Thư Viện Hoa Sen

10 Acharya Lama Migmar Tseten Năm Kết Tập

13/10/201012:00 SA(Xem: 14358)
10 Acharya Lama Migmar Tseten Năm Kết Tập

10

Acharya Lama Migmar Tseten
Năm Kết Tập

Theo giáo lý Abhidharma (A Tỳ Đàm), mọi sự đều được phân loại thành hai nhóm, có điều kiện và không điều kiện. Tất cả sự vật có điều kiện được phân loại thành năm skandha (ngũ uẩn). Ở đây, có điều kiện có nghĩa các sự vật này được tạo ra theo nguyên nhânđiều kiện – đó là sự phụ thuộc lẫn nhau và không thể tự chúng xuất hiện.

Skandha được dịch là “kết tập” hay “thu thập”. Mọi sự vật có điều kiện đều bao gồm trong năm kết tập, vì trong luân hồi năm kết tập (ngũ uẩn) là nền tảng của sự phóng chiếu của “cái tôi” như chủ thể và “của tôi” như đối tượng. Ví dụ, khi người ta nhắc đến chính mình như “Tôi là như vậy và như vậy,” điều đó ám chỉ người, khi người ta nhắc đến sự vật, như “xe hơi của tôi,” điều đó ám chỉ đối tượng. Do vậy, sự tương tác nhị nguyên giữa hoạt động năm kết tập (karma) này và nhiễm ô là bất tận.

Nếu nghiên cứu sự vật có điều kiện xa hơn nữa, chúng ta có thể tìm thấy chúng là vật chất hoặc phi vật chất. Trong phi vật chất chúng ta tìm thấy thuộc trí tuệ hoặc không thuộc trí tuệ. Vì thế, trong năm kết tập chúng ta tìm thấy sự kiện, tâm thức hay hoạt động tinh thần, và chẳng có vật chất cũng không có sự vật của tinh thần. Trong ngũ uẩn này chúng ta nghiên cứu tất cả sự vật có điều kiện.

Trong Sutra (Hiển giáo – Giáo tông), giáo lý được ban bởi Đức Phật, chúng ta tìm thấy những đồng nghĩa khác nhau về sự vật có điều kiện. Đôi lúc trong Sutra, đồng nghĩa thứ nhất cho sự vật có điều kiệnthời gian (hay giai đoạn), trong ý nghĩa là có ba thời – quá khứ, hiện tại và tương lai – trong đó mọi sự vật có điều kiện đã xuất hiện, đang xuất hiện, hay sẽ xuất hiện. Đồng nghĩa thứ hai là nền tảng của thảo luận (hay nền tảng của diễn thuyết), có nghĩa rằng mọi sự vật có điều kiện này là nền tảng cho cái chúng ta đặt ra những tên khác nhau để chúng ta có thể nói về chúng. Đồng nghĩa thứ ba là sự chia cách (hay sự từ bỏ), trong ý nghĩa rằng để đạt được giải thoát hoàn toàn khỏi đau khổ, hay nirvana (niết bàn) người ta phải từ bỏ sự bám luyến vào sự vật có điều kiện. Đồng nghĩa thứ tư là nguyên nhân (hay nền tảng) vì mọi sự vật có điều kiện hiển nhiênphụ thuộc vào nguyên nhânđiều kiện.

Trong sutra, chúng ta cũng tìm thấy một vài đồng nghĩa cho sự vật nhiễm ô. Đầu tiên là kết tập nhiễm ô, có nghĩa mọi kết tập này giúp cho việc phát triển nhiễm ô. Thứ hai là tranh đấu (hay chiến tranh), vì sự nhiễm ô luôn luôn gây tổn thương cho chính mình và người khác. Đồng nghĩa thứ ba là đau khổ, vì nó là kết quả của nhiễm ô, và thứ tư là nguồn gốc của đau khổ, ám chỉ nhiễm ô như nguyên nhân của đau khổ. Đồng nghĩa thứ năm là thế gian, trong tiếng Tây Tạng là jigten; nghĩa đen của jigten là “đối tượng của sự mục nát.” Đồng nghĩa thứ sáu là nền tảng của sự hiểu sai, ám chỉ cái thấy nhiễm ô đặt nền tảng trên một số hiểu biết sai lạc. Đồng nghĩa thứ bảy là hiện hữu, ám chỉ chu trình liên tục của sinh và tái sinh.

Kết tập đầu tiên được gọi là rupa skandha (sắc uẩn) trong tiếng Phạn, và có thể có nghĩa “hình thái,” “thân thể,” hay “vật chất.” Tôi thích dùng chữ “vật chất” ở đây như việc biên dịch thích hợp nhất và gọi đây là sự kết tập của vật chất, bao gồm năm giác quan, năm đối tượng của cảm giác, và hình thái không thể thấy. Sự kết tập của vật chất được định nghĩa như “cái được hình thành bằng những nguyên tử.” Các giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân. Các cơ quan này là những nguyên tử kết hợp với nhau trong những hình dạng khác biệt, có thể sinh ra ý thức tương ứng khi gặp các đối tượng của cảm giác. Các đối tượng cảm giáchình tướng, âm thanh, mùi, vị, và những gì có thể sờ mó được (sắc, thanh, hương, vị, và xúc).

Sắc bao gồm bốn màu căn bản, xanh dương, vàng, trắng, và đỏ, và tám màu phụ: mây, khói, sương mù, bóng râm, ánh sáng mặt trời, ánh sáng khác ánh sáng mặt trời, và bóng tối. Vì chúng xuất hiện và biến mất nhanh chóng, các màu phụ được liệt kê để làm sáng tỏ bốn màu đầu tiên là có thật. Thông thường chúng ta nghĩ ánh sáng và đối tượng được chiếu xuống là như nhau. Để nhấn mạnh chúng là những hình tướng khác biệt, bốn cái kế tiếp được nhắc đến. Hình tướng (sắc) cũng bao gồm tám hình dạng – dài, ngắn, vuông, tròn, cao, thấp, bằng phẳng và không bằng phẳng. Bất cứ khi nào chúng ta thấy một đối tượng của cái thấy, chúng ta thấy màu sắc và hình dáng của nó. Mặc dù có vô số sự vật trên thế gian, mắt có thể nhận ra các mục riêng nhờ màu sắc và hình dáng của chúng.

Đối tượng cảm giác của tai bao gồm tám âm thanh khác nhau. Trước tiênâm thanh phát sinh bởi chúng sinh diễn tảý nghĩa và không có ý nghĩa; kế tiếpâm thanh tự nhiên sinh ra bởi gió, nước và còn nữa, cũng có và không có ý nghĩa. Mỗi bốn âm thanh này được chia thêm thành phạm trù êm dịu và thô ráp.

Đối tượng cảm giác của lưỡi có thể chia thành sáu vị: ngọt, chua, mặn, cay, đắng, và the..

Đối tượng cảm giác của mũi bao gồm bốn mùi, đó là tốt và xấu và cả hai mùi này có thể là dịu hay mạnh.

Đối tượng cảm giác của thân bao gồm mười một thứ có thể xúc chạm. Sự vũng chắc của đất, ẩm ướt của nước, sức nóng của lửa, và sự chuyển động của không khí được gọi là các nguyên nhân có thể xúc chạm, vì tất cả những xúc chạm dựa trên bốn nguyên tố này. Bảy xúc chạm khác – phẳng phiu, thô ráp, nặng, nhẹ, lạnh, đói, và khát – được gọi là những xúc chạm kết quả, vì chúng được tạo ra bởi sự mất quân bình của các nguyên tố. Ví dụ, người ta cảm thấy đói khi có nhiều khí và ít đất, và cảm thấy khát khi có nhiều lửa và ít nước.

sắc tướngâm thanh không bị tiêu hao bởi những giác quan của chúng, các đối tượng cảm giác này có thể được chia sẻ bằng nhiều mắt và tai. Vì thế, nhiều người có thể thấy cùng sự vật và nghe cùng âm thanh. Vì ba đối tượng khác của mùi, vị, và xúc chạm bị tiêu hao bởi những giác quan tương ứng của chúng, chúng không thể chia sẻ. Do vậy bất cứ người nào ngửi, nếm, hay xúc chạm bất cứ gì đều không thể chia sẻ với người khác.

Hình tướng không thể thấy là liệt kê thứ mười một của kết tập vật chất. Điều này chỉ được trường phái duy thực Vaibhashika Thắng Luận Tông) của Phật giáo ủng hộ. Họ giải nghĩa các nguyện tự-giải thoát như một ví dụ của hình tướng không thể thấy. Bất cứ lúc nào người ta thọ giới luật để rèn luyện thân và khẩu hành động sai lầm của họ, như giết hại và dối trá, người ta phát sinh ra sắc tướng không thể thấy với những đặc tính theo sau. Nó cùng với tâm vào mọi lúc, ngay cả khi tâm bị sao lãng hay trong thể nhập sâu. Do bản chất, hình tướng này hoặc tốt hoặc xấu. Nó sinh ra, duy trì, và phát triển bằng bốn nguyên tố. Hơn nữa, nó tồn tại liên tục với tâm.

Kết tập thứ hai được gọi là vedana trong tiếng Phạn, và tôi thích phiên dịch nó là “cảm giác.” Kết tập này được định nghĩa như “những kinh nghiệm phụ thuộc vào tính chất của đối tượng.” Theo kinh nghiệm dựa trên thân và tâm, cảm giác được liệt kê thành niềm vui thích, đau khổ, hạnh phúc, bất hạnh, và trung lập (dửng dưng). Hai cái đầu tiên là kinh nghiệm của thân, hai cái kế tiếpkinh nghiệm tinh thần. Cái cuối cùng ám chỉ cả hai kinh nghiệm vật chấttinh thần. Mọi kinh nghiệm thân thể xuất phát từ sự tương tác với đối tượng bên ngoài, trái lại kinh nghiệm tinh thần xuất phát từ những tư duy khác nhau. Mọi kinh nghiệm dễ chịu của thân được bao gồm trong cảm giác thích thú, và mọi kinh nghiệm dễ chịu về tinh thần được bao gồm trong hạnh phúc. Mọi kinh nghiệm khó chịu của thân được bao gồm trong cảm giác đau đớn, và mọi cảm giác khó chịu về tinh thần được bao gồm trong sự bất hạnh. Trong lúc thân thể dễ chịu và khó chịu và kinh nghiệm tinh thần được giải thích thành bốn phạm trù, thì những kinh nghiệm tinh thầnthân thể trung lập lại rơi vào một, vì cảm giác trung lập được kinh nghiệm một cách độc lập. Cảm giác trung lập không phản ứng như những thứ khác mà được kinh nghiệm theo sự có lợi và gây hại của đối tượng. Mọi cảm giác có thể phạm trù hóa như dễ chịu (hạnh phúc và khoái lạc), khó chịu (bất hạnhđau đớn), và hờ hững (trung lập) bởi bản chất. Cảm giác cũng bao gồm sáu cảm giác theo kinh nghiệm của sáu giác quan.

Kết tập thứ ba được gọi là samjna trong tiếng Phạn, mà tôi thích phiên dịch như “kết tập của quan niệm.” Kết tập này được định nghĩa như “cái chấp bám vào những đặc tính của đối tượng.” Bất cứ lúc nào đối tượng xuất hiện đến giác quan, ngay trong lúc đầu tiên đó, không có chấp bám. Chúng ta bám chấp đối tượng đó là quá khứ. Bất cứ khi nào chúng ta gặp người mới, trong khoảnh khắc đầu tiên, không biết được bất kỳ thông tin nào, chúng ta không thể bám chấp người đó. Chỉ sau khi chúng ta hình thành nhận thức về người đó dựa căn bản trên sự biểu hiện như hình dáng, màu sắc, tên gọi, hay những lời họ nói. Do vậy, chúng ta hình thành một hình ảnh tinh thần của đối tượng đặt căn bản trên sự xuất hiện của họ và những đặc tính khác nhau. Từ những hình ảnh tinh thần này hay tri kiến hiện hữu, chúng ta phán xét và phản ứng dựa căn bản trên điều kiện nhiễm ô của mình, đó là sự hình thành quan niệm do bám chấp những đặc tính của đối tượng. Quan niệm được đặt căn bản trên đối tượng hiển nhiên hay tên gọi, lời nói, không thể thấy, và thông tin đã biết.

Kết tập thứ tư được gọi là samkara trong tiếng Phạn; tôi thích phiên dịch chữ này như “kết tập của sự hình thành.” Kết tập này được định nghĩa như “sự vật có điều kiện không bao gồm trong bốn kết tập khác.” Bao gồm ở đây là tất cả các hoạt động tinh thần khác, ngoại trừ cảm giácquan niệm, cũng như mười bốn hình thành tách biệt đó là chẳng phải tâm, chẳng phải hoạt động của tâm thức, cũng chẳng phải vật chất. Theo Abhidharmakosha, bốn mươi bốn hoạt động tinh thần được bao gồm trong sự kết tập của hình thành, đó là nghiên cứu chi tiết triết học của một người.

Kết tập thứ năm được gọi là vijnana trong tiếng Phạn và được phiên dịch như “kết tập của ý thức,” được định nghĩa như “cái nhận biết về mỗi đối tượng.” Có sáu thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và tâm. Theo sự nghiên cứu của các skandha, ayatana, và dhatu, một cách tương ứng, tâm được gọi là vijnana, manas, và citta. Tâm cũng được gọi là vijnana trong các kết tập để ám chỉ sáu ý thức chỉ có trong hiện tại; mana và citta ám chỉ chúng vào những thời điểm khác.

 

Tạo bài viết
01/11/2010(Xem: 46730)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: