Tiểu Sử Alak Zenkar Rinpoche

20/04/20202:27 CH(Xem: 4895)
Tiểu Sử Alak Zenkar Rinpoche

TIỂU SỬ ALAK ZENKAR RINPOCHE
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Alak Zenkar Rinpoche
Alak Zenkar Rinpoche Thupten Nyima tức Ngài Tudeng Nima (sinh năm 1943) – vị tái sinh của Đức Alak Zenkar Pema Ngodrup Rolwe Dorje. Ngài đóng vai trò quan trọng trong sự chấn hưng Phật giáovăn học Tây Tạng ở Kham trong vài thập niên gần đây.

 

Alak Zenkar Rinpoche sinh ra ở Lhagang, Minyak, miền Đông Tây Tạng, vào năm 1943. Cha của Ngài là ông Nyima Ozer và mẹ của Ngài, vị đến từ Gyarong, là bà Rinchen Lhamo.

Năm 1946, Ngài được công nhận là vị tái sinh của Đức Alak Zenkar Pema Ngodrup Rolwe Dorje (1881-1943), vị lại là tái sinh trực tiếp của Tổ Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866)[1], hóa thân về tâm của Tổ Jigme Lingpa (1730-1798)[2]. Sau sự công nhận này, Ngài được cung thỉnh tiếp nhận vị trí tại hai Tu viện khác nhau – Tu viện Maha Kyilung, nơi vốn được thiết lập bởi Tổ Do Khyentse và Tu viện Sakya ở Lhagang, Minyak, nơi lưu giữ bức tượng Lhagang Jowo nổi tiếng.

Rikhu Kushok (1892-1956), vị Lama Sakyapa chính yếu tại Minyak, được yêu cầu quyết định xem Tu viện nào trong hai Tu viện này sẽ chịu trách nhiệm việc đào tạo vị Tulku trẻ và Ngài quyết định rằng Zenkar Rinpoche cần phân chia thời gian giữa cả hai, dành một năm ở Tu viện này và một năm ở Tu viện kia và v.v.

Zenkar Rinpoche là một trong hai Tulku ở Lhagang. Vị kia là con của gia đình Trung Hoa. Họ là thế hệ Tulku đầu tiên. Trước kia, các tu sĩ lớn nhất vốn là những vị đã đến [Tu viện] Ngor để tu họctrở thành những Acharya. Lhagang có kết nối với cố đạo sư Zenkar Rinpoche và với cả em gái của Tổ Do Khyentse – Losal Dolma (1802-1861), vị Không Hành Nữ vĩ đại.

Lên tám tuổi, Rinpoche nghiên cứu Nhập Bồ Tát Hạnh với thầy của Ngài – Tulku Apar từ Tu viện Maha Kyilung, người lại là một đệ tử của Đức Yukhok Chatralwa[3] – Bổn Sư của Ngài Dodrupchen [thứ tư]. Và vị này cũng có rất nhiều truyền thống khẩu truyền để bình giảng về Kunzang Lame Shyalung [Lời Vàng Của Thầy Tôi]. Vị thầy chính yếu khác tại Maha Kyilung khi ấy là Akhu Gendun Gyatso, người đã tu học năm năm ở [Phật học viện] Dzogchen Shri Singha.

Ngài đã thọ giới Sa Di từ Dzogchen Khenpo Thubten Nyendrak[4], vị cũng được biết đến là Khenpo Thubnyen, và được trao danh hiệu Thubten Lungrik Mawe Nyima. Từ Khenpo Thubten Nyendrak, Ngài cũng thọ nhận những giáo lý về Mật điển Guhyagarbha, bao gồm Sức Trang Hoàng Tâm Trí Tuệ Của Bí Mật Chú (Sangdak Gonggyen) của Tổ Lochen Dharmashri và luận giải tổng quát được biết đến là Chìa Khóa Của Kho Tàng Quý Báu do Đức Dodrupchen [thứ ba] Jigme Tenpe Nyima soạn.

Hai đạo sư căn bản của Ngài là Dzogchen Rinpoche thứ sáu – Jigdral Changchub Dorje (1935-1958/9) và thầy giáo thọ của vị này – Khenpo Yonten Gonpo (1899-1959), người cũng được biết đến là Khenpo Gonri[5]. Từ Dzogchen Rinpoche thứ sáu, Ngài thọ nhận các trao truyền Nyingma Kama, tuyển tập Terma được biết đến là Bình Như Ý Xuất Sắc (Dojo Bumzang) và những bản văn gốc của Longchen Nyingtik[6]. Từ Khenpo Gonri, Ngài thọ nhận Bảy Kho Tàng Của Tôn giả Longchenpa, Yeshe Lama, Barak Namsum, Phổ Ba Kim Cương theo truyền thống Mật điển (Phurba Gyuluk), Chetsun Nyingtik và pho giáo lý Chod của Tổ Do Khyentse Yeshe Dorje – Tự Giải Thoát Bám Chấp (Dzinpa Rangdrol) nhiều lần.

Ngài thọ nhận những giáo lý về ba bộ giới luật (Dom-sum) từ Dzogchen Khenpo Pema Tsewang. Ngài thọ nhận những giáo lý về thi ca cũng như cuốn giáo khoa chỉ dẫn Dzogchen của Tổ Shabkar từ Khenpo Ngawang Norbu. Và Ngài thọ nhận một luận giải về Lời Nguyện Cực Lạc (De-mon) từ Đức Alak Lakla Chodrup.

Chính ở [Tu viện] Dzogchen, Zenkar Rinpoche lần đầu tiên gặp gỡ Dodrupchen Rinpoche thứ tư. Về một mặt nào đó, Maha Kyilung là một nhánh của Tu viện Dodrup. Khi hai vị lần đầu tiên gặp gỡ, Dodrupchen Rinpoche chuẩn bị ban các quán đỉnh cho Kho Tàng Terma Quý Báu (Rinchen Terdzod), vì thế, Zenkar Rinpoche đến Tu viện Dodrup để thọ nhận.

Không lâu trước đó, chương trình nghiên cứu của Tu viện Dodrup chủ yếu dựa trên các giáo lý Gelugpa, đặc biệt là những bản văn Yigcha của Ngài Jamyang Shyepa. Tuy nhiên, Khenpo Kunpal gần đây đã yêu cầu Dodrupchen Rinpoche thành lập một Phật học viện (Shedra) mới, nơi mà những giáo lý Nyingma sẽ được ban. Điều này nghĩa là họ sẽ mời những Khenpo mới từ bên ngoài. Nhưng trong lúc Zenkar Rinpoche ở đó, Ngài đã nghiên cứu với những vị thầy lớn tuổi hơn, người được rèn luyện trong Trường phái Gelugpa. Ngài đã nghiên cứu tất cả những bộ luận Gelugpa căn bản, bao gồm sự trình bày về các con đường và địa, bảy mươi điểm trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận Abhisamayalankara, Tràng Quý Báu Của Giáo Lý Triết Học (Drubtha Rinchen Trengwa) của Đức Konchok Jigme Wangpo và v.v.

Năm 1955, Ngài đến [Tu viện] Dzongsar. Ngài đã thọ nhận một vài giáo lý Sakya từ Gongna Rinpoche[7] và ở lại đó khoảng sáu tháng. Jamyang Khyentse Rinpoche[8] rời đi hai tháng sau khi Ngài đến, bắt đầu chuyến hành hương đến miền Trung Tây Tạng, điều cuối cùng dẫn đến cuộc sống lưu vong. Zenkar Rinpoche nhớ rằng Đức Jamyang Khyentse rất thân thiện với những Lama và Tulku trẻ, nhưng họ vẫn thường sợ Ngài bởi Ngài có thói quen kiểm tra kiến thức của họ. Ngài thường hỏi điều mà họ đang học và bảo họ trì tụng vài đoạn kệ.

Lần nọ, Zenkar Rinpoche thọ nhận khẩu truyền Kinh Hiện Thân Ý Định Giác Ngộ (Do Gongpa Dupa). Ngài có bản sao của bản văn đó để có thể dò theo khi Đức Jamyang Khyentse đọc to, nhưng dẫu cho Đức Jamyang Khyentse dường như đang đọc khá chậm, Zenkar Rinpoche cũng chẳng thể theo kịp. Trong lúc ở đó, Ngài cũng thọ nhận từ Đức Jamyang Khyentse trao truyền cho vài phần trong các trước tác được tuyển tập của Đức Jamyang Khyentse đời trước. Ngài cũng nghiên cứu chữ viết tay với Drungyik Tsering, vị viết chữ đẹp nổi tiếng của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Từ Dzongsar Khenpo Damcho, vị đến từ Minyak, Ngài thọ nhận những giáo lý về Kho Tàng Lập Luận Xác Thực của Tổ Sakya Pandita và luận giải về Kho Tàng Luận Tạng của Tổ Jamyang Loter Wangpo.

Sau khi lưu lại Dzongsar, Zenkar Rinpoche trở về Tu viện Dodrup. Năm sau, Dodrupchen Rinpoche rời đến miền Trung Tây Tạng.

Đã học tiếng Trung Quốc, Ngài được bổ nhiệm tham gia biên soạn Đại Từ Điển Tạng-Hoa từ năm 1978 đến 1985, đóng vai trò là phó tổng biên tập.

Sau đấy, Ngài hạnh ngộ Dilgo Khyentse Rinpoche[9], vị đang trong chuyến đi đầu tiên trong ba chuyến trở về Tây Tạng mà Rinpoche thực hiện trong những năm sau đó. Không lâu sau, Ngài du hành đến Nepal và sống tại Tu viện Shechen trong chín tháng, nơi mà Dilgo Khyentse Rinpoche đối xử với Ngài bằng lòng từ đặc biệt. Dzigar Kongtrul Rinpoche, một trong số rất nhiều Tulku đang sống tại Shechen lúc đó, nhớ cách mà Khyentse Rinpoche và Zenkar Rinpoche thường kể lại những câu chuyện từ cuộc đời của chư đạo sư vĩ đại và trao đổi đến đêm khuya. Dilgo Khyentse Rinpoche thường chọc Zenkar Rinpoche và bảo, “Zenkar Rinpoche đắp khăn choàng đỏ (zen) đã đến đây”[10].

Từ tháng Bảy năm 1992 đến tháng Tư năm 1999, Ngài tham gia vào việc chuyển dịch Đại Từ Điển sang Anh ngữ cùng với Tiến sĩ Gyurme Dorje tại Trường Nghiên Cứu Phương Đông Và Châu Phi ở Luân Đôn.

Năm 1996, Ngài gặp E. Gene Smith ở Luân Đôn và họ lập tức trở thành những người bạn lớn bởi sự trân trọng lớn lao cũng như kiến thức chẳng thể sánh bằng về văn học Tây Tạng.

Từ năm 1999, Ngài dành nhiều khoảng thời gian ở New York. Ngài là một học giả nghiên cứu cao cấp tại Đại học Columbia trong Học Viện Đông Á và cũng làm việc định kỳ với Tổ chức Nitartha ở Vancouver trong một dự án kết tập cuốn từ điển thuật ngữ cho tám cỗ xe của truyền thừa thực hành.

Ngài là Giám đốc và Người sáng lập của Dự Án Tìm HiểuPhổ Biến Các Bản Văn Hiếm ở Thành Đô, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Ngài đã kết tập một cuốn từ điển các thuật ngữ từ sử thi Gesar bằng Tạng ngữ và Hoa ngữ. Ngài là người đồng sáng lập, phó chủ tịch và giáo sư về Tây Tạng học tại Trường Ngôn Ngữ Tây Tạng Tứ Xuyên ở Thành Đô, Tứ Xuyên, nơi Ngài thành lập một ngôi trường cho những nghiên cứu cao cấp về ngôn ngữvăn hóa Tây Tạng.

Bên cạnh đó, từ năm 1988 đến nay, Rinpoche là đại biểu trong Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc của Trung Quốc, một đại biểu trong Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Tỉnh Tứ Xuyên, Phó Thư Ký Hội Phật Giáo Tứ Xuyên và là Thành viên Thường trực của Hội Phật Giáo Trung Quốc.

Ngài đã truyền cảm hứng cho việc thành lập [Tổ chức] Dipamkara để chuyển dịch Hướng Dẫn Lời Vàng Của Thầy Tôi[11] do Khenpo Ngakchung vĩ đại biên soạn.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.rigpawiki.org/index.php?title=Alak_Zenkar_Rinpoche.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Do Khyentse Yeshe Dorje (1800-1866) là hóa thân về tâm của Tổ Jigme Lingpa. Ngài được cho là con trai của vị bảo vệ Nyenchen Tanglha. Vị thầy gốc của Ngài là Đức Dodrupchen đời thứ nhất – Jigme Trinle Ozer. Cuộc đời của Ngài nổi bật với nhiều sự kiện diệu kỳ khác nhau, đặc biệt trong thời thơ ấu và trong phần đời sau – khi Ngài là thợ săn, giống như một vài đại thành tựu giảẤn Độ cổ. Ngài nổi tiếng là đã giới thiệu cho Patrul Rinpoche bản tính của tâm trong khi đánh và túm tóc của Patrul Rinpoche.

[3] Theo Rigpawiki, Yukhok Chatralwa Choying Rangdrol (1872-1952) – một đệ tử của Terton Sogyal Lerab Lingpa và Adzom Drukpa và là Bổn Sư của Dodrupchen Rinpoche. Một trong những hóa hiện gốc của Ngài là Tổ Yudra Nyingpo và Ngài cũng được xem là Tulku của Đức Dola Jigme Kalzang.

[4] Theo Rigpawiki, Khenpo Thupten Nyendrak tức Khenpo Thupnyen (1883-1959) – một Khenpo quan trọng tại Tu viện Dzogchen. Ngài là một đệ tử của Khenpo Shenga và là thầy của Dzogchen Rinpoche thứ sáu – vị mà Ngài đã truyền đại giới cho, Dodrupchen Rinpoche và Alak Zenkar Rinpoche – vị đã thọ giới Sa Di từ Ngài. Ngài đã dành một khoảng thời gian ở Bhutan trước khi bị đầu độc và qua đời vào năm 1959. Các trước tác của Ngài bao gồm một luận giải về bảy mươi điểm của Hiện Quán Trang Nghiêm Luận.

[5] Theo Rigpawiki, Khenpo Yonten Gonpo, cũng được biết đến là Khenpo Gonri (1899-1959) – một Khenpo quan trọng của Tu viện Dzogchen, vị là một trong những đệ tử chính yếu của Khenpo Shenga và cũng là đệ tử của Dzogchen Rinpche thứ năm, Đức Kunga Palden và nhiều đạo sư vĩ đại khác. Ngài là thầy của Dzogchen Rinpoche thứ sáu, Alak Zenkar Rinpoche và Tulku Kalsang. Ngài qua đời vào năm 1959, không lâu sau Dzogchen Rinpoche thứ sáu. Các trước tác của Ngài bao gồm một luận giải nổi tiếng về Trì Tụng Danh Hiệu Đức Văn Thù.

[7] Theo Rigpawiki, Gangna Rinpoche tức Dongna Tulku (1924-2003) là một đệ tử quan trọng của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Vị trì giữ truyền thừa thứ ba mươi tư của Gangna, với danh hiệu Sherab Chokyi Senge, được công nhận bởi Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro là vị tái sinh của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo và Gyurme Tsewang Gyatso. Trong phần sau của cuộc đời, Ngài sống ở Bir, Ấn Độ. Gangna Labrang ở Dzongsar thuộc về Ngor Khangsar Labrang.

[8] Về Đức Jamyang Khyentse [Chokyi Lodro] Rinpoche, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[10] Zenkar nghĩa đen là ‘khăn choàng trắng’.

[11] Theo Rigpawiki, Hướng Dẫn Lời Vàng Của Thầy Tôi (Kunzang Lama’i Shyalung Zindri hay ngắn gọn là Zindri) – một bản văn của Khenpo Ngawang Palzang, thứ nói thêm về Lời Vàng Của Thầy Tôi.

Zindri là một kho tàng vô giá về sự giảng giải, làm sáng tỏlời khuyên thực tiễn từ tâm yếu của truyền thừa khẩu truyền vĩ đại về Dzogchen, hỗ trợ và làm sâu sắc những giáo lý trong Lời Vàng Của Thầy Tôi. Nó được Patrul Rinpoche trao cho đệ tử của Ngài – Lungtok Tenpe Nyima (tức Nyoshul Lungtok), vị sau đấy trao lại cho Khenpo Ngawang Palzang, người đã viết lại chỉ dẫn khẩu truyền này.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.