Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Chetsun Senge Wangchuk

08/01/20212:55 SA(Xem: 3675)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Chetsun Senge Wangchuk
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC CHETSUN SENGE WANGCHUK
Jakob Leschly[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blankNgài Chetsun Senge Wangchuk sinh ra trong tộc Che lừng danh, là con trai của ông Che Tupai Wangpo từ Nyangro Nyentso. Ngài là đệ tử chính yếu của vị đạo sư Nyingtik [thời kỳ] đầu – Dangma Lhungyal[2]. Là một người chăm sóc Shya Lhakhang, Đức Dangma Lhungyal đã khám phá mười bảy Mật điển Nyingtik hay bộ Mengak mà Tổ Nyang Tingdzin Zangpo[3] được cho là đã chôn giấu ở đó vào đầu thế kỷ chín. Sau khi thọ nhận toàn bộ trao truyền của Đức Dangma, Ngài Chetsun đã hệ thống hóa những giáo lý Nyingtik và dành phần còn lại của cuộc đời để nhập thất.

Một thời gian sau khi thọ nhận sự trao truyền của Đức Dangma, Ngài Chetsun đến đỉnh lễ đạo sư với ý định cúng dường rất nhiều của cải của gia đình. Khi biết rằng Đức Dangma đã viên tịch, Ngài Chetsun trao những món quà này cho một cộng đồng tu sĩ ở Nyethang, ban giáo lý ở đó cho Nyang Kadampa từ Meldro.

Ngài Chetsun được cho là đã thọ nhận giáo lý từ chính Tôn giả Vô Cấu Hữu [Vimalamitra[4]] trong một trải nghiệm linh kiến dài hai tuần khi nhập thất ở Chimphu, sau khi được thúc giục phải thực hành ở đó bởi một tiên tri nhận được từ Yogin lang thang, vị tuyên bố bản thân chính là Đức Vô Cấu Hữu.

Ngài Chetsun đã chôn giấu những giáo lý Nyingtik mà Ngài thọ từ Đức Dangma ở ba nơi: Langdro Chepa Takdra, Uyuk và Jalgyipuk, tất cả đều ở xứ U. Shangpa Repa đã phát lộ các kho tàng ẩn giấu ở Langdro; Shang Tashi Dorje khám phá kho tàng ở Uyuk vào năm 1117, cũng như ở Jalgyipuk.

Theo truyền thống, khi Ngài Chetsun Senge Wangchuk một trăm hai mươi lăm tuổi, Ngài gặp Shyangton Tashi Dorje (1097-1167)[5]giao phó những giáo lý từ truyền thừa của Ngài cho vị này. Sau đấy, Ngài tan hòa thân thể thành ánh sáng cầu vồng tại động Uyuk.

Những giáo lý của Ngài được tiếp tục trong dòng truyền thừa khẩu truyền của Vima Nyingtik. Hơn thế nữa, vào thế kỷ mười chín, Đức Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)[6], vị được xem là tái sinh của Ngài Chetsun, đã phát lộ như là kho tàng pho giáo lý được biết đến là Chetsun Nyingtik – Tâm Yếu Chetsun, điều đã tạo thành giáo lý Dzogchen chính yếu của Đức Khyentse Wangpo.

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Chetsun-Sengge-Wangchuk/495.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ, hiệu đính và bổ sung chú thích.



[1] Jakob Leschly là dịch giả và hành giả, nghiên cứu chủ yếu với Dilgo Khyentse Rinpoche, Pema Wangyal Rinpoche và Dzongsar Khyentse Rinpoche. Ông ấy đã hoàn thành một khóa nhập thất ba năm vào năm 1984.

Bản tiểu sử này được xuất bản vào tháng 8/2007, cập nhật tháng 7/2015.

[2] Theo Rigpawiki, Ngài Dangma Lhundrup Gyaltsen (thế kỷ 10-11) – một trong những đạo sư thời kỳ đầu của truyền thừa Vima Nyingtik ở Tây Tạng.

Một trăm năm sau khi Đức Nyang Tingdzin Zangpo đắc thân cầu vồng đại chuyển di, Ngài Dangma Lhundrup Gyaltsen, nhận được tiên tri từ [Hộ Pháp] Dorje Lekpa và nhờ đó, phát lộ các bản văn Vima Nyingtik mà Đức Nyang Tingdzin Zangpo đã chôn giấu trong chùa Shya Lhakhang ở miền Trung Tây Tạng vào thế kỷ chín. Ngài cũng thọ nhận từ Đức Drom Rinchen Bar toàn bộ sự trao truyền về truyền thừa khẩu truyền của các chỉ dẫn cốt yếu cho giáo lý Nyingtik bí mật. Ngài Dangma Lhundrup Gyaltsen sau đấy trao lại cho Chetsun Senge Wangchuk toàn bộ trao truyền của những giáo lý này. Khi Ngài Dangma viên tịch, toàn bộ bầu trời ngập tràn ánh sáng cầu vồng và sau khi Ngài viên tịch, vô số xá lợi tuyệt vời đã xuất hiện.

[3] Theo Rigpawiki, Nyang Tingdzin Zangpo (thế kỷ tám-chín) – một nhân vật quan trọng trong sự thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng và đặc biệt hơn, trong sự trao truyền ban đầu của Vima Nyingtik. Ngài là một trong số rất ít đạo sư trong lịch sử đã thành tựu thân cầu vồng của sự đại chuyển di. Trong Lời Vàng Của Thầy Tôi, Ngài được cho là đã đề xuất với Vua Trisong Deutsen rằng Vua cần thỉnh mời Đức Tịch Hộ đến Tây Tạng và trong những miêu tả ban đầu của truyền thừa Vima Nyingtik, Ngài cũng được cho là đã đề xuất việc thỉnh mời Đức Vô Cấu Hữu đến giảng dạy ở Tây Tạng. Sau khi là quốc sư của Vua Trisong Deutsen, Ngài cũng tiếp tục là thượng thư trong các triều đại của Tride Songtsen và Tri Ralpachen, tiếp tục hỗ trợ sự thiết lập và phát triển Phật giáo ở Tây Tạng.

Nyang Tingdzin Zangpo là một trong năm đệ tử Tây Tạng thọ nhận pho Nyingtik bí mật nhất về Dzogpa Chenpo từ Đức Vô Cấu Hữu, hoàn toàn bí mật trong căn phòng được biết đến là Utse Barkhang ở Samye. Truyền thống Nyingtik, thứ đến từ sự trao truyền này, được biết đến là Vima Nyingtik. Nyang Tingdzin Zangpo đã thực hành những giáo lý này trong năm mươi lăm năm, hoàn toàn tịnh hóa tâm và đạt được sự chứng ngộ rốt ráo. Sau khi xây dựng chùa Shya Lhakhang, Ngài đã chôn giấu các bản văn (Mật điển giải thích) của Vima Nyingtik tại những nơi khác nhau của ngôi chùa, để giáo lý duy trì trọn vẹn cho các thế hệ tương lai. Ngài cũng đã trao truyền truyền thừa nhĩ truyền cho Be Lodro Wangchuk. Như thế, truyền thừa Vima Nyingtik trở thành một phần ‘ẩn giấu’ (Terma) và một phần ‘khẩu truyền’ (Kama).

[4] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

[5] Theo Rigpawiki, Shyangton Tashi Dorje (1097-1167) – một đạo sư quan trọng trong sự trao truyền pho Mengakde của Dzogpa Chenpo. Ngài là học trò của Đức Chetsun Senge Wangchuk và là tác giả của Đại Lịch Sử. Ngài đã trao truyền toàn bộ truyền thừa của các Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của bí mật vô song, tinh túy kim cương của Osal Dzogpa Chenpo [Tịnh Quang Đại Viên Mãn] cho con trai – Drupchen Khepa Nyima Bum.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: