Chương 10: Cách Thức Bố Thí

11/09/201212:00 SA(Xem: 9124)
Chương 10: Cách Thức Bố Thí

Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 2
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Trung)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 10: Cách Thức Bố Thí

(3)) Cách thức bố thí

(a’)) Dạng bố thí nên tránh

(b’)) Cách thức bố thí

(4)) Các vật bố thí

(a)) Giới thiệu vắn tắt vật bố thí được và vật không được bố thí

(b’)) Giải thích chi tiết vật bố thí được và vật không được bố thí

(1’)) Giải thích chi tiết về vật nội thân {các chi tiết của thân thể} không được bố thí

(a’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện thời gian

(b’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện mục đích

(c’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện người xin bố thí

(2)) Giải thích chi tiết về vật bên ngoài {vật ngoại thân} được và không được bố thí

(a’’)) Cách thức không bố thí vật bên ngoài

(1’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện thời gian

(2’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện vật cho

(3’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện người {nhận bố thí}

(4’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện vật chất

(5’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện mục đích

(b’’)) Cách thức bố thí vật ngoại thân

(b)) Phải làm gì nếu không thể bố thí

(c)) Sử dụng biện pháp đối trị chướng ngại trong việc bố thí

(1)) Chướng ngại không quen bố thí

(2)) Chướng ngại tài sản sa sút

(3)) Chướng ngại tham chấp

(4)) Chướng ngại không nhìn thấy mục tiêu

(2’’) Bố thí thuần túy bằng ý nghĩ

(d) Tóm tắt

 

–––––––––\–––––––––

 

 

(3)) Cách thức bố thí

Phần này có hai nội dung

1. Dạng bố thí nên tránh

2. Cách thức bố thí

 

(a)) Dạng bố thí nên tránh

Hãy bỏ qua một bên mười ba cách thức bố thí sau bởi vì chúng cần được loại trừ: (1) không bố thí ngay mà chỉ bố thí sau khi đã chần chừ; (2) bố thí dưới áp lực; (3) bố thí sau khi đã tự mình tham gia các công việc không phù hợp cả về phương diện giáo pháp lẫn các phương thức thế tục; (4) Tạo trước một cam kết rằng ta sẽ bố thí bao nhiêu đây này nhưng sau đó lại bố thí với số lượng ít hơn hoặc phẩm chất kém hơn; (5) bố thí để nhận lại điều mình mong muốn; (6) bố thí từng phần trong khi có thể bố thí tất cả trong một lần; (7) như là người cai trị, thả người phối ngẫu hay con cái của người khác mà vốn mình đã bắt cóc; (8) dùng áp lực để lấy của cải của cha mẹ, tôi tớ vv... rồi bố thí cho những người khác; (9) bố thí bằng phương pháp mà nó sẽ gây tổn thương cho người khác; (10) thuê dùng người khác để thực hiện việc bố thí trong khi mình không làm chi cả; (11) bố thí trong lúc chỉ trích hay khinh miệt người xin bố thí, trong lúc quý vị đang gián tiếp chỉ trích và có khinh thị với người hỏi xin hoặc trong lúc quý vị làm người nhận sợ hãi với những lời nói khó nghe; (12) bố thí trong lúc quý vị đang phạm các giới luật do đức Phật răn cấm và (13) không bố thí khi vừa tạo được của cải mà chỉ bố thí sau khi đã tích lũy chúng trong một thời gian dài. [377]

 

Thật vậy, các Bồ-tát xem việc bố thí của cải mà quý vị tích trữ là sai trái, nhưng không có gì sai trái khi bố thí ngay lúc vừa có chúng. Bởi vì chẳng có thêm chút công đức nào trong việc tích lũy của cải rồi bố thí ngay trong một lần, và bởi vì quý vị đã khước từ những lời cầu xin bố thí trong lúc quý vị đang tích trữ của cải; rồi quý vị cảm thấy ray rứt và có khi lại bố thí cho người không có nhu cầu hỏi xin. Những điểm nêu trên, đề cập trong Bồ-tát Địa, rất quan trọng bởi vì quý vị có thể thấy rằng trong suốt quá trình tích trữ của cải, quý vị gây ra nhiều phiền não như tính bủn xỉn vv..., rằng rắc rối trong việc bảo vệ tài sản trở thành một chướng ngại cho nhiều thiện hạnh và thông thường là quý vị sẽ đánh mất chúng vào một lúc nào đó và cuối cùng sẽ không còn có thể bố thí được nữa.

 

(b)) Cách thức bố thí

Trước tiên, hãy nở nụ cười với vẻ mặt rạng rỡ rồi mới cho một người nhận bất kỳ, thể hiện sự kính trọng bằng lời lẽ chân thật. Hãy bố thí bằng chính đôi tay của quý vị, vào lúc thích hợp mà không làm thương tổn người nào hết và chia sẻ nỗi thống khổ của khó khăn bất kỳ. Kết quả của những hành động này được mô tả trong Đế Giả Phẩm:[1]

 

Bằng tấm lòng từ thiện có bởi một ý thức phục vụ, ngươi sẽ nhận được sự phục vụ từ những người khác, như thân nhân của ngươi chẳng hạn; với sự bố thí bằng chính đôi tay của mình, ngươi sẽ có được những người phục vụ ngươi; với sự bố thí vào thời điểm thích hợp, ngươi sẽ thành tựu mục đích của mình đúng lúc.

 

Và lại nữa:

 

Bằng tấm lòng từ thiện không gây tổn thương bất kỳ ai, ngươi sẽ có được của cải ổn định; với việc bố thí trong lúc chịu đựng điều không thoải mái, ngươi sẽ có được những người bạn đồng hành thân thuộc.

 

Vi Diệu Pháp Báu Luận của ngài Thế Thân thuyết rằng từ việc làm từ thiện bằng chính đôi tay của mình, quý vị sẽ nhận được lượng của cải to tát. Vi Diệu Pháp Báu Luận Tự Thích giải thích rằng của cải ổn định có nghĩa là những của cải đó không bị ai xâm phạm và không bị lửa vv... hủy hoại. [378]

 

Hơn nữa, có một cách thức giúp những người khác trở nên rộng lượng. Nếu quý vị có một số của cải, hãy đến nhà các người keo kiệt, chưa từng bố thí, dù chỉ một vài lần. Với thái độ hoan hỷ và thư giãn, hãy dẫn dắt họ như sau: Tôi thực sự có một số lượng lớn các tài vật. Tôi mong có một số người đến hỏi xin để tôi hoàn thiện bố thí Ba-la-mật-đa. Do đó, nếu ngài có gặp những người hỏi xin, thì thay vì quay lưng đi và chẳng bố thí gì, hãy lấy tài vật của tôi để bố thí cho họ. Hoặc hãy dẫn họ đến với tôi và hãy hoan hỷ với sự rộng lượng của tôi. Việc này không làm hao hụt tài sản của các người keo kiệt này và họ sẽ hoan hỷ thực hiện lời yêu cầu của quý vị. Theo cách thức này thì họ gieo một hạt giống để loại bỏ tính keo kiệt. Bằng cách thức từ từ làm quen với hành động này, họ sẽ cho đi một ít tài sản của mình và bớt tham chấp một chút. Rồi cứ như thế, sự giảm thiểu tham chấp của họ sẽ lên mức thông thường, cứ như thế, họ sẽ bớt tham chấp rất lớn. Như là thông lệ, hãy bố thí những thứ mà quý vị sở hữu cho những ai như là thầy trụ trì, thầy, các học trò và bạn bè, mà vốn là những người tham chấp nhiều và không thể bố thí, và bố thí cho những ai không như thế nhưng lại chẳng có gì để bố thí, và sau đó khiến cho họ cúng dường cho tam bảo thay vì quý vị tự làm. Hành động này của quý vị sẽ tạo ra rất nhiều công đức. Nó hóa giải các phiền não của một số người, đáp ứng nguyện vọng thực hành giáo pháp trong số tha nhân, tập hợp mọi người lại chung quanh quý vị và giúp họ tinh tấn.

 

Tương tự vậy, nếu quý vị không có tài sản riêng thì quý vị có thể tạo dựng tài sản bằng một nghề tay chân hay một công việc rồi bố thí nó đi. Hoặc quý vị có thể kể cho người khác nghe một câu chuyện đạo, trong đó thậm chí những người cùng đinh hay đau khổ cũng mong muốn được bố thí. Hoặc là tự đưa những kẻ xin bố thí đến nhà các người giàu có và có tín tâm và giúp đỡ tổ chức bố thí trong phạm vi mà quý vị có thể. Lại nữa, khi phân loại tài vật bố thí, hãy bố thí những thứ tốt trước và bố thí tất cả các tài vật dùng cho mục đích thiện nguyện.

 

(4)) Vật bố thí

Phần này có hai nội dung:

1. Giới thiệu vắn tắt vật bố thí được và vật không được bố thí

2. Giải thích chi tiết vật bố thí được và vật không được bố thí

 

 (a)) Giới thiệu vắn tắt vật bố thí được và vật không được bố thí

Nói tóm lược, các Bồ-tát nên bố thí tha nhân những vật dụng có thể mang lại ngay lập tức các xúc cảm thú vị mà vốn không có các nguyên nhân gây ra sự tái sinh đau khổ và sẽ mang ích lợi tối hậu cho họ, do việc hoặc là xoá sạch tội lỗi của họ hoặc đặt họ vào với công đức. Ngay cả khi những thí vật này không tức khắc mang lại hạnh phúc, các Bồ-tát vẫn nên bố thí nếu chúng mang lại lợi lạc sau cùng. Các Bồ-tát không được bố thí những vật gây đau đớn tức khắc và cuối cùng gây tổn hại hoặc những vật đem lại sự thú vị trước mắt nhưng cuối cùng lại gây tổn hại.

 

(b’’)) Giải thích chi tiết vật bố thí được và vật không được bố thí

Phần này có hai nội dung:

1. Giải thích chi tiết về vật nội thân được và không được bố thí

2. Giải thích chi tiết về vật ngoại thân được và không được bố thí

 

(1’’)) Giải thích chi tiết về vật nội thân được và không được bố thí

Một khi quý vị đã hiểu rõ về cách mà những vật nội thân không được dùng để bố thí, quý vị sẽ biết được ý nghĩa của điều trái ngược: những gì mà quý vị nên bố thí. Do đó, trước tiên, tôi sẽ giảng về vật không dùng để bố thí. Có ba ý:

1. Bố thí không thích hợp về phương diện thời gian

2. Bố thí không thích hợp về phương diện mục đích

3. Bố thí không thích hợp về phương diện người hỏi xin vật thí

 

 (a’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện thời gian

Ngay từ lúc đầu, các Bồ-tát bố thí cho mọi chúng sinh thân thể của các ngài vv... một cách thức hoàn toàn chân thành. Tuy nhiên, dù quý vị có thể được yêu cầu, thì đừng bố thí nhục thân mình vv... cho đến khi nào quý vị phát triển được thái độ đại bi. Rồi quý vị sẽ không phải tuyệt vọng trước nỗi khó khăn khi được yêu cầu bố thí những vật này. Bồ-tát Học Luận dạy rằng:[2]

 

Đâu là sự tinh tấn đã khiến ngươi nản chí? Đó là khi một người có sức lực nhỏ bé lại đảm nhiệm hành động nặng nề hoặc mở rộng trong một thời gian dài; hoặc là khi những ai có tín tâm chưa hoàn toàn chín muồi lại đảm nhiệm những thao tác khó khăn, chẳng hạn như bố thí thịt da của mình và vv.... Mặc dù những Bồ-tát mới bắt đầu này đã bố thí thân thể mình cho tất cả mọi chúng sinh, họ vẫn né tránh việc sử dụng thân thể không đúng lúc. Nếu không thì họ sẽ tuyệt vọng khi có những chúng sinh đến hỏi xin bố thí thịt da của họ và như thế, làm tiêu tốn vô lượng kết quả tốt do việc phung phí hạt giống Bồ-đề tâm của họ. [380] Do đó, Hư Không Bảo Vấn Kinh {Kinh hỏi về báu vật từ hư không} dạy rằng:Các ước nguyện chưa đúng lúchoạt động ma quỷ.

 

Nhập Bồ-đề Hành Luận cũng dạy rằng:[3]

 

Đừng bố thí thân thể của ngươi

khi lòng bi mẫn chưa thanh tịnh.

Bằng mọi giá, hãy thí thân để đạt mục tiêu cao cả

trong kiếp này và những kiếp về sau.

 

(b’’)) Bố thí không thích hợp về phương diện mục đích

Đừng bố thí thân thể quý vị cho mục đích nhỏ nhoi. Nhập Bồ-đề Hành Luận dạy rằng:[4]

 

Đừng hại thân vì lý do vụn vặt

Nó dùng cho tu tập giáo pháp tối cao

Theo cách này ngươi sẽ nhanh chóng

hoàn thành mục đích của các chúng sinh.

 

Khi từ trong tầm nhìn về mình, quý vị đã không còn các chướng ngại để bố thíbao gồm keo kiệt và vv... – và khi từ trong tầm nhìn về tha nhân, {quý vị} có một mục đích về việc thành tựu các mục tiêu của nhiều chúng sinh cần mà mục đích này vốn to tát hơn việc thân thí của quý vị, thì đừng bố thí thân thể và vv... nếu được hỏi xin. Khi quý vị được yêu cầu bố thí thân thể vv... cho những mục đích sai trái, như giết chóc chẳng hạn, vốn làm nguy hại quý vị và người khác thì hãy đừng bố thí nó dầu chỉ là tạm thời.

 

(c”)) Bố thí không thích hợp về phương diện người hỏi xin

Đừng bố thí tay chân vv... cho các ác thần hay cho kẻ bị ác thần nhập yêu cầu với chủ tâm gây hại bởi vì điều này sẽ gây tổn thương cho họ. Đừng bố thí khi người điên hay người có tâm thần không ổn định yêu cầu bởi vì những người này không thật tâm yêu cầu và các đòi hỏi của họ không đáng quan tâm. Chẳng những sẽ chẳng phạm giới nếu không bố thí cho họ mà sẽ phạm giới nếu bố thí.

 

Tùy duyên, ngoài những trường hợp trên quý vị nên bố thí thân thể mình nếu được yêu cầu. Ngoài ra, có hai cách thức bố thí thân thể: (1) Chặt đứt tay chân rồi bố thí hoàn toàn và (2) Tự giao nộp mình tạm thời cho người khác để làm nô bộc chẳng hạn để viên thành mục đích tôn giáo của họ.

 

(2”)) Giải thích chi tiết vật bên ngoại thân được và không được dùng để bố thí

Phần này có hai nội dung:

1. Cách thức không bố thí vật ngoại thân

2. Cách thức bố thí vật ngoại thân

 

(a”)) Vật ngoại thân không được bố thí

Phần này có năm ý:[381]

1. Bố thí không thích hợp về phương diện thời gian

2. Bố thí không thích hợp về phương diện vật thí

3. Bố thí không thích hợp về phương diện người nhận

4. Bố thí không thích hợp về phương diện vật chất

5. Bố thí không thích hợp về phương diện mục đích

 

(1”)) Bố thí không thích hợp về phương diện thời gian

Một ví dụ của hành động này là bố thí cơm sau bữa trưa cho người xuất gia hay người thọ giới một ngày.

 

 (2”)) Bố thí không thích hợp về phương diện vật thí

Việc bố thi; không phù hợp về phương diện vật thí chẳng hạn là bố thí thức ănthức uống thừa cho một người giữ giới; bố thí thức ănthức uống bị ô nhiễm, dính phân, nước tiểu, nướng miếng, nước mũi, đồ bị nôn ra và máu mủ; bố thí tỏi, hành, thịt, rượu hoặc đồ ăn uống đã bị dính những thứ này cho những người cử những thứ này hay đang giữ giới cấm dùng những thứ này, mặc dù họ có thể cũng muốn dùng những thứ này; bố thí một đứa trẻ, một người nô bộc hoặc những đối tượng tương tự – ngay cả khi quý vị đã giải thíchý nghĩa của việc bố thí và những người này vui vẻ chấp thuận – theo yêu cầu của một người mà quý vị không ưa thích, của ma quỷ, yêu tinh, cho kẻ thích gây gổ, kẻ vô ơn hay đãng trí; bố thí thức ăn uống không tốt lành và ngay cả bố thí thức ăn uống tốt lành nhưng với số lượng không điều độ cho người bệnh; bố thí thức ăn thơm ngon khi được yêu cầu của những người cực kỳ tham ăn vốn đã no đủ rồi; và bố thí kinh điển cho những triết gia ngoại đạo thích thương mãi, đang tìm chỗ chỉ trích, hoặc không muốn học hỏi ý nghĩa của kinh điển. Đó là cách thức diễn đạt trong Bồ-tát Địa.[5] Hãy tìm hiểu thêm chi tiết trong Quyết Định Yếu Luận (Viniścaya-saṃgrahaṇi):[6]

 

Nếu ngươi bố thí một bản kinh văn Phật giáo đầy đủ theo yêu cầu của những người có trí tuệ non kém thì ngươi đã phạm giới. Nếu ngươi xin thỉnh kinh từ người khác rồi bố thí cho họ thì ngươi cũng phạm giới. Nếu ngươi bố thí nhưng lòng nghĩ rằng ngươi có thể khêu gợi sự hứng thú nơi họ hoặc khiến họ hành trì giáo pháp thâm diệu thì ngươi sẽ không phạm giới.[382] Nếu ngươi bố thí một bản văn giáo thuyết dối trá hay một tập luận do những triết gia ngoại đạo soạn thảo cho các chúng sinhtín tâm sau khi ngươi đã in chép nó ra hay từ cuốn sách mà ngươi sẵn có hay xin được của những người khác thì ngươi đã phạm giới.

 

Các Bồ-tát xóa bỏ kinh văn của các triết gia ngoại đạo mà họ sở hữu và in chép kinh Phật hoặc phải nhận thức rằng kinh văn ngoại đạo không hề có thực chất, phải thông báo rõ ràng cho người khác biết hay tốt hơnxóa bỏ chúng đi và in chép các kinh Phật.

 

Nếu có người hỏi xin quý vị, một vị Bồ-tát, một xấp giấy trắng dự định để in chép kinh thì quý vị phải hỏi: Người định làm gì với xấp giấy này. Nếu câu trả lờiTôi sẽ dùng nó vào mục đích thương mãi và đó là xấp giấy mà quý vị dự định dùng để in chép kinh thì không nên bố thí. Nếu quý vị có một khoản tiền tương đương với trị giá xấp giấy thì hãy bố thí {số tiền} cho người ta. Nếu không đủ số tiền tương đương với lượng giấy đó và không thể bố thí tiền lẫn giấy, thì quý vị sẽ chẳng phạm giới.

 

Nếu quý vị không định dùng chồng giấy trắng cho một mục đích tôn giáo, thì sẽ thật là vui sướng để khiến chồng giấy đó được trở nên hữu dụng qua việc bố thí nó đi. Cũng giống vậy, ngươi sẽ không phạm giới nếu không đáp ứng lời hỏi xin bố thí chồng giấy đó xuất phát từ tham vọng chuyển tải một quyển sách có nội dung thật sự xấu xa. Cũng cùng như thế cho trường hợp có người xin giấy để in chép một nội dung xoàng xĩnh. Nhưng hãy ý thức rằng quý vị sẽ phạm giới nếu từ khước lời yêu cầu của một người muốn in chép một bản văn có nội dung cao thượng.

 

(3”)) Bố thí không thích hợp về phương diện người nhận bố thí

Một ví dụ về bố thí cho người nhận không thích hợp là việc bố thí một kinh văn theo yêu cầu của một người trong khi quý vị vẫn mong muốn tìm hiểu văn bản này – quý vị vẫn chưa nắm được mục đích của văn bản nhưng không còn bị dính mắc của sự keo kiệt.

 

Lý do vì sao việc cho này lại không thích hợp được nêu ra sau đây. Bố thí giáo pháp này là nhắm vào bất kỳ trong ba mục đích: (1) Loại bỏ tính keo kiệt (2) hoàn tất việc đại huân tập tuệ giác tối thượng và (3) viên thành mục tiêu lớn lao của những người khác. Như vậy, nếu quý vị không bố thí thì quý vị vẫn có thể hoàn thành hai mục đích còn lại trong khi, nếu bố thí, hai mục đích này sẽ không còn được thực hiện nữa. [383] Quý vị không cần thực hiện mục đích thứ nhất vì trong trường hợp này, quý vị không còn tính bủn xỉn nên chẳng cần loại bỏ phiền não này. Nếu quý vị không bố thí thì quý vị sẽ thấy sự huân tập tuệ giác tối thượng sẽ tăng trưởng trong lúc, nếu bố thí thì sự tăng trưởng sẽ không bằng. Hơn nữa, nếu quý vị không bố thí thì quý vị sẽ thành tựu được sự huân tập tuệ giác tối thượnglợi lạchạnh phúc của toàn bộ chúng sinh và như vậy, quý vị sẽ có thể mang hạnh phúc đến cho người hỏi xin cũng như tất cả các chúng sinh khác. Trong khi nếu quý vị bố thí thì chỉ có một chúng sinh được hạnh phúc mà thôi.

 

Các mục đích lớn, nhỏ đều được đề cập theo cách thức này trong Bồ-tát Địa.[7] Nhập Bồ-đề Hành Luận cũng dạy rằng:[8] “Đừng bỏ cái lớn vì cái nhỏ”. Do đó, ở đây không chỉ có vấn đề không phạm giới nếu không bố thí.

 

Cách thức từ chối bố thí là tránh dùng từ ngữ thô lỗ, như: ta sẽ không bố thí vật ấy cho ngươithông báo bằng phương tiện thiện xảo rồi mời người đó đi.

 

Phương tiện thiện xảo có nghĩa như sau. Trước hết, với tâm ý thanh tịnh, các Bồ-tát cúng dường mọi vật sở hữu cho tất cả chư Phật và chư Bồ-tát mười phương. Đây cũng giống như cách thức các tỳ kheo giữ tăng y và các vật dụng tương tự và để riêng ra trong ý nghĩ cho thầy trụ trì hay sư phụ của họ. Bởi vì các tỳ kheo đã cúng dường tăng y như vậy nên mặc dù họ để dành vật dụng sở hữu nhưng lại được gọi là “các Bồ-tát sống trong gia đình tôn giả”[9]dứt khoát là có công đức tăng trưởng vô lượng.

 

Sau đó, các Bồ-tát giữ vật dụng sở hữu của mình làm tin như thể đó dành cho chư Phật và chư Bồ-tát. Nếu có kẻ hỏi xin và nếu vật dụng ấy thích hợp cho kẻ này thì Bồ-tát sẽ bố thí với ý nghĩ Tôi không có vật dụng sở hữu nào mà chư Phật và chư Bồ-tát lại không bố thí cho mọi chúng sinh. Nếu vật dụng ấy không thích hợp để bố thí, thì tuỳ theo các vật dụng đã được của họ đã được cúng dường lên chư Phật và Bồ-tát theo cách thức tương tự nghi thức để nhận vật dụng sở hữu của mình, các Bồ-tát thông báo cho người xin biết tình trạng và nói với từ ngữ dịu dàng Này thiện nhân của tôi, vật này thuộc về người khác. Đây không phải là thứ mà ta có thể bố thí cho người”. Hoặc cách khác là Bồ-tát có thể bố thí số tiền gấp hai hay ba lần trị giá cuốn sách mà họ đã từ chối bố thí cho người xin. [384] Trong mọi trường hợp, thì người xin bố thí sẽ nghĩ về Bồ-tát như sau Không phải là lòng tham chấp đã ngăn người này bố thí cuốn sách cho ta; ông ấy không có quyền bố thí cuốn sách này. Hành động này là sự rộng lượng của người khôn ngoan.

 

(4”)) Bố thí không thích hợp về phương diện vật chất

Một số ví dụ cho việc bố thí không thích hợp về phương diện vật chấtbố thí cha mẹ; bố thí các thức ăn uống có sâu bọ; bố thí vợ, con, nô bộc vv... mà quý vị chưa báo trước hay đã báo trước nhưng họ không đồng ý; hoặc bố thí vợ, con là những người thuộc loại đã quen với sự tiện nghi. Mặc dù quý vị không nên bố thí vợ, con vv... để phục vụ cho người khác, tôi đã bao gồm các bố thí này vào nhóm vật chấtbố thí vật chấthình thức bố thí được nhất mạnh nhất.

 

Quyết Định Yếu Luận dạy rằng ngay cả khi quý vị không thoả mãn một yêu cầu xin bố thí ba loại tăng y và bất kỳ loại y phục nào khác ngoài những loại y mà đức Phật đã cho phép người xuất gia được sở hữu, quý vị sẽ không phạm lỗi nếu quý vị không có thái độ tham chấp chúng và chúng là cần thiết để quý vị nuôi dưỡng công đức. Do đó, luận dạy rằng:[10]

 

Nếu các Bồ-tát xuất gia bố thí vật dụng có dư – bao gồm các tăng y khác với tam y của họ – đã được đức Phật cho phép, vốn là tài sản của chính họ, và cần thiết để duy trì sự thoải mái của họ, và rồi bố thí sau khi đã xem xét kỹ càng những người muốn có và hỏi xin thì họ sẽ không phạm lỗi. Ngay cả khi không bố thí thì họ cũng không phạm chút lỗi nào nếu lý do không bố thí là vì mục đích nuôi dưỡng công đức và nếu họ không tham chấp vào chúng.

 

Bồ-tát Giới Kinh dạy rằng:[11]

 

Này Xá-lợi-phất, nếu các Bồ-tát lại cho đi ba loại tăng y của mình, đối xử với người hỏi xin quan trọng hơn chính mình thì họ đã không tuỳ theo vài tham vọng {để xem xét có nên bố thí không}.

 

Do đó, nếu Bồ-tát xuất gia bố thí ba loại tăng y của họ thì họ sẽ phạm giới. [385]

 

(5”)) Bố thí không thích hợp về phương diện mục đích

Ví dụ cho việc bố thí không thích hợp về phương diện mục đích là khi quý vị đáp ứng yêu cầu xin độc dược, khí giới, lửa hoặc rượu, vốn nhắm làm hại cho chính bản thân quý vị hay người khác; khi quý vị đáp ứng yêu cầu xin bố thí các món để chơi và giải trí có quan can đến một hiểm hoạ bị ngăn cấm vì việc tích tích lũy các nguyên nhân tái sinh ở cõi thấp; hoặc khi quý vị đáp ứng yêu cầu xin, hay học về bẫy, ổ phục và vv... nhằm để săn bắt các chúng sinh. Điều này có nghĩa là thật sự không thích hợp ngay cả khi chỉ dẫn về các thứ này nhằm mục đích gây hại cho sinh mạng và tài sản của họ. Một số ví dụ khác là bố thí đất đai hay ao hồ khi mà chúng được hỏi xin để gây hại chúng sinh cư ngụ trong các vùng nước hay đất khô; bố thí cho nhà cầm quyền những nơi chốn này để làm hại người sinh sống ở đó; hoặc khi được hỏi xin những vật thí bởi một người mà quý vị không ưa, thì thay vào đó lại đem bố thí cho kẻ thù của người này.

 

(b”)) Cách thức bố thí vật bên ngoài (vật ngoại thân)

Quý vị phải bố thí vật ngoại thân nếu thời điểm bố thí không bị đạo sư ngăn cấm nhận vật thí đó và nếu việc bố thí cho người này là phù hợpthích đáng. Hơn thế nữa, nếu quý vị, với tư cách người bố thí là một cá nhân ngược lại với điều giải thích trên {tức là bản thân người cho vì lý do gì đó không thích hợp để giữ vật thí} và tham chấp kinh văn, thì quý vị phải bố thí cho người hỏi xin và những ai mong muốn hiểu kinh văn này, ngay cả khi quý vị vẫn chưa hoàn tất áp dụng nó. Nói thế này, nếu quý vị có bản thứ hai thì quý vị bố thí bản này và nếu không có thì bố thí chi phí in chép kinh văn. Nếu quý vị không có tiền thì dứt khoát là quý vị nên bố thí kinh văn với ý nghĩ: Dù với việc bố thí này, tôi có thể vẫn còn tối dạ trong kiếp này nhưng điều đó không sao; tôi sẽ không dung thứ cho lòng tham chấp của mình.

 

Về vật chất, quý vị phải bố thí tất cả ngoại trừ những thứ liệt kê ở trên. Nếu quý vị là nhà cầm quyền và có người hỏi xin vợ con của người khác và vv... thì thật không thích hợp để đáp ứng yêu cầu bố thí này qua việc chia rẽ gia đình của họ nhưng quý vị có thể bố thí cho họ toàn bộ gia đình và nhà ở và các thứ tương tự cùng nhau. Cũng như vậy, quý vị phải đáp ứng yêu cầu bố thí đồ chơi mà với các thứ này không thể trở thành nguyên nhân khiến người ta tái sinh cõi thấp; bố thí các bẫy không làm hại chúng sinh khác; bố thí đất khô hoặc ao hồ mà chúng sinh trú ngụ khi không có sự nguy hiểm nào xảy ra; và bố thí đồ ăn, thức uống không có sâu bọ. [386] Thậm chí quý vị cũng nên bố thí thuốc độc, khí giới, lửa và rượu nếu có người xin để nhằm đem lại lợi cho chính họ và người khác.

 

Vấn: Ngài phải làm gì khi bố thí vật chất và có hai người cùng hỏi xin, một người thì nghèo và người kia thì giàu?

 

Đáp: Nếu quý vị cùng gặp hai người ngay từ đầu này và có thể đáp ứng yêu cầu của cả hai thì cứ bố thí. Tuy nhiên, nếu quý vị không thể làm như vậy thì trước tiên quý vị phải nghĩ: Ta sẽ đáp ứng yêu cầu của người nghèo kia và làm việc để bố thí cho người này. Như vậy, quý vị phải cho người giàu có biết tình hình và nói lời lẽ dịu dàng:Bạn ơi, tôi đã dự tính ngay lúc đầu sẽ bố thí vật này cho người nghèo khó kiabố thí tài vật cho người không có tài sản.

 

Tôi đã viết các cách thức tu học các loại bố thí khác nhau vì chúng cực kỳ quan trọng cho những người mới hành trì giới Bồ-tát. Ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt, tôi đã giải thích tất cả theo chủ ý của Bồ-tát Địa.[12]

 

(b)) Phải làm gì nếu không thể bố thí

 Trong trường hợp lòng bám chấp chế ngự, khi có người hỏi xin, quý vị hãy nghĩ như sau: Tài vật này và bản thân tôi chắc chắn sẽ xa rời nhau bởi cái chết; Nó sẽ bỏ ta và ta sẽ bỏ nó. Vậy thì, ta cũng có thể hoan hỷ bố thí vật này, đặt nó vào chỗ hữu dụng, chia tay nó cũng giống như tại thời điểm chết đi. Nếu ta bố thí thì ta sẽ không tham chấp của cải vào phút giây ta lìa đời. Ta sẽ không hối hận và lòng ta sẽ hoan hỷvui sướng.

 

Nếu quý vị không thể bố thí ngay cả khi quý vị đã quán chiếu theo cách này, sau đó thông báo cho người hỏi xin bằng phương tiện của ba điều mà họ nên biết. Việc này được mô tả trong Cư sĩ Ugra Vấn Kinh[13]; vốn thuyết điều quý vị nên nói: Tôi là người mới tu tập Đại thừa và tôi vẫn là người có căn cơthiện căn chưa chín muồi. Tôi cũng bị ảnh hưởng bởi thái độ thiếu rộng lượng. Hơn nữa, tôi là người chấp mạnh mẽ vào quan điểm về ngã và về nhận thức thường hằng của ngã và các thuộc tính của ngã. Do đó, hỡi người trác tuyệt, hãy thứ lỗi và đừng đưa tôi vào tình thế khó xử. Tôi sẽ cố gắng làm thoả mãn những ý tưởng của các ngài và của tất cả chúng sinh”. [387] Theo Bồ-tát Học Luận, điều này nhằm loại trừ lỗi lầm tiếp theo của từng việc đánh mất tin tưởng của người khác, nhưng không loại trừ được lỗi lầm của sự keo kiệt, một lỗi lầm nơi Bồ-tát mà tất cả đều nhìn vào. Tuy nhiên, dường như thực hiện điều này có thể ngăn ngừa việc phạm trọng giới về việc không bố thí giáo pháptài sản do tính keo kiệt. Ba-la-mật–đa Tập Luận cũng dạy rằng:[14]

 

 Nếu ngươi không thể bố thí do căn cơ quá thấp

 Mặc dù có người đến hỏi xin

 Để tránh cho họ không bị tủi thân

 hãy an ủi họ với ngôn từ mềm mỏng

 

 Từ nay nếu có người đến xin bố thí

 hãy cố gắng không để họ tủi thân và tuyệt vọng

 và sửa chữa khuyết điểm keo kiệt.

 Hết lòng cố gắng đoạn trừ sự bám chấp.

 

(c)) Dựa vào các biện pháp đối trị các chướng ngại trong việc bố thí

Theo những chi tiết được tìm thấy trong Quyết Định Yếu Luận, {skt. Yogā-caryā-bhūmi-nirṇaya-saṃgraha được dịch là Du-già Hạnh Địa Định Hợp Luận} có bốn chướng ngại sau:

 

(1)) Chướng ngại không quen bố thí

(2)) Chướng ngại tài sản sa sút

(3)) Chướng ngại tham chấp

(4)) Chướng ngại không nhìn thấy mục đích

 

(1)) Chướng ngại không quen bố thí

Chướng ngại không quen bố thí là khi quý vị không muốn bố thí cho người hỏi xin ngay cả khi quý vị có tài vật để bố thí. Biện pháp đối trị là tránh phạm khuyết điểm không quen bố thí bằng cách nhanh chóng tỉnh thức, xem xét tình trạngquán chiếu: Khuyết điểm này dứt khoáthậu quả của sự không quen bố thí trước đây của ta và: Hơn nữa, nếu ta không bố thí vật này, ta cũng sẽ không thích bố thí trong kiếp sau. Do đó, hãy rộng lượng.

 

(2)) Chướng ngại tài sản giảm thiểu

Chướng ngại tài sản giảm thiểu là khi quý vị không cảm thấy rộng lượng bởi vì quý vị có ít của cải. Biện pháp đối trịbố thí sau khi quý vị mong muốn chấp nhận nỗi khổ của sự nghèo khó với ý nghĩ: Trong suốt thời gian trôi lăn trong luân hồi, ta đã không giúp đỡ tha nhân và đã phải chịu nhiều nỗi khổ không thể chịu đựng nỗi như đói, khát vv... cũng như là phải bị khống chế của một tác nhân nào khác – mà đó chính là nghiệp ban đầu của ta. [388] Bởi thế, ngay cả nếu ta chết từ nỗi khổ của cuộc đời này do giúp đỡ người khác, thì chỉ có tốt hơn cho ta khi rộng lượng; trong khi quay lưng đi với người hỏi xin thật là điều không phải. Ngay cả khi không có những tài vật kia, ta sẽ vẫn sẽ sống như một số loài cây dại.

 

(3)) Chướng ngại tham chấp

Chướng ngại do tham chấp là khi quý vị không cảm thấy độ lượng chừng nào quý vị vẫn còn bám chấp những vật chất cực kỳ hấp dẫn và quý giá vốn được đem bố thí. Biện pháp đối trị là nhanh chóng nhận biết khuyết điểm tham chấp của quý vị rồi suy nghĩ Nhận thức sai lầm cho rằng ta hạnh phúc trong mối liên hệ đến thứ có bản chất là khổ sẽ đem lại khổ đau cho ta trong trong tương lai. Hãy hiểu điều này, đoạn trừ tâm tham chấp và bố thí tài vật của quý vị.

 

(4)) Chướng ngại không nhìn thấy mục đích

Chướng ngại không thấy được mục địch là khi quý vị không hiểu biết lợi ích của việc đạt giác ngộ hoàn hảo, vốn phụ thuộc vào bố thí, nhưng lại nghĩ về lợi ích có nhiều của cải rồi mới bố thí. Biện pháp đối trị là nhanh chóng nhận biết khuyết điểm này và xem xét cách thức, mà nói chung, tất cả các vật do duyên sinh huỷ diệt lập tức theo từng thời điểm, và nói riêng, của cải cũng sẽ tiêu tan và lìa xa quý vị; và sau đó hoàn toàn hồi hướng công đức bố thí cho mục đích đại giác ngộ.

 

Nếu quý vị bố thí mà chỉ nghĩ đến nghiệp quả của bố thícủa cải và những thứ tương tự thì quý vị sẽ có nhiều của cải nhưng sẽ không đạt giải thoát cũng giống như các thương gia bố thí không do dự tất cả hàng hóa của họ cho người khác đánh đổi lấy một cái giá là lợi nhuận, nhưng lại không nhận được công đức. Tứ Bách Kệ Tụng của ngài Thánh Thiên dạy rằng:[15]

 

Từ sự bố thí cho người này

ta sẽ nhận về một phần thưởng to tát”.

Cho và nhận như thế được xem thấp

Thành muốn lợi lạc trong kinh doanh.

 

(2”) Bố thí thuần túy bằng ý nghĩ

Việc bố thí thuần túy bằng ý nghĩ có nghĩa là sau khi đến chỗ vắng người, quý vị hướng tâm vào trong, với động cơ thuần khiếttín tâm từ đáy con tim, quý vị kiến tạo bằng các ý tưởng một lượng khổng lồ bất khả tư nghì các vật thí phong phúquán tưởng là mình đang cúng dường cho tất cả các chúng sinh khác. [389] Việc này làm tăng trưởng vô lượng công đức không mấy khó khăn, và hơn nữa, đây là sự bố thí của các Bồ-tát thiện tri như đề cập trong Bồ-tát Địa.[16] Tuy Đồng Tử Vấn Kinh[17] dạy rằng đây là việc được hoàn tất bởi những ai không có của cải nhưng cũng vẫn thích hợp những người giàu có.

 

Những cách thế này dành cho các Bồ-tát thiện tri bố thí khi họ không có của cải và công ăn việc làm cho đến khi họ đạt được mức thứ nhất {địa đầu tiên}, quả vị hoan hỷ địa mà tại đó không còn sự nghèo khó về của cải. Bồ-tát Địa dạy rằng:[18]

 

Như vậy, đây là cách thức bố thí của các Bồ-tát thiện tri khi họ không có của cảicho đến khi họ đạt quả vị hoan hỷ địa. Vì Bồ-tát hoan hỷ địa đạt được quả vị siêu vượt các cõi tái sinh nghèo khó nên họ cũng của cải bất khả cạn kiệt trong tất cả các kiếp.

 

(d’) Tóm tắt

Sau khi quý vị đã thọ Bồ-tát giới, hãy có các khấn nguyện tu học cách thực hành bố thí ở các mức độ cao, và rồi sau đó hãy hành trì các pháp này. Hãy thông hiểutu học những điều được phép làm và không được làm trong các cách thức bố thí mà quý vị có thể tiến hành ngay lập tức như đã giải thích bên trên.

 

Cụ thể là quý vị phải dựa vào các biện pháp đối trị sự keo kiệt về thân thể, của cải và các thiện căn của quý vị. Sau khi quý vị đã cố gắng tinh tấn đều đặn trong pháp bố thí, quý vị phải phát tâm hoan hỷ trong việc thực hành và phải khởi lên cảm xúc nuối tiếc vì đã không luyện tâm theo cách thức này sớm hơn. Bởi vì, như Đồng Tử Vấn Kinh[19] đã dạy rằng một khi quý vị làm điều này, quý vị sẽ có thể hoàn tất được bố thí Ba-la-mật-đa không mấy khó khăn trong một kiếp sống khác, trong khi nếu quý vị chịu thua không làm gì và bỏ nó qua một bên, thì, không những quý vị sẽ liên tục bị ô uế bởi các lỗi rất nặng, mà trong những kiếp khác, các người cũng sẽ không muốn tiến hành bố thí, và như thế điều đó sẽ trở nên vô cùng khó để nhập Bồ-tát hành. [390]

 

Hơn nữa, Bồ-tát Học Luận dạy rằng:[20]

 

Tâm Bồ-đề là gốc rễ của các bố thí như thế

Vậy nên, đừng từ bỏ động cơ này để làm bố thí

Đấng Chiến thắng đã dạy Hình thức bố thí tối thượng trên thế gian

là ước muốn bố thí kèm với tâm Bồ-đề ”.

 

Do đó, hãy toàn tâm {giữ chánh niệm} với Bồ-đề tâm – tức là nền tảng của các Bồ-tát hạnh – hãy tu tập, hãy cầu giải thoát và hãy khấn nguyện để trở nên giác ngộ tạo nên gốc rễ của tất cả mọi bố thí và loại bố thí tối cao, nên hãy tu tập chăm chỉ các điều này. Đây là điểu mấu chốt tuyệt vời được tổng kết ý nghĩa trong Đồng Tử Vấn Kinh.



[1]BA206 Satyaka-parivarta (nghĩa là Người Thuyết Chân Lý thuộc chương thứ tư của Arya-bodhisattva-gocaropaya-visayavikurvana-nidreśa-nama-mahayana-sutra (dịch là: Bồ-tát Hạnh Cảnh Biến Hiện Phương Tiện Cảnh Đại Thừa Kinh) D146: Pa 112b2-3.

[2]BA207 Śikṣāsamuccaya Vaidya 1961b: 79; D3940: Khi 34a2-3.

[3]BA208 BCA: 5.87.

[4]BA209 BCA: 5.86.

[5]BA210 Bbh, Wogihara 1971:126; D4037: Wi 68b4-5.

[6]BA211 Viniścaya-saṃgrahaṇi D4038: Zi 39a3-b2. {tên khác Yogā-caryā-bhūmi-nirṇaya-saṃgraha tức Du-già Hạnh Địa Định Hợp Luận}.

[7]BA212 Bbh, Wogihara 1971:126-127; D4037: Wi 68b6-69a6.

[8]BA213 BCA: 5.83c.

[9]BA214 “Các Bồ-tát sống trong gia đình tôn giả” nghĩa là các tăng sĩ thuộc truyền thừa được xác định do bởi việc từ bỏ thế tục trong {gia đình đó} mỗi thành viên chỉ có một bộ y báttu tập những điều họ nên tiếp thu và tránh những gì họ nên xa bỏ.

[10]BA215 Viniścaya-saṃgrahaṇi. D4038: Zi 39al-3. Ba loại y tăng: lớp áo trong, áo giữa, và áo choàng ngoài cho một tăng hay ni. Các tăng ni phải luôn giữ một bộ y tăng. {Một bộ áo tăng (skt. kāṣāya tên phiên âm: cà-sa) sẽ gồm ba loại áo hay ba thứ tăng y (hay tam y) tức là ba lớp áo cho tăng sĩ bao gồm: (1) nội y (skt. Antaravāsaka – tên phiên âm Y an-đà-hội) dùng mặc bên trong; (2) tăng y (skt. Uttarāsaṇga - tên phiên âm Y uất-đa-la-tăng) dùng để mặc khi thọ trai, giảng kinh, lễ bái … nên còn gọi là nhập chúng y; và (3) đại y (skt. saṃghāti – tên phiên âm Y tăng-già-lê) áo đắp ngoài chỉ dùng khi đi hành khất, lễ tháp, kính lễ cao tăng hay nghe kinh. Tăng Sĩ và Chiếc Áo Cà Sa. Thích Đồng Trí. Truy cập 10/10/2011.

 <http://www.phattuvietnam.net/nghiencuu/14930.html>}

[11]BA216 Trích dẫn này của Bồ-tát Giới Kinh {skt. Bodhisattva-prātimokṣa} là từ trong Bồ-tát Học Luận {skt. Śikṣāsamuccaya} Vaidya 1961b: 80; D3940: Khi 81b4-5.

[12]BA217 một thí dụ về một trường hợp đặc biệt sẽ là lời giải thích về cách thức dẫn dắt một người keo kiệt trở nên rộng lượng (LRCM: 378). Đây là trường hợp đặc biệt vì thông thường quý vị phải hỗ trợ.

[13]BA218 Trích dẫn về Cư Sĩ Ugra Cầu Vấn Đại Thừa Kinh {skt. Ārya-gṛha-paty-ugra-paripṛcchā-nāma-mahāyānā-sūtra} D63: Nga 264b5-265a4 từ trong Tập Bồ-tát Học Luận {skt. Śikṣāsamuccaya} Vaidya 1961b: 14-15; D3940: Khi 14al-15a4.

[14]BA219 PS: 1.57-58; D3944: Khi 221bl-2.

[15]BA220 Tứ Bách Kệ Tụng (skt. Catuḥ-śataka-śāstra-kārikā-nāma) 5.95; D3846: Tsha 6a7.

[16]BA221 Bbh, Wogihara 1971:126; D4037: Wi 68b3-4.

[17]BA222 Đồng Tử Vấn Kinh (skt. Subāhu-paripṛcchā) D70: Ca 156a4-b5.

[18]BA223 Bbh, Wogihara 1971:126; D4037: Wi 68b3-4.

[19]BA224 Đồng Tử Vấn Kinh D70: Ca 157a6.

[20]BA225 PS: 1.61; D3944: Khi 221b4.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 62376)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.