Bốn Truyền Thống Giáo Pháp Của Vùng Đất Tây Tạng

14/04/20211:16 SA(Xem: 3910)
Bốn Truyền Thống Giáo Pháp Của Vùng Đất Tây Tạng
BỐN TRUYỀN THỐNG GIÁO PHÁP CỦA VÙNG ĐẤT TÂY TẠNG
Mipham Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Môn đồ Nyingma của Chân ngôn Bí mật nhấn mạnh vào Mật điển thực sự[2].

Họ theo đuổi tri kiến cao nhất và ham thích hành vi ổn định.

Nhiều vị đạt đến các cấp độ Trì Minh và đạt thành tựu,

Và nhiều vị là Mantrin với sức mạnh lớn hơn những vị khác.

 

Môn đồ Kagyu, những đấng bảo hộ của chúng sinh, nhấn mạnh vào lòng sùng mộ.

Nhiều vị thấy rằng thọ nhận ân phước gia trì của truyền thừa là đủ.

Và nhiều vị đạt thành tựu nhờ tinh tấn thực hành.

Họ tương tự với, và hòa quyện cùng, những vị Nyingma.

 

 [Môn đồ] Riwo Gendenpa[3] nhấn mạnh vào những cách thức của vị uyên bác.

Họ yêu thích thiền phân tích và ham thích tranh luận.

Và họ gây ấn tượng với tất cả bằng hành vi lịch thiệp, mẫu mực.

Họ nổi tiếng, thịnh vượngnỗ lực nghiên cứu.

 

Những [môn đồ] Sakya vinh quang nhấn mạnh vào tiếp cậnthành tựu.

Nhiều vị được gia trì nhờ sức mạnh của trì tụng và quán tưởng,

Họ trân trọng những cách thức của bản thân và sự hành trì thường lệ của họ thật tuyệt vời.

Khi so sánh với bất kỳ trường phái nào khác, họ có thứ gì đó của tất cả.

 

Ema! Cả bốn truyền thống Giáo Pháp của vùng đất Tây Tạng này

Chỉ có một cội nguồn đích thực, dẫu cho chúng đã xuất hiện riêng biệt.

Bất kể đi theo truyền thống nào, nếu con thực hành một cách đúng đắn,

Truyền thống đó đều có thể đem đến những phẩm tính của nghiên cứuthành tựu.

 

Vì thế, giống như những đứa con cùng cha và cùng mẹ,

Hãy trưởng dưỡng sự hòa hợp với nhau, sùng kínhnhận thức thanh tịnh,

Và trong lúc tập trung vào truyền thống của mình, cần tránh xem thường các truyền thống khác.

Nếu hành xử theo cách này, con cũng sẽ phụng sự giáo lý.

 

Tôi, Mipham, viết điều này vào ngày Ba mươi tháng Giêng năm Hỏa Thân (1896). Mangalam!

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.lotsawahouse.org/tibetan-masters/mipham/four-dharma-traditions-of-tibet.

Adam Pearcey chuyển dịch Tạng-Anh năm 2016.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Tức ý nghĩa chứ không phải từ ngữ, Mật điển thực sự (hay sự liên tục) của nền tảng, con đường và kết quả, thay vì các Mật điển được viết lại (theo Alak Zenkar Rinpoche).

[3] Tức những môn đồ Gelug.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :