6 Tiểu Sử Ngắn Của Namkhai Norbu

04/10/201012:00 SA(Xem: 12503)
6 Tiểu Sử Ngắn Của Namkhai Norbu

Tiểu Sử Ngắn của Namkhai Norbu

Namkhai Norbu Rinpoche sinh ở Đông Tây Tạng, ngày mồng tám tháng mười năm Dần-Thổ (1938). Cha ngài là một thành viên của một gia đình quý phái và trước đây làm quan chức cho nhà nước.

Khi lên hai tuổi, ngài được hai thiền sư công nhậntái sanh của Adzom Drugpa. Adzom Drugpa, một đại sư Dzogchen của đầu thế kỷ này, là đệ tử của Khyentse Rinpoche thứ nhất và cũng là đệ tử của Patrul Rinpoche. Hai vị thầy nổi tiếng này là những lãnh tụ của phong trào Rimed hay “không bộ phái” vào thế kỷ thứ mười chín ở Đông Tây Tạng. Adzom Drugpa trở thành một terton, hay người khám phá những bản văn kho tàng được cất dấu, đã nhận được những cái nhìn thấy trực tiếp từ Jigme Lingpa (1730-1798) khi ngài ba mươi tuổi. Sau đó Adzom Drugpa trở thành thầy của nhiều vị thầy đương thời của Dzog-chen. Trong số những vị này có người chú của Norbu Rinpoche, Togdan, người trở thành vị thầy Dzogchen đầu tiên của Norbu.

Khi lên tám tuổi, Norbu Rinpoche lại được cả Karmapa thứ mười sáu và rồi Situ Rinpoche công nhận là một tái sanh của đại sư nổi danh của phái Drugpa Kagyu là Padma Karpo (1527-1592), người sáng lập nhà nước Bhutan theo lịch sử.

Từ tám tuổi đến mười bốn tuổi, Norbu Rinpoche tham dự trường học trong tu viện, làm những cuộc nhập thất, và nghiên cứu với những vị thầy nổi danh gồm cả nữ đạo sư Ayu Khandro (1838-1953). Vào thời gian này bà đã một trăm mười ba tuổi và đã nhập thất trong bóng tối khoảng năm mươi sáu năm. Norbu Rin-poche nhận nhiều trao truyền từ bà và sau đó đã thực hành nhập thất kịch liệt.

Năm 1954 ngài được mời thăm Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc như là một đại diện của thanh niên Tây Tạng. Từ 1954 ngài là một người dạy Tạng ngữ ở Đại Học Tây Nam của những Dân Tộc Thiểu Số ở Chengdu, Sichuan, Trung Quốc. Khi sống ở Trung Quốc ngài thông thạo tiếng Hoa và Mông Cổ.

Khi mười bảy tuổi, trở lại quê hương Derge theo một cái nhìn thấy nhận được trong giấc mộng, Norbu Rinpoche đến gặp Bổn Sư của mình, Changchub Dorje, sống trong một thung lũng hẻo lánh ở miền đông. Là một thầy thuốc, Changchub Dorje Rinpoche cầm đầu một cộng đồng gồm những hành giả cư sĩ, những yogi nam và nữ. Từ đạo sư này, Norbu Rinpoche nhận thêm những nhập môn và trao truyền giáo lý thiết yếu của Dzogchen. Ngài ở với thầy một năm, thường giúp Changchub Dorje Rinpoche trong việc y khoa và phục vụ như người biên chép và thư ký.

Sau đó, Norbu Rinpoche bắt đầu một cuộc hành hương dài đến Trung Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ và Bhu-tan. Trở về Derge, nơi sanh của ngài, ngài thấy những điều kiện chính trị xấu đi đã dẫn đến sự bạo động. Ngài đi du hành, trước ở Trung Tây Tạng, và cuối cùng đến Sikkim. Từ 1958 đến 1960 ngài sống ở Gangtok, Sikkim, được dùng như một tác giả và nhà biên tập những sách bản văn Tây Tạng của Văn Phòng Phát Triển của Chính Phủ Sikkim. Năm 1960, khi hai mươi hai tuổi, với lời mời của giáo sư Giuseppe Tucci, ngài đến Ý và ở vài năm ở Rome.

Từ 1964 đến nay, Norbu Rinpoche là giáo sư ở Istituto Orientale, Đại học Naples, nơi đó ngài dạy Tạng ngữ, Mông Cổ ngữ, và lịch sử văn hóa Tây Tạng. Ngài đã làm một cuộc nghiên cứu sâu rộng vào những nguồn gốc lịch sử của văn hóa Tây Tạng, truy tầm những nguồn gốc văn hóa ít được biết từ truyền thống đạo Bon. Năm 1983, Norbu Rinpoche chủ trì Hội Nghị Quốc Tế lần thứ nhất về Y học Tây Tạng, diễn ra ở Venice, Ý. Dù vẫn còn hoạt động dạy học ở đại học, trong mười năm qua Norbu Rinpoche đã hướng dẫn những nhóm nhập thất ở nhiều nước khác nhau. Trong những cuộc nhập thất này, ngài đã ban cho giáo huấn thực tiễn trong những thực hành Dzogchen theo thể thức không bộ phái, cũng như dạy những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, đặc biệt Yantra Yoga, Y học Tây Tạng và chiêm tinh. Norbu Rinpoche cũng là tác giả của hơn mười cuốn sách về thiền định Dzogchen, như Pha Lê và Đường của Ánh Sáng, và Chu Kỳ Ngày và Đêm.

Thông tin ở trên được trích bởi John Reynolds từ một tiểu sử Tây Tạng, và được người biên tập xem lại.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2010(Xem: 45044)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.