Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)

24/07/20204:17 SA(Xem: 5872)
Tiểu Sử Vắn Tắt Tôn Giả Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892)

TIỂU SỬ VẮN TẮT
TÔN GIẢ JAMYANG KHYENTSE WANGPO (1820-1892)

Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Jamyang Khyentse Wangpo cùng với dấu tay và chân của Ngài
Đức Jamyang Khyentse Wangpo cùng với
dấu tay và chân của Ngài

Bây giờ, tôi sẽ thảo luận dòng truyền thừa từ vị tâm tử thứ hai của Tổ Jigme Gyalwai Nyugu[2] – vị giống như mặt trời – Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Vị vĩ đại này sinh vào ngày Năm tháng Sáu ‘Chuto’ năm Kim Thìn thuộc chu kỳ sáu mươi năm thứ mười bốn[3]. Cha của Ngài là ông Drungchen Rinchen Wangyal từ tộc Nyo và mẹ của Ngài là bà Sokza Sonamtso. Ngài sinh ra giữa nhiều điềm diệu kỳ ở Terchen Dilgo, một ngôi làng gần vách đá Yaru Chungchen Drak thuộc Derge, miền Đông Tây Tạng. Từ thuở nhỏ khi mà Ngài có thể nhớ được, vị bảo vệ sáu tay của giác tính bất tận[4] và nữ Hộ Pháp của Mật thừa Ekajati đã dõi theo Ngài đầy yêu thương. Ngài có những ký ức rời rạc về nhiều đời quá khứ. Thuở ấu thơ, thiên hướng tâm linh về việc đi theo cách tiếp cận Đại thừa của Ngài được đánh thứcmong ước duy nhất của Ngài là xuất gia làm một tu sĩ. Được phú bẩm trí thông minh và sự sáng suốt vô song, Ngài đã học đọc và viết mà chẳng gặp khó khăn nào. Đọc hầu hết những cuốn sách chỉ một lần, Ngài làm chủ cả từ ngữý nghĩa ẩn đằng sau.

Năm hai mươi mốt tuổi, Đức Jamyang Khyentse Wangpo thỉnh cầu đại giới của một tu sĩ từ Khenpo Rigdzin Zangpo của Tu viện Orgyen Mindrolling[5]. Ngài thọ nhận cả hai truyền thống giới luật chính yếu để phát Bồ đề tâm từ Đức Dorje Rinchen của trường phái Sakya. Ngài thọ nhận quán đỉnh cho các thực hành Thắng Lạc Kim Cương (Chakrasamvara) và Kim Cương Hỷ (Hevajra) từ Thartse Khen Rinpoche và em trai. Đức Trinle Chodron, nữ đạo sư đáng kính của Tu viện Mindrolling, đã ban cho Ngài Tâm Yếu Bốn Phần (Nyingtik Yabshyi[6]). Từ vị trì giữ Pháp tòa vĩ đại Gyurme Sang-gye Kunga [của Tu viện Mindrolling], Đức Jamyang Khyentse Wangpo thọ nhận Bổn tôn Samyak Yangdak theo truyền thống So và Thượng Sư Trì Minh Tâm Yếu và từ học giả vĩ đại Gyurme Tutop Namgyal của [Tu viện] Shechen[7], quán đỉnh cho đàn tràng chư Bổn tôn an bìnhphẫn nộ Diệu Huyễn Võng. Những trao truyền này thiết lập nền tảng cho các giới luật của Ngài trong truyền thống Mật thừa.

Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã trải qua khó khăn lớn lao, hoàn toàn tiêu trừ bất kỳ kiêu ngạo nào có thể khởi lên như là kết quả của địa vị của Ngài là một Tulku được công nhận hay dòng dõi cao quý và giàu sang của Ngài. Ngài đã nương tựa khoảng 150 vị Kim Cương Trì, giáo thọ tâm linhhọc giả từ miền Trung, Nam và Đông Tây Tạng, tất cả những vị nổi tiếng trong các lĩnh vực kiến thức tương ứng. Ngài đã làm chủ mười lĩnh vực kiến thức – nghệ thuật, y học, ngữ pháp Phạn ngữ, lượng và v.v. – cũng như những cội nguồn kinh văn của sự tiếp cận biện chứng, bao gồm Luật Tạng, Luận Tạng, Trung ĐạoBát Nhã. Ngài thọ nhận toàn bộ các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát của rất nhiều truyền thống cổ xưa nhưng còn đang phát triển, chẳng hạn những giáo lý Kama và Terma của trường phái Nyingma; Kadampa cũ và mới; ba trường phái – Sakya, Ngor và Tsarpa; Kamtsang, Drikung, Taktsang và Drukpa Kagyu; và các truyền thừa Jonang, Zhalu và Bodong. Ngài thọ nhận tất cả những trao truyền sẵn có cho luận giải của những Mật điển và bộ luận, chẳng hạn Tinh Túy Bí Mật (cũng được biết đến là Diệu Huyễn Võng) và các Mật điển Thời Luân, Thắng Lạc Kim Cương, Kim Cương Hỷ và Mật Tập và tích cực tìm kiếm những truyền thừa xa xôi của sự khẩu truyền cho pho Kangyur quý báu, Tuyển Tập Mật Điển Trường Phái Nyingma và tất cả những gì có sẵn cho Tengyur. Tựu trung lại, Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã thọ nhận khẩu truyền cho khoảng bảy trăm quyển, điều bao trùm mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng, không chút thành kiến bộ phái. Nói ngắn gọn, Ngài đã dành khoảng mười ba năm trong đời hoàn toàn cho việc nghiên cứu, học hỏi hầu hết các truyền thống mở rộng của ‘mười cột trụ vĩ đại giữ gìn các truyền thừa giảng giải’[8].

Đạo sư phi phàm trong gia đình Phật của Ngài, vị thầy mà Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã kết nối nhiều đời, là Tổ Jigme Gyalwai Nyugu. Ngài diện kiến vị Tổ vĩ đại này tại khu trại của Tổ ở Terlung, miền Đông Tây Tạng. Bởi sức mạnh của những kết nối trước kia, khi chỉ mới thấy nhau, đạo sưđệ tử cảm thấy niềm hoan hỷ và tình yêu thương vô bờ bến, giống như cha và con đoàn tụ. Tổ Jigme Gyalwai Nyugu sau đó chăm sóc Đức Jamyang Khyentse Wangpo bằng lòng bi mẫn vô lượng. Giống như bình này đổ đầy bình khác, Ngài ban cho học trò mọi trao truyền của một đại dương những phương pháp tâm linhMật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy – từ các giai đoạn đầu tiên của con đường tâm linh (thực hành sơ khởi Ngondro) cho đếnbao gồm Trekchod và Togal trong cách tiếp cận Tâm Yếu Nyingtik bí mật của tịnh quang viên mãn. Ý định giác ngộ của Đại Viên Mãnnhận thức về các hình tướng hiển bày tự nhiên của giác tính không phân biệt – được đánh thức trong tâm Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Du già của bốn thị kiến trở thành kinh nghiệm sống động của Ngài. Tổ Jigme Gyalwai Nyugu cho phép Ngài trở thành tâm tử phi phàm ở cấp độ bên trong và với mong ước rằng Đức Jamyang Khyentse Wangpo trở thành vị nhiếp chính về mặt rốt ráo, về việc chia sẻ sự chứng ngộ, Tổ đã trao cho Ngài dấu ấn giao phó. Như thế, những tâm tử Patrul[9] và Khyentse, ‘mặt trời và mặt trăng sánh đôi’, là mạng mạch đảm bảo sự liên tục của những giáo lý tâm yếu kim cương của tịnh quang viên mãn cho đến ngày nay.

Trong giai đoạn này, bất cứ khi nào Tổ Jigme Gyalwai Nyugu tổ chức một khóa hướng dẫn, từ đầu đến cuối, mọi người có thể thấy cầu vồng rực rỡ bao trùm túp lều. Đích thân đạo sư tán thán đệ tử của Ngài mỗi ngày, nói những điều như, “Cách tiếp cận Dzogchen vẫn chưa biến mất, bởi khi Ta đang giải thích các thực hành sơ khởi, ai đó vốn đã hiểu được phần chính yếu của giáo lý mà những thực hành sơ khởi này dẫn đến”. Pháp chủ Patrul nói rằng, “Ngài đang nhắc đến Đức Jamyang Khyentse”. Và đạo sư tôn quý của tôi[10] nói với tôi rằng đạo sư Khyentse này minh chứng cho ai đó tiến triển theo kiểu nhảy vọt trong khi Patrul Rinpoche minh chứng cho ai đó tiến triển một cách dần dần.

Đức Jamyang Khyentse Wangpo hiểu được ý nghĩa rốt ráo của một bản văn đơn giản nhờ chỉ đọc nó một lần; trí nhớ diệu kỳ của Ngài đảm bảo rằng Ngài không bao giờ quên điều gì. Nhưng để noi theo những vị không bao giờ xem thường Giáo Pháp, Ngài tránh việc nghiên cứu lướt qua đơn thuần mà tỉ mỉ rèn luyện và làm quen bản thân với tất cả các chủ đề. Tầm nhìn tâm linh của Ngài không lỗi lầm đến mức Ngài hiểu chính xác và không mê lầm tri kiến và hành động của các trường phái triết học khác nhau cùng những điểm then chốt tương ứng, cũng như điều gì là hay không phải là truyền thống không thể phản bác của bất kỳ truyền thừa mở rộng nào. Ngày nay, không có ai với địa vị cao hay thấp có thể sánh ngang với tầm nhìn như vậy. Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã trao truyền ít nhất một lần tất cả Kinh điển, Mật điển và bộ luận mà Ngài đã nghiên cứu; Ngài trao lại các quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoátkhẩu truyền hỗ trợ cho đa số những điều này nhiều lần. Sự hào phóng của Ngài trong việc ban giáo lý không bị vấy bẩn bởi mối bận tâm lợi ích vật chất và Ngài chẳng bao giờ giấu chúng. Ngài đáp ứng niềm hy vọng của những bậc cao cấp và cao quý nhất cho đến cả người ăn xin khiêm nhường nhất tùy theo nhu cầu của từng cá nhân.

Bên cạnh đó, Ngài không bao giờ tham gia vào các hoạt động nhục nhã của việc kinh doanh dịch vụ tâm linh hay lợi dụng chúng sinh khác trong khi giả bộ làm lợi lạc những vị mà Ngài sắp dẫn dắt. Thực sự, các phẩm tính của Ngài, hiển bày như là ‘sự chói ngời ba phần’ và ‘sự tập hợp ba phần’[11], rõ ràng với người khác đến mức mà các tịnh tài [tự nhiên] đến với Ngài. Không lãng phí thứ gì cho những chuyện tầm phào, Đức Jamyang Khyentse Wangpo sử dụng tài nguyên của Ngài để làm các đại diện của thân giác ngộ (khoảng hai nghìn bức tượng được làm hoàn toàn từ vàng và đồng), khẩu giác ngộ (mộc bản để in gần bốn mươi quyển kinh văn và hai nghìn quyển viết tay và in ấn) và ý giác ngộ (hơn một trăm bảo tháp vàng và đồng, xuất sắc nhất trong đó là bảo tháp Lhundrup Teng vĩ đại). Ngài cũng chỉ đạo việc xây dựng mười ba ngôi chùa được thiết kế tốt với nhiều kích cỡ khác nhau để lưu giữ những đại diện này và sau đấy, bảo trợ các nghi lễ cúng dường hàng ngày và nghi thức tưởng niệm thường xuyên được tổ chức ở đó. Trong các dự án xây dựng của Ngài, Đức Jamyang Khyentse Wangpo không có nhiều yêu cầu, bởi hoàn cảnh khi ấy khiến cho việc xây dựng bất kỳ thứ gì công phu thì thật khó khăn. Nhưng sau đấy trong đời, do bất ổn chính trị ở cả thượng và hạ Tây Tạng, các Tu viện bị phá hủy và Ngài dùng nhiều khoản tiền lớn của bản thân để phục hồi theo cách thức đúng đắn. Ngài thúc giục cả quan chức Trung Hoa và Tây Tạng, cũng như vua và thượng thư của Derge, giữ gìn truyền thống lâu đời về việc đóng góp tu bổ những nơi cổ xưa, xây dựng Tu viện mới và đảm bảo rằng các nghi lễ được cử hành đều đặn. Theo cách này, lòng từ của Ngài thật lớn lao bởi Ngài giúp giáo lý lan tỏa và phát triển. Cúng dường bốn nghìn bánh trà theo năm tháng, Ngài tài trợ cho các nghi lễ thường niên của sự tích lũy Mật thừa tại những trung tâm tâm linh lớn và nhỏ ở khắp mọi nơi.

Động cơ Bồ đề tâm quý báu của Đức Jamyang Khyentse Wangpo không dao động. Đặc biệt, Ngài có quan điểm thanh tịnh và lòng sùng mộ về mọi hệ thống tâm linh, chỉ mong muốn rằng những hệ thống này phát triển. Ngài không bao giờ chìm đắm vào thành kiến bộ phái hay sự nhạo bángchấp nhận vô số học trò từ mọi trường phái. Các đệ tử của Ngài bao gồm tất cả những vị trì giữ giáo lý nổi tiếng nhất – chư đạo sư vĩ đại của Sakya, Kagyu, Nyingma và Geluk – cũng như những vị giáo thọ, hành giả nhập thất, hành giả Phật giáo khiêm nhường và thậm chí những môn đồ của truyền thống Bon bản địa của Tây Tạng. Vô số nhóm đến đỉnh lễ Ngài hàng ngày, dẫn đầu bởi nhiều vị trong số những quan chức cao cấp nhất của Trung Hoa và Tây Tạng, nhưng không ai ra đi mà không tạo vài kết nối với đạo sư này (mỗi vị tùy theo sở thích riêng của bản thân), dù nhờ các giáo lý, quán đỉnh, lời khuyên, sự gia trì hay nghi lễ xua tan chướng ngại. Chẳng bị trói buộc bởi tám mối bận tâm thế tục, Đức Jamyang Khyentse Wangpo thực sự sống như vua của những khất sĩ. Ngài chẳng bận tâm đến cuộc sống của bản thân và khiến bản thân thoát khỏi mọi phức tạp mà các giá trị thế tục gây ra; Ngài đối xử với mọi người một cách bình đẳng, bất kể địa vị, không cảm thấy cần phải giữ thể diện hay chìm đắm vào hy vọngsợ hãi.

Cả thảy, Ngài đã dành khoảng mười ba năm thiền định về những giai đoạn tiếp cận và thành tựu cho nhiều Bổn tôn thiền định của Ngài từ các Mật điển Nyingma và Sarma. Ngài thực hành mỗi giáo lý sâu xa mà Ngài thọ nhận, đặc biệt những giáo lý trong Trăm Giáo Lý của Đức Kunga Drolchok đáng kính. Đức Jamyang Khyentse Wangpo là mẫu mực và vô song trong việc hoàn thành những thệ nguyện Samaya mà Ngài đã hứa.

Trên đây là một tiểu sử bên ngoài ngắn gọn của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, miêu tả các phạm vi hoạt động của Ngài trong thực hành tâm linh, nghiên cứu và các dự án tâm linh.

Tám truyền thừa lừng danh trên khắp Xứ Tuyết là ‘tám truyền thừa thành tựu’. Chúng bao gồm[12]:

  1. Trường phái Cựu Dịch hay Nyingmapa, đến từ lòng từ của viện trưởng Shantarakshita [Tịch Hộ], đạo sư Padmakara [Liên Hoa Sinh] và vua Phật tử Trisong Detsen.
  2. Trường phái Kadam, truyền thống của “Đức Đáng Kính” – Tôn giả Atisha vinh quang – điều truyền bá ‘bảy giáo lý linh thiêng’[13].
  3. Pho Lamdre, tinh túy tâm giác ngộ của đại thành tựu giả Virupa, được trao truyền như là lời khuyên qua các thế hệ đạo sư của trường phái Sakya vinh quang.
  4. Bốn truyền thống lớn và tám truyền thống nhỏ, điều được truyền xuống từ Tổ Marpa, Milarepa và Dakpo Lhaje[14]bao gồm lời khuyên từ truyền thừa của ‘bốn mệnh lệnh tâm linh’[15].
  5. Trường phái Shangpa Kagyu vinh quang, dựa trên ‘những giáo lý vàng ròng’[16] của Đức Khyungpo uyên bácthành tựu.
  6. Sáu Kỹ Thuật Hợp Nhất, nhấn mạnh sự dấn thân vào bản tính kim cương chân chính – giai đoạn hoàn thiện như được tìm thấy trong Mật điển huy hoàng nhất trong tất thảy – Thời Luân vinh quang.
  7. Giáo lý Zhije linh thiêng cùng với sự tiếp cận bổ trợ Dukyi Choyul, truyền thống của đại thành tựu giả Padampa Sang-gye.
  8. Các giai đoạn tiếp cận và thành tựu trong Tam Kim Cương, điều mà Nữ Hoàng Kim Cương[17] thực sự đã ban cho Drupchen Orgyenpa.

Những truyền thống cổ xưa này được duy trì như là các truyền thừa không gián đoạn. Đức Jamyang Khyentse Wangpo có niềm tin với tất cả trong khi kính trọng sự toàn vẹn riêng biệt của chúng. Bất chấp mọi khó khăn, Ngài nỗ lực lớn lao để tìm kiếm những bậc thầy nắm giữ mỗi truyền thừa chân chính trong số này và thọ nhận từ chư vị tất cả các quán đỉnh chín muồi cũng như chỉ dẫn giải thoát một cách trọn vẹn và không sai sót. Ngài đã nghiên cứu những giáo lý này để cắt đứt bất kỳ sự suy xét mang tính lý thuyết suông và thiền định để đạt được kinh nghiệm cá nhân. Trong thời gian này, trong lúc thức hay trong các linh kiến thiền định, thân, khẩu và ý của Ngài được gia trì bởi chư đạo sư Ấn ĐộTây Tạng uyên bácthành tựu trong quá khứ, chư Bổn tôn thiền định an bìnhphẫn nộ và tập hội chư Không Hành nam và nữ của ba cấp độ[18]. Ngài thọ nhận lời khuyên từ tất cả chư vị như là các truyền thừa trực tiếp[19]. Rõ ràng, Ngài có những kinh nghiệm linh kiến thanh tịnh trong từng giây từng phút, nhưng bởi Ngài chỉ gián tiếp nhắc đến chúng, không khoe khoang về các linh kiến hay sức mạnh nhận thức lạ thường, chúng ta biết rất ít về chúng. Đức Jamyang Khyentse Wangpo hoàn toàn làm chủ hai giai đoạn của thiền định theo tám truyền thừa kể trên và như thế, không gặp chướng cản trong giảng dạy, tranh luậnbiên soạn về chúng. Thoát khỏi bất kỳ ô nhiễm mê lầm nào, Ngài có khả năng chăm lo cho những kẻ may mắn.

Đây chỉ là một phần nhỏ từ tiểu sử của Ngài ở cấp độ bên trong.

Trong những tiên tri kim cương của Tổ Drupchen Thangtong Gyalpo[20], chúng ta tìm thấy đoạn sau đây:

Vị Yogin không khác với Ta,

được phú bẩm năm phẩm tính,

sẽ xuất hiện vào khoảng bảy trăm năm từ lúc này

ở miền Đông Tây Tạng vào năm Thìn.

Ngài sẽ là con trai của Gama, một đạo sư giác tính của tộc Nyo.

Yếu tố của Ngài là sắt và Ngài sẽ mang dấu hiệu của một chiến binh.

Được gia trì bởi Liên Hoa Vương,

Ngài sẽ là Do-ngak Lingpa, thọ nhận bảy kiểu trao truyền.

Được gia trì bởi Tôn giả Vô Cấu Hữu,

Ngài sẽ là Osel Trulpai Dorje.

Một hóa hiện của Văn Thù Sư Lợi, được ban phước bởi quốc vương[21],

Ngài sẽ được gọi là một đạo sư,

vị xuất hiện như một ảo ảnh.

Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã chứng tỏ là vị làm chủ bảy kiểu trao truyền này, giống như được tiên đoán trong các tiên tri kim cương như được nhắc đến ở trên và sự ám chỉ rõ ràng trong Mục Lục Ba Phần Đại Viên Mãn và các nguồn khác.

Năm tám tuổi, Đức Jamyang Khyentse Wangpo ốm nặng và vô cùng đau đớn. Ngài có linh kiến về Guru Rinpoche và Yeshe Tsogyal. Hai vị đã ban cho Ngài các quán đỉnh và sự gia trì nhờ đàn tràng Phổ Ba Kim Cương. Hai vị cũng khuyên bảo để Ngài hoàn toàn chiến thắng trong trận chiến với các chướng ngại.

Trong năm mười lăm tuổi, Ngài có linh kiến thanh tịnh; trong đó, Ngài đến gần một bảo tháp chín tầng ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Ngài leo lên từng tầng một và ở tầng tám, Ngài gặp đạo sư vĩ đại Manjushrimitra, xuất hiện trong hình tướng một học giả, với những chồng sách ở hai bên. Đức Jamyang Khyentse Wangpo đỉnh lễcầu nguyện với lòng sùng mộ mãnh liệt. Khi ấy, Tổ Manjushrimitra cầm một quyển kinh từ chồng bên tay trái và trao cho Ngài. Đó chính là Tóm Lược Bát Nhã Ba La Mật bằng Phạn ngữ. Bậc thầy đặt cuốn kinh lên đỉnh đầu Đức Jamyang Khyentse Wangpo và tập trung sự chú ý vào Ngài trong khi nói rằng, “Đây là sự khẩu truyền trọn vẹn cho tất cả giáo lý của cách tiếp cận biện chứng”. Sau đấy, Ngài cầm một quyển từ chồng bên phải và trao cho Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Đó chính là Mật điển Đại Viên MãnKim Cương Tát Đỏa: Gương Tâm. Bậc thầy cũng đặt quyển sách lên đỉnh đầu Đức Jamyang Khyentse Wangpo và tập trung sự chú ý vào Ngài, bảo rằng, “Điều này nắm giữ tất cả từ ngữ, ý nghĩa ẩn giấu và ân phước gia trì của cách tiếp cận Chân ngôn Bí mật của Kim Cương thừa nói chung và ba phần Đại Viên Mãn nói riêng”. Sau khi cất lên vài tiên tri, Tổ Manjushrimitra tan thành ánh sáng với niềm hoan hỷ lớn lao và hòa vào Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Ngay lập tức, Đức Khyentse nhập vào trạng tháiquan niệm của định. Xuất định, Ngài ra ngoài, nơi Ngài thấy một ngọn lửa lớn đang cháy trước cửa. Ngài bị cuốn vào nó và thân vật lý của Ngài hoàn toàn bị thiêu. Ngài biến thành thân ánh sáng lung linh và nghĩ rằng, “Tôi là Vimalamitra”.

Một lần khác cũng trong giai đoạn này, thủ lĩnh oai hùng của chư thành tựu giả – Thangtong Gyalpo đã xuất hiện trước Đức Jamyang Khyentse Wangpo trong một giấc mơ và gia trì cho Ngài. Mặc dù Tổ đã trao cho Ngài nhiều lời khuyên chung và riêng, Đức Jamyang Khyentse Wangpo chỉ ghi lại một nghi quỹ thực hành về đạo sư. Sau đấy, Ngài bỏ dấu ấn bí mật liên quan đến những giáo lý này, điều cuối cùng xuất hiện là pho Giọt Tâm Chư Đạo Sư Thành Tựu, bao gồm Căn Bản Kệ Về Sáu Giai Đoạn Hoàn Thiện, Năm Pho Thực Hành Nghi QuỹTập Hội Thiện Thệ Heruka.

Trong một linh kiến khác, Đấng Bất Tử Vô Lượng Thọ Phật và vị phối ngẫu đã gia trì cho Đức Jamyang Khyentse Wangpo và từ đó xuất hiện nghi quỹ phi phàm, điều cho phép Ngài hệ thống hóa lại[22] các bản văn căn bản về Chandali: Nữ Phối Ngẫu Trường Thọ. Mặc dù Ngài có vô số linh kiến như vậy về toàn bộ chư Bổn tôn Tam Gốc, Đức Jamyang Khyentse Wangpo bị thôi thúc mạnh mẽ phải duy trì sự bí mật của chúng và không ám chỉ gì với người khác rằng chúng đã xảy ra.

Dẫu cho Ngài có nhiều cơ hội đưa ra tiên tri theo năm tháng, Đức Jamyang Khyentse Wangpo tuyên bố rằng, “Người ta nói rằng, ‘Không giống những đạo sư của sự trao truyền Kama, các Terton bị phá hủy bởi tiên tri của họ’. Khi một sự tiên tri đã được viết lại, cần phải tuân theo các lựa chọn đạo đức mà nó yêu cầu, nhưng bởi không ai thực sự áp dụng chúng, những tiên tri như vậy chẳng bao giờ đáp ứng yêu cầu. Nói quá nhiều về chúng thì lại kêu gọi ma quỷ”. Vì thế, minh chứng cho một điểm quan trọng, Ngài không ban bố các tiên tri cũng không hài lòng với những tiên tri của các vị khác.

BẢY KIỂU TRAO TRUYỀN

1. NHỮNG TRAO TRUYỀN KAMA

Năm mười sáu tuổi, Đức Jamyang Khyentse Wangpo có một linh kiến thanh tịnh lúc bình minh ngày Mười tháng Saga, tức tháng Tư[23], trong đó, Ngài đến cung điện Liên Hoa Quang (Pema Od) trong cõi Chamara. Tại đó, giữa những vách đá hùng vĩ, bên những đám mây trắng ngần, Ngài diện kiến Đại Sư Saroruhavajra [tức Đức Hồ Sinh Kim Cương], vây quanh bởi tập hội Không Hành Nữ. Đại Sư gia trì cho Ngài bằng ý định giác ngộ, ban quán đỉnh nhờ các biểu tượng và truyền cảm hứng lớn lao cho Ngài bằng cách tiên đoán bảy kiểu trao truyền mà Ngài sẽ thọ nhận. Cuối cùng, Đại Sư nhất tâm nhìn Ngài và bảo:

Không bị vấy bẩn bởi bám víu đối tượng,

Không bị hư hỏng bởi tâm chấp ngã,

Duy trì giác tính trần trụi và rỗng rang,

tâm trí tuệ của tất cả chư Phật.

Sau đấy, Đại Sư cùng đoàn tùy tùng tan vào Đức Jamyang Khyentse Wangpo, vị cảm thấy tâm giác ngộ của Đại Sư hòa quyện bất khả phân với tâm của Ngài. Từ đó, Ngài trải nghiệm con đường của sự an trú, trạng thái của sự thanh tịnh nguyên sơ, với nhận thức tự nhiên về sự ổn định và, được truyền cảm hứng như vậy, đã cầu nguyện nhất tâm đến Guru Rinpoche. Điều này cho phép Ngài thọ nhận những chỉ dẫn Kama và Terma nổi tiếng nhất của các trường phái Nyingma và Sarma về Kinh điểnMật điểnquán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoátkhẩu truyền hỗ trợ – và tự tại định vị những truyền thừa hiếm và sắp biến mất. Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã nhóm lại ngọn lửa sắp tàn thông qua sự hành trì của bản thân cũng như sự truyền bá các giáo lý này.

Đây là kiểu trao truyền đầu tiên.

2. TERMA ĐẤT

Kiểu trao truyền này bao gồm các Terma được chôn giấu trong đất. Năm hai mươi tuổi, Đức Jamyang Khyentse Wangpo đến Drakmar Drinzang, nơi một Không Hành Nữ của giác tính bất tận trao cho Ngài một hộp Terma. Từ đó, Ngài phát lộ pho giáo lý liên quan đến Đại Bi Mahakarunika được gọi là Tự Tại Trong Bản Tính Tâmxá lợi của hai mươi mốt vị Bà-la-môn. Ở Damsho Nyingdrung, thổ địa Nyenchen Thangla đã phát lộ và dâng lên Ngài các pho nghi quỹ cho bốn thân của Đạo Sưxá lợi sinh ra từ một trong những chiếc răng của Guru Rinpoche. Tại hồ được biết đến là Singu Yutso, Ngài thọ nhận pho Tam Gốc: Diệu Huyễn Võng và tại Terlung Pemei Shelri, pho Tập Hội Tất Cả Tam Gốc, điều được phát lộ và trao cho Ngài nhờ sức mạnh diệu kỳ của chư Không Hành Nữ. Trong nhiều trường hợp, mặc dù một Terma có thể tiếp cận được, Ngài chỉ phát lộ một vài trong số những bản văn gốc và lựa chọn không viết lại toàn bộ pho giáo lý.

Bên cạnh đó, Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã khuyến khích Ngài Chokgyur Lingpa[24] phát lộhệ thống hóa Nghi Quỹ Tâm Giác Ngộ: Như Ý Bảo Châu và ‘tượng nhiếp chính’ của Đức Liên Hoa Sinh gọi là Ngodrup Palbar[25], thứ đã được chôn giấu ở Tsike Norbu Punsum. Nhìn chung, đã có nhiều Terma mà Ngài và Đức Chokgyur Lingpa cùng nhau phát lộ, chẳng hạn Bốn Pho Nghi Quỹ Đạo Sư, Giọt Tâm Yếu BairotsanaBa Phần Đại Viên Mãn.

3. TERMA TÁI CHÔN GIẤU

Kiểu trao truyền này bao gồm những Terma (chẳng hạn các Terma trong kiểu trước đó), thứ mà sau khi được phát lộ, lại được chôn giấu và tìm ra sau đấy[26]. Trong năm Thổ Mùi[27] được biết đến là ‘Thành Tựu Mục Tiêu’, Đức Jamyang Khyentse Wangpo có một linh kiến thanh tịnh khác. Trong đó, Guru Rinpoche xuất hiện trong hình tướng Terchen Sang-gye Lingpa, trao cho Ngài một quyển kinh và gia trì cho Ngài. Kinh nghiệm phi phàm này đã mở ra cánh cửa cho Ngài: Ngài có thể nhìn thấy rõ ràng các đời của chư vị Terton và tất cả giáo lý của chư vị và được trao quyền để thọ nhận sự trao truyền cho tất cả mệnh lệnh tâm linh của chư vị. Như thế, chư Không Hành Nữ của giác tính bất tận đã phát lộ và dâng lên Ngài hầu hết các cuộn kinh vàng, thứ đã được chôn giấu lại bởi chư Terton trong quá khứ và Ngài đã giải mã chúng. Ngài giải mã một số khi mà những chữ biểu tượng khởi lên trong linh kiến hay khi những giáo lý trở nên rõ ràng một cách tự nhiên trong cõi giới của ý định giác ngộ của Ngài. Vào những dịp như vậy, Guru Rinpoche đích thân xuất hiện hoặc hiển bày trong hình tướng của những Terton tương ứngban cho Đức Jamyang Khyentse Wangpo quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát trong sự trao truyền duy nhất, trọn vẹn.

Ngài Jamgon [Kongtrul] Lodro Thaye[28] cảm thấy rằng, trên tất thảy, giữ gìn chỉ một trao truyền về các Terma cổ xưa cũng thật tuyệt vời; do vậy, Ngài thành tâm và nhiều lần cầu nguyện để Đức Jamyang Khyentse Wangpo phát lộ những giáo lý như vậy. Theo đó, Đức Khyentse đã phát lộ nhiều truyền thừa trực tiếp cho các Terma được chôn giấu lại, thứ được tìm thấy trong Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu [tức Rinchen Terdzod].

4. TERMA Ý ĐỊNH GIÁC NGỘ

Kiểu trao truyền này bao gồm những Terma sâu xa của ý định giác ngộ. Trong năm Thổ Thân[29], khi Ngài hai mươi chín và đang du hành đến miền Trung Tây Tạng, Đức Jamyang Khyentse Wangpo đã cử hành cúng dường tiệc Ganachakra vào ngày Mười theo Âm lịch tại Jangdrok Gegye. Guru Rinpoche xuất hiện trước Ngài và ban gia trì. Khi Đức Jamyang Khyentse Wangpo dâng cúng dường lên bức tượng nhiếp chính của Đại Sư Saroruhavajra tại Tu viện Samye, một bức tượng được phát lộ bởi Tổ Nyang-ral Nyima Ozer, bức tượng thực sự biến thành Đại Sư, vị ban gia trìlời khuyên tâm linh. Dựa trên kinh nghiệm này, Ngài phát lộ pho giáo lý được gọi là Giọt Tâm Yếu Hồ Sinh Kim Cương, thực hành bí mật cho ba pho nghi quỹ đạo sư.

Năm ba mươi lăm tuổi, một năm Mộc Dần, trong tháng Gyal[30], Đức Jamyang Khyentse Wangpo thực hành các giai đoạn tiếp cận và thành tựu cho Như Ý Luân Bất Tử. Ngài có một linh kiến về Thánh Cứu Độ Mẫu Tara, vị đang trì tụng Chân ngôn mười âm và gia trì cho Ngài. Sau đấy, Ngài cũng thọ nhận sự gia trì của ba đạo sư, những vị đã đạt được sự bất tử[31]. Nhờ những kinh nghiệm này, pho giáo lý với tựa đề Tâm Yếu Thánh Mẫu Bất Tử đã đến với Ngài.

Một Terma khác trong số này, pho Tâm Yếu Chư Đạo Sư Thành Tựu, cũng đã được thảo luận. Đây là những ví dụ tuyệt vời về các Terma ý định giác ngộ, bởi chúng bao gồm các đoạn kệ kim cương vượt khỏi sự hiểu của người bình phàm và không thể phân biệt được với các Mật điển.

5. SỰ HỒI NHỚ

Kiểu trao truyền này bao gồm những sự hồi nhớ của Đức Jamyang Khyentse Wangpo[32]. Một lần nữa, khi đang du hành đến miền Trung Tây Tạng, Ngài đi qua vùng hạ của thung lũng Uyuk thuộc vùng Tsang. Ở đó, Ngài nhớ lại chính xác địa điểm và thời gian mà, trong một đời trước khi là Đức Chetsun, Ngài đã viên tịch thành thân ánh sáng. Nhờ đó, Ngài viết lại Tâm Yếu Chetsun. Những sự hồi nhớ về một đời trước của Ngài là Langdro Konchok Jungne khiến Ngài phát lộ các giáo lý bao gồm nghi quỹ trường thọ Tâm Yếu Bairotsana, một thực hành để ‘tách rút tinh túy trọng yếu’[33] dựa trên hình tướng Sư Tử Diện Phật Mẫu (Simhamukha) trắng.

6. TRAO TRUYỀN DAGNANG

Kiểu này bao gồm nhiều trao truyền mà Đức Jamyang Khyentse Wangpo thọ nhận trong các linh kiến thanh tịnh. Các ví dụ đáng kể là pho về những chỉ dẫn tâm linh được nhắc đến trước đó (Chandali: Nữ Phối Ngẫu Trường Thọ từ Tâm Yếu Bất Tử) cũng như cuốn giáo khoa về nghi quỹ đạo sư từ Tâm Yếu Longchenpa với tựa đề Giọt Bindu Được Niêm Kínnghi quỹ đạo sư của Đức Chokgyur Lingpa – Tập Hội Gia Đình Tam Thân. Mặc dù Ngài thọ nhận nhiều trao truyền như vậy, Ngài chỉ viết lại những điều như vậy.

7. TRUYỀN THỪA KHẨU TRUYỀN

Kiểu trao truyền này bao gồm những truyền thừa khẩu truyền[34]. Trong lúc Đức Jamyang Khyentse Wangpo đang lưu lại địa điểm linh thiêng quan trọng Deshek Dupa ở Dzasho, Ngài có linh kiến thanh tịnh. Trong linh kiến này, Ngài du hành đến bảo tháp Shankarakuta. Ở mỗi nơi trong tám hướng chính và phụ là một trong tám hóa hiện của Đại Sư, với một hình tướng thứ chín, hình tướng Guru Rinpoche như là sự hợp nhất của tất cả, ở giữa. Chư vị ban cho Ngài, như là các truyền thừa khẩu truyền, tinh túy của các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát cho những pho như vậy, chẳng hạn pho [giáo lý] tập trung vào Tám Mệnh Lệnh và chư Bổn tôn an bìnhphẫn nộ của Diệu Huyễn Võng – tất cả những gì mà Ngài đã viết lại.

Đây là miêu tả ngắn gọn về tinh túy cuộc đời của Đức Jamyang Khyentse Wangpo ở cấp độ bí mật.

Khi hoàn thành những hoạt động diệu kỳ, tuyệt vời như vậy, Ngài đã bước sang tuổi bảy mươi ba. Vào sáng ngày Hai mươi mốt (“Ngày Hoan Hỷ” thứ hai trong giai đoạn trăng khuyết dần) của tháng Hai ‘O’ trong năm Thủy Thìn Đực[35], Ngài tung hoa và trì tụng nhiều lời cầu nguyện cát tường. Sau đấy, Ngài an trú trong sự quân bình của định, khi mà hình tướng được hóa hiện của Ngài tan hòa trở lại hư không căn bản, ý định giác ngộ của đạo sư Vimalamitra[36] vĩ đại.

Các đệ tử được cam lồ khẩu của Ngài chăm sóc là hiện thân cho bảy kiểu trao truyền mà Ngài đã thọ nhận và, không chút thành kiến bộ phái, đóng vai trò là kho chứa những giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng. Tại Xứ Tuyết, trong tất cả những đạo sư uyên bácthành tựu từ bốn trường phái – Sakya, Geluk, Kagyu và Nyingma – cũng như truyền thống Bon bản địa, không có ai không đỉnh lễ trước gót chân Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Tất cả đều được Ngài chăm sóc và thọ nhận lời khuyên của Ngài, điều xuất phát từ tám truyền thừa thành tựu. Các đệ tử của Ngài bao gồm Đức Jamgon [Kongtrul] Lodro Thaye, Adzom Drukpa Rinpoche Rigdzin Natsok Rangdrol, Terton Lerab Lingpa[37], Gyurme Ngedon Wangpo, Dodrupchen Rinpoche thứ ba – Tenpai Nyima, Mipham [Rinpoche] Jampal Gyepai Dorje[38], Situ [Rinpoche] Chokyi Gyatso của Tu viện Kathok, Gyaltsab [Rinpoche] Pema Namgyal[39] của Tu viện Shechen, Jamyang Loter Wangpo của trường phái Sakya, Gaton Ngawang Lekpa, Dezhung Choktrul Lung-rik Tenpai Nyima, Jedrung Jampai Jungne, Khenchen Tashi Ozer của Tu viện Palpung, Terton Rang-rik từ Nyarong và em trai – Khenchen Dewai Nyima, Khenchen Rinchen Dargye của trường phái Karma Kagyu và Gyakor Tulku Kunzang Tekchok Tenpai Gyaltsen. Những vị này cùng nhiều đạo sư tôn quý khác mà Ngài đã giảng dạy đều giữ gìn các hoạt động tốt lành của sự tập trung ba phần của nỗ lực tâm linh, trưởng dưỡng giáo lý quý báu của Đấng Chiến Thắng. Về mặt này, Đức Jamyang Khyentse Wangpo giống như một vị Phật thứ nhì, đảm bảo sự truyền bá và phát triển của mọi truyền thống của tám truyền thừa thành tựu và mười cột trụ vĩ đại giữ gìn truyền thừa giảng giải.

Cội nguồn căn bản về truyền thừa tâm yếu rốt ráo của đạo sư này, dòng truyền thừa căn bản của giáo lý Dzogchen, là Tổ Jigme Gyalwai Nyugu. Nhưng Ngài cũng nắm giữ truyền thừa khác về các quán đỉnhkhẩu truyền giáo lý Nyingtik tịnh quang viên mãn. Nó được trao truyền từ Tổ Rigdzin Jigme Lingpa[40] đến Dodrup Jigme Trinle Ozer, Chokyi Lodro (vị cũng được biết đến là Dola Jigme Kalzang), Gyalse Shenphen Thaye và Khenpo Pema Badzra của Tu viện Dzogchen, vị đã trao lại cho Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Ngài cũng nắm giữ một truyền thừa từ truyền thống Mindrolling, được truyền xuống từ Tổ Terdak Lingpa đến Rinchen Namgyal, Mingyur Paldron, Oddiyana, Trinle Namgyal và Trinle Chodron, vị đã trao lại cho Đức Jamyang Khyentse Wangpo. Ngài lại trao các dòng trao truyền này cho Gyakor Tulku Kunzang Thekchok Tenpai Gyaltsen; chúng được trao cho Khenchen Ngawang Palzang của Tu viện Kathok, sau đấy đến thủ lĩnh của gia đình Phật của tôi – Ngài Lungtrul Shedrup Tenpai Nyima, vị mà nhờ lòng từ của Ngài, chúng tôi đã thọ nhận trao truyền này.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[2] Theo Rigpawiki, Jigme Gyalwai Nyugu (1765-1843) là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Tổ Jigme Lingpa và là một vị thầy của Patrul Rinpoche.

[3] Năm Kim Thìn Đực (đầu năm 1820 đến đầu năm 1821).

[4] Hình tướng sáu tay của Hộ Pháp Mahakala.

[5] Theo RigpawikiTu viện Orgyen Mindrolling là một trong Sáu Tổ Đình của truyền thống Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Minling Terchen Gyurme Dorje, tức Rigdzin Terdak Lingpa cùng với em trai Lochen Dharmashri vào năm 1676. Tu viện có một mối liên hệ thân thiết với Đức Dalai Lama thứ năm, nhưng bị phá hủy trong chiến tranh Dzungar năm 1717-1718, khi mà em trai của Tổ Terdak Lingpa, đại học giả Lochen Dharmashri bị sát hại. Con gái của Đức Terdak Lingpa, Bà Jetsun Mingyur Paldron, chạy đến Sikkim và sau đó trở lại Mindrolling, cùng với em trai Drinchen Rinchen Namgyal tái thiết Tu viện, với sự hỗ trợ của Polha Taiji.

Người đứng đầu [trưởng dòng] của Mindrolling là những vị kế thừa cha truyền con nối của Tổ Minling Terchen. Minling Trichen Rinpoche là vị trì giữ Pháp tòa thứ 11 và sau khi Ngài qua đời vào năm 2008, con trai của Ngài – Dungse Dalha Gyaltsen (sinh năm 1959) từ Tây Tạngtrở thành vị trì giữ Pháp tòa thứ 12.

[6] Theo Rigpawiki, Nyingtik Yabshyi nghĩa đen là Tâm Yếu Bốn Phần. Nó bao gồm: Vima Nyingtik, Lama Yangtik, Khandro Nyingtik và Khandro Yangtik.

Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik là những bản văn Nyingtik ‘mẹ’ trong khi Lama Yangtik và Khandro Yangtik được biết đến là những bản văn ‘con’; do đó, tên gọi phổ biến khác cho tuyển tập này là Bốn Phần Mẹ – Con Của Nyingtik (Nyingtik Mabu Shi).

Tổ Longchen Rabjam cũng biên soạn Zabmo Yangtik, thứ cô đọng các chỉ dẫn cốt tủy quan trọng của cả Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik.

[7] Theo RigpawikiTu viện Shechen – một trong sáu Tổ đình Nyingma của Tây Tạng, được thành lập năm 1695 bởi Ngài Shechen Rabjam Tenpe Gyaltsen, vị được Đức Dalai Lama thứ năm cử đến Kham với mục đích này.

[8] Mười đạo sư Tây Tạng vĩ đại, những vị đóng góp cho việc thành lập các truyền thống học thuật khác nhau của Phật giáo Tây Tạng: Thonmi Sambhota (một thượng thư của vua Tây Tạng thế kỷ thứ bảy – Songtsen Gampo và đã du hành đến Ấn Độ, nơi Ngài học Phạn ngữnổi tiếng vì đã tạo ra chữ viết được hệ thống hóa cho Tạng ngữ); các dịch giả Nyingma – Bairotsana, Kawa Paltsek, Chokro Luyi Gyaltsen, Zhang Yeshe De (tất cả đều hoạt động tích cực trong thế kỷ thứ chín); các dịch giả Sarma – Rinchen Zangpo (958-1055, vị mà sự nghiệp của Ngài được xem là cột mốc lịch sử cho các trường phái dịch thuật Sarma) và Ngok Lotsawa Lekpai Sherab (một dịch giả thế kỷ thứ mười và là đệ tử của cả Tổ Atisha và Rinchen Zangpo); Dromton Gyalwai Jungne (1004-1064, một đệ tử của Tổ Atisha và là đạo sư Tây Tạng đầu tiên của trường phái Kadampa); Sakya Pandita (1182-1251) và Go Khukpa Lhetse (một dịch giả thế kỷ mười một và là đệ tử của Tổ Atisha).

[10] Đạo sư của Nyoshul Khen Rinpoche – Ngài Lungtok Shedrup Tenpai Nyima.

[11] “Sự chói ngời ba phần” là (1) hỷ lạc và sức ấm “chói ngời” trong thân; (2) sức mạnhnăng lực hiển bày trong khẩu; và (3) kinh nghiệm thiền địnhchứng ngộ sinh khởi trong ý.

“Sự tập hợp ba phần” là về (1) những người được tập hợp, tức là bị thu hút bởi năng lượng tâm linh, vào ban ngày, (2) chư Không Hành nam và nữ bị tập hợp vào ban đêm và (3) thức ăncủa cải tập hợp vào buổi sáng và tối.

[12] Bốn truyền thừa đầu tiên là bốn trường phái chính yếu của truyền thống Phật giáo Tây Tạng hiện đại: Nyingma, Geluk (đôi lúc được gọi là truyền thống “Kadampa mới”), Sakya và Kagyu. Bốn truyền thừa sau, trong khi vẫn duy trì là các truyền thừa không gián đoạn, đã hòa nhập vào những trường phái chính này.

[13] Bảy giáo lý linh thiêng của trường phái Kadampa bao gồm Tam Tạng (Kinh, Luật và Luận) và bốn thiền định (tập trung vào Phật Thích Ca Mâu Ni và chư Bổn tôn Quán Thế Âm, Cứu Độ Mẫu Tara và Achala).

[14] Một trong những danh hiệu của Tổ Gampopa Sonam Rinchen (1079-1153).

[15] Đại thành tựu giả Ấn Độ Tilopa (988-1069) nổi tiếng là đã thọ nhận giáo lý trực tiếp từ Pháp thân Phật Kim Cương Trì. Khi người ta từ chối tin tưởng những tuyên bố của Ngài, Ngài nghiên cứu các giáo lý khác nhau với bốn đạo sư từ Bắc, Nam, Đông và Tây của Ấn Độ. Sau đấy, Ngài hệ thống hóa những gì Ngài đã học thành một hệ thống duy nhất, điều mà Ngài trao lại cho đệ tử Naropa. Chính nhờ đệ tử của Naropa – Marpa Chokyi Lodro (1012-1097) mà những giáo lý này đã thâm nhập vào truyền thống Tây Tạng. Tên gọi Kagyu, nghĩa là “truyền thừa của mệnh lệnh tâm linh”, liên quan đến những dòng giáo lý mà Tilopa đã thọ nhận và hệ thống hóa.

[16] Cấu trúc của những giáo lý trường phái Shangpa, được thành lập bởi đạo sư Tây Tạng Khyungpo Naljor (978-1127), được so sánh ẩn dụ với một cái cây: gốc là Sáu Du Già Của Niguma (có thể được so sánh với Sáu Du Già Của Naropa trong trường phái Kagyu), thân cây là giáo lý Đại Thủ Ấn gọi là “Hộp Amulet”, các nhánh là “ba phương pháp đem mọi kinh nghiệm vào thực hành tâm linh”; hoa là thiền định về các hình tướng đỏ và trắng của Khechari; và quả bao gồm kỹ thuật được biết đến là “bất tử không trệch”.

[17] Một danh hiệu của Bổn tôn Kim Cương Du Già Nữ Vajrayogini.

[18] ‘Ba cấp độ’ có thể được hiểu là thân, khẩu và ý hay cõi trời, trên mặt đất và dưới mặt đất. Trong trường hợp này, kiểu đầu tiên có lẽ thích hợp hơn.

[19] Tức là không có ai khác ở giữa.

[20] Theo Rigpawiki, Thangtong Gyalpo tức Tsondru Zangpo (1385-1509) là vị thành tựu giả Tây Tạng nổi tiếng, người đã du hành đến nhiều nơi ở Trung Hoa, Tây Tạng và các quốc gia phía Đông khác, xây dựng nhiều chùa chiền và cầu sắt, thành lập các Tu viện ở Derge và nơi khác.

Ngài được cho là hóa hiện về tâm của Guru Rinpoche và cũng là vị tái sinh của Đức Doplpopa Sherab Gyaltsen.

[21] Tức Vua Trisong Detsen; Đức Jamyang Khyentse Wangpo được xem là hóa thân của vua (‘quốc vương’) và cả hai đều là hóa hiện của Bồ Tát trí tuệ Văn Thù Sư Lợi.

[22] Khi một Terton phát lộ một Terma, giáo lý ban đầu (dù được viết lại hay thọ nhận trong một linh kiến) thường khó hiểu đối với người trung bình. Vai trò của Terton, thường làm việc cùng với vị trông giữ được tiên tri của Terma đó, là giải mã bản văn và viết nó dưới dạng có thể được người khác tiếp cận.

[23] Trong năm Mộc Mùi Cái (đầu năm 1835 đến đầu năm 1836).

[25] Các bức tượng nhiếp chính là tượng Guru Padmakara – Đại Sư Liên Hoa Sinh, được làm bởi những đệ tử thân cận của Ngài và do đích thân Đại Sư gia trì trong lúc Ngài ở tại Tây Tạng. Các bức tượng như vậy đặc biệt linh thiêng và được cho là đóng vai trò như là ‘nhiếp chính’ của Đức Liên Hoa Sinh, bởi chúng ban tặng ân phước gia trì của Ngài cho các thế hệ tương lai, những vị tiếp xúc với chúng. Chúng được chôn giấu như các Terma và sau đấy được phát lộ bởi những Terton, hóa thân của các đệ tử đã làm chúng. Ngodrup Palbar nghĩa là “Vinh Quang Chói Ngời Của Thành Tựu Tâm Linh”.

[26] Nếu sự phát lộ ban đầu của một Terma xảy ra vào thời điểm khi mà các hoàn cảnh không cho phép sự truyền bá, vị Terton sẽ chôn giấu lại Terma đó để nó có thể được phát lộ trong tương lai, khi có những hoàn cảnh thích hợp hơn.

[27] Năm Mộc Mùi Cái (đầu năm 1859 đến đầu năm 1860).

[29] Năm Thổ Thân Đực (đầu năm 1848 đến đầu năm 1849).

[30] Tháng Mười hai (Gyal) của năm Mộc Dần Đực tương ứng với đầu năm 1855.

[31] Đức Padmakara Liên Hoa Sinh, Vimalamitra Vô Cấu Hữu và Bairotsana.

[32] Những trao truyền là sự hồi nhớ về các trao truyền được thọ nhận trong một đời trước.

[33] Một kiểu thực hành cho phép hành giả duy trì cuộc sống bằng cách thọ dụng tinh túy vi tế của hoa, khoáng chất và v.v.

[34] Những pho giáo lý được khẩu truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Những giáo lý này ban đầu không được ghi chép, rồi được viết lại vào một thời điểm sau đó để ngăn khả năng biến mất mãi mãi của chúng.

[35] Mùa xuân năm 1892.

[36] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

[37] Về Terton Lerab Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a33571/tieu-su-terton-sogyal.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.