Một Chân Ngôn Phật Giáo Chữa Lành Trầm Cảm

08/12/202010:48 SA(Xem: 8290)
Một Chân Ngôn Phật Giáo Chữa Lành Trầm Cảm
MỘT CHÂN NGÔN PHẬT GIÁO
CHỮA LÀNH TRẦM CẢM
Khenpo Sodargye Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

Khenpo Sodargye Rinpoche Đây là Chân ngôn có thể chữa lành trầm cảm và nhiều người đã thoát khỏi trầm cảm nhờ trì tụng. Giống như các loại thuốc có thể chữa lành bệnh tật, một Chân ngôn mạnh mẽ có thể đem đến lợi lạc cho bất kỳ ai trì tụng bất kể niềm tin của họ. Sức mạnh của Chân ngôn này là không thể nghĩ bàn và bản thân các bạn cần tự kiểm nghiệm.

 

Hôm nay, tôi sẽ dạy các bạn một Chân ngôn phi phàm. Chân ngôn này, với ân phước gia trì mạnh mẽ, có thể thực sự làm lợi lạc những bệnh nhân trầm cảm. Ở đây, chỉ dẫn cốt tủy của tôi để chữa lành trầm cảm là trì tụng Chân ngôn. Mặc dù không phải là bác sĩ, tôi gần như là một nhà tâm lý học. Nói điều này không phải là chuyện kiêu ngạo hay tự tán dương. Tôi thực sự đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân trầm cảm; vì thế, tôi chẳng hề lừa gạt hay khoe khoang bản thân.

Bản thân tôi đã và vẫn trì tụng Chân ngôn này từ rất sớm trong đời. Khi đến nơi khác để ban giáo lý vào năm 1986, năm sau khi tôi xuất gia, tại một Tu viện dọc đường, tôi gặp một Khenpo tên Da Se. Vị này đến từ Ấn Độ. Ngài trao cho tôi một cuốn giáo khoa những lời cầu nguyện. Tôi thường không mang toàn bộ cuốn giáo khoa theo cùng nhưng tôi đã lấy ra một trang, trong đó có lời cầu nguyện đã trở thành một trong những lời cầu nguyện mà tôi thường xuyên trì tụng cho đến hôm nay. Nếu không tin tưởng Phật giáo, có lẽ bạn sẽ chẳng chấp nhận; nhưng là một Phật tử, người ta sẽ trân trọng lợi lạc của Phật giáo. Thực sự, một trang lời cầu nguyện này đã ở bên tôi trong hơn 20 năm. Bất kể đi đâu, tôi luôn mang nó theo cùng.

Như tôi đã nhắc đến trước đó, khi còn trẻ, tôi không kiên định đến vậy. Ban đầu, tôi muốn làm bác sĩ; sau đấy, tôi thay đổi giấc mơ [và muốn] trở thành một vị thầy. Các mơ ước của tôi thay đổi khi hoàn cảnh thay đổi. Sau đấy, tôi gặp được thực hành Acala (vị được cho là hóa hiện của Phật A Súc Bệ), vị được nhắc đến trong cuốn giáo khoa đó. Acala có sức mạnh tiêu trừ sự bất ổn và khổ đau tinh thần. Sau đó trong đời, tôi trở nên kiên định hơn và bất kể làm gì, tôi đều có thể tiến hành đến cùng. Điều đấy là nhờ sự gia trì của Acala. Dù bạn tin hay không, Chân ngôn này thực sự chứa đựng sức mạnh lớn lao và ân phước gia trì mạnh mẽ.

Chân ngôn này chỉ gồm mười chủng tự. Sẽ thật tuyệt vời nếu người ta có thể tụng từ 10.000 đến 100.000 biến. Trước kia, tôi không giảng dạy Chân ngôn này cho nhiều người, ngoại trừ những vị thỉnh cầu giúp đỡ vượt qua sự trầm cảm nghiêm trọng của họ. Tôi yêu cầu họ tụng Chân ngôn này hơn 10.000 biến và rất nhiều người đã được chữa lành theo cách này. Thực sự, tụng Chân ngôn này chẳng có bất kỳ tác dụng phụ nào và cũng hiệu quả với cả ngoại đạo. Giống như các loại thuốc có thể chữa lành bệnh tật, một Chân ngôn mạnh mẽ có thể đem đến lợi lạc cho bất kỳ ai trì tụng bất kể niềm tin. Chân ngôn này có sức mạnh thù thắng và bất kỳ ai đều có thể thực hành.

Hôm nay, tôi quán sát thấy rằng có nhiều nhân và duyên đặc biệt; vì thế, tôi quyết định dạy các bạn Chân ngôn này. Các bạn có thể chép lại phòng khi những người xung quanh các bạn cần trong tương lai và bạn có thể khuyên họ tụng nó. Chân ngôn là:

o caṇḍamahāroaa hū pha

Đạo sư Tây Tạng vĩ đại Ju Mipham Rinpoche[1] quả quyết rằng tụng Chân ngôn này dù chỉ một biến cũng vượt qua thiệt hại gây ra bởi chư Long (Naga) và Dạ-xoa (Yaksha) trong cõi Nam Thiệm Bộ Châu. Chân ngôn này cũng có thể xua tan đau khổ bởi bệnh dịch và tịnh hóa Ngũ Nghịch Tội. Hơn thế nữa, mỗi khía cạnh của bốn hoạt độngtức tai, tăng ích, kính áiđiều phục – đều có thể đạt được một cách suôn sẻ và thành công nhờ nương tựa Chân ngôn này. Bên cạnh đó, mọi thế lực ma quỷ sẽ nhanh chóng bị xoa dịu và mọi chướng ngại sẽ bị đánh bại. Vì thế, dù bạn tin tưởng Phật giáo hay không, hay liệu bạn có đau khổ vì trầm cảm [hay không], tôi tin rằng tụng Chân ngôn này đóng vai trò to lớn.

 

Nguồn Anh ngữ: http://khenposodargye.org/meditations/a-buddhist-mantra-that-cures-depression/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

 
Bản gốc tiếng Anh:

A Buddhist Mantra That Cures Depression

This is a mantra that can cure depression and many have freed themselves from the suffering of depression through chanting it. Just like medicines can cure diseases, a powerful mantra can bring forth benefit to whomever recites it irrespective of their faith. The power of this mantra is inconceivable and relies on yourself to testify to it.

A Buddhist Mantra That Cures Depression

Today, I’ll teach you an extraordinary mantra. This mantra, with its powerful blessings, could really benefit patients of depression. Here, my pith instruction to cure depression is reciting mantra. Though I’m not a doctor, I’m almost a psychologist. Saying this is not being arrogant or self-praising. I’ve indeed cured many patients of depression, so I’m not cheating or blowing my own horn.

I myself have been chanting this mantra since early in my life. When I went elsewhere to give teachings in 1986, the year after I became ordained, at a monastery on the way I met a Khenpo named Da Se who came from India. He gave me a manual of prayers. I didn’t always take the whole manual with me but I took one page, in which there was a prayer that became one of those I often recite till today. If you don’t believe in Buddhism, maybe you won’t accept it; but as a Buddhist, one will appreciate its benefit. Actually, this page of prayer has been with me for more than 20 years. Wherever I go, I always take it with me.

As I mentioned before, when I was young, I was not so steady. Initially, I wanted to be a doctor, then I changed my dream to become a teacher. My dreams changed as circumstances changed. I later encountered the practice of Acala (who is said to be an emanation of Buddha Akshobhya), who was mentioned in that manual. Acala has the power to eliminate mental instability and sufferings. Later in my life, I became more stable, and whatever I did, I could carry things through to the end. I owe it to the blessing of Acala. Whether you believe it or not, the mantra does carry great power and strong blessings.

This mantra contains only ten syllables. It will be great if one can chant it from 10,000 to 100,000 times. Previously I did not teach it to a lot of people, except to those who asked for help with their severe depression. I asked them to chant this mantra for more than 10,000 times, and a lot of them were cured in this way. Indeed, reciting this mantra won’t bring any side effects, and it also works for non-Buddhists. Just like medicines can cure diseases, a powerful mantra can bring forth benefit to whomever recites it irrespective of their faith. It has supreme power and anyone can practice it.

Today, I observed that there are many special causes and conditions, so I decided to teach you this mantra. You can write it down in case people around you need it in the future, and you can advise them to chant it. The mantra is:

oṃ caṇḍamahāroṣaṇa hūṃ phaṭ

The great Tibetan master Ju Mipham Rinpoche insists that reciting this mantra even for one time can surmount the damage made by nagas and yakshas in the Jambudvipa. It also can dispel the suffering of plagues and purify the five crimes with immediate retribution. Furthermore, every aspect of the four activities—pacifying, increasing, magnetizing and subjugating—can be achieved smoothly and successfully by relying on this mantra. Moreover, all demonic forces will be swiftly pacified and all the obstacles will be overcome. So, whether you believe in Buddhism or not, or whether you suffer from depression, I believe chanting this mantra is of huge importance.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.