Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jamgon Kongtrul Yonten Gyatso Lodro Thayé (1813–1899/1900)

08/12/20201:00 SA(Xem: 5424)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Jamgon Kongtrul Yonten Gyatso Lodro Thayé (1813–1899/1900)

TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC JAMGON KONGTRUL YONTEN GYATSO LODRO THAYÉ (1813–1899/1900)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Jamgon Kongtrul Lodro ThayeĐức Jamgon Kongtrul Yonten Gyatso Lodro Thaye là Lochen Bairotsana đích thực. Danh hiệu và các hoạt động của Ngài được tiên đoán rõ ràng bởi những lời vinh quang của Chúa tể chư Thánh giả, tức Đức Phật, trong các bài Kinh như Định Oai Hùng NhấtDu Hành Đến Shri Lanka. Bên cạnh đó, Đức Orgyen, đấng thấu suốt ba thời, tán thán Ngài trong vô số pho Terma, cả cổ xưa và gần đây hơn. Hoàn thành các tiên đoán này, Ngài đã hiển bày như một chuỗi vô số đạo sư uyên bácthành tựu của Ấn ĐộTây Tạng – trong số đó có Tôn giả Ananda – vị thị giả của Đức Phật và Lochen Bairotsana, vị lại là hóa hiện của Phật Tỳ Lô Giá Na [Vairochana] và đã làm sáng tỏ những giáo lý của Đấng Chiến Thắng. Hóa hiện diệu kỳ này đã chào đời vào chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn; cha Ngài là ông Tenzin Yungdrung từ tộc Chung Gyaldrup và mẹ Ngài là Yogini Tashi Tso.

Đức Kongtrul Lodro Thaye bắt đầu học các chữ cái khi lên năm, làm chủ mọi thứ chỉ nhờ được giới thiệu. Ngài có lòng sùng mộ không nỗ lực, không dao động dành cho Orgyen Rinpoche. Khoảng mười tuổi, những thiên hướng tâm linh từ sự rèn luyện trong các đời quá khứ thức tỉnh và Ngài phát triển lòng quyết tâm vững chắc về việc theo đuổi Giáo Pháp linh thiêng. Ngài nghiên cứu và làm chủ các chủ đề như nghệ thuật và y học một cách dễ dàng, đơn giản nhờ nhìn vào những bản văn. Ngài đã nghiên cứu về mười chủ đề kiến thức và hơn thế nữa với nhiều vị giáo thọ uyên bácthành tựu; trong số chư vị có Đức Gyurme Thutop Namgyal[2] từ Tu viện Shechen[3], một học giả tinh thông năm lĩnh vực kiến thức chính yếu. Về lĩnh vực kiến thức bên trong, phi phàm, Ngài Kongtrul nghiên cứu nhiều bản văn trong KangyurTengyur theo cách tiếp cận biện chứng, chủ yếu tập trung vào Trung Đạo, Bát Nhã, Luật Tạng, Kho Tàng A-tỳ-đạt-ma và những bộ luận của Đức Di Lặc. Về cách tiếp cận phi phàm nhất, Ngài đã nghiên cứu tất cả các bộ Mật điển chính yếu sẵn có của Trường phái Nyingma và Sarma và truyền thống Kama và Terma của Nyingma. Trí tuệ của Ngài trở nên bao la như vòm trời và Ngài có được vị trí quan trọng, giành được danh hiệu Sarvajnana Mahapandita[4].

Ngài chấp nhận Đức Jamgon Tai Situ Pema Nyinje Wangpo[5] là chúa tể của gia đình Phật của Ngài; điều này hiển nhiên từ sự thật rằng Ngài đã thọ nhận cam lồ của ba cấp độ giới luật từ Situ Rinpoche. Ngài đã trải nghiệm sự bí mật dứt khoáttrạng thái tuyệt vời của giác tính bất tận nội tại, vô cùng hỷ lạc – và được trao quyền trở thành vị nhiếp chính trong truyền thừa rốt ráo của tinh túy. Trước hơn năm mươi vị thầy của mọi truyền thừa – về cơ bản là Đức Khyentse Wangpo[6], Văn Thù Sư Lợi đích thực – Ngài Kongtrul thọ nhận, không chút thành kiến bộ phái, toàn bộ các trao truyền cho vô vàn giáo lý sâu xa, cốt yếu, quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát của mọi truyền thống trong tám truyền thừa thành tựu, thứ còn tồn tại ở Xứ Tuyết. Bằng chứng về sự nghiên cứu, quán chiếuthiền định của Ngài có thể tìm thấy trong những tuyển tập mà Ngài viết và kết tập:

  • Kho Tàng Kiến Thức, một trích yếu về toàn bộ Kinh điểnMật điển, từ các lĩnh vực kiến thức thông thường cho đếnbao gồm cả Atiyoga, thứ là đỉnh cao của chín cách tiếp cận tâm linh của giáo lý phi phàm;
  • Kho Tàng Chỉ Dẫn Tâm Linh, thứ tập hợp lại trong một tuyển tập duy nhất những giáo lý cốt yếu của tám truyền thừa thành tựu, bao gồm các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát sâu xa nhất;
  • Kho Tàng Mật Chú Trường Phái Kagyu, hợp nhất ba pho từ truyền thống Kama của Trường phái Cựu Dịch – Samyak, Phổ Ba Vajrakila và Đại Oai Đức Yamantaka – với các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát liên quan đến nghi quỹđàn tràng (Mandala) của những Mật điển được trao truyền bởi Tổ Ngok của Trường phái Tân Dịch Kagyu;
  • Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu, cô đọng các yếu tố cốt tủy từ đại dương Terma sâu xa của Trường phái Cựu Dịch;
  • Kho Tàng Tác Phẩm Phi Phàm, bao gồm của cải đặc biệt của các bí mật từ những Terma sâu xa – các cuộn kinh vàng gốc, những chất thệ nguyện được phát lộ và v.v. – và kết nối với điều này, Kho Tàng Chỉ Dẫn Mở Rộng, các tác phẩm được tuyển tập của Ngài Kongtrul về nhiều chủ đề.

Như thế, Ngài Kongtrul đem đến một truyền thống mới dưới dạng điều được gọi là Năm Kho Tàng Vĩ Đại này, thứ trước kia chưa từng tồn tại trong cõi người.

Khi chúng ta xem xét di sản của Ngài gồm khoảng chín mươi quyển các tác phẩm gốc – một đóng góp tuyệt vời, bất bộ phái cho sự liên tục của giáo lý – dường như Ngài dành cả cuộc đời hoàn toàn tham gia vào biên soạn. Khi chúng ta quán chiếu về những nỗ lực trao truyền quán đỉnh, giáo lý, chỉ dẫn cốt tủy và khẩu truyền của Trường phái Nyingma và Sarma không chút thành kiến bộ phái, dường như Ngài hiến dâng bản thân hoàn toàn cho việc giải thích và hoằng dương giáo lý. Khi chúng ta xem xét những cách thức mà Ngài tham gia vào các giai đoạn sâu xa của phát triển và hoàn thiện cho một lượng thực hành lớn lao, từ những thực hành sơ khởi đến một hàng ngũ bao la các đàn tràng, dường như Ngài dành cả cuộc đời để niêm kín trong một trung tâm nhập thất. Khi chúng ta xem xét cách mà Ngài theo đuổi mười kiểu hành vi tâm linh, dường như Ngài dành cả cuộc đời hoàn toàn dấn thân theo đuổi các hoạt động tâm linh. Ngài đã thành lập những trung tâm tu viện, chẳng hạn tại Tsari Rinchen Drak, đóng góp cho việc phục hồi các địa điểm cổ xưa hơn bằng cách xây dựng những đại diện mới của thân, khẩu và ý giác ngộ, tổ chức hơn 150 nghi lễ để cúng dường Ganachakra, phụng sự Tam Bảo thù thắng và v.v. Ngài chắc chắn đã minh chứng cho hành vi của một hành giả cao cấp.

Cụ thể hơn, hãy cùng xem xét cách Ngài Kongtrul thọ nhận các trao truyền về Terma sâu xa. Khi vị chúa tể này mười lăm tuổi, Ngài diện kiến Guru Rinpoche trong một linh kiến thanh tịnh và thọ nhận gia trì. Trên nền tảng của các linh kiến như vậy, Ngài phát lộ vô số bộ giáo lý. Khi Ngài duy trì nhập thất miên mật về các giai đoạn tiếp cận và thành tựu cho Hợp Nhất Ý Định Đạo Sư, Ngài thọ nhận từ Guru Rinpoche trong một giấc mơ sự gia trì về bốn cấp độ quán đỉnh cũng như một số Chân ngôn. Điều này xua tan các chướng ngại với sự trường thọ của Ngài, thứ khởi lên vào năm đó. Guru Rinpoche nói với Ngài rằng, “Nhiều năm về sau, con sẽ gặp Ta thực sự và Ta sẽ trao cho con lời khuyên”. Những lời này đã thành hiện thực vào năm Ngài Kongtrul bốn mươi tuổi, khi Ngài hạnh ngộ Terchen Chokgyur Lingpa[7] lần đầu tiên và tâm hai vị hòa quyện, trở thành một. Khi địa điểm linh thiêng Deshek Dupa ở Dzongsho đang được khai mở, Kunzik Khyentse Rinpoche và Chokgyur Lingpa cùng nhau tấn phong Ngài Kongtrul Lodro Thaye trong hang động được biết đến là Tzitta Sangpuk. Cùng với những món cúng dường được dâng lên một cách lớn lao để thiết lập duyên khởi cát tường, Ngài nhận được danh hiệu Chime Tennyi Yungdrung Lingpa, điều trước đó đã được trao cho Ngài bởi Đức Orgyen, đấng thấu suốt ba thời và danh tiếng Ngài ngân vang như tiếng vang của chiếc chuông lớn.

Vào năm Ngài năm mươi tám tuổi, Đức Kongtrul phát lộ pho giáo lý với tựa đề Hợp Nhất Ý Định Tam Gốc, điều đã được chôn giấu tại Dechen Pemako ở Lamdo Burmo. Từ động Dechen Puk ở Kumchok, Ngài phát lộ cuộn kinh vàng chứa đựng giáo lý bối cảnh về Hợp Nhất Ý Định Tam Gốc, cũng như hạ y bí mật của Tổ Humkara và các kho tàng khác. Trong động Jetsun Puk ở núi trung tâm của rặng Pema Lhatse, Ngài phát lộ bức tượng nhiếp chính của Đạo Sư được biết đến là Tashi Palbar[8] cũng như những viên thuốc trường thọĐạo Sư đã đích thân lăn bằng tay ở Maratika, y áo của trụ trì vĩ đại Shantarakshita [Tịch Hộ], khăn quàng vai vốn thuộc về vua Phật tử Trisong Detsen và những món khác. Từ Tashi Terdzong ở Marong Drugu, Ngài Kongtrul phát lộ các giáo lý bối cảnh về thực hành vị phối ngẫu tâm linh[9] từ Hợp Nhất Ý Định Tam Gốc, pho thực hành nghi quỹ liên quan đến Phật mẫu Chandali và các pho khác. Ở Ozong trên vách Rongkha Sheldrak, Ngài đã phát lộ các cuộn vàng về pho thực hành nghi quỹ về Vô Lượng ThọMã Đầu Minh Vương và các viên thuốc trường thọ của Mandarava, trong số nhiều món khác. Tại động của Yeshe Tsogyal trên mặt vách ở Tsari Rinchen Drak, Ngài Kongtrul phát lộ các cuộn kinh vàng cho thực hành nghi quỹ về phối ngẫu phụ và mẫu[10] của pho Giọt Tâm Bí Mật cũng như những viên thuốc trường thọ của khoảng mười ba đạo sư Trì Minh bất tử. Như một phần của mỗi hộp Terma này, Ngài phát lộ vô số các chất thệ nguyện vô cùng linh thiêng.

Hơn thế nữa, Ngài từng có kinh nghiệm thiền định sống động lúc bình minh; trong đó, Ngài thấy bản thân trong một ngôi chùa vô cùng trang nghiêm. Với lòng sùng mộ, Ngài đỉnh lễ một vị đặc biệt, người hóa ra là sự hợp nhất chói ngời của hình tướngtính Không, hiển bày trong hình tướng của chúa tể Khyentse Rinpoche nhưng về tinh túy là Guru Rinpoche. Khyentse Rinpoche yêu cầu Ngài lặp lại những giới quy yBồ Tát và lời cầu khẩn bảy nhánh, sau đó, quán tưởng một vị Tôn và cử hành nghi lễ câu triệu sự gia trì. Cầm bình trong tay, Ngài đặt nó trên đỉnh đầu Đức Kongtrul. Ngài đã ban cho [Kongtrul Rinpoche] quán đỉnh bí mật bằng cam lồ Bồ đề tâm đến từ sự hợp nhất với vị phối ngẫu và quán đỉnh trí tuệ thù thắnggiác tính bất tận bằng cách trao một vị phối ngẫu cho Ngài. Từ luân xa tim của Khyentse Rinpoche, một [khối] pha lê xuất hiện; giữ nó để Đức Kongtrul nhìn vào, Ngài nói điều sau đây, trực tiếp giới thiệu bản tính chân thật của tâm:

Mọi hiện tượng vốn thanh tịnh, vô cùng sáng tỏ như khối pha lê này.

Sự chói ngời mãnh liệt của tự nhiên hiện hữu khởi lên là bất kỳ thứ gì và mọi thứ,

Giống như sự chói ngời của ánh sáng pha lê tỏa ra bên ngoài.

Với điều này, hình tướng Khyentse Rinpoche biến mất.

Sau đấy, trong một lễ Ganachakra, Ngài Kongtrul nhận được những dấu hiệu gia trì được ban cho Ngài, chẳng hạn sự dâng trào mãnh liệt của hỷ lạc và sức ấm cùng vô vàn kinh nghiệm thiền định hân hoan. Vào dịp đó, Ngài phát lộ Con Đường Sâu Xa Của Bảy Chương và từ động Dagam Puk, Ngài phát lộ một nghi quỹ dựa trên Sự Cầu Khẩn Bảy Dòng. Ngài cũng hệ thống hóa nghi quỹ về vị Tôn Dorje Drolo mà Ngài đã phát lộ tại Taktsang ở Rongmo Karmo.

Ngài Kongtrul Lodro Thaye đã ban quán đỉnhkhẩu truyền cho những Terma này cho nhiều người may mắn, về cơ bản là chư đạo sư thù thắng của các Tu viện Kathok, Palyul, Shechen và Dzogchen, cũng như chư đạo sư của các truyền thống Sakya, Geluk, Drikung Kagyu, Taktsang và Karma Kamtsang[11]. Nhờ sự từ ái này và các chất thệ nguyện mà Ngài phát lộ, Ngài đảm bảo lợi lạc cho chúng sinh trực tiếp và gián tiếp; các hoạt động giác ngộ của Ngài lan tỏa khắp mọi phương để mở ra những cánh cửa cơ hội, thứ đem đến ý nghĩa cho mọi vị kết nối với Ngài. Tại các lễ quán đỉnh, Drupchen, Ganachakra và v.v. của Ngài, mọi người có mặt đều chứng kiến những điềm tuyệt vời khác nhau; trong đó có những chất cúng dường cam lồ tự nhiên sôi, cúng dường Rakta tuôn trào, mùi hương của những cúng dường thuốc lan tỏa đến rất xa, màn trướng mây cầu vồng tràn ngập bầu trời và hoa trút xuống. Bên cạnh đó, Ngài Kongtrul có thể di chuyển qua những tòa nhà và ngôi nhà rắn chắc và để lại dấu tay và chân trên đá.

Bất chấp miêu tả mang tính tiên đoán được tìm thấy trong những Terma sâu xa của Ngài, thứ tuyên bố rõ ràng rằng thọ mạng của Ngài sẽ ngắn, sự hành trì về Vajra Yoga[12] và các phương pháp liên quan đến kinh mạch và năng lượng đã kéo dài cuộc đời Ngài. Ngài đã sống thọ tám mươi bảy tuổi, tuy nhiên, thân thể Ngài vẫn duy trì trẻ trung và thị lực của Ngài được phục hồi – bằng chứng về các phẩm tính nội tại siêu việt hơn của Ngài[13], thứ đến từ sự thành tựu tâm linh. Với các hành động như trên, Ngài đem hoạt động trong đời đó đến sự viên mãn và sự hiển bày hình tướng hóa hiện của Ngài tan hòa trở về cõi giới tâm giác ngộ của Không Hành Topai Tumbu Tsal ở thành phố phía Tây gọi là Shantapuri[14].

Trong vô số học trò mà vị vĩ đại này đã giảng dạy, vị chính yếu là Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Hai Ngài vừa là đạo sư vừa là đệ tử của nhau, đến mức danh hiệu của hai vị – “hai hóa hiện của Đấng Bảo Hộ Văn Thù Sư Lợi, Khyentse và Kongtrul” – lan khắp thế gian. Bên cạnh đó, Ngài Kongtrul Lodro Thaye giảng dạy chư đạo sư thù thắng của Trường phái Karma Kagyu và Drukpa Kagyu, chẳng hạn các vị Karmapa thứ mười bốn và mười lăm và Tai Situ Rinpoche thứ mười[15] và mười một, Jamyang Loter Wangpo, Pháp chủ Kunga Jamyang và những vị khác của Trường phái Sakya và nhánh Ngor, Mipham [Rinpoche] Jamyang Namgyal[16], Terton Lerab Lingpa[17], Đức Gyurme Ngedon Wangpo, Jedrung Trinle Jampai Jungne và các vị khác của Trường phái Cựu Dịch và Chungtrul Pema Wangchen, Gyurme Khenpo Yeshe Gongphel, Dongtrul Tulku từ Dragyab, Khechok Ngawang Gyatso và những vị khác của Trường phái Riwo Ganden. Nói ngắn gọn, trong thời gian ấy, từ các vùng trung tâm của U và Tsang đến miền Đông Tây Tạng, ở tất cả các vùng thượng, trung và hạ của Tây Tạng, trong mọi học giả, thiền gia chứng ngộgiáo thọ bất kể địa vị, dường như không có ai không phải học trò của Ngài Kongtrul Lodro Thaye.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[2] Theo Rigpawiki, Shechen Ontrul Thutob Namgyal tức Gyurme Thutob Namgyal (1787-1854) là một đạo sư và học giả vĩ đại về năm ngành khoa học từ Tu viện Shechen. Những vị thầy của Ngài bao gồm cả Đức Gyalse Shenphen Thaye.

[3] Theo RigpawikiTu viện Shechen – một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập năm 1695 bởi Ngài Shechen Rabjam Tenpe Gyaltsen, vị được Đức Dalai Lama thứ năm cử đến Kham với mục đích này.

[4] Một danh hiệu Phạn ngữ nghĩa là “học giả toàn tri vĩ đại”.

[5] Vị Tai Situ thứ chín của Trường phái Karma Kagyu, người sống từ năm 1774 đến 1853.

[8] “Sự huy hoàng chói ngời của cát tường”.

[9] Tức Yeshe Tsogyal.

[10] Tức Đạo Sư Liên Hoa Sinh và Yeshe Tsogyal.

[11] Một tên gọi khác của Trường phái Karma Kagyu.

[12] Một giới luật du già cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa.

[13] “Các phẩm tính bên trong” liên quan đến kinh nghiệm của thân; “các phẩm tính bên ngoài” liên quan đến nhận thức về thế giới bên ngoài và “các phẩm tính bí mật” là kinh nghiệm tinh thần.

[14] Topai Tumbu Tsal là một trong hai mươi tư vị Tôn trong đoàn tùy tùng của Thắng Lạc Kim Cương; Shantapuri là một trong hai mươi tư thánh địa.

[15] Vị Tai Situ thứ mười của Trường phái Karma Kagyu là Padma Kunzang Chogyal (1854-1885).

[17] Về Terton Lerab Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a33571/tieu-su-terton-sogyal.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.