- Mục Lục
- Lời Nói Đầu
- Lời Tựa Của Soạn Giả
- A. Tập Một Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu
- Lời Nói Đầu
- Lời Tựa Của Soạn Giả
- I.- Hiển Giáo Tâm Yếu
- Ii. Mật Giáo Tâm Yếu
- Iii. Hiển Mật Song Biện
- Iv- Vui Mừng Gặp Được Lời Trước Thuật Này
- V- Chuẩn Đề Sám Pháp
- Vi- Vào Đạo Tràng Trì Chú Chuẩn Đề- Cách Ngồi Kim Cang Tọa
- Vii- Cách Dùng Kính Đàn
- Viii- Nhập Nhà Mới & Trị Ma Quỷ
- Ix- Chú Tỳ Lô Giá Na
- X- Chú Quảng Bát
- B. Tập Hai Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương
- Lời Giới Thiệu
- Lời Tựa
- I- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyển 1
- Ii- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyẻn 2
- Iii- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Quyển 3
- Iv- Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Quyển 4
- V- Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni
- Vi- Kinh Thất Phật Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà Ra Ni Pháp
- Vii- Thất Câu Chi Độc Bộ Pháp
- Viii- Chuẩn Đề Biệt Pháp
- Ix- Kinh Thánh Lục Tự Tăng Thọ Đại Minh Đà Ra Ni
- C. Tập Ba Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích
- Mục Lục
- Quyển Thượng
- 1- Lời Tựa
- 2- Phần Kinh Văn
- 3- Nghi Quỹ Niệm Tụng
- Quyển Trung
- 4- Văn Tán Thán
- 5- Bố Tự Pháp
- 8- Bố Sắc Trí Ca Pháp
- 9- Phạt Thi Ca Ra Noa Pháp
- 10- A Tỳ Giá Lỗ Ca Pháp (Hàng Phục Pháp)
- Quyển Hạ
- 11- Nói Đến Phương Pháp Họa Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề (Cũng Gọi Là Tôn Na Bồ Tát)
- 12- Phụ Ngũ Hối Kinh (Nghi Pháp Sám Ngũ Hối)
- 13- Trì Tụng Pháp Yếu
- 14- Tu Bi Điền Và Kính Điền
- 15- Quán Tự Tại Bồ Tát Cam Lồ Chơn Ngôn
- 16- Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn
- 17- A Di Đà Phật Nhất Tự Tâm Chủ
- 18- Văn Thù Bồ Tát Ngũ Tự Tâm Chú
- 19-đại Bảo Quảng Bát Lầu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà Ra Ni
- 20- Công Đức Bảo Sơn Đà Ra Ni
- 21- Tam Tự Tổng Trì Chơn Ngôn
- 22- Sổ Châu Công Đức Pháp
- 23- Hành Du Già Bí Mật Pháp Yếu
- 24- Tụng Kệ Sái Tịnh Kết Ấn Hộ Thân
- 25- Triệu Thỉnh Cúng Dường
- 26- Bổn Tôn Gia Trì
- 27- Tán Thán
- 28- Phụ Bản Trì Chú Tháp
- D. Tập Bốn Kinh Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni
- 1- Kinh Đại Đà Ra Ni Mạt Pháp Trung Nhất Tự Tâm Chú
- 2 & 3- Kinh Đại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Kinh Trung Văn Thù Sư Lợi Căn Bổn Nhất Tự Đà Ra Ni
- 4- Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát Chú Tạng Trung Nhất Tự Chú Vương Kinh
- 5- Uế Tích Kim Cang Thuyết Thần Thông Đại Mãn Đà Ra Ni Pháp Thuật Linh Yếu Môn
- 6- Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh
- 7- Thần Biến Diên Mạng Pháp
- 8 -Phật Nói Kinh Bắc Đẩu Thất Tinh Diên Mạng
- 9- Phật Nói Thất Tinh Chơn Ngôn Thần Chú
- 10- Kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương
- 11-phật Nói Kinh Trang Nghiêm Vương Đà Ra Ni Chú
- 12-phật Nói Kinh Trì Cú Thần Chú
- 13-kinh Tăng Huệ Đà Ra Ni
- 14-quán Thế Âm Thuyết Trừ Nhất Thiết Nhãn Thống Đà Ra Ni
- 15- Quán Thế Âm Linh Chư Căn Cự Túc Đà Ra Ni
- 16-hoạch Chư Thiền Tam Muội Nhất Thiết Phật Pháp Môn Đà Ra Ni
- Phụ Lục
- 1- Thiên 1 Lời Tựa Của Ông Tướng Duy Kiều
- 2- Thiên Ii Tịnh Tọa Công Phu Theo Thứ Lớp Tập Luyện
- 3-thiên Iii Lục Diệu Pháp Môn (Sáu Phương Pháp Huyền Diệu)
- 4-thiên Iv Thiện Căn Phát
- 5-thiên V Kết Quả
LỜI TỰA
của soạn
giả
Xưa đức Như
Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển
dương pháp Đại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy
nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên
mãn, cho nên chỗ trở về chỉ là Nhứt thừa (Phật thừa). Song, Hiển giáo Mật tông
đều gồm thâu cả tánh tướng. Nghĩa lỳ Hiển giáo chia làm năm thời tóm lại gọi là
Tô Đại Lãm (Kinh). Mật bộ bao gồm ba tạng, riêng gọi là Đà Ra Ni (Thần chú).
Người đọc Hiển giáo cho rằng: Không, Hữu, Thiền, Luật trái nghịch nhau, mà
không xét tận đến viên lý, cứu cánh. Còn người học Mật bộ, lấy Đàn, Ấn, Chữ,
Tiếng làm phép tắc, nhưng chưa biết chỗ thần thông bí áo. Vội cho Hiển giáo Mật
tông mâu thuẫn nhau, Tánh tông, Tướng tông lỗ tròn cán vuôn khó ăn khớp nhau.
Vì thế sanh tâm chống trái, chê bai, hủy báng. Tóm lại chỉ thiên chấp một khía
cạnh nào đó, mờ mịt tánh viên thông. Nếu không phải là bậc Chí Trí, làm sao
dung hội được các đầu mối sai khác, sự nghiệp có thành tựu, người mới hoằng
dương được đạo. Nay vì Hiển Mật Viên Thông pháp sư, trong thời bấy giờ, người
đời suy tôn Ngài là bậc anh ngộ, thiên tính của Ngài quá thông minh. Khi còn
nhỏ tuổi, Ngài lễ lạy các bậc danh sư cầu học. Trải qua 15 năm học hỏi rất tịnh
tường, nào là tham thiền hỏi đạo, học rộng nghe nhiều, về mặc nội điển Ngài
tinh thông các tông Ngũ giáo. Ngoại điển, Ngài thấu suốt các vấn đề bí áo của
trăm họ. Ái ố không giao xem, lợi danh chẳng màng đến. Đã thế mà Ngài lại nhàm
chán chốn đô thành, lành mình nơi hang núi.
Trải qua năm, tháng khổ hạnh, tận tụy đem hết chí lực nghiên cùng chỗ thâm huyền của đại tạng thâu nắm những yếu lý tinh ba thuộc lòng nơi tâm ý. Giải phẫu tất cả nghĩa lý rất rõ ràng như các chỉ trên bàn tay. Ngài xem khắp giáo lý Đại, Tiểu Thừa, không ra ngoài hai đường: Hiển Mật, cũng cùng một mục đích là chứng Thánh vị, nhập vào được Diệu đạo Chơn như.
Xét nơi văn thể thời có khác, nhưng đó cũng chỉ là sự vuông tròn hơn kém của mâm bát, còn chỗ trở về nơi chánh lý thời đồng nhau. Như cái đồ để trong nhà đều gồm thâu cả không, hữu. Thế mà người học lại vọng sanh dị nghị, mời mịt không biết chỗ thông dung. Nhơn đó thâu góp biên thành tập sách tâm yếu này, văn thành một quyển, lý tận vạn đường. Hội Tứ giáo tổng quy về viên thông, thâu Ngũ mật bộ gồm thành một bộ. Hoà nhũ tô thành đề hồ. Thâu góp tinh ba, mây ráng làm thành cam lồ vị. Thật lạ chỗ hội yếu của chư Phật. Đáng là kim chỉ nam cho người đời sau. Khiến ai xem vào đây như gặp được ngọc minh châu như ý, chỗ sở cầu đều toại nguyện. Mong mỏi các người nương theo đây mà thực hành như ăn trái thiện khiến, không có gì không lành.
Trần Giác này nghĩ hổ thẹn sự học hỏi còn sơ sài, lời văn không hoa lệ. Nhân gặp một ngày, tôi được đến thăm thầy tôi, may mắn được nghe lời dạy dỗ như qua thủ phất trần, thoạt tiên tôi mở mang được kiến thức hẹp hòi. Thầy dặn dò tôi: Nên đem truyền lại cho người đời. Tôi vội soạn ra quyển văn này, vẫn hổ thẹn với khả năng diễn đạt lý mầu, nhưng cũng lấy làm lời nói đầu.
Tỳ Khưu Thích Viên Đức dịch