Tiểu Sử Đức Mipham Jamyang Namgyal Gyatso (1846-1912)

07/07/20191:03 SA(Xem: 9390)
Tiểu Sử Đức Mipham Jamyang Namgyal Gyatso (1846-1912)

TIỂU SỬ ĐỨC MIPHAM JAMYANG NAMGYAL GYATSO (1846-1912)
Nyoshul Khen Rinpoche biên soạn
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Mipham RinpocheNgài Mipham Jamyang Namgyal Gyatso, bậc tùng lâm thạch trụ vĩ đại của giáo lý trường phái Cựu Dịch[1], sinh vào năm Hỏa Ngọ thuộc chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn[2]. Cha của Ngài là ông Gonpo Dargye thuộc bộ tộc Ju linh thiêng; mẹ của Ngài là bà Singchungma thuộc nhánh Dong của bộ tộc Mukpo. Ngài chào đời ở Yachui Dingchung bên dòng sông Dokham êm đềm. Chú của Ngài, một vị Lama cha truyền con nối[3] tên là Pema Dargye, đã vinh danh Ngài bằng danh hiệu Mipham Gyatso. Từ thuở nhỏ, Ngài đã sở hữu những đặc tínhsức mạnh bẩm sinh của một vị thuộc về gia đình Đại thừa, chẳng hạn niềm tin, sự xả ly, trí tuệ thù thắnglòng bi mẫn. Khi lên sáu hay bảy tuổi, Ngài học thuộc bản văn Xác Quyết Ba Cấp Độ Giới Luậtnghiên cứu những giáo lý mở đầu về chiêm tinh Ấn Độ và Trung Hoa. Lên mười, khi đã thông thạo việc đọc và viết, Ngài bắt đầu biên soạn những bài luận về đủ mọi chủ đề. Từ năm mười hai tuổi, Ngài sống như một tu sĩ bình phàm ở Mehor Sang-ngak Choling, một Tu viện nhánh ở Ju, liên kết với [Tổ đình] Shechen Tennyi Dargye Ling và trao truyền dòng truyền thừa của Tu viện Orgyen Mindrolling. Mọi người đều tán thán và gọi Ngài là “tiểu Tăng uyên bác”.

Mười lăm tuổi, Ngài dành nhiều ngày nghiên cứu bản chép tay cổ xưa Sự Khởi Lên Của Nguyên Âm. Sau khi cầu nguyện đến Đức Văn Thù Sư Lợi, Ngài hiểu toàn bộ bản văn. Trong mười tám tháng, Ngài tiến hành Pháp tu Vadisimha, một hình tướng của Đức Văn Thù Sư Lợi, tại ẩn thất ở Junyung và cử hành các nghi lễ chuẩn bị thuốc, khi mà Ngài có linh kiến về Bổn tôn. Ngài thọ nhận nhiều dấu hiệu thành tựu đặc biệt khác và được chăm sóc bởi hiện thân giác tính bất tận của Bổn tôn. Từ đó trở đi, Ngài dễ dàng hiểu bất kỳ bản văn nào mà Ngài xem xét, dù đó là theo cách tiếp cận Kinh điển, Mật điển hoặc lĩnh vực kiến thức thế tục nào đó, đến nỗi Ngài chẳng bao giờ cần nghiên cứu miên mật, mà chỉ cần thọ nhận sự khẩu truyền giảng dạy.

Mười bảy tuổi, vị Pháp chủ này đồng hành cùng với một đám đông dân du mục từ vùng Dza, những vị đang chạy đến Golok từ cuộc chiến tranh ở Nyarong[4]. Từ giai đoạn này trở về sau, Ngài trở nên nổi tiếng về kỹ năng tính toán chiêm tinh tuyệt vời. Mười tám tuổi, Đức Mipham đi cùng một quý tộc tên là Gyurzang trong chuyến hành hương đến Lhasa và đã sống tại học viện của Tu viện Ganden[5] trong khoảng một tháng. Sau đấy, Ngài du hành rộng khắp trong các vùng phía Nam, đi đến Kharchu ở Lhodrak, nơi tất cả những nhận thức bình phàm của Ngài được chuyển hóa bởi trải nghiệm của Ngài về sự hợp nhất của hỷ lạctính Không. Trong nhiều ngày, Ngài trải qua những cảm giác an lạc và hơi ấm vật lý. Ngài nhận xét rằng, “Dường như điều này là bởi ân phước gia trì của địa điểm đó”. Trong hành trình trở về phía Bắc, Ngài có một linh kiến thanh tịnh, trong đó, một quyển kinh với tựa đề Gương Pha Lê: Sự Khởi Lên Vĩ Đại Của Nguyên Âm được đặt vào tay Ngài; một tường thuật rõ ràng về linh kiến này được thêm vào như là lời ghi cuối cho bản văn đó. Tiếp tục chuyến hành trình, từ Đấng Bảo Hộ Quy Y Vùng Lap – Đức Wangchen Gyerab Dorje, Ngài Mipham thọ nhận sự gia trì cho phép về Bạch Văn Thù theo truyền thống Mati. Trong chính quán đỉnh và các nghi lễ hành động liên quan mà Ngài cử hành sau đó, Ngài trực tiếp trải qua các dấu hiệu thành công, giống như chúng được miêu tả trong những bản văn gốc, và trí tuệ của Ngài bừng nở như bông sen. Trong năm ngày, Mipham Rinpoche nghiên cứu chương Trí Tuệ trong Nhập Bồ Tát Hạnh với Patrul Rinpoche Orgyen Jigme Chokyi Wangpo[6]. Ngài hoàn toàn làm chủ từ ngữ của toàn bộ bản văn và ý nghĩa ẩn đằng sau của chúng và sau đấy, biên soạn những tác phẩm như Luận Giải Về Chương Trí Tuệ.

Đặc biệt, Ngài thân cận gót sen Pháp chủ gia đình Phật của Ngài, vị mà Ngài có kết nối nghiệp trong nhiều đời nhiều kiếp – Đức Pema Osel Do-ngak Lingpa, Jamyang Khyentse Wangpo[7]phụng sự theo ba cách làm hài lòng một vị thầy. Khyentse Rinpoche xem Ngài là tâm tử bên trong vô song và bắt đầu chăm sóc Ngài bằng cách khai mở cánh cửa của Giáo Pháp, trao cho Ngài sự gia trì cho phép về Bạch Văn Thù theo truyền thống Mati. Kể từ đó, Khyentse Rinpoche, giống như bình này làm đầy bình khác, đã hướng dẫn Mipham Rinpoche trong vô số lĩnh vực, cả thế tục lẫn tâm linhban cho Ngài những trao truyền đặc biệt về các bản văn gốc từ cả truyền thống Kinh điểnMật điển (điều mà Đức Khyentse thọ nhận như là các truyền thừa trực tiếp). Ngài ban vô số quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoát, khẩu truyền hỗ trợ, chỉ dẫn cốt tủy, các phương pháp thực hành truyền thốnglời khuyên chi tiết từ tất cả những truyền thống Kama và Terma còn tồn tại trong cách tiếp cận Kim Cương thừa của bí mật thù thắng.

Bên cạnh đó, vào những thời điểm khác nhau trong đời, Mipham Rinpoche tu học với Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[8], thọ nhận các chỉ dẫn về những lĩnh vực kiến thức như ngữ pháp Phạn ngữ của Tổ Nguyệt Cung và quá trình tinh luyện thủy ngân, cũng như các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát phi phàm, chẳng hạn trao truyền Như-Sắt và Bọ Cạp Sắt của hình tướng Văn Thù gọi là Ayushpati. Dưới sự dẫn dắt của Khenpo Pema Vajra[9] từ Tu viện Dzogchen và nhiều vị giáo thọ khác, Ngài nghiên cứu vô số pho từ Kinh điển, Mật điển và các lĩnh vực kiến thức khác. Ngài thường không chỉ đơn giản nghe những giáo lý này, mà còn tỉ mỉ đưa chúng vào thực hành. Về năng lực của những phẩm tính tích cực của Ngài, nhân tố nguyên nhân là sự rèn luyện và làm quen xuất sắc với thực hành tâm linh trong vô số đời. Các nhân tố điều kiệnlòng bi mẫn của chư đạo sư và sự trao truyền ân phước gia trì của ý định giác ngộ của chư vị cho Ngài để tiềm năng của Ngài được đánh thức trọn vẹn. Không mâu thuẫn với bốn kiểu nương tựa[10], Mipham Rinpoche sử dụng bốn tuyên bố về nhận thức chân chính[11] để đạt được sự làm chủ nội tại về các phương pháp không giới hạn được tìm thấy trong những giáo lý sâu xamở rộng của Đấng Thiện Thệ. Ngài đạt được cấp độ làm chủ mà tại đó, Ngài trải qua các linh kiến của giác tính bất tận tự nhiên sinh khởi, điều sánh ngang với chính hư không, đạt được sự tự do của tám kho tàng vĩ đại của sự xác quyết bên trong.

Từ thầy giáo thọ Lama Jigme Dorje của bộ tộc Ju, Ngài thọ nhận một khẩu truyền đơn giản cho các đoạn kệ gốc của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tóm Lược Kệ và sau đó lập tức ban giáo lý giảng giải về bản văn này trong một tháng. Khi đang nghiên cứu bản văn Nhập Trung Đạo với Bumsar Geshe Ngawang Jungne, Ngài thỉnh cầu một sự khẩu truyền kèm theo sự giải thích ngắn ngọn để tránh làm phiền bậc thầy. Sau khi ban trao truyền, vị đạoyêu cầu Ngài trải qua bài kiểm tra miệng. Mipham Rinpoche sau đó trao cho thầy của Ngài một bài giảng dựa trên Nhập Trung Đạo từ đầu đến cuối, khiến cho vị học giả phải nhận xét trước đoàn tùy tùng rằng, “Mặc dù bản thân Ta đã nhận danh hiệu Geshe[12], Ta chẳng sở hữu dù chỉ một phần kiến thức như vậy”.

Bên cạnh đó, Mipham Rinpoche thọ nhận sự trao truyền giảng dạy cho Kho Tàng Lượng Học từ Đức Ponlop Loter Wangpo[13] và các bộ luận của Đức Di Lặc cùng với Các Địa Của Bồ Tát từ thị giả của Đức Loter Wangpo – thầy Solpon Pema. Sau đấy, Ngài trao những giảng giải mở rộng cho các vị đạo sư này. Điều này minh chứng cho sự hiểu bẩm sinh về vô số Kinh điển, Mật điểnluận giải của chúng. Không bị cản trở và luôn dũng mãnh, Ngài như sư tử không sợ hãi giữa những vị sở hữu kiến thức bách khoa về các nguồn kinh văn khi Ngài thuyết giảng giáo lý, giảng dạy và biên soạn luận giải về những nguồn tài liệu này. Đây là trải nghiệm của tất cả mọi người và không ai có thể phủ nhận những sự thật này.

Chính Đức Mipham đã nói rằng:

Khi Ta còn rất trẻ, mặc dù có nhiều vị giáo thọ tốt lành từ cả trường phái Nyingma và Sarma – như thể Đức Phật lại chuyển Pháp luânbản thân Ta không nghiên cứu mở rộng. Tuy vậy, Ta đã lắng nghe những giáo lý của Patrul Rinpoche về chương liên quan đến trí tuệ trong Nhập Bồ Tát Hạnh. Sau đấy, nhờ ân phước của chư đạo sư và Bổn tôn thiền định, các điểm then chốt trong những cuốn sách mà Ta chỉ đọc qua đều trở nên hoàn toàn rõ ràng với Ta mà chẳng có bất kỳ khó khăn lớn nào.

Hơn thế nữa, bất cứ khi nào tiến hành những nghiên cứu mới, Ta thấy các bản văn của những trường phái hiện đại hơn thì khá dễ hiểu. Dẫu vậy, dù cho những tài liệu kinh văn của trường phái Cựu Dịch thì khó lĩnh hội hơn, ngoài việc thừa nhận sự thiếu hiểu biết của bản thân, Ta không bao giờ có bất kỳ nghi ngờ nào dù chỉ trong một khoảnh khắc. Thay vào đó, Ta nghĩ rằng, “Các điểm vĩ đại và quan trọng của sự hiểu cần được lượm lặt từ những bản văn này của truyền thừa chư đạo sư giác tính”. Kết quả là, trí tuệ hoàn toàn chín muồi trong Ta. Sau đấy, bất cứ khi nào Ta nhìn vào các bản văn, Ta nhận ra rằng tất cả những điểm then chốt sâu xa, vô hạn đều được tìm thấy chỉ trong các truyền thống được truyền xuống qua truyền thừa của chư đạo sư tôn quý của trường phái Cựu Dịch. Ta vô cùng chắc chắn về điều này.

Khi ấy, Đấng Bảo Hộ Quy Y của Ta, Khyentse Rinpoche, đích thực Kim Cương Trì, nói với Ta rằng, “Hãy biên soạn những cuốn cẩm nang giáo lý cho truyền thống của riêng con”. Để hoàn thành mệnh lệnh của đạo sưtăng cường kiến thức của bản thân, Ta viết vài cuốn cẩm nang giáo lý về Kinh điểntương tự, giữ các giáo lý quý báu của những Đấng Chiến Thắng trong tim. Khi làm vậy, Ta giải nghĩa một chút trong khi nhấn mạnh các quan điểmtruyền thống của Ta nắm giữ. Không may thay, những người khác xem chúng là sự lăng mạ đối với các triết học được cho là của riêng họ, dẫn đến nhiều cuộc luận chiến[14]. Thực sự, Ta chỉ được thúc đẩy bởi việc cần phải tuân theo mệnh lệnh của bậc thầy. Ngày nay, những giáo lý của trường phái Cựu Dịch chỉ như bức phác họa về một ngọn đèn cháy; hầu hết mọi người chỉ bắt chước các truyền thống của những nguồn tài liệu kinh văn căn bản. Rất hiếm người chứng ngộ điều tạo thành các điểm then chốt của hệ thống tư tưởng của chúng ta và nhắc đến chúng trong những tác phẩm của họ. Nhờ việc biên soạn của mình, Ta hy vọng cải thiện tình hình này, dù chỉ một chút. Ngoài ra, dù chỉ trong chốc lát, ngay cả trong giấc mơ, Ta chẳng bao giờ được thúc đẩy bởi ham muốn phỉ báng các truyền thống khác hay khoe khoang truyền thống của mình. Dù những vị với con mắt giác tính bất tận xem xét kỹ lưỡng tuyên bố này, Ta vẫn chẳng có gì để xấu hổ!

Về điều Ta đã viết để đáp lại những luận chiến này, chưa đạt được tầm nhìn của một vị tiến bộ tâm linh, làm sao Ta có thể tuyên bố đã chứng ngộ vô số những điều sâu xa có thể biết? Khi quyết định điều gì là hợp lý hay không, ngọn đèn dẫn dắt Ta luôn là những lời dạy không sai lầm của Đấng Thiện Thệ cùng các luận giải về ý định giác ngộ của Ngài – tức là, những tác phẩm của chư đạo sưđại từ các truyền thống chính yếu của Ấn ĐộTây Tạng. Ở một mức độ nhỏ, Ta đã tiến hành vài sự nghiên cứu tỉ mỉ để xác định xem các vấn đềhợp lý hay không. Và nếu Ta đã bày tỏ quan điểm của mình, chúng có thể làm lợi lạc ai đó đôi chút (mặc dù Ta không biết ai có thể, thực sự, làm lợi lạc ai). Bởi sự thiếu chứng ngộ hay suy nghĩ ương ngạnh của mình, nếu Ta làm sai lạc những lời dạy sâu xa của Đức Phật cùng các luận giải về ý định giác ngộ của Ngài, thì Ta đã đóng lại cánh cửa dẫn đến giải thoát của bản thân và nhiều người khác. Chẳng còn điều gì đảm bảo sự phá hủy vĩnh viễn lớn lao hay nghiêm trọng hơn vậy! Vì thế, nếu những vị được phú bẩm tầm nhìn về Giáo Pháp phản bác quan điểm của Ta theo các nguồn tài liệu kinh văn chân chính và sự lập luận, Ta sẽ nương tựa họ như một người thầy thuốc (mặc dù không ai nên tham gia vào sự phản bác vì lòng thù hận hay sự cuồng tín). Với thái độ công bằng như vậy mà Ta đã tham gia một chút vào sự tranh luận.

Khi phản bác lối suy nghĩ ương ngạnh, những vị thực sự tiến bộ tâm linh hoàn thành một mục đích vĩ đại, đó là giữ gìn các kho tàng Giáo Pháp linh thiêng. Theo cách này, Ngài Lobzang Rabsel vô cùng uyên bác và Đức Mipham đã trao đổi những món quà tốt lành của các giáo lý giảng giải xuất sắc; một cách rốt ráo, tâm của hai vị hòa vào nhau, trở thành một và hai vị trao cho nhau những lời tán thán.

Khi Mipham Rinpoche đọc Luận Giải Chi Tiết Về Lượng Học, Ngài nằm mơ thấy một vị về tinh túy là Tổ Sakya Pandita[15], xuất hiện là một học giả-thành tựu giả của Ấn Độ, mũi hơi khoằm. Vị Yogin hỏi rằng, “Điều gì mà con không hiểu trong Luận Giải Chi Tiết Về Lượng Học? Nó có hai phần: một về phản bác, một về các bảo vệ”. Vị Yogin sau đó chia bản luận giải thành hai phần và trao chúng cho Đức Mipham, bảo rằng, “Hãy kết hợp hai phần!”. Ngài đã làm như được bảo và hai phần lập tức biến thành một thanh kiếm; sau đó, dường như với Ngài mọi hiện tượng có thể được biết đều phơi bày trước mắt. Khua thanh kiếm, Ngài có trải nghiệm sống động về việc cắt đứt tất cả bằng một nhát, không trở ngại. Mipham Rinpoche sau đấy lưu ý rằng, về sau, Ngài hiểu từng từ của Luận Giải Chi Tiết.

Bên cạnh đó, khi Ngài lần đầu tiên đọc Căn Bản Giới Luật, vài điểm dường như khó hiểu. Tuy vậy, sau đấy, Ngài đọc Kangyur một lần, bao gồm mười ba quyển liên quan đến Luật Tạng Vinaya. Ngài nói rằng nhờ sự nghiên cứu này, chẳng còn điều gì trong Căn Bản Giới Luật mà Ngài không hiểu. Ngài cũng nói rằng về những điểm then chốt phi phàmsâu xa phân biệt Nyingma với các trường phái Sarma, Ngài không dựa vào các cuốn sách. Thay vào đó, khi Ngài đang tiến hành nhập thất miên mật về các giai đoạn tiếp cận và thành tựu, kinh mạch vi tế của giác tính khai mở. Ân phước gia trì của chư đạo sư và Bổn tôn thiền định cho phép các điểm then chốt này khởi lên trong tâm Ngài một cách tự nhiên, không nỗ lực. Ngài nói rằng Ngài bắt buộc phải viết những điều này.

Một ngày cát tường, trong một phòng thờ, Đức Khyentse Rinpoche sắp xếp vài cuốn Kinh điểnMật điển, cũng như những bản văn nhất định về các lĩnh vực kiến thức thế tục, đặc biệt là những bản văn mà sự trao truyền hiếm có hay chủ đề đặc biệt quan trọng. Ngài dâng cúng dường mở rộng lên những bản văn này và yêu cầu Đức Mipham ngồi phía trước chúng trên một tòa cao được phủ các biểu tượng của sự bói toán. Ngài cho phép Mipham Rinpoche là một đạo sư của Giáo Pháp bằng những lời sau, “Bởi Ta đang trao những chỉ dẫn của các bản văn này cho con, con cần phải giữ gìn chúng mà không làm suy yếu thông qua ba phương pháp của giảng giải, tranh luậnbiên soạn. Hãy đảm bảo rằng những giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng chiếu tỏa trên thế gian này trong thời gian dài”. Khyentse Rinpoche trao cho Ngài những biểu tượng quý báu của thân, khẩu và ý giác ngộ, bao gồm một bức thangka Bạch Độ Mẫu và bản chép tay một lời cầu nguyện Mipham Rinpoche trường thọ mà Khyentse Rinpoche biên soạn dựa trên các danh hiệu khác nhau của Ngài. Như một dấu hiệu về thẩm quyền của Đức Mipham, Khyentse Rinpoche trao cho Mipham Rinpoche một chiếc mũ học giả với phần che tai dài mà chính Ngài đã đội. Như thế, Ngài cho phép Đức Mipham là vị nhiếp chính đích thực và tán thán một cách chân thành. Trong những cuộc trò chuyện sau này với người khác, Đức Khyentse thường nói rằng, “Ngày nay, không có ai trên trái đất này uyên bác hơn Mipham Rinpoche. Nếu Ta phải viết về các đời tái sinh tuần tự cùng những phẩm tính siêu việt của Ngài, một quyển với kích cỡ của Kinh Bát Nhã Ba La Mật cũng chẳng đủ, nhưng điều đó sẽ không làm Ngài hài lòng”. (Nhân đây, điều này đến từ một nguồn đáng tin cậy). Đức Jamgon Kongtrul Yonten Gyatso nhắc đến Ngài là Đại Học Giải Mipham Gyatso và thọ nhận những trao truyền giảng dạy cho các tác phẩm của chính Đức Mipham, bao gồm Luận Giải Chi Tiết Về Lượng Học Sự Giải Thích Chi Tiết Về Tám Mệnh Lệnh.

Vào một thời điểm nhất định, Japa Do-ngak, vô cùng uyên bác trong các trường phái Sarma, chỉ trích điều mà ông ấy cảm thấymâu thuẫn trong lý lẽ của luận giải của Mipham Rinpoche về chương liên quan đến trí tuệ trong Nhập Bồ Tát Hạnh. Một cuộc tranh luận trong nhiều ngày đã diễn ra giữa hai đạo sư và Patrul Rinpoche, vị đứng đầu của những bậc thông tuệ, đáng kínhthành tựu, được chỉ định là người chứng kiến. Trong lúc cuộc tranh luận diễn ra, những người bình thường không thể nói xem ai đang thắng hay thua, chỉ biết điều đang được nói có phù hợp với các quan điểm của riêng họ. Vào một lúc đặc biệt, một vị Lama Rigchok hỏi Patrul Rinpoche rằng, “Thưa Ngài, ai đang thắng?”.

Patrul Rinpoche đáp, “Ta không thể quyết định hay đưa ra kết luận. Có câu tục ngữ rằng: ‘Con trai không nên được tán dương bởi cha mà nên bởi kẻ thù; con gái không nên được tán dương bởi mẹ mà nên bởi hàng xóm’. Dẫu vậy, vài tu sĩ của Do-ngak nói với Ta rằng trong các giai đoạn đầu tiên của cuộc tranh luận, họ thấy rõ ràng một tia sáng kết nối luân xa tim của bức tượng Văn Thù Sư Lợi, thứ là sự hỗ trợ cho thực hành tâm linh của Lama Mipham Rinpoche, với luân xa tim của chính Ngài. Điều này dường như đã tóm lược kết quả của cuộc tranh luận”. Vào dịp ấy, Patrul Rinpoche cũng hướng dẫn những vị tranh luận rằng, “Japa Do-ngak đã biên soạn một luận giải về trích dẫn ‘Sự viên mãn vĩ đại là nguồn cội phổ quát của giác tính bất tận’. Dường như vài người xem nó là có thể phản bác trong khi số khác lại cho là có thể chứng minh; vì thế, mỗi vị hãy trình bày lý lẽ liên quan trực tiếp đến điều này”. Sau khi họ làm vậy, Đức Mipham đã chiến thắng. Sau đấy, Ngài được cho phép trở thành một đạo sư của các giáo lý trường phái Cựu Dịch, nhận được những vinh dự, chẳng hạn sự cho phép biên soạn các luận giải làm sáng tỏ những Mật điển, bản văn giải thích dựa trên chúng và các chỉ dẫn cốt tủy.

Như một biểu hiện cho thấy động cơ của vị vĩ đại này, Mipham Rinpoche hợp tác cùng với Kathok Situ Rinpoche trong việc thành lập Norbu Lhunpo Shedra[16]. Ngài nói rằng, “Hành động của Khenpo xuất chúng từ Sahora và tri kiến của Tổ Long Thọ vô songvinh quang được kết hợp cùng nhau để tạo thành một truyền thống khẩu truyền hợp nhất” và “Không bị mua chuộc thậm chí bởi cúng phẩm gồm một cõi giới đầy vàng nạm ngọc, những giáo lý tâm linh, kho tàng tâm của chư Không Hành Nữ của cõi giới căn bản, được phát lộ vì tình mến thương chỉ cho những kẻ may mắn”[17]. Theo đó, sức mạnh huy hoàng từ động cơ cao cả của Đức Mipham đã đảm bảo rằng tri kiếnhệ thống triết học của hai đạo sư, những Đấng Chiến Thắng Rongzom và Longchenpa, cùng với truyền thừa của trường phái Cựu Dịch, tiếp tục cho đến tận ngày nay, được truyền bá bởi chư đạo sư của Tu viện Kathok và rằng các trung tâm cho sự giảng giảinghiên cứu những giáo lý này xuất hiện khắp thế gian.

Sau đó trong đời, Mipham Rinpoche dành mười ba năm tại địa điểm thực hành oai hùng nhất, Karmo Taktsang, giương cao cờ chiến thắng của sự thành tựu tâm linh. Bổn tôn đặc biệt mà bông hoa của vị Pháp chủ này rơi vào là khía cạnh phẫn nộ của Văn Thù Sư LợiYamantaka Ayushpati. Mipham Rinpoche nói rằng khi Ngài đang tiến hành một khóa nhập thất miên mật về giai đoạn tiếp cận cho Bổn tôn này ở Karmo Taktsang, không có dấu hiệu cho thấy sự hành trì thành công nào, như các bản văn gốc giải thích, mà Ngài không trải qua. Ngài cũng nói rằng trong nhiều năm tháng nhập thất, lúc trì tụng thần chú, Ngài chưa từng – dù chỉ trong một chuỗi thần chú – thốt ra chúng một cách máy móc, để mắt lang thang hay rời khỏi sự đắm mình nhất tâm trong các giai đoạn phát triểnhoàn thiện như bản văn gốc hướng dẫn.

Một lần, Khyentse Rinpoche hỏi Ngài, “Khi nhập thất, con thực hành điều gì?”.

Đức Mipham khiêm tốn đáp rằng, “Trong các nghiên cứu, con cẩn thận để đảm bảo rằng việc nghiên cứu được tỉ mỉ; trong lúc nhập thất miên mật về giai đoạn tiếp cận cho Bổn tôn thiền định, con chắc chắn rằng con đang thực hành giai đoạn phát triển đến mức độ cao nhất”.

Khyentse Rinpoche đáp, “Đó là một nhiệm vụ khó. Như Đấng Toàn Tri vĩ đại từng nói, ‘Người ta cần an trú ngay tại đó, không làm gì cả’. Bản thân Ta đã làm như thế và mặc dù bằng cách an trú, Ta không thấy thứ gì với màu trắng ánh đỏ, thứ có thể được gọi là diện mạo chân thật của tâm, nếu bây giờ Ta chết, Ta cũng chẳng sợ hãi hay lo âu”. Và Ngài cười. Mipham Rinpoche nhận ra rằng đó là lời khuyên của đạo sư dành cho mình.

Bằng cách tập trung vào những điểm then chốt của thân kim cương vi tế trong lúc thực hành giai đoạn hoàn thiện, Mipham Rinpoche hầu như tịnh hóa sự khuấy động của năng lượng vi tế của nghiệp bằng cách tiêu tan nó vào cõi giới căn bản của kinh mạch trung tâm. Ngài thanh lọc trải nghiệm cá nhân của giác tính bất tận nội tại, vô cùng hỷ lạctrạng thái chân chính của tịnh quang, cả như là một sự mường tượng và như một kinh nghiệm rốt ráo – sự hợp nhất của hỷ lạctính Không được gợi ra bởi bốn mức độ hoan hỷ và bốn mức độ của tính Không[18]. Đặc biệt, nương tựa cách tiếp cận Dzogchen – các thực hành mở rộng về Trekcho để đạt đến trạng thái của sự thanh tịnh nguyên sơ và Togal để đạt đến trạng thái của sự hiện diện tự nhiên – Mipham Rinpoche đem trải nghiệm trực tiếp của Ngài về bản tính chân thật của các hiện tượng đến sự hiển bày đầy đủ thay vì chỉ thỏa mãn với sự nghiên cứu lý thuyết đơn thuần. Như thế, Ngài làm chủ sự hiển bày của các thân và giác tính bất tận trong phạm vi nhận thức của mình.

Nhờ sức mạnh của sự tịnh hóa hoàn toàn hệ thống kinh mạch vi tế vào một đàn tràng của rất nhiều các chủng tự thần chú, trí tuệ thù thắng từ thiền định tuôn trào trong Ngài. Ngài biên soạn những Terma của ý định giác ngộ như là các luận giải[19] bao trùm nhiều chủ đề sâu xa. Các lời cầu nguyện tán thán và tường thuật tiểu sử được kết tập của Ngài khuyến khích niềm tin như là con đường để đón nhận ân phước gia trì. Những tác phẩm được kết tập của Ngài về các lĩnh vực kiến thức thế tục giải đáp nghi ngờ về những điều có thể biết. Những tác phẩm về kiến thức bên trong sâu xamở rộng của các giáo lý tâm linh cung cấp lối vào con đường của giải thoát hoàn toàn. Và những lời cầu nguyện hồi hướng, phát nguyệncát tường được tuyển tập của Ngài thiết lập hoàn cảnh để giáo lý trường tồn, cũng như để sự viên mãn và xuất sắc luôn luôn được tự nhiên thành tựu ở khắp mọi nơi. Bốn phần chính yếu này trong các trước tác của Ngài có thể được phân chia thành vô số loại nhỏ hơn, tạo thành những quyển quý báu, số lượng sánh ngang với các tướng tốt. Cùng nhau, chúng là sinh lực đích thực của giáo lý của những Đấng Chiến Thắng nói chung và trường phái Cựu Dịch nói riêng.

Mipham Rinpoche dành phần còn lại trong đời chủ yếu thực hành hai giai đoạn của thiền định, trong khi vào lúc nghỉ giữa các thời khóa, Ngài biên soạn đủ kiểu chỉ dẫn cốt tủy và luận giải. Ngài kết thúc khóa nhập thất vào ngày Mười ba tháng Giêng năm Thủy Tý[20]. Vào khoảng ngày Mười tám, Ngài trở nên lo lắng về nhiều điềm báo tiêu cực, đến mức vào ngày Hai mươi mốt, Ngài bất ngờ biên soạn một bài thơ bắt đầu như sau:

Namo Manjushrisattvaya![21]

Đã làm chủ hành động bao lanhiệm vụ của trưởng tử của những Đấng Chiến Thắng

trong các cõi Tịnh độ như Abhirati,

Chừng nào hư không còn,

Ta thề sẽ giữ tâm đại bi dành cho chúng sinh khắp hư không.

Ta, một vị hoằng dương những giáo lý tâm linh, người bị đè nặng bởi nghiệp trong thời suy đồi hiện nay,

đã đau đớn bởi một căn bệnh thần kinh nguy hiểm trong mười bảy năm,

đau khổ lớn lao liên tụccho đến nay,

Ta đã trụ trong cõi giới này, nương tựa vào cái chuồng của huyễn thân này.

Bây giờ, phòng khi cái chết xảy đến,

Ta đã viết lại điều sẽ là những lời khuyên cuối cùng của Ta.

Như thế, Ngài biên soạn di chúc cuối cùng và chôn giấu nó. Trong tháng Hai và Ba của năm đó, Ngài trì tụng đà-ra-ni[22] A Súc Bệ Phật khoảng hai trăm nghìn biến và Ngài trao những lời khuyên cần thiết cho thị giả – Lama Osel. Một lần, Ngài bảo rằng:

Ngày nay, nếu nói sự thật, nhìn chung chẳng ai thèm nghe; trong khi nếu nói dối, người ta xem đó là thật, vì thế, trước kia Ta chưa từng nói những điều này. Ta không phải một kẻ phàm phu; thay vào đó, Ta là một Bồ Tát đã tái sinh bởi sức mạnh của các đại nguyện. Trong đời này, Ta cần phải làm lợi lạc lớn lao cho giáo lýchúng sinh nói chung và đặc biệt là những giáo lý của trường phái Cựu Dịch của cách tiếp cận Mật chú bí mật. Bởi hành giả Nyingma thiếu công đức, họ gặp phải nhiều chướng ngại gây hại và bởi những hoàn cảnh nguy ngập nhất định, Ta cũng mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng. Vì những lý do này và nhiều lý do khác, Ta không cảm thấy rằng Ta đã tạo ra nhiều lợi lạc như Ta có lẽ phải.

Tuy nhiên, Ta đã hoàn thành các luận giải và nhiều tác phẩm khác. Ta vốn dự định viết một tổng quan rõ ràng, mở rộng về Trung Quán, nhưng chưa thành công. Tuy nhiên, điều đó cũng không mấy khác biệt. Nếu Ta có thể hoàn thành pho Bản Tính Chân Chính Của Tâm, đó sẽ là một đóng góp bất bộ phái lớn lao với sự trường tồn của giáo lý. Ta băn khoăn liệu Ta có thể hoàn thành, nhưng cho đến hiện tại, vẫn chưa thể làm điều đó.

Trong thời cuối cùng này, những kẻ man rợ từ các quốc gia láng giềng đe dọa sự tồn tại của giáo lý[23]. Vì lý do này và những lý do khác, sẽ là không lợi lạc nếu Ta tái sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu đây là thời kỳ mà những huynh đệ Mindrolling sống, Ta có thể thực sự làm lợi lạc giáo lýchúng sinh đến một mức độ, nhưng thời nay, điều đó thật khó. Vì vậy, Ta không có ý định tái sinh trở lại trong một cõi bất tịnh. Bản tính của Ta là an trụ hoàn toàn trong các cõi thanh tịnh, với vũ điệu vui đùa của những hóa hiện dẫn dắt chúng sinh theo bất cứ cách nào cần thiết nhờ sức mạnh của đại nguyện, không gián đoạn, chừng nào luân hồi còn tiếp tục.

Đây là những cảm nghĩ mà Mipham Rinpoche đã bày tỏ. Vào khoảng ngày Hai mươi hai tháng đó, Ngài nói, “Bởi Ta đã hoàn toàn bình phục khỏi chứng rối loạn thần kinh và các căn bệnh khác, Ta hoàn toàn không cảm thấy đau đớn. Mỗi ngày và đêm, Ta chỉ trải qua các linh kiến Togal khởi lên như là tia sángphạm vi của ánh sáng cầu vồng, các hình tướng giác ngộcõi Tịnh độ”.

Ngài tiếp những đệ tử chí thànhthí chủ vân tập quanh Ngài từ khắp nơi và cầu nguyện cho họ. Đại chúng thúc giục Ngài trụ thế lâu hơn, nói rằng làm vậy sẽ đem đến lợi lạc cho giáo lýchúng sinh, nhưng Ngài đáp rằng, “Ta chắc chắn sẽ không trụ thế, Ta cũng sẽ không tái sinh. Ta dự định đến Shambhala ở phía Bắc”. Vào năm sáu mươi bảy tuổi, trong ngày Hai mươi chín tháng Tư, Saga, của năm Thủy Tý[24], Mipham Rinpoche ngồi chân bắt chéo thả lỏng trong tư thế của một Bồ Tát và với tay trong các thủ ấn thiền địnhPháp thí. Tâm giác ngộ của Ngài an trú trong cõi giới căn bản của sự an bình nguyên sơ không vơi cạn. Nhục thân quý báu của Ngài được đặt trên một giàn thiêu và tất cả những vị có mặt đều nhìn thấy ánh sáng cầu vồng phía trên cùng nhiều dấu hiệu tuyệt vời, tích cực khác. Lama Osel đảm bảo rằng các công việc cần thiết sau khi Mipham Rinpoche viên tịch đều được hoàn tất để hoàn thành những ý định giác ngộ của đạo sư.

Trong các đệ tử chính yếu của vị Pháp chủ này có Dodrup Jigme Tenpe Nyima[25] (người đã nghiên cứu với cả ba hóa thân Văn Thù Sư Lợi), Terton Sogyal, Dzogchen Rinpoche thứ năm, Gemang Tulku, các vị Tulku Rabjam thứ năm và Gyaltsap thứ tư của Tu viện Shechen, Kathok Situ Rinpoche thứ ba[26], Gyatrul Tulku của Tu viện Palyul, Adzom Drukpa, Drupwang Shakya Shri và Ponlop Tulku của Tu viện Ngor. Nói ngắn gọn, từ những Tu viện vĩ đại như Kathok, Palyul, Shechen, Dzogchen, Palpung và Derge, từ những vùng xa xôi như Amdo và Repkong, các đệ tử của Ngài gồm những Tulku vĩ đại, tôn quý từ các trường phái Sakya, Geluk, Kagyu và Nyingma, cũng như các học giả có thể giảng giải toàn bộ những bản văn gốc chính yếu của Phật giáo, chư vị Khenpo giữ gìn ba sự rèn luyện cao hơn, các hành giả Kim Cương thừa với sự xác quyết từ kinh nghiệm trong hai giai đoạn thiền định và những khất sĩ vứt bỏ mọi bận tâm của đời này. Chẳng thể nào tính đếm những vị đã trở thành người kế thừa tâm linh của Ngài thông qua khẩu giác ngộ của Ngài. Những bậc vĩ đại, tôn quý, người là tâm tử của Ngài, đã nỗ lực tinh tấn để mở rộng các hoạt động giác ngộ của đạo sư của họ.

Mặc dù vị Pháp chủ này không nỗ lực để phát lộ Terma đất, đáp lại các nhu cầu đặc biệt, Ngài để lại nhiều chỉ dẫn cốt tủy về các giai đoạn phát triểnhoàn thiện, những tuyển tập nghi thức hành động và v.v. biên soạn chúng như những bộ luận, dù cho chúng tuôn ra từ trong giác tính của Ngài như là những Terma của ý định giác ngộ. Thực sự, Mipham Rinpoche là vị vua giữa các Terton, bởi Ngài đã thành tựu thù thắng, với sự làm chủ kho tàng của cõi giới bao la của ý định giác ngộ sâu xa, điều là oai hùng nhất trong tất cả những Terma như vậy.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

 



[1] Theo Rigpawiki, Nyingma hay trường phái Cựu Dịch của Phật giáo Tây Tạng là tên gọi để chỉ môn đồ của những sự chuyển dịch ban đầu của các giáo lý của Đức Phật sang Tạng ngữ, điều được tiến hành cho đến thời của dịch giả Ấn Độ Smrtijnanakirti vào cuối thế kỷ Mười. Chúng được biết đến là Cựu Dịch hay Ngagyur Nyingma để phân biệt với các trường phái Tân Dịch Sarma, chẳng hạn Kadam, Kagyu, Sakya và cuối cùng là Geluk, thứ tuân theo những sự chuyển dịch sau này được thực hiện từ thời của dịch giả vĩ đại Rinchen Zangpo (958-1055) trở về sau.

[2] Năm Hỏa Ngọ Đực (đầu năm 1846 đến đầu năm 1847).

[3] Một vị Lama xuất thân từ một gia đình mà trong đó có những vị thầy tâm linh trong mỗi thế hệ.

[4] Vùng Dzachukha (nghĩa đen là “bờ Dzachu”) nằm về phía Bắc của Derge. Trước năm 1862, vị thủ lĩnh Nyarong – Gonpo Namgyal đã chinh phục Derge và chuẩn bị xâm chiếm những vùng lãnh thổ về phía Bắc. Danh tiếng của ông ấy đáng sợ đến mức nhiều người chạy xa hơn về phía Bắc, hướng đến Golok. Gonpo Namgyal gây chiến tranh ở nhiều vùng của miền Đông Tây Tạng, bắt đầu vào năm 1837 với những cuộc chạm trán nhỏ với các bộ tộc láng giềng ở Nyarong và lên đỉnh điểm vào năm 1862 với sự xâm chiếm Derge, trung tâm đông dân quan trọng nhất của miền Đông Tây Tạng. Ông ấy bị giết bởi các lực lượng của chính quyền trung ương Tây Tạng vào năm 1865.

[5] Theo Rigpawiki, Tu viện Ganden là Tu viện Geluk vĩ đại do Tổ Je Tsongkhapa thành lập vào năm 1409 và sau đó được lãnh đạo bởi Ganden Tripa – những bậc trì giữ Pháp tòa của Ganden, bắt đầu bằng các đệ tử xuất sắc nhất của Tổ Tsongkhapa – Gyaltsab Darma Rinchen và Khedrup Gelek Palzang. Tu viện này bao gồm hai học viện: Ganden Shartse và Ganden Jangtse.

[7] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[8] Về Đức Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30929/tieu-su-duc-jamgon-kongtrul-yonten-gyatso.

[9] Theo Rigpawiki, Khenpo Pema Vajra hay Khenpo Pema Dorje, Orgyen Chemchok, tức Tulku Kasang Rinpoche thứ nhất (khoảng 1807-1884) là vị Khenpo vĩ đại từ Tu viện Dzogchen. Ngài là đệ tử của Dzogchen Rinpoche thứ tư – Mingyur Namkhe Dorje, Jigme Gyalwe Nyugu, Gyalse Shenphen Thaye, Sengtruk Pema Tashi và nhiều đạo sư uyên bácthành tựu khác và là thầy của Do Khyentse Yeshe Dorje, Dodrup Tenpe Nyima, Jamgon Mipham Rinpoche, Adzom Drukpa và Lerab Lingpa.

[10] Nương tựa vào: (1) giáo lý, chứ không phải vị thầy; (2) ý nghĩa, chứ không phải từ ngữ; (3) ý nghĩa dứt khoát, chứ không phải tạm thời; và (4) giác tính bất tận, chứ không phải thức bình phàm.

[11] Theo giáo lý Đại thừa, đây là những cách thức mà người ta có thể biết các đặc tính của hiện tượng một cách không sai lầm. Chúng gồm: (1) hiểu các đặc tính riêng biệt của hiện tượng một cách chi tiết; (2) hiểu chức năng riêng biệt của hiện tượng; (3) hiểu lời nóithuật ngữ được dùng bởi những kiểu chúng sinh khác nhau để người ta hiểu được các hàm ý của bất kỳ từ ngữ nào mà không nhầm lẫn hay kết hợp sai lầm; và (4) hiểu những giáo lý mà người ta thọ nhận để xua tan nghi ngờ và có khả năng giảng dạy chúng sinh khác một cách tự tin, không do dự hay mơ hồ, để tiêu trừ nghi ngờ của họ.

[12] Theo Rigpawiki, Geshe là từ trong tiếng Tạng tương ứng với Kalyanamitra trong Phạn ngữ, với nghĩa đen là ‘thiện tri thức’. Trong cách dùng phổ biến, đây là danh hiệu dành cho những học giả trong trường phái Geluk của Phật giáo Tây Tạng khi chư vị tốt nghiệp. Cũng có các cấp bậc Geshe khác nhau, cao nhất là Geshe Lharampa.

[13] Theo Rigpawiki, Đức Jamyang Loter Wangpo, tức Thartse Ponlop Loter Wangpo (1847-1914) – một đạo sư Rime Sakya quan trọng của Tu viện Ngor Thartse, người đóng vai trò then chốt trong phong trào Rime. Ngài là một đệ tử của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và một vị thầy của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ngài nổi tiếng về việc kết tập Trích Yếu Mật Điển theo nguồn cảm hứng của bậc thầy – Tổ Jamyang Khyentse Wangpo cũng như xuất bản ấn bản đầu tiên được in của Giải Thích Cho Đệ Tử Cá Nhân trong hệ thống Lamdre của trường phái Sakya, điều trước kia chỉ được truyền miệng và rất ít khi được giữ gìn dưới dạng bản văn viết tay. Ngài Jamyang Loter Wangpo cũng thọ nhận những chỉ dẫn Dzogchen từ Đức Nyoshul Lungtok. Tuyển tập 139 bức thangka Mandala được vẽ cho Trích Yếu Mật Điển được Sonam Gyatso Thartse Khen Rinpoche bảo vệ vào năm 1958 và sau này được phát hành với hơn một ấn bản.

[14] Rất nhiều tác phẩm của Đức Mipham khơi dậy những tranh cãi triết học trong suốt cuộc đời Ngài. Một vài trong số những tác phẩm này bị phản bác bởi các tác giả khác, điều khiến Đức Mipham biên soạn thêm để làm sáng tỏ và phản bác lại.

[15] Theo Rigpawiki, Sakya Pandita Kunga Gyaltsen (1182-1251) – một trong năm trưởng lão Sakya và là cháu trai của Tổ Jetsun Drakpa Gyaltsen. Ngài là một trong những học giả vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Tạng và là một trong ba vị được gọi là Diệu Cát Tường của Tây Tạng. Ngài là bác của Chogyal Pakpa.

[16] Theo Rigpawiki, Shedra là một từ trong Tạng ngữ, nghĩa đen là ‘trung tâm giảng dạy’. Trong các trung tâm Tu viện truyền thống, Shedra là ngôi trường mà chư Tăng và Ni nghiên cứu những bản văn Phật giáo quan trọng nhất, dựa trên các giảng giải của thầy họ hay vị Khenpo.

[17] Đây là những câu từ trong lời cầu nguyện nổi tiếng của Mipham Rinpoche, “Sự Khẩu Truyền Làm Hài Lòng Pháp Vương”.

[18] Các giai đoạn nối tiếp trong trải nghiệm của một người về tính Không, thứ là bản tính chân thật của sự thực.

[19] Tức là, các bộ luận của Ngài được viết và xuất bản theo cách thức thông thường của các luận giải, nhưng chúng được xem là có cùng địa vị với những Terma, mặc dù Đức Mipham không bao giờ “phát lộ” chúng là như vậy.

[20] Năm Thủy Tý Đực (đầu năm 1912 đến đầu năm 1913).

[21] “Kính lễ Văn Thù dũng mãnh!”.

[22] Đà-ra-ni là bộ những thần chú dài.

[23] Điều này dường như chỉ ra rằng Đức Mipham biết trước về sự chiếm đóng của quân đội Cộng sản Trung Quốc, điều xảy ra bốn thập niên sau khi Ngài qua đời. Ngài có lẽ thấy được những cuộc chính biến ở chính Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỷ Hai mươi như là các dấu hiệu của những rắc rối lớn hơn sắp đến.

[24] Năm Thủy Tý Đực (đầu năm 1912 đến đầu năm 1913).

[25] Tức Dodrupchen Rinpoche thứ ba.

[26] Theo Rigpawiki, Kathok Situ Chokyi Gyatso – vị Kathok Situ thứ ba (1880-1923/5) – cháu trai và vị kế thừa tâm linh của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Mipham Rinpoche. Ngài là đạo sư chính yếu của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ngài nổi tiếng với cuốn hướng dẫn hành hương đến trung tâm Tây Tạng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.