11 Karmapa Yeshe Dorje (1676-1702)

26/09/201012:00 SA(Xem: 17817)
11 Karmapa Yeshe Dorje (1676-1702)

11
Karmapa Yeshe Dorje 

(1676-1702)

Vị Karmapa thứ mười một, YESHE DORJE, sanh tại Mar Kham năm con Rồng Hỏa (1676). Đứa bé có nhiều linh kiến mà nó thích kể cho các người thân nghe, làm cho họ vui thích. Sự vui thích này dần dà chuyển ra hoảng sợ khi họ hiểu ra tính cách trang nghiêm của các câu chuyện này và tính tâm linh của đứa bé.

Vị Terton nổi tiếng Minjur Dorje là thầy của cả hai phái Kagyu và Nyingma nhận đứa bé như là hậu thân của Karmapa. Tin tức lan truyền và Shamar Rinpoche và Gyaltshap Rinpoche gởi các đại diện đến, họ xác nhận các chi tiết về sự sanh của em bé trùng hợp với các lời báo trước trong các lá thư để lại. Ở Dechen Yangbachen, ngôi chùa của Shamar Rinpoche, vị Karmapa mới được đón tiếp trọng thể. Thế rồi ngài được đưa đến Tsurphu, ở đó ngài lên ngôi dưới sự làm lễ của Shamar Yeshe Nyingpo.

Sau khi thọ giới cư sĩ(1) từ Shamar Rinpoche, Yeshe Dorje bắt đầu việc học. Các vị thầy đỡ đầu gồm có Shamar Rinpoche, Gyaltshap Rinpoche và Karma Thinleypa thứ ba. Yeshe Dorje thọ nhận toàn bộ sự trao truyền của truyền thống Kagyupa. Trong thời gian này ngài được đặt pháp danh là Yeshe Dorje bởi Terton Minjur Dorje, vị này kể lại lời tiên đoán của Padmasambhava về vị Karmapa thứ mười một.

Khi Shamar Yeshe Nyingpo tịch, vị Karmapa nhỏ tuổi đến học với Terton Minjur Dorje và Taksham Nuden Dorje, một vị Terton phái Nyingma. Hai vị thiền sư này dạy Yeshe Dorje những “bản văn kho tàng” của họ.

Năm con Chó Thủy, khi Yeshe Dorje còn nhỏ vị Đạt Lai Lạt Ma thứ năm tịch. Quyền hành được Desi Sangye Gyaltsho nhiếp chính của Đạt Lai Lạt Ma đảm đương, vị này tiếp tục chính sách hòa giải. Một trong những khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong sự giao dịch giữa hai phái Gelugpa và Karma Kagyupa trong thời gian này là Tewo Rinpoche, Karma Tendzin Thargye, người phụng sự cho Đạt Lai Lạt Ma thứ năm và là một trong các đệ tử chính của Karmapa Yeshe Dorje.

Năm con Heo Mộc, Yeshe Dorje có một thị kiến chỉ rằng Shamar Rinpoche thứ tám đã sanh tại Nepal gần ngọn núi Jomo Gangkar. Các đại diện của ngài tìm ra chỗ em bé và gởi em về Tsurphu. Đoàn đi qua Lhasa với sự cho phép của Desi Sangye Gyaltsho. Sau khi về đến Tsurphu, đứa bé được làm lễ lên ngôi bởi Karmapa và nhận vương miện màu đỏ của dòng Shamarpa. Sau đó, Yeshe Dorje nhận ra các hậu thân mới của Situ và Pawo Rinpoche, theo thứ tự, là Tenpi Nyinche và Chokyi Dondrup.

Tính tâm linh hoàn hảo của Yeshe Dorje biểu lộ ra trong cả hai việc dạy và hoạt động siêu phàm của mình. Trong một dịp Karmapa biểu lộ quyền năng giáo hóa bằng cách hóa ra nhiều thân, mỗi một thân chỉ dạy cho các người đang có mặt.

Vị Karmapa thứ mười một là vị sống ngắn ngủi nhất trong các hóa thân của Karmapa. Năm 1702, ngài trao truyền một bức thơ chứa đựng lời báo trước về sự tái sanh sắp tới cho Shamar Rinpoche, người mà ngài chỉ định là nhiếp chính. Sau đó không lâu Yeshe Dorje ra đi ở tuổi hai mươi sáu. Trong thời gian cái chết của ngài, nhiều đệ tử thấy hình ngài xuất hiện trước mặt trời, cùng với hình của hai vị guru khác. Xá Lợi ngài được thờ trong một cái tháp để ở chùa Tsurphu.

Các đệ tử chính của ngài là Shamar thứ tám Palchen Chokyi Dondrup, Tewo Rinpoche và Karma Tendzin Thargye.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2010(Xem: 45062)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.