Mở Đầu

26/09/201012:00 SA(Xem: 17631)
Mở Đầu

MỞ ĐẦU

Xin thành tâm kính lễ dòng Kagyu quý báu. Dù đã đạt được giác ngộ viên mãn từ vô lượng kiếp các ngài vẫn biểu lộ trong đủ loại thân để giáo hóa những ai cần cứu độ. Chỉ nghe danh các ngài cũng đủ loại trừ những sợ hãi của sanh tử.

Sau khi đảnh lễ Guru của tôi và dòng truyền thừa, tôi sẽ nói ít lời về Đại Ấn, cái Ấn lớn của tánh Không, tinh túy sâu thẳm nhất của Kim Cương thừa, để khuyến khích những đệ tử đang ước mong Giải Thoát. Đây là con đường độc nhất mà tất cả chư Phật đã đi qua và có hơi ấm không suy chuyển của những ban phước từ những lời dạy khẩu truyền bên tai truyền liên tục từ Phật Thích Ca Mâu Ni đến Guru gốc của tôi. Tinh túy của tâm Phật ba thời, đó là phương pháp thành tựu Giác Ngộ, trạng thái hợp nhất của Vajradhara, trong chỉ một đời.

Để nghe hay học Pháp một cách thích hợp, cốt yếu là có động cơ đúng đắn. Nhớ tất cả chúng sanh đã từng là mẹ của bạn trong những đời trước và đã cho bạn lòng tốt lớn lao như thế nào, bạn cần khai triển lòng bi và mong muốn đền ơn họ. Cách duy nhất để có thể thực sự làm điều đó và cởi gỡ sự khổ đau của họ là tự mình phải giác ngộ. Có ước nguyện ban đầuthành Phật, hay như trong các tantra, thành Vajradhara, để giúp đỡ những người khác gọi là Động cơ Giác Ngộ của Bồ đề tâm. Với sự phát tâm cao nhất này, bạn đọc, học, thực hành những giáo lý này.

ba lỗi lầm thí dụ cái đồ chứa mà bạn cần tránh. Thứ nhất, chớ có làm như một cái đồ chứa úp ngược, đó là tâm thức si mê, đến độ giáo pháp không thể thấm vào. Chớ giống như một đồ chứa có lỗ thủng dưới đáy, chẳng giữ lại cái gì bạn đã học. Hơn nữa, khác với một đồ chứa dơ bẩn, bạn cần thoát khỏi những thành kiến, định kiến và những mê lầm nặng nề làm nhiễm ô dòng tâm thức khiến bạn không thể nghĩ đến cái gì khác và hiểu sai mọi cái bạn nghe.

Cũng có sáu nhiễm ô cần loại bỏ. Thứ nhất là kiêu mạn hay kiêu ngạo một cách ngu si ; bạn phải nghe một cách khiêm tốn nếu bạn muốn học một cái gì. Nếu bạn không có niềm tin hay quá phê phán, bạn sẽ không thu nhận được gì. Nếu bạn không hứng thú, bạn thiếu động cơ và cần tái xác định nó. Chớ xao lãng bởi những đối tượng giác quan như tiếng ồn hay đám đông, mà chú tâm vào những lời dạy. Tuy nhiên, chớ trầm mình trong một tập trung sâu đến độ bạn không còn chú ý và cảnh giác. Sự tập trung như vậy cần có trong thiền định, nhưng có thể là một chướng ngại cho việc nghe hay học. Cuối cùng, chớ thất vọng, nản lòng nếu chưa hiểu ngay khi mới đọc. Cần có thời gian và sự quen biết.

Hơn nữa, còn có năm loại nắm hiểu không đúng cách. Chớ nắm hiểu chỉ những ngôn từ mà không biết ý nghĩa của chúng hay chỉ nắm lấy ý nghĩa mà không để ý đến ngôn từ. Chớ xem cả hai ngôn từý nghĩa đều không quan trọng. Cũng chớ nắm hiểu giáo lý theo một thứ tự sai lầm hay hiểu sai.

Nếu bạn tự xem mình là một người bệnh, khổ đau vì những mê lầm vọng tưởng, xem vị Guru như là thầy thuốc của bạn và những giáo lý như thuốc, chắc chắn bạn sẽ được lợi lạc.

Life of HH9 Karmapa - Wangchuk Dorje

The 9th Karmapa, Wangchuk Dorje (1556-1603), was born in the Treshod region of East Tibet. He, too, sat up at birth and declared "I am the Karmapa!". Not surprisingly, this engendered a fair amount of talk in the neighbourhood, which reached the ears of Kyamo Nangso Chokyung Tashi, a student of Mikyo Dorje who had been told by his master that he would serve him once again in his next incarnation.

He went to see the child, and took him to Kyamo Lhundrub Tse Monastery. Eventually Shamar Konchog Yenlag and Situ Chokyi Gocha heard of this special child, and determined that he was indeed the Karmapa. Situpa took it upon himself to travel to visit the child, to give him the long-life empowerment of Amitayus, the Buddha of Limitless Life. It was not until later, at Lhundrub Tse, that Shamarpa met the new Karmapa, and gave him refuge vows and extensive teachings.

Once Wangchuk Dorje had received the complete Kagyu transmission, he began to travel and teach throughout Tibet. He frequently acted as arbitrator in local disputes, and took steps to improve the living conditions of the people; as a result he was regarded as the secular leader of Tibet as well as a great religious leader.

Wangchuk Dorje spent much of his life travelling, in a monastic camp, which placed much emphasis on meditation. Wangchuk Dorje gave many teachings in southern Tibet and restored monasteries and temples throughout his travels, including that at Rumtek, the present seat of the Karmapas in India.

Several of his texts, such as 'Mahamudra', 'Ocean of Certain Beneficial Meaning' and 'Mahamudra Dispelling the Darkness of Ignorance' have been extremely influencial on the teaching and practice of mahamudra.
http://www.kagyu-asia.com/l_kar9.html

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2010(Xem: 44897)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.