Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shabkar Tsokdruk Rangdrol (1781-1851)

09/07/20205:09 SA(Xem: 4732)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Shabkar Tsokdruk Rangdrol (1781-1851)

TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC SHABKAR TSOKDRUK RANGDROL (1781-1851)

Matthieu Ricard[1] biên soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Đức Shabkar Tsokdruk Rangdrol

 

Đức Shabkar Tsokdruk Rangdrol sinh năm 1781 trong hàng ngũ chư vị Yogin của vùng Rebkong thuộc tỉnh Amdo, những vị nổi tiếng về sự làm chủ thực hành Kim Cương thừa. Dòng dõi tổ tiên của Ngài đến từ tộc Cho. Tên gọi thời thơ ấu của Ngài là Ngawang Tashi. Theo bản tự truyện mở rộng của Ngài, khi còn là một đứa trẻ, Ngài đã có thiên hướng mạnh mẽ về cuộc đời thiền định và những linh kiến tương tự với điều được trải qua trong thực hành Đại Viên Mãn (Dzogchen) cao cấp xảy đến một cách tự nhiên với Ngài.

Ngài gia nhập Zhodong, cộng đồng hành giả Mật thừa, năm mười một tuổi và đã thọ nhận những giáo lý Nyingma đầu tiên khi mười hai tuổi từ Đức Orgyen Trinle Namgyal. Các chỉ dẫn Dzogchen đầu tiên của Ngài đến từ Đức Jampal Dorje (qua đời năm 1817), vị trao cho Ngài Ati Zabdon của truyền thống Mindrolling.

Khoảng năm 1797, Ngài hạnh ngộ Đức Jamyang Gyatso (qua đời năm 1800), một đạo sư của cả truyền thống Nyingma và Geluk. Đức Jamyang Gyatso đã trao cho Ngài rất nhiều trao truyền về các pho [giáo lý] kho tàng Nyingma, bao gồm những kho tàng của Tennyi Lingpa (1480-1535), Karma Lingpa (sinh năm 1326) và Jigme Lingpa (1729-1798)[2] cũng như sự rèn luyện Lojong [Luyện Tâm]. Ngài cũng được biết đến là đã nghiên cứu với đạo sư Geluk – Lobzang Tendzin Gyatso (1780-1848) và một họa sĩ tên là Tenpa Dargye.

Bất chấp tình yêu thương sâu sắc dành cho mẹ, Ngài chống lại những yêu cầu lặp đi lặp lại của mẹ rằng Ngài cần kết hôn. Thay vào đó, Ngài đến Tu viện Dobi thuộc trường phái Geluk, nơi mà vào năm 1801, Ngài thọ giới tu sĩ từ Arik Geshe Jampal Gelek Gyaltsen Pal Zangpo (1726-1803), vị trao cho Ngài danh hiệu Jampa Chodar. Đức Jampal Gelek Gyaltsen khuyên Ngài tìm kiếm vị đạo sư Nyingma – Chogyal Ngakgi Wangpo (1736/1740-1807), một vị vua nhỏ của vùng Kokonor và là hậu duệ của Gushri Khan (1592-1654).

Ngài Jampa Chodar đã tìm thấy Đức Ngakgi Wangpo tại trụ xứ của vị này – Urgeh Dratsang, Tu viện vốn trước kia thuộc về Geluk và sống cùng cho đến khi Đức Ngakgi Wangpo qua đời vào năm 1807. Ngài thọ nhận toàn bộ giáo lý, từ Lojong cho đến giáo lý đã trở thành thực hành trung tâm của Ngài, sự phát lộ kho tàng của Tổ Kunzang Dechen Gyalpo (sinh năm 1736) được biết đến là Ngọc Báu Như Ý Mã Đầu Hợi Mẫu (Ta-phag Yizhin Norbu). Chính trong quán đỉnh đó mà Đức Ngakgi Wangpo đã ban cho Ngài danh hiệu Tsokdruk Rangdrol. Đức Ngakgi Wangpo đã trao cho Ngài vô số quán đỉnhgiáo lý khác, bao gồm những chỉ dẫn Đại Thủ Ấn Đại Viên Mãn, chẳng hạn như Dzogchen Yeshe Lama của Jigme Lingpa và Khandro Nyingtik của Đức Pema Ledrel Tsal (1291-1315). Đức Ngakgi Wangpo cũng khuyến khích Ngài nghiên cứu các trước tác của Tôn giả Longchenpa và yêu cầu thầy của mình – Lama Jinpa dạy cho Ngài Luật Tạng (Vinaya).

Sau khi Đức Ngakgi Wangpo viên tịch, Ngài Tsokdruk Rangdrol thực hành năm năm trong vùng hoang vu Tsezhung Wenpai Gatsel. Kế đấy, Ngài thiền định trong ba năm, từ năm 1806 đến 1809, trên Đảo Tsonying nhỏ ở giữa Hồ Kokonor, Hồ Xanh Dương Của Amdo. Sự tìm kiếm các địa điểm linh thiêng đã đưa Ngài đến nhiều khóa nhập thất cô tịch khác: sông băng Amnye Machen; các động thiêng Drakkar Treldzong, “Pháo Đài Khỉ Đá Trắng”; chuyến hành hương gian khổ đến những hẻm núi Tsari, Núi Kailash và Rặng Tuyết Labchi.

Ngài dành nhiều năm trong các hang động nơi mà Tổ Milarepa (1040-1123) và những vị thánh khác đã sống và thiền định [bản thân Ngài được cho là vị tái sinh của Tổ Milarepa, giống như vị thầy chính yếu của Ngài – Đức Ngakgi Wangpo, được cho là một hóa hiện của Tổ Marpa), chẳng hạn Takmo Dzong, Gopo Dzong và những nơi khác. Bất chấp giới tu sĩ, Ngài để tóc mọc dài và vấn búi tóc của một hành giả Mật thừa.

Đức Tsokdruk Rangdrol được biết đến là Shabkar Lama, “Lama Dấu Chân Trắng” sau khi Ngài dành nhiều năm thiền định ở Núi Kailash, tại một nơi hẻo lánh không xa với Động Thần Thông của Tổ Milarepa, gần Dấu Chân Trắng (Shabkar) nổi tiếng, một trong bốn dấu chân được cho là do Đức Phật để lại khi Ngài du hành một cách diệu kỳ đến Kailash. Người ta cũng nói rằng bất cứ đâu mà Ngài đặt chân xuống, vùng đất trở nên “trắng với thiện hạnh”, nghĩa là nhờ những giáo lý của Ngài, tâm của dân chúng hướng về Giáo Pháp.

Đức Shabkar đã thực hành nhập thất trong nhiều năm tại các sơn thất hoang vu và sau đấy lang thang như một vị Yogin không nhà khắp Tây Tạng, ban giáo lý dưới dạng các bài ca cho mọi chúng sinh, từ lũ trộm cướp đến những con thú hoang. Các chuyến hành hương đưa Ngài đến tận Nepal, nơi mà, trong thung lũng Kathmandu, vào năm 1818, Ngài đã mạ toàn bộ phần chóp của Bảo tháp Boudha bằng vàng mà các tín đồ đã cúng dường Ngài.

Năm 1828, bốn mươi bảy tuổi, Đức Shabkar trở về Amdo, nơi Ngài tiếp tục phụng sự chúng sinh khác cho đến khi qua đời vào năm 1851. Trong số nhiều đệ tử của Ngài có Đức Orgyen Jigme Chokyi Wangpo (1808-1887)[3] – vị trụ trì thứ năm của Tu viện Dzogchen; Drubchen Pema Rangdrol (1786-1838) và Gurong Lama thứ hai – Natsok Rangdrol (1822-1874). Tên gọi của nhiều học trò khác nữa có thể tìm thấy trong cuốn tự truyện dài của Ngài.

Bên cạnh cuốn tự truyện truyền cảm hứng của Ngài, điều mà Ngài bắt đầu vào năm 1806 khi đang sống ở Hồ Tsonying và kết thúc vào năm 1837, Đức Shabkar để lại vô số trước tác rõ ràng và truyền cảm hứng, trong số chúng có Chuyến Bay Của Kim Sí Điểu nổi tiếng. Như Dilgo Khyentse Rinpoche[4] từng nói, “Câu chuyện cuộc đời Ngài có thể khiến người ta bật khóc hay bật cười; nhưng trên tất thảy, khi đọc nó, tâm họ không thể không hướng về Giáo Pháp”.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Zhabkar-Tsokdruk-Rangdrol-/4611.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Matthieu Ricard là điều hành viên chính tại Karuna-Shechen. Là một tu sĩ Phật giáo, thầy đã sống và nghiên cứu ở vùng Hy Mã Lạp Sơn trong hơn năm mươi năm và là thị giả toàn thời gian của Dilgo Khyentse Rinpoche trong mười ba năm.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.