Phần Một Dẫn Nhập

08/10/201012:00 SA(Xem: 14102)
Phần Một Dẫn Nhập

PHẦN MỘT
DẪN NHẬP 

1

SỬ DỤNG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY 
NHƯ  SỰ THỰC HÀNH GIÁO PHÁP

Bài báo này đã được xuất bản trong Bản Tin Của Trung Tâm Nghiên Cứu Tôn Giáo Thế Giới, Đại Học Harvard, mùa Thu năm 1980.

Tôi muốn giới thiệu với bạn một số điểm về việc sử dụng những hoạt động hàng ngày của chúng ta như thực hành Giáo Pháp4 và việc làm cho thực hành Pháp được hiệu quả.

Theo kinh điển mật tông của Phật giáo, bản tâm, hay tâm không lừa gạt, là Phật tánh. Nhưng khuôn mặt thật tánh của tâm bị che ám bởi vô minhcảm xúc nhiễm ô, giống như mặt trời bị mây che phủ. Vì chúng ta không biết trạng thái tối thượng của tâm và bám chấp vào những hình tướng nhị nguyên, huyễn ảo như có thật, chúng ta lang thang trong bóng tối của samsara5 và kinh nghiệm phiền muộn, không hài lòng như thể chúng ta đang nằm mộng. Trong lúc đang nằm mơ, chúng ta không hiểu được nó không thật. Chỉ khi thức dậy chúng ta nhận ra rằng những sự kiện xảy ra trong giấc mơ là không thật. Tương tự, khi nhận ra trạng thái tối thượng (nền tảng), chúng ta hiểu được rằng những gì xảy ra trong samsara là không thật và nhiều trạng thái của kinh nghiệm tâm thức khác nhau là không thật, và chỉ là một phản chiếu trong tâm lừa gạt. Nếu những nhiễm ô của tâm được tẩy sạch, thì bản tánh của tâm được nhận thức như sự giải thoát khỏi khái niệm và như sự giác ngộ. Đức Phật đã nói:6

Chúng sanh là Phật trong tánh của họ,
Nhưng bản tánh họ bị che ám bởi nhiễm ô tình cờ.
Khi các nhiễm ô được tẩy sạch, chính bản tánh họ là vị Phật thật sự.

Theo Giáo Pháp, trong samsara chẳng có gì là phiền muộnbất mãn cả. Đôi khi một người không hạnh phúc vì kinh nghiệm sự việc không mong muốn. Đôi lúc một người không hạnh phúc vì sợ hãi hay đánh mất những gì họ có. Ngay cả trạng thái cao nhất của hạnh phúcchúng sanh có thể kinh nghiệm là một đau khổ bất hạnh nếu đem so sánh với trạng thái của bản tánh tối thượng. Hạnh phúc của samsara giống như sự hưởng thụ của một tâm bị nhiễm độc.

Để nhận ra bản tánh tối thượng của Phật tánh, thoát khỏi tạo tác, điều cần thiết trước tiên là tẩy sạch những cảm xúc nhiễm ôviên mãn sự tích lũy công đức.

Trong tuyệt đối, không có phân biệt giữa tốt và xấu hay hành động thiện và bất thiện; cũng không phân biệt giữa kết quả tích cựctiêu cực. Nhưng với mục tiêu đạt giải thoát khỏi trạng thái như huyễn của samsara và nhận ra bản tánh tối thượng, điều cần thiếtđảm nhận nhiều thực hành công đức khác nhau như một phương tiện thiện xảo để tẩy sạch tính dối gạt của tâm.

Tôi không đi vào cách tiếp cận triết lý thâm sâu đến chân lý tuyệt đối đã dạy trong Phật giáo; nhưng tôi muốn nhắc đến một số khía cạnh thiết thực được sử dụng trong các hoạt độngkinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, để bất cứ những gì chúng ta làm đều có thể chuyển hóa những hành động đó thành thực hành.

Trước tiên, điều cần thiếtnhận ra các cảm xúc nhiễm ô chính, các thế lực tiêu cực làm che ám diện mạo của bản tánh tối hậu. Nói chung, chúng được phân loại thành ba phạm trù, được biết như ba độc:tham, sân, và si. Gốc rễ của cảm xúc ô nhiễmvô minh (si). Si là một khía cạnh của tâm lừa gạt – sự không biết khuôn mặt thật bản tánh tối thượng của tâm, mà bám chấp vào những hình tướng như huyễn của bản ngã và đối tượng cho là hai, có thật, và bền vững.

Vì người ta chấp nhận chủ thể và đối tượng là thật và chấp vào chúng, điều này xuất hiện bám luyến vào các đối tượng đáng khao khát và thù ghét cái không mong muốn. Do bám chấp đối tượng, nhận thức chúng như có thật và phát triển những tư duy nhiễm ô thích hoặc không thích, tiến trình của nghiệp7 lực được dựng nên, và chu trình samsara chuyển động.

Những gì chúng ta cần vào lúc bắt đầu thực hành, đặt chúng ta trên con đường giải thoát khỏi samsara hư huyễn này là tâm tỉnh giáctheo dõi tâm để bảo vệ nó không rơi vào những cảm xúc nhiễm ôhiến thân mình để thực hành công đức.

Khi một tư tưởng thù hận hay ghét bỏ khởi lên trong chúng ta hướng tới con người hay đồ vật, kể cả kẻ thù, chúng ta nên tự phản chiếu rằng các kẻ thù này đã từng là bạn bè và họ hàng thân yêu nhất trong vô số kiếp trước của mình, và chúng ta nên phát triển lòng bi mẫn với họ như những người bất hạnh, vô minh và bị lừa dối. Sân hận hướng tới người khác sẽ sinh ra nghiệp ác xấu nhất, và ác nghiệpnguyên nhân của đau khổ. Nếu giận dữ với người nào đó, chúng ta tự làm đau khổ và hủy hoại chính mình với một kết quả tiêu cực, buồn thảm trong những kiếp tương lai. Thay vào đó, nếu thực hành kiên trì khi gặp những yếu tố không mong đợi, chúng ta sẽ dấn thân vào một trong những thực hành Giáo Pháp hiệu quả nhất. Đại Bồ Tát8 và học giả Shantideva đã nói:9

Không có kẻ thù nào làm hại nhiều hơn sân hận;
Không có sự khổ hạnh uyên thâm nào hơn sự nhẫn nhục.

Khi tư tưởng thèm muốn khởi lên, chúng ta cũng nên suy niệm về bản chất không đáng tin, vô thường và không có giá trị của đối tượng được thèm muốn.

Khi niệm tưởng si mê khởi lên, đó là khi chúng ta không thấu suốt vào bản tánh tối hậu, chúng ta nên nghiên cứu tỉ mỉ ý nghĩa của hai chân lý: chân lý tương đối, và tuyệt đốiđặc biệtchân lý tuyệt đối – bằng phương tiện của học hỏi, suy niệm và thiền định.

Trong chân lý tương đối, mỗi hiện tượng xuất hiệnsự thật quy ước, có thể nói chúng là thật cũng giống như một giấc mộng, một ảo ảnh, hay một phản chiếu là thật. Chúng xuất hiệnhoạt động qua tiến trình tạo tác nhân quả phụ thuộc lẫn nhau (lý duyên sanh) của một tâm lừa gạt. Trong chân lý tuyệt đối, mọi hiện tượng đều rỗng không, thoát khỏi khái niệm hóa và sự tạo tác.

Có nhiều loại thực hành trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến cùng mục tiêu nhận rathành tựu trạng thái tuyệt đối của Phật tánh. Các thực hành này được xếp loại theo hai phương diện chính: phương diện của phương tiện thiện xảophương diện của trí tuệ. Hai phương diện này giống như đôi cánh để con chim bay đến mục tiêu của nó. Phương tiện thiện xảo là một thực hành hỗ trợ quan trọng, dẫn đến sự thành tựu của bản tánh tuyệt đối. Trong phương diện trí tuệ, sự thực hành là để nhận ra trực tiếp rằng mọi hiện tượng xuất hiện trong trạng thái tương đối như một giấc mộng, và trong tánh tuyệt đối của chúng là rỗng không.

Vào lúc đầu, người ta cần thực hành phương tiện thiện xảo như thực hiện thực hành sùng kính, bố thí cho người nghèo, tuân thủ giới luật, nhẫn nhục, hoan hỷ trong công đức người khác, và cúng dường. Nhưng điều quan trọng nhất là phát triển một thái độ dịu dàng, bi mẫn, và đúng đắn đến người khác, không có sự cứng nhắc hay ích kỷ. Đây là tinh hoa thực hành của truyền thống Mahayana.

Ba phạm trù chính của Phật giáo được mô tả như sau:

Đặc tính của Thừa Phổ Thông (Hinayana – Thanh Văn Thừa) là phát triển một khao khát từ bỏ samsara cho lợi ích chính mình.

Đặc tính của Đại Thừa (Mahayana) là phát triển tư duy lợi ích hướng đến tất cả chúng sanh.

Đặc tính của Mật Thừa (Vajrayana) là tịnh hóa nhận thứcnhận thức thế gian và những chúng sanh như cõi tịnh độ và các bổn tôn, để đạt được bản tánh tuyệt đối.

Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara, đó là, những tính chất của kinh nghiệm trong samsara. Nhận ra thật tánh của tâm là sự thành tựu của bản tánh tuyệt đối, Phật tánh. Sự tích lũy công đức và phát triển chánh kiến là khía cạnh chủ yếu của thực hành. Các thực hành thân thể, đó là những thực hành sử dụng thân và khẩu, là một hỗ trợ cho việc duy trì chánh kiến của tâm. Ngài Kunkhyen Jigme Lingpa đã nói:10

Nếu gốc (của một cây) là thuốc, thì quả của nó sẽ là thuốc.
Nếu gốc nó độc thì sẽ chẳng nghi ngờ gì về quả của nó.
Những phẩm tính công đức và không công đức theo sát thái độ của hành giả;
Nhưng chúng không bắt nguồn từ thực hành thân thể như sự phản chiếu trong chính chúng.

Do vậy, bất cứ chúng ta làm gì, chừng nào còn làm với tư duy ích lợi cho người khác và không có bất kỳ thái độ ích kỷ nào, đều sẽ trở thành một thực hành hoàn thiện. Các cảm xúc nhiễm ô sẽ tự nhiên giảm xuống. Thậm chí nếu một hành động thô bạo xuất hiện là phi công đức, nó sẽ chuyển hóa thành một thực hành công đức, tùy thuộc vào ý định của chúng ta, giống như một vài giọt sữa sẽ làm một tách trà có màu trắng. Thế nên, một người không có khả năng thực hiện hành động không công đức chừng khi nào họ còn có lòng bi và chánh kiến. Do vậy, điều quan trọng cho bất cứ ai mong muốn là một hành giả của Giáo Pháp là phát triển lòng bi và tư tưởng lợi ích người khác để chuyển hóa những hoạt động hàng ngày thành thực hành Giáo Pháp.

Chẳng hạn, khi chúng ta dùng bữa, nếu thưởng thức bữa ăn chỉ với tư tưởng thỏa mãn chính mình, đó sẽ là một hành động không công đức. Tuy nhiên, nếu quán tưởng chính chúng ta như những thần thánh và dùng thực phẩm như một cúng dường, hoặc tối thiểu chúng ta hưởng thụ thực phẩm với ý định dùng nó để bảo vệ cuộc sống chúng ta nhằm phục vụ người khác và thực hành Giáo Pháp, thì đó là một thực hành công đức. Tương tự, chúng ta có thể làm bất cứ công việc nào nhờ kết hợp nó với thực hành Pháp. Mặt khác, thậm chí nếu chúng ta nhập thất thực hành trong nhiều năm trong cô tịch, tụng niệm mantra và quán tưởng Bổn tôn, nếu làm điều này vì mục tiêu danh tiếnghạnh phúc cho chính chúng ta, nó sẽ không trở thành một thực hành Pháp thanh tịnh.

Những tư tưởng có lợi cho tất cả chúng sanh, không mong cầu và không dự phần, đều được gọi là Thái độ Giác ngộ. Những hoạt động phát sinh bằng tư duy giác ngộ đều là Hành động Giác ngộ. Đó là hai phương diện thực hành của chư Bồ tát. Ngài Shantideva đã nói:11

Nếu Quan điểm Giác ngộ đã phát triển, thì chính lúc đó
Những chúng sanh đang đau khổ này trong ngục tù của samsara sẽ được biết như Đứa Con của chư Phật (chư Bồ Tát).

Một yếu tố quan trọng khác trong thực hành Pháplòng tin. Sự thành tựu kết quả qua thực hành Pháp tùy thuộc vào niềm tintin tưởng vào vị thầy, vào giáo lý, và tin vào chính mình. Nếu thiếu niềm tin, thì ngay cả nếu thực hành cả ngày lẫn đêm; sự thực hành của chúng ta có thể phát sinh công đức, nhưng khó có thể đạt được bất cứ kết quả to lớn nào. Trước khi chúng ta đạt tới một phạm vi hoạt động cao của sự thành tựu, trong đó không có ảnh hưởng của sự kiện hay việc thế gian xảy ra tới chúng ta và không có khác biệt giữa hạnh phúcđau khổ, thì chúng ta phải duy trì tự tin – đó là lòng tin – là nền tảng của thực hành. Không có niềm tin, không thể đạt được thành tựu tâm linh. Đức Phật đã nói:12

Trong người không có niềm tin
Giáo Pháp sẽ không phát sinh kết quả,
Giống như một hạt giống bị thiêu đốt
Sẽ chẳng bao giờ sinh được mầm xanh.

Quan điểm của điều này là bất kể làm gì, chúng ta nên làm với một tư duy lợi ích cho mọi người. Nhờ đó mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta sẽ trở thành thực hành Pháp. Và chúng ta nên phát triển một tin tưởng mạnh mẽ trong thực hành, trong vị thầy và trong chính mình để việc thực hành Giáo Pháp sẽ được hiệu quả.

2

MỞ  RỘNG TÂM VỚI LÒNG BI

Bản ghi lại buổi nói chuyện ở Marion, Mass., vào ngày 29 tháng 12 năm 1992.

Trong chương này tôi sẽ nói về lòng bi và sự thiền định trên lòng bi. Nhưng trước khi đi vào lòng bi, tôi muốn nhắc đến đôi điều quan trọng, sẽ làm chúng ta dễ dàng hiểu được lòng bi là gì, làm sao để phát triển và làm thế nào có thể lợi ích.

Trong Phật giáo, tâm là trọng điểm chính – suối nguồn của mọi hạnh phúcbất hạnh, và là chìa khóa đến giác ngộ. Lẽ dĩ nhiên sự nhấn mạnh về tâm này làm một số người nói, “những Phật tửvị kỷ; họ sống trong cô tịch và thiền định một mình chỉ để giữ gìn cẩn thận tâm họ và đạt được sự mãn nguyện cá nhân. Họ không ra ngoài và làm việc trong đường phố với người cần họ phục vụ,” v.v...

Tuy nhiên, như bạn biết, trong Phật giáo phổ thông và nhất là trong Phật giáo Đại Thừa, phần quan trọng nhất của thực hành là để phát triển điều chúng ta gọi là bồ đề tâm, tâm của sự giác ngộ. Đây là thái độ nhận lấy trách nhiệm giúp đỡ người khác, phục vụ người khác và áp dụng vào hành động không có bất cứ động cơ ích kỷ nào. Đó là điểm quan trọng nhất trong Phật giáo. Lẽ đương nhiên, việc Phật tử thực sự theo đuổi một cuộc sống như thế hay không là vấn đề của riêng cá nhân họ. Nhưng những gì Phật giáo hay giáo lý đạo Phật dạy chúng ta là nên cống hiến toàn bộ cuộc sống, toàn bộ quan điểm, và mọi hành động của chúng ta chỉ để phục vụ người khác, để mở rộng thân, tâm mình đến người khác, đến toàn thể pháp giới. Khi mở rộng tâm mình đến người khác, chúng ta cũng mở rộng chính mình và phục vụ chính chúng ta. Do vậy quan điểm nhận trách nhiệm phục vụ người khác đáp ứng hai mục đích.

Chúng ta phục vụ người khác như thế nào? Mục tiêu là để phục vụ người khác, nhưng chúng ta bắt đầu ra sao? Chúng ta phải bắt đầu với chính mình. Nếu tôi có ý định phục vụ bạn, tôi phải bắt đầu với chính tôi, bằng cách cải thiện quan điểmhành vi để làm tôi trở thành một người phục vụ tốt cho bạn. Nếu không, thậm chí ngay cả khi tôi cố phục vụ bạn, tôi sẽ không thể làm được như vậy một cách thích hợp. Trước tiên chúng ta phải cải thiện chính mình.

Chúng ta có thể cải thiện tâm mình chỉ khi chúng ta có thể rèn luyện tự chủ tâm. Nếu tâm tôi tàn độc, bất cứ những gì tôi nói đều là lời lẽ của thô bạo và bất kỳ những gì tôi làm một cách trực tiếp hay gián tiếp đều sẽ làm hại người khác và cả chính tôi. Nhưng nếu có lòng bi, hiền lành, và trí tuệ trong tâm thức và tấm lòng, thì bất cứ những gì tôi nói sẽ là lời lẽ của tình thương, an bình, hoan hỷ, và bất kỳ những gì tôi làm đều sẽ phục vụlợi ích người khác. Do vậy, để phục vụ người khác, chúng ta phải bắt đầu với chính mình, và để cải thiện chính mình, chúng ta nên bắt đầu với tâm thức, bằng cách rèn luyện nó và phát triển Bồ đề tâm. Và điều đó là tinh hoa tiếp cận của đạo Phật.

Câu hỏi kế tiếp, “Tâm là gì?” có hai phương diện: tâm giác ngộ và tâm khái niệm.

TÂM GIÁC NGỘ

Tâm giác ngộ, hay Phật tánh, là thật tánh của mỗi người. Đạo Phật tin rằng tất cả chúng sanh, không chỉ nhân loại mà còn loài vật, bao gồm côn trùng nhỏ nhất, đều có tâm giác ngộ. Thật tánh của tâm là sự giác ngộ, và nó là an bìnhtrong sáng. Bản tánh an bìnhtrong sáng của tâm có thể hiểu được qua cuộc sống hàng ngày của chính chúng ta và qua trí tuệ đạo Phật.

Tất cả chúng ta hầu như có thể chắc chắn rằng nếu tâm không bị quấy động bởi các sự kiện bên ngoài, các cảm xúc tranh dành, hoặc khái niệm chấp cứng, thì nó trở nên an bình. Tâm chúng ta càng trở nên an bình thì nó càng trong sáng. Nó giống như nước, trong trẻo và yên tĩnh nếu không bị ô nhiễm hay khuấy động. Nó giống như bầu trời, thanh khiếttrong sáng nếu không bị ô nhiễm và che phủ bởi mây. Tương tự, khi tâm không bị khích động bởi cuộc sống lôi cuốncảm xúc náo loạn, thì nó an bình. Càng trở nên an bình, tâm càng có trí tuệtrong sáng.

Cảm xúc nhiễu loạn không chỉ sự yên tĩnh của chúng ta, mà còn ảnh hưởng đến sự trong sáng của tâm ta. Đó là điều chúng ta thường nghe lời phàn nàn, “Tôi thật là giận, chẳng thể tính toán được bất kỳ thứ gì ,” hoặc “Tôi thật bối rối, chẳng thể hiểu được bất kỳ gì cả; tôi không thể thấy mọi sự.” Khi cảm xúc hoặc tốc độ bận rộn của cuộc sống làm chúng ta choáng ngợp, tâm trở nên hoàn toàn bị mù quáng hay trống rỗng, không có nhiều trí tuệ hoặc khả năng.

Trạng thái tự nhiên của tâm là yên tĩnh và trong sáng, không chỉ đem tâm trở về trạng thái này mà điều quan trọng là để cải thiện cuộc sống chúng ta. Phật giáo thậm chí còn đi vượt lên điều này. Đạo Phật tin rằng bản tánh thật sự của tâm, tự tâm thực tế, là giác ngộ. Tâm giác ngộ là rộng mở, nhất như, và toàn giác.

Đối với tâm giác ngộ được rộng mở, khi tâm giác ngộ thấy sự vật, nó không khái niệm hóa trong cách nhị nguyên. Nó thấy mọi sự như một trong tánh giác trí tuệ tự nhiên chính nó, giống như hình tướng phản chiếu trong một gương.13 Nếu không sử dụng khái niệm nhị nguyên thì bạn hoàn toàn rộng mở đến toàn bộ pháp giới, giống như không gian, hoàn toàn rộng mở, không có biên giới hay hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta thường sử dụng khái niệm nhị nguyên. Khi thấy cái bàn, chúng ta nghĩ, “Đó là một cái bàn,” và chúng ta thấy nó ở đó như một đối tượng. Khi chúng ta nghĩ về cái bàn như một đối tượng, chúng ta định vị tâm mình là chủ thể, và do vậy tính nhị nguyên được thiết lập. Tính nhị nguyên được đi theo bởi tư duy phân biệt – “Đây là một cái bàn tốt, một bàn xấu, v.v...” – và từ đó chúng ta dựng nên một thế giới cứng ngắc của những bức tường và rào cản. Trái lại, tâm giác ngộ thấy sự vật một sự rộng mở hoàn toàn, không có bất cứ điều kiện nào.

Nếu có rộng mở hoàn toàn, thì không thể có bất cứ biên giới nào, vì không có sự phân chia chủ thể và đối tượng. Do vậy, dĩ nhiên mọi sự là một, bất nhị. Nếu mọi sự là một, thì không thể có bất kỳ xung đột hay mâu thuẫn, vì xung độtmâu thuẫn hiện hữu với điều kiện có hai hay nhiều quan điểm.

Bây giờ bạn có thể suy nghĩ, “Điều đó có nghĩa tâm giác ngộ là một loại trạng thái ngủ say hay trống không, vì ngay cả nó không thể thấy các đối tượng.” Không. Trái lại, tâm giác ngộ là toàn giác. Tâm giác ngộ thấy mọi thứ. Không chỉ là mọi sự, mà mọi sự một cách tự nhiên. Đó là phẩm tính của tâm Phật.

Xét theo một nghĩa, tâm giác ngộ thật xa lạ với chúng ta thậm chí khó có thể nghe về nó. Tuy nhiên, chúng ta có thể có một ý niệm sơ qua về nó qua những câu chuyện “các kinh nghiệm cận tử,” mà tôi thường yêu thích trích dẫn. Dĩ nhiên một số kinh nghiệm này có thể chỉ là những ảo giác hoặc do thuốc gây ra. Nhưng trên tổng thể, có một số điều kỳ lạ bộc lộ trong những kinh nghiệm đó.

Ngay cả người không cần nhận ra tâm giác ngộ cũng có một số kinh nghiệm bên trong hay tâm linh trong suốt tiến trình chết, trước khi trở lại cuộc sống. theo những gì tôi đã đọc trong sách và nghe kể lại, nhiều người kinh nghiệm đi qua một đường hầm và gặp ánh sáng tại cuối đường. Ngay khi tiếp xúc với ánh sáng họ cảm thấy an bìnhcực lạc kỳ lạ. Nhưng điều kỳ lạ nhất mà họ nói là sự an bìnhcực lạc đó là ánh sáng, và ánh sáng là cực lạcan bình. Những gì họ cảm thấy là ánh sáng, và họ bất khả phân với ánh sáng ấy. Do vậy, những người này có một kinh nghiệm là không thông qua nguồn của tâm nhị nguyên thường lệ. Ánh sáng không chỉ là một công cụ đem họ an bình. Ánh sáng là an bình và họ là ánh sáng, và như vậy, chủ thể, đối tượng, kinh nghiệm tất cả đều là một.

Một người đàn ông khác kể chuyện sau khi chết một vài phút, ông ta thấy mọi sự đã xảy ra trong cuộc đời ông, từ khi sinh đến lúc chết. Ông không chỉ thấy từng sự kiện tiếp nối – mà thấy lập tức toàn bộ cuộc đời ông. Ông không thực sự thấy bằng mắt hoặc biết bằng tâm, mà chỉ nhận biết mọi thứ một cách sống động.

Do vậy, tâm giác ngộ thật sự không quá xa lạ. Chúng ta có thể kinh nghiệm tất cả nó khi nhận ra chân lý, hoặc tại một số mối nối quan trọng của cuộc sống. Nhưng nếu bạn không là một thiền giả, có thể bạn không nhận ra tâm giác ngộ khi kinh nghiệm nó và sẽ lại sao lãng bởi cảm xúc, và hệ thống dựa trên khái niệm của thế gian.

TÂM KHÁI NIỆM

Tâm khái niệm là những gì xảy ra khi tâm giác ngộ bị chướng ngại bởi cảm xúc và khái niệm che phủ. Nó là diện mạo của tâm kinh nghiệm sự vật qua khái niệm nhị nguyên, bám chấp vào bản ngã, tư duy phân biệt, và kinh nghiệm đau khổ.

Ví dụ – khi một cái bàn xuất hiện trước chúng ta, chúng ta lập tức ghi nhận, “Đây là một cái bàn.” Làm như vậy, chúng ta quan niệm cái bàn là một đối tượng, và tâm ta tự động trở thành chủ thể, và do vậy tính nhị nguyên (gNyis ‘Dzin) được thiết lập.

Chính vào lúc suy nghĩ nhị nguyên bắt đầu, chúng ta “bám chấp vào bản ngã” (bDag ‘Dzin), có nghĩa chúng ta chấp vào đối tượng như một thực thể có thật. Trong Phật giáo, sự bám chấp tinh thần không chỉ là sự chấp ngã hoặc “cá nhân” (Gang Zag), cái tôi, là tôi, và của tôi, mà còn bám chấp vào “hiện tượng hiện hữu” (Tạng, Ch’os, Phạn, dharma – pháp), như cây cối, cái bàn, bạn bè, hoặc người nào đó.

SỰ PHÂN BIỆT

Sự bám chấp tinh thần này được đi theo bằng những tư duy phân biệt – nghĩ rằng cái bàn này là tệ, xấu, v.v...

Một khi chúng ta dán nhãn đối tượng, mọi loại cảm xúc (Tạng, Nyon Mongs, Phạn, klesha – phiền não), như khao khát hay thù ghét nảy sinh. Chúng ta nghĩ, “Tôi phải có cái bàn tuyệt đẹp này,” hoặc “Tôi ghét có cái bàn này, nó thật xấu xí.” Tư tưởng và cảm nhận bám luyến hay thèm khát sự vật của chúng ta đã phác thảo là đẹp và sự ghét bỏ là xấu vì cảm xúc. Cảm xúc làm phát triển và mạnh mẽ khái niệm nhị nguyên, chấp ngã, và suy nghĩ phân biệt của chúng ta.

Chúng ta càng quay tròn trong chu trình của tâm khái niệm, sự trở thành những khuôn mẫu suy nghĩ nhị nguyên càng mạnh hơn, trói chặt hơn sự chấp ngã, càng suy nghĩ phân biệt rộng khắp hơn, và càng choáng ngợp những cảm xúc. Kết quả là đau khổ và kích động, làm cuộc sống thế gian thăng trầm. Bánh xe của cuộc sống trần tục này sau đó có chuyển động riêng nó, xoay chuyển không gián đoạn. Và đây là nơi chúng ta ở ngày nay. Tất cả người bình thường chúng ta đều trong chu trình của tâm khái niệm này với những suy nghĩ nhị nguyên, tâm phân biệt, cảm xúc tranh đua, đau khổ và khích động. Cuộc sống chúng ta là vậy.

Trong quyển Năng Lực Chữa Lành của Tâm sắp xuất bản của tôi, có một câu chuyện minh họa điều này. Khi tôi còn bé, khoảng sáu hay bảy tuổi, chúng tôi đi chơi và ăn ngoài trời. Vì khó có dịp ra ngoài tu viện, nên lần ra ngoài này là một cơ hội rất hiếm có. Chúng tôi đi trong vài ngày đến một số cánh đồng xanh tươi rộng rãi rất đẹp ở Tây Tạng. Ở giữa các ngọn núi cao, có một cánh đồng xanh trải rộng. Toàn bôï cánh đồng được che phủ bằng những bông hoa nhiều màu sắc. Tôi chạy quanh đây đó bằng chân trần, hưởng thụ sự tiếp xúc với cỏ xanh, cái thấy và không khí tốt lành.

Đột nhiên một cơn đau nhói xuyên qua chân. Tôi ngã xuống đất và toàn thân co lại vì đau. Dường như toàn bộ thế gian đều trở thành sự đau đớn. Tôi không biết điều gì xảy ra. Cuối cùng một người lớn đến kiểm tramở rộng các ngón chân tôi, bắt được một con ong. Khi con ong bắt đầu chích, các ngón chân tôi co chặt lại. Chân tôi càng co chặt, con ong càng chích, và càng bị chích ngón chân tôi càng co chặt, liên miên như thế. Nhưng ngay khi ngón chân tôi mở ra, con ong được tự do, sự đau đớn, tối thiểu là cơn đau đang hành hạ được giảm xuống.

Tương tự như vậy, theo Phật giáo, nó là sự bám chấp vào bản ngã, có nghĩa tâm thức bám chấp vào cái tôi, là tôi, của tôi, cái bàn, bạn, kẻ thù của tôi, v.v... như những thực thể có thật, đó là gốc rễ của đau khổ. Khi tâm chúng ta càng bị chật hẹp hơn, chúng ta càng cảm thấy đau khổ hay kích động gia tăng. Nhưng khi tâm chúng ta được buông lỏng và dịu đi, thì chúng ta càng trở nên an bình, yên tĩnh và trong sáng. Và do vậy, như chúng ta nói trước đây, tâm là chìa khóa, là điều quan trọng nhất để cải thiện, chữa lành, và giải thoát.

chúng ta là Phật hay người thường, hình tướng đều xuất hiện trước chúng ta. Tuy nhiên, một vị Phật có thể thấy mọi sự cùng lúc không bị giới hạn, trong khi cái thấy của một người bình thường bị giới hạn, méo mó và tâïp trung trên một việc vào một lúc. Một vị Phật thấy cái được gọi là hai trí tuệ: trí tuệ của cái thấy hình tướng như chúng là, và như chúng xuất hiện. Trái lại, nhận thức của người thường là giới hạn, cứng nhắc và lừa dối. Gốc rễ sự khác biệt giữa một vị Phật và chúng ta nằm trong cách chúng ta nhận thức sự vật – dù hình tướng, âm thanh, cảm nhận, hay ý niệm. Hễ khi nào thấy bất cứ thứ gì chúng ta đều chấp vào nó như thể nó có một bản ngã, một thực thể thực sự hiện hữu. Do làm như vậy, chúng ta bắt đầu phân chia “cái tôi” như chủ thể và hình tướng “sự vật” như đối tượng. Điều này dẫn đến khái niệm tri thức phân biệt sự vật là tốt hay xấu. Điều này lần lượt làm phát triển cảm xúc phiền não nung nấu, ngọn lửa của cái được gọi là kinh nghiệm của đau khổ và kích động.

Một vị Phật thấy mọi sự cùng lúc, hoàn toàn nhất như và rộng mở, không bám chấp vào tự thân của hiện tượng xuất hiện. Do vậy, không có sự phân biệt thành chủ thể và đối tượng, không có tâm phân biệt, không cảm xúc phiền não, và không kinh nghiệm đau khổ hay kích động.

Điểm mà chúng ta rơi vào samsara hoặc được giải thoát vào trạng thái giác ngộ là khi chúng ta bám chấp hoặc không chấp vào hiện tượng xuất hiện như thể chúng có một bản ngã. Điểm này giống như công tắc điện mở hay đóng. Nó là nguồn gốc và nguyên nhân của mọi đau khổ. Như Đức Shantideva đã nói:14

Mọi sự quá khích, sợ hãi, và đau khổ
Hiện hữu trong thế gian
Đều xuất phát từ chấp ngã.
Do vậy chúng ta sử dụng con quỷ đáng kinh sợ này làm gì?
Nếu không buông bỏ bản ngã,
Chúng ta sẽ không thể chấm dứt đau khổ.
Giống như nếu không buông lửa khỏi tay,
Thì không thể tránh khỏi việc bị phỏng.

Thế nên, mục tiêu chính của rèn luyện thiền địnhnhận rahoàn thiện sự nhận biết của Phật tánh, thoát khỏi những che chướng tri thức bắt nguồn từ việc chấp ngã và những che ám cảm xúc của tham, sân, và si. Sự nhận biết này sẽ chỉ đến qua các phương pháp làm giảm và tẩy sạch cảm xúc phiền não và khái niệm tri thức nhị nguyên qua tu hành thiền định và hành động công đức, như của lòng bi.

Mục tiêu tối hậu của thiền địnhgiải thoát khỏi chấp bám vào hình tướng, nhưng không phải ngăn chận chính bản thân hình tướng. Như vị tổ vĩ đại Tilopa của Ấn Độ thời xưa đã nói:

Này con trai, hình tướng không phải là vấn đề, mà sự bám chấp vào nó mới là vấn đề.
Này Naropa hãy cắt đứt sự chấp bám.

Mục đích của thiền định không chỉ là giữ cho khôngcảm xúc và niệm tưởng, mà là nhận ra thật tánh, Phật tâm, là hoàn toàn giải thoát khỏi chấp ngãthành tựu hoàn toàn của an bình tối hậu, rộng mở, nhất như, và toàn giác.

Có lần, Saraha,15 một vị tổ vĩ đại nhất của Phật giáo Ấn Độ thời xưa đang theo đuổi rèn luyện mật tông với phối ngẫu của Ngài trong nơi cô tịch. Một ngày nọ, Ngài yêu cầu vị phối ngẫu làm một dĩa củ cải. Tuy nhiên khi vị phối ngẫu đến để phục vụ, Ngài đã nhập định và trụ trong đó mười hai năm. Cuối cùng, khi xuất định Ngài lập tức hỏi vị phối ngẫu, “Dĩa củ cải của ta đâu?”. Một lúc sau, Saraha nói với vị phối ngẫu rằng Ngài muốn đi vào núi để thiền định. Vị phối ngẫu từ chối dứt khoát, “Cô lập thân thể không phải là sự cô đơn thực sự. Sự cô đơn tối thượnggiải thoát khỏi (bám chấp) vào các đặc tính (hay những đối tượng hình ảnh) và các khái niệm tinh thần.” Bà nhận xét, “Mặc dù Ngài nhập định mười hai năm, Ngài vẫn không thể cắt đứt đặc tính vi tế của dĩa củ cải khỏi tâm Ngài. Vậy đi vào núi có ích gì?” nghe theo nhận xét minh bạch này, Saraha thiền định không chỉ về sự vắng bặt khái niệm, mà còn về sự nhận biết của chân lý tuyệt đối (gNyug Ma’i Don), và cả hai đều trở thành các vị tổ vĩ đại.

CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN BỘ

Chúng ta cải thiện và chữa lành tâm khái niệm và cảm xúc của mình như thế nào? Nói chung, điều quan trọng là biết rằng có ba giai đoạn qua đó để thực hiện theo trí tuệ của Phật giáo. Chúng là giai đoạn tiêu cực, tích cực, và hoàn thiện.

Với giai đoạn trước tiên, nếu chúng ta có nhiều khái niệm cứng rắn, nhị nguyên, kinh nghiệm các cảm xúc mãnh liệt, thường bị phiền muộnđau khổ hành hạ, thì cuộc sống của chúng ta ở trong chu trình tiêu cực của cuộc sống trần tục. Vậy, giờ đây chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên di chuyển từ giai đoạn tiêu cực của cuộc sống phàm tục đến một cuộc sống tâm linh tích cực, và sau đó từ giai đoạn tích cực đến giai đoạn hoàn thiện, sự nhận biết của tâm giác ngộ.

Giai đoạn của chúng ta ở đây bây giờ, dù có chấp nhận hay không, chủ yếu là tiêu cực. Ngoài ra, điều này có thể thúc đẩy một số người nói, “Đạo Phật là bi quan yếm thế.” Nhưng quan điểm này không bi quan. Nó là hiện thực. Nhiều người trong chúng ta thực sự cảm thấy đau khổbuồn phiền. Và ngay cả khi chúng ta sống trong cuộc sống rất tốt và hạnh phúc, thì cũng không kéo dài. Cảm giác này thường biến mất sau vài ngày, và chúng ta không biết những gì sẽ xảy ra sau đó. Hôm nay có thể chúng ta khỏe mạnh, nhưng lại không biết về ngày mai. Ngày nay chúng ta còn sống, nhưng không thể kiểm soát được những gì xảy ra cho ta trong ngày mai. Ngày hôm nay có thể chúng ta giàu có, nhưng ngày mai có thể mất hết mọi thứ.

Vậy, không có gì là chắc chắn; mọi sự là thay đổi, đang được treo bằng một sợi dây mỏng. Tất cả mọi thứ đều thay đổi, đó là đặc tính vô thường; là tiêu cực, không đáng tin cậy, và không tích cực hay hoàn thiện. Do vậy chúng ta cần tiến đến một cuộc sống tích cực. Sau đó vào một lúc nào đó trong tương lai chúng ta có thể đi đến hoàn thiện

Bất cứ lúc nào chúng ta phát triển một khái niệm, quan điểm, nhận thức, hoặc cảm nhận – nếu khái niệm hay cảm xúc làm lỏng sức mạnhtrói buộc của tính nhị nguyên, trói buộc của chấp ngã, cảm xúc, và kinh nghiệm thì đó là cái thấy tích cực và một kinh nghiệm tích cực. Các thực hành về bố thí, trì giới, thiền định về lòng bi, sùng kính, suy niệm, v.v... sẽ nâng cao trạng thái tích cực của tâm. Chúng ta cần sử dụng suy nghĩ, và cảm xúc tích cực để cải thiện cuộc sống mình và dần dần tiến đến sự hoàn thiện.

Sự nhận biết của tâm giác ngộ, Phật tánh, là hoàn toàn rộng mở, nhất như, và toàn giác, đó là sự viên mãn. Giai đoạn viên mãn (hoàn thiện) là vượt lên suy nghĩ và cảm nhận tích cực. Tuy nhiên, điều này không cần thiếtmục tiêu của hôm nay, mà là mục tiêu của tương lai. Bây giờ, chúng ta nên cố gắng đi từ giai đoạn tiêu cực đến giai đoạn tích cực.

LÒNG BI

Đạo Phật đưa ra loại rèn luyện nào để giúp chúng ta đi từ tiêu cực đến tích cực và sau đó đến hoàn thiện? Tất nhiên vô số thực hành thiền định của đạo Phật đều dành cho mục đích này. Nhưng hôm nay, chúng ta đang nói về lòng bi, do vậy lòng bi sẽ được chọn như phương tiện xóa bỏ chu trình của tâm khái niệm.
Lòng bi có ba khía cạnh. Điều này không cần thiết giải thích đúng nguyên văn, nhưng tôi cố gắng sắp xếp để chúng ta dễ hiểu. Trước tiên, là lòng bi tích cực, nó giới hạn, có cảm xúcdựa trên khái niệm, nhưng là một tiếp cận tích cực. Thứ hai là lòng bi phổ quát, mặc dù vẫn còn dựa trên khái niệm nhưng rộng hơn lòng bi tích cực vì nó phổ quát. Đây là cách tiếp cận hùng mạnh nhất đến sự cống hiến lòng bi của tâm khái niệm. Cuối cùng là lòng bi của đức Phật, sự toàn khắp hay năng lực tỏa khắp (Thugs rJe Kun Khyab) được sở hữu bởi đức Phật. Đây là sự viên mãn của lòng bi.

Để bắt đầu, chúng ta thiền định trên lòng bi tích cực. Để phát triển lòng bi, chúng ta suy nghĩ chú tâm một điểm về người nào đó đang đau khổ, và nghĩ về cảm giác đau khổ của họ nhiều lần. Chúng ta cảm nhận sự đau khổ của người đó bằng việc đặt chính mình vào chỗ của họ. Kết quả là, từ tận đáy lòng, một lòng bi vô điều kiện phát sinh, cùng với một cảm giác quyết tâm nhận trách nhiệm làm nhẹ bớt nỗi đau của người này, đem đến hạnh phúcgiác ngộ cho họ. Thái độ quan tâmquyết định nên được áp dụng vào thực hành qua sáu hoàn thiện (Tạng, Phar Phyin, Phạn, paramita) như sự rộng lượngkhoan dung. Lòng bi này là nhị nguyêndựa trên khái niệm và được thúc đẩy bằng cảm xúc, nhưng nó là một thái độ tích cực và dẫn đến hành động tích cực cố gắng làm những điều tốt nhất cho người khác mà chúng ta có thể.

Sau đó điều gì xảy ra? Dĩ nhiên tất cả các bạn đều đồng ý rằng quan tâm đến người khác là điều tuyệt vời. Nhưng còn hơn như vậy nữa, nó tạo ra nghiệp tốt, công đức, và lợi ích cho người khác và chính chúng ta. Ngoài ra, khi đưa tay ra giúp người khác một cách tình cảm, chúng ta phá bỏ và tiêu diệt những rào cản tâm thức, những phòng ngự tình cảm, và sự phân biệt giữa tôi với bạn, giữa bạn bè tôi và kẻ thù tôi, điều này làm chia cắt tôi với bạn, chúng ta với người khác, chủ thể khỏi đối tượng.

Ở đây, chúng ta không bám chấp vào danh hiệu của cái tôi, bạn bè tôi, v.v... Tâm thương yêu, quan tâm, hoàn toàn rộng mở của chúng ta với đầy đủ sức mạnh của cảm xúc tích cực, đẩy chúng ta tới những người đau khổ. Chúng ta đưa tay ra từ tận đáy lòng đến những người đang đau khổ, và sau đó đến tất cả không giới hạn. Ngoài ra, phá bỏ lớp vỏ tâm thức và giúp đỡ không phân biệt, sức mạnh tình cảm dạt dào của lòng bi này khuấy động và giải phóng mọi cảm xúc, khái niệm không thích hợp và nhiễm độc mà chúng ta đã tàng trữ.

Mặc dù loại lòng bi này là cảm xúcdựa trên khái niệm, nhưng nó là tích cực. Và khi đầy dẫy những khái niệm và cảm xúc, chúng ta nên dùng chúng với sự thuận lợi nhất của mình để đẩy chúng ta trên con đường tích cực. Nếu có thể phát triển lòng bi như vậy trong tâm thức, thì bất cứ những gì chúng ta làm sẽ trở thành một hoạt động của lòng bi và là một suối nguồn của hạnh phúc cho người khác và chính chúng ta.

Hoàn toàn mở rộng tâm chúng ta với toàn bộ pháp giới trong lòng bi là lòng bi phổ quát. Trong đó, chúng ta không cần thiết tập trung vào một người hay một vài người đang đau khổ, mà là trên tất cả – toàn bộ pháp giới. Trong thực tế, tất cả chúng sanh đều đau khổ trên chu trình của sự thay đổi của loại đường rầy có nhiều đoạn ngoặt gấp và những đoạn rất dốc. Thậm chí đôi khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc và cuộc sống hoàn hảo, nhưng rồi nó sẽ thay đổi. Do vậy, chừng nào chúng ta còn trong chu trình thay đổi này, chúng ta còn trong lãnh vực của đau khổ.

Tuy nhiên chúng ta không cần thất vọng về điều này, vì chúng ta có thể cải thiện tương lai mình bằng việc cải thiện tâm qua sự phát triển lòng bi. Như đã đề cập đến trong lòng bi tích cực, chúng ta nên suy nghĩ nhiều lần và cảm nhận nỗi đau khổ của toàn bộ pháp giới để phát triển một lòng bi mạnh mẽ giúp vươn tới tất cả và nhận trách nhiệm dẫn dắt tất cả đến hạnh phúcgiác ngộ, không giới hạn hay phân biệt. Tâm lý học, cảm xúc, và sinh lý, những điều này mở ra và trải rộng tâm và năng lượng đến người khác và chính chúng ta, đến toàn thể pháp giới. Nó giúp chúng ta đi vượt lên sự xác định lòng bi chật hẹp về chính mình, gia đình, con cháu chúng ta, hoặc một người đặc biệt nào trong sự đau buồn. Nếu chúng ta có thể mở rộng tâm hoàn toàn không có bất cứ biên giới, giới hạn, hay phân biệt nào đến pháp giới vô tận, thì đó là lòng bi và sự rèn luyện tâm linh tốt nhất có thể với tâm cảm xúc và khái niệm. Tâm thức, năng lượng, và hành động chúng ta sẽ biểu thị lợi ích cho tất cả, bất chấp ai, dù là bạn bè hay kẻ thù, hoặc bề ngoài của họ đau khổ hay hạnh phúc.

Sự viên mãn hoàn toàn của lòng bi là lòng bi của đức Phật. Lòng bi của Phật là khía cạnh phổ quát hoặc năng lực tỏa khắp của Phật tánh. Nếu nhận rahoàn thiện tâm giác ngộ, chúng ta sẽ thành Phật, và năng lực tỏa khắp sẽ là lòng bi Phật của chính chúng ta.

Nhưng, một lần nữa, đây là mục đích cuối cùng, không phải mục tiêu tức thời, mục tiêu tức thời của chúng ta là phát triển lòng bi tích cực, một lòng bi cảm xúc và dựa trên khái niệm hướng đến những người đang đau khổ. Chúng ta cần bắt đầu với một người đang đau khổ, sau đó trải rộng ra đến nhiều người hơn và phát triển một cam kết, một quyết tâm, từ tận đáy lòng, “Tôi nhận trách nhiệm giúp đỡ người này.” Sau đó chúng ta không chỉ ngưng lại với những tư duy tích cực, mà còn áp dụng chúng với việc làm tích cực.

THIỀN ĐỊNH VỀ LÒNG BI

Chúng ta có thể thiền định về lòng bi bằng việc nghĩ về chuyện của một người đang đau khổquán tưởng hình ảnh và cảm nhận nỗi đau. Điều này có thể theo sau bằng một thiền định trên tự thân lòng bi và trên ánh sáng chữa lành của Đức Phật Lòng Bi, Đức Avalokiteshvara để chữa lành đau khổ. Trước khi bắt đầu thiền định, có ba điểm quan trọng để giải thích

Trước tiên là phát triển một lòng bi mạnh mẽ tận đáy lòng cho người đang đau khổ, khiến nước mắt chảy ra khỏi mắt ta, các chân lông trên thân dựng đứng, và nếu đang ngồi chúng ta khó thể đứng dậy, nếu đang đứng, chúng ta cảm thấy cần phải ngồi. Suy nghĩ và cảm nhận nỗi đau khổ là chìa khóa quan trọng nhất để gợi lên lòng bi trong chúng ta.

Ở đây, một số người có thể nghĩ, “Điều này quá nhạy cảmđau khổ với tôi. Thậm chí tôi không thể hình dung một cảm giác như vậy.” Ngay lúc đầu tiên của thiền định, chúng ta có thể phát sinh cảm giác buồn nản. Nhưng lợi ích vĩ đại sẽ theo sau. Thiền định này đẩy chúng ta nhận ra những gì mà cuộc sống này được làm bằng – sự đau khổ. Nó gợi cảm hứng để tự chúng ta thoát ra khỏi chu trình đau khổ và cứu người khác khỏi đau khổ. Như chúng ta đã bàn luận trước đó, loại lòng bi cảm xúc và dựa trên khái niệm tích cực này mở rộng tâm thức đông cứng, chật hẹp của chúng ta bằng việc phá bỏ những giới hạnhạn chế của tinh thầncảm xúc ta. Nó phơi bày và giải phóng những thứ vô nghĩachúng ta đã và đang bảo vệ trong chính mình.

Thứ hai là quán tưởng rõ ràng một người nào đó đang đau khổ và có những tư duy, cảm nhận mạnh mẽ về kinh nghiệm mà người đang đau khổ phải trải qua. Chúng ta đặt chính mình trong vị trí của người đó và cảm nhận nỗi đau đớnsợ hãi. Hãy quán tưởng một hình ảnh đặc biệtsuy nghĩ về một thảm kịch thật sự từng chi tiết đánh thức những cảm giác hùng mạnh, vững chắc, sống động, và như thật của đau khổbản tánh đau khổ trong chúng ta. Và đó là chìa khóa để phát triển lòng bi.

Ở đây, một số người có thể cảm thấy, “Tại sao không để mặc người đang đau khổ này một mình?” Theo trí tuệ đạo Phật, nếu có người làm cho người khác phát sinh tư duy công đức hoặc thực hiện hành động đạo đức, thì người đó sẽ tạo được công đức. Ngoài ra, trong thiền định, không chỉ suy nghĩ về nỗi đau khổ của người này, mà chúng ta còn đem ân phước chữa lành từ Đức Phật Lòng Bi và chia sẻ với người đó để chữa lành. Thế nên, chúng ta không chỉ sử dụng một người đang đau khổ như một phương tiện đạt được hạnh phúcgiác ngộ mà còn làm lợi ích cho người đó và người khác.

Thứ ba là quán tưởng Đức Phật Lòng Bi để phát triển lòng tinsùng kính Ngài, để cầu nguyện Ngài, và để đem ánh sáng ban phước của Ngài xoa dịu đau khổ của chính chúng ta, cũng như của những người khác và toàn thể pháp giới.

Một số người có thể nghĩ rằng cầu nguyện đến Đức Phật Lòng Bi là sự thờ phụng-thần tượng hoặc dựa vào các thế lực bên ngoài. Tuy nhiên, Phật giáo không thiên vị sự thờ phụng-thần tượng. Phật giáo tin rằng suối nguồn duy nhất của thành tựu tâm linh thật sự là chính tâm chúng ta. Chỉ chính tâm chúng ta là suối nguồn tối thượng của năng lực, như nó sở hữu tâm giác ngộ, đó là Phật. Song, những Phật tử thực sự sử dụng các hình ảnh giữa những thứ khác, như suối nguồn của giáo lý tâm linh, cảm hứng, và sự hỗ trợ. Điều này được gọi là phương tiện thiện xảo. Nếu chúng ta thấy điều gì đó là tích cựcsử dụng nó trong cách tích cực, thì kết quả tích cực sẽ nảy sinh. Khi một hình ảnh được sử dụng có một ý nghĩa tâm linh, nó có thể giúp ích chúng ta một cách to lớn để phát sinh những lợi ích tâm linh. Chúng ta tiếp nhận những lợi ích tối cao vì của chính tâm mình, thái độ tinh thần và cái thấy của chúng ta, không bởi hiện tượng bên ngoài.

Chính Đức Phật nói rằng Ngài chỉ phô bày cho chúng ta con đường đến Phật tánh, một con đường mà Ngài đã hoàn tất. Nhưng thực tế đi trên con đường đó hoàn toàn do con người, những cá nhân, Đức Phật đã nói:

Ta đã chỉ cho các ngươi con đường giải thoát,
Giờ đây việc đạt được giải thoát là do các ngươi.

3

HÀNH TRÌNH TÂM LINH
TRONG MỘT CUỘC SỐNG NÁO LOẠN
 

Buổi nói chuyện tại Học Viện Tabor, Marion, Mass., vào ngày 24 tháng 5 năm 1990.

Tôi muốn chia sẻ một số câu chuyện về cuộc đời tôi, vì với tôi nó không chỉ là một cuộc sống rèn luyện trong việc làm thế nào để sống sót trong những hoàn cảnh đen tối nhất, mà còn làm sao nắm được ý nghĩa tốt nhất của nó.

Tôi sinh ra trong một căn lều của một gia đình du cư trên một cao nguyên đầy cỏ, hoang dã của phía Đông Tây Tạng, nơi có những rặng núi cao nhất thế giới. Mặt đất bao phủ đầy tuyết suốt tám tháng trong năm. Gia đình tôi thuộc về một nhóm bộ lạc sống trong lều và nuôi gia súc, như trâu yak, ngựa, và cừu. Trong một năm, thường ba hay bốn lần chúng tôi chuyển việc cắm trại đến các thung lũng khác nhau, để có đủ cỏ tươi nuôi sống gia súc.

Sau đó, vào lúc năm tuổi, một thay đổi đầu tiên lớn nhất xảy ra trong cuộc sống tôi. Tôi được nhận ra là một tái sanh của một vị thầy tôn giáo nổi tiếng đã viên tịch của tu viện Dodrupchen, một tu viện quan trọng ở phía Đông Tây Tạng. Dù cha mẹ buồn khi phải rời bỏ tôi vì tôi là đứa con duy nhất nhưng cha mẹ tôi đã dâng hiến vì điều thiện không chút ngần ngại. Cha mẹ tôi tự hào và được đặc quyền vì con của họ đã trở thành một trong những người được tôn kính trong xã hội một cách bất ngờ.

Sau khi đến tu viện, tôi chỉ được thăm cha mẹ năm một lần và mỗi lần ở lại không quá hai tuần. Đột nhiên cuộc sống tôi thay đổi. Tôi không có khoảng thời gian thơ ấu chơi đùa với những đứa trẻ khác. Thay vào đó, các vị giám hộ tôn quý chăm sóc và phục vụ tôi với lòng tôn kính, vì tôi được nhận ra là vị thầy tái sanh của họ. Từ sáng sớm đến chiều tối, chu trình thời gian đầy dẫy học tập, tụng các bài nguyện, hay thiền định. Cuộc sống tràn đầy hoan hỷan bình bên trong, vì các vị giám hộ của tôi là người rất sáng suốt, bi mẫn, hiểu biết, thanh bình, và thực tế. Các Ngài là những vị tu sĩ tôn trọng giới luật không cứng rắn, nghiêm khắc như bạn có thể tưởng tượng, mà các Ngài hiền từ, khiêm tốn, và quan tâm, đầy những nụ cười và sức sống. Sau một thời gian tôi không còn cảm thấy bị thúc giục chơi đùa hay chạy nhảy mà không có chủ định, và thậm chí chẳng cần nhìn quanh quẩn; tôi có thể ngồi yên tĩnh trong an định vài giờ.

Trong tu viện, tôi đã được dạy sự quan trọng của việc nhận raduy trì tánh thanh tịnh của tâm, một trung tâm tinh thần của trí tuệ, an bình, hoan hỷ, bi mẫn, và năng lượng trong chính mình. Đạo Phật tin rằng sự đồng nhất của một người là tâm, và tâm đó trong thật tánh nó là thanh tịnh, an bình, và viên mãn. Như chúng ta biết, khi tâm an trụ thoát khỏi áp lực của hoàn cảnh bên ngoài và cảm xúc, tâm trở nên an bình, rộng mở, sáng suốt, và rộng rãi hơn.

Ngay cả ngày nay, sau ba thập niên, tôi cảm thấy những kinh nghiệm an bình của cuộc sống tu viện trong lòng tôi; và tai tôi vang vọng những lời dịu dàng, nhân từ của các vị tu sĩ sáng suốt và bi mẫn nhất của thời thơ ấu của tôi trong tu viện. Các Ngài luôn là nguồn hướng dẫn và năng lượng chính trong cuộc sống giúp tôi vượt qua những lúc nhầm lẫn và yếu đuối.

Cho đến khi được mười tám tuổi, tôi chưa từng thấy một máy bay hay xe ô tô. Một đồng hồ đeo tay có thể là sản phẩm tinh vi nhất của kỹ thuật hiện đại mà tôi đã được thấy.

Sau đó, vào tuổi mười tám, vì sự thay đổi chính trị bất hạnh nhất xảy ra ở Tây Tạng, chúng tôi chạy trốn hơn một ngàn dặm băng qua đất nước trốn thoát vào Ấn Độ. Khi đến Ấn Độ, tôi bắt đầu cuộc sống của người tị nạn trong hai mươi năm. Không chỉ tự thấy mình ở một nước ngoài, mà mọi thứ đều hoàn toàn mới với tôi, bao gồm nhân dạng của chính tôi, bây giờ là một người tị nạn, một người đi tìm nơi trú ẩn để sống còn. Tôi không thể hòa nhập với mọi người vì không nói được một chữ của ngôn ngữ họ và chưa nắm bắt được nền văn hóa mới. Hầu hết gần như tất cả một trăm ngàn người Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ bị bệnh, và nhiều người bị chết vì thay dổi thức ăn, thời tiết, nước, hay độ cao. Những kinh nghiệm, hình ảnh, nỗi sợ hãi, và các chuyện cá nhân về cuộc sống địa ngục của những người thân bị bỏ lại phía sau, còn kẹt lại Tây Tạng, vẫn theo đuổihành hạ tất cả chúng tôi cả ngày lẫn đêm. Với nhiều người tị nạn, cuộc sống trở nên quá khổ, thậm chí một số người bị ép phải chọn phương tiện cực đoan để chấm dứt.

Với chúng tôi, chỉ có một giải pháp và sự an ủi, và đó là cố đừng trụ trong sự lo nghĩ, mà nhớ đến lời của vị tác giả vĩ đại của đạo Phật, Shantideva; Ngài đã nói:

Nếu bạn có thể giải quyết vấn đề,
Thì cần gì phải lo nghĩ?
Nếu không thể giải quyết được,
Vậy lo nghĩ có ích gì?16

Nỗ lực của tôi là cố gắng sống nơi tâm linh tôn nghiêm, trung tâm an bình trong chính tôi, cái tôi đã được dạy cách trau dồi trong suốt cuộc sống ở tu viện, và cố ổn định cuộc sống dao động của tôi bằng cách thấy và đánh giá cao bất cứ khía cạnh tích cực nào, và mục đích cuộc đời bị bỏ lại trước mắt tôi. Do vậy, tìm thấy an bình tinh thần trong bản thân tôi như nơi trú ẩn, và sử dụng những thái độ tích cực như phương tiện giao thiệp là hai yếu tố làm tôi có thể dễ dàng điều khiển cuộc sống tôi vào lúc khó khăn nhất.

Sau đó, trước đây khoảng mười năm, tôi chuyển đến Hợp Chủng Quốc, xứ sở của tự do. Và giờ đây tôi sống ở Cambridge.

Năm 1984, sau hai mươi bảy năm xa xứ, tôi đã có thể thăm quê hương Tây Tạng. Đó là thời khắc hạnh phúc để thấy một ít bạn già và thân nhân của tôi còn sống, và là một thời điểm buồn bã để biết rằng phần lớn những người thân thương, những khuôn mặt tôi đã từng yêu mến nhiều năm cũng như các vị thầy tôn kính của tôi, mà những lời của các Ngài là suối nguồn chữa lành của tôi, đã chết trong cuộc sống như địa ngục của hai thập kỷ trước. Tu viện, học viện nghiên cứu của ký ức tôi đã biến mất vào bầu không khí lỗng. Không gì còn lại mà chỉ còn những bức tường của tu viện đổ nát và những trái tim vỡ vụn của mọi người, phản chiếu lẫn nhau. Tuy nhiên, vào thời điểm tôi viếng thăm, hệ thống từng bước một bắt đầu cho phép người ta được xây dựng lại truyền thống gia đình và cuộc sống tín ngưỡng của họ và tái thiết tu viện.

Tôi đã thấy nhiều người Tây Tạng là nạn nhân của tù đày và tra tấn lại thân thiện với những viên chức đã trù dập họ. Và một nạn nhân đã nói với tôi, “Những gì xảy ra với chúng tôi không phải là lỗi của cá nhân các viên chức này. Tất cả chúng tôi đều là nạn nhân của hệ thống như nhau, của nghiệp tiêu cực. Việc trách cứ một số người của họ về những gì họ đã làm là không hợp lý.” Điều này nhắc tôi nhớ lại những dòng kệ của Ngài Shantideva:

Ngay cả nếu tôi không thể phát triển lòng bi,
Với người đã dùng vũ lực làm hại tôi,
cảm xúc phiền não của vô minhsân hận của họ,
Việc cuối cùng tôi nên làm là nổi giận với họ.17 

Nói chung, thật khó thấy trung tâm an bình nào trong chúng ta, nhưng nếu có thể nhận rađánh giá hoàn cảnh tích cực của cuộc sống mình, thì một tâm linh yên bình và sức mạnh sẽ khởi lên trong chúng ta.

Với tôi, càng hưởng thụ cuộc sống hiện đại của phương Tây, tôi càng đánh giá cao sự phàm tục, khiêm tốn của cuộc sống tâm linh tôi thời thơ ấu, và điều đó thật sự giúp đứng vững trên đôi chân tôi suốt cuộc hành trình của tôi. Càng cảm thấy nhiều hạnh phúc của cuộc sống tinh thần, tôi càng tán thưởng sự tự do, trí tuệ, lòng bi, và sự rộng lượng dựa căn bản trên giá trị đạo Cơ Đốc-Do Thái của cuộc sống phương Tây, đã làm phong phúbảo đảm các giá trị tinh thần của tôi.

Tôi không phải là một người sáng suốt để từ đó bạn có thể bất kỳ sự trí tuệ nào, nhưng tôi là một người đã trải qua nhiều kinh nghiệm trong một thời gian ngắn, và tôi thật sự hy vọng rằng câu chuyện của tôi có thể có thể nảy sinh trong các bạn trong một lúc, một tiếng thở dài nhẹ nhõm trên chính cuộc sống may mắn của các bạn trong xứ sở tự dosung túc này, đó là một kinh nghiệm của an bìnhđánh giá đúng, và đó là bước đầu tiên của một chuyến hành trình tâm linh. Hãy giữ nó sống còn.

4

NHỮNG PHÁP KHÍ CỦA ĐẠO PHẬT
SỰ  HỖ TRỢ CỦA NHẬN BIẾT TÂM LINH

Buổi nói chuyện về Nghệ Thuật Buổi Tối của Tây Tạng tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Tinh Tế, Boston vào ngày 01 tháng 3 năm 1990.

Tôi muốn nói một vài lời về ý nghĩa của nghệ thuật Phật giáoTây Tạng. Như bạn đã biết, trong nghệ thuật Tây Tạng phần lớn những đồ tạo tác đều tượng trưng cho giáo lý Phật giáo. Người Tây Tạng xem chúng như những đối tượng của tôn kính, suối nguồn gợi cảm hứng và để tạo công đức, mà không như những vật liệu để trang trí trong nhà họ. Với người Tây Tạng, sự linh thiêng của pháp khí tôn giáo là thật thâm sâu, khi tôi còn thiếu niên, thầy tôi thường nói với chúng tôi, “Khi con khảo nghiệm hoặc nhìn vào một hình ảnh, không nên nghĩ hay nói rằng, ‘đây là một hình ảnh đẹp hay xấu,’ mà phải nghĩ hay nói, ‘nghệ sĩ thật khéo léo hay không khéo léo,’ nếu không, bạn đang sắp đặt một đối tượng thiêng liêng như thể nó là một đồ vật bình thường.” Sự tôn kính và sùng mộ của họ đến các biểu tượng tôn giáo không chỉ là một phản ứng văn hóa hay tri thức, mà là một cảm nhận sâu sắc và một diễn tả tự nhiên từ tấm lòng.

Khi Phật giáo là trái tim của cuộc sống người Tây Tạng, phần lớn các pháp khí của dân Tây Tạng đều tượng trưng cho giáo lý đạo Phật. Đó là điều tại sao các đồ vật tôn giáo có một vai tròvị trí vô song trong xã hội Tây Tạng. Do vậy, tôi muốn nói về cách Phật tử sùng đạo ở Tây Tạng sử dụng các đồ vật tôn giáo như những công cụ rèn luyện tâm linhquan điểm triết học phía sau chúng là gì..

Trước hết, một cách triết học, điểm quan trọng nhất phải hiểu là những Phật tử Tây Tạng không phải là những người thờ phụng-thần tượng. Chúng ta không thờ cúng những pháp khí tôn giáo với mong đợi sẽ nhận được thành tựu từ một hình tượng bằng đồng, v.v... Mà chúng ta sử dụng chúng như một công cụ hay sự hỗ trợ để tạo ra một cảm hứng đến Giáo Pháp và phát sinh kinh nghiệm đạo đức, như sự sùng kính, an bình, lòng bi, thiền định, và trí tuệ. Nếu đối tượng tôn giáo trở thành một công cụ để phát triển tư duy đạo đức trong tâm chúng ta, thì pháp khí đó chuyển thành một hỗ trợ tâm linh rất hùng mạnh và có lợi cho cuộc sống ta. Tuy nhiên điều đó không do đồ vật mà vì nhận thức tích cực và cảm nhận sùng kính của chúng ta, gợi cảm hứng bằng cái thấy và sống với pháp khí tôn giáo. Do vậy chúng ta sử dụng pháp khí như một chìa khóa, mà suối nguồn ban phước chính yếu nằm trong tâm thức chúng ta.

Thứ hai, liên quan đến chừng mực làm thế nào sử dụng những đồ vật như sự hỗ trợ tâm linh, chúng ta không thấy một pháp khí tôn giáo, như một tượng Phật, chỉ giống như một tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta thấy hay thực hành cái thấy nó như một vị Phật sống để phát sinh cảm hứng, sùng kính, và nhận thức thanh tịnh trong chính ta. Chúng ta tỏ lòng tôn kính đến nó để phát sinh khiêm tốn, cúng dường đến nó để phát sinh rộng lượng, thiền định về nó để đem lại thanh bình và yên tĩnh, và chúng ta tiếp nhận ban phước từ nó như thể từ một vị Phật sống, để phát triển kinh nghiệm tâm linh chúng ta. Nhờ đó qua sự hỗ trợ của đồ vật ban phước, chúng ta hoàn thiện hai tích lũy: tích lũy công đứctích lũy trí tuệ.

Chúng ta thấy hình tượng của đức Phật như đức Phật thật sự có tất cả các phẩm tính Phật, như lòng bi cho tất cả chúng sanh, giống như người mẹ cho đứa con duy nhất trí tuệ biết tất cả những gì xảy ra và nhu cầu của chúng sanh xảy ra cùng lúc, cũng như chân lý tối hậu, và năng lực an định đau khổ của thế gianđáp ứng mọi mong ước của chúng ta.

Ngoài ra, mỗi chi tiết của pháp khí đều có ý nghĩa vô song của riêng nó. Mỗi chi tiết biểu tượng nhiều khía cạnh khác nhau của phẩm tính Phật và giảng dạy ý nghĩa của Giáo Pháp. Như một ví dụ, hãy xem xét một thangka của Avalokiteshvara, đức Phật của Lòng Bi, và tôi sẽ giải thích ý nghĩa của các chi tiết.

Nước da trắng như pha lê của Ngài biểu thị Ngài thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi cảm xúctri thức bất tịnh.

Ngài ngồi vững chãi trong tư thế hoa sen biểu thị Ngài an trụ trong bản tánh tối hậu bất biến.

Vẻ ngoài tươi trẻ biểu thị Ngài vượt lên đau khổ của tuổi tác và suy hoại.

Đôi mắt yêu thương giống như hươu không chớp của Ngài biểu thị Ngài đang luôn quan sát tất cả chúng sanh chưa từng ngưng nghỉ để đáp ứng nhu cầu của họ.

Khuôn mặt thanh bình luôn mỉm cười biểu thị Ngài hưởng thụ thanh thảnhoan hỷ tối thượng mà sự đau khổ không biết.

Năm lễ phục bằng lụa và tám trang sức châu ngọc của Sambhogakaya (Báo Thân) biểu thị Ngài trong thân tướng Sambhogakaya, thân vi tế của hai sắc thân Phật.

Hai bàn tay chắp lại nơi ngực biểu thị Ngài đã hợp nhất hay viên mãn luân hồiniết bàn như một trong bản tánh tối hậu.

Viên ngọc như ý trong hai tay đầu tiên của Ngài biểu thị phương tiện thiện xảo của Ngài, đáp ứng mong ước của tất cả chúng sanh.

Hoa sen trắng trong tay trái Ngài biểu thị trí tuệ của Ngài, vô nhiễm với bất cứ tri thứccảm xúc nhiễm ô nào, ngay cả nếu hiện thân của Ngài xuất hiện trong nhiều cõi khác nhau, giống như một hoa sen thì thanh tịnh ngay cả dù nó tăng trưởng trong bùn. Cũng biểu tượng rằng Ngài thuộc về gia đình hoa sen (Liên Hoa Bộ) thuộc ngũ bộ Phật.

Chuỗi pha lê trong tay phải Ngài biểu thị hoạt động Phật liên tục phục vụ chúng sanh như lần chuỗi không kết thúc.

Nếu được rèn luyện trong cái thấy và tập trung trên biểu thị công đức của đồ vật tâm linh, bạn sẽ đi suốt các giai đoạn khác nhau của sự hiểu rõ giá trị tâm linh. Trước tiên, các kinh nghiệm tâm linh bất cứ những gì bạn đã có hay đang có, sẽ được kích thích chỉ bằng việc thấy hay sống trong sự hiện diện của đồ vật tâm linh. Sau đó, sẽ đến lúc không cần dựa vào biểu tượng tôn giáo, và mọi hình tướng của pháp giới sẽ trở thành suối nguồn của giáo lý, cảm hứng, sức mạnh, và kinh nghiệm tâm linh.

Tây Tạng, những pháp khí tôn giáo phong phú nhất được bảo tồn trong các điện thờ của tu viện, với sự cúng dường công phulễ hội, cầu nguyện liên tục. Ngoài ra, trong hầu hết làng mạc, bạn sẽ thấy một đền thờ đầy những hình ảnhkinh điển, phục vụ như những đối tượng sùng kínhcầu nguyện cho dân địa phương. Kế đó, trong mỗi nhà, nếu có phương tiện, người ta dành riêng một phòng để làm điện thờ, đầy dẫy những biểu tượng tôn giáo. Và thậm chí trong nhà của những gia đình nghèo nhất, họ nỗ lực tối đa và mơ ước sẽ có một bàn thờ nhỏ với một số biểu tượng tôn giáotối thiểu cũng sắp xếp một số chén nước và đèn bơ như một cúng dường trước bàn thờ, như họ luyện tập tâm linh trong sự rộng lượng, sùng kính, và thiền định.

Qua sự hỗ trợ của các đồ vật tinh thần, nếu kinh nghiệm tâm linh về an bìnhgiác ngộ sinh khởi trong chúng ta, thì bất cứ sống ở đâu, chung quanh chúng ta sẽ trở thành một đền thờ tâm linh đẹp đẽhạnh phúc.

5

THANGKA CỦA ĐẠO PHẬT TÂY TẠNG
 VÀ  NHỮNG Ý NGHĨA TÔN GIÁO CỦA NÓ

Buổi nói chuyện lúc khai trương triển lãm Nghệ thuật Linh thiêng Himalaya tại Danco Gallery, Northampton, Mass., vào ngày 29 tháng 10 năm 1981. chưng này dựa căn bản trên KNR 998/ 17 – 1006/ 4; SG quyển 1, 568/ 21 – 580/ 14, & quyển 2, 247/ 1 – 303/ 11; và TRA 36.

Trong Phật giáo phổ thông và nhất là trong mật tông, rèn luyện cốt lõi là thấy và kinh nghiệm mọi hiện tượng như cõi tịnh độ, thân Phật, giáo lý, và những tư duy giác ngộ. Nếu chúng ta hoàn thiện các thực hành như vậy, sẽ đến lúc toàn thể vũ trụ xuất hiện như những phẩm tính của đức Phật.

Trong rèn luyện như thế, mọi sắc tướng, diễn cảm, và tư duy đều là một phần của rèn luyện trong nhận biết. Nhưng ở đây tôi đặc biệt nói về các thangka, những tranh cuộn của Phật giáo Tây Tạng, và lịch sử của nó, như một ví dụ của giáo lý đạo Phật. Các thangka minh họa sống động những cách chuyển hóa khác nhau toàn bộ pháp giới vào giáo lý, cảm hứng, và nhận biết.

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ CỦA THANGKA:
CÁC TRANH CUỘN CỦA TÂY TẠNG

Lịch sử nghệ thuật của người Tây Tạng có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu vào thế kỷ thứ bảy và giai đoạn hai vào thế kỷ thứ mười một. Tôi không biết loại nghệ thuật nào trong dạng tranh vẽ và điêu khắc hiện hữuTây Tạng trước thế kỷ thứ bảy.

Trong thế kỷ thứ bảy, Vua Srongtsen Gampo (617 – 698)18 cưới Công chúa Thritsun, con gái của Vua Amsuvarman của Nepal và Công chúa Wen Ch’en Kun Chu, con gái của Hoàng đế T’ang T’ai Tsung của Trung Quốc. Cả hai công chúa này đều sùng kính đạo Phật, và họ đã mang nhiều pháp khí tôn giáo vô giá cùng họ đến Tây Tạng. Một trong những hình tượng đầu tiên và nổi tiếng nhất ở Tây Tạng là Jowo, được Công chúa Wen-Ch’eng mang từ Trung Quốc đến Tây Tạng. Nhiều hình tượng và tranh vẽ đạo Phật quý báu khác do nhiều nghệ sĩ khéo léo được đem tới Tây Tạng từ Nepal và Trung Quốc. Trong thế kỷ thứ bảy, điện Jokhang ở Lhasa và 108 điện Thadul và Yangdul khác được xây dựng và trang bị với những hình vẽ tôn giáo quan trọng. Đáng chú ý nhất là vào cuối thế kỷ thứ tám, Vua Thrisong Detsen (790 – 858)19 xây dựng tu viện Samye nổi tiếng với thật nhiều mô tả hình tượng đạo Phật bằng tranh. Cho đến đầu thế kỷ mười chín, liên tiếp các vị vua của triều đại Chogyal đã xây dựng nhiều đài kỷ niệm tôn giáo. Phần lớn những nghệ nhân của giai đoạn đầu không phải là người Tây Tạng. Nhưng họ tuyển chọn những người nam và nữ Tây Tạng xinh đẹp làm người mẫu cho các hình tượng và tranh ảnh của những vị thầy, Bổn tôn nam và nữ của đạo Phật. Ngoài ra, theo bản văn có thật trong lịch sử, nhiều hình tượng đạo Phật đẹp đẽ tự nhiên xuất hiện từ đất và đá, và nghệ nhân sử dụng những hình ảnh kỳ diệu này như người mẫu cho nghệ thuật diễn đạt bằng hình ảnh của đạo Phật. Dần dần một loại kiến trúc mới và nghệ thuật tranh vẽ của Tây Tạng nổi lên. Trong bất kỳ trường hợp nào, đều chịu ảnh hưởng lớn của người Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, và Persia. Ví dụ, trong việc xây dựng tu viện Samye, người ta nói rằng, mỗi một trong ba câu chuyện về chánh điện được xây dựng theo cảm hứng từ nghệ thuật và thiết kế của ba nước khác nhau, tầng trệt theo kiểu của Tây Tạng, tầng thứ hai của Trung Quốc, và tầng trên cùng là của Ấn Độ.

Nhưng trong triều đại Vua Lang Darma vào đầu thế kỷ thứ chín, với sự tiêu diệt Phật giáo ở miền trung tâm Tây Tạng, cuộc sống của các nghệ nhân ở vùng đó cũng bị đau khổhoàn toàn gián đoạn trong nhiều thập niên.

Điều quan trọng ghi nhận ở đây là không chỉ nghệ thuật dùng cho mắt nhìn mà ngay cả ngôn ngữ viết cũng được phát triển vì mục tiêu thiết lập, thực hành, và truyền bá của Phật giáo. Đạo Phật đã trở thành nền tảng và phương tiện của cuộc sống, văn hóa, và sự đọc, viết của người Tây Tạng.

Từ thế kỷ mười một, với sự xuất hiện của nhiều trường phái nghệ thuật khác nhau, giai đoạn thứ hai của nghệ thuật Tây Tạng phát triển. Có nhiều trường phái hay truyền thống, nhưng dường như có sáu phái chính là quan trọng và phổ thông trong một giai đoạn hay giai đoạn khác.

Phái đầu tiên là Kadam (bKa’ gDam). Trong thế kỷ mười một những vị vua của Guge ở phía Tây Tây Tạng bảo trợ nghệ thuật đạo Phật của Tây Tạng truyền thống. Với lý do địa lý, trường phái ban đầu này đã bị ảnh hưởng mạnh của nghệ thuật Kashmir, mà chính nó bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật của vùng phía Đông Ấn Độ phát triển dưới sự cai trị của các vị vua Gupta (Thế kỷ thứ tư – thứ bảy) và các vị vua Pala (Thế kỷ thứ tám – thứ mười hai) của Ấn Độ. Phong cách nghệ thuật này được tìm thấy ở Spiti, Guge, Purang, và Tsaparang.

Phái thứ hai là Palri (Bal Ris) hay trường phái của người Nepal, phát triển trong thế kỷ mười bốn và mười lăm. Truyền thống người Nepal chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Pala ở phía Đông Ấn Độ. Nghệ thuật của trường phái này được thấy khắp Tây Tạng và nhất là ở tu viện Tashi Lhungpo và một số tu viện ở phía Đông Tây Tạng. Theo Ngài Kongtrul Yonten Gyatso, trường phái người Nepal là nguồn chính của tranh vẽ Tây Tạng cho đến thế kỷ mười lăm.

Trường phái thứ ba là Menri (sMan Ris). Trong đầu thế kỷ mười lăm, Menlha Thondup, một nghệ sĩ nổi tiếng từ phía Nam Tây Tạng, đặt nền tảng trên trường phái Menri kết hợp chặt chẽ với người Trung Quốc (của Zi’u-than) phong cách của giai đoạn Mông Cổ (Yuan). Đây cũng là truyền thống Menri thứ hai được biết là Menri mới. Trong thế kỷ mười bảy, Choying Gyatso, một người theo phái Menri bắt đầu trường phái của riêng ông. Ông vẽ tranh tường của điện Chokhang Shar và bảo tháp có chứa thân thể của đức Panchen Lama đệ nhất (Ban Thiền Lạt Ma) (1570 – 1662) ở Tashi Lhungpo.

Trường phái thứ tư là Khyenri (mKhyen Ris). Trong thế kỷ mười sáu, Khyentse Chenmo của Gongkar Gangto bắt đầu một truyền thống nghệ thuật mới. Nhưng sau đó, phái này hòa nhập với truyền thống Menri mới.

Trường phái thứ năm là Karma Gardri (sGar Bris). Trong thế kỷ mười sáu, Namkha Trashi đặt nền tảng trường phái riêng Ngài kết hợp với truyền thống Menri, Ấn Độ, và Trung Quốc (Zi’u-than). Truyền thống này được truyền bá bởi những nghệ sĩ của Choje Trashi và Karma Trashi.

Trường phái thứ sáu là Dopal (‘Dod dPal). Trong thế kỷ mười bảy, vào triều đại của Dalai Lama thứ năm (1617 – 1682), các nghệ sĩ Epa Kugpa (hay Hordar), và Tulku Pagtro thiết lập truyền thống riêng họ. Một đại học nghệ thuật tên là Dopal (hay ‘Dod ‘Jo dPal ‘Kbyil) tọa lạc tại chân của cung điện Potala ở Lhasa đi theo truyền thống này. Do vậy, truyền thống của hai nghệ sĩ và trường đại học này được biết là trường phái Dopal.

SỰ ĐA DẠNG CỦA THANGKA

Tây Tạng có nhiều truyền thống nghề thủ công khác nhau, như dệt, điêu khắc, chạm, nghề luyện kim, nghề mộc, v.v... Nhưng ở đây tôi muốn giải thích ý nghĩa của các thangka hay tranh cuộn Tây Tạng như một minh họa của những nghề thủ công này. Thangka là một bức tranh dạng hình chữ nhật được bọc viền và khung bằng lụa hay gấm thêu kim tuyến. Thangka là đối tượng thiêng liêng treo trên tường của đền chùa hay trong điện thờ như những đồ vật của tôn kính và như sự hỗ trợ cho thực hành tâm linh. Nhưng ngày nay chúng ta lại thấy chúng ở trong nhà và khách sạn.

Có hai loại thangka, một cái được gọi là gothang, một loại tranh ảnh cuộn bằng lụa, và cái kia là trithang, một loại tranh vẽ cuộn. Về mặt chế tạo, có bốn loại lục cuộn: (1) Tsemtrubma là một dạng nghệ thuật hình ảnh thêu tay dùng chỉ lụa nhiều màu. (2) Thagtrubma có năm hình dệt bằng tay với chỉ lụa nhiều màu. (3) Tretrubma có hình ảnh câu thơ. Nhiều mảnh lụa được cắt thành những hình dạng và được dán với nhau theo những thiết kế khác nhau. (4) Lhenthabma là một bức lục cuộn dán bằng keo. Những miếng lụa màu sắc khác nhau được cắt thành những kiểu và dán thành hình vẽ minh họa. Sự đa dạng kích thước của bức lụa cuộn có thể từ 30cm ngang 20cm đến 55m ngang 47m.

Có bốn loại tranh cuộn chính, phân biệt chủ yếu nhờ màu nền của bức họa. (1) Tsonthang là một bức họa có nền nhiều màu khác nhau của tranh cuộn. (2) Serthang là một bức họa có toàn bộ nền vàng. Những hình ảnh và phác thảo được vẽ bằng mực hay màu đỏ son (thần sa) trên nền vàng, và trong một số trường hợp, những hình ảnh được vẽ trên vàng. (3) Tsalthang là một bức họa có nền màu đỏ son, trên đó bản phác thảo được vẽ bằng vàng hay mực. Đôi khi, như với serthang, những hình ảnh được sơn vẽ. (4) Nagthang là một bức họa có nền màu đen, trên đó hình ảnh được vẽ bằng vàng hay đôi khi với thần sa, và thỉnh thoảng được vẽ với nhiều màu. Kích thước của tranh cuộn có thể khác nhau từ 30cm ngang 20cm đến 3m ngang 2m.

Có ba loại vẽ khác nhau, khác biệt từ sự tôn kính đến phác thảo, kích thước, và sử dụng. Cái đầu tiên là kyilkhor trong tiếng Tây Tạng hay mandala trong Phạn ngữ. Nguyên nghĩa của nó là “tập hội”. Chủ yếu là một bản đồ nền nơi an trụ của các Bổn tôn tantric, chư Phật, và quyến thuộc. Là một tập hội vì nó là một nơi ở đó Bổn tôn và quyến thuộc trong một tập thể. Mỗi Bổn tôn có một dạng mandala khác nhau, trong đó những chi tiết kiến trúc và màu sắc biểu tượng trí tuệ mật truyền khác nhau. Mandala là một hình thức đa dạng; tròn, vuông, tam giác, và bán nguyệt. Phần lớn chúng được vẽ trên vải bạt vuông và được dùng như đối tượng hay sự hỗ trợ cho thiền định, hành lễ, và quán đảnh, vì các mục tiêu này chúng được trải trên bàn thờ. Chúng cũng có thể đặt trên núi hay đóng khung treo trên tường.

Loại thứ hai là tsakli. Tsakli là bức họa thu nhỏ của một hình chữ nhật đứng. Chủ đề của chúng chủ yếu là những hình ảnh nhiều Bổn tôn khác nhau và cũng thêm những thuộc tính và đồ vật thiêng liêng. Chúng được sử dụng căn bản trong lễ quán đảnh trao truyền năng lực của Phật giáo mật tông. Chúng được đặt trên bàn thờ hay trên mandala. Nhưng cũng có thể đặt trong khung và treo trên tường.

Loại thứ ba là kyangla, những bức tranh tường hay vẽ trên tường, và thỉnh thoảng trên vải bạt và dán trên tường. Phần lớn chúng có hình vuông, một số hình vuông này bao phủ phần lớn khoảng không gian tường của chùa và phòng thờ.

Trong tất cả dạng nghệ thuật của người Tây Tạng, trật tự khuôn mẫu sáng tạo thánh tượng phải thích hợp. Mỗi một hình ảnh khác nhau trong nghệ thuật linh thiêng có một xác định rõ ràng về chiều kích, hình dáng, màu sắc, vị trí, tư thế, biểu tượng, và ý nghĩa.

NHỮNG Ý NGHĨA TÔN GIÁO CỦA THANGKA

Giáo lý đạo Phật đã ảnh hưởng sâu sắc trên mười hai thế kỷ và dẫn dắt mọi phương diện của cuộc sống và văn hóa người Tây Tạng. Cuối cùng giới luật của Phật giáo trở nên ưu việt trong mọi trình độ của đời sống người Tây Tạng. Do đó, bất cứ sự trình bày nào của lịch sử, văn hóa, đời sống, văn chương, hay mỹ thuật của Tây Tạng đều liên quan chủ yếu đến giáo lýthực hành của Phật giáo. Điều này rất thật trong trường hợp nghệ thuật, hội họa, và điêu khắc của người Tây Tạng, nhiệm vụ của việc này là diễn tảđại diện những chủ đề tôn giáo, trong nghệ thuật người Tây Tạng, người ta có thể tìm thấy rất ít việc không có ý nghĩa tôn giáo. Ở Tây Tạng mỗi nhà xây dựng đẹp đều có một phòng thờ tách biệt với những đồ vật tôn giáo phong phú, được cúng dường tôn kính hàng ngày. Thậm chí trong một nhà đơn giản nhất hay trong lều đều thấy một bàn thờ bày một số đồ vật tôn giáo. Những biểu tượng tôn giáo này là một nguồn hạnh phúc, thanh bình, và năng lượng cho người có Pháp nhãn. Mỗi ngày, chủ nhà tụng các bài nguyện trước các đồ vật thiêng liêng trên bàn thờcúng dường hoa, hương, thực phẩm, nước, và nhất là các chén đầy nước và đèn bơ. Đây là một phương tiện cho người ta phát triển sự rộng lượng, an bình, và tâm trong sáng để họ có thể kiếm công đức, mà họ tin rằng đó là suối nguồn của một tương lai hạnh phúc.

Để hiểu ý nghĩa của nghệ thuật hội họa Tây Tạng, điều quan trọng là có một số quan niệm về ý nghĩa của thực hành quán tưởng đạo Phật. Trong số những hình ảnh mô tả bằng tranh, có những đại diện cho chư Phật nam, nữ khác nhau, các nhà hiền triết, và chư thiên. Trong Phật giáo, những học giả phân loại các thân của chư Phật thành ba phạm trù – Dharmakaya hay “thân tuyệt đối”, Sambhogakaya hay “thân hoan hỷ”, và Nirmanakaya hay “thân hóa hiện”.

Dharmakaya là trạng thái tuyệt đối, đó là Phật tánh, thoát khỏi mọi khái niệm hóa, và không có hình tướng hay đặc tính. Nhưng trong nghệ thuật hội họa, đôi khi nó được biểu tượng bằng một hình Phật không che đậy, màu xanh dương, biểu thị trạng thái toàn giác, thoát khỏi mọi tạo tác, giống như bầu trời hay không gian trống rỗng.

Sambhogakaya là thân tướng siêu phàm, thanh tịnhvi tế nhất của đức Phật. Sambhogakaya chỉ có thể thấy được với những người tối thiểu đạt được sơ địa trong thập địa của đạo Phật. Nó có rất nhiều tướng dạng, chi tiết, và ý nghĩa, nhưng chúng ta có thể phân loại thành hai phạm trù. Phạm trù đầu tiên bao gồm thân tướng hiền minh với ba mươi hai tướng chính và tám mươi vẻ đẹp phụ. Chúng được trang điểm trong mười ba trang phục của Sambhogakaya – năm lễ phục và tám trang sức bằng vật liệu quý, biểu thị sự hoàn thiện hay viên mãn tất cả công đức hay thành tựu. Nhưng một số hình ảnh Sambhogakaya mặc trang phục trong y áo tu viện. Phạm trù thứ hai là tướng phẫn nộ. Có chín diễn cảm phẫn nộ và trang phục trong tám trang điểm mộ địa, biểu tượng hóa sự tiêu diệt mọi thế lực tâm thức ma quỷ và chuyển hóa các cảm xúc nhiễm ô như sân hận thành trạng thái của trí tuệ.

Nirmanakaya là hóa thân của đức Phật trong nhiều loại thân tướng bình thường khác nhau vì lợi ích của chúng sanh. các hóa thân trong thân tướng và trang phục của chư Phật, Bồ Tát, các vị khổ hạnh, và tu sĩ. Thân tướng của chư Phật xuất hiện trong thế gian này, như đức Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Hóa Thân tối cao, và giống như thân tướng Sambhogakaya hiền minh, phân biệt bằng một trăm mười hai dấu hiệu tối ưu, nhưng quần áo đều trong y áo tu viện và không trang phục áo lễ hội. Phần lớn chư Bồ tát, như Manjusri trang phục lộng lẫy một phần hay toàn bộ, giống như lễ phục của thân tướng Sambhogakaya hiền minh. Các vị khổ hạnh đi theo thực hành mật truyền trong trang phục của yogi – đơn giảnthảnh thơi. Sự miêu tả các tu sĩ, những người từ bỏ cuộc sống gia chủ, đều trong y áo tu viện, cạo đầu hoặc đội nón của tu viện.

Cũng có những Bồ Tát, nhà khổ hạnh, và tu sĩ không phải Nirmanakaya mà là người thường và hình ảnh trong tranh dành cho họ thì giống hoặc tương tự với Nirmanakaya.

Phạm trù khác của những hình tượngthần thánhma quỷ, những sinh linh hay tinh linh đầy quyền năng này hỗ trợ đạo đức, những thế lực tích cực được gọi là chư thiên hay hộ Pháp, và những vị xấu hay thế lực tiêu cực được gọi là ma quỷ. Chữ Tây Tạng dành cho thần thánh là lha, hay trong phạn văn là deva. Theo Phật giáo, chư thiên phần lớn ngụ ở cõi trời và hưởng thụ hạnh phúc, người may mắnquyền năng trong lúc sống. Nhưng họ là những chúng sanh thế gian và chưa giác ngộ. Họ không đạt niết bàn, chưa thoát khỏi cảm xúc nhiễm ôhậu quả của họ, nên là chủ thể phải lang thang trong thế gian khi công đức nghiệp trước bị cạn kiệt.

Mỗi một hình ảnh và màu sắc khác nhau của các đại diện này trong thangka đều có một ý nghĩabiểu thị đặc biệt để thiền quán. Tôi sẽ đưa ý nghĩa của hai hình ảnh như một ví dụ biểu tượng hóa của nghệ thuật Phật giáo.

Đầu tiên là hình ảnh Đức Manjusri (Văn Thù), Bồ Tát của Trí tuệ. Thân Ngài màu cam chiếu sáng như mặt trời mọc, biểu tượng sáng tỏ khỏi những đám mây của hai che ám – tri thức che chướng và cảm xúc che ám. Năm lễ phục lụa và tám trang sức châu ngọc biểu tượng Ngài được trang hoàng mọi công đức của Sambhogakaya. Ngài ngồi trong tư thế xếp bằng, biểu tượng an trụ trong trạng thái thanh thản tuyệt đối không dao động. Mắt Ngài mở rộngtrong sáng, biểu tượng không ngừng thương yêu tất cả và trí tuệ không thiên vị. Ngài đang mỉm cười, biểu tượng đã thoát khỏi đau khổ và tràn đầy an bìnhhoan hỷ. Ngài trẻ trung, biểu tượng Ngài không là chủ thể của tuổi già và bệnh tật, cũng không sinh và tử. Trong tay phải, Ngài giơ cao khỏi đầu một thanh kiếm màu xanh dương, biểu tượng ngữ của Ngài cắt đứt sự vô minh của chúng sanh tận gốc rễ. Trong tay trái, Ngài cầm một quyển kinh Prajnaparamita (Bát nhã ba la mật, Trí Độ LuậnTrí tuệ siêu phàm) biểu tượng tâm Ngài sở hữu hai trí tuệtrí tuệ biết tất cả như chúng là và khi chúng xuất hiện. Thân Ngài có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, biểu tượng công đức viên mãn của một vị Phật của Ngài.

Ví dụ thứ hai là Chechog, hay Mahottaraheruka, một Bổn tôn phẫn nộ, như đã mô tả trong Palchen Dupa của truyền thống Longchen Nyingthig. Ba đầu của Ngài biểu tượng ba thân Phật. Sáu tay Ngài biểu thị sáu viên mãn (lục ba la mật), và bốn chân Ngài biểu tượng tứ vô lượng tâm.

Đầu chính giữa của Ngài trong tướng phẫn nộ làm sợ sệt biểu tượng sự hủy diệt vô minh bằng việc chuyển hóa nó thành lãnh vực của Pháp Thân. Đầu bên phải Ngài màu trắng với tiếng gầm như sấm “ha-ha” biểu tượng sự tiêu diệt bám luyến bằng việc chuyển hóa nó vào lãnh vực của thân hoan hỷ. Đầu bên trái Ngài màu đỏ trong điệu bộ am-tsig dam-pa nhe nanh, biểu tượng sự tiêu diệt sân hận bằng việc chuyển hóa nó vào lãnh vực của hóa thân Phật. Chày vajra năm chấu trong tay phải đầu tiên của Ngài biểu tượng sự loại bỏ năm nhiễm ô bằng việc chuyển hóa chúng thành ngũ trí. Ngọn chĩa ba trong tay phải thứ hai biểu tượng sự chuyển hóa ba độc thành ba thân Phật. Ngọn lửa trong tay phải thứ ba của Ngài biểu tượng sự đốt cháy bám chấp vào hiện tượng cho là có thật. Sọ người trong tay trái đầu tiên Ngài biểu tượng sự chuyển hóa ba độc thành cam lồ trí tuệ. Cái cày trong tay trái thứ hai Ngài biểu tượng sự hàng phục tham lam bằng sự rộng lượng. Con bọ cạp trong tay trái thứ ba Ngài biểu tượng sự loại bỏ mọi thế lực xấu ác. Chim đại bàng trên đầu Ngài biểu tượng sự chiến thắng của Ngài trên tất cả thế lực tiêu cực. Tám trang phục mộ địa của Ngài biểu tượng Ngài là bậc tiêu diệt bản ngã ma quỷ.

Ở đây, cần phải nói một vài lời về ý nghĩa của hình ảnh đức Phật phẫn nộ. Với chúng ta các hình ảnh thanh bình, dễ hiểucảm hứng dễ thấy nhưng các hình ảnh phẫn nộhình ảnh hợp nhất tính dục khó nhận thức thấu đáo như một phần của con đường giác ngộ và kết quả. Không có bất cứ nhận thức nào về hình ảnh như vậy trong Phật giáo phổ thông của giáo thừa; nó chỉ có trong truyền thống mật thừa. Theo Phật giáo mật tông, điều đó chỉ dành cho những thiền giả đã thành tựu cao hoặc người tinh thông lão luyện, không phân biệt giữa hiền minh hay phẫn nộ, tất cả đều bình đẳng trong cuộc sống như huyễn và là một trong trạng thái tối thượng của nhận biết. Trong thật tánh, tướng phẫn nộ không loại trừ như sự tiêu cực, vì mọi hiện tượng hiện hữu đều bao gồm nhất như trong an bình, hỷ lạc, và rộng mở.

Có hai mục đích chính trong việc sử dụng hình ảnh phẫn nộ để thực hành: phát triển năng lượng tích cựcthuần hóa các thế lực tiêu cực. Năng lực hay năng lượng của tướng phẫn nộđại phương tiện thiện xảo. Nó tạo ra và tinh luyện khả năng thành tựu của kinh nghiệm mật truyền và đánh thức trí tuệtrí tuệ của sự hợp nhất cực lạc và tánh không hay sự rộng mở, sự hợp nhất của hình tướngtánh không, và sự hợp nhất của trong sángtánh không.

Tướng phẫn nộ là công cụ hùng mạnh trong việc điều phục những thế lực tiêu cực mạnh mẽ. Các Ngài không khác với một hóa thân Phật trong thân tướng của một người với chúng ta và như một con khỉ đối với loài khỉ. Các Ngài không tạo tác hay phản ứng với cảm xúc phiền não hay thèm khát ích kỷ. Các Ngài là sự phản chiếu của tâm an bìnhgiác ngộ trong hình dáng một thân tướng thích hợp.

Điểm quan trọng nhất là dù xuất hiện trong tướng phẫn nộâm thanh kết hợp với chúng là của một biểu lộ sợ hãi, các Ngài hay tâm các Ngài là sự an bình, quyền năng, và lòng bi. Mọi Bổn tôn phẫn nộ đều tiêu biểu cho chín phẩm tính sau: tự hào, anh hùng, và đáng sợ đối với thân; tươi cười, đe dọa, và hung nộ đối với ngữ; và lòng bi, quyền năng, và an bình đối với ý.

Trong Phật giáo người ta không thờ phụng hình ảnh như sự đại diện của một đấng sáng tạo thế gian, hay như một bậc cung cấp hoặc suối nguồn của hạnh phúc. Thay vào đó, họ sử dụng các đồ vật bên ngoài như các pháp khí tôn giáo, như một hỗ trợ hoặc nguồn cảm hứng cho thực hành tâm linh của họ. Theo khái niệm của đạo Phật, yếu tố chính trong cuộc sống là tâm, nếu tâm có mục đích hay nhận thức đúng về đồ vật được sử dụng như một hỗ trợ cho thực hành tôn giáo, như thấy chúng là chư Phật, sẽ giúp họ phát triển niềm tincông đức tâm linh. Trong cách này, người sùng đạo sẽ đạt được công đứcsức mạnh tâm linh. Việc sử dụng các đồ vật thiêng liêng của nghệ thuật như một trợ giúp cho việc thực hành tôn giáo thì không nhận được kết quả từ năng lực của chính tự thân đồ vật, mà từ quan điểm của tâm hành giả. Dĩ nhiên, sử dụng các đồ vật thích hợp như các dạng nghệ thuật tôn giáo sẽ có ảnh hưởng lớn đến tâm thức hơn một đồ vật thông thường, giống như một cái bàn. Ví dụ, chung quanh người ta đầy dẫy những hình ảnh minh họa sự dễ cáu giận, do thấy chúng, thù hận hay lòng tham sẽ khởi lên trong tâm thức. Tương tự, nếu nơi cư trú của người ta tràn đầy những minh họa tôn giáo, nếu người đó có một số kinh nghiệm tâm linh, nó sẽ là một sự nhắc nhở hoặc sẽ làm tươi mới kinh nghiệm tâm linh đó.

Hầu hết mọi nghệ thuật của người Tây Tạng đều bắt nguồn từ giáo lý đức Phật. Nó là sự hỗ trợ của thực hành Pháp và là công cụ của sự hoằng Pháp. Nó đại diệnbảo tồn sự hiện diện của Giáo Pháp.

6

SỰ  CHUẨN BỊ CHO BARDO

Buổi nói chuyện tại Điện Maha Siddha Nyingmapa, Hawley, Mass., vào ngày 22 tháng 3 năm 1992. Chương này dựa căn bản trên DM, NS (192a/ 1 – 195b/ 3 & 387b/ 3 – 396/ 3), TRD (quyển Vam, 200a/ 4 – 264b/ 6), GC, BN, KZM, và PM.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CẬN TỬ VÀ SAU KHI CHẾT

Bardo trong tiếng Tây Tạng có nghĩa “trạng thái trung gian” hay “giai đoạn chuyển tiếp”. Trong ngữ cảnh của giáo lý về bardo, nó biểu thị chủ yếu giữa giai đoạn của cuộc sống này và cuộc sống kế tiếp. Theo Phật giáo, sau khi bạn chết sẽ có một bardo, một giai đoạn chuyển tiếp, và sau đó bạn sẽ nhận tái sanh trong một kiếp sống khác. Với cuộc sống hiện tại bạn có nhiều quan niệm đúng và sai và thông tin về cuộc sống bạn như thế nào và bạn đang kinh nghiệm gì. Nhưng bạn không có ý niệm và rất ít quan tâm trong sự cận tử và những những kiếp sống tương lai của bạn. Tuy nhiên, bạn chỉ còn ở đây vài ngày, vài tháng, hay vài năm, và sau đó bạn sẽ ở trong bardo và những kiếp tương lai mãi mãi. Vào lúc này điều quan trọng nhất mà bạn làm là học cách bạn sẽ du hành qua bardo đến các kiếp tương lai ra sao, và nhất là có thể chuyển hóa cuộc sống này thành hạnh phúctrí tuệ trường cửu cho chính bạn và người khác.

Trước khi đi vào việc tóm lược về bardo, tôi muốn tạo một số điểm rõ ràng. Trước tiên, trong kinh điển Phật giáo Tây Tạng có nhiều định nghĩa chi tiết và phân loại bardo, nhưng không nhất thiết rằng mọi người sẽ kinh nghiệm tiến trình lộ ra trong bardo một cách giống nhau. Sau khi sinh vài năm, một đứa bé phương Tây đi học, vào đại học, sau đó làm việc rồi lập gia đình, và kết thúc với việc về hưu. Nhưng không phải mọi người đều đi qua tiến trình sống giống nhau này. Sự mô tả trong những trang sau đây chỉ đại diện cho những kinh nghiệm của nhiều người tốt trung bình, phần lớn họ đều trải qua một cái chết tự nhiên.

Thứ hai, trong những kinh điển của đạo Phật Tây Tạng, bardo được phân loại thành sáu bardo riêng biệt,20[20] và trong các bản văn khác là bốn. Ở đây chúng ta sẽ lần lượt nói về hệ thống bốn bardo.

Thứ ba, mặc dù bardo thực tếtrạng thái giữa hai kiếp sống, giữa đời này và đời kế tiếp, kinh điển cũng xem tự thân cuộc sống hiện nay của chúng ta là một bardo. Vì trong lúc bardo hiện hữu giữa hai kiếp sống, nó như huyễn trong bản tánh và lang thang không có một thân chắc chắn và nơi cố định để trụ – cũng là những đặc tính để ứng dụng với cuộc sống này bằng nhiều cách.

Bạn có thể nghĩ, “Tôi vậy đó, sống trong nhà với gia đình tôi,” nhưng trong thực tế bạn đang tiêu xài một số thời gian trong thân thể như nhà trọ này của bạn, ở một nơi như bong bóng, bạn tụ họp với gia đình và bạn bè, giống như đi du lịch theo mùa, vì nghiệp lực đem bạn cùng người thân giống như những chiếc lá khô tụ lại trong một góc bởi gió mùa thu. Song, chẳng mấy chốc bạn sẽ khởi hành đến những phương khác nhau và sẽ không bao giờ trở lại với nhau, thậm chí với ngay cả thân thể yêu quý của chính bạn. Do vậy, cuộc sống hiện tại của bạn hơi giống một bardo, một trạng thái như mộng, và đó là điều tại sao kinh điển đã phân loại nó như một bardo.

Cuối cùng, nếu nhận ra thật tánh của tâm và hình tướng trong bất kỳ bốn bardo nào, bạn sẽ không đi vào giai đoạn kế tiếp của bardo, vì bạn sẽ nhanh chóng giải thoátđạt được Phật tánh.
Bốn bardo là bardo của cuộc sống, nghĩa là cuộc sống hiện tại của chúng ta, bardo cận tử, bardo của bản tánh tối hậu, và bardo của sự trở thành.

BARDO CỦA ĐỜI SỐNG

Bardo của đời sống bắt đầu từ lúc bạn thụ thai và kết thúc vào lúc khởi đầu tiến trình chết. Do vậy, toàn bộ cuộc sống bạn là bardo đời sống. Nếu thực hành Giáo Pháp thiền định trong những thực hành thông thường và nhất là mật truyền trong lúc còn trong bardo đời sống, bạn sẽ có thể đạt giác ngộ, Phật tánh thậm chí ngay trong cuộc sống này.

Theo giáo lý Dzogpa Chenpo, trong chân lý tuyệt đối, bản tánh tối hậu của toàn thể pháp giớinhất như. Nó là sự hợp nhất của bản tánh tối hậu, hoàn toàn rộng mở, hoặc tánh Không, và năm trí với năng lực tự nhiên của nó, năm ánh sáng nội tại. Nhưng vì không nhận ra chân lý, bạn phân biệt chúng như chủ thể và đối tượng, bị thiêu đốt với cảm xúc bám luyến, gây hấn, và nhầm lẫn (tham, sân, si) mọc rễ trong sự chấp ngã. Như một kết quả, toàn thể pháp giới xuất hiện trước tâm nhị nguyên của bạn như năm nguyên tố trong hình ảnh chủ thể và khách thể, và nó trở thành nguồn gốc của đau khổ và khích động.

Nếu bạn nhận rahoàn thiện tánh giác nội tại, thật tánh của tâm là sự hợp nhất của hoàn toàn rộng mở, lãnh vực tối hậu, và trí tuệ với ánh sáng nội tại của nó thì sau đó thậm chí ngay trong chính đời này bạn sẽ trở thành một vị Phật và sẽ không cần đi hết lần lượt các bardo. Trong trường hợp đó, không chỉ tâm bạn đạt trạng thái toàn giác mà còn đạt được ánh sáng nội tại của thân trí tuệ. Kết quả là, nếu muốn, bạn có thể chuyển thân thô nặng hiện tại của bạn qua nhiều phương pháp khác nhau thành loại thân ánh sáng (loại này hay loại khác), bao gồm điều được gọi trong kinh điển là “thân cầu vồng”, “thân ánh sáng”, và “đại chuyển hóa”. Hoặc bạn có thể đến cõi tịnh độ không cần để lại thân. Mà bạn cũng có thể đạt toàn giác mà không cần phô diễn các dấu hiệu vật chất hoặc siêu tự nhiên. Dĩ nhiên những loại thành tựu này cực hiếm, và chúng ta không nên nói một cách khinh suất.

Trong bardo cuộc đời của người bình thường, bạn có thể có cả hai khả năng và kiến thức để đem lại một tương lai an bìnhhạnh phúc. Nhưng nếu không tận dụng cuộc sống, bạn có thể rơi vào kinh nghiệm của nhầm lẫn, sợ hãi, và đau khổ trong các bardo và các kiếp sống ở phía trước bạn. Thế nên, đừng để lãng phí bất kỳ thời gian nào, bạn phải cố gắng đạt tối thiểu một số kinh nghiệm tâm linh, kiến thức, và sức mạnh của sự rộng mở, thanh bình, hoan hỷ, lòng bi, sùng kính, nhận thức tích cực, và trí tuệ. Đó là suối nguồn duy nhất để tạo nghiệp công đức, trí tuệ bên trong, điều đó sẽ cải thiện cuộc sống này và trang bị cho bạn đối mặt với những bardo kế tiếp và các kiếp tương lai.

Bạn cũng phải cố gắng thấy và cảm nhận cuộc sống này như một kinh nghiệm bardo, thấy và cảm nhận nó không thật, giống như giấc mộng do tâm bạn tạo ra. Điều này sẽ giúp bạn nới lỏng bám chấp và thèm khát cuộc sống này. Bằng cách đó, khi những kinh nghiệm cận tử và các bardo sau khi chết xảy đến, bạn sẽ có thể thấy chúng như những giấc mộng, và thấy chúng quen thuộc, điều khiển chúng dễ dàng. Vì khi bạn nhận ra giấc mộng chỉ là giấc mộng, tác động của ác mộng sẽ bị vô hiệu.

Theo Phật giáo Đại Thừa phổ thông, sau khi đạt được thân người quý báu, điều quan trọng trước tiêntìm thấy một vị thầy đức hạnh đáng tin cậy. Sau khi tìm được, bạn nên học giáo lý, suy nghĩ thấu suốt về chúng và có kinh nghiệm trong chúng qua thiền định. Về thân điều quan trọng là từ bỏ cuộc sống trần tụcmở rộng tâm bạn bằng quan điểm giác ngộ đến tất cả với tình thương, hoan hỷ, lòng bi, và bình đẳng, và rèn luyện trong sáu hoàn thiện: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, và trí tuệ. Ngài Jigme Lingpa khao khát:

Trong bardo cuộc sống, cầu mong con có được một cuộc sống tâm linh,
Kính lễ Lama,
Dựa trên trí tuệ của việc nghe, suy nghĩ, và thiền định,
rèn luyện trong sự từ bỏ, tâm giác ngộ, và sáu hoàn thiện.

BARDO CẬN TỬ

Bardo cận tử khởi đầu từ lúc bắt đầu tiến trình chết và kết thúc vào lúc xuất hiện bardo của bản tánh tối thượng.

Nếu bạn đã nhận biết cao, không đi vào kinh nghiệm của bardo cận tử, qua năng lực thiền định bạn có thể hợp nhất giác tánh nội tại bạn với sự hợp nhất của lãnh vực tối thượngtrí tuệ, đó là Phật tánh. Nếu thành tựu sự hợp nhất này qua thiền định chuyển di tâm thức (‘Pho Ba) bạn có thể chuyển tâm thức miønh thành một cõi tịnh độ thiên đường của chư Phật và thọ tái sanh ở đó.

Nếu không, bạn sẽ đi qua kinh nghiệm của những bardo, và điều đó có thể bao gồm tiến trình sau. Khi tiến trình cận tử bắt đầu, năm năng lượng sinh lực (khí)23 của thân bạn bị đảo lộn, và bạn đi qua hai giai đoạn hóa tán. Giai đoạn thứ nhất là sự hòa tan của những nguyên tố thân thể và sự suy yếu chức năng của các giác quan. Giai đoạn thứ hai là sự hòa tan của nhận thứccảm xúc tinh thần.

Về sự hòa tan của nguyên tố thân thể, trước tiên, nguyên tố đất tan hòa vào nguyên tố nước.24 Vào lúc này, bạn cảm thấy mất năng lượng đất hay sự nối kết với nguyên tố đất trong thân bạn, sự vững chắc, mạnh mẽ, và hỗ trợ. Bạn cảm thấy chính bạn hòa tan vào hay di chuyển đến năng lượng nước. Điều này kèm theo một cảm giác rơi xuống, mặt đất phía dưới mở ra và bạn không thể ngồi hay đứng dậy, bạn mất thăng bằng và trở nên tái nhạt. Đó là điều tại sao người hấp hối thường van nài, “Làm ơn kéo tôi dậy, tôi cảm thấy bị chìm.” Có thể bạn cảm thấy đang chìm xuống và bị che phủ, và có thể bạn chứng kiến những hình tướng giống ảo ảnh.

Thứ hai, nguyên tố nước hòa tan vào nguyên tố lửa. Vào lúc này bạn cảm thấy mất năng lượng hay kết nối với nguyên tố nước, là sự ẩm ướt và duy trì. Bạn cảm thấy rất khát nước. Nước bọt nhỏ giọt. Nước mắt rơi và sau đó khô cạn. Đó là điều tại sao người hấp hối thường yêu cầu, “Hãy cho tôi nước. Tôi khát.” Bạn có thể cảm thấy ngộp, kích động và chứng kiến những hình tướng như khói.

Thứ ba, nguyên tố lửa hòa tan vào nguyên tố gió. Vào lúc đó bạn cảm thấy mất năng lượng hay kết nối với nguyên tố lửa, là ấm áp, sung mãn và nồng nhiệt, và thân nhiệt bạn mất. Hơi nóng rút từ những bộ phận xa nhất của cơ thể hướng đến trái tim. Bạn không thể thấy các đồ vật, và mọi sự giống như tia lửa đỏ trên nền tối.

Thứ tư, nguyên tố gió hòa tan vào ý thức. Vào lúc đó bạn cảm thấy mất năng lượng hay kết nối với nguyên tố gió, là di chuyển và nhẹ nhàng. Bạn vật lộn để thở và mắt trợn lên. Hơi thở thường kết thúc với ba hơi thở dài, và vào lần thở thứ ba, bạn hít vào lần chót và không thể hít lại lần nữa; điều đó chấm dứt hơi thở cho cuộc sống này. Vào lúc đó bạn có thể thấy những ảo giác trong nhiều hình dạng sợ hãi khác nhau hoặc những cái thấy hoan hỷ và có thể chứng kiến những hình tướng như lửa cháy.

Nếu nghiệp sống của bạn chưa hết và bạn đang đi qua tiến trình cận tử vì những lý do xảy ra bất ngờ (rKyen), thì, ngay cả khi đến giai đoạn này, bạn vẫn có thể sống lại qua các phương tiện y học hay tâm linh. Nhưng nếu đã vượt qua giai đoạn này, bạn không thể sống lại được. (Tuy nhiên, có những hoàn cảnh phi thường, người ta đã đi xa hơn nhiều và vẫn sống trở lại.)

Về giai đoạn thứ hai, sự hòa tan của nhận thứccảm xúc tinh thần, khi hơi thở bạn đã ngừng và tâm, ý thức, đã mất sự kết nối của nó với năng lượng của các nguyên tố thân thể, năng lượng tụ lại của kinh mạch giữa (Tạng, rTsa, Phạn, nadi), năng lượng (rLung, prana), và tinh chất (Thig Le, bindu) trong thân thô nặng cũng sẽ bị phân tán. Kết quả là ba loại hòa tan tinh thần hay thu rút sẽ xảy ra trong ba giai đoạn: vi tế, vi tế hơn, và vi tế nhất. Những hòa tan này gợi ra ba kinh nghiệm tâm thức mà trong bản văn đặt tên là hình tướng, gia tăng, và đạt được.

Trước tiên, ý thức tan hòa vào hình tướng (sNang Ba).25 Vào lúc này bạn nhận thức mọi sự đều như màu trắng. Nó không giống như ánh sáng ban ngày, sáng trắng hay chiếu sáng, mà chỉ như thể mọi sự có màu trắng hoặc hơi trắng, giống như ánh sáng mặt trăng trong bầu trời không mây. Vào lúc này những tư tưởng gây hấn hay thù hận ngừng lại.

Thứ hai, hình tướng tan hòa vào gia tăng (mCh’ed Pa). Vào lúc này bạn nhận thức mọi sự như màu đỏ hay hoe đỏ,26 giống như ánh sáng của mặt trời lặn trong bầu trời không mây. Vào lúc này niệm tưởng tham lam hay bám luyến ngưng lại.

Cuối cùng gia tăng tan hòa vào đạt được (Thod Pa), và mọi sự trở nên tối đen, giống như bầu trời không mây của một buổi tối mùa thu. Lúc này, niệm tưởng nhầm lẫn ngưng lại.

Sau đó kinh nghiệm của trạng thái đạt được dẫn bạn vào một trạng thái vô thức,27 nền tảng phổ quát.28

Nếu nhận ra, bạn sẽ không rơi vào vô thứckinh nghiệm tối đen của giai đoạn đạt được có thể tan hòa hoặc xuất hiện như tánh quang minh nguyên sơ (gZhi gNas Kyi’od gSal), chúng ta sẽ bàn luận sau.

Làm sao đề cập những giai đoạn hòa tan này với người bình thường? Trước tiên, bạn phải nhận ra rằng mình đang trong tiến trình cận tử. Bạn nên cố gắng nhận những kinh nghiệm hòa tan càng thanh bình càng tốt. Bạn phải cố nhớ rằng mọi hình tướngkinh nghiệm của bardo đều được tâm bạn tạo tác, giống như những giấc mộng. Bạn không nên bám luyến chúng, không bị kích động bởi chúng, hoặc sợ hãi. Với an bìnhtự nhiên, bạn nên theo dõi hoặc hợp nhất với thật tánh của tâm bạn, an địnhtrong sáng, thay vì chạy theo và bám chấp vào những niệm tưởng và kinh nghiệm.

Bạn phải nhớ lại các suối nguồn tâm linh của bạn, như chư Phật, chư tổ, giáo lý, và kinh nghiệm, và sử dụng những kinh nghiệm, ký ức đó như sự hỗ trợ tâm linh cho bạn. Hãy cố nhớ lại các thiền định tâm linh của chính bạn, mọi kinh nghiệm tâm linhnăng lượng, và hợp nhất với chúng. Hãy cảm thấy rằng chư Phật, các vị thầy, và Bổn tôn hiện diện cùng bạn mọi lúc và các Ngài đang bảo vệ và dẫn dắt bạn từ các Ngài, hãy để ánh sáng của an bình, rộng mở, mạnh mẽ, và hoan hỷ đến với bạn, tràn đầy bạn, và chuyển hóa bạn thành thân của an bình, rộng mở, mạnh mẽ, và hoan hỷ. Sau đó cố buông lỏng trong thân tâm linh đó suốt tiến trình cận tử.

Một trong những điểm quan trọng nhất để nhớ lại là không được bám luyến vào, bị kích động, hay sợ hãi bởi bất kỳ những gì xảy ra trong bardo, mà hãy thấy mọi sự như một minh họa của cái thấy tâm linh và một nguồn kinh nghiệm tâm linh. Hãy sử dụng bất cứ tiếp cận và kinh nghiệm tâm linh nào mà bạn đã quen thuộc trong cuộc sống, đó là những thứ sẽ làm dễ dàng và nhiều hiệu quả hơn cho bạn.

Guru Rinpoche khuyên chúng ta thực hànhcầu nguyện đừng bám luyến bất cứ thứ gì vào lúc chết, hãy nhớ lại thiền định của chúng ta, và hòa nhập bản tánh tối thượng của tâm mình với lãnh vực tối thượng:29

Khi bardo cận tử hé lộ trên con,
Hãy từ bỏ bám luyến và bám chấp vào mọi thứ,
Con sẽ tập trung trên các hướng dẫn rõ ràng không dao động,
chuyển di giác tánh nội tại của con (thật tánh của tâm) vào không gian của lãnh vực tối thượng.

Bardo cận tử cũng là một thời điểm quan trọng để sử dụng thực hành phowa (“chuyển di tâm thức” đến cõi tịnh độ). Nếu bạn là một thiền giả phowa, bạn có thể làm nó cho chính bạn. Mặt khác, người khác cũng có thể thực hiện phowa cho bạn. Nếu người nào khác đang thực hiện phowa cho người hấp hối, người thực hiện phải cẩn thận chờ cho đến khi người sắp chết đã hoàn tất giai đoạn hòa tan thứ nhất mới làm – sự hòa tan các nguyên tố thân thể – vì người sắp chết vẫn có thể chống cự lại cái chết với hy vọng họ sẽ trở lại. Trong trường hợp đó, sự thực hiện phowa có thể làm tăng khả năng chết cho người đó.
Trong thực hành phowa, với lòng bi, niềm tin, sùng kính, an định, và nhất tâm (chú tâm một điểm), hãy quán tưởng chính bạn như một thân thiêng liêng, như đức Vajrayogini (hoặc là thân tướng bình thường của bạn) trong trung tâm của Cõi Phật Tịnh Độ Cực Lạc (Sukhavati) đẹp đẽhạnh phúc. Hãy quán tưởng đức Phật Amitabha, đức Phật Vô Lượng Quang trên đỉnh đầu bạn. Ngài Jigme Lingpa viết:

Mọi nhận thức của con xuất hiện tự nhiên như Cõi Phật hoàn toàn thanh tịnh,
Cõi Phật Cực Lạc toàn bộ trang nghiêm.
Giữa trung tâm, con quán tưởng chính con là Vajrayogini,
Với một đầu, hai tay, màu đỏ trong sáng cầm một dao cong (biểu tượng trí tuệ) và một sọ người (cực lạc).
Chân con trong tư thế tiến lên và ba mắt nhìn lên bầu trời.
Giữa thân con là kinh mạch trung ương,
Như thân một mũi tên tre đặc,
Rỗng không, trong sáng, trống rỗng, và sáng rực.
Phần tận cùng của kinh mạch trung ương được mở ra tại lỗ mở đỉnh đầu, 
Và phần thấp nhất kết thúc tại rốn.
Trên nút thắt tại ngực
Trong trung tâm của một quả cầu khí (năng lượng) màu xanh lục
Là tánh giác của con (tâm) trong dạng một chữ HRIH màu đỏ
Trên đỉnh đầu con dài khoảng một cánh tay (khoảng 6 tấc)
Con quán tưởng Đức Phật Amitabha (Đức Phật Vô Lượng Quang)
Trang hoàng với những biểu tượng và dấu hiệu tối ưu nhất.
Con cầu nguyện đến Ngài với lòng sùng kính mãnh liệt.30

Sau đó với năng lượng hoàn toàn sùng kính, hãy cầu nguyện đến Đức Phật Amitabha, chư Phật, Bồ Tát, và những vị thầy giác ngộ khác. Vào lúc cuối, với sự tập trung một điểm, hét nhiều lần âm PHAT hay HIK, quán tưởngcảm thấy tâm bạn trong dạng chữ HRIH được bắn lên trên bằng lực của sùng kính và lực của khí (năng lượng), lập lại nhiều lần, qua kinh mạch giữa và hòa nhập vào ngực, giữa thân của Đức Phật Amitabha, giống như nước rót vào nước. Tin tưởng, cảm nhận, và trụ trong kinh nghiệm là một – nhất như với Đức Phật.

Bạn có thể thực hiện phowa cho chính bạn, người khác có thể làm cho bạn, hoặc cả hai cùng làm cho bạn. Nhưng như tôi đã nói ở trước, chúng ta phải rèn luyện kỹ năng từ trước, nếu không khi thời điểm đại khẩn trương xảy đến, mà bạn tìm kiếm một tiếp cận không quen thuộc thì khó có thể nhớ lại sự thực hành.

Ngoài ra hãy mang trong tâm việc nhận ra chính mình như vị Phật, nhận ra sự nhất như với tâm đức Phật, hay nhận ra thật tánh của tâm, như đã dạy trong nhiều rèn luyện khác nhau, là sự rèn luyện phowa tuyệt đối, là phương pháp chuyển di tâm hành giả đến cõi Phật.

BARDO CỦA BẢN TÁNH TỐI THƯỢNG

Quang minh của nền tảng hay tánh sáng trí tuệ nguyên sơ của nền tảng khởi lên31 sau khi chấm dứt hơi thở bên ngoài, mà trong lúc hơi thở bên trong chưa ngưng, như một chút hơi nóng vẫn hiện diện tại ngực. Nếu nhận ra trí tuệ của nền tảng và duy trì nó, bạn sẽ được giải thoát khỏi ba trói buộc của samsara, cụ thểtrói buộc của thân vật chất, trói buộc của hiện tượng hình tướng, và trói buộc của tâm khái niệm. Vì nghiệp quả kiếp trước chúng ta sinh ra với thân thô nặng này và do đó chính chúng ta mắc kẹt trong sự ràng buộc của thân vật chất. Vì thói quen quá khứ chúng ta bị nô lệ bởi những đối tượng mà chúng ta nhận thức và do đó chính chúng ta bị mắc kẹt trong sự trói buộc của hiện tượng hình tướng và do ý thức tinh thần chúng ta bị kẹt trong sự ràng buộc của tâm khái niệm. Tánh giác nội tại của tâm bạn hiện hữu qua lỗ mở đỉnh đầu và hợp nhất với lãnh vực tối thượng. Đây là sự thành tựu của sự hợp nhất trí tuệ giác ngộ và lãnh vực thanh tịnh khởi nguyên tối thượng. Sau đó không còn giai đoạn thành tựu nào của bardo sẽ xảy ra với bạn.

Trong bardo của bản tánh tối thượng, trạng thái đầu tiên của đạt được tan hòa vào tánh sáng (‘od gSal),32 đó là trong sáng và rộng mở, giống như bầu trời tinh khiết của một sáng sớm mùa thu. Nó được gọi là “quang minh của nền tảng” (gZhi gNas Kyi ‘od gSal), và nó là quang minh của Pháp Thân, sự thanh tịnh nguyên sơ. Vì mọi người đều có Phật tánh hoăïc là vị Phật trong thật tánh của họ, khi mọi khái niệm và cảm xúc được tan hòa (như vào thời điểm này), sự thanh tịnh nguyên sơ và quang minh chiếu sáng cho mọi chúng sanh. Thậm chí một con côn trùng nhỏ nhất cũng sẽ kinh nghiệm sự thanh tịnh nguyên sơ và tánh sáng vào thời điểm chết. Với người đã nhận rakinh nghiệm, giai đoạn này bày ra cơ hội cho họ để nhận ra nó và được giác ngộ. Với người chưa nhận ra, dù họ sẽ kinh nghiệm nó, nhưng họ có thể thậm chí không chú ý đến nó, và sự xuất hiện của nó cũng chẳng tạo bất cứ khác biệt nào cho họ.

Sau đó tánh sáng tan hòa vào hợp nhất (Zung ‘Jug). Nó là sự hợp nhất của rộng mở (tánh Không) và hình tướng (ánh sáng). Trong đây, hình ảnh của các Bổn tôn phẫn nộ sẽ xuất hiện. Chúng ta nghe tiếng gầm của những âm thanh lớn như sấm sét. Mặc dù những hình tướng quang minh này là năng lực tự nhiên khởi lên từ sự rộng mở và thanh tịnh tự nhiên của chính tâm chúng ta – trong dạng nhất nhưgiác ngộ – và âm thanhbiểu lộ tự nhiên của tâm tự nhiên chúng ta, người không nhận ra sẽ ngất đisợ hãi. Toàn bộ vũ trụ xuất hiện như một thế giới của ánh sáng chiếu ra rực rỡ, với những hình ảnh ánh sáng đẹp đẽ của Bổn tôn hiền minh trong vô số các vòng tròn ánh sáng ngũ sắc. Những chuỗi ánh sáng với vô số tia sáng xuất phát từ ngực các Bổn tôn và đến ngực chúng ta. Cuối cùng chúng ta cảm nhận tất cả các Ngài hòa nhập vào trong chúng ta.

Sau đó sự hợp nhất tan hòa vào trí tuệ (Ye Shes). Trong giai đoạn này, trước tiên chúng ta thấy từ ngực mình một tia ánh sáng rất mỏng trải dài vào bầu trời. Sau đó chúng ta sẽ thấy trong những chùm ánh sáng của bầu trời – xanh dương, trắng, vàng, và đỏ cái này chồng lên cái kia. Mỗi tia sáng được trang hoàng với một vòng ánh sáng màu sắc tương ứng kích thước bằng một gương,33 được trang hoàng lại bằng năm vòng ánh sáng, kích thước bằng hạt đậu. Đó là ánh sáng trí tuệ của trí tuệ lãnh vực tối thượng, trí tuệ như gương, trí tuệ của bình đẳng, và trí tuệ biện biệt. Ở trên đó, chúng ta sẽ thấy một lọng ánh sáng ngũ sắc của ngũ trí, giống như cái lọng bằng lông công.

Sau đó trí tuệ tan hòa vào trạng thái thành tựu tự nhiên của bậc trì minh (Lhun Grub Rig ‘Dzin). Lúc này, chúng ta sẽ thấy bốn chùm ánh sáng hòa nhập thành năm ánh sáng như cái lọng ở trên. Kế tiếp, những hình ảnh biểu tượng sau đây xuất hiện như một tánh sáng phản chiếu trong gương. Chúng ta cảm giác đang thấy các hình tướng của Dharmakaya, sự thanh tịnh bổn nguyên, được biểu tượng hóa bằng bầu trời trong suốt không mây trên không trung. Phía dưới đó, chúng ta thấy các cõi tịnh độ của Sambhogakaya, sự thành tựu tự nhiên, biểu tượng hóa bằng những hình ảnh của các Bổn tôn hiền minh và phẫn nộ. Ở phía dưới nữa, chúng ta thấy các cõi tịnh độ của Nirmanakaya, sự hiện diện tự nhiên, trong nhiều hóa thân khác nhau. Tại dưới đáy, chúng ta thấy thế giới của chúng sanh của sáu cõi bất tịnh. Vào lúc này chúng ta cũng có thể kinh nghiệm nhiều đức hạnh Phật hiện diện trong tâm chúng ta, như năm trí tuệ biết trước.

Phần lớn chúng sanh sẽ có tất cả kinh nghiệm này, nhưng trừ khi chúng ta nhận ra, chúng chỉ xảy ra như một tia chớp; chúng ta thậm chí không thể chú ý chúng, và chúng sẽ không lợi ích nhiều cho chúng ta. Nhưng nếu, khi chúng ta kinh nghiệm quang minh của nền tảng và hình tướng quang minh chúng ta nhận ra chúng như chúng là – rộng mở, nhất như, không phân biệt, không tạo tác hay bám chấp – thì chúng ta sẽ được giải thoát vào Phật tánh, và mọi hình tướng sẽ được giải thoát như năng lực tự nhiên của Phật tánh. Nếu không, một lần nữa chúng ta sẽ đi qua giai đoạn kế của bardo. 

Sự thiền định quan trọng nhất xuyên suốt mọi bardo, và nhất là với bardo của bản tánh tối thượng, là nhận ra thật tánh của tánh sáng nền tảng và sự xuất hiện của nó, ánh sáng nội tại.

Khi chúng ta thấy ánh sáng hay nhiều loại hình dạng, và âm thanh, nếu nhận ra chúng như năng lượng của tâm giác ngộ chính chúng ta, chúng sẽ xuất hiện như những mandala Phật, bất khả phân từ tự thân tâm giác ngộ. Nhưng nếu thấy ánh sáng, hình tướng, và âm thanh như những đối tượng tách biệt khỏi bản tâm, do bám chấp vào một bản ngã với những khái niệm nhị nguyên, chúng xuất hiện như nhiều hiện tượng khác nhau của các khái niệm thô nặng, cảm xúc phiền não, và thế giới của năm nguyên tố vật chất.

Thêm vào việc nhận ra bản tánh của ánh sáng, hình tướngâm thanh, một điều cũng quan trọng là nhận ra giác tánh nội tại, bản tánh của tâm chúng ta như nó là, như thể chúng ta gặp lại một người bạn già thân thiết. Vì thế chúng ta sẽ nhận ra thật tánh của mọi sự. Sau đó chúng ta sẽ siêu vượt các khái niệm của hiện hữu và phi hiện hữu và sẽ đạt Phật tánh, trạng thái luôn-giải thoát. Đức Guru Rinpoche khuyên chúng ta thực hànhcầu nguyện như sau:

Khi bardo cận tử hé lộ trên con,
Hãy buông bỏ mọi sợ hãikinh hoàng,
Con sẽ nhận ra mọi sự xảy đến như tự thân giác tánh nội tại tự-hiện (năng lượng của thật tánh của tâm),
Và con sẽ nhận ra nó chỉ là các hình tướng của bardo.34

Ngài Jigme Lingpa viết:

Nếu con phân tích bardo của bản tánh tối thượng
Thì có nhiều khía cạnh để phân tích.
Nhưng, thay vào đó, nếu chỉ phân tích tự thân người phân tích,
Nó chẳng hiện hữu ở bất cứ đâu.
Nên cũng giải thoát khái niệm của không hiện hữu.
Đây là trạng thái thường giải thoát.

Ngài Longchen Rabjam viết:

Một yogi đạt giải thoát trong chính kiếp sống này,
Tan hòa nguyên tố đất vào nước, nước vào lửa, lửa vào gió, gió vào thức, và thức vào tánh sáng;
Sau đó, hợp nhất với (sự hợp nhất) trí tuệlãnh vực tối thượng
Họ vĩnh viễn an tâm trong trạng thái của bổn nguyên (Phật tánh).
Vì lợi ích của người khác, giống như một giấc mộng, trí tuệ với hai thân Phật 
Xuất hiện đến chúng sanh như các phẩm tính Phật để phục vụ họ.36

Bạn có thể nghe và đọc sách về những kinh nghiệm cận tử. Chúng đáng kinh ngạc thay! Truyền thống bardo của Tây Tạng tối thiểu cũng được một ngàn năm, và những kinh nghiệm cận tử là một chủ đề mới, nhưng nhiều khía cạnh lại giống nhau trong cả hai tài liệu, ngôn ngữ gần như giống hệt nhau. Tuy nhiên giáo lý bardo đi sâu hơn nhiều. Chúng trình bày những nguyên nhân và kết quả của nhiều giai đoạn bardo khác nhau và đi vào tận cùng của chúng thay vì chỉ đưa ra một ý niệm khởi đầu. Nói riêng, giáo lý bardo dẫn dắt chúng ta trong việc làm thế nào chuẩn bị và đối phó với những hoàn cảnh để cải thiện các kinh nghiệm bardo và kiếp sống tương lai của chúng ta.

Trong bardo cận tử và bardo của bản tánh tối thượng chúng ta chứng kiến nhiều loại ánh sáng và hiện tượng hình tướng khác nhau. Nhưng với nhiều người, nhất là người đã nhận biết, họ không ở trong cách nhận thức chủ thể – đối tượng. Người đã nhận ra (giác ngộ), thấy và cảm nhận chúng như sự hợp nhất. Bạn có thể thấy và cảm nhận hàng trăm sự việc cùng lúc. Bạn có thể thấy và cảm nhận mọi sự, không cần thiết phải qua đôi mắt mà là sự toàn bộ, như thể tất cả nó ở phía trước bạn. Tất cả là sự hoan hỷ, cực lạc, nhất như, và rộng mở – không phân biệt, giới hạn, xung đột, hay đau khổ. Bạn càng nhận biết cao thì bạn càng thấy hàng ngàn sự việc cùng lúc. Trái lại, nhiều người trong hoàn cảnh như vậy chỉ hoàn toàn kinh nghiệm sự đau khổ, sợ hãi, và chịu đựng.

Khi tôi nói “ánh sáng”, bạn có thể nghĩ về những chùm tia sáng hoặc hiện tượng như ánh sáng mặt trời bắt nguồn từ nơi nào đó. Nhưng trong nhận biết thực sự, bạn không nhận biết ánh sáng này như những đối tượng – những đối tượng của nhãn thức v.v... Bạn đang nhận biết ánh sáng như một sự trong sángquang minh, đó là an bình, hoan hỷ, cực lạc, rộng mở và nhất như, và trí tuệ tỏa khắp. Và bạn là ánh sáng và ánh sáng là bạn, hợp nhất. Đây là sự hợp nhất của bản tánh rộng mở (tánh Không) và trí tuệhình tướng xuất hiện tự nhiên (ánh sáng nội tại). Nguyên lý này là nền tảng thực sự từ Phật giáo mật tông nói về tính bất nhị, ánh sáng tự nhiên, sự trong sáng, xuất hiện tự nhiên, hiện diện tự nhiên, nhận biết cùng lúc, tự-hiện, vô sanh, và toàn giác.

Trong bardo, tâm bạn mất kết nối với năng lượng thân thể bạn, và cấu trúc của thân vật chất không kiểm soát hay ảnh hưởng đến chuyển động tâm thức bạn. Nếu bạn đã chuẩn bị tinh thần tốt trong cuộc sống thì trong bardo năng lựctác động của nhận biết tâm linh bạn sẽ ảnh hưởng nhiều trong việc cải thiện tiến trình cuộc sống bạn hơn bây giờ. Tâm bạn sẽ hùng mạnh và rộng mở hơn hướng đến bất cứ mục tiêu nào bạn sẽ tập trung vào, vì chúng đi cùng với nhau.

Ngay cả nếu không nhận ra thật tánh của các kinh nghiệm bardo, nếu bạn chỉ nghĩ với một tâm sùng kính, “Chúng là Phật tánh và các hóa thân Phật,” hoặc nói đơn giản, hãy suy nghĩ về chúng như những hiện tượng tích cực, thì chúng sẽ tạo ra an bình, hoan hỷ, và thảnh thơi trong bạn. Kết quả là, bạn sẽ đạt được sức mạnhtrí tuệ tâm linh. Bạn sẽ có thể điều khiển tiến trình bardo và sẽ dẫn đến một tái sanh tốt hơn.

Tối thiểu bạn nên tránh việc sợ hãi, rối loạn, hay bám luyến đến bất cứ kinh nghiệm hay hình tướng nào bằng suy nghĩ “Tất cả chúng đều không thật. Chúng chỉ là sự tạo tác của tâm tôi.” Sau đó hãy cố gắng nhớ lại các hỗ trợ tâm linh của bạn, như các vị thầy, giáo lý, và trên tất cả là các kinh nghiệm thiền định của bạn với niềm tin, sùng kính, trung thực, và hoan hỷ. Ngoài ra, điều này sẽ làm bạn có thể điều khiển tiến trình bardo và dẫn bạn đến một tái sanh tốt hơn.

Nói chung, với người bình thường, các kinh nghiệm của cả hai bardo cận tử và bardo của bản tánh tối thượng có thể kéo dài từ một phần nhỏ của một giây đến vài phút, nhưng họ có thể cảm thấy chúng kéo dài lâu hơn. Nhận thứckinh nghiệm của thời gian không cần thiết được đo lường theo một hệ thống khái niệm, cụ thể là những khái niệm mà chúng ta có hiện nay.

BARDO CỦA SỰ TRỞ THÀNH

Trong nghĩa phổ biến thuộc cộng đồng người Tây Tạng, đây là “bardo.” Đây cũng là bardo có thời gian dài nhất thuộc ba bardo sau này, vì những kinh nghiệm của bardo thứ hai và thứ ba có thể kéo dài trong một thời gian ngắn.

Nếu bạn là một người nhận biết cao hoặc ngay cả nhận biết vừa phải, bạn sẽ đạt giác ngộ trong bardo đời sống hoặc tối thiểu trong bardo của bản tánh tối thượng, và sẽ không đi qua bardo của sự trở thành. Nếu bạn là người có chút nhận biết, bạn có thể đi qua bardo trở thành rất nhanh mà không có kinh nghiệm đau khổ; do vậy, bằng việc nhớ lại nhận biết thiền quán của bạn, bạn sẽ tái sanh trong một biểu hiện tịnh độ (Rang bZhin sPrul sKu’i Zhing). Ở đó bạn sẽ nhận được ân phước của năm gia đình Phật và đạt Phật quả. Nếu là người chưa nhận biếttâm thức bạn chưa được chuyển di đến một cõi tịnh độ bằng bất kỳ phương tiện nào khác, như phowa, bạn sẽ đi đến bardo kế tiếp, bardo của sự trở thành.

Người bình thường trong bardo thứ hai và thứ ba có thể có kinh nghiệm rơi vào vô thức (hôn mê) [thay vì kinh nghiệm tánh quang minh của nền tảng, như nó là] và bị kinh hoàng bởi những xuất hiện của âm thanh, ánh sáng, tia sáng, và hình ảnh của những Bổn tôn. Thậm chí bạn không thể dám nhìn hay cảm nhận thật tánh và những hình tướng của thật tánh chính bạn, mà lại chống đối đấu tranh với chúng như những đối tượng – đối tượng trong hình thức của cá cthế lực xung đột.

Sau đó từ lực của không nhận biết (Ma Rig Pa) bản tánh tối thượng, tánh sáng của nền tảng, bạn cảm thấy sự xuất hiện của năng lượng nguyên tố gió, lửa, nước, và đất trong chính bạn, và chúng được đi theo bởi những tư duy của nhầm lẫn, tham dục, và gây hấn. Ý thức bạn, hay tâm, sẽ thoát khỏi thân thô nặng qua một trong chín cửa. (Cửa tốt nhất để thoát ra là qua lỗ mở đỉnh đầu hay thóp trên đỉnh đầu). Do kết hợp cùng với các năng lượng này và ý thức bạn, bạn sẽ cảm thấy về mặt tâm thức, bạn có một thân có đầy đủ mọi giác quan. Ngay cả một số kinh điển cũng nói về một thân vi tế (hay thân ánh sáng nhẹ), nhưng phần lớn đều đồng ý rằng nó là một thân tâm thức hay thân hình dung, không có bất cứ hình tướng thật nào. Tuy vậy, bạn sẽ cảm thấy có một thân với một số ánh sáng của chính nó, và bạn sẽ không cảm thấy ánh sáng của mặt trời hay mặt trăng.

Sau đó, bạn có thể đi qua các kinh nghiệm sau. Cuộc sống và tâm thức bạn không ổn định hay bền vững và mọi thứ sẽ thay đổi từ lúc này sang lúc khác tùy theo sự thay đổi tư duyảnh hưởng nghiệp lực của bạn. Bạn sẽ đến bất cứ nơi chốn và người nào bạn nghĩ trong tâm thức, chỉ trừ khi nó vượt khỏi phạm vi nghiệp của bạn. Nếu bạn nghĩ “New York,” lập tức bạn sẽ ở đó chẳng cần tốn thời giannỗ lực để đi đến đó. Bạn khó có thể ở yên một nơi và tập trung trên bất cứ tư duy nào, vì bạn luôn di chuyển, trôi nổi và bị đẩy đi chỗ này chỗ kia. Bạn liên tục chạy, bay, và di chuyển, như một sợi lông trong cơn bão, không có sự ổn định. Tâm bạn sẽ sắc bén hơn người bình thường và sẽ có một số loại tiên tri, biết được tư tưởng người khác; nhưng bạn sẽ có ít năng lực phân tích hay lập luận, vì thiếu sự ổn định của tâm thức. Tâm bạn có thể đi qua nhiều thay đổi của hạnh phúcđau khổ, hy vọngsợ hãi, thanh bình và khốn khổ trong mỗi một khoảnh khắc. Đôi lúc bạn hình dung sự nguy hiểm từ những nguyên tố như thể bạn bị chôn vùi dưới nhà, hang động, hay đất sụp, rơi và chìm trong nước, bị cháy trong lửa của cây hay nhà, và bị thổi bay trong gió bão.

Khi người chết thấy xác chết của họ, một số bám luyến vào nó, trong khi số khác lại ghét bỏ. Tuy nhiên, số khác không nhận ra thi thể họ và một cách huyền bí thấy nó như một thân tướng khác, như là xác chết của một con vật.

Bạn cũng có thể thấy thực phẩm mọi lúc, nhưng không thể hưởng được trừ khi nó được hồi hướng cho bạn. Phần lớn bạn chỉ có thể hưởng được mùi của thực phẩm đó.17 Bạn sẽ cảm thấy cô độc, không an toàn và sẽ luôn đi tìm nơi trú ẩn và ổn định. Khi bạn mệt mỏi vì bị cơn bão cảm xúc, tâm thức, nghiệp cuốn đi, bạn luôn tha thiết kiếm được chỗ trú ẩn hay tìm một chỗ để sinh ra, mà không quan tâm về việcbạn đang bị mắc kẹt vào loại hoàn cảnh nào. Mỗi tuần bạn phải kinh nghiệm toàn bộ tiến trình chết nhiều lần, đặc biệt nếu nó là một cái chết thê thảm.

Ngoài ra, vào lúc bắt đầu, trong một thời gian dài, bạn không thực sự nhận ra bạn đã chết vì bạn có ít năng lực lập luận. Bạn có thể đi đến bạn bè, nhưng họ sẽ phớt lờ bạn. Bạn có thể đến bàn ăn, nhưng chẳng ai cho bạn ghế hay phục vụ thức ăn cho bạn.
Thông thường thời gian trong bardo này khoảng từ một tuần đến bảy tuần, nhưng cũng có thể ngắn hơn hoặc trong một số rất ít trường hợp lại lâu hơn. Trong phân nửa thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy có thân và sự kết nối với kiếp trước, và trong phân nửa thời gian thứ hai, bạn sẽ cảm thấy mình có thân và các kinh nghiệm của lần sinh sắp đến.

Khoảng giữa thời gian trụ trong bardo này, nhiều kinh nghiệm đi đến phiên tòa của Tử Thần, vị Vua của Pháp luật (gShin rJe Ch’os rGyal), nơi bạn tái sinh sẽ được quyết định bằng việc kiểm tra các ghi chép nghiệp thiện và bất thiện trong quá khứ của bạn. Những người này chứng kiến người khởi tố và người bào chữa biện hộ hay chống lại những hành động công đức hay không công đức của họ, hỗ trợ sự tranh cãi của họ với nhiều bằng chứng khác nhau được đo lường bằng những viên sỏi, bàn cân, và gương.

Ngoài ra, từ khoảng giữa thời gian trụ trong bardo này, năng lượng nghiệp và cảm xúc của bạn sẽ chỉ ra cõi tái sanh của bạn. Nếu được thọ tái sanh trong cõi trời bạn sẽ thấy một ánh sáng trắng dịu. Tương tự bạn sẽ thấy ánh sáng đỏ nhẹ cho cõi bán thiên, xanh dương nhẹ cho cõi người, xanh lục nhạt cho cõi súc sanh, vàng nhạt cho cõi ngạ quỷ, và ánh sáng màu khói cho cõi địa ngục.

Bạn cũng có thể thấy cõi sinh ra của bạn trong những giới hạn biểu tượng, có thể bao gồm như sau. Nếu bạn đi thọ tái sanh vào cõi trời, bạn có thể cảm thấy như thể đi vào một lâu đài. Tương tự, bạn có thể thấy đi vào một bánh xe ánh sáng hay một trận chiến cho cõi bán thiên (a tu la), vào hang động trống rỗng hay lều bạt cho cõi súc sanh, một khu rừng, khúc cây, hay mền màu đen cho cõi ngạ quỷ, một hố đen hay một thành phố thép cho cõi địa ngục. Với cõi người bạn có thể cảm thấy như thể đi vào một hồ nước có thiên nga, ngựa, hay bò, hoặc đi vào màn sương, nhà cửa, thành phố, hoặc một đám đông người. Khi thời khắc tái sanh xảy đến, bạn sẽ thấy cha mẹ bạn đang giao hợp, và bạn có thể cảm thấy ghen tức với ngưới cha và thèm khát người mẹ, nếu bạn trở thành người nam, và ngược lại bạn sẽ thành người nữ. Cảm giác xúc cảm đó dẫn dắt bạn đi vào tử cung để thụ thai. Với sự nỗn sinh, thấp sinh, và hóa sinh, sự sinh ra của bạn thường được dẫn dắt bởi lực cảm xúc của tham hay sân.

Làm sao chúng ta điều khiển được bardo trở thành? Trước tiên, điều quan trọng phải nhận ra rằng bạn đã chết. Nếu hình ảnh bạn không phản chiếu trong gương, không có dấu chân trên cát hay tuyết, không có bóng bên cạnh thân bạn, và nếu người ta không đáp ứng bạn, thì bạn ở trong bardo. Hãy cố gắng đừng buồn phiền và choáng mà hãy cố tập trung vào bất kỳ ba điểm quan trọng sau.

Trước tiên, hãy nhận ra bạn ở tại mối nối quan trọng nhất của tất cả kiếp sống tương lai bạn và không thể để lãng phí một khoảnh khắc nào. Thứ hai, hãy cảm thấy hoan hỷ về bất cứ con đường tâm linh nào bạn đã theo đuổi trong cuộc sống mình, vì điều đó sẽ là nguồn ánh sáng, hoan hỷ, và an bình to lớn của hôm nay. Thứ ba, hãy nhớ lại một trong bất kỳ ba thực hành sau, tùy theo kinh nghiệm trong quá khứ bạn và sau đó an trụ với thực hành đó không sao lãng. (Nếu bạn là một người có nhận biết cao, chắc chắn bạn sẽ giác ngộ).

1. Nếu bạn là người có một số kinh nghiệm thiền định mật tông, bạn sẽ thấy những ánh sáng này như ánh sáng trí tuệ chiếu sáng, hoặc chuyển chúng thành ánh sáng tỏa sáng của trí tuệ. Ngoài ra, bạn có thể thấy chư Phật của năm gia đình Phật, như đã nhắc đến trong Thotrol,39 và đạt được giác ngộ. Nếu bạn cố gắng thấy với niềm tin, thì bạn sẽ thấy chúng như vậy, vì tất cả là sự tạo tác của tâm trong bardo.

Do vậy, hãy nhớ lại sự sùng kính của bạn đến chư Phật, chư tổ, và sự thiền định. Hãy nhận ra mọi kinh nghiệm này là nhất như, và mọi âm thanh, sắc tướng đều là năng lực biểu hiện của nhất như đó. Hãy là một với chúng, không bám chấp hay đấu tranh qua một quan điểm chủ thể và đối tượng. Sau đó an trụ thanh thản trong trạng thái nhận biết đó. Hòa nhập vào nó lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. Nếu bạn không là một thiền giả đã kinh nghiệm hay nhận biết, mà là một người tâm linh, trước tiên bạn nên cố gắng an định tâm, kiên định và tập trung vào những hỗ trợ tâm linh, thay vì bị thúc đẩy đi khắp nơi như những người trong bardo hay bị.

Trong Phật giáo mật tông Tây Tạng, có nhiều nghi lễ để Lama sẽ thực hiện cho người chết. Qua năng lực của cầu nguyện, tạo công đức, sùng kính, và thiền quán, vị Lama đem tâm của người chết vào một hình ảnh (hay một đồ vật) và làm ổn định họ với nó. Sau đó vị Lama ban giáo lý và ban quán đảnh để dẫn dắt tâm thức người chết đến Phật tánh, hoặc tối thiểu đến một tái sanh tốt. Nếu nghi lễ thiền định của vị Lama hùng mạnh, và nếu người chết có đủ thiện nghiệp, nghi lễ sẽ có hiệu quả nhất.

Hãy nhớ lại và trụ trong bất kỳ niềm tin, thiền định, hay tư duy tâm linh và cảm nhận nào mà bạn quen thuộc. Nếu bạn có thể nhớ, cầu khẩn lòng bi và năng lực của chư Phật, Bồ Tát, những vị thánh, nhà hiền triết, các vị thầy tâm linh, và sự thiền định, những kinh nghiệm tâm linh của bạn sẽ hùng mạnh vào lúc đi một mình này. Bất cứ những tư duy tâm linh, ký ức, hay kinh nghiệm mà bạn có, sẽ phát sinh sức lực của an bình, hoan hỷ, sùng kính, lòng bi, nhận thức thanh tịnh, và trí tuệ trong bạn (đó là sự nhận biết của bản tánh tối thượng và tướng quang minh của nó). Lực đó dẫn bạn đến giác ngộ hoặc đến một tái sanh tốt hơn (giống như cảm xúc tiêu cực gây tái sanh vào cõi thấp). Lực đó có thể làm lệch hướng con đường tái sanh vào cõi thấp của bạn, ngay cả nếu điều đó đã được chọn. Bất kỳ những kinh nghiệm tâm linhsức mạnh bạn đã có trong đời sống, chắc chắn sẽ đem lại kết quả vào lúc cần thiết này.

3. Nếu bạn không có kinh nghiệm tâm linh, khi khi kinh nghiệm những điều đang xảy ra này, hãy cố gắng đừng trở nên giận dữ, rối loạn, và sợ hãi, mà hãy thấy chúng chỉ như sự tạo tác của tâm bạn, giống như một giấc mộng. Không ai sắp đặt tất cả bardo này như nơi đến của bạn; chúng chỉ là những hình ảnh ảo tưởng do chính tâmcảm xúc tinh thần bạn. Hãy cố gắng rộng mở, tích cực, an định, và thanh bình, thay cho khái niệm bám chấp, nhận thức tiêu cực, chạy theo và đấu tranh với cảm xúc thù hận, tham dục, hay nhầm lẫn. Thương cảm những người khác cũng đang bị lang thang trong bardo mà họ không biết này. Nếu bạn có thể tạo ra hay duy trì trạng thái tích cực của tâm và năng lượng tâm linh như vậy, nó sẽ đem lại sự an định trong tâm bạn, giải phóng những năng lượng tiêu cực hay nghiệp trong bạn, và sự an bình trong tâm linh cùng ánh sáng sẽ nở rộ trong bạn, đem lại kết quả tái sanh vào một cõi hạnh phúc.

Bạn cũng phải cố gắng đảo ngược tiến trình thọ tái sanh vào các cõi thấp, nếu phải đối diện với chúng. Khi thấy các dấu hiệu tái sinh vào cõi thấp, ánh sáng dịu và các dấu hiệu, hay nơi chốn (hoặc cha mẹ) của nơi sinh trong một tái sanh thấp, điều quan trọng nhất là không nhiễm vào các tư duy cảm xúc của bám chấp, tham lam, bám luyến, căm thù, ghen tức, sợ hãi, rối loạn, v.v... Thay vào đó, hãy thấy tất cả với một tâm của tâm linh, một tâm của an bình, nhất như, và rộng mở. Hãy thấy chúng với an tĩnh bằng việc nhận ra chúng như những tạo tác của tâm bạn, hay thấy chúng như những hình tượng Phật nam hay nữ. Hãy cầu nguyện đến chư Phật và các vị thầy tâm linh để được các Ngài ban phước và hướng dẫn.

Bạn bè cũng có thể giúp bằng cách thực hiện những thực hành tâm linh, như thực hành phowa, tạo công đức, tịnh hóa những việc làm phi công đức, cầu thỉnh ân phước của chư Phật, niệm các bài nguyện, tụng niệm mantra, bố thí, cúng dường, phóng sanh, tạc tượng Phật, ghi chép kinh điển Giáo Pháp, xây dựng các đài kỷ niệm tâm linh, từ bỏ việc làm không công đức, sau đó hồi hướng mọi hành động công đức này cho bạn và cho tất cả bà mẹ chúng sanh vì sự hạnh phúcgiác ngộ của họ. Bất cứ công đức nào họ có thể làm và hồi hướng cho bạn sẽ lợi ích bạn, vì bạn là nguồn cảm hứng để họ làm và hồi hướng cho bạn và cho tất cả bà mẹ chúng sanh với tâm thức của tình thương, rộng mở, và lợi ích. Điều quan trọng cho bạn bè bạn là không suy nghĩ, đặc biệt là không nói hay làm điều gì có thể khởi động bất kỳ tư tưởng, cảm giác, hay cảm xúc tiêu cực trong tâm bạn, mà hãy suy nghĩ, và nhất là nói hay làm điều gì gợi cảm hứng an bình, hoan hỷ, và sức mạnh trong bạn.

Trong cuộc sống này, tâm thức tương đối ổn định vì có vị trí trong cấu trúc thân thể phàm tục này. Do vậy, nó dễ dàng có quan điểm tâm linhthói quen qua thiền định. Nhưng cũng khó có cơ hội tạo một thay đổi lớn hay sự tiến bộ đích thực vì tâm thức bị mắc kẹt và được lập trình trong hệ thống của thân thể trần tục, cứng nhắc của chúng ta.

Song, trong bardo, tâm thay đổi nhanh chóng trong một mối nối tạm thời có tác động mạnh, không bị quy định bởi thân thể vật chất. Do đó nó dễ dàng thay đổi hay cải thiện chuyến hành trình tương lai của bạn. Nhưng nó cũng khó tìm thấy một con đường không quen thuộc mới và tập trung vào đó. Vì tâm không thân của bạn trôi nổi mau chóng và liên tục cuốn đi vòng quanh với tốc độ cao.

Thế nên, nếu có thể tập trung tâm bạn vào các quan điểm tâm linhkinh nghiệm mà bạn có được trong đời này, trong lúc bạn vẫn còn có một nền tảng ổn định thì trong bardo những thói quen của kinh nghiệm đó sẽ dễ dàng tác động chuyến hành trình vào cuộc sống tương lai của bạn, bảo đảm một tương lai an bình, hạnh phúc, và trí tuệ to lớn.

May mắn thay, hôm nay bạn còn sống và tôi cũng còn sống. Chúng ta có cơ hội để chuẩn bị cho bardo và các kiếp tới của mình. Nếu chúng takinh nghiệm an bình, hoan hỷ, sức mạnh, và trí tuệ, thì khi ngày chết xảy đến, tất cả chúng ta sẽ có thể chào đón nó với suy nghĩ, “Ồ tuyệt vời thay, tôi đã chuẩn bị cho nó!” Tâm thức trong bardo trong sáng và hùng mạnh hơn, và kinh nghiệm của nó thì sắc bén hơn tâm thức hiện nay, được lập trình trong hệ thống nhận thức riêng của con người và bị kẹt trong cấu trúc của thân bằng máu thịt. Do đó, nếu có được một số kinh nghiệm của Giáo Pháp trong cuộc sống chúng ta, thì trong bardo chúng ta sẽ hưởng kết quả của đại an bình và nhẹ nhàng, hoan hỷ và được tán tụng với những gì chúng ta đạt được khi còn sống trong thế gian này.

Nếu đó là an bình, rộng mở, và trí tuệ trong tâm, mọi trạng thái tinh thầnhiện tượng chung quanh chúng ta có thể xuất hiện như những hình tướng tích cực. Năm cảm xúc của tâm chúng ta xuất hiện như năm trí tuệ, và năm nguyên tố của thân thể là năm ánh sáng nội tại, chư Phật và cõi Phật, năng lượng tự nhiên của trí tuệ. Hoặc tối thiểu, các hình tượng của chư Phật, Bồ Tát, Thánh nhân, Hiền triết, Lama, Dakini, và Daka sẽ dẫn dắt chúng ta đi qua bầu trời trong sáng đến cõi Phật an bìnhhoan hỷ nhất với một đại hiển bày của cúng dường huyền diệu, âm nhạc thanh bình, và các vũ điệu hoan hỷ, tràn đầy toàn bộ không gian. Giờ đây chúng ta sẽ đạt được năng lực đem an bình, ánh sáng, và hoan hỷ đó đến tất cả các bà mẹ chúng sanh của chúng ta.40

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 62317)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.