Những Giáo Lý Về Chân Ngôn Kim Cương Đạo Sư

03/12/20201:00 SA(Xem: 5204)
Những Giáo Lý Về Chân Ngôn Kim Cương Đạo Sư

NHỮNG GIÁO LÝ VỀ CHÂN NGÔN KIM CƯƠNG ĐẠO SƯ
Garchen Rinpoche giảng ngày 10/3/2020, Arizona, Hoa Kỳ

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Guru-Rinpoche (3)
Om Ah Hung. Đầu tiên, thầy muốn gửi lời chào “Tashi Delek[1]” đến tất cả các đạo hữu của thầy trên khắp thế giới. Chúng ta thật may mắn, bởi chúng ta hiện đang trong tháng [Phật thị hiện] thần thông. Mười lăm ngày đầu tiên của tháng đầu tiên [theo lịch] Tây Tạng kỷ niệm thời gian mà, sau khi đánh bại bốn ma vương, Đức Phật hiển bày nhiều thần thông. Trong tháng này, kết quả của các thiện hạnh được cho là nhân lên một trăm nghìn lần; vì thế, tháng đầu tiên [theo lịch] Tây Tạng rất quan trọng.

Trong thời suy đồi, Phật Thích Ca Mâu Ni đã xuất hiện trực tiếp trong hình tướng của vị Phật thứ nhì, được biết đến là Guru Padmasambhava [Đạo Sư Liên Hoa Sinh] hay Guru Rinpoche. Ngày nay, có một tỷ hóa hiện nữa của Guru Rinpoche – vì thế, có vô số hóa hiện của Guru Rinpoche trên khắp thế giới. Đây là cách mà Đức Phật xuất hiện trước chúng sinh trong thời suy đồi.

Trong thời suy đồi, các phiền não của hữu tình chúng sinh trở nên không bị kiềm chế, điều khiến chúng trở nên khó điều phục. Vì lý do này, Guru Rinpoche đã chuyển Pháp luân Mật thừa và ban những giáo lý về sự tự-giải thoát, điều chỉ ra cách mà những phiền não được tự-giải thoát mà không cần phải bị từ bỏ. Trong Lời Cầu Khẩn Bảy Chương[2] có nói:

‘Vì hữu tình chúng sinh,

Ngài cưỡi trên tia sáng mặt trời rực rỡ quang lâm đến’.

Vì thế, các hóa hiện của Guru Rinpoche được phái đến liên tục, không gián đoạn, xuất hiện mỗi ngày trên khắp thế gian trong nhiều hình tướng như những tia sáng mặt trời. Các hóa hiện của Ngài bảo vệ chúng sinh dù họ có niềm tin với Ngài hay không, bởi tình thương của Đức Phật là giống nhau ngay cả với những chúng sinh chẳng có niềm tin. Dẫu vậy, nếu họ có niềm tin, sức mạnh của ân phước gia trì thậm chí còn lớn lao hơn và sẽ dễ dàng để cảm nhận ân phước gia trì hơn. Đó chỉ là vấn đề thời gian. Tất cả những điều này là lý do khiến trung tâm của chúng ta tổ chức một khóa nhập thất Guru Rinpoche mỗi năm trong tháng [Phật thị hiện] thần thông.

Bởi lịch trình hoằng pháp, thầy đã không thể tham dự khóa nhập thất này mỗi năm. Và năm nay, để bảo vệ sức khỏe của đại chúng và để mọi người không phải chịu đựng nhiều khó khăn, khóa nhập thất Kim Cương Đạo Sư sẽ được tổ chức tại nhà của các con. Vì thế, năm nay, tất cả các trung tâm đã lên kế hoạch tổ chức thực hành thông qua mạng in-tơ-nét.

Do vậy, để tham gia vào khóa nhập thất Kim Cương Đạo Sư từ nhà của mình và đặc biệt tại Tu viện Gar, trước tiên, chúng ta tham gia vào thực hành Tinh Túy Đại Lạc Tâm Thành Tựu (Thugdrub Dechen Nyingpo). Mặc dù có ba nghìn thực hành tâm thành tựu của đạo sư, người ta nói rằng nhờ thực hành chỉ một trong số chúng trong một [Pháp hội] Drubchen, tinh túy của cả ba nghìn thực hành đều được bao trọn. Tuy nhiên, nếu điều này không được hiểu một cách đúng đắn, những nghi ngờ có thể khởi lên.

Các nghi quỹ thường nói về chúng là, “Ta là vị căn bản” hay “Ngài là vị căn bản”. Ví dụ, trong [nghi quỹ] Tinh Túy Đại Lạc Tâm Thành Tựu (Thugdrub Dechen Nyingpo), phần chữ nhỏ nói rằng:

‘Có ba nghìn thực hành tâm thành tựu về Ta, Liên Hoa Sinh, nhưng đây mới là máu tim của tất cả những thực hành này’.

Nhưng bởi thực hành được gọi là Xua Tan Mọi Chướng Ngại (Barche Kunsel) cũng nói điều tương tự về nó, vài người trở nên rối loạn. Họ phát triển nghi ngờ và băn khoăn: “Vậy thì đâu mới tinh túy của tất cả?”.

Nhưng thực sự thì không phải vậy. Điều mà Guru Rinpoche thực sự đang nói đến là, mặc dù có nhiều thực hành tâm thành tựu trên thế gian, tất cả các thực hành tâm hành tựu đều nằm trọn trong một thực hành – giống như Đức Phật nói rằng chỉ trong một vị Phật, tất cả chư Phật ba thời đều trọn vẹn. Thân của một thành viên Tăng đoàn là Tăng, khẩu của Ngài là Pháp linh thiêng và ý của Ngài là Phật; do đó, con phải thấy rằng Tam Bảo ba thời trọn vẹn trong một thành viên Tăng đoàn. Biết điều này tức là hiểu được tri kiến Phật giáo. Nếu không, bởi sự thiếu hiểu biết, sự hiểu sai lầm hay không trọn vẹn, con sẽ xem điều này là tốt và điều khác là xấu hay con sẽ đánh giá các thực hành, nghĩ rằng: “Đây là truyền thống Mật thừa mới (Sarma/Tân Dịch) và đấy là truyền thống Mật thừa cũ (Nyingma/Cựu Dịch)” và v.v. Nhưng suy nghĩ như vậy khiến niềm tin và những khả năng của con – cũng như tiềm năng được giải thoát của con – bị ghìm lại. Tâm bị trói buộc hoặc nó được tự do và bất cứ điều gì ghìm con lại là trói buộc. Và khi con bị trói buộc, tâm con không thoải mái.

Những ý nghĩ “đây là cách nó là” và “đây không phải cách nó là” sẽ trói buộc con lại. Bởi vậy, con cần nghĩ rằng: “Phật Pháp là một: Tất cả chư Phật, bao gồm cả Guru Rinpoche và Phật Thích Ca Mâu Ni, đều giống nhau. Hơn thế nữa, tất cả chư Phật ba thời là một trong nỗ lực đem đến lợi lạchạnh phúc cho tất cả hữu tình chúng sinh. Không có Tam Bảo nào khác ngoài điều đó”. Niềm tin không phân biệttri kiến thanh tịnh không phân biệt sẽ khởi lên từ việc nghĩ như vậy. Và Đức Phật vốn đã nói rằng:

‘Tất cả hữu tình chúng sinh là Phật.

Họ chỉ bị che lấp bởi những lỗi lầm tạm thời’.

Vì thế, tất cả hữu tình chúng sinh vốn sở hữu Phật tính; do vậy, không một hữu tình chúng sinh bình phàm, thực sự nào tồn tại. Vậy Mật thừa nói gì về điều này? Mật thừa nói rằng:

‘Vũ trụ và chúng sinhcõi giới vô tận của sự thanh tịnh’.

Không có sự khác biệt nhỏ nhất nào giữa những lời này với lời của Đức Phật. Mọi thứ vốn thanh tịnh cố hữu ở nền tảng: Dzogchen (Đại Viên Mãn) gọi đó là “thanh tịnh từ đầu” trong khi Mahamudra (Đại Thủ Ấn) nhắc đến là “thanh tịnh nguyên sơ”. Dù theo cách nào, sự thanh tịnh này là tính Không và nếu con hiểu điều này, con hiểu được tri kiến Phật giáo. Theo chân lý tương đối, dù mọi thứ thanh tịnh, con vẫn cần từ bỏ bám chấp nhị nguyên vào bản thânchúng sinh khác. Con vẫn cần từ bỏ các cảm xúc phiền não của mình. Và ma quỷ chấp ngã này, sự bám chấp vào cái ngã tồn tại thực sự này, được điều phục bởi tâm vị tha. Mục đích của mọi nghi quỹ chính là điều này.

Mặc dù có nghi quỹ [đạo sư] khác từ Kho Tàng Phương Bắc, Tinh Túy Đại Lạc Tâm Thành Tựu (Thugdrub Dechen Nyingpo), điều được thực hành trong Tu viện của chúng ta, là một Terma của Tổ Lho Nuden Dorje. Nhưng, như đã tuyên bố, mặc dù có nhiều nghi quỹ đạo sư khác nhau, tất cả các nghi quỹ đạo sư thực sự là những nghi quỹ của một đạo sư. Vì vậy, con cần nghĩ về những nghi quỹ khác nhau như là một đạo sư mặc các y phục khác nhau hay đội những chiếc mũ khác nhau.

Về khóa nhập thất này, có một chỉ dẫn mới và quan trọng. Trì Minh Nuden Dorje đã thực sự du hành đến cõi Tịnh độ Núi Huy Hoàng Màu Đồng và khi Ngài thọ nhận những giáo lý về tâm thành tựu ở đó, Ngài nghe thấy âm thanh của kèn Gyaling. Và âm thanh của kèn Gyaling đó hiện được thổi ở tất cả các Tu viện Drikung của chúng ta. Sau này, Ngài nói rằng: “Ta đã nghe thấy như vậy ở Núi Huy Hoàng Màu Đồng”. Bây giờ, chúng ta sẽ ghi lại tiếng kèn Gyaling này, nhưng tay của thầy, một ông lão, không khéo lắm. Dẫu vậy, để dòng truyền thừa không gián đoạn, tiếng kèn Gyaling này được ghi lại – dù cho thầy không chắc là thầy có làm tốt hay không. Dù sao, Trì Minh Nuden Dorje nói rằng kèn Gyaling được chơi như vậy tại Núi Huy Hoàng Màu Đồng và theo cách này, nó được truyền lại cho các đệ tử. Giống như vậy, nó sẽ được phổ biến để mọi người có thể nghe. Tên của tiếng kèn này là Núi Huy Hoàng Màu Đồng và ngày nay, một vài tu sĩ mới hơn cũng thổi kèn như vậy, mặc dù họ thường không biết tên và họ thổi theo đủ mọi cách.

Chân ngôn Kim Cương Đạo Sư cũng có một giai điệu để tụng cùng với tiếng kèn Gyaling. Về giai điệu của Chân ngôn Kim Cương Đạo Sư nói chung, nó được trì tụng theo nhiều cách khác nhau trên khắp thế giới. Dù thế nào, giai điệu Chân ngôn theo nghi quỹ này của Tổ Lho Nuden Dorje là như sau. Hãy nghĩ rằng đây là cách mà Chân ngôn này được tụng ở cõi Tịnh độ Núi Huy Hoàng Màu Đồng, mặc dù thầy vốn đã lớn tuổi, giọng của thầy không được hay nữa. Thầy xin lỗi về điều đó! Nhưng thầy sẽ tụng tốt nhất có thể. Guru Rinpoche dạy về những lợi lạc của việc trì tụng Chân ngôn bằng giai điệu. Người ta nói rằng:

‘Lợi lạc hơn nhiều khi tụng chú chậm rãi theo giai điệu so với tụng nhiều Chân ngôn thật nhanh’.

Người ta cũng nói rằng:

‘Tụng các Chân ngôn một cách thanh tịnh tạo ra trăm sự khác biệt.

Tụng chúng theo giai điệu tạo ra trăm nghìn sự khác biệt’.

Do vậy, tụng chú theo giai điệu giúp nhân lên sức mạnh của Chân ngôn. Và tại sao sức mạnh lại được nhân lên? Bởi ân phước gia trì thâm nhập dòng tâm thức con sẽ lớn tùy theo mức độ mà con tập trung vào ý nghĩa của từng từ trong Chân ngôn. Vài người nghĩ về số lượng Chân ngôn được tích lũydĩ nhiên, có lợi lạc đến từ việc tích lũy nhiều biến Chân ngôn. Tuy nhiên, người ta nói rằng:

‘Sự trì tụng cần không quá nhanh cũng không quá chậm, không quá mạnh cũng không quá nhẹ.

Các yếu tố của mỗi âm tiết cần được phát âm không chút suy giảm’.

Vì vậy, quan trọng nhất trong việc trì tụng Chân ngôn hay bất kỳ trì tụng nào khác là các yếu tố của mỗi âm tiết được phát âm không chút suy giảm.

Phát âm không chút suy giảm có các phẩm tính bên ngoài, bên trong và bí mật. Phẩm tính bên ngoài là nó tốt cho sức khỏe vật lý của con. Bằng cách cử động lưỡi, các bệnh tật liên quan đến dạ dày của con sẽ được chữa lành và sự tuần hoàn máu qua các tĩnh mạch được thúc đẩy. Điều này xảy ra là bởi, khi con cử động lưỡi, toàn bộ thân thể, bao gồm cả dạ dày, trở nên được kích thích. Đây là phẩm tính bên ngoài của âm thanh thanh tịnh.

Về phẩm tính bên trong, nhờ tụng theo giai điệu, con quán chiếu về ý nghĩa của sự trì tụng; vì thế, con kết nối với trí tuệ của tất cả chư Phật. Hơn thế nữa, con kết nối với lòng bi của chư vị và con cũng quán chiếu về các phẩm tính của chư vị khi trì tụng. Do đó, trì tụng tạo ra khác biệt to lớn đối với việc con khởi niềm tin và lòng sùng mộ. Vì lẽ đó, đây là phẩm tính bên trong của giai điệu.

Về phẩm tính bí mật của BENDZA GURU PEMA SIDDHI HUNG, hai từ “Chân ngôn Bí mật” rất ý nghĩa. Và phẩm tính bí mật là gì? “BENDZA” nghĩa là kim cương. Về ý nghĩa của kim cương, đây không phải là chày kim cương làm từ đồng hay vàng – thay vào đó, nó là kim cương rốt ráo, tức tính Không. Còn về PEMA SIDDHI HUNG, PEMA hay liên hoa đại diện cho điều gì? Nó biểu tượng rằng, mặc dù sen mọc lên từ bùn, bên trong nó vẫn chẳng bị vấy bẩn bởi bùn. Giống như vậy, mặc dù chư Yogin sống trong luân hồi, chư vị chẳng bị vấy bẩn bởi bám chấp luân hồi. Chư vị thoát khỏi bám chấp; do vậy, hoa senbiểu tượng của việc thoát bám chấp. Tựu trung lại, nó nghĩa là “Kim cương rốt ráo, tức tính Không, xin ban thành tựu của sự tự do thoát khỏi tham luyến bám chấp!”.

Bám chấp rốt ráo là bám chấp vào ngã. Đây là cái ngã bám chấp vào sự tồn tại cố hữu của chính nó, nghĩ rằng: “Tôi tồn tại”. Tại sao chúng ta bám chấp vào “cái tôi” này? Bởi nhận thức nhị nguyên về bản thânchúng sinh khác của chúng ta. Bản tính chân thật của tâm giống như hư không, trong đó chẳng có nhị nguyên – đây là chân lý rốt ráo. Vậy tại sao lại có nhị nguyên? Nó khởi lên bởi nhận thức nhị nguyên về bản thânchúng sinh khác, bởi bám chấp vào sự tồn tại rắc chắc và các cấu trúc quan niệm. Lời Nguyện Phổ Hiền nói rằng nhiều dấu ấn thô lậu và vi tế của chúng ta phát triển mạnh mẽ hơn ngày và đêm: Đây là điều tạo ra luân hồi. Thế giới bên ngoài được tạo ra bởi cộng nghiệp, trong khi hữu tình chúng sinh bên trong trong sáu cõi luân hồi được tạo ra bởi nghiệp cá nhân của mỗi chúng sinh. Vì thế, hữu tình chúng sinh là sự hiển bày của các cảm xúc phiền não của chính họ.

Đức Jigten Sumgon nói rằng:

‘Nhân và quả là sự hiển bày tự nhiên

Của các ý nghĩ theo từng khoảnh khắc’.

Nhân và quả là gì? Kim cương rốt ráotính Không, tức là sự bảo vệ rốt ráo khỏi nhân. Và kim cương rốt ráo, tức tính Không là gì? “Vajra” nghĩa là nó có thể phá hủy mọi thứ: Nó phá hủy mọi thứ, nhưng chẳng gì có thể phá hủy nó. “Tính Không” nghĩa là thoát khỏi chấp ngã, thoát khỏi bản thânchúng sinh khác. Hiểu rằng bản thânchúng sinh khác là bất nhị – đó là tính Không. Chúng ta có thể nói về tính Không bên ngoài, tính Không bên trong, mười tám tính Không, nhưng nếu con không làm trống rỗng chấp ngã, con chẳng thể làm trống rỗng thứ gì.

Khi con làm trống rỗng chấp ngã, chẳng còn gì khác: Những thứ khác sẽ tự nhiên biến mất. Tâm trở nên giống như hư không và không ai có thể lay chuyển hay làm thay đổi hư không. Hư không không bị ngăn cản bên trong nó; từ chính nó, chẳng có gì không được ôm trọn bởi hư không, bởi tính Không. Do đó,

‘Kim cương rốt ráotính Khôngphá hủy bám chấp nhị nguyên!

Xin giúp con có thể phá hủy bám chấp nhị nguyên!’

Cuối cùng, SIDDHI HUNG nghĩa là “Ban thành tựu”. Vì thế, đây là ý nghĩa của Chân ngôn Kim Cương Đạo Sưý nghĩa này vô cùng sâu xa.

Đây là ý nghĩa của Chân ngôn BENDZA GURU PEMA SIDDHI HUNG. Về BENDZA GURU: BENDZA là kim cương và Guru là đạo sư. Vậy điều gì kết nối giữa đạo sư và kim cương? Thân của đạo sư là thân người nhưng điều được nhắc đến ở đây là ý của Ngài. Và ý của đạo sưtính Không. Người ta nói rằng nếu không có bám chấp nhị nguyên vào ngã và tha, đó là tính Không. Và khi chứng ngộ tính Không, con hiểu rằng trong tâm, ngã và tha là bất nhị. Đây là sự chứng ngộ tính Khôngtính Khôngvị đạorốt ráo. Vì thế, đạo sư thực sự là kim cương, tức là tâm.

Thân là đạo sư. Thân của đạo sưHóa thân, khẩu của đạo sưBáo thân – bởi Ngài chỉ ra ý nghĩa của Chân ngôn Bí mật – và ý là Pháp thân, điều tức là ý của đạo sư và ý của con – đệ tử thoát khỏi ngã và tha. Đức Jigten Sumgon nói rằng nhận ra điều này tức là thấy rằng đạo sư, tâm con và Đức Phật là một. Ngài nói rằng:

‘Ta, một Yogin, đã chứng ngộ rằng đạo sư, tâm Ta và Phật là giống nhau.

Do vậy, Ta chẳng cần lòng sùng mộ tạo tác.

Nhưng cho đến khi hiểu được điều này, cho đến khi con biết rằng đạo sư và tâm con là bất khả phân,

con phải bước đi trên con đường của lòng sùng mộ tạo tác’.

Về kiến thức rằng đạo sư và tâm con là bất khả phân, khi con thấy rằng: “Chẳng có ngã và tha” thì con cũng nhận ra rằng con và đạo sư là bất khả phân. Nhưng cho đến khi con hiểu điều này, theo chân lý tương đối, con phải duy trì một sự liên tục của tình yêu thươnglòng bi mẫn. Vì thế, bất cứ thực hành nào mà con tham gia, nó cần có bản tính của tình yêu thươnglòng bi mẫn, bởi tình yêu thươnglòng bi mẫn giống như mặt trời còn chấp ngã, thứ giống như băng, phải tan chảy.

Điều này vận hành ra sao? Chấp ngã giống như băng và chư Phật giống như một đại dương; vì thế, băng phải tan chảy. Hãy nghĩ về nó: Băng là nước hay nó là đá? Đức Phật nói rằng ban đầu,

‘Hữu tình chúng sinh thực sự là những vị Phật.

Họ chỉ bị che lấp bởi những lỗi lầm tạm thời’.

Nhưng mặc dù hữu tình chúng sinh là những vị Phật, họ vẫn đau khổ trong các hình tướng khác nhau của họ trong sáu cõi của luân hồi. Họ giống như băng và băng giống như đá. Hãy nghĩ về điều này thật kỹ. Băng giống như đá. Nếu con dùng nó đập vào đầu ai đó, họ sẽ chảy máu, đúng vậy không?

Làm sao mà những chúng sinh lại trở nên như vậy, giống như băng hay đá? Điều đó là bởi nhận thức nhị nguyên về ngã và tha – chủ yếu là bởi suy nghĩ rằng “Tôi tồn tại” – mà chúng ta bị trói buộc. Vì vậy, khi chúng ta nói về việc không có ngã, đừng nói về ai đó khác rằng, “Ồ, anh ấy có chấp ngã, anh ấy có những cảm xúc phiền não”. Thay vào đó, con cần nhận ra chấp ngã của bản thân – bởi khi nhận thức của con về một cái ngã sụp đổ, khi ấy, con cũng có thể làm tan chảy những thứ khác. Ví dụ, nếu con làm tan chảy một khối băng bằng nước nóng, nước nóng đó có thể làm tan chảy mọi khối băng. Nếu không, con có thể tìm thấy lỗi trong hữu tình chúng sinh, nghĩ rằng: “Ồ, những hữu tình chúng sinh này của thời suy đồi thật phiền não”. Một người nhận thấy các hữu tình chúng sinh tức là đang nhận thấy một sự nhị nguyên giữa bản thânchúng sinh khác: Một người như vậy chưa hiểu rằng hữu tình chúng sinh không thực sự tồn tại. Người này không thể làm tan chảy chúng sinh khác, bởi chỉ người hiểu rằng ngã và tha không phải là nhị nguyên mới có thể làm tan chảy mọi hữu tình chúng sinh.

Vì thế, thân là Hóa thân, khẩu là Báo thân và ý là Pháp thân; và trong ý của đạo sư, chẳng có bám chấp nhị nguyên. Do vậy, khi con nhận ra sự bất nhị này, đấy là Tự Tính Thân: “Ồ, đây là tâm và chẳng có gì khác”.

Je Jamgon Kongtrul Rinpoche[3] nói rằng:

‘Tâm ta là Phật, nhưng ta chẳng bao giờ nhận ra điều này.

Các ý nghĩ lan man là Pháp thân, nhưng ta không nhận ra điều này.

Đây là trạng thái tự nhiên, nội tại, không tạo tác, nhưng ta không thể tuân theo điều này.

Đó là cách mà vạn pháp thực sự là trong trạng thái tự nhiên của chúng, nhưng ta chẳng xác quyết điều này’.

Cách thức mà vạn pháp thực sự ở trong trạng thái tự nhiên của chúng là Phổ Hiền Như Lai, là Pháp thân, là Kim Cương Trì. Khi con hiểu điều này, con hiểu rằng Chân ngôn Kim Cương Đạo Sưtâm yếu của tất cả Chân ngôn. Nó quý báu đến vậy. Như thế, con tụng Chân ngôn này bằng giai điệu.

Nói chung, có những Chân ngôn và cũng có những trường chú hay đà-ra-ni. Đây là một Chân ngôn; vì thế, con phải nghĩ rằng nhờ trì tụng Chân ngôn này, con đang trì tụng tất cả các câu chú, rằng nhờ thực hành một Bổn tôn, con đang thực hành tất cả Bổn tôn và rằng nhờ đi theo một đạo sư, con đang đi theo tất cả đạo sư. Do đó, hãy tụng Chân ngôn này bằng giai điệu, giai điệu Chân ngônTrì Minh Nuden Dorje thực sự nghe được khi Ngài đến Núi Huy Hoàng Màu Đồng. Ngài nói rằng đây là giai điệu mà Ngài nghe thấy ở Núi Huy Hoàng Màu Đồng và dù giọng thầy không tốt lắm, bởi các đạo hữu của thầy dành cho thầy tình yêu thương lớn lao, thầy, một ông lão, hôm nay sẽ dạy các con giai điệu này. Và khi con tụng theo giai điệu này, hãy tưởng tượng rằng toàn bộ hư không đều được ôm trọn bởi Phật và rằng mọi chúng sinh trong vũ trụ là chư Không Hành nam và nữ: Tất cả nam là Không Hành và tất cả nữ là Không Hành nữ. Tất cả nam là Quán Thế Âm và tất cả nữ là Độ Mẫu Tara – hãy nghĩ theo cách này.

Đức Phật nói rằng “Chúng sinh chỉ bị che lấp bởi những lỗi lầm tạm thời”. Do vậy, hãy nghĩ rằng mọi hữu tình chúng sinh đều sở hữu nguyên nhân của Phật quả: Sau đấy sẽ chẳng có sự phân chia. Hãy tụng chú trong trạng thái của “hình ảnh, âm thanhý nghĩ thanh tịnh” như truyền thống Mật thừa cổ xưa thường gọi.

[Rinpoche tụng chú ở đây.]

Như thế, bây giờ, ở nhà của chính con, bất kể con ở đâu trên thế giới, hãy tham gia trì tụng Chân ngôn trong bất cứ khoảng thời gian nào mà con có, dù đó là năm phút, mười phút hay chỉ một khoảnh khắc. Hãy nghĩ rằng vũ trụ ngập tràn chư Không Hành nam, Không Hành nữ, chư Phật và Bồ Tát và rằng Ngài, tâm yếu của tất cả chư vị – nhiếp chính của chư vị – Guru Rinpoche đang an trụ trong thân tướng to lớn trong hư không. Nếu con có niềm tin với Phật Thích Ca Mâu Ni, hãy biết rằng chẳng có khác biệt dù nhỏ nhất giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và Guru Rinpoche: Chỉ hình tướng bên ngoài là khác biệt. Về tâm bên trong của chư vị, người ta nói rằng:

‘Tất cả chư Phật là một

trong cõi giới của giác tính nguyên sơ’.

Đức Jigten Sumgon nói rằng:

‘Ở cấp độ Phật quả,

không có sự phân chia giữa hai chân lý’.

Tất cả chư Phật đều giống nhau. Và điều đó cũng đúng với những đạo sư: Chỉ hình tướng bên ngoài của chư vị là tách biệt. Tâm bên trong của chư vị – tâm chỉ mong muốn làm lợi lạc chúng sinh khác, tâm của Bồ đề tâm – là giống nhau. Lời Cầu Khẩn Bảy Chương Đến Guru Rinpoche, điều rất phổ biến, nói về những hình ảnh, âm thanhý nghĩ thanh tịnh này:

‘Ngoài và trong, vũ trụ và mọi chúng sinhvạn pháp – trong khi vẫn thấy chúng,

mặc dù chúng xuất hiện, duy trì không bám chấp vào ngã.

Sự tự do thoát khỏi nhị nguyên chủ thể-đối tượng này

chính là hình tướng của vị Tôn, sáng tỏ và rỗng rang.

Con cầu khẩn đến đạo sư này – tự giải thoát ham muốn!

Hãy làm điều này với mọi điều con nghe:

Mọi âm thanh, được bám chấp là ngọt ngào hay cay nghiệt, trong khi nghe thấy chúng,

duy trì là rỗng rang mà không có ý niệm sau đó.

Âm thanh rỗng rang này, không khởi đầu và không kết thúc,

là khẩu của những Đấng Chiến Thắng.

Con cầu khẩn đến âm thanh rỗng rang này, khẩu của tất cả chư Phật!

Hãy làm điều này với mọi điều khuấy động trong tâm:

Bất kỳ ý nghĩcảm xúc phiền não của năm độc khởi lên,

đừng mời gọi chúng, đừng đuổi theo, đừng để tâm chế tạo và tạo tác:

Đơn giản để chúng ổn định trong trạng thái của sự khởi lên của chúng,

giải thoát vào Pháp thân.

Con cầu khẩn đến đạo sư này – sự giải thoát tự nhiên của giác tính cố hữu!’

Bốn Sự Áp Dụng Chính Niệm [Tứ Niệm Xứ], được giảng dạy trong con đường Kinh thừa, có một kết nối lớn lao với điều này. Sự áp dụng đầu tiên là “Đừng bám chấp vào thân con”, điều là sự áp dụng chính niệm của thân. Sau đấy, “Đừng quan niệm hóa điều con thấy. Đừng bám chấp vào âm thanh con nghe”, điều là sự áp dụng chính niệm cho những cảm xúc. Sau đấy, nó nói rằng, “Trong tâm con, đừng đi theo những ý nghĩ của con”, điều là sự áp dụng của chính niệm của tâm. Sau đó có sự áp dụng chính niệm của các hiện tượng, điều là chính niệm rằng mọi hiện tượng của luân hồiNiết Bàn được tạo ra bởi các ý nghĩ.

Vô minh liên quan đến các quan niệm của luân hồiNiết Bàn xuất hiện bởi tâm lan man. Khi con nghỉ ngơi bình thản trong bốn sự áp dụng chính niệm này, “Mọi đối tượng, thứ xuất hiện như là bên ngoài, là thanh tịnh”. Vì thế, đừng nghĩ chút nào về các đối tượng xuất hiện bên ngoài; sau đó, khi con nhìn vào tâm, bất cứ điều gì xuất hiện sẽ xuất hiện như một hình bóng trên gương. Đây là trí tuệ như gương. Lời Cầu Khẩn Bảy Chương Đến Guru Rinpoche nói rằng:

‘Nguyện tâm bám chấp bên trong được giải thoát!’

Khi điều này xảy ra, bất cứ thứ gì xuất hiện trên gương sẽ không làm vấy bẩn hay làm hại chiếc gương. Ví dụ, chừng nào mà vị Yogin không bám chấp vào âm thanh, chỉ nghe thấy điều gì đó cũng chẳng làm hại vị ấy. Hơn thế nữa, nếu vị ấy thấy người khác và không bám chấp vào họ, cũng sẽ chẳng có tổn hại. Và phương pháp để không bám chấp là gì? Hãy nhìn vào tâm con: Bất cứ thứ gì xuất hiện trong tâm con xuất hiện giống như trên chiếc gương. Và khi con cứ nhìn vào tâm rõ ràng và rỗng rang một cách trực tiếp, các hình tướng sẽ tự nhiên xuất hiện như thể không có bất kỳ sự tồn tại cố hữu nào trong cõi giới kim cương nguyên sơ. Vì thế, bởi các hình tướng không tồn tại cố hữu, cho rằng chúng thực sự tồn tạimê lầm.

Vì thế, đã hiểu về nhân quả, hãy quán chiếu nhiều lần về lẽ vô thường của vạn pháp hữu vi. Đừng cố tình bám chấp vào sự tồn tại thực sự của thứ gì đó không thực sự tồn tại. Khoảnh khắc con nghĩ về thứ gì đó, hãy nhớ rằng: “Thứ này không tồn tại cố hữu. Nó chỉ như một ảo ảnh. Mặc dù hiện giờ tôi có thể thấy nó, lúc sau, nó biến mất”. Khi con hiểu được bản tính hư huyễn của vạn pháp, con sẽ có thể nhận tịnh quang của chính con trong Bardo; sau đó, tâm sẽ an trú trong trạng thái tự nhiên của nó, giống như hư không. Vì vậy, con sẽ nhận ra tịnh quang trong Bardo nếu con không bám chấp vào bất kỳ hình tướng hay âm thanh bên ngoài nào và thay vào đó, con tiếp tục nhìn vào trong, vào tâm con – tâm sáng tỏ và rỗng rang như hư không.

Như thầy đã nhắc đến trước đó, các kinh văn và lý luận nhắc đến điều này như là tri kiến của Trung Đạo; điều đó nghĩa là khi con thiền định, không có thứ gì để thực sự thiền định về. Tri kiến Trung Đạo này là gì? Khi con nhìn vào bản tính của tâm con, tâm con là gì? Chỉ có một giác tính duy nhất, thứ biết về bản tính của tâm; vì thế, nếu con luôn luôn duy trì trong chính giác tính này, nó trở nên giống như hư không. Đó là ý nghĩa của hiện diện trong bản tính thực sự của tâm: Nó là duy trì hiện diện chính niệm trong bản tính chân thậtthanh tịnh của tâm con. Đó là điều mà chúng ta gọi là “thiền định”. Điều đó không phải là mang một tư thế thiền định bên ngoài mọi lúc mà thay vào đó, là luôn duy trì trong diện mạo chân thật của trạng thái tự nhiên thanh tịnh của tâm. Sau đó, một cách tự nhiên, con sẽ tự nhiên không đóng băng và băng sẽ tan chảy. Do đó, có câu nói rằng: “Con cầu khẩn đến đạo sư này – sự giải thoát tự nhiên của giác tính cố hữu!”.

Sau đấy, Lời Cầu Khẩn Bảy Chương Đến Guru Rinpoche có nói:

‘Nhờ tự nhận thức về tịnh quang trong Bardo,

cầu mong lòng bi của tất cả Thiện Thệ gia trì con bằng sự tự-giải thoát’.

Mọi người trước tiên cần giải thoát bản thân họ; chỉ khi con giải thoát bản thân thì con mới có thể giải thoát chúng sinh khác. Sự giải thoát nghĩa là thoát khỏi bám chấp nhị nguyên hay ý nghĩ rằng ngã và tha tồn tại. Suy nghĩ này là sai lầm bởi chẳng có ngã và tha trong tâm. Chỉ trong các thân mới có nhị nguyên: Nó giống như một cái cây với nhiều cành, trong đó, các cành giống như những hiện tượng trong luân hồi. Hãy suy nghĩ theo cách này.

Trong trích dẫn trên, “tự nhận thức về tịnh quang” liên quan đến hình ảnh, âm thanhý nghĩ thanh tịnh. Mọi hình tướng là vị Tôn và mọi âm thanhChân ngôn. Các hình tướng rỗng rang là vị Tôn, các âm thanh rỗng rang là Chân ngôngiác tính rỗng rang là kim cương của tâm. Khi các âm thanhhình tướng bên ngoài trở nên rỗng rang, giác tính trở nên rỗng rang: Giác tính rỗng rang, kim cương của tâm.

Giác tính (Rik) nghĩa là biết rõ ràng về tâm của chính con. Và giác tính sáng tỏ là thứ biết chính nó. Trong bản tính này, ngã và tha, luân hồiNiết Bàn – chẳng gì thực sự tồn tại; chúng đều rỗng rang. Điều này được nhắc đến như là “trí tuệ nguyên sơ trần trụi của giác tính rỗng rang”. Hàng triệu vị Phật là một và giống nhau trong trí tuệ nguyên sơ. Do vậy, người ta nói rằng “Trong cõi giới của trí tuệ nguyên sơ, tất cả chư Phật là một”. Đó là kim cương của tâm: Giác tính rỗng rang. “Trong cõi giới của trí tuệ nguyên sơ, tất cả chư Phật là một” – đây là ý nghĩa của trí tuệ nguyên sơ.

Je Milarepa nói rằng:

‘Ta chẳng thấy thức. Ta thấy trí tuệ nguyên sơ’.

Khi hiểu về thức, Ngài nói:

‘Ta chẳng thấy hữu tình chúng sinh. Ta thấy chư Phật’.

Tổ Milarepa thấy hữu tình chúng sinh là Phật bằng cách nào? Không có ai mà không có thức và bởi họ có thức, khi họ hiểu được tinh túy của thức, đó Phật. Đó là vị tạo ra mọi hạnh phúc và khổ đau. Đó là vị có thể vứt bỏ tất cả. Điều này rất quan trọng, hỡi các đạo hữu.

Sau đấy, hãy thiền định bất kể bao nhiêu thời gian mà con có, dù đó chỉ là năm hay mười phút. Không có nhập thất tách biệt của thân và khẩu; con có thể thực hành bất kỳ lúc nào, ngày hay đêm. Ban đêm, hãy thiền định – thậm chí nếu con chỉ ngồi và thiền định trong một phút. Đó là kim cương của tâm: Giác tính rỗng rang. Sau khi trì tụng Chân ngôn, hãy thiền định về sự bất khả phân giữa tâm của đạo sư với tâm con. Như Đức Jigten Sumgon từng nói:

‘Ta, vị Yogin, nhận ra rằng đạo sư, tâm Ta và Phật là giống hệt.

Do đó, Ta chẳng cần lòng sùng mộ tạo tác’.

Vì thế, hãy thiền định theo cách này, hỡi các đạo hữu.

Nhiều người muốn đến đây, nhưng họ không thể [làm vậy] bởi các biện pháp hiện tại mà đất nước đặt ra vì sự an lành của dân chúng. Và thực sự, như vậy thì tốt hơn. Chính thân là thứ đến nơi này, nhưng thật không tốt khi xem thân là quan trọng hơn cả. Con cần xem tâm là quan trọng hơn cả, bởi chính với tâm này, chúng ta thấy các hình tướng và nghe các âm thanh. Tâm thực sự giống như năng lượng điện. Mặc dù có một trăm điện thoại, chúng đều được cấp điện bằng cùng năng lượng điện; giống như vậy, nếu trong tâm, các con nghĩ về nhau với tình yêu thươnglòng bi mẫn, con đã thiết lập một kết nối với nhau. Đó là tình yêu thương và sự tin tưởngtinh túy của niềm tin chính là yêu thươngtin tưởng. Nếu con có chúng thì chẳng có khoảng cách. Khi ấy, chúng ta sẽ chẳng bao giờ tách rời – dù trong đời này, đời sau hay trong Bardo.

Chẳng có nơi nào để đi khi mà không có không gian: Mọi chuyện như vậy đấy! Do đó, “Gia trì để con chẳng bao giờ tách rời đạo sư!”. Khi con nhận ra bản tính của tâm, con chẳng bao giờ tách rời đạo sư, ngay cả khi con muốn vậy. Trong thực hành Đại Uy Đức Kim Cương có nói:

‘Con kính lễ từ trong trạng thái chẳng có gặp gỡ và chia ly – lễ lạy rốt ráo.

Sự hiển bày tự nhiên của trí tuệ nguyên sơ là sự cúng dường của con’.

Các con, những vị thực hành Đại Uy Đức Kim Cương, hãy nhớ ý nghĩa của những lời này một cách rõ ràngtham gia vào thực hành. Thực sự, hiện tại là cơ hội tốt nhất để thực hành và nó cũng là một cách để chúng ta trưởng dưỡng lòng bi mẫn dành cho hữu tình chúng sinh. Nhiều người trên thế giới đang mất đi của cảitrải qua nhiều kiểu khổ đau.

Vì thế, hãy nghĩ về khổ đau trên thế gian này và khởi lên lòng bi mẫn. Hiện tại là lúc mà chúng ta cần trưởng dưỡng lòng bi. Nhờ lấy ví dụ là khổ đau của bản thân, thực sự hãy nghĩ về khổ đau của chúng sinh khác; hãy nghĩ rằng khắp thế giới đang trải qua kiểu khổ đau này. Đừng chỉ nghĩ về khổ đau của riêng con.

Nhờ Giáo Pháp linh thiêng, chúng ta có thể chuyển hóa mọi lỗi lầm thành phẩm tính tích cực. Và hiện nay, một cách tạm thời, chúng ta có thể chuyển hóa bệnh dịch thành một phẩm tính tích cực bằng cách nghĩ rằng: “Đây là cơ hội tuyệt vời để thực hành, một cơ hội tuyệt vời để trưởng dưỡng lòng bi”. Học sinh có cơ hội để học hỏi và có thêm kiến thứcbản thân con có cơ hội ở nhà. Nếu con nghĩ về điều này như một cơ hội xuất sắc, tâm con trở nên hạnh phúc. Và khi nội tâm trở nên hạnh phúc, bệnh tật bên ngoài sẽ được chữa lành. Vì thế, theo cách này, tất cả tham gia vào thực hành nhập thất Chân ngôn Kim Cương Đạo Sư. Con cần nghĩ rằng tâm chúng ta ở bên nhau, bởi tâm là bất nhị. Do đó, “Con kính lễ từ trong trạng thái chẳng có gặp gỡ và chia ly – lễ lạy rốt ráo”. Nếu con biết rằng chúng ta chẳng có gặp gỡ và chia ly, con biết rằng đạo sư và tâm con là một.

Con cũng nên thỉnh nhiều Kinh luân. Thiện hạnh của thân, khẩu và ý viên mãn trong con khi con quay một Kinh luân. Nó là một món cúng dường liên tục lên chư Phật, một sự đạt được các thành tựu (Siddhi) liên tục cho bản thân con và một sự tịnh hóa liên tục các che chướng của hữu tình chúng sinh. Đó là ba sự liên tục.

Guru Rinpoche nói rằng:

‘Định này thật sâu xa’.

Trên thế giới này, chẳng có thứ gì đã khởi đầu, chẳng có thứ gì đang khởi đầu và chẳng có thứ gì sẽ khởi đầu trong tương lai.

Hơn thế nữa, những lợi lạc của việc quán tưởng vòng Chân ngôn cũng khởi lên từ việc quay một Kinh luân. Nó kết hợp thiện hạnh của thân, khẩu và ý thành một và thật dễ làm nhưng vô cùng ý nghĩa. Do vậy, chẳng có gì quan trọng hơn việc quay một Kinh luân. Đó là lời khuyên tâm yếu của thầy. Giải thoát nhờ nhìn ngắm cũng là một sự bảo hộ vĩ đại – đó là một sự bảo hộ thù thắng. Hãy dùng kem từ Kinh luân Gyanagma nữa và hãy dùng những viên thuốc gia trì Mani. Rất nhiều lời chúc Tashi Delek!

 

Ina Bieler chuyển dịch Tạng-Anh; Dan Clarke hiệu đính tháng 3/2020.

Nguồn Anh ngữ: Teachings on the Vajra Guru Mantra (https://garchen.net/library-teachings-transcripts-to-read/).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Khenpo Sonam Tsewang, Tashi là cát tườngDe là hạnh phúc trong cõi trời và người; Lek là tốt lành của sự giải thoát và giác ngộ thù thắng. Do đó, Tashi Delek nghĩa là “Cầu mong bạn được gia hộ với sự cát tường của hạnh phúc tạm thời và rốt ráo!”.

[2] Theo Rigpawiki, Le’u Dunma – Lời Cầu Nguyện Bảy Chương Đến Đức Padmakara – vị Phật thứ nhì. [Đây là] một Terma được phát lộ vào thế kỷ mười bốn bởi Tulku Zangpo Drakpa.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?