Khyentse Rinpoche, Nhà Xây Dựng

08/10/201012:00 SA(Xem: 14208)
Khyentse Rinpoche, Nhà Xây Dựng

KHYENTSE RINPOCHE, NHÀ XÂY DỰNG

Mỗi một thành tựu trong những lãnh vực khác nhau của Khyentse Rinpoche dường như thừa sức chứa đầy cả một cuộc đời. Khoảng hai mươi năm thực hành trong ẩn thất, sự sâu xaquảng bác đáng ngạc nhiên trong việc giảng dạy - chiếm mất vài giờ mỗi ngày trong hơn nửa thế kỷ; hai mươi pho sách lớn những tác phẩm được biên soạn; nhiều chương trình trọng yếu nhằm bảo tồntruyền bá tư tưởng, truyền thốngvăn hóa Phật Giáo do Ngài chăm sóc – trong tất cả những công việc này, Khyentse Rinpoche đã không mỏi mệt hình thành sự hồi hướng trọn đời cho Phật Giáo

Khả năng hiểu biết của ngài về sự đồ sộ của văn học Phật Giáo Tây Tạng hầu như vô song, và Ngài đã thừa hưởng sự quyết tâm của Jamyang Khyentse Wangpo trong việc bảo tồnhoàn thành những bản văn có giá trị của mọi truyền thống, đặc biệt là những truyền thống đang có nguy cơ biến mất. Trong khi vào thời đại của Jamyang Khyentse Wangpo các giáo lý bị nguy hiểm chủ yếu là do sự tranh chấp bộ phái và sự thờ ơ từ bên trong, trong đời của Khyentse Rinpoche đã nhìn thấy di sản duy nhất của Tây Tạng bị đe doạ từ bên ngoài – bởi những biến động to lớn của sự xâm lược của Trung Quốc và cuộc Cách mạng Văn hóa. Vô vàn kinh sách trong vô số thư viện của các tu viện đã bị thiêu huỷ có hệ thống, và một ít Lạt Mahọc giả đã trốn đi mang theo những quyển sách quý báu của họ trên cuộc hành trình vội vã, nguy hiểm, thường đến nơi với độc nhất bộ quần áo mặc trên người. Tuy thế, trong hầu hết trường hợp, những bản văn vẫn tiếp tục tồn tại, mặc dù chúng chỉ còn một hay rất ít bản sao chép. Thậm chí trong hiện tại, những bản văn bị thất lạc vẫn đang xuất hiện. Vào cuối thập niên 1960, việc dần dần tập hợp sức đẩy trên hai thập niên là nguồn tài chánh và nhân lực đã trở nên sẵn sàng, công trình khổng lồ là việc xuất bản lại hầu như toàn bộ văn hóa Tây Tạng đã bắt đầu. Bản thân Khyentse Rinpoche, bằng những nỗ lực trong nhiều năm để biên tập và xuất bản những bản văn quan trọng, đã bảo tồn gần ba trăm pho sách cho hậu thế.

Thường bổ túc và soi sáng cho những tác phẩm của những bậc Thầy vĩ đại trong quá khứ, những tác phẩm của riêng Khyentse Rinpoche hình thành một bộ sách bách khoa gồm những bản văn thực hành, luận giảng, lời nguyện, thi ca, và lời chỉ dạy. Dù ngài ở đâu, quyển sách ngài đang viết, biên tập, hay sửa chữa luôn luôn ở gần tầm tay. Thực vậy, ngài thường viết trong khi tiếp đón mọi người hay hướng vào những công việc khác, mỗi công việc riêng biệt đều chứa đựng một cách hiển nhiên sự chú tâm không bị chia chẻ của ngài. 

Nhưng Khyentse Rinpoche không chỉ là một học giả vĩ đại. Không còn nghi ngờ gì nữa, điều ngài coi là quan trọng nhất và làm cho ngài hài lòng nhất chính là những giáo lýbản thân ngài không chỉ bảo tồn và xuất bản mà còn thực hành, chứng ngộ và truyền dạy đã được những người khác áp dụng vào thực hành. Do đó ta không ngạc nhiên là ngài đã hiến dâng những nỗ lực to lớn để thiết lậpduy trì những đền chùa, học viện, và tu viện ở đó việc nghiên cứuthực hành của truyền thống Phật Giáo không thể bị đứt đoạn. Một trong những công trình vĩ đại cuối cùng của ngài là việc thành lập một Tu viện Shechen mới tại Nepal. Ngài không quan tâm tới việc tạo lập một ngai tòa hùng vĩ cho riêng ngài, và đối với ngài thực sự không có sự đối xử phân biệt dù ngài sống trong một túp lều chật hẹp hay trong một cung điện rộng lớn – thực ra, trong đời ngài, ngài đã hiểu rõ cả hai. Đúng hơn, với ý hướng nhắm vào tương lai, ngài đã thấu suốt chương trình trọng yếu này.

Năm 1980, vợ của Khyentse Rinpoche và Trulshik Rinpoche, đệ tử chính của ngài, đã đề nghị ngài xây một tu viện nhỏ ở Nepal làm trụ xứ chính của cháu ngoại và truyền nhân tâm linh của Ngài là Shechen Rabjam Rinpoche. Sau khi suy nghĩ về ý tưởng đó một thời gian, Khyentse Rinpoche trả lời với một nụ cười rạng rỡ rằng ngài sẽ không xây một tu viện nhỏ mà một tu viện càng lớn càng tốt. Ngài đã chọn xây Tu viện Shechen thứ hai này gần Đại Tháp Jarung Kashor ở Bodhnath, đáp ứng một tiên tri nói rằng một tu viện Nyingma xây dựng trên địa điểm này sẽ là một nguồn mạch lợi lạc to lớn cho việc giảng dạy Phật Pháp, và đặc biệt là sẽ giúp cho sự hòa bình và thịnh vượng trong khắp khu vực.

Vùng đất nhanh chóng được tìm thấy và việc xây dựng đã bắt đầu. Phải cần tới mười hai năm để hoàn thành tu viện là một sự kết hợp phong phú sự sáng tạo nghệ thuật, việc vận dụng sự hiểu biết truyền thống, và sự nỗ lực đầy hỉ lạc. Ngay khi toà nhà chính bắt đầu mọc lên, có đến năm mươi điêu khắc gia, họa sĩ, thợ vàng, thợ bạc, thợ may, chuyên viên làm mặt nạ, và những nhà xây dựng – tất cả là những đệ tử của Khyentse Rinpoche –từ khắp nơi trên xứ Bhutan, Tây TạngẤn Độ đã lũ lượt kéo tới địa điểm xây dựng để tham dự công trình.

Khyentse Rinpoche nhấn mạnh rằng mọi phương diện của công việc phải được thực hiện với sự thận trọng to lớn nhất và được chú tâm tới từng chi tiết. Một trăm năm mươi pho tượng đã được thực hiện tại tu viện, sắp xếp theo bề cao từ hai cho tới hai mươi phút (một phút= 0,3m). Các pho tượng là những công trình kiến trúc được đúc rỗng, làm bằng đất sét trộn với giấy làm bằng tay để làm tăng thêm độ bền. Bên trong tượng có đặt “cây sinh lực,” là thân của một loại cây, được trù tính thành một mặt cắt vuông và được định hướng bên trong pho tượng giống như nó đã phát triển ở nơi hoang vu, xác định rõ ngọn và gốc, sườn hướng về phía đông đối với mặt trước pho tượng. Cây sinh lực được đổ cát và đánh cho bóng nhẵn, sơn bằng thần sa, và ở những nơi đặc biệtghi khắc những thần chú bằng loại vàng nguyên chất. Xá lợi của những vị thánh trong quá khứ – tóc, những mảnh xương, y phục – được gắn vào cây, sau đó nó được bọc trong lụa vàng mịn trước khi được đặt ở chỗ thích hợp. Tất cả không gian quanh nó được lèn chặt bởi những giải giấy vẽ cuốn chặt màu vàng nghệ trên đó các thần chú và những lời cầu nguyện được in bằng những chữ nhỏ xíu. Những viên đá cuội, hoa khô, và các cây thuốc được trồng ở những thánh địa, những mẩu vàng, bạc, san hô, lam ngọc, và nhiều báu vật khác cũng được đặt trong đó. Cuối cùng, khi pho tượng đã đầy ắp, đáy tượng được bít kín và một buổi lễ hiến cúng được cử hành

Những linh vật khác được làm bằng đồng đỏ mạ vàng, chẳng hạn như Pháp Luân mà bên cạnh có một con nai và hươu cái (để kỷ niệm lần thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay “chuyển Pháp Luân,” trong vườn nai tại Ba La Nại). Việc mạ vàng được thực hiện thật khéo léo bằng những phương pháp truyền thống. Trước tiên, vàng được dát mỏng thành những phiến nhỏ mịn. Sau đó, trải qua vài ngày khó nhọc, nó được đặt trong một một cối giã cùng với thuỷ ngân để tạo thành một hỗn hợp. Chất hỗn hợp này được quét lên đồng đỏ và bề ngoài được đốt nóng cao độ bằng đèn hàn. Chất thuỷ ngân bốc hơi và vàng được kết tủa. Đối với những pho tượng đất sét, khi ấy bề mặt có mạ được đánh bóng bằng đá mã não. Khói thuỷ ngân rất độc, và những người thợ vàng Tây Tạng tin rằng uống bia kê sau tiến trình mạ sẽ giúp họ dễ dàng tẩy trừ chất độc hơn!

Những bức tường ba ngôi chùa chính của Tu viện Shechen được che phủ bằng những tranh bích họa tuyệt đẹp miêu tả lịch sự của Phật GiáoTây Tạng và vẽ chân dung tất cả những vị Thầy quan trọng trong bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng. Dưới sự hướng dẫn thường xuyên của Khyentse Rinpoche, công trình được hai họa sĩ bậc thầy thực hiện với sự trợ giúp của mười hai phụ tá

Nói chung, Khyentse Rinpoche đã thực hiện một trăm buổi lễ để hiến cúng những hình tượng và tranh vẽ. Những buổi lễ như thế bao gồm việc đánh thức trí tuệlòng bi mẫn, và năng lực của diện mạo đặc biệt của Đức Phật được miêu tả để tan hòa bất khả phân vào sự biểu hiện hữu hình của nó, giống như một tâm thức mang lại sinh khí cho một thân thể ù lì. 

Dù ở đâu thì Khyentse Rinpoche cũng thức dậy rất sớm trước rạng đông để cầu nguyệnthiền định trong vài giờ trước khi lao mình vào một dòng hoạt động không dứt cho tới gần đêm. Ngài hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày với vẻ hoàn toàn thanh thảnrõ ràng là không dụng công.

Một ngày điển hình bắt đầu từ bốn giờ rưỡi sáng. Khi Khyentse Rinpoche thức dậy, một thị giả, người thường ngủ trên một tấm thảm trong phòng ngài, sẽ dọn giường và dâng cho ngài một tách nước nóng và một vài viên thuốc hiến cúng. Sau đó Rinpoche mở quyển Kinh cầu nguyện của ngài, nó chứa hơn năm trăm trang giấy rời, được đặt rải rác với những đoạn được viết bằng chữ viết tay của những vị Thầy vĩ đại trong quá khứ, những bức tranh thu nhỏ, những tấm hình của những vị Thầy vĩ đại khác, và những hoa khô mọc ở những thánh địa hành hương. Cho tới chín giờ, Khyentse Rinpoche thường thực hành những loại thiền định, quán tưởngcầu nguyện khác nhau. Trong những khoảng thời gian dài ngài sẽ tụng thần chú cùng với mỗi thực hành, đếm số lần trì tụng bằng hột của một trong vài loại chuỗi khác nhau gồm hột bồ đề, pha lê, san hô, và v.v.., phù hợp với tính chấtmục đích của việc trì tụng đặc biệt đó. Tất cả những lời cầu nguyệnthần chú này đều được ngài tụng thầm, không thành tiếng. Khoảng bảy giờ rưỡi, thị giả của ngài mang tới cho ngài một tô lúa mạch nướng và trà bơ mặn.

Lúc chín giờ, Rinpoche sẽ chấm dứt buổi sáng tĩnh mịch của mình và đi vào một gian phòng lớn để tiếp mọi người, một ít người trong số đó đã tụ họp ở bên ngoài. Tùy theo nhu cầu của họ, ngài sẽ ban cho họ sự hướng dẫn tâm linh, lời khuyên thực tiễn, những giáo lý, hay những sự ban phước; chú nguyện những pho tượng hay tranh ảnh được thỉnh về cho bàn thờ gia đình của họ; tiếp kiếntrao đổi tin tức với những người khách từ xa đến, những người khách đến từ Tây Tạng, những khách hành hương Bhutan, hay những thư từ của các Lạt Ma gởi tới. 

Khi một buổi lễ chính được cử hành, Rinpoche sẽ đi tới ngôi chùa chính vào sáng sớm để nhập vào hai trăm tu sĩ tụ hội ở đó. Trong quãng thời gian còn lại của một ngày, ngài sẽ ngồi chéo chân trên Pháp tòa. Trong những lúc giải lao, không rời khỏi chỗ ngồi, ngài sẽ kết thúc những lời cầu nguyện buổi sáng của mình, tiếp khách, và tiếp tục biên soạn bản văn mà ngài đang làm.

Nhưng hoạt động chính yếu của Khyentse Rinpoche là việc giảng dạy thật rõ ràng. Ngài thuyết giảng mỗi khi rảnh rỗi trong ngày, không mỏi mệt đáp lại mọi sự thỉnh cầu giáo huấn và hướng dẫn tâm linh. Ngài thường liên tục giảng dạy tất cả các ngày trong tháng cho những tập hội từ vài chục cho tới vài ngàn người. Thậm chí sau một ngày đầy ắp việc giảng dạy, ngài vẫn chấp nhận một vài thỉnh cầu cá nhân và dạy từng người hay một nhóm nhỏ trong phòng ngài cho tới tận khuya. Trong những nghi lễ trọn ngày, trong khi những người khác nghỉ ngơi sau bữa trưa, ngài nhanh chóng dùng bữa và sử dụng mỗi giây phút còn lại trước khi buổi lễ tiếp tục để giảng cho người nào đó vài trang của một bản văn thiền định hay luận giảng triết học. Ngài không bao giờ gạt bỏ bất kỳ thỉnh cầu nào. Nếu điều đó không thể phù hợp với thời khoá biểu của ngài, ngài sẽ cho mời người đó tới bất kỳ khi nào có thời gian tạm nghỉ trong chương trình, hay cho người ấy một cuộc hẹn vào ngày hôm sau. Do bởi có nhiều thỉnh cầu như thế và Rinpoche sẵn sàng làm thoả mãn tất cả những người ấy nên thường xảy ra việc cả nửa tá người xuất hiện cùng lúc vào ngày hôm sau!

Bất kỳ ai từng nghe Khyentse Rinpoche giảng dạy đều bị cách diễn tả khác thường của ngài chinh phục. Hiếm khi liếc nhìn bản viết tay, ngài nói năng thật dễ dàng với một tốc độ đều đặn, không thay đổi, trong một dòng miên man không dứt. Ngài không nhấn mạnh, không ngắt giọng hay ấp úng, như thể đang đọc từ một quyển sách vô hình trong ký ức của ngài. Dù thế nào chăng nữa, chủ đề sẽ luôn luôn được xuyên suốt không thay đổi từ đầu tới cuối, đúng trong thời gian đã định, được giảng dạy hoàn toàn phù hợp với trình độ hiểu biết của thính giả. Qua cách diễn giảng của ngài, ngay cả một ít lời đơn giản cũng có thể mở ra một cánh cửa cho toàn bộ sự nối tiếp của những quán chiếu mới mẻ vào đời sống tâm linh. Sự hiểu biết bao la, sự nồng ấm của những sự ban phước và bề dày của sự chứng ngộ sâu xa mang lại cho những giáo lý của ngài một phẩm tính hoàn toàn khác biệt với những giáo lý của bất kỳ vị Thầy nào khác.

Mặc dù ngài hết sức dịu dàng và nhẫn nại, sự hiện diện, tâm hồn bao labề ngoài đầy năng lực của ngài đã khiến mọi người nể sợ và tôn kính. Với những đệ tử và những thị giả thân thiết ngài có thể rất nghiêm khắc, bởi ngài hiểu rằng một đệ tử xuất sắc “phát triển mạnh mẽ dưới một kỷ luật cứng rắn.” Ngài không bao giờ nặng lời với những người khách hay những người không cam kết với Ngài, nhưng với những đệ tử của riêng ngài, ngài không khoan nhượng trong việc bảo đảm rằng họ không bao giờ trốn thoát cùng với hành động, lời nóitư tưởng đáng khinh bỉ. Đối với những người sống gần ngài, thì dù thế nào chăng nữa, cũng thật hiển nhiên là ngài có thể xuyên thấu thật rõ ràng bất kỳ sự giả vờ hay thái độ đạo đức giả nào. Mặc dù Phật Giáo chỉ ra rằng không có bằng chứng nào tốt hơn tâm thức của riêng ta, sự hiện diện đáng yêu nhưng dữ dội của Ngài có một ảnh hưởng mãnh liệt trên những đệ tử của Ngài và bảo đảm rằng tâm thức của họ không đi lang thang.

Nhiều người đàn ông và đàn bà vĩ đại, ngoại trừ thiên tài đặc biệt của họ trong lãnh vực khoa học hay nghệ thuật, họ không nhất thiết là những con người tốt. Khyentse là người mà sự vĩ đại thì hoàn toàn phù hợp với những giáo lý mà Ngài diễn giảng. Dù sự sâu rộng của tâm Ngài dường như không thể đo lường được, nhưng từ một quan điểm thông thường, Ngài là một con người lỗi lạc phi thường. Những người sống gần Ngài, thậm chí trong mười hay mười lăm năm, nói rằng họ chưa hề được chứng kiến một lời nói hay hành động nào của Ngài làm tổn hại người khác. Mối quan tâm duy nhất của Ngài là hiện tại và sự lợi lạc tối hậu cho người khác. Đây là một kiểu mẫu sống động của những gì nằm ở cuối con đường tâm linh – sự cảm hứng vĩ đại nhất có thể có cho bất kỳ ai nghĩ tới việc bắt đầu cuộc hành trình đi tới giác ngộ.

Phật Giáo mô tả ba thái độ căn bản, tương ứng với ba con đường, hay yana (thừa), là những gì có thể được thực hành đồng thời như một toàn thể hợp nhất.

Sự từ bỏ là nền tảng của Thừa Căn bản và vì thế là cội gốc của những giai đoạn tiếp theo của con đường, bao hàm ước muốn mạnh mẽ không chỉ giải thoát bản thân khỏi những buồn phiền tức thời mà cả những đau khổ dường như vô tận của sinh tử, vòng luân hồi khắc nghiệt của sự sống có điều kiện. Cùng với ước muốn này là một sự nhàm chán và vỡ mộng chân thành đối với cuộc tìm kiếm không ngừng dứt những bổng lộc, thanh danh, lợi lạcđịa vị.

Lòng bi mẫn, động lực của Đại Thừa, được phát khởi khi ta nhận ra rằng “bản ngã” riêng tư và những sắc tướng của thế giới hiện tượng thực ra không có bất kỳ sự hiện hữu nội tại, độc lập nào. Lòng bi mẫn khởi sinh khi ta nhận ra rằng tất cả những đau khổ xuất phát từ sự vô minh nền tảng của riêng ta và những người khác, vô minh ấy ngộ nhận rằng sự phô diễn vô tận của những sắc tướng huyễn hóa như được tạo thành bởi những thực thể hiện hữu thường hằng và riêng biệt. Một bậc giác ngộ – người đã thấu suốt sự không có bất kỳ hiện hữu nội tại, độc lập nào này chính là bản tánh tối hậu của mọi sự việc – hành động một cách tự nhiên xuất phát từ lòng bi mẫn vô biên mà ngài cảm thấy đối với những người, bị mê mờ bởi sự vô minh, đang lang thang và đau khổ trong sinh tử. Được hứng khởi bởi một lòng bi mẫn tương tự, người theo Đại Thừa không nhắm vào việc giải thoát riêng mình họ mà nguyện đạt được Phật Quả để có đủ khả năng giải thoát tất cả chúng sinh khỏi nỗi khổ nội tại trong sinh tử.

Tri giác thanh tịnh, quan điểm phi thường của Kim Cương thừa, là nhận ra Phật tánh trong tất cả chúng sinh và thấy được sự thuần tịnh và viên mãn nguyên sơ trong mọi hiện tượng. Mỗi một chúng sinh đều có cốt tuỷ của Phật Quả, giống như chất dầu thấm đẫm mỗi hạt mè. Vô minh chỉ là sự không tỉnh giác về Phật tánh này, giống như một người nghèo khổ không biết rằng có một hũ vàng được chôn ngay dưới căn nhà tồi tàn của anh ta. Như thế hành trình đi tới Giác ngộ là một sự tái khám phá bản tánh bị bỏ quên này, giống như ta lại nhìn thấy mặt trời luôn luôn chói sáng khi những đám mây che khuất nó bị thổi bạt đi. 
Khyentse Rinpoche

Nguồn mạch của mọi hiện tượng của sinh tửNiết bàn
bản tánh của tâm – trống không, chói sáng,
Trùm khắpbao la như bầu trời.

Khi ở trong trạng thái bao la như bầu trời đó,
Hãy buông lỏng trong sự mở trống; an trụ ngay trong sự mở trống đó,
Hãy hợp nhất với trạng thái như bầu trời đó:
Một cách tự nhiên, nó sẽ càng lúc càng buông lỏng –
Kỳ diệu thay!

Nếu bạn thành tựu
Phương pháp này của sự hợp nhất tâm với cái thấy,
Sự chứng ngộ của bạn sẽ tự nhiên trở nên bao la rộng lớn,
Lòng bi mẫn của bạn không thể không soi sáng trên mọi chúng sinh không chứng ngộ.
Khyentse Rinpoche

Những phẩm tính của Phật Quả tràn ngập mọi chúng sinh giống như chất dầu thấm đẫm một hạt mè. Những phẩm tính này luôn luôn hiện diện ở đó, đầy đủ và bất biến, như sự biểu lộ chói ngời tự nhiên của bản tánh tuyệt đối. Trong ý nghĩa đó, có thể nói rằng mọi phẩm tính của Niết bàn hiện diện trọn vẹn khắp trong luân hồi sinh tử, cũng như cảnh giới đau khổmê lầm. Đâu là mối liên hệ giữa các hiện tượng của mê lầm và những hiện tượng của sự Giác ngộ? Hãy ngắm nhìn những đám mây trên bầu trời. Khi mây hình thành, chúng hình thành như thế là nhờ có bầu trời. Tuy nhiên bầu trời không bao giờ thay đổi; những đám mây hiển lộ trong bầu trời và khi mây bị gió thổi tan, bầu trời lại xuất hiện giống như nó luôn luôn hiện hữu. Cũng thế, bản tánh giác ngộ của Niết bàn chưa từng từ bỏ hiện tượng nào, ngay cả những hiện tượng của sinh tử. Chúng hiển lộ trong bản tánh giác ngộ đó nhưng không chỉnh sửa nó ở phương diện nào đó. 

Như thế những hiện tượng giác ngộ cũng bị các hiện tượng của sự mê lầm tràn ngập? Không, chúng không bị tràn ngập, bởi lẽ bản tánh tuyệt đối không bao giờ biến đổi. Nó không thể bị tác động bởi bất kỳ sự mê lầm nào. Vì thế chúng ta có thể nói rằng các hiện tượng của sự mê lầm không là gì khác ngoài bản tánh tuyệt đối, tuy nhiên bản tánh tuyệt đối không bao gồm những hiện tượng của sự mê lầm. Phật tánh hiện diện trong sự mê lầm, nhưng sự mê lầm không hiện diện trong Phật tánh.

Như Guhyagarbha Tantra nói: “Bản tánh tuyệt đối bị ngăn che bởi sự hình thành của những tư tưởng.” Chúng sinh đã quên mất sự tuyệt đối, bản tánh tuyệt đối của riêng họ. Bản tánh tuyệt đối giống như mặt trời, và các hiện tượng giống như những tia sáng phóng ra từ mặt trời đó. Nhận ra rằng tất cả những tia sáng này, những hiện tượng, xuất phát từ mặt trời, tự nó là bản tánh tuyệt đối, là hoàn toàn giác ngộ ngay giây phút đó. Nhưng chúng sinh không giác ngộ không nhận ra được những tia sáng xuất phát từ đâu, họ quay lưng lại với mặt trời, và thay vì nhìn vào căn nguyên của những tia sáng thì họ lại nhìn vào nơi chúng rơi xuống. Họ bắt đầu tạo ra ý niệm về một đối tượng ở bên ngoài và một chủ thể ở bên trong. Sau đó, khi năm giác quan nối kết ‘đối tượng’ với ‘chủ thể,’ sự tham muốn và thù ghét xuất hiện; những chủng tử của sinh tử đã được gieo trồng, và từ chúng phát triển ba cõi của luân hồi sinh tử. Nhưng không ở nơi đâu các hiện tượng mê lầm bị phân cách với bản tánh của Phật Quả, nó luôn luôn tràn ngập mỗi một và mọi chúng sinh, và tất cả các hiện tượng.

Gũng như toàn thể thế giới - cùng với núi non, các đại lục, và mọi sự khác của nó - hiện hữu trong không gian vô tận, mọi hiện tượng cũng xuất hiện trong Phật tánh. Không gian, nơi trong đó toàn thể vũ trụ xuất hiện, không cần tự biểu lộ theo một cách nào đó đối với bất kỳ điều gì xảy ra trong đó. Cũng thế, chư Phật trong bản tánh giác ngộ của các Ngài không cần hiển lộ trong bất kỳ phương diện nào. Tuy nhiên, nhờ những sự nối kết được tạo nên bởi những ước nguyện mãnh liệt mà chư Phật đã hình thành ngay trước khi giác ngộ và nhờ những lời khẩn nguyện của chúng sinh cầu xin các Ngài ban cho những ân phước, chư Phật đã xuất hiện một cách tự nhiên trong những cách thế khác nhau để cứu giúp chúng sinh tùy theo nhu cầu của họ.

Như thế, những hiện tượng của sự Giác ngộ và những hiện tượng của sự mê lầm đều được bao gồm trong bản tánh tuyệt đối – nhưng bản tánh tuyệt đối đó không bao giờ bị ô nhiễm hay che chướng bởi sự lầm lạc của những hiện tượng tương đối.
Khyentse Rinpoche 

Các hiện tượng là sự chói ngời của sự tuyệt đối bẩm sinh;
Bản tánh của tâm là trí tuệ của sự tuyệt đối bẩm sinh.
Vị Thầy tối hậu – các hiện tượng và tâm hợp nhất trong một vị –
An trụ tự nhiên trong bản thân ta. A, ồ! Vui sướng biết bao!
Khyentse Rinpoche

Mọi sự xuất hiện là sự mở trống bao la,
Hỉ lạc và hoàn toàn tự do.

Với tâm tự do, hạnh phúc
Ta hát bài ca vui sướng này.

Khi người ta nhìn vào bổn tâm mình –
Gốc rễ của mọi hiện tượng
Không có gì ngoài tánh Không sống động,
Không vật cụ thể nào được nắm giữ như thật có.

hiện diện như sự mở trống trong suốt, tuyệt đối,
Không ngoài, không trong –
Một sự hoàn toàn trùm khắp
Không ranh giới và không phương hướng.

Phạm vi rộng-mở của cái thấy,
Điều kiện chân thực của tâm,
Thì giống như bầu trời, như không gian:
Không trung tâm, không biên bờ, không mục đích.

Nhờ lìa bỏ mọi sự ta kinh nghiệm
Nghỉ ngơi thư thản, đúng như nó là,
Ta đã đi tới cánh đồng rộng lớn
Pháp giới tuyệt đối.

Tan hoà vào phạm vi của tánh Không
Nó không có những quy địnhbiên giới,
Mọi sự ta nhìn, mọi điều ta nghe.
Bổn tâm ta, và bầu trời hoàn toàn hợp nhất.

Chưa từng có ý niệm khởi sinh 
Từ những điều riêng rẽ và khác biệt này.

Trong phạm vi tuyệt đối của Giác tánh
Mọi sự được hòa trộn thành vị duy nhất đó –
Nhưng một cách tương đối, mỗi một và mọi hiện tượng đều riêng biệt, rõ ràng.
Kỳ diệu thay!
Shabkar

Không trung tâm, không biên bờ,
Phạm vi chói lọi của Giác tánh bao trùm tất cả –
Sự bao la sống động, sáng ngời này:
Là sự hiện diện tự nhiên, nguyên thuỷ.

Không trong, không ngoài,
Giác tánh tự xuất hiện, rộng lớn như bầu trời,
Vượt mọi quy mô, phương hướng, giới hạn
Sự mở trống tuyệt đối, trọn vẹn này:
không gian, bất khả phân với Giác tánh.

Trong phạm vi của không gian bất sinh, rộng-mở đó,
Các hiện tượng xuất hiện – giống như những cầu vồng, hoàn toàn trong suốt.
Những cõi giới thuần tịnh và bất tịnh, chư Phật và chúng sinh
Đều hiển hiện, chói ngời và khác biệt.

Xa rộng như bầu trời trùm khắp, Giác tánh cũng như thế.
Bao la như Giác tánh trải rộng, Pháp giới tuyệt đối cũng như thế.

Bầu trời, Giác tánh, Pháp giới tuyệt đối,
Hòa trộn bất khả phân:
Bao la, rộng lớn vô hạn –
Nền tảng của sinh tử,
Nền tảng của Niết bàn.
An trụ ngày và đêm trong trạng thái này –
Thể nhập trạng thái này một cách dễ dàng – đây là điều hỉ lạc.
Emaho!
Shabkar 

Sư tử tuyết không chết cóng trong núi tuyết;
Kên kên không rơi xuống từ trời cao;
Cá không chết đuối trong nước;
Hành giả không chết vì đói khát.
Vì thế hãy ném đi những quan tâm của đời này!
Hãy vứt bỏ những dự tính tương lai!
Shabkar

Nếu tôi không cho đi
Hạnh phúc của tôi để đổi lấy nỗi khổ của người khác,
Tôi sẽ chẳng bao giờ đạt được Giác ngộ,
Và thậm chí trong sinh tử, niềm vui sẽ trốn thoát khỏi tôi.
Shantideva

Chốn núi non hoang vu này:
Phía trên – một trận mưa bụi dịu dàng, chậm rãi rơi xuống.
Đàn đại bàng bay lượn ở phương bắc, phương nam –
Cầu vồng xuất hiện chói lọi.

Phía dưới ta – những chiếc cổ cong của đàn ngỗng
Lóe sáng, và giòng sông trôi khúc khuỷu.
Phía sau chúng, hươu nai nhảy múa trên sườn dốc 
Một ngọn núi, đỉnh xuyên thủng không gian.

Trên sườn núi, những bãi cỏ sáng rực cùng những bông hoa dại;
Lũ ong đông đúc quay vòng phía trên.
Phía trước, các tảng đá tô điểm những bãi cỏ trên núi;
Một chú cu cu rót đầy tâm ta nỗi buồn.

Hôm nay ta leo ra sau
Nơi nhập thất tuyệt hảo này,
Ta ngẩng đầu, nhìn lên,
Và thấy bầu trời không mây.

Ta nghĩ tới Pháp giới tuyệt đối, không chút giới hạn,
Khi ấy ta đã chứng nghiệm sự tự do
Không trung tâm, không giới hạn –
Mọi cái thấy biên kiến
Hoàn toàn được buông bỏ.

Ta cúi đầu nhìn trước mặt,
Và thấy mặt trời của thế gian.
Ta nghĩ tới sự thiền định –
Chói lọi và không bị ngăn che.
Khi ấy ta đã chứng nghiệm một sự quang minh bất nhị, trống không.
Mọi thiền định mà tâm tập trung
Hoàn toàn được buông bỏ.

Ta quay đầu, nhìn về phương nam,
Và thấy một kiểu cầu vồng.
Ta nghĩ tới mọi hiện tượng
Hiển lộ rõ ràng và trống không, cùng một lúc.
Khi ấy ta đã chứng nghiệm một sự quang minh bất nhị, tự nhiên.
Mọi quan điểm hư vôvĩnh cửu
Hoàn toàn được buông bỏ.
Shabkar

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2010(Xem: 44897)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.