Pháp Thứ Tư: Vô Minh Xuất Hiện Như Giác Tánh Nguyên Sơ

16/09/201012:00 SA(Xem: 18138)
Pháp Thứ Tư: Vô Minh Xuất Hiện Như Giác Tánh Nguyên Sơ

Pháp Thứ Tư: Vô minh Xuất hiện như Giác tánh Nguyên sơ

Pháp thứ tư của Đức Gampopa là sự chuyển hóa vô minh thành Giác tánh Nguyên sơ. Sự chuyển hóa nền tảng này được thực hiện trên cấp độ Anuttarayogatantra, cấp độ cao nhất trong bốn cấp độ của giáo lý Kim Cương thừa.

Giải thích sự chuyển hóa này một cách lý thuyết thì không khó. Trong một trạng thái bình thường giác tánh bị ngăn che và mê lầm; nếu chúng ta nhận ra bản tánh của tâm, khi ấy ta kinh nghiệm Giác tánh Nguyên sơ. Tuy nhiên, trên một bình diện thực tiễn, điều này không tự động xảy ra: ta cần phải có một loại phương tiện thiện xảo nào đó. Để chuyển hóa sự lan man thành giác tánh giác ngộ, ta sử dụng rất nhiều kỹ thuật sẵn có trong Kim cương thừa, đặc biệt là các giai đoạn Phát triểnThành tựu của thiền định

Trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là những chúng sinh không giác ngộ, ba năng lực thân, ngữ, và tâm của ta bị vô minh căn bản ngăn che. Để chuyển hóa vô minh đó thành giác tánh, ta phải trở nên tỉnh giác về thân, ngữ, và tâm, vì thế trong Kim Cương thừa chúng ta sử dụng chính những năng lực này của toàn bộ con người chúng ta để thực hiện một sự chuyển hóa trọn vẹn.

Khi quán sát thân thể vật lý của ta, có thể thấy ta bị dính mắc vào nó như cái gì thường hằng, thanh tịnh và thực có ra sao. Tuy nhiên thân thể vật lý này thì nhất thời, được kết hợp bởi vô số chất thể bất tịnh và hư thối. Nó có thực một cách quy ước, không tuyệt đối

Sự bám chấp vào thân thể theo tập quán và bản năng của ta làm ngăn trở sự xuất hiện của Giác tánh Nguyên sơ. Ta phải đi tới chỗ nhận ra rằng thân thể này chỉ là cái gì đó xuất hiện và không có tự-tánh. Được dựa trên những phóng chiếu của tâm, thân thể tượng trưng cho tinh túy của phương diện thân (sắc tướng) của tâm thức. Cho tới khi ta nhận ra điều này, sự chuyển hóa vô minh thành Giác tánh Nguyên sơ sẽ không xảy ra một cách tự nhiên. Trong thực hành Mật thừa, thân thể được chuyển hóa nhờ một thiền định làm cho ta đồng nhất với một thân tướng thanh tịnh hay giác ngộ, chẳng hạn như Đức Chenrezi (Quán Thế Âm), Bồ Tát của lòng Bi mẫn. Ở đây ta để sang một bên sự bám chấp vào thân thể của riêng ta và thay vào đó đồng nhất hóa với một thân tướng thanh tịnh

Khi thực hiện điều đó, điều cũng cần thiết là phải nhận thức rằng ở một cách thế nào đó Bổn tôn là sự xuất hiện thanh tịnh và không có chút thực chất nào. Trong thiền định chúng ta trở nên hoàn toàn đồng nhất với thân tướng này, là cái gì trống không, không vững chắc, không có tự-tánh hay thực tại tối hậu siêu vượt hình tướng thanh tịnh của nó. Kinh nghiệm này được gọi là “Sự Hợp nhất của Hình tướngtánh Không.”

Một chuyển hóa như thế được đặt nền trên sự thấu hiểu rằng mọi kinh nghiệm của ta là một phóng chiếu chủ quan của tâm, và vì thế thái độ của ta đối với các sự vật thì dứt khoát. Nhờ thay đổi thái độ của ta, chúng ta thay đổi kinh nghiệm, và khi ta thiền định theo cách đã được mô tả, sự chuyển hóa có thể xảy ra. Điều này đặc biệtchân thật khi ta tập trung vào một thân tướng giác ngộ chẳng hạn như Bồ Tát của lòng Bi mẫn. Tự thân hình ảnh của Đức Chenrezi là một biểu lộ thực sự của trạng thái bi mẫn giác ngộ. Nó không phải là một sự tạo tác. Thực sự có một đấng giác ngộ được gọi là Chenrezi, có thể ban ân phước và sự thành tựu. Để kinh nghiệm điều này, ta phải hội tụ những điều kiện nào đó. Nó cũng tương tự như việc chụp hình cho một người nào đó. 

Ta cho phim vào máy hình, hướng máy vào người đó và chụp một tấm hình. Hình ảnh của người ấy được chiếu vào phim, và khi rửa ảnh thì ta có một tấm hình của người ấy. Điều tương tự xảy ra khi ta thiền định về một thân tướng giác ngộ. Có một biểu lộ “bên ngoài” được gọi là Chenrezi. Nhờ các nỗ lực của ta trong thiền định, ta đi tới chỗ đồng nhất với thân tướng thanh tịnh này, có niềm tinthân tướng đó, và chứng ngộ lòng bi mẫn nội tại và trạng thái của giác tánh mà Đức Chenrezi tượng trưng. Theo cách này chúng ta có thể trở thành một “bản sao” của Bổn tôn và nhận được sự gia hộ của Bồ Tát của lòng Bi mẫn. Đây là phương diện thứ nhất của sự chuyển hóa vô minh thành Giác tánh Nguyên sơ được đặt nền trên thiền định về thân thể ta như một thân tướng giác ngộ

Phương diện thứ hai của sự chuyển hóa liên quan tới ngữ (lời nói) của ta. Mặc dù có thể dễ dàng cho rằng ta không thể nắm bắt được ngữ, cho rằng ngữ chỉ đơn giản xuất hiện và biến mất, nhưng chúng ta thực sự gắn liền với nó như cái gì thật có. Đó là bởi chúng ta trở nên dính mắc vào điều ta nói và nghe tới nỗi ngữ có năng lực như thế. Lời nói đơn thuần, là cái gì không có thực tại tối hậu (không tuyệt đối xác thực), lại có thể quyết định hạnh phúcđau khổ của ta. Chúng ta tạo nên niềm vui và nỗi khổ bằng cách bám chấp nền tảng vào âm thanhngôn ngữ.

Trong bối cảnh Kim Cương thừa, chúng ta trì tụng và thiền định về thần chú, là âm thanh giác ngộ, ngữ của Bổn tôn, sự Hợp nhất của Âm thanhtánh Không. Thần chú không có thực chất mà chỉ là sự hiển lộ của âm thanh thuần tịnh, được kinh nghiệm đồng thời với tánh Không của nó. Nhờ thần chú, chúng ta không còn bám chấp vào thực tại của ngữ và âm thanh ta gặp trong cuộc đời nữa mà kinh nghiệm nó như trống không tự bản chất. Khi đó sự vô minh của phương diện ngữ của ta được chuyển hóa thành giác tánh giác ngộ.

Trước hết, sự Hợp nhất Âm thanh và tánh Không chỉ đơn giản là một khái niệm tri thức của điều mà thiền định của chúng ta hướng tới. Nhờ sự áp dụng tiếp theo sau, nó trở thành kinh nghiệm thực sự của ta. Ở đây, như ở nơi khác trong thực hành, thái độ thì hết sức quan trọng, như câu chuyện này về một vị Thầy ở Tây Tạng minh họa. Vị Thầy có hai đệ tử, cả hai đã cam kết thực hiện một trăm triệu lần trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG của Đức Chenrezi. Trước sự hiện diện của vị Thầy, họ nguyện sẽ thực hiện cam kết, và ra đi để hoàn tất thực hành này.

Một trong hai đệ tử hết sức tinh tấn, mặc dù có lẽ nhận thức của anh ta không sâu sắc lắm. Anh bắt đầu để hoàn tất thực hành càng nhanh càng tốt và liên tục trì tụng thần chú cả ngày lẫn đêm. Sau những nỗ lực lâu dài, trong ba năm anh đã hoàn tất một trăm triệu lần trì tụng. Người đệ tử kia cực kỳ thông minh, nhưng có lẽ không tinh tấn bằng, bởi chắc chắn là anh ta không lao vào thực hành với nhiệt tâm tương tự. Khi bạn của anh sắp sửa hoàn tất khóa nhập thất, người đệ tử thứ hai vẫn còn rất nhiều thần chú chưa trì tụng. Anh đi lên một đỉnh đồi, ngồi xuống và bắt đầu thiền định rằng tất cả chúng sinh đầy khắp vũ trụ được chuyển hóa thành Đức Chenrezi. Anh thiền định rằng âm thanh của thần chú không chỉ xuất phát từ miệng của mỗi một và mọi chúng sinh, mà mỗi vi trần trong thế giới đang rung động với âm thanh đó, và trong một ít ngày anh đã trì tụng thần chú trong trạng thái thiền định này. 

Khi hai đệ tử đi tới gặp Lạt ma của họ để trình bày là họ đã hoàn tất thực hành, ngài nói: “Ồ, cả hai con đã thực hành thật xuất sắc. Con rất tinh tấn, còn con thì rất thông tuệ. Cả hai con đã thành tựu một trăm triệu lần trì tụng thần chú.” 

Như thế nhờ chuyển hóa thái độ và phát triển sự hiểu biết của ta, thực hành trở nên hiệu quả nhiều hơn nữa. 

Thần chú Sáu-Âm của Đức Chenrezi, OM MANI PADME HUNG, là một biểu lộ của sự ban phướcnăng lực giác ngộ của Đức Chenrezi. Sáu âm được kết hợp với những phương diện khác nhau của kinh nghiệm của chúng ta: sáu phiền não nền tảng trong tâm được chuyển hóa, sáu phương diện của Giác tánh Nguyên sơ được chứng ngộ. Sáu âm và sáu phương diện này thuộc về mạn đà la của sáu Bộ Phật khác nhau hiển lộ trong tâm giác ngộ. Thần chú của Đức Chenrezi có năng lực thực hiện những sự chuyển hóa trên tất cả những cấp độ này.

Cách thức khác để giải thích thần chú này là âm OM là cốt tủy của thân giác ngộ; MANI PADME, bốn âm giữa, tượng trưng cho ngữ của sự Giác ngộ; và âm cuối cùng HUNG tượng trưng cho tâm của sự Giác ngộ. Thân, ngữ, và tâm của tất cả chư Phật và Bồ Tát thì sẵn có trong âm thanh của thần chú này. Nó tịnh hóa những chướng ngại của thân, ngữ, và tâm, và đưa tất cả chúng sinh tới trạng thái Chứng ngộ. Khi thần chú được kết hợp với niềm tin và những nỗ lực của riêng ta trong thiền định và việc trì tụng, năng lực chuyển hóa của thần chú xuất hiện và phát triển. Nó thực sự có thể tịnh hóa bản thân ta theo cách này.

Phương diện tâm của các trung tâm thiền định Chenrezi ở trong vùng tim, nơi thần chúchủng tự HRIH an vị. Ánh sáng được quán tưởng như xuất phát từ thần chúchủng tự này và cúng dường tất cả chư Phật, tịnh hóa những che chướng của tất cả chúng sinh, và an lập họ trong sự Giác ngộ. Phương diện tâm cũng được nối kết với thiền định không hình tướng, chỉ đơn giản đặt tâm trong bản tánh trống không của riêng nó. Sau khi thực hành điều này một vài lần, một sự biến chuyển sẽ xảy ra: ta sẽ có kinh nghiệm rằng bất kỳ điều gì xuất hiện trong tâm, bất kỳ cảm xúc hay tư tưởng nào cũng đều xuất hiện từ tánh Không và tan hòa vào tánh Không. Trong khoảng thời gian đó chúng ta không ở đâu khác ngoài tánh Không. Trong trạng thái này, chúng ta kinh nghiệm tâm như sự Hợp nhất của Giác tánhtánh Không. Đây là Mahamudra (Đại Ấn).

Như vậy ba nhánh thiền định Chenrezi sử dụng các thiền địnhliên quan tới thân, ngữ, và tâm. Vào cuối của một thời khóa thực hành, sự quán tưởng tan hòa vào một trạng thái không hình tướng, và chúng ta chỉ an trụ tâm một cách bình thản trong bản tánh của riêng nó. Vào lúc này, chúng ta có thể kinh nghiệm thân, ngữ, và tâm như xuất hiện từ tâm nền tảng, trống không. Chúng ta nhận ra tâm này là phương diện căn bản và thân và ngữ là những phóng chiếu thứ yếu được đặt nền trên tâm thức. Điều này tượng trưng cho sự tụ hội của mọi phương diện của kinh nghiệm của chúng ta vào tâm này, chúng ta đã chứng ngộ Pháp thứ tư của Đức Gampopa: vô minh xuất hiện như giác tánh nguyên sơ./. 

The Four Dharmas of Gampopa. The Dharma: That Illuminates All Beings Impartially Like the Light of the Sun and the Moon (SUNY Albany Press) by Kalu Rinpoche [Bốn Pháp của Gampopa. Giáo Pháp Soi sáng Mọi Chúng sinh Một cách Vô tư Như Ánh sáng Mặt TrờiMặt Trăng (Nhà Xuất bản SUNY Albany)] Nguyên tác : “The Four Dharmas of Gampopa, with commentary by Dorje Chang Kalu Rinpoche” http://www.simhas.org/teaching9.html

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 62635)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.