Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Nyala Pema Dundul (1816-1872)

27/02/202110:44 CH(Xem: 1995)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Nyala Pema Dundul (1816-1872)
TIỂU SỬ VẮN TẮT ĐỨC NYALA PEMA DUNDUL (1816-1872)
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Đức Nyala Pema Dundul (1816-1872) – đạo sư Dzogchen và Terton nổi tiếng từ Nyarong, người là một đạo sư của Terton Sogyal[1] và đã thành tựu thân cầu vồng vào năm 1872.

blank 

TIỂU SỬ

Đức Nyala Pema sinh ở Delong Gyalnya Tang vào ngày 10 tháng 9 năm Hỏa Tý. Cha của Ngài là ông Khangtsek Gonpo và mẹ Ngài là bà Sonam Kyi.

Chư đạo sư của Ngài gồm Đức Do Khyentse Yeshe Dorje[2], Lama Sonam Tsultrim, Namgyal Dongak Tenzin, Trosur Kalzang Deutsen và Choying Rangdrol.

Năm 1860, Đức Nyala Pema thành lập Tu viện Kalzang[3]. Trong lễ thánh hóa, Ngài có một linh kiến về tất cả nghìn vị Phật của kiếp này, “Hiền Kiếp”, tan hòa vào địa điểm. Vì thế, Ngài đặt tên cho Tu viện là Kalzang Sangye Choling, “Nghìn Phật Hiền Kiếp Pháp Tự”.

Đầu mùa hè năm 1872, trong tháng Tư linh thiêng – Saga Dawa năm Thủy Tý, Đức Nyala Pema Dundul, vị đạo sư có tầm nhìn xa trông rộng, đã tập hợp các đệ tử thân thiết nhất của Ngài để trao cho họ điều sẽ là những giáo huấn cuối cùng của Ngài. Nơi mà Ngài chọn là Thung lũng Nyin hẻo lánh, được đặt tên theo một loài dê núi hiếm, thuộc vùng hạ Tromkhok của Kham. Khi những giáo lý kết thúc, họ đã thực hành cúng dường Tsok cùng nhau trong nhiều ngày, cho đến khi bậc thầy bảo họ đi cùng Ngài lên phía trên sườn đồi. Ở đó, Ngài trao cho họ chỉ dẫn sau đây:

“Cuối cùng, hãy từ bỏ lối sống mê lầm, thứ đến từ việc ám ảnh với đời này. Hãy từ bỏ những hành động thiện lành hư ảo chỉ được thúc đẩy bởi tám mối bận tâm thế tục. Hãy từ bỏ tri kiến chỉ là sự nói suông, thiền định, thứ chỉ là lỗi lầm và lầm đường và hành động, thứ chỉ là sai lầm. Hãy từ bỏ việc cãi cọ mù quánggiả vờ làm lợi lạc chúng sinh đơn giảnham muốn danh tiếngvận may. Không gì trong số chúng cung cấp thậm chí nguyên nhân sơ sài nhất của Phật quả. Hãy tiêu diệt tám mối bận tâm thế tục. Hãy thoát khỏi những bận tâm về đời này. Đừng kiêu ngạo và tự cho là quan trọng. Hãy thấu triệt thực hành của con đường Kim Cương thừa bí mật, nỗ lực áp dụng lòng bi trong tâm và lợi lạc của bản thânchúng sinh khác sẽ được hoàn thành một cách tự nhiên. Như thế, các mong ước của lão già này sẽ được hoàn thành. Người ta nói rằng, ‘Với những kẻ có niềm tin và lòng sùng mộ, Liên Hoa Sinh ngủ ở cửa nhà họ’, và vì thế, chúng ta sẽ không bao giờ chia xa. Xin hãy làm theo điều mà Ta vừa nói. Hãy quyết tâm và dũng mãnh!”.

Cuối cùng, Ngài trì tụng rất nhiều lời cầu nguyện, chẳng hạn lời cầu nguyện bắt đầu bằng: “Trong mọi đời, mong con không bao giờ rời xa bậc thầy hoàn hảo”, và sau đó, hướng về các đệ tử, Ngài nói, “Hãy khâu cửa túp lều của Ta lại và đừng đến gần trong bảy ngày”.

Vài người nói rằng trời mưa lớn suốt tuần đó và cầu vồng xuất hiện trên trời. Số khác nói rằng khi bảy ngày sắp kết thúc, trái đất rung động ba lần, bầu trời ngập tràn cầu vồng và những khối ánh sáng ngũ sắc, âm nhạc xuất hiện và hương thơm lạ kỳ tràn ngập không gian. Khi họ trèo lên sườn dốc vào ngày thứ tám, hầu hết các đệ tử chắc hẳn đã biết điều họ sẽ thấy khi mở túp lều của thầy họ: Chẳng có gì ngoài tóc, móng tay và y áo của Ngài, thứ vẫn trong hình dáng ôm một thân thể không còn ở đó nữa. Đức Nyala Pema Dundul đã thành tựu thân cầu vồng, sự chứng ngộ thù thắng của Đại Viên Mãn Dzogchen, bằng cách hòa tan thân vật lý của Ngài thành ánh sáng khi qua đời.

Không lâu sau, Patrul Rinpoche[4] viết cho Đức Jamyang Khyentse Wangpo[5]:

“Về Giáo Pháp của học thuật, vị Tulku Dodrupchen – Jigme Tenpe Nyima[6] – đã ban những giáo lý giảng giải về Nhập Bồ Tát Hạnh khi lên tám tuổi. Về Giáo Pháp của sự chứng ngộ, Nyala Pema Dundul vừa chứng thân cầu vồng. Vì thế, giáo lý Phật Đà vẫn chưa suy giảm”.

CÁC ĐỆ TỬ

Truyền thừa giáo lý của Đức Nyala Pema Dundul được truyền cho hai đệ tử chính yếu của Ngài – Terton Rangrik Dorje[7] và Lama Sonam Thaye[8] và chúng lần lượt được biết đến là các truyền thừa ‘nhật’ và ‘nguyệt’. Truyền thừa ‘nhật’ cuối cùng được truyền cho Minling Trichen Rinpoche trong khi Lama Sonam Thaye đã trao truyền thừa ‘nguyệt’ cho Terton Sogyal Lerab Lingpa và Sempa Dorje, vị tái sinh của một trong những đạo sư đầu tiên của Đức Nyala Pema. Ngài Sempa Dorje đã trao những giáo lý này cho Anye Tulku Pema Tashi. Vị tái sinh của Ngài Sempa Dorje sinh vào năm 1922. Đó là Sherab Ozer Rinpoche, người đã thọ nhận trao truyền Khakhyap Rangdrol[9] và những phát lộ khác của Đức Nyala Pema Dundul từ Anye Tulku khi Ngài hai mươi tư tuổi, vào năm 1946.

Ngài cũng là một trong những vị thầy chính yếu của Đức Adzom Drukpa[10].

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.rigpawiki.org/index.php?title=Nyala_Pema_D%C3%BCndul.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[3] Theo Rigpawiki, Tu viện Kalzang được thành lập bởi Đức Nyala Pema Dundul ở trung tâm của Nyarong vào năm 1860. Trong lễ thánh hóa, Đức Nyala Pema có linh kiến về tất cả nghìn vị Phật của kiếp này, “Hiền Kiếp” hay “Thời May Mắn”, tan vào địa điểm. Vì thế, Ngài đặt tên cho Tu viện là Kalzang Sangye Choling “Nghìn Phật Hiền Kiếp Pháp Tự”. Cuối cùng, Kalzang Gonpa trở thành trụ xứ của Terton Sogyal và với sự hỗ trợ của Đức Dalai Lama thứ mười ba, Ngài đã mở rộng Tu việnan vị nhiều tôn tượng và kinh văn linh thiêng.

[5] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a30571/3/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[7] Theo Rigpawiki, Terton Rangrik Dorje, tức Nyala Rangrik Dorje hay Kusum Lingpa (1847-1903) – một đạo sư quan trọng từ Nyarong, vị liên hệ với Tu viện Lumorap. Ngài là học trò của Đức Nyala Pema Dundul (1817-1872) và đạo sư của Nyala Changchub Dorje. Đạo sư của Dudjom Rinpoche – Khenchen Jampal Dewe Nyima là em trai và cũng là học trò của Ngài. Các phát lộ Terma được tuyển tập của Ngài gần đây được xuất bản thành 42 quyển.

[8] Theo Rigpawiki, Lama Sonam Thaye tức Chomden Dorje là một trong hai tâm tử của Đức Nyala Pema Dundul (1816-1872); vị kia là Terton Rangrik Dorje. Ngài đã trao lại truyền thừa của Đức Nyala Pema Dundul cho Terton Sogyal. Ngài nổi tiếng là hóa hiện của Gyalwa Chokyang, một trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Sinh ra trong gia đình Akalbu, Ngài trở thành một Yogin đắp y trắng và búi tóc trên đầu. Ngài đã hỗ trợ trong việc xây dựng ngôi chùa chính tại Tu viện Kalzang và chịu trách nhiệm về tất cả các học trò của Đức Pema Dundul sau khi đạo sư của họ thành tựu thân cầu vồng.

[9] Theo Rigpawiki, Khakhyab Rangdrol “Tự Giải Thoát Bao Trùm Hư Không” là Terma nổi tiếng nhất của Đức Nyala Pema Dundul.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tòa Bạch Ốc đã tổ chức đại lễ Vesak lần thứ ba vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 và chia sẻ với một tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony J. Blinken về ngày lễ tôn vinh ba sự kiện trọng đại của Phật giáo: đản sinh, giác ngộ và niết bàn của Đức Phật. Lời Tuyên bố từ Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đọc như sau:
Trong bối cảnh nhân loại vừa trải qua đại dịch Covid-19 và chiến tranh, xung đột còn diễn biến phức tạp đây đó trên thế giới; noi theo hạnh nguyện của Bồ-tát Thích Quảng Đức, tất cả Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau dấn thân hơn nữa trên con đường thực hành Bồ-tát hạnh như lời Đức Thế Tôn đã dạy trong kinh Tư Ích Phạm Thiên sở vấn: “Bồ-tát là người có thể chịu đựng khổ đau thay cho tất cả chúng sinh, vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh mà hy sinh hạnh phúc của bản thân mình”. Tôi kêu gọi Tăng Ni, Phật tử các giới càng nên ra sức làm các thiện sự, tích cực góp phần xây dựng đất nước, kiến tạo hòa bình tự thân để kết nên một đài sen cúng dường Đức Thế Tôn trong mùa Phật đản năm nay.
Chiều 26/5/2023 (08.4 Quý Mão) tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, Huế), Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản tại Thừa Thiên Huế – Ban Văn hóa đã tổ chức khai mạc triển lãm chủ đề “Lửa từ bi sáng ngời trang sử Phật” nhằm kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2567-DL.2023 và tưởng niệm 60 năm ngày Bồ-tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (1963-2023).