Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Hành Giả Mandarava

18/10/202112:31 SA(Xem: 3854)
Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Hành Giả Mandarava
TIỂU SỬ VẮN TẮT
NỮ HÀNH GIẢ MANDARAVA
Sarah Jacoby[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Theo các tiểu sử, Bà Mandarava là một công chúa thông tuệ, thiện lành và xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình hoàng gia ở Zahor, miền Đông Bắc Ấn Độ, giữa những dấu hiệu phi phàm. Cha Bà là một hóa hiện của Tịnh Phạn, cha của Đức Phật và mẹ Bà là một Không Hành Nữ. Bà Mandarava là một hóa hiện của Phật Mẫu Pandaravasini, vị phối ngẫu của Phật Vô Lượng Quang.

Mặc dù cha mẹ yêu thương đáp ứng mọi mong ước của Bà, khi lớn lên, Bà bị thôi thúc bởi tính không thể tránh được của khổ đau trong luân hồi. Bà xin phép cha mẹ được hiến dâng cuộc đời cho thực hành tâm linh và họ đồng ý với điều kiện rằng Bà vẫn ở trong cung điện.

Trong những phòng ở phía trên của cung điện, Bà Mandarava tận tụy nghiên cứu cho đến khi trở thành học giả vĩ đại nhất trong vùng. Bà đã nghiên cứu văn họcsáng tác, tất cả ngôn ngữ và phương ngữ của miền Đông và Tây Ấn Độ, thi ca, lô-gic, ngữ pháp, tụng đọc, y học và chiêm tinh.

Mười ba tuổi, Bà Mandarava đã làm chủ mọi ngành khoa học. Bà nghiên cứu Tứ Diệu Đế và thọ Bồ Tát giới với đạo sư Vimalaprajna. Bà truyền cảm hứng khiến tất cả thiếu nữ trong cung điện bước vào con đường tâm linh. Tuy nhiên, cha Bà không chấp nhận yêu cầu được xuất gia làm một vị Ni của Bà. Các vị vua từ khắp nơi đến thỉnh cầu được kết hôn với Bà Mandarava và cha của Bà yêu cầu rằng Bà phải kết hôn với một trong số họ.

Chán ghét luân hồi, Mandarava chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân ép buộcthọ giới xuất gia từ một Bồ Tát. Chấp thuận lựa chọn này, đức vua phái năm trăm hầu gái cùng xuất gia với Bà. Mandarava và năm trăm vị Ni sau đó sống trong cung điện được canh gác nghiêm ngặt của riêng họ.

Ngày nọ, Đức Liên Hoa Sinh đã hiển bày trước họ và dạy họ tất cả giáo lý Kim Cương thừa. Khi tin đồn về việc Đức Liên Hoa Sinh sống trong cung điện của Mandarava đến tai đức vua, ông ấy nổi giận khi một người bình dân lại dính líu đến con gái của ông ấy sau khi cô ấy đã từ chối kết hôn với tất cả vua láng giềng. Ông ấy ra lệnh giam Mandarava trong hầm và thiêu sống Đức Liên Hoa Sinh. Thay vì bị thiêu, Đức Liên Hoa Sinh biến đám cháy thành hồ dầu mè, vây quanh bởi một vòng lửa mà ở giữa bung nở một bông sen. Trên đó, Ngài an tọa giữa cầu vồng và mây. Nhận ra rằng Đức Liên Hoa Sinh là một hóa hiện của Phật, đức vua sám hối hành vi tiêu cực và thỉnh Đức Liên Hoa Sinh là vua của xứ Zahor. Đức Liên Hoa Sinh và Bà Mandarava đã giảng dạy Giáo Pháp cho tất cả dân chúng trong vùng.

Bà Mandarava đã đồng hành cùng Đức Liên Hoa Sinh đến Động Maratika, nơi hai vị hoàn thiện các thực hành trường thọ liên quan đến sự hợp nhất của Mã Đầu Minh Vương và Hợi Mẫu Kim Cương. Hai vị đạt được sự ‘bất tử’, điều ở đây liên quan đến sự chứng ngộ bất biến về bản tính rốt ráo của tâm và các hiện tượng. Khi trở về từ Maratika, hai vị điều phục các dị giáo trong vương quốc Kotala. Bà Mandarava chịu đựng việc bị cưỡng đoạt và đánh đập bởi những ma quỷ dữ tợn trong nghĩa địa Yongdu Tsal, đã vượt quacải đạo chúng. Bà đã điều phục những kẻ ăn thịt người ở vùng Camara và khiến chúng thực hành Giáo Pháp. Bà hiển bày các thần thông trong tám nghĩa địa khác, điều phục những kẻ dữ tợn ở mỗi nghĩa địa và đưa chúng về Giáo Pháp.

Khi trở về nhà, Bà Mandarava giảng dạy Giáo Pháp trong một năm. Sau đấy, Bà đi cùng Đức Liên Hoa Sinh đến vương quốc Oddiyana. Tuy nhiên, công chúa Prabhadhara đố kỵ với Mandarava và làm dấy lên nghi ngờ về Đức Liên Hoa Sinh trong cha – Vua Indrabhuti. Mặc dù đức vua ra lệnh thiêu chết Đức Liên Hoa Sinh và Bà Mandarava, hai vị biến lửa thành hồ nước và khơi dậy lòng sùng mộ trong tất thảy, cho đến khi tất cả dân chúng trong vùng Oddiyana đều thành tựu thân cầu vồng. Sau đó, Mandarava du hành đến Shambhala để hoàn thành mệnh lệnh của Đức Liên Hoa Sinh về việc điều phục chúng sinh ở đó.

Khi Bà hoàn thành tất cả hoạt động lợi lạc, đã đến lúc Bà từ giã thế gian này. Thân Bà trở nên vô hình rồi hiển bày thành một phạm vi ánh sáng, tràn khắp bầu trời. Bà rời đến cõi Akanistha Padmavyuha và khởi lên thành vị phối ngẫu bí mật thù thắng của trí tuệ nguyên sơ.

Các tiểu sử của Bà Mandarava được phát lộ thành kho tàng từ đầu thế kỷ Mười hai bởi Đức Nyangral Nyima Ozer (1136-1204). Orgyen Lingpa và Sangye Lingpa (1340-1396) cũng là những vị phát lộ kho tàng đã tìm ra câu chuyện về cuộc đời Bà. Miêu tả của Samten Lingpa (vị sinh năm 1655), mà bản tiểu sử này dựa trên, đã được dịch sang Anh ngữ với tựa đề The Lives and Liberation of Princess Mandarava [Cuộc ĐờiSự Giải Thoát Của Công Chúa Mandarava].

 

Nguồn Anh ngữ: https://treasuryoflives.org/biographies/view/Mandarava/9.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Sarah Jacoby là Giáo Sư Trợ Lý (Assistant Professor) về Tôn giáo tại Đại Học Northwestern. Bà ấy nhận bằng tiến sĩ về các nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Virginia vào năm 2007.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/05/2015(Xem: 5143)
21/03/2015(Xem: 22061)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.