những dân cư trong vùng, khiến cho mọi chuyện bị đảo lộn. Một mặt, những hoàn cảnh tiêu cực này khuyến khích tôi theo đuổi các hoạt động thiện lành. Tôi mong mỏi được một lần nữa đi hành hương đến miền Trung và Nam Tây Tạng.

Nhiều Tulku, Terton – những vị nhận được các tiên tri từ Đạo Sư Liên Hoa đã cảnh báo về điều mà Đạo Sư tiên đoán: “Bè lũ các bộ lạc Mông Cổ biên giới[39] sẽ nhanh chóng xâm phạm; vì thế, tất cả các đệ tửthí chủ cần bỏ lại mọi thứ mà họ bám chấp và chạy đến phía Nam của Bhutan và các thung lũng ẩn giấu”. Bản thân tôi đã nhận được nhiều tiên tri như vậy và mặc dù tôi không chắc liệu chúng có ý nghĩa nào hay chỉ là linh cảm, tôi quyết định chú ý đến sự cảnh báo này. Tôi gạt sang mọi ý nghĩ về đất nước, Tu việnchư Tăng, biết rằng bản chất của mọi chuyện là mọi thứ hội tụ rồi sẽ chia ly.

Cũng trong năm Hỏa Thân Đực đó, tôi rời Tu viện Panchen ở Mar trong đêm tối. Du hành về phía Nam, chúng tôi vượt qua những ngọn đèo và thung lũng mà không đi theo con đường nào. Tại Kardze ở Hor, dân chúng trong vùng trao cho chúng tôi một chiếc xe ô tô. Nhờ đó, du hành qua Chamdo ở Đông Tây Tạng, chúng tôi đã có thể đến được Lhasa. Chúng tôi dâng cúng dường trước ba bức tượng chính yếu của Đức Phật và các nơi khác. Bởi sự thiếu công đức tập thể ảnh hưởng đến giáo lýchúng sinh, thị giả của tôi, Kyala Khen Rinpoche, đã viên tịch. Điều này khiến tôi vô cùng đau buồn. Để hoàn thành những ý định của vị tôn quý này, tôi cúng dường và dâng những lời nguyện ở Lhasa, tài trợ các bữa ăn cho những vị vân tập trong đại lễ vào tháng Hai. Với những hành động phụng sự như vậy, tôi cố gắng thêm một giọt nước vào đại dương.

Khi mối quan hệ giữa Trung QuốcTây Tạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, tôi du hành đến trung tâm Tashi Lhunpo vĩ đại ở vùng Tsang và đi qua Pakri và Dromo Sahsi đến Nato. Vào ngày Mười chín tháng Tám năm Hỏa Dậu Cái (thứ Bảy, 12 tháng 10 năm 1957), tôi đến Gangtok, Sikkim vào lúc mười một giờ sáng. Sau đấy, trong mùa đông năm Thổ Hợi[40], ba mươi ba tuổi, tôi đi hành hương đến các địa điểm linh thiêng, bao gồm Kalimpong, Calcutta, Bodh Gaya, Shitavana, Nairanjana, Vaishali, bảo tháp Namdakdrung, Đỉnh Linh Thứu, Rajgir, Động Ca Diếp, Nalanda, Varanasi, Hồ Liên Hoa ở Rewalsar, Amritsar, Shravasti, Lumbini (Lâm Tỳ Ni) và Kushinagar.

Sau đấy, tôi đến Kathmandu, thủ đô của Nepal, nơi tôi viếng thăm các bảo tháp Jarung Khashor (tức bảo tháp Boudha[41]), Sa-lhak Do-lhak, Takmo Lujin và Phakpa Shingkun[42] cũng như Lang-ri Lungten Akhang Ukhung, các bức tượng nghìn vị Phật Yerang, Botang Gonpo, tượng Tara biết nói, nước gia trì của Hợi Mẫu, Yangleshod[43] và Động Asura.

Tôi cũng chiêm bái Đức Gulang vĩ đại, oai hùng, các hang động mà Tổ Tilopa và Naropa đã đạt thành tựu, bản văn Trí Tuệ Hoàn Hảo Trăm Nghìn Đoạn Kệ mà Đức Long Thọ đã đem về từ Long cung, bảo tháp lưu giữ xá lợi của Xá Lợi Phất, Kadru Shambu, Sang-gye Doda, mộ của Phật Ca Diếp (vị trước Phật Thích Ca), mộ của đạo sư Thế Thân, ngai tòa của bảy vị kế nhiệm Đức Phật, tòa của Đức Văn Thù, Linh Thứu, sảnh E và bảo tháp của Vua A Dục. Tại tất cả những nơi này, tôi đỉnh lễ, đi nhiễu, dâng lời cầu nguyệnmong ước. Sau đấy, tôi kết thúc chuyến đi bằng cách trở về Kalimpong.

Động cơ vị tha của ba vị trong quá khứ – viện trưởng Tịch Hộ, đạo sư Liên Hoa Sinh và vua Phật tử Trisong Detsen – cũng như hai mươi lăm đệ tử thân thiết của Guru Rinpoche (đức vua và các đệ tử), những vị là hóa hiện, và Terton Rigdzin Gokyi Demtruchen vĩ đại, đã có các kết quả vĩ đại, vươn xa. Vào ngày Một tháng Mười một năm Hỏa Tuất Đực (năm thứ hai mươi của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười một)[44], Đấng Chiến Thắng Lhatsun Namkha Jigme[45], Ngadak Sempa Chenpo và vị cai trị, vua Phật tử Phuntsok Namgyal, tất cả đã vân tập tại địa điểm bao la – Khacho Palmo trong vùng ẩn giấu Sikkim (nơi nằm ở giữa của cõi thanh tịnh đỉnh cao) để công nhận vùng đất này là linh thiêng. Chư vị đã cử hành một lễ Lhasang, lễ cúng lửa, lễ tẩy tịnh và lễ Tsok và trói buộc những vị thần trong vùng bởi lời thề. Vào dịp đó, Đạo Sư Liên Hoa Sinh, được bao quanh bởi tia sáng cầu vồng, xuất hiện trước tất cả những vị đã vân tập về đó.

Sau đấy, ít nhất, một chút ân phước gia trì của Đức Liên Hoa Sinh đã chín muồi theo di chúc của Ngài, tức là, những mong ước mà Ngài giao phó cho đức vua và các dân chúng và cho tất cả những vị giữ gìn truyền thừa này. Động cơ vị tha của Vua Tashi Namgyal, một hóa hiện của Bồ Tát và vua Phật tử vĩ đại – Palden Dondrup Namgyal đã hiển bày như trăng mới mọc, đem đến lợi lạc cho giáo lýchúng sinh. Bên cạnh đó, tầm nhìn của chư vị đã cung cấp cơ hội nghiên cứu lịch sử tâm linh của đất nước.

Bản thân tôi thì ngu dốt như động vật, không có sự sáng suốt nhỏ bé nhất về các vấn đề tâm linh hay thế tục. Mặc dù tôi không có phước báu phụng sự giáo lý hay chúng sinh, cơ hội thiết lập duyên khởi cát tường vẫn hiển bày đúng lúc. Tôi nhận được một mệnh lệnh từ những vị vua, điều mà tôi không thể phản đối. Do đó, vào năm ba mươi tư tuổi – ngày đầu tiên trong tháng Ba năm Kim Tý Đực của chu kỳ sáu mươi năm thứ mười sáu (tức ngày 26 tháng 4 năm 1960), tôi chấp nhận trách nhiệm là vị lãnh đạo bất bộ phái và người cố vấn cho tất cả học trò. Tôi đã nỗ lực vượt qua thử thách phục hồi những giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng ở nơi mà chúng suy giảmphổ biến ở nơi chưa có. Công việc của tôi bắt đầu với Học Viện Tây Tạng Namgyal, nhấn mạnh vào sự nghiên cứu về các Mandala bao la của giáo lý Kama và Terma.

Ngoài ra, vào bốn dịp khác nhau, tôi đã trao cho các nhóm khẩu truyền cho Bảy Kho Tàng, các bộ luận về những chỉ dẫn cốt tủy – Terma của ý định giác ngộ, tuôn trào từ họng vinh quang của Đức Longchen Rabjam, vị Yogin của cách tiếp cận tâm linh thù thắng, dưới dạng các đoạn kệ kim cương. Tôi đã sắp xếp những ấn bản in ốp-xét mới cho Ba Bộ An TrúBa Bộ Tự Nhiên Giải Thoát của Đức Longchenpa bên cạnh Bảy Kho Tàng. Tôi được gia trì bởi hiện thân giác tính bất tận của vị chúa tể oai hùng của những Đấng Chiến Thắng và năng lượng mãnh liệt thù thắng từ ý định giác ngộ của Ngài – truyền thừa của ý nghĩa rốt ráothâm nhập tâm tôi. Do vậy, tôi được truyền cảm hứng, trong những thời kỳ suy đồi tâm linh, để nhóm lại ngọn lửa giáo lý. Tôi đã ban trao truyền cho các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát cho Tâm Yếu Longchenpa (cũng được gọi là Kho Tàng Tâm Linh từ Kho Tàng Hư Không) hai lần. Terma của ý định giác ngộ này được phát lộ bởi Tổ Rigdzin Jigme Lingpa, vị Garab Dorje thứ nhì và cũng được biết đến là Dzogchenpa Rangjung Dorje. Tôi cũng xuất bản các cuốn kinh của pho giáo lý này. Tôi đã ban quán đỉnhkhẩu truyền cho các bộ Mật điển được tìm thấy trong Kama, pho Tromtruk về chư Tôn an bìnhphẫn nộ, các Mandala an bìnhphẫn nộ của Tinh Túy Bí MậtMật điển oai hùng nhất, Đại Tập Hội và những pho khác.

Nói ngắn gọn, bởi tất cả các hoạt động phản ánh những khía cạnh tích cực hay tiêu cực của động cơ, tôi vẫn luôn cố gắng khơi dậy trong mình một nhận thức chán nản với bất cứ điều gì không có mục đích chân chính, một nhận thức xả ly và một sự chắc chắn về sự giải thoát của bản thân khỏi luân hồi, lòng bi mẫn với chúng sinh và động cơ vị tha, hoàn toàn thanh tịnh.

Bởi thật vô nghĩa khi tăng cường những thái độ tập trung vào bản thân, giống như ham muốn về sự vĩ đại và phóng đại cá nhân, tôi đã dùng mọi cách có thể, nhờ các dự ánhoạt động tâm linh được tiến hành theo những nguyên tắc của Giáo Pháp, để đảm bảo lợi lạchạnh phúc liên tục cho các học trò của tôi, không chút thành kiến bộ pháixứng với phước báu của họ. Khi tôi viết điều này, trong năm Mộc Mão Cái (1975), tôi bốn mươi chín tuổi và đã sống tha hương trong mười lăm năm qua, phụng sự giáo lý theo cách thức hài lòng nhất có thể. Nguyện mọi sự thành công!

Trong những năm tháng kể từ khi Dodrupchen Rinpoche Jigme Trinle Palbar viết miêu tả cá nhân nói trên, Ngài đã thành lập một trung tâm ở Sikkim với khoảng năm trăm vị cư ngụ; nơi đây bao gồm một Phật học viện và một trung tâm nhập thất. Ngài đã viếng thăm nhiều quốc gia ở Đông và Tây Bán Cầu, bao gồm Bhutan, Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, nơi Ngài chuyển Pháp luân, ban các trao truyền Kama, Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu, các pho giáo lý của Tổ Pema Lingpa, Bảy Kho Tàng, Tâm Yếu Bốn Phần, sáu quyển giáo lý của Tổ Jatson Nyingpo[46], các quyển gốc của Tâm Yếu Longchenpa và nhiều giáo lý khác. Ngài cũng chủ trì những Pháp hội Đại Thành Tựu (Drupchen) tập trung vào các pho như ‘Phổ Ba Kim Cương truyền thống Mật điển[47]’. Ngài vẫn an tọa trên kim cương tòa với thân tướng huy hoàng của tướng tốt và vẻ đẹp hoàn hảo và tôi cầu nguyện rằng Ngài sẽ trụ thế trăm kiếp.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[2] Dodrupchen Rinpoche thứ tư sinh trong năm Hỏa Mão Cái (đầu năm 1927 đến đầu năm 1928).

[3] Theo Rigpawiki, Yukhok Chatralwa Choying Rangdrol (1872-1952) – một đệ tử của Terton Sogyal Lerab Lingpa và Adzom Drukpa và là Bổn Sư của Dodrupchen Rinpoche. Một trong những hóa thân gốc của Ngài là Tổ Yudra Nyingpo và Ngài cũng được xem là Tulku của Đức Dola Jigme Kalzang.

[4] Như một phần của quá trình công nhận và tấn phong một vị Tulku, tên của những ứng cử viên khác nhau (thường dựa trên những dấu hiệu để lại bởi hóa thân đời trước) được đưa ra, quyết định cuối cùng phụ thuộc vào một sự xem xét tỉ mỉ.

Trong trường hợp của Dodrupchen Rinpoche thứ tư, hai ứng cử viên được lựa chọn và tấn phong trong cùng một nghi lễ. (Thực sự, cũng không phải lạ khi hơn một Tulku của một đạo sư vĩ đại được công nhận). Vị Tulku thứ hai – Rigdzin Tenpai Gyaltsen, sinh năm 1927 (cùng năm với Đức Jigme Trinle Palbar) và qua đời năm 1961.

[5] Đầu năm 1930 đến đầu năm 1931.

[6] Tức vị Dodrupchen Rinpoche thứ nhất.

[7] Theo Rigpawiki, Lushul Khenpo Konchok Dronme (1859-1936) là một Khenpo nổi tiếng từ Tu viện Dodrupchen. Ngài là đạo sư uyên bácthành tựu. Chư đạo sư của Ngài bao gồm Đức Dodrupchen Jigme Tenpe Nyima, Patrul Rinpoche, Alak Dongak Gyatso và Orgyen Tenzin Norbu. Ngài Palyul Choktrul thứ hai – Jampal Gyepai Dorje là một trong những học trò của Ngài.

Cả Tara Lhamo và Tulku Thondup đều được xem là những hóa thân của Ngài.

Ngài là một trong ‘Bốn Khenpo [nổi tiếng] của Tu viện Dodrupchen’.

[8] Đầu năm 1931 đến đầu năm 1932 và đầu năm 1932 đến đầu năm 1933, lần lượt.

[9] Đầu năm 1933 đến đầu năm 1934.

[10] Theo Rigpawiki, Sangye Lingpa (1340-1396) là vị Terma đã phát lộ pho giáo lý Lama Gongdu và Biên Niên Sử Tràng Hoàng Kim (Kathang Sertreng).

[12] Đầu năm 1937 đến đầu năm 1938.

[13] Theo Rigpawiki, Khenpo Kunzang Palden (khoảng năm 1862-1943) hay Khenpo Kunpal, cũng được biết đến là Gekong Khenchen Kunzang Palden hay Thubten Kunzang Chokyi Drakpa, là một học giả vĩ đại trong truyền thống Nyingma, một đệ tử thân thiết và người viết tiểu sử của Patrul Rinpoche.

Ngài sinh ở thung lũng Dzachukha thuộc Kham và xuất gia trở thành tu sĩ dưới sự dẫn dắt của Khenpo Yonten Gyatso của Tu viện Dzogchen. Sau khi thọ nhận trao truyền từ Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và Dzogchen Rinpoche thứ năm, Ngài trở thành một trong những vị trì giữ vĩ đại của truyền thừa Longchen Nyingtik. Ngài cũng là một đệ tử quan trọng và người viết tiểu sử của Mipham Rinpoche. Ngài đã giảng dạy tại Tu viện Gekong ở Dzachukha và là vị thầy đầu tiên tại Phật học viện của Tu viện Kathok, nơi mà Ngài được hỗ trợ bởi Khenpo Ngawang Palzang (Khenpo Ngakchung). Ngài để lại nhiều trước tác quan trọng, chẳng hạn Những Câu Chuyện Về Vinaya và một luận giải về Ngọn Đuốc Xác Quyết của Mipham Rinpoche. Ngài nổi tiếng nhất với luận giải về Nhập Bồ Tát Hạnh, điều vẫn được giảng dạy tại hầu hết các Shedra ngày nay.

Ngài là vị thầy chính yếu của Popa Tulku và cũng đã giảng dạy Khunu Lama Tenzin Gyaltsen.

[14] Trong khi nhiều Terton là hóa hiện của một trong hai mươi lăm đệ tử thân cận của Đạo Sư Liên Hoa Sinh, “một đạo sư hóa hiện” được công nhận một cách đặc biệt là một hóa hiện của chính Đạo Sư.

[15] Theo Rigpawiki, Apang Terton, tức Apang Terchen, Pawo Choying Dorje, Lhachen Tobgyal, Orgyen Trinle Lingpa hay Orgyen Drodul Lingpa (1895-1945) là một Terton vĩ đại, vị mà thân thể có thể xuyên qua vật cứng và Ngài đã phát lộ nhiều giáo lý Terma. Ngài là một trong những người con trai được thụ thai diệu kỳ của Tổ Dudjom Lingpa.

[16] Đầu năm 1940 đến đầu năm 1941.

[17] Theo Rigpawiki, Takhyung Barwa hay Đạo Sư Phẫn Nộ, Mã Đầu Minh VươngKim Sí Điểu – Terton Jigme Lingpa vĩ đại đã thọ nhận Terma này năm 66 tuổi, thứ kết hợp các thực hành Mã Đầu Minh Vương, Kim Sí Điểu và Guru Drakpo. Đây là thực hành vô cùng mạnh mẽ để điều phục các thế lực tiêu cựcvượt qua bệnh tật.

[19] Đầu năm 1941 đến đầu năm 1942.

[20] Đầu năm 1944 đến đầu năm 1945.

[21] Thuật ngữ ‘năm trăm nghìn’ liên quan đến năm thực hành sơ khởi (Ngondro) của Phật giáo Kim Cương thừa; mỗi thực hành này được tiến hành một trăm nghìn lần trước khi chúng ta thọ nhận giáo lý cao hơn.

[22] Đầu năm 1945 đến đầu năm 1946.

[23] Theo Rigpawiki, Dromtonpa Gyalwe Jungne (1004/5-1064) – đệ tử Tây Tạng và vị trì giữ truyền thừa chính yếu của Đức Atisha. Ngài đã thành lập Tu viện Radreng và có vô số đệ tử, chính yếu trong đó là Putowa Rinchen Sal, Chengawa Tsultrim Bar và Phuchungwa Shonnu Gyaltsen.

[24] Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được làm bởi Bhrikuti, hoàng hậu người Nepal của Trisong Detsen, được đặt trong chùa Ramoche ở Lhasa để thay bức tượng Jowo.

[25] Đầu năm 1946 đến đầu năm 1947.

[26] Đại lễ Monlam là lễ hội tâm linh hàng năm ở Lhasa trong tháng Giêng theo lịch Tây Tạng. Truyền thống được thiết lập bởi Đức Tsongkhapa vào năm 1409 và tiếp tục cho đến năm 1438. Nó được thiết lập lại bởi vị Dalai Lama thứ hai – Gendun Gyatso (1476-1542) và tiếp tục cho đến khi quân đội Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1959. Chính quyền cho phép lễ hội diễn ra từ năm 1985 đến 1990, sau đấy lại bị cấm.

[27] Hình tướng của Guru Rinpoche được biết đến trong Phạn ngữ là Saroruhavajra (Hồ Sinh Kim Cương).

[28] Đầu năm 1956 đến đầu năm 1957.

[29] Đầu năm 1950 đến đầu năm 1951.

[30] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

[31] Đầu năm 1951 đến đầu năm 1952.

[33] Tức Shechen Kongtrul Pema Drimed Lekpai Lodro (1901-khoảng 1960).

[34] Theo Rigpawiki, Rinchen Terdzod – Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập từ tất cả các Terma được phát lộ cho đến thời của Ngài, bao gồm cả các kho tàng của Tổ Chokgyur Lingpa. Lo sợ rằng những giáo lý này sẽ bị mất, Ngài bắt đầu việc kết tập vào năm 1855 với sự gia trì của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và hoàn thành vào năm 1889. Đơn giản thọ nhận các quán đỉnh và khẩu truyền Rinchen Terdzod cũng cần từ 4 đến 6 tháng.

[36] Đầu năm 1955 đến đầu năm 1956.

[37] Theo Rigpawiki, Bảy Kho Tàng (Tạng: Dzod-dun) là những tác phẩm của Đức Longchenpa, điều mà cùng với Ba Bộ Tự Nhiên Giải Thoát (Rangdrol Korsum), trình bày cách tiếp cận mở rộnghọc thuật của học giả. Chúng vốn không được dự định là một tuyển tập.

[38] Năm Hỏa Thân Đực (đầu năm 1956 đến đầu năm 1957).

[39] Một thành ngữ mang tính lịch sử để chỉ người Trung Quốc sống về phía Bắc và Đông Tây Tạng.

[40] Năm Thổ Hợi Cái (đầu năm 1959 đến đầu năm 1960).

[42] Jarung Khashor là tên gọi trong Tạng ngữ của bảo tháp Boudha ở phía Đông của Kathmandu.

Sa-lhak Do-lhak (Đất Đá Thừa) là một bảo tháp nhỏ gần Boudha, được xây dựng bằng những vật liệu còn lại sau khi xây dựng Boudha.

Takmo Lujin (Hiến Thân Cho Hổ Cái), cũng được biết đến là Namo Buddha, là một địa điểm ở ngoại ô của thung lũng Kathmandu, nơi Đức Phật được tin là đã hy sinh bản thân trong một đời quá khứ để nuôi hổ cái đang đói và đàn con bằng thịt và máu của mình.

Phakpa Shingkun là tên gọi trong Tạng ngữ của bảo tháp Swayambhu, tọa lạc ở Tây của Kathmandu.

[44] Đầu 1646 đến đầu 1647.

[45] Theo Rigpawiki, Lhatsun Namkha Jigme (1597-1653) là hóa thân của đại học giả và đạo sư Dzogchen vĩ đại – Đức Vô Cấu Hữu Vimalamitra, người đã đắc thân cầu vồng và Đấng Toàn Tri Longchenpa.

[46] Theo Rigpawiki, Jatson Nyingpo (1585-1656) là một đạo sư và Terton Nyingma. Pho Terma chính yếu của Ngài là Konchok Chidu.

[47] Truyền thừa Phổ Ba Kim Cương được hệ thống hóa bởi Tổ Jigme Lingpa.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.