Dòng Hóa Hiện Tuần Tự Của Kyabje Garchen Rinpoche

17/06/20201:00 SA(Xem: 5066)
Dòng Hóa Hiện Tuần Tự Của Kyabje Garchen Rinpoche

DÒNG HÓA HIỆN TUẦN TỰ CỦA KYABJE GARCHEN RINPOCHE
Một Miêu Tả Lịch Sử Ngắn Gọn Về Tu Viện Gar
Lama Thubten Nyima soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Garchen Rinpoche (2)PHẬT VÔ LƯỢNG NGUYỆN

Đức Jigten Sumgon[1] nói rằng, “Trong thời quá khứ, vô lượng kiếp trước kia, một vị Chuyển Luân Vương (Cakravartin) oai hùng, danh hiệu là Tsib-kyi Mu-khyu, đã xuất hiện trên thế giới này. Vị vua này là cha của một nghìn hoàng tử tốt đẹp. Ngài đã đưa tất cả chúng sinh trong cõi của mình đến với con đường của thập thiện. Sau đấy, vị vua trở thành một tu sĩ, người đã đạt giác ngộ và kế đó, trở nên nổi tiếngNhư Lai (Tathagatha) ‘Long Quang’. Vị Phật này đã chuyển Pháp luân một cách rộng khắp và nhờ đó, làm chín muồigiải thoát vô số chúng sinh có và không có thân tướng. Một nghìn con trai của vị ấy đều trở thành tu sĩ và họ đều phát khởi tâm giác ngộ (BodhicittaBồ đề tâm), ngoại trừ vị nhỏ nhất, người còn tham luyến lối sống hoàng gia. Cha của họ đã ban một tiên tri liên quan đến sự giác ngộ của các con trai – vị Phật mà họ sẽ trở thành, gia đình [Phật] của từng vị, danh hiệucõi giới mà trong đó, họ sẽ điều phục chúng sinh. Về việc thiết lập người con trai út trên con đường giác ngộ, Như Lai hóa hiện hai tu sĩ và phái họ đi tìm. Cất lên những bài ca ngọt ngào để khơi dậy sự xả ly, các tu sĩ đã đến nơi mà họ thấy hoàng tử đang tận hưởng những lạc thú. Sau đấy, nhờ sức mạnh lòng bi của Đức Phật, mọi thứ trong cung điện và thậm chí cây cối bên ngoài đều bắt đầu dội vang âm thanh của Giáo Pháp. Hoàng tử đã trải qua sự biến chuyển trong tâm và cậu ấy phát khởi tâm chán ghét thế gian (luân hồi). Tiếp đó, cậu ấy chuẩn bị những lọng vàng nạm ngọc báu và dâng một chiếc lên cha, một bậc giác ngộ và một chiếc lên mỗi người anh trai. Đã phát khởi tâm giác ngộ, cậu ấy xuất gia làm tu sĩ. Như Lai ‘Long Quang’ khi ấy thọ ký rằng: “Trong một kiếp tương lai, một nghìn con trai của Ngài sẽ trở thành nghìn vị Phật của Hiền Kiếp. Con trai út, vị Phật được gọi là ‘Vô Lượng Nguyện’ sẽ là vị Phật cuối cùng của Hiền Kiếp này và các hoạt động của Ngài sẽ vượt qua tất cả những vị Phật trước đó”.

GAR CHODINGPA

Sau đó, Đức Jigten Sumgon tiếp tục, “Khi ấy, Ta là Như Lai ‘Long Quang’ và con, Gar Chodingpa, là con trai út của Ta, vị tham luyến cuộc sống hoàng gia”. Nhờ sức mạnh của những ước nguyện cát tường trước kia của Như Lai ‘Long Quang’ và con trai, họ đã xuất hiện cùng nhau lặp đi lặp lại như là cha và con; ở Ấn Độ là Acharya Nagarjuna (Long Thọ) và đệ tử Aryadeva (Thánh Thiên) và ở Tây Tạng là Đức Jigten Sumgon và đệ tử Gar Chodingpa. Hơn thế nữa, trong quá khứ, Garchen Rinpoche đã hóa hiện trong triều đại của Vua Pháp Songtsen Gampo[2], làm thượng thư Gar Tongtsen; Chokro Lui Gyaltsen[3], đệ tử của vị Phật thứ nhì – Liên Hoa Sinh; và là tâm tử của Tổ Milarepa – Rechung Dorje Drakpa[4]. Nhiều hóa hiện của Ngài cũng xuất hiện trong các cõi thanh tịnh, chẳng hạn vùng đất Uddiyana, Đảo Sư Tử, Shambhala và v.v. nơi Ngài hành động vì sự an lành của hữu tình chúng sinh.

Khi Đức Gar Chodingpa sinh ra làm Gar Tongtsen, Ngài đã hộ tống con gái của Vua Trung Hoa Đường Thái Tông đến Tây Tạng để trở thành hoàng hậu: vợ của Vua Songtsen Gampo. Cùng nhau, thượng thư Gar Tongtsen và công chúa Trung Hoa đã đem theo một chiếc Kinh Luân đặc biệt. Thượng thư Gar đã giữ gìn chiếc Kinh Luân này. Thấy trước các sự kiện tương lai, Ngài đã chôn giấu nó tại Sha’ug Tago và niêm phong bằng lời cầu nguyện rằng Ngài sẽ phát lộ lại trong tương lai. Sau đó, Đức Gar Chodingpa đã phát lộ Kinh Luân này và đặt nó trong một ngôi chùa ở Pumu Phulung, phía dưới Đá Kim Cương. Bởi Kinh Luân được đặt ở đó, Tu viện Phulung đã được thành lập tại đó. Ngài như thế đã giữ gìn sự an lành của chúng sinh với tám hóa hiện tại nơi đó.

Hóa hiện thứ tám của Đức Gar Chodingpa tại Tu viện Phulung cũng là hóa hiện đầu tiên của Ngài tại Tu viện Gar, là Gar Tenzin Phuntsok, con trai của Karma Rabten – vua [xứ] Nangchen. Sau đó, vị trì giữ ngai tòa thứ 20 trong truyền thừa Drikung nương tựa Pháp Vương Tenzin Phuntsok vô songđạo sư. [Hộ Pháp] Achi Chokyi Drolma đã tiên đoán với đạo sư tôn quý rằng: “Hãy giấu Kinh Luân quý báu về phía Bắc tại một núi đá trắng có hình dáng một con sư tử đang nhảy lên trời”. Theo tiên tri của Bà Achi, vị biết rằng đạo sư và vật linh thiêng sẽ đem đến lợi lạc bao la cho chúng sinh, Ngài du hành từ Pumu đến Nangchen. Bởi Pháo Đài Hư Không Của Sư Tử ở Nangchen phù hợp với tiên tri này và bởi Ngài thấy rằng địa điểm đó có những dấu hiệu cát tường, Ngài đã sống ở đó. Như vậy, đây là cách mà Tu viện Gar, Pháo Đài Hư Không Của Sư Tử được thành lập.

TÁM HÓA HIỆN TẠI TU VIỆN GAR

Theo tiên tri của Đạo Sư Liên Hoa Sinh trong Mật điển Mật Tập (Guhyasamaja) xuất sắc do Tổ Ratna Lingpa[5] phát lộ, Đức Tenzin Phuntsok là một hóa hiện của Quán Thế Âm. Hơn thế nữa, nó tuyên bố rằng, “Nếu pho giáo lý Mật Tập và các vật linh thiêng trong Terma này đến được tay Đức Tenzin Phuntsok, Ngài sẽ đem lợi lạc bao la đến cho hữu tình chúng sinh các thế hệ tương lai trên thế giới này”. Như các chỉ dẫn được chỉ ra rõ ràng trong Terma, con trai của Tổ Ratna Lingpa – Tsewang Drakpa đã thu thập những vật Terma và khởi hành từ miền Trung Tây Tạng đến vùng phía Đông của Kham, tìm kiếm Đức Tenzin Phuntsok. Khi họ gặp nhau, ông ấy đã cúng dường tận tay Ngài những vật Terma này. Đức Tenzin Phuntsok vô cùng hoan hỷ và nói, “Dường như tiên tri của Đạo Sư Liên Hoa Sinh phù hợp với tên tôi, một lão già”. Ngài ăn một phần nhỏ trong các chất Terma và chân Ngài bắt đầu lơ lửng phía trên mặt đất. Kể từ đó, Pháp hội Đại Thành Tựu (Drubchen) Mật Tập được thực hành thường xuyên tại Tu viện Gar, Pháo Đài Hư Không Của Sư TửKinh Luân quý báu bắt đầu quay không ngừng nghỉ ở đó. Do đó, các dấu hiệu rằng Ngài sẽ đem đến lợi lạc bao la cho hữu tình chúng sinh trở nên rõ ràngđại chúng phát triển mạnh mẽ tại nơi này. Đức Gar Tenzin Phuntsok được bổ nhiệmđạo sư chính của vua Nangchen và từ đó trở đi, mỗi hóa hiện của Garchen Rinpoche đã trở thành đạo sư chính của vua Nangchen.

Vị hóa hiện thứ hai, Đức Gar Tenzin Drakpa, được công nhận bởi Đấng Toàn Tri Chokyi Drakpa, là vị tái sinh của cố đạo sư Gar. Ngài Gar Tenzin Drakpa đã thọ nhận và thực hành tất cả những giáo lý Drikung sâu xa từ vị trì giữ ngai tòa thứ 24 trong truyền thừa Drikung – Je Trinle Sangpo. Theo ý định của [Hộ Pháp] Mahakala và bởi đại chúng tại Tu viện Gar Thượng trở nên quá đông, Tu viện Hạ – Jangchubling được thành lập: nó cũng phát triển và thịnh vượng.

Vị hóa hiện thứ ba – Đức Gar Chokyi Nyima trở thành tâm tử của Kyabgon Chungtsang Dondrup Chogyal thứ 2, tức vị trì giữ ngai tòa thứ 25 trong truyền thừa Drikung. Ngài đạt được những cấp độ thành tựu cao nhờ nương tựa thực hành Thắng Lạc Kim Cương (Chakrasamvara). Ngài hiển bày nhiều dấu hiệu thành tựu, chẳng hạn bay trên trời, treo y áo trên tia sáng mặt trời, để lại dấu chân và tay trên đá và v.v. Mặc dù duy trì nhập thất thiền định miên mật, Ngài thu hút một tập hội đệ tử đông đảo. Vị trì giữ ngai tòa thứ 27 trong truyền thừa Drikung, Kyabgon Chokyi Nyima, đã thọ nhận những chỉ dẫn của Ngài về dòng truyền thừa rốt ráo. Do đó, Ngài trở thành chúa tể thù thắng của gia đình và các đóng góp của Ngài với giáo lý Drikung Kagyu thật to lớn. Những tâm tử của Ngài là Kyabgon Chokyi Nyima và chư trưởng lão Lama – Mingyur và Namrol. Ngài cũng có nhiều đệ tử phi phàm khác nữa.

Vị hóa hiện thứ tư – Đức Gar Tingdzin Jangchub Wangpo đã thọ nhận, nghiên cứu, thực hành và làm chủ nhiều giáo lý sâu xa, chẳng hạn Con Đường Đại Ấn Năm Phần, Sáu Du Già Của Naropa theo truyền thừa Drikung, các pho giáo lý Yangzab và Yamantaka từ Đức Tenzin Chokyi Gyaltsen, vị là Kyabgon Chungtsang Rinpoche thứ 4 và bậc trì giữ ngai tòa thứ 29 trong truyền thừa Drikung và Ngài Hlo Chokyi Gyaltsen. Sau đấy, Ngài trao nhiều giáo lý Drikung sâu xa cho Đức Chonyi Norbu, tức Kyabgon Chungtsang Rinpoche thứ 5 và là vị trì giữ ngai tòa thứ 30 trong truyền thừa Drikung. Như thế, các hoạt động thiện lành của Ngài thật mở rộng.

Vị hóa hiện thứ năm – Đức Garchen Tenpe Dzegyen, cũng được gọi là Tenpe Gyaltsen, xuất gia trước sự chứng minh của Ngài Dilyag Datrul. Ngài đã thọ nhận, nghiên cứuthực hành nhiều quán đỉnhgiáo lý của truyền thừa Drikung, đặc biệt là pho Yangzab, từ vị trì giữ ngai tòa thứ 31 trong truyền thừa Drikung – Kyabgon Thugje Nyima. Ngài là một tu sĩ vĩ đại và đã giữ gìn ba bộ giới luật không xung đột. Truyền Bồ Tát giới và hầu hết các quán đỉnh cũng như giáo lý của truyền thừa Drikung cho Terton Hlo Bongtrul Nuden Dorje vĩ đại, Ngài trở thành chúa tể của truyền thừa Drikung.

Vị hóa hiện thứ sáu – Đức Garchen Peme Gyaltsen được công nhậntái sinh của hóa thân Gar đời trước bởi vị trì giữ ngai tòa thứ 31 trong truyền thừa Drikung – Kyabgon Thugje Nyima. Tuy nhiên, Ngài viên tịch không lâu sau khi được công nhận.

Vị hóa hiện thứ bảy – Đức Garchen Trinle Yongkhyab được công nhận bởi bậc trì giữ ngai tòa thứ 32 trong truyền thừa Drikung – Kyabgon Chokyi Lodro. Ngài đã thọ nhận hầu hết các quán đỉnhgiáo lý của truyền thừa Drikung từ Đức Hlo Bongtrul Nuden Dorje cũng như những quán đỉnh và trao truyền từ nhiều giáo lý Terma của Terton này. Từ Đức Gar Ajin, Ngài thọ nhận Con Đường Đại Ấn Năm Phần Và Sáu Pháp Du Già Của Naropa. Đức Garchen Trinle Yongkhyab đã thực hành và làm chủ các giáo lý này và đạt được trạng thái thành tựu. Ngài chấp nhận Karzang Chodron là vị phối ngẫu và đệ tử chính yếu của Ngài là thành tựu giả (Siddha) Chime Dorje và nhiều đệ tử khác từ các vùng khác nhau, những vị cũng đạt thành tựu vĩ đại, chẳng hạn: Palme Khyentrul Kunzang Drodul, Rathro Terton Tashi Namgyal và Drubwang Gejung. Sau khi chấp nhận vị phối ngẫu khác, việc sống tại Tu viện trở thành vấn đề và như thế, Ngài phải chuyển đến nơi khác. Tuy nhiên, hai năm sau, Ngài được mời quay trở về sống ở Tu viện một lần nữa.

Vị hóa hiện thứ tám – Đức Garchen Konchog Ngedon Tenpe Nyima sinh năm 1937. Lên sáu tuổi, theo mệnh lệnh của vua Nangchen, Ngài được Đức Kyabgon Shiwe Lodro công nhận là vị tái sinh của Ngài Gar Trinle Yongkhyab. Lên mười, Ngài sống ở Tu viện Hlo Lungkar trong một năm, khi mà Ngài thọ nhận từ Hlo Bongtrul Tenzin Drodul các quán đỉnh và trao truyền Giáo Pháp từ truyền thừa riêng của vị này. Từ hóa hiện thù thắng Thubten Nyingpo, Ngài thọ nhận đại quán đỉnh Gongdu (Tầm Nhìn Linh Thiêng Trọng Yếu) và năm mươi quán đỉnh [Drikung]. Hơn thế nữa, từ Lama Tengye, vị tu sĩ cao niên, Ngài thọ nhận hầu hết pho giáo lý của Tổ Ratna Lingpa, mọi quán đỉnh và trao truyền cho tuyển tập các bản văn nghi thức của truyền thừa Drikung và nhiều quán đỉnh cùng với trao truyền cho Yangzab, Yamantaka và v.v. Từ đạo sư thành tựu Chime Dorje, Ngài thọ nhận đại quán đỉnh Tám Heruka và từ Đức Drubwang Gejung, Ngài thọ nhận Con Đường Đại Ấn Năm Phần và Sáu Pháp Du Già Của Naropa; sau đấy, Ngài bước vào khóa nhập thất ba năm truyền thống.

Nhưng Ngài đột ngột bị buộc phải kết thúc khóa nhập thất bởi sự nhiễu nhương chính trị. Ngài buộc phải tham gia vào chiến tranh và cuối cùng, Ngài bị bắt giữ. Ngài đã sống hai mươi năm trong tù, nơi mà Ngài buộc phải lao động khổ sai và trải qua nhiều khó khăn ghê gớm. Tuy nhiên, tâm Ngài vẫn duy trì thanh tịnh và Ngài chẳng bao giờ dao động khỏi mong ước vị tha về việc giúp đỡ chúng sinh khác. Ngài được tất cả bạn tù yêu mến và trở thành tấm gương về một người đáng kính. Trong thời gian ở tù, Ngài bí mật thọ nhận những giáo lý về Đại Viên Mãn Dzogchen từ Khenpo Munsel[6], điều mà Ngài đã thực hành với sự quyết tâm mãnh liệt. Nhờ đó, Ngài trở thành tâm tử khi được Khenpo Munsel trao lại truyền thừa rốt ráo.

THIẾT LẬP LẠI GIÁO PHÁPTÂY TẠNG VÀ HƠN THẾ NỮA

Năm 1980, Rinpoche được phóng thích khỏi tù. Trên đường đến Pemago để gặp mẹ, Ngài thu thập các vật linh thiêng vốn nằm trong các đại diện về thân, khẩu và ý giác ngộ đã được thánh hóa, thứ đã bị phá hủy ở miền Trung Tây Tạng. Sau đó, Ngài trở về Tu viện và cùng với Mingyur Rinpoche, Ngài bắt đầu xây dựng lại Tu viện từ nền móng; như thế, hai vị đã thiết lập lại Tu viện Gar. Ngày và đêm, Ngài hoàn thành các hy vọng và nhu cầu của những kẻ chí thành từ khắp nơi. Hoàn toàn từ bỏ lợi ích của bản thân, Ngài hiến dâng bản thân hoàn toànlợi lạc của chúng sinh khác. Danh tiếng của Ngài như một Bồ Tát vĩ đại lan đi như gió và chính quyền tỉnh Thanh Hải thậm chí còn trao cho Ngài danh hiệu tôn kính “Vị Luôn Giữ Ý Định Làm Lợi Dân Chúng”.

Từ đó trở về sau, Ngài luôn nỗ lực để xoa dịu khổ đau trong cuộc đời chúng sinh khác theo nhiều cách khác nhau. Bởi tâm Ngài luôn ngập tràn trí tuệ của Bồ đề tâm hoàn hảo, Ngài thậm chí còn ban tặng món quà của sự nương tựa vô úy cho những loài vật hoang. Ngài cũng nhận được nhiều sự tôn kính khác bởi các thành tựu phi phàm. Không chỉ chịu trách nhiệm về Tu viện của mình, Ngài còn hỗ trợ toàn bộ giáo lý và mọi chúng sinh nói chung và đặc biệt, Ngài giúp xây dựng lại tất cả các Tu viện Drikung trong vùng Kham. Ngài giúp các Tu viện một cách bao la bằng cách cúng dường Giáo Pháp và sự giúp đỡ vật chất, trực tiếp, gián tiếp và theo nhiều cách khác. Bên cạnh đó, Mingyur Rinpoche từ bi bắt đầu truyền giới Sa DiTỳ Kheo tại nhiều Tu viện khác nhau.

Khi gặp Ngài ở Drikung Thil, với niềm hoan hỷ lớn lao, Drubwang Pachung Rinpoche đặt cả hai tay lên đỉnh đầu Garchen Rinpoche và nói, “Bởi Ta đang trao lại truyền thừa rốt ráo cho con, con phải phụng sự giáo lý của truyền thừa Drikung”. Rinpoche sau đấy thành lập lại Tu viện Gar, bắt đầu từ chỉ một viên đá móng và phát triển nó thành một Tu viện thịnh vượng, thậm chí còn vĩ đại hơn trước. Ngài cũng thiết lập lại các nghi lễ thường lệ vốn đã suy giảm và sự hành trì lại phát triển.

Năm 1997, Rinpoche du hành đến Ấn Độcúng dường nhiều quán đỉnhgiáo lý lên Drikung Kyabgon Chetsang Rinpoche thù thắng. Bên cạnh đó, Rinpoche ban nhiều quán đỉnhgiáo lý khác nhau theo truyền thừa Drikung tại trụ xứ của Drikung – Jangchubling ở Ấn Độ cho tập hội hàng trăm đệ tử vào hai dịp khác nhau. Hơn thế nữa, Rinpoche du hành khắp thế giớichuyển Pháp Luân cho nhiều đệ tử chí thành tùy theo nhu cầu của họ. Cho đến nay, Rinpoche đã du hành đến ba mươi ba quốc gia, vì thế, chỉ có thể đề cập đến một phần trong các hoạt động giác ngộ của Ngài ở đây. Rinpoche đã thành lập hơn hai mươi trung tâm Giáo Pháp trên khắp thế giới và ở Kham, Ngài tiếp tục hỗ trợ các Tu viện Drikung một cách mở rộng; Ngài thiết lập nền tảng ổn định, vững chắchoàn toàn trọn vẹngiáo lý bằng cách xây dựng lại các Tu viện Gar Thượng và Hạ cũng như Ni Viện. Bên cạnh đó, Ngài còn thành lập một trung tâm nhập thất, một học viện và một phòng khám.

Hơn thế nữa, Ngài đã thành lập các ngôi trường tại năm địa điểm ở Tây Tạng, thứ được điều hành dưới sự dẫn dắt của Ngài.

Bởi sẽ chẳng có kết thúc cho một miêu tả chi tiết, ở đây, tôi chỉ đưa ra một giới thiệu ngắn gọn về dòng hóa hiện tuần tự của Kyabje Garchen Rinpoche.

 

Bản miêu tả này được biên soạn bởi đệ tử Đại Đức Lama Thubten Nyima, cũng được gọi là Gape Lama.

Ina Bieler dịch sang Anh ngữ vào năm 2012 và chỉnh sửa vào năm 2020.

Nguồn Anh ngữ: The Successive Line of Kyabje Garchen Rinpoche’s Manifestations – A Brief Historical Account of Gar Monastery (http://garchen.tw/English/Texts).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Drikung Kyobpa Jigten Sumgon tức [Drikungpa] Ratnashri (1143-1217) – một trong tám đệ tử chính yếu của Đức Phagmodrupa Dorje Gyalpo và là vị sáng lập truyền thống Drikung Kagyu. Ngài đã thọ nhận trao truyền Kagye từ Đức Nyang Ral Nyima Ozer, vị trao cho Ngài danh hiệu Ratnashri.

[2] Theo Rigpawiki, Songtsen Gampo (khoảng 605-650) là vị đầu tiên trong ba vị vua tâm linh vĩ đại của Tây Tạng và là một hóa hiện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chính trong triều đại của Ngài, những ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng, Rasa Trulnang (tương lai là Jokhang) và Ramoche, đã được xây dựng. Ngài kết hôn với công chúa Nepal – Bhrikuti và công chúa Trung Hoa – Văn Thành.

[3] Theo Rigpawiki, Chokro Lui Gyaltsen – cùng với học giả Jinamitra, Ngài đã chuyển dịch sang Tạng ngữ các bản văn về Luật, cũng như nhiều luận giải quan trọng về Abhidharma-samuccaya (A-tỳ-đạt-ma Tập Luận). Cùng với học giả Jnanagarbha, Ngài chuyển dịch Mulamadhyamaka-karika  (Trung Quán Luận Tụng) của Tổ Long ThọPrajñapradipa của Ngài Bhavaviveka. Ngài cũng hỗ trợ Đức Vimalamitra và Vairotsana trong việc chuyển dịch nhiều Mật điển.

Cùng với Kawa Paltsek, Ngài được vua Trisong Detsen cử đến Ấn Độ để thỉnh mời Đức Vimalamitra đến Tây Tạng. Sau đấy, Ngài thọ nhận những giáo lý Vima Nyingtik từ Đức Vimalamitra ở Samye.

Các hóa thân sau đó của Ngài bao gồm Karma Lingpa.

[4] Theo Rigpawiki, Rechung Dorje Drak hay Rechungpa (1083/5-1161) là một trong những đệ tử chính yếu của Đức Jetsun Milarepa. Trong các tiểu sử sau này, Ngài được nhắc đến là vị đệ tử quan trọng thứ hai của Đức Milarepa, đệ tử ‘như mặt trăng’, với Gampopa là vị thứ nhất và được so sánh với mặt trời. Rechungpa, như tên của Ngài chỉ ra, là vị Yogin y cốt-tông, không giống như Gampopa, người là một tu sĩ.

[5] Theo Rigpawiki, Ratna Lingpa (1403-1478) – một Terton Tây Tạng, người đã kết tập Nyingma Gyubum – Tuyển Tập Mật Điển Nyingma vào thế kỷ 15. Ngài cũng được biết đến với các danh hiệu Shikpo Lingpa và Drodul Lingpa, bởi trong một đời, Ngài đã phát lộ các Terma tiền định của ba đời khác nhau.

[6] Theo Rigpawiki, Khenpo Munsel (1916-1993) – một học trò của Khenpo Ngawang Palzang, Ngài bị Trung Quốc giam giữ trong nhiều năm. Trong thời gian đó, Ngài đã ban các giáo lý Dzogchen, chẳng hạn Yeshe Lama và Choying Dzod, cho những Lama khác trong tù, bao gồm Adeu Rinpoche và Garchen Rinpoche.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.