Tiểu Sử Vắn Tắt Dudjom Rinpoche Jigdral Yeshe Dorje (1904-1987)

29/11/20201:00 SA(Xem: 6161)
Tiểu Sử Vắn Tắt Dudjom Rinpoche Jigdral Yeshe Dorje (1904-1987)

TIỂU SỬ VẮN TẮT
DUDJOM RINPOCHE JIGDRAL YESHE DORJE (1904-1987)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Kyabje Dudjom Rinpoche (1904-1987)
Vị chúa tể thù thắng của trăm gia đình Phật này, Kyabje Dudjom Jigdral Yeshe Dorje Gelek Nampar Gyalwai De, là một hiện thân giác tính bất tận diệu kỳ của những vị được nhắc đến trong một lời cầu nguyện tán thán vinh danh Ngài:

‘Trong quá khứ, Ngài là Phật Nuden Dorje.

Trong tương lai, Ngài sẽ là Thiện Thệ Adhimukta.

Hiện tại, Ngài là nhiếp chính Đức Liên Hoahiện thân chân chính của Drokben[2].

Con cầu nguyện đến Ngài, Jigdral Yeshe Dorje[3]’.

Trong một miêu tả từ Terma do Orgyen Dechen Lingpa phát lộ, chúng ta đọc được đoạn sau:

‘Trong tương lai, ở vùng đất Tây Tạng, về phía Đông của chín đỉnh núi tuyết,

trong cõi bí mật của Hợi Mẫu tự sinh,

từ một dòng dõi cao quý sẽ xuất hiện hóa hiện của Drokben,

vị tên là Jnana, người sẽ hành xử như một hành giả Mật thừa.

Không thể đoán trước về vẻ ngoài, hành vi như con trẻ, phú bẩm trí tuệ thù thắng,

Ngài sẽ phát lộ các Terma mới và giữ gìn giáo lý của những [Terma] cổ hơn.

Đấng dẫn dắt này sẽ xuất hiện để dẫn dắt những vị kết nối đến Chamara’.

Theo đúng tiên tri này, Kyabje Dudjom Rinpoche chào đời giữa vô vàn dấu hiệu diệu kỳ trong năm Mộc Thìn[4]. Ngài xuất thân từ [dòng dõi của] Nyatri Tsenpo, vua Tây Tạng thời xa xưa[5] và thuộc về tộc Powo Kanam Gyalpo. Cha của Ngài, Đức Norbu Tenzin, là một Tulku của Tu viện Kathok[6] và mẹ Ngài, bà Namgyal Drolma, là hậu duệ của Tổ Ratna Lingpa[7].

Trước đó, Traktung Dudjom Lingpa[8] đã tiên đoán rằng, “Bây giờ, trong những thời kỳ cuối cùng của sự suy đồi tâm linh này, Ta phải đến vùng đất ẩn giấu Pemako. Tất cả những vị đặt hy vọng nơi Ta cũng cần đến đó. Ta, ông lão này, sẽ ở đó trước khi thanh niên các con đến nơi”. Những tuyên bố như vậy, điều mà Dudjom Lingpa đưa ra vào nhiều dịp khác nhau, đã chứng tỏ rằng vị đạo sư vĩ đại này, Dudjom Rinpoche, là vị tái sinh trực tiếp của Dudjom Lingpa.

Dudjom Rinpoche nhớ rõ ràng các đời quá khứ. Ngay khi biết nói, Ngài tự nhiên kể về những hoạt động của tiền thân, khiến mọi người tuyên bố Ngài là Tulku không thể bàn cãi. Dần dần, lần lượt từng vị, các học trò từ đời trước của Ngài – Puktrul Gyurme Ngedon Wangpo, Lama Thupten Chojor từ Ling và những vị khác – đã đến gặp Ngài và cử hành các lễ đăng ngôi, cúng dường Ngài y áo và danh hiệu của Traktung Dudjom Lingpa.

Khi bắt đầu những nghiên cứu chính thức về các môn học thông thường, chẳng hạn đọc và viết, phẩm tính mãnh liệt của trí tuệ bùng cháy như chất cháy và Ngài làm chủ bất cứ điều gì được trình bày cho Ngài chỉ nhờ việc được chỉ cho. Ngài nghiên cứu các luận giải về những tác phẩm chính yếu như Xác Quyết Ba Cấp Độ Giới LuậtNhập Bồ Tát Hạnh. Lama Konrab[9] nói rằng năng lực phát lộ Terma của Ngài đã phát triển từ lúc năm tuổi. Dudjom Rinpoche dành khoảng mười sáu năm nương tựa đạo sư phi phàm của gia đình Phật của Ngài ở mức độ bên trong, vị đạo sư được tiên đoán bởi tiền thân của Ngài – Dudjom Lingpa – là vị trông coi truyền thừa: Pukhung Tulku Gyurme Ngedon Wangpo. Từ vị này, Dudjom Rinpoche thọ nhận, giống như bình này được đổ đầy từ bình khác, tất cả các Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy một cách đầy đủ cho Tâm Yếu Bí Mật – các truyền thừa mà Đức Gyurme Ngedon Wangpo đã thọ nhận từ Tổ Khyentse Wangpo[10], Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[11], chúa tể của Giáo Pháp Mipham[12] [Rinpoche] và những đạo sư khác. Ngài cũng thọ nhận toàn bộ trao truyền cho các pho Terma được phát lộ bởi Dudjom Lingpa.

Chính Dudjom Rinpoche đã nói rằng, “Chính từ hai đạo sư, Jedrung Jampai Jungne và Gyurme Ngedon Wangpo, tôi đã có được chút hiểu biết và sự chắc chắn về cách tiếp cận Dzogchen”. Ngài đã nghiên cứu tất cả lời khuyênchỉ dẫn về con đường này, từ các thực hành sơ khởi cho đến phần chính yếu của thực hành, bên hai vị đạo sư này. Ngài đã nghiên cứu Mật điển Kim Cương Sắc Bén Của Giác Tínhnăng lượng mãnh liệt của giác tính Ngài tuôn trào thành trí tuệ thù thắng, thứ nhận thứcbản tính chân thật của các hiện tượng. Ngài dễ dàng và tự nhiên hiểu được những điểm then chốt khó về các bộ Mật điển bao la của con đường Kim Cương thừa. Ngài nhiều lần nói rằng, “Bất cứ hiểu biết nào mà tôi có được điều nhờ sự từ ái của các Mật điển”.

Puktrul Rinpoche khuyên Ngài, “Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu [Rinchen Terdzod[13]] là một sự diễn tả hoạt động của hai đạo sư, những hóa hiện của Đấng Bảo Hộ Văn Thù Sư Lợi[14]. Trong khi Ta đã ban trao truyền này năm lần, con sẽ ban mười lần. Ta giao phó vào tay con, giống như một sự cúng dường Mandala, những giáo lý sâu xa của thầy Ta, tiền thân của con, trả lại sự giàu có này cho chủ nhân đích thực. Ta đã hoàn thành mệnh lệnh của Bổn Sư và giờ đây, hoàn mãn mọi điều cần thành tựu. Lời khuyên của Ta là con cần có được kinh nghiệm khi thân cận chư đạo sư thù thắng và đem lợi lạc đến cho chúng sinh”. Đức Puktrul Gyurme Ngedon Wangpo trao quyền cho Dudjom Rinpoche trở thành vị nhiếp chính của Ngài ở mức độ chứng ngộ rốt ráo, xác nhận Ngài là một đạo sư của cách tiếp cận Chân ngôn Bí mật của giáo lý Nyingma.

Chính Dudjom Rinpoche đã nói rằng, “Từ thuở nhỏ, Ta có những kinh nghiệm hư huyễn lạ thường khác nhau và thiên hướng nghiệp của Ta về việc phát lộ Terma sâu xa được đánh thức”. Theo đó, năm mười ba tuổi, Ngài diện kiến Đức Orgyen, vua của Giáo Pháp, cùng vị phối ngẫu. Ngài thọ nhận di sản từ những đạo sư phi phàm, tự nhiên hóa hiện này và chư Không Hành Nữ của giác tính bất tính cúng dường Ngài những cuộn kinh vàng. Đây là lần đầu tiên Ngài phát lộ Terma sâu xa. Từ đó, Ngài có vô vàn linh kiến thanh tịnh và tự tại thấy được mọi Terma mà Ngài cần tìm ra, bất kể chúng được chôn giấu ở đâu. Ngài cũng thọ nhận, từ Tokden Tenpa Rabgye, sự trao truyền kinh nghiệm vĩ đại về các chỉ dẫn cốt tủy – quán đỉnh, khẩu truyền và v.v. – cho Tâm Yếu Bốn Phần [Nyingtik Yabshi[15]], truyền thừa bắt nguồn từ Đức Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima.

Dudjom Rinpoche sau đó dần dần tiến về miền Trung Tây Tạng, nơi Ngài nghiên cứuTu viện Kham Riwoche với Đức Jedrung Trinle Jampai Jungne, vị cũng được biết đến là Dudjom Namkhai Dorje. Từ đạo sư này, Ngài thọ nhận khẩu truyền cho phần lớn hơn của Kangyur[16] quý báu, Kho Tàng Chỉ Dẫn Tâm Linh và những giáo lý liên quan đến Đại Viên Mãn tịnh quang, chẳng hạn mười bảy Mật điển rốt ráo của Bí mật thù thắngTâm Yếu Bốn Phần. Đức Jedrung Jampai Jungne khiến Ngài trở thành một trong các tâm tử ở cấp độ bên trong.

Dudjom Rinpoche kể lại rằng, “Khi Ta đang thọ nhận quán đỉnh cho thực hành nghi quỹ bí mật về Dorje Drolo của Jamgon Kongtrul Lodro Thaye từ Đức Zilnon Namkhai Dorje, đạo sư nhìn chằm chằm vào Ta và hét lớn ‘PHAT!’. Tâm và thân Ta bỗng nhiên biến mất không dấu vết và khi Ta an trú một lúc, đạo sư bảo rằng, ‘Đây là giác tính bất tận, thứ là điểm rốt ráo của quán đỉnh; cầu mong nó được ổn định trong con! Tishtra vajra!’[17]. Chẳng cần phải tập trung, Ta trải qua sự mở rộng thênh thang. Đấy là ý định giác ngộ của truyền thừa rốt ráo”.

Dudjom Rinpoche thọ nhận nhiều giáo lý sâu xa, chẳng hạn Tuyển Tập Mật Điển Của Trường Phái Nyingma, từ Gyakor Tulku Kunzang Tekchok Tenpai Gyaltsen từ miền Đông Tây Tạng. Ngài thọ nhận các khẩu truyền cho toàn bộ Kangyur từ hai đạo sư, Jangsem Lodro Gyaltsen và Dungkar Ngedon Gyatso. Ngài nghiên cứu các pho giáo lý được phát lộ bởi Terchen Pema Lingpa, Bảy Kho Tàng của Đấng Toàn Tri Longchenpa và nhiều giáo lý khác với Ngaktsun Gendun Gyatso. Vị trì giữ kim cương của Tu viện Mindrolling[18], Namdrol Gyatso, đã ban cho Dudjom Rinpoche nhiều giáo lý sâu xa, trong số đó có toàn bộ truyền thống Mindrolling của Tổ Rigdzin Terdak Lingpa, bao gồm các vũ điệu nghi lễ, sự chuẩn bị Mandala, các trì tụng và âm nhạc cho vô số bộ Mật điển của Bí mật thù thắng.

Đức Jampal Dewai Nyima, cũng được biết đến là Pendai Ozer, là một Khenpo vĩ đại từ Nyarong ở miền Đông Tây Tạng và là học trò của Pháp chủ Mipham [Rinpoche]. Ngài đã truyền cho Dudjom Rinpoche các trao truyền Kama của trường phái Cựu Dịch, nghi quỹ mở rộng và các quán đỉnh cho pho tập trung vào Tám Mệnh Lệnh, Ý Định Hợp Nhất Chư Đạo Sư như được phát lộ bởi Sang-gye Lingpa, nhiều luận giải về các Mật điển (chẳng hạn truyền thống giảng giải Zur về Tinh Túy Bí Mật vinh quangluận giải của chính Ngài về Mật điển đó) và các pho về giáo lý Nyingtik bí mật của tịnh quang, chẳng hạn Tâm Yếu Bốn Phần. Dudjom Rinpoche như thế thọ nhận từ vị đạo sư này đại dương giáo lý đích thực, cả sâu xamở rộng. Ngài nói về Khenchen Jampal Dewai Nyima như sau, “Ngài là đạo sư từ ái thứ hai của Ta”. Chính từ đạo sư này, Dudjom Rinpoche thọ nhận hầu hết các truyền thừa mà Ngài giữ liên quan đến giới luật: các giới Biệt Giải Thoát, Bồ Tát giới và Mật giới.

Dudjom Rinpoche cũng thọ nhận nhiều giáo lý sâu xa từ Dilgo Khyentse Rinpoche[19], bao gồm cả Terma của vị này – Tâm Yếu Liên Hoa Trường Thọ và tâm của hai vị hòa vào nhau, trở thành một. Ngài nghiên cứu với vô số đạo sư khác, chẳng hạn Chatral [Rinpoche] Sangye Dorje[20], Lama Orgyen Rigdzin, Kathok Chaktsa Tulku, Choktrul Gyurme Dorje và Pulung Sang-gye Tulku; đây là những vị thù thắng, tôn quý, vốn đều là các học trò của Nyoshul Khenchen Ngawang Palzang – hóa hiện của Tổ Vô Cấu Hữu.

Tất cả những đạo sư này đã khuyến khích Ngài tập trung vào tinh túy đích thực của thực hành tâm linh và Ngài đã làm vậy. Ngài có những linh kiến về toàn bộ chư Bổn tôn thiền định cá nhân. Đặc biệt, tại thánh địa Phuntsok Gatsal trong vùng ẩn giấu Khenjong, Dudjom Rinpoche đạt được các thành tựu nhờ thực hành Phổ Ba Kim Cương vinh quanghệ thống lại pho Dao Sắt Thiên Thạch Của Dudjom, một sự trình bày trọn vẹn về con đường tuần tự theo ý định giác ngộ của “sự thâm nhập bốn phần”[21]. Khi đang thực hành nghi quỹ trường thọ kim cương trong động Buddha Tsepuk, Ngài chứng kiến những dấu hiệu thành tựu; ví dụ, rượu trường thọ được thánh hóa bắt đầu sôi và Ngài có linh kiến về Đấng Chiến Thắng thành tựu siêu việt Vô Lượng Thọ. Khi đang thực hành thiền định về Dorje Drolo, đấng điều phục ma vương vinh quang, Ngài nhận được Terma ý định giác ngộ được biết đến là Dudjom Dorje Drolo. Khi Ngài đang theo đuổi thực hành Phổ Ba Kim Cương ở Paro Taktsang, Bhutan, trong cõi giới của ánh sáng cầu vồng rộn ràng trên trời xuất hiện một cuộn rộng khoảng chín xen-ti-mét và dài khoảng bốn mươi lăm xen-ti-mét, chứa đầy ký tự Dakini biểu tượng; như thế, Ngài nhận được toàn bộ pho Phổ Ba Dao Phá Hủy Khi Chạm. Dudjom Rinpoche cũng phát lộ vô số Terma chính yếu khác – chẳng hạn các pho Terma ý định giác ngộ gọi là Giọt Tâm Hồ Sinh [Tsokye Tuktik] và Giọt Tâm Không Hành Nữ [Khandro Tuktik] – liên quan đến chư Tôn Tam Gốc, thực hành Đạo Sư Du Già, Dzogchen và Quán Thế Âm vô cùng bi mẫn.

Ngài hệ thống lại các thực hành căn bản cho từng [pho], nhưng chủ yếu hiến dâng bản thân cho việc giữ gìn những truyền thống Terma cổ xưa hơn thay vì nỗ lực cho các phát lộ mới. Ngài biết về các pho Terma của thực hành nghi quỹ, với những độ dài khác nhau và tập trung vào Guru Rinpoche, được chôn giấu trong đất tại những nơi như Gyala Sumdo ở Hạ Kongpo, vùng cao Chimphu ở Samye và Paro Taktsang ở Bhutan. Tuy nhiên, bởi những hoàn cảnh về thời gian và nơi chốn, Ngài không phát lộ chúng.

Nói ngắn gọn, Dudjom Rinpoche dành nhiều ngày, tháng và năm thiền định về vô vàn các Bổn tôn thiền định của Ngài tại những thánh địa vĩ đại, vùng đất hoang vắng lạnh giá và hang động. Ngài làm chủ, đạt được các thành tựu thù thắng và thông thường hơn, trong khi trải qua những dấu hiệu về việc hoàn thành mỗi thực hành.

Để tóm tắt các hoạt động giác ngộ mà Ngài tiến hành để làm lợi chúng sinh khác: Dudjom Rinpoche hoàn thành lời tiên tri của đạo sư bằng cách ban các quán đỉnhkhẩu truyền cho Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu mười lần. Ngài cũng trao lại tất cả quán đỉnhkhẩu truyền cho các pho giáo lý của Pema Lingpa ba lần, Terma của tiền thân Ngài vào nhiều dịp, Kangyur quý báu, khẩu truyền cho Tuyển Tập Mật Điển Trường Phái Nyingma, nghi quỹ mở rộng và các quán đỉnh tập trung vào Tám Mệnh Lệnh, giáo lý bối cảnh cho pho chư Tôn An-Nộ được phát lộ bởi Karma Lingpa, sáu pho Terma của Tổ Jatson Nyingpo[22] và những giáo lý quý báu về sự trao truyền Kama của trường phái Cựu Dịch. Như thế, Ngài chuyển bánh xe Giáo Pháp bao lasâu xa ở mức độ lớn lao.

Các trước tác được tuyển tập của Dudjom Rinpoche – những Terma của ý định giác ngộ cùng với vô số bộ luận –tạo thành khoảng hai mươi lăm quyển. Chúng chẳng khác với các tác phẩm của Tổ Rigdzin Terdak Lingpa cả về phong cách, điều làm hài lòng những vị uyên bácchỉ dẫn cốt tủy thanh tịnh, súc tíchrõ ràng mà chúng chứa đựng, thứ đánh thẳng vào những điểm then chốt của kinh nghiệm cá nhân. Ngài cũng chịu trách nhiệm xuất bản một ấn bản năm mươi tám quyển của các giáo lý về sự trao truyền Kama quý báu của trường phái Cựu Dịch[23].

Các dự án xây dựng của Ngài bao gồm phòng ở cho cả cộng đồng tu sĩcư sĩ Mật thừa và một ngôi chùa ở vùng ẩn giấu Pemakod, để những giáo lý của Đấng Chiến Thắng có thể phát triển ở đó. Dudjom Rinpoche đã thấy trước khi mang hàng trăm bản văn ra khỏi Tây Tạng, đến đất nước Ấn Độ linh thiêng[24]. Chính nhờ lòng từ chẳng thể đo lường của Ngài mà cả truyền thừa cho quán đỉnhkhẩu truyền của những giáo lý quý báu trong truyền thống Kama vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ngài trùng tu ngôi chùa ‘điều phục biên giới’ Buchu’i Lhakhang ở vùng Kongpo[25] và gần đó, xây dựng chùa Zangdok Palri[26], bao gồm cả phần phía trong và các tôn tượng. Ngài thành lập trung tâm nhập thất cư sĩ Mật thừa Lama Ling[27], nơi đã tạo ra nhiều đạo sư oai hùng của trí tuệchứng ngộ. Ở Ấn Độ, Dudjom Rinpoche thành lập một trung tâm nhập thất ở Tso Pema[28], Tu viện Tsechu ở Darjeeling, trung tâm Mật thừa cư sĩ Duddul Rabten Ling ở Orissa và ngôi chùa cùng với trung tâm thiền định Zangdok Palri ở Kalimpong. Ngài cũng thành lập các trung tâm Yeshe Nyingpo và Orgyen Cho Dzong ở Hoa Kỳ, Dorje Nyingpo và Urgyen Samye Choling ở Pháp[29]. Với những dự án như vậy, thứ được Ngài đích thân giám sát, Ngài thiết lập vững chắc truyền thống của giáo lý.

Khi Kyabje Dudjom Rinpoche giảng dạy Giáo PhápẤn ĐộTây Tạng, gần như không có ai trong những đạo sư vĩ đại của trường phái chúng ta ngày nay – chư đạo sư uyên bácthành tựu (cả cư sĩtu sĩ), những vị thầy, thiền gia và v.v. – không thọ nhận giáo lý dưới chân Ngài. Chư vị bao gồm vị trì giữ ngai tòa vĩ đại của Tu viện Mindrolling, hai huynh đệ Khenpo, Dodrak Rigdzin Chenmo, Taklung Tsetrul [Rinpoche], Chatral [Rinpoche] Sangye Dorje, Zhadeu Trulshik[30] [Rinpoche], các con trai của Dudjom Rinpoche – Thinley Norbu Rinpoche[31] và Shenphen Dawa Rinpoche[32], các cháu nội trai của Ngài – Dzongsar Khyentse [Rinpoche], Tulku Garab Dorje và Tulku Jampal Dorje, Choktrul Pema Wangyal, Sogyal Tulku, đạo sư Bhutan thù thắng Drupchen Sonam Zangpo[33], Ngakton[34] Tsewang Paljor, Ngakton Pema Wangchen, Lama Pema Longdrol, Peling Sungtrul, Gangteng Tulku, Tukse Tulku, Riche Ngakton Tsewang Lhagyal, Ngakton Dorje Namgyal, Ngakton Konchok Jungne, Soktse Tulku[35], Terton Namkha Drime Rabjam[36], Ritrul Rigdzin Chogyal, Ngakton Khetsun Sangpo, đạo sư Bhutan Ngakton Kunzang Wangdu, Gelong Sang-gye, Gelong Karpo, Gelong Namdrol Zangpo, Lama Chime, Lama Jangchub, Lama Gonpo Tenzin, Bhakha Tulku, Tsedrup Tharchin từ Repkong[37], Dzatrul [Rinpoche], Yome Tulku từ Spiti, Ngari Khen Yeshe Zangpo và Khen Thupten Norbu. Bên cạnh đó, hàng vạn học trò từ khắp nơi trên thế giới – xa cho đến tận Hoa Kỳ – vân tập quanh Ngài vì niềm tin, bởi các hoạt động mà Ngài tiến hành để làm lợi lạc chúng sinh bao la như bầu trời. Sự thật rằng Tổ Jamgon Kongtrul Lodro Thaye có thể giữ gìn những lý tưởng được đại diện trong các đời của trăm vị Terton, rằng Thiện Thệ Adhimukta sẽ chăm sóc cho những vị cần được dẫn dắt nhiều như tất cả những vị còn lại trong một nghìn vị Phật thời này[38] cộng lại và rằng đạo sư vĩ đại Dudjom Rinpoche có thể tiếp tục các hoạt động của tất cả các tiền thân và chăm sóc học trò – chúng đều là kết quả của sức đẩy mãnh liệt từ động cơ và các ước nguyện trước kia của những đạo sư này.

Sau đấy, vị đạo sư này an trụ vững chắc trên tòa kim cương như là đấng bảo hộ vinh quang của tất cả giáo lý và mọi chúng sinh, hình tướng thù thắng của Ngài được điểm tô bằng các tướng tốt và vẻ đẹp của sự hoàn thiện, thứ đến từ một triệu khía cạnh trong công đức của Ngài. Trong các học trò của Ngài, những vị nhiếp chính của thân, khẩu và ý giác ngộ của Ngài là hai con trai của Ngài – Dungse Rinpoche Thinley Norbu và Shenphen Dawa Norbu, cả hai đều tiếp tục công việc của cha. Một tâm tử phi phàm của cả Kyabje Terchen Dudjom Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche là Choktrul Pema Wangyal Rinpoche, con trai của Kangyur Rinpoche Longchen Yeshe Dorje[39]. Pema Wangyal [Rinpoche] tiến hành các hoạt động ở mức độ lớn lao, chẳng hạn thành lập Tu viện, chùa chiền, Phật học viện (Shedra) và trung tâm nhập thất, giám sát việc xuất bản các bản văn và giảng dạy vào nhiều dịp khác nhau.

Là một vị nhiếp chính của Đức Liên Hoa, Terton vĩ đại, tôn quý này, Dudjom Rinpoche thậm chí thấy vàng ở nơi mà chỉ có phân, thiết lập trong những kẻ may mắn như tôi tiềm năng hiểu đại dương bao la những giáo lý sâu xamở rộng, bao gồm hai truyền thống của trường phái Cựu Dịch – Kama và Terma. Lòng từ như vậy thật chẳng thể đo lường, với các tác động sẽ còn kéo dài cho đến khi chính tôi đạt giác ngộ. Xin cho phép tôi kết thúc bằng những lời của chính Kyabje Dudjom Rinpoche:

 

‘Tuyệt vời thay!

Tinh túybất biến nguyên sơ, bản tínhđiều kiện, chẳng tạo tác,

An trú như là thân bảo bình trẻ trung, thanh tịnh nguyên sơ và vô cùng sáng tỏ.

Đạo sư Pháp thân, Yeshe Dorje, Ngài biết tất thảy.

Cầu khẩn Ngài gia trì để con đạt được sự xác quyết thù thắng, nội tại về tri kiến.

 

Bản tính là sự hợp nhất nguyên sơ không ngơi nghỉ, sự chất đống của tịnh quang,

An trú như là sự hiển bày của tự nhiên hiện diện với năm sự chắc chắn.

Báo thân Đạo Sư, Dechen Dorje, Ngài biết tất thảy.

Cầu khẩn Ngài gia trì để con hoàn thiện năng lượng mãnh liệt thù thắng của thiền định.

 

Sự đáp lại, thứ chẳng rơi vào các thái cực, là giác tính bất tận thoát khỏi hạn chế,

An trú như là tinh túy trần trụi, sự hợp nhất phổ quát của giác tínhtính Không.

Hóa thân Đạo Sư, Drodul Lingpa, Ngài biết tất thảy.

Cầu khẩn Ngài gia trì để con rèn luyện trong hành vi tăng cường lớn lao sự chứng ngộ.

 

Nền tảng nguyên sơ, giác tính tự thấu biết, chẳng chuyển tiếp hay thay đổi.

năng lượng mãnh liệt của Pháp thân, bất cứ điều gì khởi lên chẳng tốt hay xấu.

Bởi giác tính trong khoảnh khắc tỏa khắp an trú như là Phật quả đích thực,

Trong tim con, con thấy đạo sư – tâm thênh thangtự tại.

Khi nhận ra rằng tâm chân chính này là bản tính của đạo sư,

Chẳng cần rên rỉ bằng những lời cầu nguyện tạo tác dựa trên bám chấp.

 

Hoàn cảnh tự nhiên của giác tính không tạo tác là sự thư giãn không hạn chế đó;

Con trải qua sự gia trì của tự nhiên giải thoát: bất kể điều gì khởi lên đều chẳng có sự tham chiếu ám ảnh.

Chẳng có bất kỳ điểm nào mà Phật quả đạt được dựa trên hiện tượngđiều kiện.

Sự suy đoán bởi thức thông thường là kẻ thù đầy quyến rũ với thiền định.

Bây giờ, kẻ điên khùng lập dị này, vị đã thoát khỏi mọi kiểu bám chấp,

Sẽ dành đời này trong trạng thái trần trụi hoàn toàn, đơn giản liên hệ các sự kiện khi chúng khởi lên.

 

Bất cứ điều gì con làm, con đều hoan hỷ, vị Yogin của Đại Viên Mãn.

Bất kể ai đồng hành, con đều hạnh phúc; đây là truyền thừa của những người con của Liên Hoa Sinh.

Chẳng ai sánh ngang với Ngài, đấng bảo hộ của con – đạo sư, Terton vĩ đại.

Chẳng gì sánh với những giáo lý này, Giọt Tâm Không Hành Nữ.

 

Với sự vô minh ghê gớm, bóng tối trong tim con, được xua tan trong chốn nghỉ ngơi tự nhiên của nó,

Mặt trời tịnh quang chiếu tỏa liên tục, chẳng bao giờ bị che lấp.

Phước báu này đều nhờ lòng từ của đạo sư, cha duy nhất.

Chẳng có cách nào để con có thể đền đáp lòng từ của Ngài; Thầy ơi, con chỉ nghĩ đến thầy.

Do đó, từ nay cho đến khi con đạt được tâm yếu giác ngộ,

Xin gia trì để con chẳng bao giờ rời xa Ngài.

Đấng từ ái, Ngài biết tất thảy!

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineagef [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[2] Drokben Khye’u-chung Lotsawa là một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết của Đức Liên Hoa Sinh.

[3] Tham khảo một bản dịch khác của lời cầu nguyện này:

‘Quá khứ, Ngài là Trì Minh Nu-den Dor-je,

Tương lai, trở thành Thiện Thệ Mo-pa Tha-ye,

Hiện tại, Nhiếp chính Liên Hoa, đích thực Drog-ben,

Cầu khẩn Tôn giả Jig-dral Ye-she Dor-je!’

[4] Năm Mộc Thìn Đực (đầu năm 1904 đến đầu năm 1905).

[5] Nyatri Tsenpo (thế kỷ ba trước Công nguyên) được xem là vị vua đầu tiên của Tây Tạng.

[6] Theo RigpawikiTu viện Kathok – Kathok Dorje Den – cổ nhất trong sáu Tổ đình Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Kathok Dampa Deshek, em trai của Ngài Phagmodrupa Dorje Gyalpo, vào năm 1159, phía trên Horpo, ở miền Đông Tây Tạng. Địa điểm này được xem là một trong hai mươi lăm thánh địa của miền Đông Tây Tạng và đại diện cho địa điểm linh thiêng chính yếu về hoạt động giác ngộ. Sau khi Tu viện ban đầu trở nên ọp ẹp, một Tu viện mới được xây dựng tại đó vào năm 1656 bởi Terton Rigdzin Dudul Dorje (1615-1672) và Rigdzin Longsal Nyingpo (1625-1692). Có khoảng 800 tu sĩ tại Tu viện trước khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng.

[7] Theo Rigpawiki, Ratna Lingpa (1403-1478) – một Terton Tây Tạng, người đã kết tập Nyingma Gyubum – Tuyển Tập Mật Điển Nyingma vào thế kỷ 15. Ngài cũng được biết đến với các danh hiệu Shikpo Lingpa và Drodul Lingpa, bởi trong một đời, Ngài đã phát lộ các Terma tiền định của ba đời khác nhau.

[8] Theo Rigpawiki, Dudjom Lingpa, tức Chakong Terton (1835-1904) là một đạo sư Nyingma và Terton vĩ đại, người mà những phát lộ (Terma) tạo thành hai mươi tập. Ngài được xem là hóa hiện của Khye’u Chung Lotsawa, một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Hóa thân tức thì của Ngài, thậm chí đã sinh ra trước khi bản thân Ngài qua đời, là Dudjom Rinpoche.

[9] Theo Rigpawiki, Lama Konrab, tức [Lama] Konchok Rabten (thế kỷ 19-20) là đệ tử trực tiếp của Dudjom Lingpa, người mà vào đầu thế kỷ 20, đã trở thành vị trì giữ truyền thừa Dudjom Tersar chính yếu ở Pemako. Ở đó, Ngài kết hôn với Bà Namgyal Drolma và trở thành cha dượng và đạo sư của Dudjom Rinpoche. Con trai của Ngài là Chonyi Rinpoche.

[13] Theo Rigpawiki, Rinchen Terdzod – Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu là một trong Năm Kho Tàng Vĩ Đại của Tổ Jamgon Kongtrul. Đây là một tuyển tập từ tất cả các Terma được phát lộ cho đến thời của Ngài, bao gồm cả các kho tàng của Tổ Chokgyur Lingpa. Lo sợ rằng những giáo lý này sẽ bị mất, Ngài bắt đầu việc kết tập vào năm 1855 với sự gia trì của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và hoàn thành vào năm 1889. Đơn giản thọ nhận các quán đỉnh và khẩu truyền Rinchen Terdzod cũng cần từ 4 đến 6 tháng.

[14] Một sự ám chỉ đến Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, vị kết tập Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu và Đức Jamyang Khyentse Wangpo, vị đã khuyến khích Ngài làm vậy và đóng góp vô số tác phẩm gốc cho tuyển tập. Các danh hiệu JamgonJamyang là những danh hiệu Tạng ngữ của Đức Văn Thù Sư Lợi, vị Bồ Tát về trí tuệ và đồng nhất những đạo sư này là hóa hiện của Bồ Tát.

[15] Theo Rigpawiki, Nyingtik Yabshi nghĩa đen là Tâm Yếu Bốn Phần. Nó bao gồm: Vima Nyingtik, Lama Yangtik, Khandro Nyingtik và Khandro Yangtik.

Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik là những bản văn Nyingtik ‘mẹ’ trong khi Lama Yangtik và Khandro Yangtik được biết đến là những bản văn ‘con’; do đó, tên gọi phổ biến khác cho tuyển tập này là Bốn Phần Mẹ – Con Của Nyingtik (Nyingtik Mabu Shi).

Tổ Longchen Rabjam cũng biên soạn Zabmo Yangtik, thứ cô đọng các chỉ dẫn cốt tủy quan trọng của cả Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik.

[16] Theo Rigpawiki, Kangyur nghĩa đen là ‘những lời được chuyển dịch’ của Đức Phật. Kangyur là tuyển tập các giáo lý của chính Đức Phật trong Tạng ngữ. Những lời của Đức Phật bao gồm cả Kinh điển và Mật điển.

[17] Một cụm từ Phạn ngữ, thường được tụng bởi đạo sư chủ trì lễ quán đỉnh để ổn định nhận thức hợp nhất với vị Tôn. Ở đây, Đức Zilnon Namkhai Dorje đang ổn định kinh nghiệm trực tiếp của Dudjom Rinpoche về bản tính chân thật của tâm.

[18] Theo RigpawikiTu viện Orgyen Mindrolling là một trong Sáu Tổ Đình của truyền thống Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Minling Terchen Gyurme Dorje, tức Rigdzin Terdak Lingpa cùng với em trai Lochen Dharmashri vào năm 1676. Tu viện có một mối liên hệ thân thiết với Đức Dalai Lama thứ năm, nhưng bị phá hủy trong chiến tranh Dzungar năm 1717-1718, khi mà em trai của Tổ Terdak Lingpa, đại học giả Lochen Dharmashri bị sát hại. Con gái của Đức Terdak Lingpa, Bà Jetsun Mingyur Paldron, chạy đến Sikkim và sau đó trở lại Mindrolling, cùng với em trai Drinchen Rinchen Namgyal tái thiết Tu viện, với sự hỗ trợ của Polha Taiji.

Người đứng đầu [trưởng dòng] của Mindrolling là những vị kế thừa cha truyền con nối của Tổ Minling Terchen. Minling Trichen Rinpoche là vị trì giữ Pháp tòa thứ 11 và sau khi Ngài qua đời vào năm 2008, con trai của Ngài – Dungse Dalha Gyaltsen (sinh năm 1959) từ Tây Tạngtrở thành vị trì giữ Pháp tòa thứ 12.

[21] Tức các giai đoạn khác nhau của thực hành liên quan đến Bổn tôn Phổ Ba Kim Cương; trong từng trường hợp, ẩn dụ về Kila tức dao Phổ Ba, đâm hay thâm nhập, truyền tải nhận thức về giác tính sáng suốt cắt đứt vô minhmê lầm.

[22] Theo Rigpawiki, Jatson Nyingpo (1585-1656) là một đạo sư và Terton Nyingma. Pho Terma chính yếu của Ngài là Konchok Chidu.

[23] Tuyển tập Nyingma Kama gốc, gồm 13 quyển, được hệ thống hóa bởi Tổ Rigdzin Terdak Lingpa Gyurme Dorje vào cuối thế kỷ mười bảy. Dudjom Rinpoche mở rộng tuyển tập này thành 58 quyển, điều bao gồm một lượng lớn các luận giải, chủ yếu về Tinh Túy Bí Mật, cội nguồn kinh văn chính yếu cho các Mật điển trong Trường phái Nyingma. Một tuyển tập còn lớn hơn, gồm 108 quyển, gần đây được chuẩn bị tại Tu viện Kathok.

[24] Tức là, khi Ngài chạy trốn trước khi Trung Quốc xâm chiếm vào năm 1959.

[25] Kongpo nằm ở phía Đông Nam Tây Tạng, gần biên giới với Arunachal Pradesh ở Đông Bắc Ấn Độ.

Chùa ‘điều phục-biên giới’ Buchu là một trong bốn chùa được xây dựng bởi Vua Songtsen Gampo vào thế kỷ bảy để bảo vệ biên giới của vương quốc.

[26] Gọi như vậy bởi nó theo mô hình của cung điện ba tầng Pema O [Liên Hoa Quang] trong cõi Tịnh độ Zangdok Palri của Đức Liên Hoa Sinh.

[27] Lama Ling phát triển xung quanh chùa Zangdok Palri. Cấu trúc ban đầu đã bị phá hủy trong trận động đất vào năm 1930, nhưng ngôi chùa được phục hồi bởi Dudjom Rinpoche và tồn tại cho đến khi bị phá hủy vào những năm 60 trong Cách mạng Văn hóa. Vào cuối những năm 80, toàn bộ tổ hợp được xây dựng lại dưới sự điều hành của Semo Dechen Yudron, con gái của Dudjom Rinpoche và chồng của Bà – Lama Chonyi Rinpoche.

[28] Được biết đến với người Ấn Độ là Rewalsar, thánh địa này thuộc Himachal Pradesh, liên quan đến Đạo Sư Liên Hoa Sinh. Đạo Sư và vị phối ngẫu Ấn Độ, công chúa Mandarava, bị bắt bởi vua cha – vị đã cố thiêu sống họ. Đạo Sư và Mandarava không những sống sót khỏi đám lửa mà còn biến lửa thành hồ nước. Tso Pema (Hồ Sen/Hồ Liên Hoa) được cho chính là hồ đó. Một cộng đồng hành giả nhỏ nhưng phát triển sống tại đó dưới sự dẫn dắt của Lama Wangdor Rinpoche.

[29] Yeshe Nyingpo, một mạng lưới các trung tâm ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, dưới sự điều hành của Shenphen Dawa Rinpoche, con trai của Dudjom Rinpoche. Vào năm 1980, Orgyen Cho Dzong được thành lập bởi Dudjom Rinpoche ở Greenville, thuộc Catskill Mountains ở vùng thôn quê của New York, là trung tâm nhập thất quốc tế của Yeshe Nyingpo. Dorje Nyingpo ở Paris, trong khi Urgyen Samye Choling ở St. Leon-sur-Vezere, vùng Dordogne phía Tây Nam nước Pháp.

[31] Theo Rigpawiki, Thinley Norbu Rinpoche, tức Dungse Thinley Norbu (1931-2011) là một đạo sư lỗi lạc trong truyền thừa Nyingma thời hiện đại. Là con trai trưởng của Dudjom Rinpoche, Ngài được rèn luyệnTây Tạngtrở thành vị trì giữ truyền thừa Dudjom Tersar. Được công nhậnhóa thân của Tulku Trime Ozer, một trong bảy người con trai của Dudjom Lingpa, Ngài cũng được xem là hóa hiện của Tôn giả Longchenpa. Sau khi sống ở Bhutan, Ngài cuối cùng định cư ở New York (Hoa Kỳ), nơi Ngài thu hút các học trò. Ngài là tác giả của nhiều cuốn sách bằng Anh ngữ. Trong số các con trai của Ngài có Dzongsar Khyentse Rinpoche và Dungse Garab Rinpoche.

[32] Theo Rigpawiki, Shenphen Dawa Rinpoche (1950-2018) là một trong những con trai của Dudjom Rinpoche và cũng là vị trì giữ chính yếu truyền thừa Dudjom Tersar.

[33] Ngài Sonam Zangpo sống từ năm 1892 đến 1983. [Một số tài liệu nói rằng Ngài sinh năm 1888].

[34] Một danh hiệu Tây Tạng nghĩa là ‘vị thầy Mật thừa’ (thường là một đạo sư cư sĩ Kim Cương thừa).

[35] Theo Rigpawiki, Soktse Rinpoche – Kunzang Tendzin Gyaltsen (sinh năm 1928) là một trong những đệ tử lớn tuổi nhất còn trụ thế của Kyabje Dudjom Rinpoche và là một bậc trì giữ chính yếu của truyền thừa Drukpa Kagyu và Dudjom Tersar. Đặt trụ xứ ở Ladakh, miền Bắc Ấn Độ, Ngài đã dành nửa cuộc đời để nhập thất nghiêm ngặt.

[37] Tức Lama Tharchin Rinpoche (1936-2013).

[38] Động cơ của Đức Adhimukta trong lúc rèn luyện như một Bồ Tát được xác nhận là chỉ riêng Ngài sẽ có khả năng chăm sóc nhiều chúng sinh như tất cả những vị Phật trước đó cộng lại.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.