Thư Viện Hoa Sen

Phụ Lục (G) Minh Họa Những Phân Phái Trong Dòng Kargyudpa

26/09/201012:00 SA(Xem: 17185)
Phụ Lục (G) Minh Họa Những Phân Phái Trong Dòng Kargyudpa

PHỤ LỤC (G)
MINH HọA NHữNG PHÂN PHÁI 

TRONG DÒNG KARGYUDPA

(I) PHÁI DRUKPA

Phái Drukpa Kagyud bao gồm ba chi phái : đỉnh, giữa và đáy.

Ngành đỉnh : được sáng lập bởi ngài Gyalwa Ling Repa, người đã truyền các giáo huấn cho Drogon Tsangpa Gyare (người sáng lập hệ phái Tsangpa). Ngài lại truyền cho Go Tsangpa Gonpo Dorje. Vị này có người đệ tử lỗi lạc nhất là Thành tựu giả Urgyenpa (vị thầy của Karmapa thứ ba). Ngài Urgyenpa truyền pháp cho đệ tử là Gyalwa Yang Gonpa. Ngành này được biết đến như là “Namkhye Karma” hay “Ngôi sao của thiên giới.” Ngành này rất lớn.

Ngành đáy : được sáng lập bởi Thành tựu giả Lorepa, người đến Bhutan và gặp Tsangpa Gyare ở đó. Từ vị này, ngài nhận được toàn bộ các giáo huấn vào lúc bảy tuổi. Năm mười ba tuổi ngài đến Khara và thiền định ở đó trong ba năm. Ngài du hành đến Nam Tso, ở đó có một hòn đảo ở giữa một cái hồ. Trên đảo có hai hang động. Ngài dùng để đi sâu vào thiền định, ngài chỉ có một số bột mì và phải ăn cả áo quần bằng da thú, tuy thế ngài đã có thể trải qua nhiều năm tại đây và cuối cùng đạt đến sự viên mãn. Một mùa hè, ngài đã thi triển một phép thần thông là làm một con đường bằng băng giá từ đảo đến bờ. Khi ngài đi trên đó, một người chăn cừu nhìn thấy, băng tan ra ở phía sau ngài, vì thế danh tiếng ngài lan truyền đi xa. Ngài có khoảng một ngàn đệ tửsáng lập hai tu viện, Karpo Chos Ling (ở Tây Tạng) và Tarpa Ling (ở Bhutan). Ngài viên tịch năm sáu mươi tư tuổi, năm con Chó Kim (1250). Ngành này được biết với tên “Sayi Tsi Shing” hay “ba nhánh.”

Ngành giữa : được sáng lập bởi Wonres Dharma Senge, cháu của Tsangpa Gyare, sanh vào năm con Chim Hỏa (1177). Ngài nhận lễ thọ giớinhập môn từ người chú. Ngài tiên đoán sắp xảy ra một trận lụt và đã chặn đứng cơn lụt bằng cách để lại dấu chân trên tảng đá ở phía trước Đại tu viện Ralung. Sau đó, ngài sửa sang lại tu viện, xây cất nhiều thánh điện mới và đúc nhiều tượng lớn. Ngài viên tịch năm sáu mươi mốt tuổi và có tám người kế thừa đảm đương tu viện là :

1. Zhonu Senge
2. Nyima Senge
3. Senge Sherab
4. Senge Nyinche
5. Chosje Senge Gyalpo
6. Jambyang Kunga Senge
7. Lodru Senge
8. Sherab Senge

Anh của ngài Sherab Senge, trải qua năm mươi năm là người lãnh đạo tinh thần của họ và được kế tục bởi :

DRUKCHEN RINPOCHE thứ nhất : Ngài Gyalwang Kunga Paljor, sanh năm con Khỉ Thổ (1368). Ngài là vị thầy đầu tiên của phái Drukchen Chyabgon thuộc dòng Karma Kargyupa và nhận được toàn bộ Đại Ấn từ Thành tựu giả Namkhi Naljor và các vị thầy khác. Ngài nhận từ vị thầy De Ringpa các giáo huấn về Luận lý và Trung quán. Từ ngài Changchub Pal, ngài nhận sự nhập môn Hevajra và Đại Huyễn (Mahamaya). Ngài trải qua sáu năm ở tu viện của Je Gampopa và sau đó đi tới Ralung, nơi ngài kế tục chức Tu viện trưởng. Năm năm mươi chín tuổi, ngài tiên tri về hóa thân tương lai của ngài. Ngài có một người cháu tên là Ngawang Choskyi Gyalpo, vị này có nhiều vị thầy và trở nên một học giả tài giỏi.

Ngài Drukchen Rinpoche thứ nhất thiền định ở tu viện Ralung trong chín năm, tự hoàn thiệntrở thành một Thành tựu giả. Ngài là một hóa thân của Marpa và ngài đã hộ trì để Giáo Pháp được phổ biến rộng rãi. Ngài viên tịch năm bảy mươi sáu tuổi.

DRUKCHEN RINPOCHE thứ hai : Ngài Jambyang Choskyi Trakpa sanh tại Jayul phù hợp với sự tiên đoán của vị tiền nhiệm. Ngài trở thành đệ tử của ngài Ngawang Choskyi Gyalpo, nhận nhiều giáo huấnnhập môn từ ngài Shamar Tulku và Gyalwa Karmapa. Sau khi viên mãn sự thiền định, ngài trở thành một Thành tựu giả, để lại nhiều dấu chân vĩnh cửu trên các tảng đá và có thể ngồi trên không trong tư thế hoa sen của một vị Phật. Phù hợp với những giảng dạy của Dakini Sukha-siddhi, ngài thành lập tu viện Tashi Thong Mon Ling. Ngài thi triển nhiều thần thôngviên tịch lúc bốn mươi lăm tuổi.

DRUKCHEN RINPOCHE thứ ba : Ngài Padma Karpo sanh năm con Heo Hỏa (1527). Ngài có nhiều vị thầy và nhanh chóng trở thành một Thành tựu giả. Ngài sáng lập tu viện Sang Nga Chos Ling và viết nhiều cuốn sách. Các đệ tử lỗi lạc của ngài là : Thuchen Chosgon và Yongdzin Ngawang Zangpo, người sáng lập đại tu viện Dechen Choskhor Ling.

DRUKCHEN RINPOCHE thứ tư : Ngài Mipham Wangpo.
DRUKCHEN RINPOCHE thứ năm : Ngài Paksam Wangpo.
DRUKCHEN RINPOCHE thứ sáu : Ngài Tinlay Shingta.
DRUKCHEN RINPOCHE thứ bảy : Ngài Kunzig Chosnang.
DRUKCHEN RINPOCHE thứ tám : Ngài Jigme Migyur Wangyal.
DRUKCHEN RINPOCHE thứ chín : Ngài Mipham Choskyi Wangpo.
DRUKCHEN RINPOCHE thứ mười : Ngài Khedrup Yeshe Gyamtso.
DRUKCHEN RINPOCHE thứ mười một : Ngài Jigme Migyur Wangkyi Dorje, vị hóa thân hiện tại, người được tiên tricông nhận bởi đức Gyalwa Karmapa thứ mười sáu. Lễ tôn phong của ngài được cử hành tại tu viện Do Tsuk ở Darjeeling. Hiện ngài chín tuổi (1972) và đã biểu tỏ những năng lực tiên tri. Tu viện của ngài ở vùng Mem tea, phía dưới Sukhia Pokhri ở quận Darjeeling.

(II) PHÁI KHAM

KHAMTRUL RINPOCHE thứ nhất : Ngài Karma Tenphel (1598-1638) là đệ tử của ngài Yongdzin Ngawang Zangpo (ngài còn có hai đệ tử quan trọng khác là Taktsang Repa ở Ladakh và Dorzong Kunchok Gyalpo ở miền Viễn Đông Tây Tạng). Là một vị thầy vĩ đại, ngài lập ra một dòng hóa thân.

KHAMTRUL RINPOCHE thứ hai : Ngài Kunga Tenphel (1639-1679) có một đệ tử xuất sắc là Dzigar Sonam Gyamtso, vị DZIGAR CHOKTRUL RINPOCHE thứ nhất.

KHAMTRUL RINPOCHE thứ ba : Ngài Kunga Tenzin (1680-1729) là đệ tử của ngài Dzigar Choktrul Ripoche thứ nhất. Ngài sáng lập ra tu viện Khampa Gar ở miền đông Tây Tạng.

KHAMTRUL RINPOCHE thứ tư : Ngài Choskyi Nyima (1730-1780).
KHAMTRUL RINPOCHE thứ năm : Ngài Dupjud Nyima (1781-1847).
KHAMTRUL RINPOCHE thứ sáu : Ngài Tenpai Nyima (1847-1907).
KHAMTRUL RINPOCHE thứ bảy : Ngài Sangye Tenzin (1908-1929).
KHAMTRUL RINPOCHE thứ tám : Ngài Donjud Nyima sanh năm 1930 là vị hóa thân hiện tại, sống ở Tashijong (Himachal Pradesh) là nơi ngài thành lập một trung tâm Nghệ Thuật và Thủ công nghệ Tây Tạng.

Dòng phái được tiếp nối tới ngài Jigme Gocha, hóa thân thứ chín. Ngài sống ở tu viện Rumtek mới ở Sikkim, mười một tuổi.

(III) PHÁI BHUTAN

Ứng hợp với một tiên tri của ngài Drogon Tsangpa Gyare, đệ tử của ngài là Sangye Won đào tạo được một đệ tử tên là Phajo Drogon, người sẽ đi tới Bhutan. Ở đây ngài sáng lập tu viện Tan Go và truyền bá Giáo Pháp rộng rãi.

(III) PHÁI DRIGUNG

Sáng lập bởi ngài Jigten Sumgun ở tỉnh Khams, là đệ tử của Lạt ma Phagmo Gru Dorje Gyaltsen (một đệ tử của ngài Je Gampopa). Ngài thành lập tu viện Drigung năm 1179 và có nhiều đệ tử xuất sắc, người lỗi lạc nhất trong số đó là Lạt ma Nyeu, sanh tại Lhanang năm con Khỉ Mộc (1164). Ngài nhận được tất cả giáo huấn từ ngài Jigten Gonpo (người cũng được biết đến với tên Rinchen Pal). Rồi ngài du hành tới núi Kailash ở miền tây Tây Tạng, ngài thiền định ở đây ba mươi tư năm. Ngài đạt tới sự viên mãntrở thành một đại Thành Tựu Giả. Nhiều đệ tử của ngài cũng thành tựu như vậy. Vị thầy vĩ đại khác của phái này là ngài Kadampa Chosje, sanh ở tỉnh Khams năm con Chó Kim (1190). Ngài được nhận sự nhập môn từ ngài Jigten Gonpo và nhanh chóng đạt tới sự viên mãn. Ngài lập ra các tu viện Lung Shok và Rinchen Ling.

Những hành giả Drukpa,
Một nửa những hành giả Drukpa là những khất sĩ khổ hạnh,
Một nửa những khất sĩ khổ hạnh là những vị Thánh.”
(Tục ngữ dân gian Tây Tạng)

 

Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 110392)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: