Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Do Khyentse Yeshe Dorje

10/01/20218:59 CH(Xem: 4034)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Do Khyentse Yeshe Dorje
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC DO KHYENTSE YESHE DORJE 
(NGAKCHANG JALU DORJE) (1800–1866)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blankĐức Do Khyentse Yeshe Dorje, cũng được biết đến là Ngakchung Jalu Dorje, sinh ở Golok, miền Đông Tây Tạng. Cha của Ngài là ông Chokor Sonampel và mẹ của Ngài là bà Tsewang Men. Con trai của họ sinh ra theo đúng những tiên tri của chư Bổn tôn và đạo sư, giữa các dấu hiệu lạ thường. Lúc chào đời, Ngài ngồi trong tư thế kim cương và trì tụng nguyên âm và phụ âm Phạn ngữ. Ba ngày sau đấy, đứa bé sơ sinh được chư Không Hành Nữ đưa đến một cõi thanh tịnh, nơi mà chư vị ban những tiên tri về cậu bé và tắm rửa cho cậu. Sau đấy, cậu bé du hành đến Zangdok Palri trong cõi Chamara, nơi cậu diện kiến Orgyen Rinpoche, vị duy nhất cho thời kỳ suy đồi tâm linh hiện nay và đoàn tùy tùng của Ngài gồm các tâm tử – chư đạo sư Trì Minh – Vua Trisong Detsen và các thần dân – tổ chức một lễ cúng dường Ganachakra hoành tráng. Yeshe Dorje gia nhập tập hội Không Hành nam và nữ và những sự thôi thúc tự nhiên về niềm tin, lòng sùng mộ và mong mỏi khơi dậy tự nhiên trong Ngài, Ngài sởn gai ốc và những giọt nước mắt tuôn rơi. Trong một linh kiến thanh tịnh sâu xa, Ngài thọ nhận dòng truyền thừa trực tiếp của mọi Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của cách tiếp cận Kim Cương thừa bí mật thù thắng. Đại chúng tấn phong Yeshe Dorje là vị đạo sư của những Giáo Pháp sâu xa, giao phó Ngài dấu ấn của ý định giác ngộ của chư vị và dâng lên Ngài những sự tôn kính khác.

Dzogchen Ponlop Sang-ngak Tendzin, Ngedon Tendzin Zangpo (vị Tulku tôn quý của Dzogchen Rinpoche Pema Rigdzin[2]), Dodrup [Rinpoche] Jigme Trinle Ozer cùng những đạo sư khác công nhận Ngài là một Tulku (Hóa thân) của Tổ Kunkhyen Rigdzin Jigme Lingpa[3]. Cậu bé lập tức nhận ra những vị như Jigme Losel Ozer, đệ tử của Hóa thân đời trước, người đã phục vụ Ngài không lỗi lầm, cũng như các thí chủ và những vị khác. Ngay khi biết nói, được khích lệ bởi tập hội những vị bảo vệ giáo lý và chư Không Hành Nữ, cậu bé miêu tả rõ ràng cuộc đời của Ngài là Kunkhyen Jigme Lingpa. Với điều đó, những thí chủđệ tử chí thành của cố đạo sư rất hài lòng, chắc chắn rằng Ngài thực sự là vị Tulku.

Sau đấy, Ngài đến Derge và ở Lhundrup Gang, Đấng Bảo Hộ Quy Y của Tu viện Dzogchen đã ban cho Ngài các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát cho những tác phẩm xuất sắc của Đấng Toàn Tri và vị kế thừa tâm linh, bao gồm Bảy Kho Tàng [Dzod Dun[4]] và Bốn Phần Tâm Yếu [Nyingtik Yabshi[5]]. Trong thời gian này, Đức Yeshe Dorje thấy đạo sư của Ngài đôi lúc trong y phục của một Terton, đôi lúc với các đặc tính của Đức Orgyen vĩ đại và diện kiến tập hội chư Tôn an bìnhphẫn nộ mỗi ngày. Như thế, Ngài thọ nhận trao truyền dẫn đến sự chứng ngộ được đại diện trong truyền thừa của ý định giác ngộ.

Thái hậu Derge và triều đình, cùng với các đạo sư vĩ đại, chư vị Tulku, Khenpo và những vị điều hành Tu viện Kathok, Shechen và Dzogchen, đã thỉnh cầu rằng Ngài xác định những tài sản cá nhân, các đại diện về thân, khẩu và ý và v.v. vốn thuộc về Tổ Jigme Lingpa. Trong mọi trường hợp, sự chính xác không nao núng của Ngài khiến những vị có mặt rớt nước mắt, bất kể địa vị của họ và đã cho thấy rằng Ngài xứng đáng nhận được sự tin tưởng của họ. Dẫn đầu bởi vị đứng đầu trường phái Sakya, vua của Derge và chư đạo sư vĩ đại của Tây Tạng tuyên bố Ngài là một Tulku của Tổ Kunkhyen Jigme Lingpa, dùng mọi cách để thiết lập duyên khởi cát tường. Ngài được thiết lập là vị trì giữ ngai tòa vàng quý báu của cố đạo sư và tôn vinh là một vị vua của Giáo Pháp với sự làm chủ tam giới[6].

Sau đấy, được thúc giục bởi những đại nguyệnthiên hướng nghiệp từ nhiều đời quá khứ và được truyền cảm hứng bởi các tiên tri từ chư Bổn tôn và đạo sư, Đức Yeshe Dorje du hành đến miền Trung Tây Tạng, chiêm bái [Tu viện] Samye, trụ xứ Tsering Jong của Hóa thân đời trước và những nơi khác. Bởi tập khí được thiết lập từ cuộc đời là Jigme Lingpa, Ngài nói rõ ràng về những sự kiện lịch sửtiếp tục các giáo lýHóa thân đời trước của Ngài vẫn còn dang dở, khơi dậy niềm tin trong các thí chủđệ tử. Ngài được Đức Drikung Kyabgon[7] truyền giới Sa Dithực hành những giáo lý Drikung sâu xa, chẳng hạn Hai Hệ Thống Thánh PhápÝ Định Giác Ngộ Duy Nhất. Từ Gyaltsap Rinpoche[8] của Tu viện Tsurphu ở Tolung, Đức Yeshe Dorje thọ nhận các khẩu truyền cho những trước tác được tuyển tập của chư đạo sư đời trước, đứng đầu trong tất thảy là Tâm Yếu Yuthok, các trước tác được tuyển tập của chư vị Karmapa, quán đỉnhkhẩu truyền cho Hộ Pháp Gonpo Trakshe, các tác phẩm được tuyển tập của Tổ Gampopa và quán đỉnh Diệu Âm Thiên Nữ (Sarasvati).

Từ Zhapdrung Rinpoche, vị nhiếp chính của Tu viện Drikung, Ngài thọ nhận các khẩu truyền cho toàn bộ tuyển tập những trước tác của Tổ Ratna Lingpa, các quán đỉnhkhẩu truyền cho toàn bộ pho Bổn tôn Đại Uy Đức Kim Cương (Yamantaka, bao gồm các phần về khía cạnh Ayushpati: Như Sắt, Bọ Cạp Sắt, Mặt Độc Sắt Nấu Chảy và v.v.) và cho tất cả chư Hộ Pháp của giáo lý Drikung, quán đỉnh Bạch Văn Thù và nhiều trao truyền khác.

Từ vị Tulku của Đức Tsele Natsok Rangdrol từ Kongpo, Ngài thọ nhận các quán đỉnhkhẩu truyền cho vô số tuyển tập, bao gồm truyền thống Mật điển của Phổ Ba Kim Cương và các tác phẩm được tuyển tập của vị Tsele đời thứ nhất, Lhatsun Namkha Jigme và Jamyang Khyentse Wangpo. Từ Đức Longchen Rolpa Tsal, Ngài thọ nhận toàn bộ các quán đỉnhkhẩu truyền cho Tâm Yếu Bí Mật Nhất Của Tam Gốc, cũng như sự trao truyền giảng dạy cho Sáu Du Già Của Naropa và pho Đấng Trường Thọ từ truyền thống Mindrolling.

Đức Yeshe Dorje sau đấy trở về miền Đông Tây Tạng. Ngài nghiên cứu với hai đạo sư – Kathok Getrul Mahapandita và Zhingkyong Tulku vĩ đại, học hỏi các bài tập vật lý cho thực hành du già về kinh mạch và năng lượng vi tế. Trong sáu tháng, Ngài nghiên cứu Mật điển gốc Tinh Túy Bí Mật một cách chi tiết, sử dụng luận giải Tiêu Trừ Bóng Tối Khắp Mười Phương của Tôn giả Longchenpa. Bên cạnh đó, Ngài thọ nhận nhiều quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát trong các truyền thống Kinh điểnMật điển, chẳng hạn về chư Tôn an bìnhphẫn nộ của Diệu Huyễn Võng, pho Bổn tôn Samyak với tựa đề Sự Hợp Nhất Của Tất Cả Chư Phật Trong Sự Bình Đẳng, Khorwa Dongtruk và Phổ Ba Kim Cương theo truyền thống Rong.

Đấng Bảo Hộ trên luân xa đỉnh đầu của Đức Yeshe Dorje là Dodrupchen Rinpoche Jigme Trinle Ozer, chúa tể tối thắng của tất cả gia đình Phật. Trước sự hiện diện của vị đạo sư này, Ngài đã nghiên cứu toàn bộ những chỉ dẫn cốt tủy sâu xa của bí mật thù thắng, Đại Viên Mãn, cũng như các truyền thống Kama, Terma và Daknang. Tâm của đạo sưđệ tử đã hòa nhập làm một. Đức Yeshe Dorje miêu tả cách mà Ngài đạt đến đỉnh cao của sự uyên bácthành tựu như sau:

“Nhờ sức mạnh của việc đã tích lũy công đức lớn lao và làm sâu sắc kinh nghiệm về giác tính bất tận trong vô số kiếp quá khứ,

Ngài là vị Phật thứ nhì, chúa tể mang thân tướng con người một cách diệu kỳ,

Hoàn toàn cao quý và vô cùng từ ái trong việc làm lợi lạc và đem đến hạnh phúc cho chúng sinh khác.

Những kẻ bình phàm như con, còn phụ thuộc vào ảnh hưởng bên ngoài của mê lầm,

Dành đời người trong sự lười biếng.

Dù con chưa đưa những lời của Đấng Chiến Thắng – Kinh và Mật – vào trải nghiệm cá nhân,

Việc con có một con đường và không ngã xuống vực thẳmân huệ của vị này.

Để hiểu đại dương sâu thẳm của giáo lý Phật Đà, điều thật khó tìm hiểu,

Con vẫn chưa rèn luyện trong con đường của những vị lý luận,

Nhưng nhờ ân phước gia trì được tỉ mỉ khơi dậy nhờ ba kiểu niềm tin,

Con đã được giải thoát nhờ nhận được ý định tâm giác ngộ của Ngài”.

Sau đấy, đạo sư tôn quý đã trao cho Ngài những chỉ dẫntiên tri cho tương lai gần và xa, bảo rằng, “Con là một Yogin đã chứng ngộ ý định giác ngộ của Đại Viên Mãn. Do đó, từ nay về sau con phải sống cuộc đời của một hành giả Mật thừa cư sĩ, người hành động phù hợp với một thành tựu giảđảm bảo lợi lạc cho chúng sinh bình phàm. Hơn thế nữa, trong đời sau của Ta, cả hai chúng ta sẽ cư xử như là những đạo sư Mật thừa”. Với điều này, Dodrupchen Rinpoche trao cho Ngài vương miện của mệnh lệnh tâm linh. Đức Yeshe Dorje sau đó trở thành một thợ săn hươu. Với hành động không tạo tác của vị có thể hồi sinh những con vật mà Ngài giết, Ngài đảm bảo rằng luân hồi chấm dứt với tất cả những ai thấy, nghe, nhớ hay chạm vào Ngài; về mặt này, Ngài giống với những chúa tể oai hùng giữa chư thành tựu giả Ấn Độ như Tổ Saraha và Shavaripa. Ngài đã dành khoảng ba năm du hành khắp Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ và các vùng xung quanh. Khi Ngài viếng thăm những thánh địa vĩ đại và gặp gỡ chư đạo sư, từ ngữcam lồ tuôn ra từ các đại diện của thân, khẩu và ý giác ngộ; những tia sáng cũng phóng ra từ đó và tan vào luân xa tim Ngài. Ngài có thể tự tại di chuyển qua đá, hồ, các tòa nhà và v.v. và có sức mạnh điều phục con người cũng như loài phi nhân ngang bướng. Ngài có thể bay trên trời, được đồng hành bởi con ngựa và những thị giả của Ngài, tất cả đều được bao quanh bởi ánh sáng. Ngài có thể tham dự những tiệc cúng dường Ganachakra mà chư Không Hành nam và nữ tổ chức ở hai mươi tư thánh địa và những cõi Tịnh độ khác, điều có thể được trải nghiệm trong cõi người của chúng ta, và ở đó, tham dự vào những kiểu hoạt động giải thoát khác nhau thích hợp với một thành tựu giả.

Đức Yeshe Dorje có những linh kiến về tập hội chư Tôn an bìnhphẫn nộ của bốn bộ Mật điểnhiện thân giác tính bất tận của những học giảthành tựu giả của Ấn ĐộTây Tạng, chẳng hạn chư đạo sư vĩ đại Garab Dorje, Guru Rinpoche và Padampa Sang-gye cũng như Drubchen Thangtong Gyalpo. Trong các linh kiến này, chư Bổn tôn và đạo sư chăm sóc Ngài và ban tiên tri về Ngài. Ngài có thể ra lệnh cho chư Hộ Pháp như đầy tớ, bởi tập hội Không Hành Nữ, chư Hộ Pháp cùng các tinh linh địa phương đều luôn luôn chờ đợi được phụng sự Ngài.

Trong trạng thái thức thông thường hay trong các kinh nghiệm thiền định, Đức Yeshe Dorje du hành đến nhiều cõi Tịnh độ khắp mười phương, chẳng hạn Zangdok Palri và thỉnh cầu các giáo lý từ những Đấng Chiến Thắng và trưởng tử tâm linh. Ngài cũng du hành đến các cõi bất tịnh, chẳng hạn địa ngục hay các cõi thấp hơn khác. Trong một linh kiến thanh tịnh mà trong đó giác tính hiển bày khá tự nhiên, Ngài gặp Yama – Tử Thần, xem đó là Bổn Sư. Sau đấy, Ngài thấy bản thân dẫn dắt mọi chúng sinh không ngoại lệ, nhiều như hư không, đến các cõi Tịnh độ. Nói ngắn gọn, Ngài Yeshe Dorje đã minh chứng cho sự giải thoát trọn vẹn ở các cấp độ bên ngoài, bên trong và bí mật theo nhiều cách diệu kỳ mà tâm bình phàm chẳng thể hiểu được. Các thông tin chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong tự truyện mở rộng của Ngài[9].

Bên cạnh đó, Ngài đã ban các quán đỉnh chín muồichỉ dẫn giải thoát ở mức độ bao lasâu xa cho những vị thuộc hoàng gia may mắn mà Ngài đóng vai tròcố vấn tâm linh, bao gồm vua của Chakla ở Dartsedo, đức vua cùng hoàng hậu Derge và vị cai quản Gyalrong. Trong phần sau của cuộc đời, Ngài sống trong thời gian dài ở Dartsedo, miền Đông Tây Tạng, chăm sóc các đệ tử và được biết đến là Do Khyentse Yeshe Dorje, một danh hiệu dội vang khắp một trăm triệu tam thiên đại thiên thế giới.

Mặc dù thường có các tiên tri rằng Đức Yeshe Dorje sẽ phát lộ nhiều Terma sâu xa, hầu hết những cơ hội cát tường này đã bị mất bởi ảnh hưởng tiêu cực của địa điểm, những vị đồng hànhthời gian. Ngài đã phát lộ vài Terma ý định giác ngộ – Đối Tượng Cắt Đứt – Tự Nhiên Giải Thoát Quan Niệm Bám Chấp, Năm Yếu Tố Trọng Yếu Của Thực Hành Tâm Linh và v.v. – rất nhiều quyển trong số đó vẫn còn tồn tại.

Đã tự nhiên hoàn thành lợi ích của bản thânchúng sinh khác như thế, vào một thời điểm nhất định, sự hiển bày thân hóa hiện của Ngài Yeshe Dorje đã tan hòa trở về Zangdok Palri ở Chamara. Trong vô số đệ tử của Ngài, những tâm tử thân thiết nhất hầu hết cũng nghiên cứu với cả Đức Paltrul và Đức Khyentse, cũng như với Ngài Gyalse Zhenphen Thaye. Ngoài ra, Ngài Yeshe Dorje cũng giảng dạy vua của Chakla, cũng như Pema Rangdrol, Nyima Ozer và vô số đạo sư tôn quý khác, những vị trì giữ giáo lý Nyingma. Hơn thế nữa, Tổ Kunkhyen Rigdzin Jigme Lingpa nói rằng:

“… Sau đó, vì lợi ích của những vị chửi rủanói xấu chúng sinh khác,

 sự hiển bày chày kim cương của giác tính bất tận

sẽ hóa hiện theo những cách khác nhau;

con cầu khẩn đến Ngài”.

Đúng theo lời cầu khẩn này, từ vô số hóa hiện đặc biệt của Đức Yeshe Dorje trong một trăm triệu cõi người và các cõi khác, Hóa thân được biết đến là Doring Tulku[10] đã sinh ra ở Minyak, miền Đông Tây Tạng. Du hành từ những nơi như Tu viện Dzogchen ở miền Đông Tây Tạng cho đến tận Ấn Độ và Bhutan ở phía Nam, vị đạo sư này đã làm lợi lạc giáo lýchúng sinh ở mức độ rộng lớn.

Trong vùng Amdo xa xôi phía Đông Bắc Tây Tạng, Hóa thân được biết đến là Alak Zenkar Rinpoche[11] đã tiến hành những hoạt động mở rộng để phụng sự giáo lý liên quan đến tinh túy của sự tồn tại. Sau đấy, vị Tulku của Ngài – Đức Zenkar đời thứ hai – Alak Thupten, đã sống để chứng kiến sự chấn hưng giáo lý hiện nay và tiếp tục tham gia vào các hoạt động cao quý, chẳng hạn sự kết tập từ điển Tạng-Trung quan trọng, nhờ đó mở rộng sinh lực của giáo lýchúng sinh[12].

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt Diệu – Tiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Ngedon Tendzin Zangpo (1759-1792) là vị Dzogchen Rinpoche thứ ba. Bởi 1800 thường được chấp nhận là năm sinh của Đức Yeshe Dorje, không rõ cách mà vị Dzogchen đời thứ ba có thể công nhận Ngài là một tái sinh của Tổ Jigme Lingpa.

[4] Theo Rigpawiki, Bảy Kho Tàng – Dzod-Dun là những tác phẩm của Đấng Toàn Tri Longchenpa, điều mà, cùng với Ba Bộ Tự Nhiên Giải Thoát [Rangdrol Korsum], đại diện cho các tiếp cận mở rộng, học thuật hay của học giả. Chúng vốn không được định sẵn là một tuyển tập. Chúng gồm: (1) Kho Tàng Như Ý – Yishin Dzod; (2) Kho Tàng Chỉ Dẫn Cốt Tủy – Mengak Dzod; (3) Kho Tàng Pháp Giới – Choying Dzod; (4) Kho Tàng Hệ Thống Triết Học – Drubta Dzod; (5) Kho Tàng Tối Thượng Thừa – Tekchok Dzod; (6) Kho Tàng Từ NgữÝ Nghĩa – Tsikdon Dzod; và (7) Kho Tàng Trạng Thái Tự Nhiên – Neluk Dzod.

[5] Theo Rigpawiki, Nyingtik Yabshi nghĩa đen là Tâm Yếu Bốn Phần. Nó bao gồm: Vima Nyingtik, Lama Yangtik, Khandro Nyingtik và Khandro Yangtik.

Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik là những bản văn Nyingtik ‘mẹ’ trong khi Lama Yangtik và Khandro Yangtik được biết đến là những bản văn ‘con’; do đó, tên gọi phổ biến khác cho tuyển tập này là Bốn Phần Mẹ – Con Của Nyingtik [Nyingtik Mabu Shi].

Tổ Longchen Rabjam cũng biên soạn Zabmo Yangtik, thứ cô đọng các chỉ dẫn cốt tủy quan trọng của cả Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik.

[6] Một cách diễn đạt kính trọng để chỉ sự tấn phong của một Tulku.

[7] Tức vị Drikung Chetsang Rinpoche thứ tư – Tenzin Pema Gyaltsen (1770-1826).

[8] Tức vị Gyaltsab Rinpoche thứ tám – Chopal Zangpo (1766-1820).

[9] Với tựa đề Khẩu Truyền Của Chư Không Hành Nữ, tác phẩm này được hoàn thành bởi các đệ tử của Đức Do Khyentse – Ozer Thaye và Kalzang Dondrup.

[10] Theo Rigpawiki, Doring Tulku (1902-1952), tức Tukse Doring ChoktrulRinpoche, sinh ở làng Doring thuộc Kham, miền Đông Tây Tạng. Ngài được công nhận là vị tái sinh trực tiếp của Tổ Do Khyentse Yeshe Dorje. Năm 1933, Ngài đến Bhutan và thành lập Tu viện Nyimalung. Khi trở về Tây Tạng vào năm 1940, Ngài lang thang khắp Tây Tạng, đến Lama Ling và trở thành một đệ tử trực tiếp của Dudjom Rinpoche.

[11] Alak Zenkar Rinpoche – Pema Ngodrup Rolpai Dorje sống từ năm 1881 đến 1943.

[12] Vị Alak Zenkar thứ hai – Tupten Nyima (Tudeng Nyima, sinh năm 1943), đã tích cực trong việc chỉnh sửa và xuất bản những tác phẩm từ mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng. Một bản dịch Anh ngữ của cuốn từ điển ba tập đang được chuẩn bị dưới sự hướng dẫn của Ngài; tập đầu tiên đã được in (An Encyclopaedic Tibetan-English Dictionary [Beijing: Nationalites Publishing House; London: School of Oriental and African Studies, 2001]. Tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a33793/2/tieu-su-alak-zenkar-rinpoche.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: