Thư Viện Hoa Sen

Thuật Ngữ

18/10/201012:00 SA(Xem: 21643)
Thuật Ngữ

THUẬT NGỮ 

A La Hán (Arhat) – dgra bcom pa. Trở thành một A La Hánmục đích cuối cùng của Thanh Văn Thừa. Đây là một loại Niết Bàn, siêu vượt sinh tử (không phải bị tái sinh trở lại), nhưng không đạt được Phật Quả. Nghĩa đen của từ Tây Tạng muốn nói tới những bậc đã chế ngự được kẻ thù, tức là chế ngự được những cảm xúc tiêu cực
A Tỳ Đàm hay Vi Diệu Pháp (Abhidharma) – mngon pa, Luận Tạng, một trong Tam Tạng. Đây là nền tảng của khoa tâm lý và luận lý học Phật Giáo. Luận này mô tả vũ trụ, những loại chúng sinh dị biệt, những bước tuần tự trên con đường đi tới giác ngộ, bác bỏ những luận cứ sai lầm, v.v. 
A Xà Lê (Acarya) – slod dpon, 1) vị Thầy. 2) tương đương với Đạo Sư tâm linh hay Lạt Ma. Xem Đạo Sư Kim Cương
A Xà Lê Liên Hoa (Acarya Padma) – slod dpon padma, Đạo Sư Liên Hoa Sanh, xem Padmasambhava. 
Adhicitta – sems lhag can, tiền thân của Garab Dorje trong các cõi Trời
Akanistha (Sắc Cứu Cánh Thiên) – ‘og min, nghĩa đen “tối thượng.” Cõi Trời hay cõi Phật tối cao. Có sáu nơi khác nhau mang tên này, từ cõi Trời thứ tám của các vị Trời thuộc Tứ Thiền lên tới Cõi Akanistha tối thượng, là một cõi Phật siêu vượt mọi nghĩ bàn. 
Aksobhya (Bất Động Như Lai) – mi bskyod pa, Đức Phật Bất Động thuộc Kim Cương Bộ. Xem Ngũ Bộ Phật. 
Ambrosia (Cam Lồ) – bdud rtsi, Phạn. amrita, nghĩa đen: bất tử. Chất cam lồ (rtsi) chiến thắng quỷ ma (bdud) của sự chết. Đây là một biểu tượng của trí tuệ
Amitabha (A Di ĐàVô Lượng Quang Phật) – ‘od dpag med, nghĩa đen: vô lượng ánh sáng. Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thuộc Liên Hoa Bộ. Xem Ngũ Bộ Phật. 
Amitayus (Vô Lượng Thọ Phật)– tshe dpag med, nghĩa đen: vô lượng thọ mạng. Đức Phật của sự trường thọ
Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật) – don yod grub pa, nghĩa đen: đấng thành tựu những điều có ý nghĩa. Đức Phật Bất Không Thành Tựu thuộc Nghiệp Bộ. Xem Ngũ Bộ Phật. 
An định (chỉ) – zhi gnas, Phạn: samatha, căn bản của mọi pháp tu thiền định. “Tâm sao lãng do những đối tượng khác gây ra được làm cho an định (zhi), tâm an trụ (gnas) không xao động trong thiền định.” DICT Ananda – kun dga’ bo, một người em họ của Đức Phật, sau trở thành thị giả của Ngài. Ananda có công trong việc giữ gìn giáo lý sau khi Đức Phật tịch diệt, bởi ông có thể nhớ lại tất cả những gì mà ông đã được nghe Đức Phật giảng dạy. 
Anandagarbha – bde mchog snying po, danh hiệu khác của Adhicitta (Garab Dorje). 
Angulimala – sor mo threng ba, một trong những đệ tử của Đức Phật, mặc dù đã từng giết hại chín trăm chín mươi chín người, nhưng nhờ tịnh hoá các ác hạnh của mình, Ngài đã đạt được quả vị A La Hán. Danh hiệu của Ngài có nghĩa là “Tràng hoa các ngón tay.” 
Anuyoga (A-nậu Du Già) – đứng thứ hai trong ba nội du già (inner yogas) và thứ tám trong chín thừa, theo cách phân loại của phái Nyingmapa. Trong phái du già này, điểm chính yếu được nhấn mạnh được đặt trên giai đoạn toàn thiện (thành tựu), đặc biệt là việc thiền định về các kinh mạch và năng lực
Arura và kyurura – Terminalia chebula và Emblica officinalis, các dược thảo. Arura là biểu tượng của Đức Phật Dược Sư
Aryadeva (Thánh Thiên) – ‘phags pa lha (thế kỷ thứ 2), vị đệ tử nổi tiếng nhất của Nagarjuna (Long Thọ). Ngài đã bình giảng giáo lý của Thầy mình trong số luận thuyết về triết học Madhyamika. Xem Trung Đạo
Asanga (Vô Trước) – thogs med (thế kỷ thứ 4), một trong Lục Pháp Bảo, là vị sáng lập phái Yogachara và tác giả của nhiều bộ luận (sastra) quan trọng, đặc biệt là năm giáo lý mà Ngài thọ nhận từ Đức Maitreya (Di Lặc). 
Atisa – (982-1054), cũng được gọi là Dipamkara hay Jowo Atisa (jo bo a ti sha). Đạo sưhọc giả Ấn Độ vĩ đại này là một trong những vị Thầy trưởng lãotu viện nổi tiếng Vikramasila, là một đệ tử trì giữ nghiêm cẩn giới luật tu viện. Ngài thọ nhận các giáo lý Bồ Đề tâm từ nhiều bậc Đạo Sư quan trọng, và đặc biệttừ Pháp vương Suvarnadvipa (Dharmakirti – Pháp Xứng), và học tập dưới chân vị Thầy này ở Indonesia. Ngài trải qua mười năm ở Tây Tạng, giảng dạy và tham gia phiên dịch các bản văn Phật Giáo. Chúng đệ tử của Ngài lập nên phái Kadampa. 
Atiyoga (Đại Viên Mãn) – pháp du già cao nhất trong ba nội du già (inner yogas), tột đỉnh của Chín Thừa theo cách phân loại của phái Nyingmapa. Xem Đại Viên Mãn
Avalokitesvara (Quán Thế Âm/ Quán Tự Tại) – spyan ras gzigs (Chenrezi), một trong Tám Trưởng Tử (của Đức Phật). Là tinh tuý của ngữ của tất cả chư Phật, và là ứng thân của lòng bi mẫn của các Ngài. 
Ấn phẫn nộ (đe doạ) – sdigs mdzubs, Phạn: tarjani mudra, cử chỉ đe doạ, chỉ tay bằng cả ngón trỏ và ngón út. 
Ba Anh em – sku mched gsum, ba đệ tử chính của Drom Tonpa: Potowa, Chengawa và Puchungwa. 
Ba quả vị thanh tịnh (địa)– dag pa sa gsum, các quả vị (địa) Bồ Tát thứ tám, thứ chín và thứ mười; gọi như thế là vì các Bồ Tát ở mức độ tu chứng này hoàn toàn thoát khỏi các chướng ngại thuộc cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng). (nyon sgrib). 

Ba Cõi – xem Tam Giới
Ba độc (Tam độc) – dug gsum, ba loại cảm xúc tiêu cực gồm tham, sân và si. Xem năm độc. 
Ba giới nguyện – sdom pa gsum, Phạn: trisamvara, các giới nguyện của Biệt Giải Thoát, các giới luật Bồ Tát và các mật nguyện (samaya) của Mật Thừa. 
Ba la mật (Paramita) – xem pháp toàn thiện siêu việt
Bà la môn – bram ze, một trong bốn đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ thời xa xưa, đẳng cấp tăng lữ
Ba mạn đà la – dkyil ‘khor gsum, các mạn đà la của thân, khẩu và ý là những hiển lộ của bản tánh nguyên sơ: sắc tướng như là Bổn Tôn, âm thanh như là câu minh chú và các niệm tưởng như là trí tuệ
Bà Mẹ Chân Chính Sắc Đen Phẫn Nộ – ma cig khros ma nag mo, Phạn: Krodhakali, nghĩa đen: bà mẹ sắc đen và phẫn nộ. Một hiển lộ của Samantabhadri trong thân tướng của Báo Thân phẫn nộ, một khía cạnh khác của Vajravarahi (rdo rje phag mo). 
Ba môn học – xem tam học
Ba mươi lăm vị Phật – sangs rgyas so lnga hoặc bde gshegs so lnga, Ba mươi lăm vị Phật Sám hối, tượng trưng cho sự toàn trí toàn giác của chư Phật, sẵn sàng tịnh hoá các tội nghiệp trong tất cả ba mươi lăm phương hướng trong không gian (bốn hướng chính, bốn hướng trung gian, tám và mười sáu hướng phụ, trung ương, điểm thấp nhất và điểm cao nhất). 
Ba Nguồn Gia Trì (Ba Lực Gia Trì - Three Roots) – rtsa gsum, Lạt Ma, là cội gốc hay suối nguồn của các năng lực gia trì; Bổn Tôn, là suối nguồn của các thành tựu; và Dakini (Thiên Nữ Trí Tuệ hay các vị Hộ Thần), là suối nguồn của tất cả các công hạnh (hoạt động). 
Ba phương pháp siêu việt – dam pa gsum. Xem pháp chuẩn bị, công phu chính yếukết thúc
Ba Thân (kaya) – sku gsum, Phạn: trikaya, nghĩa đen: Ba Thân: gồm ba khiá cạnh của Phật Quả: Pháp Thân, Báo ThânHoá Thân
Ba thực phẩm ngọt – mngar gsum, đường, mật đường và mật ong. 
Ba thực phẩm trắng – dkar gsum, sữa, bơ và sữa đông, theo truyền thống là những món được coi là những thực phẩm rất thanh tịnh
Ba thời – dus gsum, Phạn: trikala, quá khứ, hiện tạivị lai
Ba ý niệm (tạo tác) – ‘khor gsum, chủ thể, đối tượng và hành động, được nhìn như là có một sự hiện hữu thực sự và độc lập
Bách Hộ Phật – xem Trăm Đấng Hộ Phật. 
Bách Tự Minh Chú (Một Trăm Âm) – yig brgya, bài chú của Đức Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva), tượng trưng cho tinh tuý của Trăm Đấng Hộ Phật (Bách Hộ Phật). 
Bài ca Kim Cương – rdo rje mgur, bài ca (mgur) diễn tả những kinh nghiệm nội tại của một hành giả du già (yogi) và sự chứng ngộ của Ngài về bản tánh bất hoại (kim cương) tối hậu
Bản tánh chân không, tánh sáng và lòng bi mẫn – ngo bo, rang bzhin, thugs rje. Cái thấy của Đại Viên Mãn: chân tánh cốt tuỷ của tâm và tất cả các hiện tượng đều là tánh Không; sự hiển lộ của chân tánh ấy là tánh sáng; lòng bi mẫn của tánh ấy thì bao trùm rộng khắp. 
Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava) – rin chen ‘byung gnas, Đức Phật thuộc Bảo Sanh Bộ. Xem ngũ bộ Phật. 
Báo Thân (Sambhogakaya) – longs spyod rdzogs pa’i sku, Thân Thọ Dụng Viên Mãn (Body of Perfect Enjoyment), thể tánh chói sáng tự nhiên của Phật Quả, chỉ các bậc chứng ngộ cao mới nhận biết được. 
Bảy báu vật cao quý (Thất thánh tài) – ‘phags pa’i nor bdun, Phạn: saptadhanam, niềm tin, giới luật, rộng lượng (bố thí), kiến thức, tận tâm, khiêm tốn và trí tuệ
Bám chấp – ‘dzin pa, nghĩa đen; nắm giữ, cũng có nghĩa là có một sự tin tưởng. Vì thế “chấp ngã” cũng có thể được hiểu là “tin vào một cái Tôi.” 
Bậc khám phá kho tàng tâm linh (Khai Mật Tạng Vương), xem kho tàng tâm linh
Bậc siêu phàm – skyes bu dam pa, “bậc chứng ngộ có khả năng hoạt độnglợi lạc của những chúng sinh khác trong một phạm vi rộng lớn.” DICT. 
Bẩm sinh (trí tuệ, hỉ lạc…) – lhan skyes, Phạn: sahaja, nghĩa đen: đồøng sinh ra, có nghĩa là trí tuệ, tâm thái hỉ lạc, và Niết Bàn nói chung đều hiện diện tiềm tàng trong ta cho dù ta kinh qua vô minh, đau khổluân hồi sinh tử. Hai phương diện của một bản tánh và cùng một bản tánh thì “đồng sanh”, nhưng được xem như là như những gì đối nghịch bởi những tâm thức không giác ngộ
Bất Động Phật – xem Aksobhya hay Điều Hỷ Quốc. 
Bất Không Thành Tựu Phật – xem Amoghasiddhi.
Bằng hữu tâm linh – chos grogs, các đệ tử của cùng một vị
Đạo Sư, hay của những vị mà ta đã nhận giáo lý. Có được những mối liên hệ hài hoà với những người như thế được coi là điều trọng yếu, nhất là trong Kim Cương thừa
Bhagavan (Thế Tôn) – bcom ldan ‘das, một danh hiệu của Đức Phật. Ngài từng chế ngự bốn quỷ ma, sở hữu (ldan) mọi phẩm tính của chứng ngộ, và siêu vượt (‘das) sinh tửNiết Bàn
Brahma (Phạm Thiên) – tshangs pa. Trong Phật Giáo, Brahma không được coi là một vị Hộ Phật trường cửu mà chỉ như là một vị cai quản chư Thiên của cõi Sắc Giới
Bhrikuti – jo mo khro gnyer can, một trong những thân tướng của Đức Quan Âm (Tara), nữ Bồ Tát của lòng từ bi. Danh hiệu này có nghĩa là “Ngườiø đàn bà với một cái chau mày trang nghiêm phẫn nộ.” 
Biển hồ – rol pa’i mtsho chen, “bảy hồ nước bao quanh Núi Tu Di, trong đó các Long Vương sinh sống và nô đùa.” DICT. 
Biệt Giải Thoát Giới (Ba la đề mộc xoa) – so sor thar pa, nghĩa đen: giải thoát cá nhân. Phạn: Pratimoksha. Các giới nguyện giải thoát cá nhân gồm có tám loại giới nguyện được dạy trong Vinaya (Luật Tạng), từ giới nguyện đơn giản trong một ngày cho tới các giới nguyện đầy đủ của các tăng sĩ thọ cụ túc giới. Xem ba giới nguyện. 
Bindu (Giọt tinh chất) – thig le, nghĩa đen: một vòng tròn, quả cầu, điểm tròn hay giọt, nhưng cũng cùng một loại với những ý nghĩa trừu tượng hơn. Chúng tôi đã dùng Phạn ngữ này trong chương viết về chuyển di tâm thức để nhấn mạnh về việc các mức độä ý nghĩa của chữ này rất đa tạp; trong những tình huống khác chúng tôi dịch cũng thuật ngữ đó là tinh tuý. 
Bình bát bằng sọ người – thod phor, Phạn: kapala. Đỉnh của một cái sọ được một vài hành giả du già dùng làm một cái bát trong một số nghi lễBình bát này tượng trưng cho vô ngã
Bình đẳng – mnyam pa nyid, Phạn: samata. Vạn pháp cùng có bản tánh của tánh Không
Bảo bình vĩ đại – gter chen po’i bum pa, một trong tám dấu hiệu tốt lành. Dấu hiệu này tương ứng với cổ họng của Đức Phậttượng trưng các giáo lý đáp ứng mọi điều mong cầu. 
Bảo Tháp (Stupa) – xem Bodhnath. 
Bodhnath – bya rung kha shor, được phát âm là “Jarungkashor”, một trong hai đại bảo tháp trong thung lũng Kathmandu. Lịch sử của việc xây dựng tháp này gắn liền với sự du nhập của Phật GiáoTây Tạng và được mô tả trong Lịch Sử Bảo Tháp Jarungkhashor, trong một tàng kinh được Sakya Zangpo khám phá (Keith Dowman phiên dịchTruyền Thuyết của Đại Bảo Tháp, Berkeley, Nhà Xuất bản Dharma, 1973). 
Bonpo – bon po, các tín đồ của đạo Bon, là truyền thống tôn giáo thịnh hànhTây Tạng trước khi Phật Giáo du nhập vào xứ này. 
Bồ Đề Tâm – byang chub kyi sems, nghĩa đen: tâm giác ngộ. Trên bình diện tương đối, đây là ước muốn đạt được Phật Quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Từ này cũng bao gồm việc thực hành pháp tu của lòng từ, bi, sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba la mật), v.v. là những pháp tu cần thiết để đạt được mục đích của Phật Quả. Trên bình diện tuyệt đối, đây là kinh nghiệm nội quán sâu sắc, chứng ngộ trực tiếp bản tánh của chân như tối thượng
Bồ Tát (Bodhisattva)– byang chub sems dpa’, 1) một hiện thân với quyết tâm muốn đưa tất cả chúng sinh tới bờ giác ngộ và đang thực hành con đường Bồ Tát. 2) một Bồ Tát siêu phàm là bậc đã đạt được một trong mười quả vị (địa) của Bồ Tát
Bồ Tát Tu Viện Trưởng – danh hiệu đôi khi được biết tới của Ngài Tịch Hộ (Santaraksita). 
Bốn ẩn dụ – ‘du shes bzhi, Nghĩ tưởng về bản thân như người bị bệnh, thiện tri thức như thầy thuốc, Pháp như phương thuốc, và việc thực hành giáo huấn của Ngài như phương pháp để hồi phục
Bốn cách để nhiếp thọï chúng sinh (Tứ nhiếp pháp) – bsdu ba’i ngos po bzhi, Phạn: catuhsamgrahavastu, bốn cách trong đó một vị Bồ Tát có thể thu phục (nhiếp thọ) các đệ tử: 1) rộng lượng (sbyin pa, Phạn: dana), 2) biểu lộ bằng lời nói một cách vui vẻ (snyan par smra ba, priyavadita), 3) giảng dạy phù hợp với căn cơ của từng người (don mthun pa, samanarthata), 4) hành xử phù hợp với những gì Ngài giảng dạy (don spyod pa, arthacarya). 
Bốn chướng ngại – sgrib bzhi, các chướng ngại của 1) các cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng), 2) các chướng ngại gây ra bởi nghiệp (nghiệp chướng), 3) các chướng ngại gây bởi ý niệm (sở tri chướng) và 4) các chướng ngại gây ra bởi các tập quán quen thuộc. Xem hai chướng ngại
Bốn hỉ lạc – dga’ ba bzhi, Phạn: caturananda, bốn kinh nghiệm vi tế tăng trưởng của lạc vượt lên trên các cảm xúc bình phàm, được nối kết với công phu hành trì pháp quán đảnh thứ ba, hay quán đảnh trí tuệ
Bốn hay sáu phân loại Mật điển (Tantra) – rgyud sde bzhi hay drug, cách phân loại các Mật điển thành ra bốn phần: Kriya, Carya, (hay Upa), Yoga và Anuttarayoga (sự phân loại này thường được dùng trong các phái Tân Dịch - New Translations School); hay thành sáu nhóm: Kriya, Upayoga, Yoga, Mahayoga, Anuyoga và Atiyoga (thường dùng trong Truyền thống Cổ Mật). 
Bốn công hạnh (Tứ chủng pháp) – phrin las bzhi, bốn loại hoạt động được những bậc chứng ngộ thực hiện, để giúp đỡ những người khác và tẩy trừ những hoàn cảnh bất lợi: làm cho an bình (zhi ba), làm cho tăng trưởng (sgyas pa), điều phục (dbang) và chế ngự một cách mãnh liệt (drag po). 
Bốn nguồn đau khổ – sdug sngal gyi chu bo chen po bzhi, sanh, bệnh, lão và tử. 
Bốn quán đảnh – dbang bzhi, quán đảnh tịnh bình, quán đảnh ẩn mật, quán đảnh trí tuệquán đảnh ngôn từ cao quý. 
Bốn quỷ ma – bdud bzhi, xem chú thích 230. Cũng xem quỷ ma. 
Bốn Thân – ba Thân cộng thêm svabhavikakaya, ngo bo nyid kyi sku, Thân Tự Tánh, tượng trưng tính chất bất khả phân của ba Thân đầu tiên. 
Bốn linh kiến – snang ba bzhi, bốn giai đoạn liên tiếp trong pháp hành trì thogal trong Đại Viên Mãn: 1) Pháp tánh (dharmata) thực sự xuất hiện (chos nyid mngon sum), 2) sự phát triển của các kinh nghiệm và các huyễn tướng (nyams snang gong ‘phel), 3) Giác tánh đạt đến mức cao tột (rig pa tshad phebs), 4) sự cạn kiệt của các hiện tượng siêu vượt tâm thức (chos zad blo ‘das). 
Bổn Tôn – xem Yidam. 
Bốn trạng thái vô sắc – gzugs med bzhi, bốn phân loại của trạng thái định, gồm có không vô biên xứ (nam mkha’ mtha’ yas), Phạn: akasanantya), thức vô biên xứ (nam shes mtha’yas, vijnanasanantya), vô sở hữu xứ (ci yang med pa, akimcanya), và phi tưởng phi phi tưởng xứ(‘du shes med ‘du shes med min, naivasamjnasamjna); bốn cõi Trời tương ứng với những loại định này. 
Buddha – xem Phật (Tạng: sangye). 
Ca Diếp – xem Kasyapa. 
Camaradvipa – rnga yab gling, một trong tám tiểu lục địa trong vũ trụ quan Ấn Độ thời xa xưa, phía tây của Jambudvipa (cõi Diêm Phù Đề). Đây là lục địa tây nam được ám chỉcõi Phật mang tên Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ. 
Cảm xúc (cảm thọ) – xem chướng ngại, chướng ngại thuộc cảm xúc tiêu cực hay Bốn chướng ngại
Cấp độ (tu chứng) – xem địa Bồ Tát
Cấp độ siêu phàm – xem địa Bồ Tát
Các vị Trời phi tưởng – ‘du shes med pa’i lha, chư Thiên trong cõi Vô sắc
Các vị Trời và quỷ ma – lha ‘dre, nói chung ám chỉ mọi loại tinh linh khác nhau, dù có ích lợi (lha) hay là tai hại (‘dre). 
Cái thấy (kiến) – lta ba, Phạn: dristi, 1) quan điểm, lòng tin. 2) quan điểm chính xác, hiểu biết thấu suốt chân chính về trạng thái tự nhiên nhất như của tất cả các hiện tượng
Cây Giác ngộ (cây Bồ Đề) – byang chub kyi shing, Đức Phật đã đạt được giác ngộ ở cội cây này. 
Cây như ý – dpag bsam gyi shing, loại cây kỳ diệu có gốc rễ ở cõi A Tu La nhưng lại kết trái trong cõi Trời thứ Ba Mươi Ba (Đao Lợi Thiên hay Đế Thích Thiên). 
Cam lồ – xem ambrosia. 
Cảm xúc tiêu cực – nyon mongs pa, Phạn. klesa, “các hiện tượng trong tâm tấn công thân và tâm, và đưa dẫn tới các hành vi ác hại, gây nên một trạng thái đau khổ trong tâm thức.” DICT. AT: các cảm xúc đau buồn, tham đắm, phiền não. Từ đồng nghĩa với độc (dug). Xem năm độc. 
Câu Lưu Tôn Phật (Destroyer-of-Samsara Buddha) – xem Krakucchanda. 
Chagme Rinpoche – xem Karma Chagme. 
Chakshingwa, (Geshe) – lcags shing ba, một geshe Kadampa, đệ tử của Langri Thangpa. 
Chày kim cương – xem vajra. 
Chân đế – xem Chân lý tuyệt đối
Chân lý tương đối (Tục đế) – kun rdzob bden pa, Phạn. samvriti satya, chân lý hiển lộ bề ngoài được nhận thức và coi như thực có bởi những tâm thức mê lầm
Chân lý tuyệt đối (Chân đế) – don dam bden pa, Phạn. paramartha satya, chân lý đích thực được nhận thức bằng trí tuệ, không có sự tạo tác của tâm thức. Tính chất của chân đế hay chân lý tối thượng thì “siêu vượt tâm thức, không thể suy lường, không thể diễn bày” (Patrul Rinpoche). Cũng xem chân lý tương đối
Chân nghĩa (Liễu nghĩa) – nges don, Phạn: nitartha, cách diễn tả trực tiếp chân lý từ quan điểm của những bậc chứng ngộ. Xem phương tiện nghĩa. 
Chấp ngã – xem bám chấp. 
Chekawa Yeshe Dorje – ‘chad kha ba ye shes rdo rje (1101¬1175), một geshe Kadampa nổi tiếng. Ngài đã hệ thống hoá các giáo lý Chuyển Tâm thành bảy điểm, và làm cho giáo lý này dễ hiểu hơn. Xem Đại Đạo Tỉnh Giác của Jamgon Kongtrul, Shambhala, 1987, và Dũng Khí Toàn Giác, Dilgo Khyentse, Bản của Padmakara, 1992 (khắp thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ) và Snow Lion, 1993 (riêng ở Bắc Mỹ). 
Chengawa, (Geshe) – spyan snga ba (1038-1103), đệ tử của Drom Tonpa, là người bắt đầu truyền dạy các giáo huấn khẩu truyền Kadampa. 
Chenrezi – spyan ras gzigs, danh hiệu Tây Tạng của Đức Avalokitesvara (Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại). 
Chín Đại-Quảng-Trí (Nine Expanses) – klong dgu, chín phân loại của Đại-Quảng-Trí (klong sde) trong giáo lý Đại Viên Mãn
Chư – gcod, nghĩa đen: cắt đứt, đoạn diệt. Phương pháp thiền định trong đó ta cúng dường thân thể chính mình để cắt đứt bốn quỷ ma trong ta. Machik Labdron đã thọ nhận các giáo lý Chư từ vị Thầy Ấn Độ Padampa Sangye và từ Lạt Ma Kyoton Sonam, và truyền bá giáo pháp này trong xứ Tây Tạng.
Chogyal Pakpa – chos rgyal ‘phags pa (1235-1280), một trong tám đại học giả của phái Sakya được gọi là Sakya Gongma. Ngài trở thành vị giáo thọ của Hoàng Đế Mông Cổ Kublai Khan và quan Nhiếp Chính của Tây Tạng
Chuông – dril bu, Phạn: ghanta. Xem vajra (kim cương). 
Chủ nghĩa hư vô (Thuyết hư vô)– chad par lta ba, Phạn: vibhava drsti, thuyết duy vật, quan điểm phủ nhận sự hiện hữu của tiền kiếp trong quá khứ hay các kiếp tương lai, phủ nhận nguyên lý nhân quả, và v.v. (*Kinh văn Hán Việt thường gọi là Đoạn kiến hay Đoạn chấp). 
Chủ nghĩa vĩnh cửu (Thuyết vĩnh cửu) – rtag par lta ba, Phạn: atmadrsti, satkayadrsti, niềm tin nơi một thực thể hiện hữu bất diệt, ví dụ như một linh hồn. Được coi như một khuynh hướng triết học cực đoan. Xem chủ nghĩa hư vô. (*Kinh văn Hán Việt thường gọi là Thường kiến hay Ngã kiến, Ngã chấp). 
Chuyển luân vị (Chủ nhân mặt đất) – sa bdag, Phạn: bhumipati, một tinh linh chiếm cứ một địa điểm. 
Chuyển Luân Thánh Vương – ‘khor lo sgyur ba’i rgyal po, Phạn: cakravartin, 1) một thiên vương cai quản một hệ trong thế giới (theo vũ trụ quan của Phật Giáo). 2) một vị hoàng đế
Chư Thiên (các vị Trời) – lha, chúng sinh ở một trong sáu cõi, bị chế ngự bởi tánh kiêu ngạo. Để tránh sự lầm lẫn chúng tôi đã dịch lha là “Bổn Tôn” khi (được sử dụng trong một ngữ cảnh) ám chỉ một vị Phật hay một vị Bổn Tôn Trí Tuệ
Chướng ngại (chướng)– sgrib pa, Phạn: avarana, các yếu tố ngăn che Phật tánh của ta. Cũng xem: hai chướng ngại, bốn chướng ngại
Chướng ngại thuộc cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng)– nyon mongs kyi sgrib pa Phạn: klesavarana, “các niệm tưởng (thù ghét, tham luyến v.v..); chúng ngăn trở ta không đạt được sự giải thoát.” DICT. Xem chướng ngại
Chướng ngại thuộc tập khí (nghiệp chướng)– bag chags kyi sgrib pa, Phạn: vasanavarana, các khuynh hướng quen thuộc (tập khí) được in dấu trên tạng thức (thức nền tảng). Xem chướng ngại
Chướng ngạïi thuộc ý niệm (sở tri chướng) – shes bya’i sgrib pa, Phạn: jneyavarana “Đây là những ý niệm về chủ thể, đối tượng và hành động, chúng ngăn cản ta không đạt được Toàn Giác.” DICT. Xem chướng ngại
Cõi thấp – ngan song, các cõi địa ngục, các cõi của ngạ quỷsúc sinh
Cõi – xem sáu cõi luân hồi
Cõi Cực Lạc (Tịnh Độ) – bde ba can, Phạn: Sukhavati, cõi Phật ở phương Tây của Đức Phật Amitabha (A Di Đà). 
Cõi Hỉ Túc – dga’ ldan, xem Cung Trời Đâu Suất
Cõi Phạm Thiên (Brahma) – tshang pa’i ‘jig rten, Phạn: brahmaloka, nói chung, tất cả các cõi sắc và vô sắc
Cõi tịnh độ Cực Lạc – bde ba can, Phạn: Sukhavati, cõi Phật của Đức Amitabha (A Di Đà). 
Cõi Trời thứ Ba Mươi Ba (Đao Lợi Thiên hay Đế Thích Thiên) – gsum cu rtsa gsum, Phạn: Trayastrimsa, một cõi Trời trong Dục giới, trụ xứ của vua Đế Thích (Indra) và ba mươi hai vị đại thần. Xem tam giới
Con đường của cái thấy (Kiến đạo) (Path of Seeing) – mthong lam, Phạn: darsanamarga, con đường thứ ba trong năm con đường tu, trên con đường Bồ Tát Đạo. Được gọi là như vạây là bởi trên con đường đo,ù ta thực sự trực nhận được hai loại vô ngã (có nghĩa là vắng mặt của “bản ngã,” vắng mặt của sự hiện hữu vững chắc, độc lập). Hai loại vô ngã này gồm có vô ngã của một cá nhânvô ngã của các hiện tượng
Con đường của sự hợp nhất (Path of Joining) – sbyor lam, Phạn: prayogamarga, con đường thứ hai trong năm con đường tu. Trên con đường này, ta tự nối kết hay tự chuẩn bị để có thể trực nhận hai loại vắng mặt của bản ngã
Con đường vun bồi công đức (Path of Accumulating) – tshogs lam, Phạn: sambharamarga, con đường thứ nhất 
trong năm con đường tu hướng tới giác ngộ theo Bồ Tát Thừa. Trên con đường này, ta tích lũy những nguyên nhân (công đức) giúp ta có thể cất bước hướng tới giác ngộ
Cổ Mật – tức là truyền thống Nyingmapa. Xem Cựu Dịch, Cựu Phái Dịch Thuật. 
Cổ phái – tức là truyền thống Nyingmapa. Xem Cựu Dịch, Cựu Phái Dịch Thuật, Cổ Mật. 
Cung điện Liên Hoa Quang – padma ‘od kyi pho brang, cung điện của Đức Padmasambhava trong cõi Phật Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ. 
Cung điện Toàn Thắng – rnam rgyal pho brang, cung điện của cung Trời Đế Thích (Indra). 
Cung Trời Đâu Suất – dga’ ldan, cõi (ở tầng quả thứ tư) của các vị Trời thuộc Dục giới, trong đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tái sinh lần cuối cùng trước khi xuất hiện trong thế giới này. Hiện tại Đức Di Lặc (Maitreya), Đức Phật vị lai, đang an trụ trong Cung Trời Đâu Suất giảng dạy Đại Thừa. Phạn : Tushita. Xem ba cõi hay Tam giới
Cung Trời Tịnh Quang – ‘od gsal gyi lha, Phạn: Abhasvara, cấp độ cao nhất của các vị Trời thuộc Nhị Thiền (trong Sắc Giới). 
Cuộn giấy vàng – shog ser, miếng giấy (không nhất thiết phải là màu vàng) trên đó các bản văn của các kho tàng tâm linh (tàng kinh) được ghi chép laiï. 
Cúng dường lửa – gsur, pháp cúng dường được thực hiện bằng cách đốt thực phẩm trên than đá. Món cúng phẩm này được dâng lên cúng dường cho chư Phật, các vị Hộ Pháp, tất cả chúng sinh nói chung và đặc biệt là cho những tinh linh lang thang và những oan gia mà ta có những món nợ nghiệp với họ. gsur trắng thông thường được chuẩn bị với ba thực phẩm trắng và ba thực phẩm ngọt. gsur đỏ được chuẩn bị với thịt. 
Cửa Phạm Thiên – tshang pa’i bu ga, Phạn. brahmarandra, điểm tụ ở trên đỉnh đầu nơi kinh mạch trung ương chấm dứt
Cựu Dịch (Cựu Phái Dịch Thuật) – snga ‘gyur, danh hiệu được ban cho các giáo lý đầu tiên được dịch ra từ Phạn ngữtruyền báTây Tạng, là giáo lý của phái Cổ Mật, hay truyền thống Nyingmapa, ngược lại với các giáo lý được chuyển dịch và truyền bá từ thế kỷ thứ mười trở đi và là giáo lý sinh ra Tân Phái của Phật Giáo Tây Tạng
Dạ Ma (Yama) – ‘thab bral, Phạn: Yama, tên của một cõi Trời trong Dục Giới, có nghĩa là “vô chiến” và được gọi như thế là bởi vì các vị Trời ở đó không phải chiến đấu với các A Tu La. Xem ba cõi
Dagpo Rinpoche – dwags po rin po che (1079-1153), cũng được gọi là Gampopa, đệ tử nổi tiếng nhất của Milarepa và là vị khai sáng dòng truyền thừa Kagyu. 
Daka – mkha ‘gro, nghĩa đen: du hành trong Pháp Giới (Không Hành), hay dpa’ bo, vị anh hùng. Trong Kim Cương Thừa thì các vị Không Hành nam tương đương với Bồ Tát. Các vị Không Hành nam (Daka) tương đương với dakini (của phái nữ). 
Dakini (Nữ Không Hành, Thiên Nữ Trí Tuệ, Thiên Nữ Diệu Không) – mkha’ ‘gro ma, nghĩa đen: du hành trong hư không. Nguyên lý nữ được kết hợp với trí tuệ. Thuật ngữ này có vài mức độ ý nghĩa khác nhau. Có những vị Không Hành nữ hay Thiên nữ Diệu Không (dakini) bình thường, là những vị với một mức độ chứng ngộ tâm linh nào đó, và các vị dakini trí tuệ (Thiên Nữ Trí Tuệ) là những bậc hoàn toàn chứng đắc. Xem Ba Nguồn Gia Trì
Damchen – dam chen (rdo rje legs pa), một vị Hộ Pháp, bị Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) buộc phải hứa nguyện. 
Darsaka – mthong ldan, danh hiệu khác của Ajatasatru, nam tử của Vua Bimbisara (Bình Sa), vua xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) và là vị thí chủ quan trọng nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Mặc dù ông đã giết hại thân phụ mình, về sau ông ăn năn và tịnh hoá các hành nghiệp xấu ác của mình tới mức đạt được địa của một Bồ Tát
Dharmakaya – chos sku, nghĩa đen: Pháp Thân. Đây là thể tính của tánh Không của Phật Quả. Pháp thân cũng có thể được dịch như là thân của chân đếù, một thể tính tuyệt đối
Dharmata (Pháp tánh) – chos nyid, “bản tánh rỗng rang.” DICT. 
Dharmodgata – chos ‘phags, “Pháp Khởi Siêu Phàm,” vị Bồ TátThường Đề Bồ Tát (Sadaprarudita) đã thọ nhận giáo lý về trí tuệ bát nhã siêu việt
Diêm Phù Đề (Jambudvipa) – ‘dzam bu gling, lục địa phía nam, một trong bốn “trung châu” (lục địa) chính trong vũ trụ quan của Ấn Độ thời xa xưa, là nơi chúng ta đang sinh sống. Trong một vài hoàn cảnh, danh hiệu này ám chỉ miền Nam Á, và trong những hoàn cảnh khác, cõi này ám chỉ thế giới theo một ý nghĩa thông thường. 
Dipamkara (Nhiên Đăng)– Pháp danh của Ngài Atisa. 
Doha – một bài đạo ca trong đó một thành tựu giả (ví dụ như Ngài Saraha hay Virupa) diễn tả sự chứng ngộ của Ngài. 
Dòng truyền qua biểu tượng của các Vidyadhara – rig ‘dzin brda yi brgyud, dòng truyền dạy các giáo lý bằng phương tiện thiện xảo qua cử chỉ hay biểu tượng
Dòng nhĩ truyền hay truyền qua việc lắng nghe của chúng sinh bình thường – gang zag snyan brgyud, dòng truyền dạy mà vị Thầy cần phải sử dụng ngôn từđệ tử lắng nghe những lời lẽ ấy, hơn là sự truyền dạy giáo lý bằng tâm truyền tâm hay bằng cách dùng các biểu tượng
Dòng tâm truyền của các Đấng Chiến Thắng -rgyal ba dgongs brgyud, dòng truyền dạy giáo lý tâm truyền tâm. 
Drikung Kyobpa – ‘bri gung skyob pa (1143-1217), vị sáng lập Tu viện Drikung và tông phái Drikung Kagyu. 
Drom Tonpa – ‘brom ston pa, được gọi là ‘brom ston rgyal ba’i ‘byung gnas (1005-1064), đệ tử Tây Tạng chính yếu của Atisa, một trong những vị Thầy đầu tiên của phái Kadampa và là vị sáng lập Tu viện Radreng (rva sgreng) (thường được phiên âm là “Reting”). 
Druk Pema Karpo – ‘brug padma dkar po (thế kỷ thứ 16), Drukchen Rinpoche thứ 3, Đạo sưtác gia vĩ đại của phái Drukpa Kagyu và là vị sáng lập Tu viện Sangak Choling. 
Du Già – xem Yoga. 
Duyên hợp – ‘dus byas, Phạn: samskrita, được tạo nên (byas) do sự kết hợp (‘dus) giữa nguyên nhânđiều kiện (duyên). “Những hành vi thiện lành do duyên hợp có nghĩa là tất cả những hành vi được thực hiện mà không có được sự chứng ngộ tánh Không.” DKR 
Đà ra ni (Dharani)– gzungs, bài minh chúù được gia trì bởi một vị Phật hay Bồ Tát, có diệu năng cứu giúp chúng sinh. Có nhiều bài đà ra ni trong các Kinh điển (Sutra), thường khá dài. 
Đại Ấn (Đại Thủ Ấn) – xem Mahamudra. 
Đại Ca Diếp – ‘od srung chen po, một trong những đệ tử Thanh Văn xuất sắc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và là vị lãnh đạo trong số những người đầu tiên biên soạn Abhidharma (Vi Diệu Pháp). Sau khi Đức Phật tịch diệt, Ngài trở thành Giáo Chủ đầu tiên của Giáo Pháp, được giao phó trọng trách hộ trì Giáo lýTăng Đoàn
Đại dương bên ngoài – phyi’i rgya mtsho chen po, những đại dương bao quanh Núi Tu Di và bốn trung châu (lục địa) trong vũ trụ học Ấn Độ thời xa xưa. 
Đại lạctánh Không – bde stong, đại lạc được trực chứng mà không có sự bám luyến, rỗng rang như tánh Không
Đại Thế Chí – xem Vajrapani hay Tám Trưởng Tử Vĩ Đại. 
Đại Thành Tựu Giả – grub chen, một hành giả du già đã đạt tới thành tựu tối thượng
Đại Thừa – theg pa chen po, Phạn: mahayana, thừa (cỗ xe) của các Bồ Tát, “đại” là bởi cỗ xe này nhắm tới Phật Quả viên mãnlợi lạc của tất cả chúng sinh
Đại tiệc cúng dường – tshogs kyi ‘khor lo, Phạn: ganacakra, một nghi lễ trong đó ta ban gia trì, cúng dườngthọ dụng thức ăn và nước uống như chất cam lồ trí tuệ
Đại Viên Mãn (Dzogchen, Dzogpa Chenpo, Atiyoga) – dzogs pa chen po, tên khác của Atiyoga, pháp tu tối thượng của chín thừa. Viên Mãn có nghĩa là tâm thức, trong bản tánh của tâm, bao gồm một cách tự nhiên tất cả mọi phẩm tính cao quý của ba Thân: bản tánh của tâm ấy là tánh Không, Pháp Thân; biểu lộ tự nhiên của tâm ấy là tánh sáng, Báo Thân, và lòng bi mẫn của tâm ấy thì trùm khắp, Hoá Thân. Đại có nghĩa là pháp viên mãn này chính là một duyên khởi tự nhiên của vạn pháp. AT: đại toàn thiện. Giáo lý của Đại Viên Mãn được phân loại thành ba phần: phần tâm (sems sde), phần hư không (klong sde), và phần giáo huấn tâm yếu trực chỉ (man ngag gi sde). Cũng xem phần Dẫn nhập và Atiyoga. 
Đàm – bad kan, một trong ba thể dịch theo y khoa Tây Tạng. Cũng xem gió, mật. 
Đạo Sư Kim Cương – rdo rje slod spon, Phạn. vajracarya, “Đạo Sư tâm linh, người đã dẫn dắt ta đến trong một mạn đà la của Mật Thừa và ban cho ta những giáo huấn giải thoát.” DICT. 
Đạo Sư Tôn Quý xứ Oddiyana – o rgyan rin po che, một trong những danh hiệu của Đức Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). 
Đấng Bi Mẫn Siêu Phàm – ‘phags pa thugs rje chen po, một trong những danh hiệu của Đức Avalokitesvara (Chenrezig), Bồ Tát của lòng bi mẫn hay đại từ đại bi
Đấng Chiến Thắng – rgyal ba, Phạn: jina, một vị Phật. 
Đấng Đại Từ Bi (Đấng Bi Mẫn) – thugs rje chen po, danh hiệu của Đức Avalokitesvara (Quán Thế Âm hay Quán Tự Tại). 
Đấng Toàn Giác – kun mkhyen chen po, danh hiệu được biết tới rất nhiều của Ngài Longchenpa. 
Diệu Âm Phật – sgra dbyangs mi zad pa sgrogs pa, danh hiệu của một vị Phật (* dùng âm thanh du dương khai diễn Giáo Pháp làm cho tất cả chúng sinh đều được nghe). 
Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) – lhas byin, một người anh em họ của Đức Phật; sự ganh tị của ông đã ngăn cản không cho ông rút ra được bất kỳ lợi ích nào từ các giáo lý (của Đức Phật). 
Đế Thích – xem Indra. 
Đệ tử cư sĩ (Ưu bà tắc, Cận sự nam)– dge bsnyen, Phạn: upasaka, upasa người trì giữ các giới nguyện quy ynăm giới nguyện khác (hay chỉ một vài giới nguyện trong số đó): không sát sanh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, và không dùng chất gây say. Đây là một trong tám loại giới nguyện của Biệt Giải Thoát (Pratimoksa). 
Đức vua, Thần dân và Thiện hữõu – rje ‘bangs grogs gsum, Vua Trisong Detsen, đại dịch giả Vairotsana và thánh nữ Yeshe Tsogyal. 
Dharma – xem Pháp. 
Đi nhiễu (hành đạo) – skor ba, hành vi tôn kính trong việc đi bộ theo chiều kim đồng hồ xung quanh một vật linh thiêng, giữ tâm an địnhtỉnh giác, ví dụ như một điện thờ, bảo tháp, núi thiêng, hay ngôi nhà, và thậm chí một nhân vật, như một vị Thầy tâm linh
Địa Bồ Tát – ‘phags pa’i sa, nghĩa đen: các cấp độ (tu chứng) siêu phàm, Phạn: bhumi. Mười cấp độ (thập địa) của sự chứng ngộ mà các vị Bồ Tát đạt tới trên các con đường của cái thấy (kiến), của thiền định (thiền) và siêu vượt cái học. Một vài cách phân loại khác đã thêm vào những cấp độ phụ. “Những cấp độ này siêu phàm bởi chúng vượt xa chúng sinh bình thường.” DICT. 
Địa ngục – dmyal ba, Phạn: naraka, một trong sáu cõi, trong đó ta kinh nghiệm nỗi thống khổ mãnh liệt. Trong cõi địa ngục ta thường phải kinh qua những hậu quả của các hành nghiệp hơn là tạo ra những nguyên nhân mới. 
Điều Hỷ Quốc – mngon par dga’ ba, Phạn: Abhirati, tên của một đại kiếp và của cõi tịnh độ của Đức Phật Aksobhya (Bất Động Phật hay A Súc Bệ Phật). 
Độc Giác Phật (Pratyekabuddha) – rang sangs rgyas, “ người đạt được khả năng chấm dứt luân hồi (đoạn diệt luân hồi) mà không cần sự trợ giúp của một vị Thầy tâm linh. Bằng cách quán sát bản tánh của nguyên lý duyên sinh, một vị Độc Giác Phật có thể chứng ngộ vô ngã thực sự của bản thânchứng ngộ một-nửa vô ngã thực sự của các hiện tượng.” DICT. 
Đối tượng mật nguyện – dam tshig gi rdzas, những đối tượng, (hay vật dụng) hay những chất liệu cần thiết để giúp cho các pháp hành trì của Kim Cương Thừa, hoặc để làm cho các pháp hành trì Kim Cương Thừa thêm phần ý nghĩa
Đức Phật Thứ Hai (Đức Phật tái thế) – sangs rgyas gnyis pa, một danh hiệu của Đức Liên Hoa Sanh
Dzogchen – xem Atiyoga, Đại Viên Mãn
Gampopa – sgam po pa, xem Dagpo Rinpoche. 
Gandharva (Càn Thát Bà, Hương Ấm) – dri za, nghĩa đen: ăn mùi hương. Tinh linh sống bằng các mùi hương. Cũng được dùng cho chúng sinh trong trạng thái trung ấm
Garab Dorje – dga’ rab rdo rje, danh hiệu Tây Tạng nổi tiếng hơn các danh hiệu khác bằng Phạn ngữ của Ngài là Pramudavajra, Prahevajra, Surativajra hay Prajnabhava. Bậc Thầy đầu tiên mang thân tướng con người của dòng truyền thừa Đại Viên Mãn
Garuda (Kim xí điểu) – khyung, một con chim thần thoại có kích thước rất lớn có thể bay ngay khi trứng nở, tượng trưng cho trí tuệ nguyên sơ. Năm màu sắc trong thân chim đôi khi được tượng trưng cho năm trí tuệ. Chim là địch thủ của các naga (rồng), và được mô tả với một con rắn trong mỏ của nó, tượng trưng cho việc đoạn diệt các cảm xúc tiêu cực
Gelugpa (Trí Đức) – dge lugs pa, một trong các trường phái chính của Tân Phái, được Ngài Je Tsongkhapa (1357¬1419) sáng lậplúc đầu được gọi là Gandenpa theo tên trụ xứ của Ngài là ở tu viện Ganden.
Geshe – dge bshes, thiện tri thức. Thuật ngữ thường dùng cho một vị Thầy Kadampa. Về sau nó được dùng để chỉ một tiến sĩ triết học trong phái Gelugpa. 
Giác ngộ – byang chub, Phạn: bodhi, tịnh hoá (byang) tất cả mọi chướng ngạichứng ngộ (chub) được tất cả các phẩm hạnh. 
Giác tánh – rig pa, Phạn: vidya, trạng thái nguyên sơ của tâm, tươi mới, bao la, chói ngời, và siêu vượt niệm tưởng. 
Giai đoạn phát triển (Generation stage) –bskyed rim, Phạn. utpattikrama “thiền định du già mà qua đó ta tịnh hoá bản thân khỏi các tham đắm quen thuộc đưa ta đến bốn trạng thái tái sinh khác nhau và trong giai đoạn này, ta thiền định về sắc tướng, âm thanhtư tưởng giống như là những điều này có đầy đủ chân tánh của các vị Hộ Phật (deities), của các câu minh chú và của trí tuệ.” DICT. 
Giai đoạn toàn thiện (thành tựu) – rdzogs rim, Phạn. sampannakrama. 1. “với các đặc tính” (mtshan bcas), đó là pháp môn thiền định dựa trên các kinh mạch và năng lực của thân, được quán tưởng như là một thân kim cương. 2. “không có các đặc tính” (mtshan med), đó là giai đoạn thiền định trong đó các sắc tướng đã được quán tưởng trong giai đoạn phát triển đều tan hoà, và ta an trụ trong kinh nghiệm về tánh Không
Giải thoát (Liberation) – thar pa, Phạn: moksa, 1) đạt được sự tự do, thoát khỏi luân hồi sinh tử, là một vị A La Hán hay một vị Phật. 2) đôi khi, bsgral las byed pa, một pháp môn giúp đem lại giải thoát, một pháp môn để giải thoát (dẫn dắt) tâm thức của một chúng sinh hiểm ác vào một cõi Phật. Cũng xem chú thích 75. 
Giáo huấn tâm-yếu – man ngag, Phạn. upadesa, các giáo huấn giảng dạy về những chủ đề giáo lý sâu xa nhất, trong một phương pháp cô đọng và trực tiếp vì mục đích của việc tu tập
Gió (khí) – 1) xem năng lực. 2) một trong ba thể dịch theo y khoa Tây Tạng. Cũng xem mật, đàm. 
Gọi Thầy từ chốn xa – bla ma rgyang ‘bod, một thể loại cầu nguyện khao khát vị Thầy tâm linh của ta. 
Gotsangpa (Gonpa Dorje) – rgod tshang pa mgon po rdo rje (1189-1258), Đạo sư Kagyupa, đệ tử của Tsangpa Gyare, vị sáng lập một nhánh của tông phái Drukpa Kagyu và của nhiều tu viện
Guru Rinpoche – guru rin po che, danh hiệu phổ thông nhất của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) ở Tây Tạng
Guru Yoga (Bổn Sư Du Già) – bla ma’I rnal ‘byor, pháp môn hành trì để hoà nhập tâm ta với tâm của vị Thầy. 
Gyalse Rinpoche – rgyal sras rin po che, nghĩa đen: Nam tử Tôn Quý của các Đấng Chiến Thắng. Một danh hiệu được ban cho Thogme Zangpo (1295-1369), một Đạo sư vĩ đại của các truyền thống Nyingma và Sakya và là tác giả của trước tác có tên Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo (rgyal sras lag len). 
Gyelgong – rgyal ‘gong. Một loại tinh linh hiểm ác
Hai bồ công đức (two-fold accumulation) – tshogs gnyis, Phạn: sambharadvaya, tích lũy phước đức (bsod nams, Phạn: punya) và tích lũy trí tuệ (ye shes, jnana). 
Hai chân lý – bden pa gnyis, chân lý tuyệt đối (Chân đế) và chân lý tương đối (Tục đế). 
Hai chướng ngại – sgrib gnyis, các chướng ngại của những cảm xúc tiêu cực (phiền não chướng) và các chướng ngại thuộc ý niệm (sở tri chướng). Cũng xem bốn chướng ngại
Hai Đấng Siêu Việt – mchog gnyis, Gunaprabha (yon tan ‘od) và Sakyaprabha (sha kya ‘od). 
Hai mươi lăm đại đệ tử – rje ‘bang nyer lnga, các đệ tử Tây Tạng vĩ đại nhất của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Tất cả các Ngài đã đạt được thành tựu siêu việt. Những vị nổi tiếng nhất là Vua Trisong Detsen, Yeshe Tsogyal, và Vairotsana. Nhiều Đạo sư vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng là các Hoá Thân của hai mươi lăm đệ tử này. 
Hai mươi mốt ‘Genyen’ – dge bsnyen nyer gcig, một nhóm tinh linh bị Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) nhiếp phục và trở thành các vị Hộ Pháp
Hai tánh thuần tịnh – dag pa gnyis, tánh thuần tịnh nguyên sơ (rang bzhin ye dag), là Phật tánh trong mọi chúng sinh, và tánh thuần tịnh thoát khỏi tất cả mọi ô nhiễm ngẫu nhiên (blo bur phral dag). Chỉ duy một vị Phật là người vừa có tánh thuần tịnh nguyên sơ thứ nhất và cũng có tánh thuần tịnh thoát mọi đắm nhhiễm thứ hai. 
Hành giả chai lì – chos dred, nghĩa đen: “con gấu Pháp.” Người không được Giáo Pháp điều phục, người hiểu biết Pháp nhưng không thực hành, khiến tâm thức họ trở nên chai cứng...” DICT. Người chỉ có hiểu biết lý trí mà không có chút kinh nghiệm nào, nhưng lại cho rằng mình thấu suốt toàn bộ Giáo Pháp
Hành giả du già – xem yogi hay yogini. 
Hành vi tích cực (thiện hạnh) – dge ba, Phạn: kusala. “ Những gì tạo nên hạnh phúc” (Dudjom Rinpoche). AT: những hành vi lợi lạc, đức hạnh
Hành vi tiêu cực (ác hạnh) – sdig pa hoặc mi dge ba, Phạn: asubha. “Những gì tạo nên đau khổ” (Dudjom Rinpoche). AT: hành vi ác hại, việc làm không lành mạnh, điều xấu ác. 
Hạnh đầu đà – xem mười hai giới khổ hạnh
Hiền kiếp – bskal pa bzang po, Phạn: bhadrakalpa, kiếp hiện tại, được gọi là hiền (tốt lành) bởi đây là một kiếp trong đó một ngàn vị Phật xuất hiện
Hiện tượng tan hoà trong chân tánh – chos nyid zad pa, một trong bốn linh kiến hay kinh nghiệm tu chứng trên con đường tu tập pháp Thogal (một trong các pháp của Đại Viên Mãn). “ Tất cả mọi hiện tượng đều được tịnh hoá trong mạn đà la của tinh tuý vĩ đại duy nhất, tất cả mọi tạo tác do tâm đều tan biến vào chân tánh. Thậm chí cũng không bám chấp vào chân tánh.” DICT. 
Hình thành – srid pa, tiến trình của luân hồi sinh tử. Từ Tây Tạng này thường được dùng trong ý nghĩa của “triển vọng,” là kết quả của tất cả những ý niệm mà ta phóng chiếu lên thực tại -- những ý niệm này trở thành thế giới huyễn hoáchúng ta nhìn thấy qua tri kiến. Từ hình thành này thường được dùng như là một từ đồng nghĩa với 
luân hồi sinh tử (samsara), đối nghịch với zhi ba, sự an 
tịch của Niết Bàn
Hộ Thần – xem Hộ Pháp
Hộ Pháp – chos skyong, Phạn: dharmapala. Các vị Hộ Pháp bảo vệ Giáo Pháp không bị suy vi và để cho sự truyền dạy Giáo Pháp không bị quấy nhiễu, xuyên tạc. Đôi khi các Hộ PhápHoá Thân của chư Phật và Bồ Tát, và đôi khi là những tinh linh, các vị trời hay quỷ ma đã được một Đạo Sư tâm linh vĩ đại nhiếp phục và bị buộc phải hứa nguyện (để trở thành Hộ Pháp). 
Hộ Pháp thuộc Tam Thánh Bộ – rigs gsum mgon po, các Bồ Tát Manjusri (Văn Thù), Avalokitesvara (Quán Thế Âm) và Vajrapani (Kim Cương Thủ). Đây là những vị được tôn kính thuộc về thân, ngữ và ý của Đức Phật
Hộ Phật Tài Bảo – nor lha, một vị Hộ Phật (deity) mà ta giữ mối hoà hảo để tăng trưởng tài bảo. 
Hoá Thân (nirmanakaya) – sprul sku, thân hoá hiện, là một phần của Phật Quả hiển lộ qua lòng bi mẫn để cứu giúp những chúng sinh bình thường
Hơi ấm (dấu hiệu) – drod rtags, một dấu hiệu cho thấy công phu thực hành đang bắt đầu tiến triển. (Khi một ngọn lửa tạo nên nhiệt thì có nghĩa là nó đã bắt đầu cháy tốt.) Thành ngữ này không đặc biệt nói tới một kinh nghiệm về thân nhiệt. 
Huyễn tướng (hình tướng) – snang ba, xem tri giác (tri kiến). 
Huynh đệ và tỉ muội kim cương – rdo rje spun, các hành giả cùng một Thầy, hoặc cùng học với những vị Thầy mà ta đã từng thọ lãnh các giáo lý Kim Cương Thừa. Xem các bằng hữu tâm linh. 
Indra (Đế Thích) – brgya byin, vua Cõi Trời thứ Ba Mươi Ba. 
Jamgon Kongtrul (Vĩ Đại), Lodro Thaye – ‘jam mgon kong sprul blo gros mtha’yas (1813-1899) là một vị Thầy vĩ đại của phong trào bất bộ phái (Rimé) và cùng với Jamyang Khyentse Wangpo, chịu trách nhiệm biên khảo một số tuyển tập vĩ đại, kể cả Kho Báu Các Giáo Lý Được Tái Phát Hiện (rin chen gter mdzod), trong đó bao gồm các giáo lýpháp môn hành trì từ tất cả mọi truyền thống
Jetsun Mila (Milarepa) – re brtsun mi la (1040-1123), hành giả du già và thi sĩ vĩ đại của Tây Tạngtiểu sử và các bài ca tâm linh của Ngài nằm trong số những tác phẩm được yêu quý nhất trong Phật Giáo Tây Tạng. Là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Marpa, Ngài ở trong số các Đạo Sư vĩ đại nhất vào thời kỳ phôi thai của phái Kagyupa. 
Jigme Lingpa – ‘jigs med gling pa (1729-1798), xem dẫn nhập của sách này. Ngài được coi là một hiện thân hợp nhất của cả ba vị Vimalamitra, Vua Trisong Detsen và Gyalse Lharje. Patrul Rinpoche thường được coi là hiện thân về ngữ của Jigme Lingpa. 
Jowa và Sakya – jo shag rnam gnyis, Jowo Mikyo Dorje và Jowo Sakyamuni, hai pho tượng của Đức Phật đưa sang Tây Tạng một cách thật trang trọng bởi hai vị công chúa xứ Nepal và Trung Quốc mà Vua Songtsen Gampo đã kết hôn vào thế kỷ thứ 7. 
Jowo – jo bo, nghĩa đen: vương (lord). Một danh hiệu thường được người Tây Tạng sử dụng đối với học giả Ấn Độ Atisa. 
Jowo Rinpoche – jo wo rin po che, một pho tượng tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc 12 tuổi, trong điện Jokhang ở Lhasa. 
Jungpo – ‘byung po, một loại tinh linh hiểm ác
Kadampa – bka’ gdams pa, phái thứ nhất trong các trường phái thuộc Tân Phái Dịch Thuật, thuận theo các giáo lý của Ngài Atisa. Phái này chú trọng vào lòng bi mẫn, học tập và giới luật thanh tịnh. Giáo lý của truyền thống Kadampa được tiếp nối bởi tất cả các trường phái khác, 
đặc biệt là phái Gelugpa. Phái Gelugpa cũng được gọi là phái Tân Kadampa. 
Kagyupa – bka’ brgyud pa, một trong những trường phái của Tân Phái, thuận theo giáo lý được Dịch giả Marpa đem từ Ấn Độ sang Tây Tạng và được truyền dạy tới Ngài Milarepa. Phái này có nhiều tiểu phái. 
Kalpa – xem Kiếp. 
Kapala – ka pa la, một cái bình bát được làm bằng đỉnh sọ người. 
Karma Chagme – karma chags med (thế kỷ 16), Lạt Ma nổi tiếng của phái Kagyupa, người hợp nhất giáo lý của phái Kagyupa với giáo lý phái Nyingmapa và là giáo thọ của Namcho Mingyur Dorje, một vị khai quật kho tàng tâm linh. Karmapa – kar ma pa, danh hiệu của những đại Lạt Ma thuộc phái Kagyupa mà dòng truyền thừa của các vị Hoá Thân của các Ngài bắt đầu từ Ngài Dusum Khyenpa (Karmpa đời thứ Nhất) (1110-1193). Các vị Karmapa là những vị Hoá Thân (tulku) đầu tiên được tuyên nhận ở Tây Tạng
Kasyapa (Ca Diếp) – ‘od srung, vị thứ ba trong một ngàn vị Phật trong kiếp hiện tại, là vị Phật xuất hiện trước Đức Thích Ca Mâu Ni. Kasyapa cũng là tên của một trong những đệ tử Thanh Văn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Katyayana– Vị A La Hán Ấn Độ là một đệ tử của Đức Phật và đã ghi chép lại một phần của Abhidharma (A Tỳ ĐàmVi Diệu Pháp). 
Kaya (Thân Phật) – sku, xem ba Thân, bốn Thân, năm Thân. 
Kiếp (Kalpa) – bskal pa. Một đại kiếp, tương ứng với một chu kỳ hình thành và hoại diệt của một thế giới (theo vũ trụ quan của Phật Giáo), được phân ra thành tám mươi trung kiếp. Một trung kiếp bao gồm: một tiểu kiếp trong đó thọ mạng v.v.. tăng trưởng và một tiểu kiếp trong đó thọ mạng 
suy giảm
Kim xí điểu – xem Garuda. 
Khai Mật Tạng Vương – xem Bậc Khám Phá Kho Tàng Tâm Linh
Khampa Lungpa – khams pa lung pa (sgang sha’kya yon tan) (1025-1115), một Lạt Ma Kadampa, một trong những trưởng tử của Drom Tonpa. 
Kharak Gomchung, (Geshe) – kha rag sgom chung, một Lạt Ma Kadampa sống vào thế kỷ thứ 11, đệ tử của Geshe Potowa. Danh hiệu của Ngài có nghĩa là “Tiểu Thiền Giả Xứ Kharak,” và Ngài nổi tiếng do tánh kiên trì và cách áp dụng giáo lý một cách nghiêm cẩn. Được biết rằng Ngài đã thọ nhận giáo lý Đại Viên Mãnthành tựu thân cầu vồng. 
Khatvanga – một chĩa ba với nhiều vật trang sức có tính chất tượng trưng
Kho tàng – xem kho tàng tâm linh
Kho tàng tâm linh – gter ma, các giáo lý, cùng những pho tượng và những đồ vật khác đã được cất dấu bởi Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), Yeshe Tsogyal và những vị khác. Những kho tàng này được dấu trong đất, đá, hồ nước và cây cối, hoặc ngay cả trong những nơi vi tế hơn chẳng hạn như trong không gian hay trong tâm thức vì sự lợi ích cho các thế hệ tương lai, và sau đó những kho tàng tâm linh này được phát hiện lại bằng những cách thế phi thường bởi những Hoá Thân của các vị đệ tử của Đức Liên Hoa Sanh, là những bậc khai quật kho tàng (Khai Mật Tạng Vương). 
Khởi từ vô thủyChúng tôi đã dùng từ này để dịch ye trong các thành ngữ như ye nas, “ngay từ lúc bắt đầu” hay ye dag “thanh tịnh từ lúc khởi đầu.” Tuy nhiên phải hiểu rằng từ này không nói tới một giây phút đầu tiên của một sự 
bắt nguồn hay sáng thế từ trong quá khứ xa xôi, mà đúng hơn, nói tới bản tánh thanh tịnh đã luôn luôn hiện diện bên trong ta. 
Khu, Ngok và Drom – ba đệ tử chính của Atisa. Danh hiệu đầy đủ của các Ngài là Khuton Tsondru Yungdrung, Ngok Lekpai Sherab, và Drom Gyalwai Jungne (Drom Tonpa). 
Khuynh hướng quen thuộc (Tập khí)– bag chags, Phạn: vasana, những tập khí quen thuộc của tư tưởng, ngôn ngữ hay hành động được tạo nên bởi những gì ta từng làm trong những đời quá khứ. AT: những tập quán, thiên hướng, sự tiêm nhiễm
Kila – phur ba, một vị Hộ Phật phẫn nộ, một khiá cạnh của công hạnh của tất cả chư Phật, là một hoạt hiện của Đức Kim Cang Tát Đoả (Vajrasattva). Pháp môn hành trì liên quan tới vị Hộ Phật này được đặt nền tảng trên bốn khiá cạnh khác nhau của Kila, đó là các bảo vậttính cách nghi lễ, lòng bi mẫn, Bồ Đề Tâmtuệ giác
Kim cương – có các phẩm tính (bất hoại) của kim cương (vajra). 
Kim Cương Hỉ – bzhad pa rdo rje, danh hiệu khác của Garab Dorje. 
Kim Cương Hoan Hỉ – dgyes pa rdo rje, một danh hiệu của Garab Dorje. 
Kim Cang (Kim Cương) Thừa – xem Vajrayana hay Tantra. 
Kim Cang (Kim Cương) Trì – xem Vajradhara. 
Kinh (Sutra) – mdo, các bản văn súc tích do Đức Phật thuyết; một trong Tam Tạng. Xem Tam Tạng (tripitaka). 
Kinh mạch – rtsa, Phạn. nadi, các kinh mạch vi tế trong đó năng lực vi tế (rlung, Phạn. prana) lưu thông. Các kinh mạch vi tế chính yếu ở bên trái và bên phải, chạy từ các lỗ mũi tới phiá dưới rốn một chút (đan điền), ở đó chúng hợp lại với đường kinh mạch trung ương. 
Kinh Mạch và Năng lực (các bài thực tập về) – rtsa rlung gi ‘phrul ‘khor, các bài thực tập kết hợp quán tưởng, thiền định và các chuyển động của thân, trong đó sự luân chuyển của các năng lực vi tế được kiểm soát và hướng dẫn. Các pháp môn thực hành này chỉ nên được nỗ lực thực hiện nương vào sự truyền dạy và hướng dẫn đúng đắn, sau khi đã hoàn tất các pháp tu dự bịđạt được một vài kinh nghiệm vững chắc trong giai đoạn phát triển
Kinh mạch trung ương – rtsa dbu ma, Phạn. avadhuti, trục giữa của thân vi tế. Đường kinh mạch trung ương này được mô tả theo những cách thức thay đổi, tuỳ vào pháp môn thực hành đặc biệt. Kinh mạch này tượng trưng cho trí tuệ bất nhị
Kinh nghiệm (thiền định) – nyams, các kinh nghiệm về đại lạc, tánh sáng, và vô niệm. Ta không nên dính mắc vào những kinh nghiệm như thế hay lầm lẫn cho rằng đây là những mục tiêu cuối cùng
Krakucchanda (Câu Lưu Tôn Phật)– ‘khor ba ‘jig, Đức Phật đầu tiên của một ngàn vị Phật của Hiền Kiếp này (*Destroyer of Samsara Buddha, còn có tên Hán Việt là Diệt Lũy Phật, Thành Tựu Mỹ Diệu Phật hay Sở Ưng Đoạn Dĩ Đoạn Phật). 
Krisnacarya – nag po spyod pa, một trong tám mươi bốn Đại Thành tựu giả của Ấn Độ
Kriya (yoga) – bya ba, pháp du già thứ nhất trong ba ngoại Mật điển (tantra), và là thưà thứ tư trong chín thừa. Trong pháp tu tập này, điểm trọng yếu được đặt trên cách hành xử đúng đắn và sự tinh sạch. 
Ksatriya – rgyal rigs, một trong bốn giai cấp của hệ thống xã hội Ấn Độ thời xa xưa, giai cấp của các vị vua và chiến sĩ (giai cấp Sát-đế-lỵ). 
Kusa – ku sha, một loại cỏ được coi là tốt lành, bởi Đức Phật đã an toạ trên một tấm nệm làm bằng loại cỏ này khi Ngài đạt được Giác ngộ
La Sát – srin po, một loại tinh linh hiểm độc ăn thịt người. 
Lạc (kinh nghiệm) – bde nyams, một trong ba loại kinh nghiệm đạt được trong thiền định. Xem kinh nghiệmLạc Biến Hoá Thiên – ‘phrul dga’, Phạn: Nirmanarata, một cõi trời trong Dục Giới (ở tầng thứ năm của các vị Trời Dục Giới) trong đó các vị trời có thể tạo ra bất cứ những gì họ cần một cách thần diệu. Xem ba cõi hay Tam giới
Lạt Ma – bla ma, Phạn: guru, 1) vị Thầy tâm linh, được giải nghĩa là sự trái ngược với bla na med pa, “không có gì tối thượng hơn” (“vô thượng”). 2) thường được dùng một cách bao quát để chỉ các tăng sĩ hay cách hành giả du già (yogi) Phật Giáo nói chung. 
Lakhe – gla khe, loại cây có vỏ ngọt.
Langri Thangpa, (Geshe) – glang ri thang pa (1054-1123), Geshe phái Kadampa, đệ tử của Geshe Potowa, tác giả của Tám Bài Kệ Luyện Tâm và là vị sáng lập Tu viện Langthang. 
Lâu Chí Phật (Infinite Aspiration) – mos pa mtha yas, (Phạn: rucika), một vị Phật vị lai, vị cuối cùng trong một ngàn vị Phật sẽ xuất hiện trong Hiền Kiếp hiện tại này. (* Còn có tên là Ái Lạc Phật, Đề Khốc Phật, Lư Già Phật, Lâu Do Phật
Lễ lạy – phyag ‘tshal ba, cử chỉ tôn kính, trong đó trán, hai bàn tay và hai đầu gối đều chạm đất. 
Liên Hoa Sanh – xem Padmasambhava. 
Lingje Repa – gling rje ras pa (1128-1188), vị sáng lập phái Drukpa Kagyu. 
Longchenpa – klong chen rab ‘byams pa (1308-1363), cũng được gọi là Bậc Toàn Giác hay Pháp Vương, một trong những Đạo Sư tâm linhhọc giả phi thường nhất của phái Nyingmapa. Ngài đã biên soạn hơn 250 luận thuyết, bao trùm hầu hết tất cả các lý thuyếtthực hành Phật Giáo cho tới pháp Đại Viên Mãn; Ngài là một trong số những Luận Sư vĩ đại nhất đã diễn giảng về pháp này. Trong số những luận thuyết vẫn còn lưu truyền là các tác phẩm nổi tiếng: Bảy Kho Báu (mdzod bdun), Nyingtk Yabzhi (snying tig ya bzhi), Ba Pháp An Trú (ngal gso skor gsum), Ba Pháp Giải Thoát Như Nhiên (rang grol skor gsum), Ba Pháp Phá Tan Bóng Tối (mun sel skor gsum) và Các Tác Phẩm Góp Nhặt (gsung thor bu). 
Long Thọ – xem Nagarjuna. 
Luân xa – ‘khor lo, Phạn: cakra, một trong những trung tâm năng lực ở những điểm khác nhau trên đường kinh mạch trung ương, từ đó toả ra những kinh mạch nho,û vi tế đi tới mọi cơ quan trong thân thể
Luân hồi – xem Samsara. 
Luận – xem Sastra.
Luật (Vinaya) – ‘dul ba, một trong Tam Tạng (tripitaka), gồm có những giáo lý về giới luậtđạo đức học của tu viện nói chung. 
Lục độ ba la mật (six paramitas) – xem sáu pháp toàn thiện siêu việt
Lục thức – xem sáu thức. 
Ma quỷ– ‘dre, tinh hồn của người chết hay tổng quát hơn nữa, tinh linh hoạ hại. 
Machik Labdron – ma cig lab sgron (1031-1129), một đệ tử của Padampa Sangye, Bà trở thành bậc trì giữ các giáo huấn về pháp môn Chư của sư phụ
Madhyamika – xem Trung Đạo
Maha (yoga) (Đại du già) – pháp du già đầu tiên trong ba pháp du già tối thượng theo cách phân loại Giáo Pháp 
thành chín thừa. Trong pháp du già này, chủ yếu được đặt trên giai đoạn phát triển (bskyed rim). 
Mahamudra – phyag rgya chen po, nghĩa đen: Đại Ấn. Đại Ấn có nghĩa là dấu ấn của chân tánh trên tất cả mọi sự và trên tất cả mọi hiện tượng nằm trong mạn đà la trí tuệ. Thuật ngữ này có thể được dùng để chỉ rõ giáo lý, pháp thực hành thiền định hay quả vị thành tựu siêu việt. (* Thường được dịch là Đại Thủ Ấn). 
Mahayana – theg pa chen po, xem Đại Thừa
Mahasiddha – xem Tám mươi Đại Thành Tựu Giả
Mạn đà la – dkyil ‘khor, nghĩa đen: trung tâm và chu vi. 1) Thế giới với cung điện của Bổn Tôn ở trung tâm, như được quán tưởng trong pháp môn tu tập của giai đoạn phát triển. 2) Thế giới lý tưởng được quán tưởng như một phẩm vật cúng dường
Mạn đà la bảy cúng phẩm – mandal so bdun ma, mạn đà la gồm có Núi Tu Di, bốn trung châu (lục địa), mặt trờimặt trăng
Maitreya (Di Lặc) – byams pa, Đức Phật sắp xuất hiện, là vị Phật thứ năm trong đại kiếp hiện tại. Ngài cũng là một trong Tám Trưởng Tử (của Đức Phật Thích Ca). 
Maitriyogi – byams pa’i rnal ‘byor pa, một trong ba vị Thầy chính của Atisa. 
Mamo – mamo, Phạn: matrika, một loại Không Hành nữ
Mandarava – một thiên nữ trí tuệ (dakini), con gái của Vua xứ Zahor ở Ấn Độ. Một trong năm đệ tử và phối ngẫu chính của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và một trong những vị trì giữ chính yếu những giáo lý của Ngài. 
Mandhatri – nga las nu, một Hoá Thân khi xưa của Đức Phật , đã trở nên đầy uy lực nhờ vào sức mạnh của các công đức đã tích lũy trong quá khứ, nhưng đã đánh mất hết các thần lực này bởi một số tư tưởng xấu ác. 
Mani – minh chú của Đức Avalokitesvara (Chenrezi), om mani padme hum
Manjusrimitra (Diệu Đức Hữu) – ‘jam dpal bshes gnyen, Đạo sư thứ hai trong nhân loại thuộc dòng truyền thừa Đại Viên Mãn, một đại học giả của Nalanda và đệ tử của Garab Dorje. 
Màn trướng quý báu – rin po che’i gdugs, một trong tám dấu hiệu tốt lành, tương ứng với đầu của Đức Phậttượng trưng cho sự che chở thoát khỏi các hành vi xấu ác. 
Ma vương (Mara) – bdud, quỷ ma, xem chú thích 230; những gì quyến rũ nói chung, tạo ra chướng ngại cho việc tu hành tâm linhquả vị Giác Ngộ
Marpa – lho brag mar pa (1012-1097), Đạo sư và dịch giả vĩ đại của Tây Tạng, đệ tử của Drogmi, Naropa, Maitripa và các đại thành tựu giả khác. Ngài mang nhiều Mật điển (tantra) từ Ấn Độ về Tây Tạngphiên dịch qua Tạng ngữ. Các giáo lý này được truyền xuống cho Milarepa và các đệ tử khác của Ngài, và là nền tảng của giáo lý dòng truyền thừa Kagyu. 
Mật – mkhris pa, một trong ba thứ chất dịch của thân thể, sự mất quân bình của mật tạo nên những loại bệnh tật khác nhau. Cũng xem gió, đàm. 
Mật điển – xem Tantra.
Mật nguyện (Hứa nguyện) – xem Samaya.
Mật Thừa – gsang ngags kyi theg pa, một nhánh của Đại Thừa, thừa này sử dụng các kỹ thuật đặc biệt của các Mật điển để việc đeo đuổi con đường giác ngộ vì tất cả chúng sinh có thể được hoàn tất nhanh chóng hơn. 
Mâu Ni (Muni) – thub pa, nghĩa đen: Đấng Vĩ Đại (Thánh Giả). Một danh hiệu của một vị Phật. 
Melong Dorje – me long rdo rje (1243-1303), đại thành tựu giả Tây Tạng, đạo sư của Kumaradza (Kumaradza là thầy của Longchenpa). 
Milarepa – xem Jetsun Mila. 
Minh chú (Mật ChúThần Chú - Mantra) – sngags, sự hiển lộ của tâm thức giác ngộ siêu việt qua hình thức các âm thanh. Các âm tiết trong các nghi quỹ (sadhana) của Mật Thừa bảo vệ tâm thức hành giả khỏi những tri giác phàm tục và được trì tụng để khẩn nguyện các Bổn Tôn Trí Tuệ
Minh Sát (Quán) – lhag mthong, Phạn: vipasyana, “nhìn với con mắt trí tuệ để thấy ra được bản tánh riêng của tất cả mọi sự việc (hay tất cả các pháp).” DICT. 
Một mục đích hai lợi lạc (Two-fold goal) – don gnyis, mục đích, lợi ích hay hạnh phúc (rang don) của riêng ta, và mục đích, lợi ích hay hạnh phúc của những chúng sinh khác (gzhan don). Thường được hiểu trong ý nghĩa tối hậu rằng mục đích cho bản thân sẽ đạt được nhờ chứng ngộ tánh Không hay Pháp Thân, và mục đích cho các chúng sinh khác sẽ đạt được nhờ vào lòng bi mẫn hoá hiện như Sắc Thân
Mười hai thể loại giảng dạy trong Tam Tạng (Thập nhị bộ kinh, Thập nhị phần giáo) – sde snod bcu gnyis, nghĩa đen: mười hai Tạng, cũng gọi là Mười hai Thuyết Ngôn Tuyệt Hảo (gsung rab yan lag bcu gnyis). Mười hai thể loại giảng dạy do Đức Phật tuyên thuyết tương ứng với mười hai loại Kinh: khế kinh (mdo sde, Phạn: sutra), trùng tụng (dbyangs bsnyan, geya), thọ ký (lung bstan, vyakarana), phúng tụng (tshigs bcad, gatha), tự thuyết (ched brjod, udana), nhân duyên (gleng gzhi, nidana), tự truyện (skyes rab, jataka), vị tằng hữu (rmad byung, adbhutadharma), luận nghĩa (gtan babs, upadesa), ẩn dụ (rtogs brjod, 
avadana), bản sự (de ltar byung, itivrittaka), và phương quảng (shin tu rgyas pa, vaipulya). 
Mười hai giới khổ hạnh (Hạnh đầu đà) – sbyangs pa’i yon tan bcu gnyis, Phạn: dvadasadhutaguna, mười hai giới thực hành khổ hạnh của các Thanh Văn và Phật Độc Giác, chẳng hạn như ngày ăn một bữa, sống ở nơi cô tịch, chỉ sở hữu ba tăng y, v.v.. 
Mười Hai Tiếng Cười Kim Cương – rdo rje gad mo bcu gnyis, một giáo lý của Đại Viên Mãn
Mười phương (thập phương) – phyogs bcu, bốn phương chính, bốn phương trung gian, phương trên (thượng phương) và phương dưới (hạ phương). 
Mục Kiền Liên (Maudgalyayana) – mo’u ‘gal gyi bu, một trong hai đệ tử Thanh Văn nổi tiếng nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài được coi là bậc có oai lực thần thông vĩ đại nhất. 
Nada – được định nghĩa là chos nyid kyi rang sgra, âm thanh tự nhiên của Pháp Tánh (dharmata). Trong âm tự hum, nada được tượng trưng bởi một ngọn lửa nhỏ nằm phiá trên vòng tròn ở trên đỉnh, biểu tượng cho trạng thái giác ngộ, là giác tánh, tinh tuý độc nhất. 
Naga (Long, Rồng) – klu, một sinh loài giống như rắn sống sâu dưới nước hay dưới mặt đất. Mặc dù có các năng lực kỳ diệu, chúng được xếp vào loài súc sinh. Xem Tam giới hay ba cõi
Nagarjuna (Long Thọ) – klu sgrub (thế kỷ thứ 1-2), Đạo Sư Ấn Độ, một trong Sáu Pháp Bảo. Ngài giảng dạy giáo lý Trung Đạobiên soạn nhiều luận thuyết triết học và y học. 
Nalanda – nơi sinh trưởng gần Rajagriha của đệ tử của Đức Phật là Ngài Xá Lợi Phất, là nơi về sau trong thời của các vị vua Gupta (thế kỷ thứ 5) trở thành một trong những 
trung tâm tu học vĩ đại nhất của Phật Giáo Ấn Độ. Tu viện này đã bị phá huỷ khoảng năm 1200. 
Namcho Mingyur Dorje – gnam chos mi ‘gyur rdo rje, một vị khám phá được các bảo tàng kinh (khai mật tạng) vào thế kỷ 16. 
Nanda – dga’bo, một người em họ của Đức Phật, về sau trở thành một trong những đệ tử xuất sắc của Ngài. 
Naropa – na ro pa (1016-1100), họïc giả và thành tựu giả Ấn Độ, là đệ tử của Tilopa và Đạo Sư của Dịch giả Marpa 
Ngũ Bôä Phật – rigs lnga , Phạn: pancakula, Phật, Kim Cương, Bảo Sanh, Liên HoaNghiệp Bộ. Năm Bộ Phật tượng trưng cho chân tánh của vạn pháp. Ví dụ như, Năm Đấng Chiến Thắng là chân tánh của năm uẩn, Năm vị Phối Ngẫu của các ngài là chân tánh của năm yếu tố (ngũ đại), và năm trí tuệ là chân tánh của năm độc, và v..v.. 
Năm con đường – lam lnga, Phạn: pancamarga, năm giai đoạn liên tiếp trên con đường tu dẫn tới giác ngộ: con đường vun bồi công đức, con đường hợp nhất, con đường của cái thấy (kiến), thiền định, và con đường siêu việt sở học. 
Năm khoa học (Ngũ minh) – rig gnas lnga, Phạn: pancavidya, năm khoa học mà một đại học giả (pandita) phải thông suốt: 1) sự chế tạo của các sự vật (gzo rig gnas, silpavidya), 2) tu sửa các sự vật (bao gồm y khoa; gso ba’i rig gnas, cikitsavidya), 3) ngữ văn (sgra’ rigs gnas, Sabdavidya), 4) luận lý học (gtan tshigs kyi rig gnas, hetuvidya) và 5) triết học (nang don rig gnas, adhyatmavidya). 
Năm năng lực – xem năng lực
Năm độc (Ngũ độc) – dug lnga, năm cảm xúc tiêu cực: 1) si, gti mug, Phạn. moha (AT: sự vô minh, lầm lạc), 2) tham, ‘dod chags, raga (AT: dục vọng), 3) sân, zhee sdang, dvesa (bao gồm sự thù ghét, giận dữ, v.v..), 4) ganh tị, phra dog, irsya, và 5) kiêu ngạo, nga rgyal, mana. 
Năm mật nguyện thọ dụng – dang du slang ba’i dam tshig lnga, năm mật nguyện (samaya) phụ thuộc trong pháp tu Đại Viên Mãn. Những mật nguyện này có liên quan tới sự vui hưởng năm loại thịt và năm chất cam lồ, là những chất thể được các hành giả Mật Thừa sử dụng mà thông thường được coi là bất tịnh hay bị cấm kỵ. 
Năm suy hoại – snyigs ma lnga, đó là sự suy hoại của 1) thọ mạng 2) các cảm xúc tiêu cực (năm độc tăng trưởng) 3) chúng sinh (khó có thể cứu giúp họ) 4) thời đại (chiến tranh và nạn đói kém phát triển) 5) quan niệm (các niềm tin sai lạc lan tràn). 
Năm Thân Phật (kaya) – sku lnga, Phạn: pancakaya, ba Thân Phật được cộng thêm vào với Thân Kim Cương Bất Biến (mi ‘gyur rdo rje’i sku, Phạn: vajrakaya) và Thân Toàn Giác (mngon par byang chub pa’i sku, Phạn: abhisambodhikaya). Thành ngữ này cũng có thể ám chỉ năm Bộ Phật: thân, ngữ, ý, các phẩm hạnh và hoạt động của chư Phật. Xem ngũ bộ Phật. 
Năm trọng tộiquả báo tức thời (ngũ nghịch trọng tội hay trọng nghiệp) – mtshams med lnga, Phạn: pancanantariya, 1) giết cha hay 2) giết mẹ hay 3) giết một vị A La Hán; 4) gây chia rẽ trong Tăng Đoàn; 5) làm một vị Phật chảy máu với sự ác ý (hay báng bổ, làm dơ bẩn hình tượng Phật). Những người mắc phạm một trong năm hành vi này bị tái sinh lập tức trong địa ngục Vô Gián sau khi chết, mà không kinh qua trạng thái trung gian
Năm nghiệp tội gần như trọng tội (gần như trọng nghiệp) – nye ba’i mtshams med lnga, 1) hành xử bất tịnh với một vị nữ A La Hán; 2) giết hại một vị Bồ Tát; 3) giết hại hành giả đang tu tập hướng tới Phật Quả; 4) trộm cắp tài sản của Tăng Đoàn; 4) phá huỷ bảo tháp (stupa). 
Năm trăm ngàn pháp tu dự bị – ‘bum lnga, năm pháp tu dự bị theo truyền thống: quy y, Bồ Đề Tâm, Kim Cương Tát Đoả (Vajrasattva), mạn đà la và Bổn Tôn Du Già (Guru yoga); mỗi pháp tu phải được thực hiện một trăm ngàn lần. 
Năm yếu tố toàn hảo – phun sum tshogs pa lnga, vị Thầy toàn hảo, giáo lý toàn hảo, nơi chốn toàn hảo, chúng đệ tử toàn hảo và thời gian toàn hảo. 
Ngũ độc – xem năm độc. 
Ngũ trí (năm trí) – ye shes lnga, năm phương diện trí tuệ của Phật Quả: trí tuệ của Pháp Giới tối thượng (Pháp Giới Thể Tánh Trí, chos dbyings kyi ye shes, Phạn: dharmadhatujnana), trí tuệ như tấm gương (Đại Viên Cảnh Trí, mee long gi ye shes, adarsajnana), trí tuệ bình đẳng (Bình Đẳng Tánh Trí, mnyam nyid kyi ye shes, samatajnana), trí tuệ biết phân biệt (Diệu Quan Sát Trí, so sor rtog pa’i ye shes, pratyaveksanajnana), và trí tuệ hoàn toàn thành tựu (Thành Sở Tác Trí, bya ba grub pa’i ye shes, krityanusthanajnana). Xem ngũ bộ
Năng lực – rlung, Phạn: prana, vayu, nghĩa đen: gió (khí). Đặc tính của gió là “nhẹ và chuyển động.” Tâm được mô tả như cưỡi trên gió rlung giống như một kỵ sĩ trên lưng ngựa. Năm loại gió rlung khác nhau giúp điều chỉnh các chức năng của thân: 1) năng lực đi lên (gyen rgyu), 2) năng lực đẩy xuống (thur sel), 3) năng lực nồng nhiệt (me mnyam), 4) năng lực toàn-khắp (khyab byed) và 4) sinh lực tức năng lực duy trì sự sống (srog ‘dzin). 
Ngạ quỷ – xem preta. 
Nghiên cứu (văn) – thos pa, nghĩa đen: lắng nghe. Theo truyền thống, lắng nghe giáo lý là cách thức chính yếu để học tập ở Tây Tạng. Trước khi nghiên cứu một bản văn, điều quan trọng là phải thọ nhận lời dạy của vị Thầy qua tai bằng cách thực sự lắng nghe Pháp ngữ của vị Thầy. 
Như thế, “nghiên cứu” không chỉ thuần tuý là việc đọc một bản văn. 
Nghiệp (Karma) – las. Chúng ta thường thích nói “kết quả của các hành động,” “hành động và kết quả” hay “nguyên lý nhân quả.” Theo nghĩa đen, Nghiệp chỉ có nghĩa đơn thuần là “hành động,” nhưng thường được dùng một cách rộng rãi để chỉ những kết quả do các hành vi trong quá khứ tạo nên (las kyi ‘bras bu, Phạn: karmaphala). 
Nghiệp chướng – las kyi sgrib pa, Phạn: karmavarana, các che chướng hay chướng ngại gây ra bởi các hành vi tiêu cực. Xem chướng ngại
Nghiệp lực – las kyi rlung, năng lực do nghiệp chiêu cảm quyết định, đối nghịch với ye shes kyi rlung, năng lực kết hợp với trí tuệ
Ngondro – xem các pháp tu dự bị
Ngũ nghịch trọng tội – xem năm trọng tộiquả báo tức thời
Nguyên lý nhân quả – las rgyu ‘bras, nghĩa đen: hành vi, nhân và quả… Trong tiến trình nhân quả này, mỗi hành vi tạo ra một kết quả tương ứng. Xem nghiệp. 
Nhân quả – xem nguyên lý nhân quả hay nghiệp. 
Nhất Lai Vương Phật (Once-Come King) – sngon byung gi rgyal po, Đức Phật của kiếp (Kalpa) đầu tiên. 
Nhị nguyên – gnyis ‘dzin, nghĩa đen: sự bám chấp, đối đãi, thấy có hai, Quan niệm về “ta” và “người.” 
Như Lai – xem Tathagata. 
Như nhiên – ma bcos pa, Phạn: naisargika, để yên trong trạng thái nguyên sơ, không cố tình thay đổi hay tạo tác. 
Như thị – de bzhin nyid, Phạn: tathata, “bản tánh của vạn pháp, tánh Không.” DKR. 
Nhục kế – gtsug tor, Phạn: usnisa, chỗ nhô lên trên đầu một vị Phật, một trong ba mươi hai tướng chính. 
Niết bàn (Nirvana) – mya ngan las ‘das pa, trạng thái siêu vượt đau khổÝ niệm về Niết Bàn không giống nhau trong Thanh Văn Thừa, Đại ThừaKim Cương Thừa
Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ – zangs mdod dpal ri, một cõi Phật do Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) hoá hiện, Ngài tới đó khi rời Tây Tạng và hiện vẫn an trụ ở đó. 
Núi Tu Di (Meru) – ri rgyal po ri rab, ngọn núi vĩ đại, đỉnh núi rộng lớn hơn chân núi, bốn trung châu (lục địa) của thế giới ấy được bố trí quanh núi, phù hợp với khoa vũ trụ học của Ấn Độ thời cổ. 
Nyingmapa – xem Cựu Dịch, Cựu Phái Dịch Thuật. 
Oddiyana – o rgyan, một trụ xứ của các Nữ Không Hành (dakini) là nơi đản sinh của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Theo một vài tài liệu thì nơi đây được xác định là ở giữa Afghanistan và Kashmir ngày nay. Đây cũng là nơi sinh ra đời của Garab Dorje. Việc dùng từ “Oddiyana” gắn liền với các danh hiệu chẳng hạn như “Đấng Vĩ Đại,” “Đức Phật Thứ Hai,” “Đạo Sư Vĩ Đại,” và 
v.v. luôn luôn ám chỉ Đức Liên Hoa Sanh
Orgyenpa (Rinchen Pal) – o rgyan pa rin chen dpal (1230¬1309), một đại thành tựu giả của truyền thống Drukpa Kagyu, đệ tử của Gotsangpa. Ngài du hành khắp nơi, thăm viếng Oddiyana, Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) và Trung Hoa. Trong số các đệ tử của Ngài có các vị Karmapa Rangjung Dorje, Kharchupa và Dawa Senge. 
Ô nhiễm (hành vi) – zag bcas, Phạn: sasrava, được làm với ba ý niệm (tạo tác) về chủ thể, đối tượng và hành động. 
Padampa Sangye – pha dam pa sangs rgyas (thế ky1-12), Thành tựu giả Ấn Độ lập nên giáo lý của phái Shijepa (zhi byed pa). Ngài là Đạo sư của Machik Labdron, Ngài đã trao truyền cho Bà giáo lý Chư. Ngài đã du hành tới Tây Tạng vài lần. 
Padma – danh hiệu mà Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) dùng để chỉ chính mình. Padma có nghĩa là “hoa sen.” 
Padma Thotreng – padma thod phreng rtsal, nghĩa đen: Hoa sen đeo vòng hoa sọ người. Một trong những danh hiệu của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). 
Padmasambhava xứ Oddiyana (Liên Hoa Sanh) – o rgyan padma ‘byung gnas, Đạo Sư đản sanh từ Hoa Sen ở xứ Oddiyana, Đức Liên Hoa Sanh, thường được gọi là Guru Rinpoche (Đạo Sư Tôn Quý). Trong triều đại của Vua Trisong Detsen, vị Đạo Sư vĩ đại này đã chế phục các thế lực xấu ác chống đối lại việc truyền bá Phật GiáoTây Tạng, phổ biến giáo lý Phật Giáo thuộc Kim Cương Thừa ở đất nước Tây Tạng và cất dấu vô số kho tàng tâm linhlợi lạc của những thế hệ tương lai. Ngài được tôn kính như Đức Phật Thứ Hai mà sự xuất hiện của Ngài đã được vị Phật thứ nhất là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phó chúc, để ban dạy các giáo lý đặc biệt của Kim Cương Thừa
Palmo (ni cô) – dge slong ma dpal mo, ni cô Ấn Độ nổi tiếng đã truyền bá pháp tu Nyung-ne (ăn chay một ngày, lễ lạygiữ giới im lặng) và đạt được thành tựu siêu việt nhờ vào pháp hành trì nương nơi Đức Avalokitesvara. 
Palyul (tu viện) – dpal yul, một trong sáu đại tu viện của phái Nyingmapa. 
Pandita – một học giả, bậc uyên bác thấu suốt năm khoa học truyền thống (xem: năm khoa học – ngũ minh). Đặc biệt được dùng để ám chỉ các học giả Ấn Độ
Paramita – xem pháp toàn thiện siêu việt (ba la mật). 
Pháp – chos. Thuật ngữ này có một số ý nghĩa khác nhau. Trong ý nghĩa rộng lớn nhất thì Pháp có nghĩa là tất cả những gì có thể biết được (vạn pháp). Trong bản văn này thì thuật ngữ Pháp được dành riêng để chỉ giáo lý của Đức Phật (Phật Pháp). Pháp gồm có hai phương diện: Pháp 


của sự truyền giảng (lung gi chos), đó là những giáo lý thực sự được ban truyền, và Pháp của sự chứng ngộ (rtogs pa’i chos), hay là các trạng thái trí tuệ, v.v. là những gì đạt được nhờ vào việc áp dụng giáo lý. Pháp thường được ám chỉ là “Pháp Tối Thắng” (siêu việt) bởi Pháp có thể giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ. Pháp (Dharma) hay chos cũng có thể chỉ đơn giản có nghĩa là “các hiện tượng” (các pháp hữu vi). Khi mang ý nghĩa này thì Pháp được dịch theo nghĩa hẹp
Pháp chuẩn bị, công phu chính yếukết thúc – sbyor dngos rjes gsum, ba phương pháp siêu việt cho bất kỳ pháp môn tu tập nào: 1) bắt đầu bằng cách kiểm soát xem ta có động lực từ bi hay không, 2) thực hành công phu mà không để cho các ý niệm hướng về của cải tài lộc xen vào, và 3) chấm dứt bằng cách hồi hướng công đức cho đạo quả giác ngộ của tất cả chúng sinh
Pháp chuyển di (Phowa) – ‘pho ba, 1) di chuyển từ nơi này sang nơi khác, chuyển kiếp (sau khi chết). 2) pháp môn thực hành để hướng dẫn tâm thức chuyển di vào lúc chết. 
Pháp Giới – chos dbyings, Phạn. dharmadhatu, AT: thực tại trải rộng. Từ quan điểm của cái thấy chứng ngộ, mọi hiện tượng xuất hiện như là sự trải rộng của tánh Không
Pháp luân – chos kyi ‘khor lo, Phạn: dharmacakra, biểu tượng của Phật Pháp. Chuyển Pháp Luân có nghĩa là giảng dạy Giáo Pháp. Trong đời Ngài, Đức Phật đã tuyên thuyết ba loạt giáo lý chính yếu, được nhắc tới như là những lần chuyển Pháp Luân thứ nhất, thứ nhì và thứ ba. 
Pháp toàn thiện siêu việt (Ba la mật) – pha rol tu phyin pa, Phạn: paramita. Sáu phương pháp tu tập theo con đường của Bồ Đề Tâm hạnh. Các pháp này siêu việt bởi được đi kèm với trí tuệ của tánh Không. Cũng xem sáu pháp toàn thiện siêu việt (Lục độ ba la mật). 
Pháp trì tụng Kim Cương – rdo rje bzlas pa, trì tụng các câu minh chú trong khi phối hợp với việc hít vào, nín hơithở ra
Pháp tu dự bị (Ngondro) – sngon ‘dro. Xem năm trăm ngàn các pháp tu dự bị
Pháp Vương của những điều Mật diệu – gsang ba’i bdag po, một danh hiệu của Vajrapani (Kim Cương Thủ). 
Pháp Vương Toàn Giácdanh hiệu của Ngài Longchenpa. 
Phật (Buddha) – sangs rgyas, “ Người đã đoạn diệt được (sangs) bóng tối của hai chướng ngại và phát triển được (rgyas) hai trí tuệ toàn giác (thấu suốt bản tánh của hiện tượng và thấu suốt được các hiện tượng phức tạp đa dạng.) DICT. 
Phật Pháp – xem Pháp (Dharma). 
Phật Tánh – de gshegs snying po, Phạn: tathagatagarbha, tiềm năng của Phật Quả hiện diện trong mỗi chúng sinh. AT: tinh túy của Phật Quả
Phong trào bất bộ phái – ris med (rimé), nghĩa đen: không phân biệt. Phong trào tâm linh được phát động bởi các đại lạt ma lừng danh Jamyang Khyentse Wangpo cũng như Jamgon Kongtrul Lodro Thaye, Mipham, Chogyur Lingpa và Patrul Rinpoche. Đặc điểm của phong trào Riméù là tôn trọng tất cả mọi giáo lý và trường phái Phật Giáo
Phowa – xem Pháp Chuyển Di
Phối ngẫu – 1) yum, nữ Hộ Phật (deity) được mô tả trong sự hợp nhất với một nam Hộ Phật (yab). Bà tượng trưng cho trí tuệ bất khả phân với phương tiện thiện xảo, được tượng trưng bởi nam Hộ Phật. Các Ngài cũng tượng trưng cho Pháp Giới của tánh Không, bất khả phân với giác tánh. 2) gsang yum, nghĩa đen: bà mẹ bí mật. Vợ của một đại Lạt Ma
Phước đức – bsod nams, Phạn: punya, thiện nghiệp, năng lực được phát sinh bởi các hành vi thiện lành của thân, ngữ và ý. 
Phướn Toàn Thắng – phyogs las rnam par rgyal ba’I rgyal mtshan, một trong tám dấu hiệu tốt lành. Phướn này tương ứng với thân Phật và tượng trưng cho tính chất bất khả hoại của Giáo lý của Ngài. 
Phương – xem mười phương
Phương tiện – thabs, xem phương tiện thiện xảo
Phương tiện nghĩa – drang don, Phạn: neyartha, ám chỉ các

giáo lý với ý định thích hợp để dẫn dắt chúng sinh chưa chứng ngộ đến được với chân lý của ý nghĩa rốt ráo hay chân nghĩa. 
Phương tiện thiện xảo – thabs, Phạn: upaya, hoạt động tự nhiên, vị tha, phát sinh từ trí tuệ. 
Pitaka (Tạng) – xem Tam Tạng (Tripitaka). 
Pitaka (thứ tư) – sde snod bzhi pa, pitaka (Tạng) của Mật Thừa. 
Potowa, (Geshe) – po to ba (1031-1105), một trong Ba Anh em, ba đệ tử nổi tiếng của Drom Tonpa (vị sáng lập phái Kadampa). 
Pratyekabuddha – xem Độc Giác Phật
Preta (ngạ quỹ) – yi dvags, AT: tinh linh đói khát, tinh linh, quỷ đói. 
Puchungwa, (Geshe) – phu chung ba, một trong Ba Anh em. 
Purnakasyapa – od srung rdzogs byed, một Đạo sư thủ lãnh những kẻ ngoại đạo (tirthika) vào thời Đức Phật
Quả (kết quả của hành nghiệp) – las rgyu ‘bras, Phạn: phala. Xem nghiệp (karma). 
Quả chín muồi (Quả báo thành thục) – rnam smin gyi ‘bras bu, Phạn: vipakaphala, thời điểm một hành nghiệp trổ quả cực đại, ví dụ như phải bị đoạ sanh vào trong địa ngục
Quả trổ sanh nghiệp cảnh – dbang gi ‘bras bu, tác dụng của các hành nghiệp báo ứng vào hoàn cảnh sống của ta trong một đời tương lai. 
Quả vị hợp nhất – zung ‘jug gi go ‘phang, quả vị của Kim Cương Trì (Vajradhara). Sự hợp nhất của Pháp ThânSắc Thân
Quan Âm – xem Tara. Quán – xem minh sát. Quán đảnh – dbang bskur, Phạn: abhiseka, nghĩa đen: trao 
truyền năng lực (gia lực). Sự cho phép nghe, nghiên cứuthực hành giáo lý Kim Cương Thừa. Việc này xảy ra trong một nghi lễ có thể hết sức phức tạp hoặc hoàn toàn đơn giản. Xem bốn quán đảnh
Quán đảnh bí mật – gsang dbang. Quán đảnh thứ nhì, “quán đảnh tịnh hoá những ô nhiễm của ngữ (khẩu), khiến ta có thể thiền định về các kinh mạch và năng lực, có thể trì tụng các câu mật chú, và gieo trồng hạt giống để đạt được ngữ (khẩu) kim cươngBáo Thân.” DICT. 
Quán đảnh tịnh bình – bum dbang, quán đảnh thứ nhất “tịnh hoá các ô nhiễm của thân, khiến ta có thể thiền định về giai đoạn phát triển và gieo trồng hạt giống để đạt được thân kim cươngHoá Thân.” 
Quán đảnh quả vị – ‘bras bu’i dbang, quán đảnh xảy ra vào lúc đạt được giác ngộ viên mãn
Quán đảnh ngôn từ quý báu – tshig dbang rin po che, quán đảnh thứ tư “quán đảnh diệt trừ những ô nhiễm của thân, ngữ, ý và các tập khí (các khuynh hướng quen thuộc), khiến ta có thể thiền định về Đại Viên Mãn bẩm sinh và gieo trồng hạt giống để đạt được trí tuệ kim cương và Thân Tự Tánh.” DICT. 
Quán đảnh trí tuệ – shes rab kyi dbang, quán đảnh thứ ba “tịnh hoá các ô nhiễm của tâm, giúp cho ta có khả năng 
thiền định về giai đoạn toàn thiện và gieo trồng hạt giống để đạt được tâm kim cươngPháp Thân.” DICT. 
Quán Thế Âm (Quán Tự Tại) – xem Avalokiteshvara hay Đấng Đại Từ Đại Bi hay Đấng Bi Mẫn Siêu Phàm
Quảng đại (Rộng lượng) – sbyin pa, Phạn: dana, nghĩa đen: bố thí
Quy y – 1) skyabs yul, đối tượng mà ta quy y. 2) skyabs ‘gro, sự thực hành quy y
Repa Shiwa O – ras pa zhi ba ‘od, một trong những đệ tử chính của Milarepa. 
Rinchen Zangpo – rin chen bzang po (958-1055), dịch giả nổi tiếng nhất trong công cuộc truyền bá Phật Giáo lần thứ hai ở Tây Tạng, khi phái Tân Dịch bắt đầu. 
Risi – drang srong, 1) nhà hiền triết, ẩn sĩ, thánh nhân, đặc biệt là những hiền triết nổi tiếng của thần thoại Ấn Độ, là những vị trường thọ và có oai lực thần thông vĩ đại. 2) tên của một chòm sao. 
Ruộng công đức – tshogs zhing, trọng tâm, hoặc đối tượng của việc cúng dường, quy ngưỡng, cầu nguyện, lễ lạy, v..v. của ta, qua đó ta có thể thực hiện các pháp tích tập công đứctrí tuệ cần thiết. Thuật ngữ thường hàm ý một trọng tâm được quán tưởng trong các pháp môn hành trì chẳng hạn như quán tưởng các Bổn Tôn quy y, vị Thầy trong pháp BổnDu Già, v.v… Công phu hành trì và các hành động tốt lành của ta nếu được hướng tới một hiện thân như thế của Phật, Pháp và Tăng, sẽ đem lại cho công phu của ta một năng lực to lớn hơn thế nữa. 
Sa di – dge tshul, Phạn: sramanera. Một sa di có ít giới để giữ hơn một vị sư thọ cụ túc giới (dge slong, Phạn: bhiksu, Tỳ kheo). 
Sadaprarudita (Thường Đề Bồ Tát) – rtag tu ngu, một vị Bồ Tátdanh hiệu có nghĩa là “Luôn Luôn Than Khóc”, vì lý do Ngài đã phải đổ lệ khi tìm cầu giáo lý trí tuệ bát nhã
Sắc Thân (Rupakaya) – gzugs sku, Thân của sắc tướng, bao gồm Báo ThânHoá Thân cùng một lúc. 
Sakyapa – sa skya pa, một trong các trường phái của Truyền Thống Mới do Ngài Khon Konchok Gyalpo sáng lập (1034-1102). 
Samantabhadra (Phổ Hiền) – kun tu bzang po, 1) Đức Phật nguyên thuỷ (Adibuddha), Đấng không bao giờ rơi vào mê lầm, Đức Phật Pháp Thân hiện thân là một nhân vật trần trụi, sắc xanh dương đậm như bầu trời, trong sự hợp nhất với Samantabhadri, như một biểu tượng của giác tánh¬tánh Không, bản tánh thuần tịnh, tối thượng, luôn luôn hiện diện và không bị ngăn che. Suối nguồn của dòng truyền thừa Mật điển của trường phái Nyingma. 2) Đại Bồ Tát Samantabhadra (Phổ Hiền), một trong Tám Pháp Vương Tửû (của Đức Phật Thích Ca), mà qua oai lực thiền định, Ngài nổi danh về phương thức làm gia tăng bội phần những phẩm vật cúng dường do Ngài dâng cúng một cách thật thần diệu
Samaya (Mật nguyện) – dam tshig, nghĩa đen: hứa nguyện, thệ nguyện. Mối liên kết thiêng liêng giữa Thầy và trò, và giữa các đệ tử với nhau trong Kim Cương Thừa. Từ Phạn ngữ samaya có thể có nghĩa là: thoả thuận, cam kết, quy ước, giới luật, ranh giới, v.v... Mặc dù có nhiều luật lệ rất chi tiết, nhưng samaya tối quan trọng là coi thân, ngữ và ý của vị Thầy là cái gì vô cùng thanh tịnh
Samsara (Luân hồi) – ‘khor ba, vòng luân hồi trong đó ta bị xô đẩy không ngưng nghỉ bởi những cảm xúc tiêu cực và bởi nghiệp lực của những hành vi tạo tác của chính ta, đưa ta từ một trạng thái tái sinh này tới trạng thái tái sinh khác. 
Samvarasara – bde mchog snying po, một trong những danh hiệu của Manjusri (Văn Thù Bồ Tát). 
Samye – bsam yas, tu viện đầu tiên ở Tây Tạng, trong thung lũng Tsangpo miền đông nam thủ đô Lhasa, được xây 
dựng trong thời Vua Trisong Detsen. Tên này có nghĩa là “không thể nghĩ bàn.” 
Samye Chimpu – bsam yas mchims phu, tên của một tập hợp các tu viện nằm ở trên sườn núi của Tu viện Samye, nơi nhiều Đại Đạo sư Phật Giáo đã đạt được thành tựu
Sang Rinpoche – bla ma zhang rin po che (brtson ‘grus grags pa) (1121-1193), một đại lạt ma dòng truyền thừa Kagyupa , vị sáng lập phân phái Tsalpa Kagyu. 
Sankara – bde byed, ví dụ về một người mà dục vọng và sự thù ghét của ông ta mạnh tới nỗi giết chết mẹ mình. Ông hối hận và sau khi tịnh hoá những ác hạnh của mình, ông đã được tái sinh ở một cõi trời
Santaraksita (Tịch Hộ) – zhi ba mtsho, cũng được gọi là Bồ Tát Tu viện trưởng. Vị học giả (pandita) Ấn Độ vĩ đại của Đại Thừa này là tu viện trưởng của Đại Học Viện Phật Giáo Nalanda và là tác giả của một số các luận giảng triết học, chẳng hạn như Vật Trang hoàng của Trung Đạo (dbu ma rgyan, Phạn: Madhyamakalmkara-karika). Ngài được Vua Trisong Detsen mời tới Tây Tạng để hiến cúng địa điểm của tu viện Tây Tạng đầu tiên ở Samye và ban giới cho những tăng sĩ đầu tiên ở Tây Tạng
Santideva (Tịch Thiên) – zhi ba lha (thế kỷ thứ 7), thi sĩ vĩ đại và đại thành tựu giả Ấn Độ, là người đã làm kinh ngạc các tu sĩ của tu viện Nalanda của Ngài bằng bài kệ nổi tiếng về pháp tu Bồ Đề Tâm, Bodhicaryavatara (spyod ‘jug), hay Nhập Bồ Tát Hạnh
Saraha – sa ra ha, đại thành tựu giả Ấn Độ, tác giả của ba giáo khoáù của các bài đạo ca (doha). 
Sarvanivaranaviskambhin (Trừ Cái Chướng Bồ Tát)– sgrib pa rnam sel, một trong Tám Trưởng Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Sastra (Luận) – bstan bcos, luận giảng về giáo lý của Đức Phật
Sattvavajra (Tát Đoả Kim Cang) – sems dpa’ rdo rje, một danh hiệu được ban cho Đức Kim Cang Thủ (Vajrapani). 
Sáu cõi luân hồi – ‘gro drug, Phạn: sadgati, sáu phương cách hiện hữu được tạo ra và bị thống trị bởi một độc tố đặc biệt trong tâm: cõi địa ngục (sân), cõi ngạ quỷ (keo kiệt), cõi súc sinh (si mê), cõi người (tham ái), cõi bán thiên (demi-gods) hay A tu la (ganh tị), và cõi trời (kiêu ngạo). Các cõi này tương ứng với những tri kiến mê lầm được tạo nên bởi nghiệp (karma) của chúng sinh và được nhận thức như thật có. Người ta cũng nói năm cõi, tính chung chư thiên và bán thiên vào một cõi. 
Sáu loại chúng sinh – ‘gro drug, xem sáu cõi luân hồi
Sáu thức (lục thức) – rnam shes tshogs drug, Phạn: sadvijnanakaya, nghĩa đen: sáu sự tập hợp của thức, nghĩa là sự tập hợp của đối tượng giác quan (trần), của giác quan (căn) và của thức. Chúng là nhãn thức (nhìn), nhĩ thức (nghe), tỉ thức (ngửi), thiệt thức (nếm), xúc thức (chạm) và ý thức
Sáu pháp toàn thiện siêu việt (lục độ ba la mật) – pha rol tu phyin pa drug, Phạn: sad paramita: bố thí siêu việt (dana¬paramita), giới luật siêu việt (Sila-paramita), nhẫn nhục siêu việt (ksanti-paramita), tinh tấn siêu việt (virya¬paramita), thiền định siêu việt (dhyana-paramita) và trí tuệ siêu việt (prajna-paramita). Cũng xem pháp toàn thiện siêu việt, ba la mật, paramita. 
Sáu Bảo Trang – rgyan drug, sáu luận sư vĩ đại của Phật Giáo: Nagarjuna (Long Thọ), Aryadeva (Thánh Thiên), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân), Dignaga (Trần Na) và Dharmakirti (Pháp Xứng). 
Savaripa – sha ba ri pa hoặc ri khrod dbang phyug, một trong tám mươi tư đại thành tựu giả của Ấn Độ. Ngài là thợ săn ở một bộ tộc vùng đồi núi xứ Bengal, và đã cùng hai người vợ trở thành các đệ tử của Nagarjuna (Long Thọ). 
Shapkyu – zhabs kyu, nghĩa đen: chân móc. Một dấu hiệu có dáng của một cái móc được đặt dưới một phụ âm để tượng trưng cho âm u
Sharawa – shara ba (yon tan grags) (1070-1141), danh hiệu của một geshe Kadampa, đệ tử của Geshe Potowa. 
Shubu Palgyi Senge – shud bu dpal gyi seng ge, một trong hai mươi lăm đại đệ tử của Padmasambhava. 
Siddhi (thành tựu) – dngos grub, xem thành tựu
Six Paramitas (Lục độ ba la mật) – xem Sáu Pháp Thành Tựu Siêu Việt
Smrtijnana – (thế kỷ 10-11), Đạo sư và pandita (học giả) Ấn Độ nổi tiếng, người góp phần vào việc phiên dịch sang tiếng Tây Tạnghiệu đính một số Mật điển và luận giảng. Ở Tây Tạng, cái chết của Ngài đánh dấu sự chấm dứt của giai đoạn Cựu Dịch (Cựu Phái Dịch Thuật). 
So, Zur và Nub – so zur gnubs, ba Đạo Sư vĩ đại, là những bậc trì giữ dòng truyền thừa Nyingma Kahma lúc ban đầu (sự truyền dạy đầy đủ từ Đạo Sư sang đệ tử của giáo lý Nyingma, tương phản với Terma (kho tàng tâm linh) được ẩn dấu, về sau mới được khai quật, đôi khi sau một thời gian rất dài). Tên họ của các Ngài là So Yeshe Wangchuk, Zur Shakya Jungne và Nub Chen Sangye Yeshe. 
Songtsen Gampo – srong btsan sgam po (617-698), Vua thứ 33 của Tây Tạng và một trong ba Pháp Vương vĩ đại. Chính trong thời của Ngài mà những ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên được xây dựng
Sri Simha (Cát Tường Sư Tử) – dpal gyi seng ge (thế kỷ thứ 4), vị Thầy thứ ba trong loài người thuộc dòng truyền thưà Đại Viên Mãn, đệ tử của Manjusrimitra (Diệu Đức Hữu). 
Srona (Sronajat) – gro byin skyes, một người chơi đàn vina sau trở thành đệ tử của Đức Phậtđạt được oai thần có thể viếng thăm các cõi khác, đặc biệt là các cõi ngạ quỷ
Stupa (bảo tháp) – mchod rten, nghĩa đen: hỗ trợ cho việc cúng dường, tượng trưng cho tâm Phật. Đài kỷ niệm tiêu biểu nhất, thường có một đáy vuông rộng lớn, phần giữa tròn, và một phần trên lớn, hình nón, trên đỉnh là một mặt trờimặt trăng. Bảo tháp thường chứa xá lợi của những bậc chứng ngộ. Kích thước của bảo tháp biến đổi từ những mô hình đất sét nhỏ xíu tới những bảo tháp rộng mênh mông tại Borobodur ở Indonesia và Bodha (Bồ Đề Đạo Tràng) ở Nepal. 
Sugata (Thiện Thệ) – bde bar gshegs pa, nghĩa đen: đạt được hạnh phúc: một vị Phật, Đấng Thiện Thệ. “Đấng sử dụng con đường hạnh phúc của Bồ Tát Thừa, đạt được kết quả hạnh phúcPhật Quả viên mãn.” DICT. 
Sunaksatra (Thiện Tú) – legs pa’i skar ma, anh em họ của Đức Phật, là người mặc dù trải qua hai mươi lăm năm làm thị giả của Đức Phật và thấu hiểu tất cả giáo lý của Ngài, nhưng vẫn không thể nhận thấy ra được bất kỳ phẩm tính thiện lành nào nơi Ngài. Ông chết không lâu sau khi rời Đức Phật và bị tái sinh làm một ngạ quỷ
Suvarnadvipa (Pháp Vương) – gser gling pa, một Đạo sư Phật Giáo, Pháp Xứng (Dharmakirti), sống ở Sumatra vào thế kỷ thứ 10. Atisa coi Ngài như bậc Thầy quan trọng nhất trong các vị Thầy. Từ Ngài, Atisa thọ nhận giáo lý Bồ Đề Tâm
Tà kiến – log lta, Phạn: mithyadristi, AT: niềm tin sai lạc, đặc biệt là một quan điểm sai lầm sẽ dẫn ta tới những tiến trình hành động gây thêm nhiều đau khổ hơn nữa. 
Tam Bảo – dkon mchog gsum, Phạn: triratna, Phật, Pháp và Tăng đoàn
Tam độc – xem ba độc
Tam giới (Ba cõi) – 1) khams gsum, Dục Giới, Sắc GiớiVô Sắc Giới. Thế giới thứ nhất bao gồm chúng sinh ở các cõi địa ngục , ngạ quỷ, súc sinh, người và A Tu La, cùng một vài cõi Trời. Hai thế giới kế tiếp là các cõi Trời với một kinh nghiệm tinh tế là kết quả của một vài loại thiền định mãnh liệt (xem thiền định thế tục), 2) Đôi khi được dùng để dịch sa gsum, Phạn: tribhvana, nghĩa đen là ba tầng lớp: phía trên mặt đất (sa bla), mặt đất (sa steng) và bên dưới mặt đất (sa ‘og); được gọi là cõi Trời, cõi người và cõi rồng. 
Tam học (Tam-yếu Pháp) – bsab pa gsum, Phạn: trisiksa, giới (tsul khrims, sila), định (ting nges’ dzi, citta) và tuệ (shes rab, prajna). 
Tam Tạng (Tripitaka) – sde snod gsum, Ba tạng bộ Giáo lý của Đức Phật, Sutra (Kinh) , Vinaya (Luật) , Abhidharma (Luận). Đôi khi giáo lý Kim Cương Thừa được coi là pitaka (tạng) thứ tư . Tripitaka có nghĩa là “ba cái giỏû” - được gọi như thế là vì trước tiên Kinh điển được chép lại trên những trang sách bằng lá cây cọ, được tập hợp lại và chứa trong những cái giỏ (rổ). 
Tam thiên đại thiên thế giới – stong gsum, Phạn: trisahasra, vũ trụ gồm có một tỉ thế giới giống như thế giới của chúng tatương ứng với phạm vi hoạt động của một vị Phật. 
Tám dấu hiệu cát tường (Eight auspicious signs) – bkra shis rtags brgyad, tám biểu tượng (tương ứng với các bộ phận khác nhau trên thân Phật): nút vĩnh cửu, hoa sen, màn trướng, ốc xà cừ, bánh xe, cờ, bảo bình, và cá vàng. 
Tám hành vi sai lầm – log pa rgyad, 1) chỉ trích điều tốt, 2) khen ngợi điều xấu, 3) làm ngưng trệ việc tích lũy công đức của một người đức hạnh, 4) làm náo động tâm thức của người có lòng quy kính, 5) từ bỏ vị Thầy tâm linh, 6) từ bỏ Bổn Tôn, 7) từ bỏ các huynh đệ và tỉ muội kim cương, 8) phỉ báng một mạn đà la
Tám mối quan tâm thế tục – ‘jig rten chos brgyad, Phạn: astalokadharmah, những mối bận tâm bình thường của những người chưa chứng ngộ và không có được một nhãn kiến tâm linh trong sáng. Đó là: được và mất, vui và buồn (khổ), khen và chê, vinh và nhục. 
Tám Mộ Địa Vĩ Đại – dur khrod chen po brgyad, những nơi kinh hoàng (mộ địa) mà các Không Hành nam (daka) và Không Hành nữ (dakini) tụ hội. Trong ý nghĩa sâu xa thì những mộ điạ này tương ứng với tám thức (rnam shes brgyad). 
Tám mươi Đại Thành Tựu Giả (Mahasiddha)– 1. tám mươi (hay tám mươi tư) đại thành tựu giả của Ấn Độ thời cổ mà cuộc đời các Ngài đã được Abhayadatta thuật lại (xem Sư Tử của Đức Phật, Emeryville, Nhà Xuất bản Dharma, 1979). 2) tám mươi thành tựu giả xứ Yerpa ở Tây Tạng, các đệ tử đạt được những thành tựu siêu việt của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). 
Tám Pháp Vương Tử Vĩ Đại (Tám Đại Bồ Tát) – nye ba’i sras chen brgyad, các vị Đại Bồ Tát chính trong giáo đoàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: Manjusri (Văn Thù)ø, Avalokitesvara (Quán Tự Tại), Vajrapani (Kim Cương Thủ), Maitreya (Di Lặc), Ksitigarbha (Địa Tạng), Sarvanivaranaviskambhin, và Samantabhadra (Phổ Hiền). Mỗi vị đóng một vai trò đặc biệt để cứu giúp chúng sinh. Các Ngài tượng trưng cho trạng thái thuần tịnh của tám thức. 
Tám Thiên Nữ cúng dường – mchod pa’i lha mo brgyad: Thiên Nữ Nhan Sắc (sgeg mo ma, Phạn: Lasya), Thiên Nữ Tràng Hoa (phreng ba ma, Mala), Thiên Nữ Hát Ca (glu 
ma, Gita), Thiên Nữ Vũ Điệu (gar ma, Nrtya), Thiên Nữ Bông Hoa (me tog ma, Puspa), Thiên Nữ Hương Đăng (bdug spos ma, Dhupa), Thiên Nữ Nhiệt Đăng (snang gsal ma, Aloka) và Thiên Nữ Hương Thơm (dri chab ma, Gandha). Trong mạn đà la của các Bổn Tôn Báo Thân an bình, tám Thiên Nữ cũng là những vị phối ngẫu của tám vị Đại Bồ Tát (xem Tám Pháp Vương Tử Vĩ Đại), và tượng trưng, tương ứng cho trạng thái thuần tịnh của bốn đối tượng của các giác quan (sắc tướng, âm thanh, mùi hương, và mùi vị), cũng như của bốn khía cạnh của tư tưởng (quá khứ, hiện tại, tương lai và thời gian không xác định). 
Tangka – thang ka, tranh vẽ (có thể cuộn lại) của Tây Tạng
Tangtong Gyalpo – thang stong rgyal po (1385-1509), thành tựu giả Tây Tạng nổi tiếng, đã du hành khắp Trung Hoa, Tây Tạng và các quốc gia miền đông khác, xây dựng nhiều ngôi chùa và các cây cầu kim loại, và sáng lập các tu viện tại vùng Derge và những nơi khác
Tạng Thức (Thức Nền Tảng hay A Lại Da Thức) – kun gzhi, Phạn: alaya, hình thức ngắn gọn của kun gzhi mam par shes pa, là tạng thức, tâm thức nền tảng trong đó các tập khí (khuynh hướng quen thuộc) được tàng trữ. Tạng thức là nền tảng cho những thức khác. Đôi khi, trong một vài giáo lý, kun gzhi được dùng cho bản tánh nguyên sơ hay sự thuần tịnh nguyên sơ (ka dag). 
Tánh sáng (kinh nghiệm) – gsal nyams, một trong ba loại kinh nghiệm trong thiền định. Xem kinh nghiệm
Tánh sáng, tăng trưởngthành tựu (Clarity, increase and attainment) – snang mched thob, ba kinh nghiệm xảy ra liên tục cái này tiếp cái kia vào lúc chết. 
Tantra (Mật điển) – rgyud, bản văn được đặt nền tảng trên tánh thuần tịnh nguyên sơ của bản tâm, và kết quả chính là sự chúng ngộ tánh thuần tịnh nguyên sơ đó. Các bản văn gốc của giáo lý Vajrayana (Kim Cương Thừa). 
Tantric – có liên quan tới các Mật điển (tantra), liên quan tới Kim Cang Thừa (Vajrayana). 
Tara (Quan Aâm) – sgrol ma, nữ Bồ Tát sinh ra từ một giọt nước mắt của Đức Quán Thế Âm (Avalokitesvara); sự hiển lộ của nữ tánh của lòng đại bi
Tathagata (Như Lai) – bde bzhin gshegs pa, đấng đã đạt được chân tánh, một vị Phật. 
Tánh Không – stong pa nyid, Phạn: sunyata, tất cả mọi hiện tượng đều không có sự hiện hữu thực sự. 
Tánh sáng tạo của Giác tánh (creativity of awareness) – rig pa’i rtsal, năng lực bẩm sinh và tự nhiên của Giác tánh để làm cho các hiện tượng hiển lộ
Tân Dịch (Tân Phái Dịch Thuật)– gsar ma pa, các tài liệu của Mật điển được phiên dịchtruyền bá từ thời đại của dịch giả Rinchen Zangpo (958-1055) trở đi. Tân Phái chỉ tất cả các trường phái của Phật Giáo Tây Tạng ngoại trừ phái Nyingmapa, hay phái Cựu Dịch
Tân phái – xem Tân Dịch, Tân Phái Dịch Thuật hay Cổ phái. 
Tập khí – xem khuynh hướng quen thuộc
Tăng đoàn – dge ‘dun. Theo nghĩa rộng, tăng đoàn ám chỉ tất cả những hành giả của Phật Giáo. Tăng đoàn có thể cũng có một ý nghĩa giới hạn hơn phù hợp với văn cảnh, ám chỉ những Tăng sĩ, A La hán, Bồ Tát, v.v. 
Tenma – rten ma bcu gnyis, mười hai nữ Hộ Thần địa phương phát nguyện bảo vệ Giáo Pháp trước sự hiện diện của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). 
Thanh Văn (Sravaka) – nyan thos, một đệ tử theo Thừa nguyên thuỷ của Phật Giáo, có mục đích giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi sinh tử như một vị A La Hán. Không 
giống như các đệ tử của Đại Thừa, các vị Thanh Văn không khao khát đạt được Toàn Giác vì lợi ích của tất cả chúng sinh
Thanh Văn Thừa (Sravakayana) – nyan thos kyi theg pa, Thừa của các Thanh Văn
Thành tựu giả – grub thob, nghĩa đen: bậc đã đạt được thành tựu. Một số đã đạt được đạo quả nhờ vào các pháp tu của Mật Thừa. 
Thành tựu – 1) dngos grub, Phạn: siddhi. “Kết quả mong muốn và đạt được nhờ công năng tu tập hành trì các giáo huấn.” DICT. Những thành tựu thông thường có thể chỉ là những năng lực siêu nhiên, nhưng trong quyển sách này thuật ngữ “thành tựu” luôn luôn ám chỉ thành tựu siêu việt, tức là đạt được Giác Ngộ. 2) sgrub pa. Trong bối cảnh của việc trì tụng các câu minh chú hay mật chú, xem triệu thỉnhthành tựu
Thành tựu siêu việt (thành tựu xuất thế)– mchog gi dngos grub, xem thành tựu
Thành tựu thông thường (thành tựu thế gian) – thun mong gi dngos grub, các năng lực siêu nhiên phát sinh từ kinh nghiệm tu chứng trong thiền định, không dành riêng cho Phật Giáo mà cũng phổ biến đối với những con đường tu khác. Xem thành tựu
Thân Tự Tánh (Svabhavikakaya) – ngo bo nyid kyi sku, Thân của Bản Tánh Tâm Yếu; Thân (kaya) thứ tư, mang tính cách bất khả phân của Pháp Thân, Báo ThânHoá Thân
Thân, ngữ (khẩu), ý, các phẩm tính và hoạt động – sku, gsung, thugs, yon tan, phrin las, năm phương diện của Phật Quả. Đôi khi được ám chỉ như năm Thân (kaya). Cũng xem ngũ bộ Phật. 
Thất Bảo (Bảy đặc tính của vương quyền) – rgyal srid sna bdun, Phạn: saptaratna, bảy tài sản của một vị Đế Vương hoàn vũ, mỗi tài sản có một ý nghĩa tượng trưng. Đó là bánh xe vàng quý báu, viên ngọc như ý, nữ hoàng tôn quý, thượng thư tôn quý, voi quý, ngựa quý và đại tướng tôn quý. 
Thế giới Bất khả phân – mi ‘byed ‘jig rten, thế giới của chúng ta, phạm vi hoạt động của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Theurang – the’u rang, một loại tinh linh xuất hiện giống như một người lùn nhỏ bé chỉ có một chân. 
Thích Ca Mâu Ni – sha kya thub pa, Đức Phật của thời đại chúng ta, Ngài sống vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên
Thiền định (định, thiền na) – bsam gtan, Phạn: dhyana, nhập định, một trạng thái của tâm không có bất kỳ xao lãng nào. Mặc dù trạng thái này quan trọng đối với các pháp thiền định của Phật đạo ở tất cả các cấp độ, nhưng tự trạng thái ấy không đầy đủ mà phải được kết hợp với động lực và cái thấy (kiến) đúng đắn. Cũng xem tứ thiền
Thiền định thế tục – xem tứ thiền bát định
Thiền, thiền định – sgom pa, để tâm an nghỉ dựa trên một đối tượng của tư duy hoặc quán chiếu, hoặc duy trì sự vận hành của một cái thấy (kiến) chân thực
Thiện tri thức – dge ba’i gshes gnyen, Phạn: kalyanamitra, một từ đồng nghĩa của vị Thầy tâm linh
Thuần tịnh nguyên sơ – ka dag, bản tánh của Phật Quả, hiện diện trong tất cả chúng sinh, sự thuần tịnh của bản tánh đó không bao giờ bị hư hoại. 
Thừa (Cỗ xe) – theg pa, Phạn: yana, phương tiện để du hành trên con đường dẫn tới Giác ngộ
Thường Đề Bồ Tát – Xem Sadaprarudita. 
Tịch Hộ – Xem Santaraksita. 
Tiến trình suy hoại (Tiến trình tan rã) – thim rim, một chuỗi hiện tượng xảy ra vào lúc chết: sự suy hoại (tan rã) của các đại và sự xuất hiện của ba kinh nghiệm được gọi là kinh nghiệm của tánh sáng, tăng trưởngthành tựu
Tilopa – ti lo pa, một trong tám mươi tư đại thành tựu giả của Ấn ĐộSư phụ của Naropa. 
Tingdzin Zangpo (Nyang) – myang ting ‘dzin bzang po (thế kỷ thứ 9), đại thành tựu giả Tây Tạng, đệ tử của Vimalamitra (từ vị này Ngài nhận toàn bộ giáo lý Tâm-Yếu) và của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Ngài được coi là người Tây Tạng đầu tiên đạt được thân cầu vồng (rainbow body) của pháp đại chuyển di siêu việt (‘ja’ lus ‘pho ba chen po), là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của pháp tu Đại Viên Mãn
Tình Nhân Thiên Tú – skar ma la dga’ ba, danh hiệu của một Bồ Tát. Ngài là điển hình của một người mà nguyện lực vô ngã đã khiến Ngài vun bồi công đức mặc dù Ngài đã phạm phải một lỗi lầm mà thông thường được coi là một hành vi xấu ác. 
Tinh tuý – thig le, nghĩa đen: giọt. “Tinh tuý hay chủng tử của đại lạc; trong các kinh mạch có nhiều loại, thanh tịnh hay suy hoại.” DICT. Thuật ngữ thig le có một số ý nghĩa khác nhau phù hợp với hoàn cảnh và các pháp tu khác nhau. 
Tịnh Độ – dag pa’i zhing, một trụ xứ hay một thế giới được hoá hiện nương vào những phẩm tính (thần lực) có được do sự chứng ngộ của một vị Phật hay một vị Bồ Tát. Ở đó chúng sinh có thể tiến xa trên con đường đi tới Giác ngộ mà không sợ bị đọa những cõi thấp. 
Tịnh Độ Cực Lạc – bde ba can, Phạn: Sukhavati, cõi Phật của Đức Amitabha (A Di Đà). 
Tịnh quang – ‘od gsal, Phạn: prabhasvara, tích cách tự nhiên, chói ngời (hay thấu suốt) của chân tâm – hay giác tánh
Tịnh Quang (cõi của chư Thiên) – ‘od gsal gyi lha, Phạn: Abhasvara, tầng trời cao nhất của chư Thiên trong Nhị Thiền (thuộc Sắc Giới). 
Thanh tịnh quang của giây khắc nền tảng (Clear light of the moment of the ground) – gzhi dus kyi ‘od gsal, “bản tánh của tâm thức tất cả chúng sinh, thanh tịnh từ vô thuỷ và chói ngời tự nhiên; sự tương tục căn bản (của Giác tánh), tiềm năng của Phật Quả.” DICT. Thanh tịnh quang có thể được một vị Đạochứng ngộ “giới thiệu” (trực chỉ) cho một đệ tử, và người đệ tử sau đó tiếp tục làm cho thuần thục và phát triển kinh nghiệm này bằng những pháp môn hành trì thâm diệu của Đại Viên Mãn. Chúng sinh bình thường chỉ cảm nhận được tịnh quang trong một thời khắc ngắn bằng một tia chớp vào lúc chết. 
Tirthika (Ngoại Đạo, Phi Phật Giáo) – mu stegs pa, kẻ đề xướng những quan điểm triết học cực đoan chẳng hạn như thuyết hư vô và thuyết vĩnh cửu. Thường được dùng cho các trường phái tư tưởng triết họctôn giáoẤn Độ đối lập với Phật Giáo
Toà Kim Cương – rdo rje gdan, Phạn: Vajrasana, địa điểm ở Ấn Độ (ngày nay có tên là Bồ Đề Đạo Tràng - Bodh Gaya) nơi tất cả chư Phật trong kiếp này sẽ đạt được Giác Ngộ
Toàn Giác – rdzogs pa’i byang chub, Phạn: sambodhi, Phật Quả viên mãn
Tonpa (Geshe) (1005-1064), danh hiệu khác của Drom Tonpa. 
Torma – gtor ma, một cúng phẩm, thường được nặn từ bột mì và bơ có thể là biểu tượng của một vị Bổn Tôn, một mạn đà la, một vật cúng dường, hay đôi khi một vũ khí để chiến đấu với các thế lực ác hại. 
Torma nước – chu gtor, một phẩm vật cúng dường làm bằng nước, sữa và các loại hạt. 
Tối Thượng – ‘og min, Phạn: Akanistha, xem Akanistha (Sắc Cứu Cánh Thiên). 
Tha Hoá Tự Tại Thiên – gzhan ‘phrul dbang byed, Phạn: Paranirmitavasavartin, tầng Trời thứ sáu và là tầng cao nhất của các vị Trời trong Dục giới, trong đó các vị Trời vui hưởng những gì được những vị Trời tạo ra một cách thật phi thường. khác. Xem ba cõi hay tam giới
Thất chi nguyện – yan lag bdun, Phạn: satanga, một hình thức cầu nguyện gồm có bảy phần: lễ lạy, cúng dường, sám hối, hoan hỉ, cầu thỉnh các vị Thầy chuyển Pháp luân, khẩn cầu các Ngài không nhập Niết Bàn, và hồi hướng công đức
Thiện căn (căn lành) – dge ba’i rtsa ba, Phạn: kusalamula, những hành vi tích cực giống như gốc rễ (căn) (rtsa ba) của công đức hay của những điều tốt lành (dge ba). 
Three Roots – xem Ba Nguồn Gia Trì, Ba Lực Gia Trì
Thuyết ngôn – gsung rab, Skt. Pravacana, lời Đức Phật
Trạng thái như nhiên (Bản Tánh, Tự Tánh, Tự Tánh Đế) – gnas lugs, Phạn: prakriti, nghĩa đen: cách thức an trụ. “Bản tánh hay duyên sinh của vạn pháp.” DICT. 
Trạng thái trung ấm (Bardo) – bar do, Phạn: antarabhava, thuật ngữ được dùng cho những giai đoạn kinh nghiệm khác nhau giữa cái chết và giai đoạn tái sinh kế tiếp; với một lối giải thích rộng lớn hơn bao gồm các trạng thái tâm thức khác nhau trong cuộc đời. Bốn trạng thái trung ấm được phân định như: 1) trạng thái trung ấm tự nhiên của đời này (rang bzhin skyes gnas bar do), 2) trạng thái trung ấm của lúc chết (‘chi kha’i bar do), 3) trạng thái trung ấm của thực tại tối thượng (chos nyid bar do), và 4) trạng thái trung ấm của sự hình thành (srid pa’i bar do); hoặc để tạo thành sáu trạng thái trung ấm, hai trạng thái đặc biệt nữa được thêm vào trạng thái thứ nhất: 5) trạng thái trung ấm của giấc mộng (rmi lam bar do) và 6) trạng thái trung ấm của thiền định (bsam gtan bar do). 
Trạng thái trung ấm của sự hình thành – srid pa’i bar do, trạng thái trung ấm trong đó nghiệp lực xô đẩy ta tới sự tái sinh kế tiếp trong luân hồi sinh tử. AT: trạng thái trung ấm của những triển vọng, trạng thái trung ấm của sự hiện hữu
Trạng thái trung ấm của chân tánh – chos nyid bar do, trạng thái trung ấm khi mà chân tánh hiển lộ như những sắc tướng thuần tịnh của hai tánh an bìnhphẫn nộ, phù hợp với các khuynh hướng cá nhân của riêng ta. 
Trăm Đấng Hộ Phật – rigs brgya, bốn mươi hai vị Hộ Phật an bình (peaceful deity) và năm mươi tám vị Hộ Phật phẫn nộ (wrathful deity). 
Trakpa Gyaltsen – grags pa rgyal mtshan (1147-1216), một trong năm đại học giả của phái Sakya; năm đại học giả này được biết đến như là Sakya Gongma (Năm Đại Trưởng Lão Dòng Sakya). 
Tri giác (Tri kiến) – snang ba, những gì xuất hiện trong mắt của mỗi cá nhân tuỳ theo khuynh hướng (tập khí) hay sự phát triển tâm linh của họ. NT, trích dẫn Patrul Rinpoche, nói về ba loại tri giác (và tri kiến): 1) các tri kiến sai lầm xuất hiện trong tâm thức của chúng sinh trong sáu cõi do sự hiểu biết sai lạc; những tri kiến này được gọi là các tri kiến mê lầm bất tịnh của thế giớichúng sinh. 2) các tri giác về duyên khởi (rten ‘brel), các ảo giác huyễn hoặc (sgyu ma), tương ứng với tám ẩn dụ về ảo giác mà ta không xem là thật có (xem Phần Một, Chương Hai, Mục III, tiết 2.6. 3) đây là những tri giác của các Bồ Tát thuộc mười địa trong trạng thái hậu-thiền định của các Ngài (rjes thob). 3) các tri giác xác thực, toàn thiện của trí tuệ; khi ta chứng ngộ trạng thái như nhiên của vạn pháp, chúng sinh 
toàn thể thế giới xuất hiện như là sự hiển bày của các thân (kaya) và trí tuệ
Tri giác thanh tịnh (Tri kiến thuần tịnh) – dag snang, “tri giác cho rằng toàn thể thế giới và những gì được chứa đựng trong đó là một cõi Phật thuần tịnh, là sự hiển bày của các Thân (kaya) và trí tuệ.” DICT 
Trích xuất tinh chất – bcud len, một phương pháp khiến ta có thể chỉ dùng những chất thể hay yếu tố nào đó với một lượng ít ỏi, mà không phải dùng thực phẩm thông thường. 
Triệu thỉnhthành tựu – bsnyen sgrub, hai bước trong các pháp hành trì liên quan tới việc trì tụng một mantra (minh chú). Trong bước thứ nhất, các hành giả triệu thỉnh Bổn Tôn mà họ đang quán tưởng bằng cách trì tụng câu minh chú của Bổn Tôn. Trong bước thứ hai, họ đủ thuần thục để tự đồng nhất với Bổn Tôn. 
Tripitaka – xem Tam Tạng
Trisong Detsen – khri srong sde’u btsan (790-844), vị vua thứ 38 của Tây Tạng, là vị thứ hai trong ba vị Pháp Vương vĩ đại. Nhờ nỗ lực của Ngài mà các Đại Đạo Sư từ Ấn Độ đã tới và thiết lập một nền Phật Giáo thật vững chắc tại Tây Tạng
Trí tuệ – shes rab, Phạn: prajna, khả năng thấu hiểu đúng đắn, thường là với cảm thức đặc biệt của kinh nghiệm thấu suốt tánh Không. AT: trí tuệ phân biệt. Cũng xem trí tuệ nguyên sơ. 
Trí tuệ nguyên sơ – ye she, Phạn: jnana, “khả năng thấu suốt (shes pa) đã luôn luôn hiện diện từ vô thuỷ (ye nas), giác tánh, tánh sáng-tánh Không, an trụ tự nhiên trong dòng tâm thức của tất cả chúng sinh.” DICT.
Trống sọ người nhỏ – thod pa’i da ma ru, trống (damaru) nhỏ có hai mặt làm bằng hai đỉnh sọ người. 
Trung Đạo (Madhyamika) – dbu ma’i lam, Phạn: madhyamika, giáo lý về tánh Không được Ngài Long Thọ (Nagarjuna) giảng dạy trước tiên và được coi như nền tảng của Mật Thừa. “Trung” có nghĩa là vượt lên các quan điểm cực đoan của chủ nghĩa hư vôchủ nghĩa vĩnh cửu
Tsampa – tsam pa, bột mì làm bằng lúa mạch nướng hay các loại hạt khác. Một loại thực phẩm chính ở Tây Tạng
Tu huệ (Illustrative wisdom) – dpe’i ye shes, trí tuệ đạt được nhờ công phu tu tập tâm linh (thiền định), giống như là một cái que để chỉ cho thấy trí tuệ nguyên sơ. 
Tu viện trưởng – mkhan po, nói chung có nghĩa là những vị có thể ban các giới nguyện tăng sĩ. Danh hiệu này cũng được ban cho một người đã đạt một mức độ hiểu biết cao rộng, thấu suốt Giáo Pháp và đảm trách việc giảng dạy Giáo Pháp. Cũng có thể chỉ là danh hiệu đuợc ban cho nhà sư cao tuổi nhất trong một kỳ nhập hạ truyền thống
Tục đế – xem Chân lý tương đối
Tulku – sprul sku, từ Tây Tạng được dịch từ nirmanakaya (Hoá Thân) trong Phạn ngữ, cũng được dùng như một danh hiệu tôn kính và là một thuật ngữ thông thường đối với những vị Hoá Thân đã được tuyên nhận là hoá thân của các Lạt Ma, là những vị thường được tìm ra khi còn thơ ấu và được dạy dỗ để kế tục dòng truyền thừa và trong nhiều trường hợp, kế thừa tu viện của các vị tiền nhiệm. 
Tư thế kim cương – rdo rje dkyil krung, Phạn: vajrasana, tư thế thiền định với chân xếp chéo và bàn chân đặt trên đùi. 
Tư thế đang bước – mnyam pa’i ‘dor stabs, thế đứng với cả hai chân nhưng bàn chân phải hơi nhón tới (tượng trưng cho nhiệt tâm cứu giúp chúng sinh). 
Tư thế vương giả – rgyal po’i rol stabs, thế ngồi với chân phải duỗi nửa chừng và chân trái kéo vào. 
Tư tưởng (ý niệm) – rnam rtog, Phạn: vikalpana, nói chung bất kỳ điều gì phát khởi trong tâm với tính cách đối đãi nhị nguyên
Tứ Thiên Vương – rgyal chen rigs bzhi, Phạn: caturmaharajakayika, bốn vị Trời mà theo truyền thống là những vị bảo vệ bốn phương. Cõi giới của họ là cõi thứ nhất trong sáu cõi Trời trong Dục Giới. Xem ba cõi hay Tam giới
Tứ thiền (tứ định) – bsam gtan bzhi, Phạn: caturdhyana, bốn mức độä thiền định, kết quả của công phu hành trì thiền định này là được tái sinh trong bốn loại cõi trời trong Sắc Giới. Tuy nhiên tứ thiền cũng có thể được vận dụng trên con đường dẫn tới giác ngộ
Tứ thiền bát định (thiền định thế tục) – những loại thiền định không đưa tới giác ngộchỉ dẫn tới sự tái sinh trong các cõi Trời. Xem tứ thiền
Tứ Vô Lượng – tshad med bzhi, Phạn: caturaprameya, từ (byams pa, Phạn: maitri), bi (snying rje, karuna), hỉ (dga’ba, mudita), và xả (btang snyoms, upeksa) vô lượng
Tử Thần (Diêm Vương) – ‘chi bdag, Yama. 
Tướng chính và phụ – mtshan dang dpe byad, ba mươi hai tướng chính (mtshan bzang, Phạn: mahapurusa laksana) và tám mươi tướng phụ (dpe byad, anuvyanjana) của một vị Phật. 
Tỳ Bà Thi (Phật) – xem Vipasyin. 
Tỳ Lô Giá Na – xem Vairocana. 
Vairocana (Tỳ Lô Giá Na) – rnam par snang mdzad, Đức Phật thuộc Phật Bộ. Xem năm bộ. 
Vairotsana – bai ro tsa na, dịch giả vĩ đại nhất của Tây Tạng và là một trong bảy tăng sĩ đầu tiên được thọ giớiTây Tạng. Ngài là một trong những đệ tử chính của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và Cát Tường Sư Tử (Sri Simha). 
Vaisakha – sa ga zla ba, tháng thứ tư trong âm lịch Tây Tạng. Đức Phật đản sanh, đạt được Giác ngộnhập Niết Bàn 
vào ngày rằm (ngày mười lăm) trong tháng đó. (*Người Tây Tạng gọi là Saka Dawa) 
Vaisravana (Đa Văn Thiên Vương hay Tài Bảo Vương) – rnam thos sras, một trong Tứ Thiên Vương (cõi Trời của Ngài là cõi thứ nhất trong Dục Giới), là vị bảo vệ phương Bắc và vị trời tài bảo. 
Vajra (Chày Kim Cương) – rdo rje, AT: kim cương, ánh sét kim cương. Sự biểu tượng của trí tuệ bất biếnbất hoại có thể xuyên thấu mọi sự. Pháp khí tượng trưng cho lòng bi mẫn, phương tiện thiện xảo, giác tánh. Luôn luôn được kết hợp với chuông, dril bu, Phạn: ghanta, biểu tượng của trí tuệ, tánh Không. Đối với hình tướng của chày kim cương, xin xem hình minh hoạ Đức Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) cầm chày kim cương trong tay phải và chuông trong tay trái. 
Vajra Yogini (Nữ Kim Cang Du Già) – rdo rje ‘ rnal ‘byor ma, một hình thức Báo Thân nữ của Đức Phật
Vajradhara (Kim Cương Trì) – rdo rje ‘chang, nghĩa đen: bậc trì giữ kim cương. Theo phái Tân Dịch, Ngài là Đức Phật nguyên sơ, là nguồn mạch của tất cả các Mật điển. Trong phái Cựu Dịch, Vajradhara tượng trưng cho nguyên lý của vị Thầy, như bậc trì giữ giác ngộ của giáo lý Kim Cương Thừa
Vajradhatvisvari – rdo rje dbyings ‘phugs ma, một trong những vị Phối ngẫu của chư Phật trong Ngũ Bộ Phật. 
Vajrapani (Kim Cương Thủ) – phyag na rdo rje, một trong Tám Trưởng Tử Vĩ Đại. 
Vajrasattva (Kim Cương Tát Đoả) – rdo rje sems dpa’, vị Phật hiện thân Trăm Đấng Hộ Phật. Hành trì pháp Vajrasattva và trì tụng thần chú của Ngài thì đặc biệt hữu hiệu để tịnh hoá các ác hạnh. Theo dòng truyền thừa Đại Viên Mãn, Ngài là Báo Thân Phật
Vajrayana (Kim Cương Thừa)– rdo rje theg pa, xem Mật Thừa. 
Văn Thù (Manjusri) – ‘jam dpal dbyangs, một vị Bồ Tát thập địa. Ngài hiện thân cho sự toàn giáctrí tuệ của tất cả chư Phật. 
Vidyadhara (Trì Minh Vương) –rig ‘dzin, bậc trì giữ thấu suốt. “Bậc trì giữ các Bổn Tôn, mật chú, và trí tuệ đại lạc bằng những phương tiện thâm diệu.” DICT. Trong truyền thống Nyingmapa có bốn cấp độ vidyadhara: 1) hoàn toàn thuần thục (rnam smin), 2) làm chủ thọ mạng của đời mình (tshe dbang), 3) Mahamudra (Đại Ấn, phyag chen), và 4) thành tựu tự nhiên (lhun grub). 
Viên ngọc như ý – yid bzhin nor bu, Phạn: cintamani, một viên ngọc tuyệt diệu được tìm thấy trong các cõi Trời hay rồng có diệu năng đáp ứng được mọi ước muốn của ta. 
Vikramasila – một trong những Đại Học Viện Phật Giáo nổi tiếng nhất ở Ấn Độ, bị phá huỷ vào thế kỷ thứ 12. 
Vimalamitra (Tì Ma La Mật Đa) – dri med bshes bnyen, một trong những Đạo Sư Phật Giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài tới Tây Tạng vào thế kỷ thứ 9, ở đó Ngài giảng dạy rộng rãi, biên soạnphiên dịch nhiều bản văn Phạn ngữ. Tinh hoa của giáo lý của Ngài được gọi là Vima Nyingtig (Tâm-Yếu của Vima), một trong các giáo lý Tâm¬yếu của Đại Viên mãn
Vina – một nhạc cụ Ấn Độ có dây. 
Vipasyin (Tỳ Bà Thi) – rnam par gzigs, vị thứ nhất trong sáu vị Phật đã xuất hiện trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Virupa – một trong tám mươi tư đại thành tựu giả của Ấn Độ. Là suối nguồn của các giáo lý quan trọng của truyền thống Sakyapa. 
Vị Thầy gốc (Bổn Sư) – rtsa ba’i bla ma, 1) vị Thầy tâm linh chính yếu, hay vị Thầy đầu tiên mà ta nhận các quán đảnh, các bình giảng và giáo huấn cốt tuỷ từ Ngaiø. 2) vị Thầy đã trực chỉ cho ta bản tánh của tâm. 
Vô nhiễm (hành động) – zag med, Phạn: anasrava, được làm với tâm không đắm nhiễm, không có các ý niệm (đối đãi) về chủ thể, đối tượng và hành động. 
Vô ngã – bdag med, Phạn: anatman, nairatmya, sự vắng bặt của cái ngã (*ngã là một sự hiện hữu độc lập và tin là có thật) của bản thân, hay sự vắng bặt cái ngã của các hiện tượng bên ngoài (chos kyi bdag med). 
Vô hành – hành động mà không có vọng tưởng, xuất phát từ trạng thái chứng ngộ mà người làm hành động (tác nhân), chính hành động ấy, và đối tượng mà hành động ấy hướng tới đều hoàn toàn không có thực chất
Vô niệm – mi rtog pa’i nyams, Phạn: avikalpa, nirvikalpa, một trong ba loại kinh nghiệm thiền định. Một trạng thái an tĩnh trong đó không có các niệm tưởng. Xem các kinh nghiệm
Vô trụ Niết Bàn – mi gnas pa’i myang ‘das, Toàn Giác, siêu vượt cả sinh tử lẫn Niết Bàn, không “trụ” trong cái nào trong hai trạng thái trên. 
Xá Lợi Phất (Sariputra) – sha ri’i bu, một trong hai đệ tử Thanh Văn nổi tiếng nhất của Đức Phật Thích ca Mâu Ni
Xứ biên địa – mtha’ ‘khob, một miền mà giáo lý (của Đức Phật) không hề được biết tới. 
Yaksa (Dạ xoa) – gnod sbyin, một loại tinh linh
Yama – gshin rje, Tử Thần, Diêm Vương
Yamantaka – gshin rje bshed, hình tướng phẫn nộ của Manjusri (Văn Thù). 
Yeshe Tsogyal – ye shes mtsho rgyal, vị phối ngẫu huyền nhiệm và đệ tử vĩ đại nhất của Đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Bà phụng sự Ngài thật hoàn hảo, và hộ pháp cho Ngài trong việc truyền bá giáo lý, đặc biệt là cất dấu những kho tàng tâm linh để sau này các kho 
tàng tâm linh (tàng kinh) ấy được khám phá trở lạilợi lạc của các đệ tử trong các đời tương lai. 
Yidam (Bổn Tôn) – yidam, Phạn: devata, istadevata, Bổn Tôn tượng trưng cho sự giác ngộ, trong hình tướng nam hay nữ, an bình hay phẫn nộ tương ứng với bản tánh riêng của ta. Yidam là cội nguồn của những thành tựu. Xem Ba Nguồn Gia Trì, Ba Lực Gia Trì
Yoga (Du già) – rnal ‘byor, pháp môn thực hành, nghĩa đen: một phương pháp để hợp nhất (‘byor) với trạng thái như nhiên (rnal ma). 
Yogi hay yogini (Hành giả du già) – rnal ‘byor pa hoặc rnal ‘byor ma, những người thực hành các pháp du già (yoga), một hành giả tâm linh
Ý niệm hay quan hệ thuộc ý niệm – dmigs pa, bất kỳ khái niệm (tạo tác) nào về chủ thể, đối tượng và hành động. 
{ Chú thích của TBĐ 2008
Để giúp cho việc hiệu đính phần Thuật Ngữ, chúng tôi đã tra cứu
thêm các trang nhà và tài liệu sau đây: 
Thư Viện Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org) 
Đạo Uyển (www.daouyen.org)
Đại Tự Điển Phật Học Huệ Quang (Thích Minh Cảnh, 1999)
Phật Học Từ Điển (Đoàn Trung Côn, 1963)
cũng như tham khảo thêm ý kiến với các đạo hữu Nguyễn Minh Tiến 
Minh Không

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Tài liệu do Patrul Rinpoche trích dẫn 
An Trú Lìa Xa Ảo Giác -Finding Rest from Illusion – sgyu ma ngal gso, một tập luận do Ngài Longchenpa trước tác, chỉ cho thấy tất cả các hiện tượng (vạn pháp) đều giống như những ẩn dụ về ảo giác như thế nào. Đây là tập sách thứ ba trong tập yếu Ba Phương Thức An Trú (Trilogy of Rest), ngal gso skor gsum do Ngài biên soạn
An Trú Trong Chân Tánh -Finding Rest in the Nature of Mind – sems nyid ngal gso, một trước tác của Ngài Longchenpa. Tập sách đầu tiên trong tập yếu Ba Phương Thức An Trú (Trilogy of Rest), ngal gso skor gsum do Ngài biên soạn 
Bài Nguyện Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc -Prayer of Sukhavati – bde ba can gyi smom lam, một bài cầu nguyện để được vãng sinh vào cõi tịnh độ của đức Phật A Di Đà (Amitabha). Đây là bài cầu nguyện nổi tiếng nhất do Ngài Karma Chakme biên soạn
Bài Nguyện Vãng Sanh Quốc Độ Đồng Sơn -Prayer of the Copper-coloured Mountain – zings bdog dpal n’i smom lam, một bài cầu nguyện để được vãng sinh vào cõi tịnh độ của đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). 
Bảo Hành Vương Chính Luận -Jewel Garland – Ratnavali, rin chen phreng ba, tên của một bộ luận do Ngài Long Thọ (Nagarjuna) trước tác. 
Bản Sanh Kinh (Truyện Tiền Thân Đức Phật) -Jatakas – skyes rabs, một phần trong các giáo huấn của Đức Phật trong đó Ngài thuật lại truyện tiền thân của Ngài trong những kiếp quá khứ
Bảo Trang Tối Yếu -Essential Ornament – snying po’i rgyan, một Mật điển
Bát Nhã Tập Kệ -Condensed Transcendent Wisdom – Prajnaparamita-samcayagatha, phar phyin bsdus pa, tên của một tập luận của Ngài Thánh Dũng (Aryasūra). 
Bát Thiên Tụng Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh -Transcendent Wisdom in Eight Thousand Verses – Astasahasrika-prajna-paramita, shes rab skyi pha rol tu phyin pa brgyad stong pa (được viết tắt là brgyad stong pa). 
Bảy Mươi Đoản Kệ Quy Y -Seventy Stanzas on Refuge – skyabs ‘gro bdun bcu pa. 
Bí Mật Tập Hội Mật Điển -Tantra of the Secret Essence – Guhyagarbha-tantra, rgyud gsang ba’i snying po, còn được gọi là dpal gsang ba’i rgyud, Mật điển gốc của Đại Du Già (Mahayoga). 
Chứng Đạo Ca của Saraha -Dohas (of Saraha) – Dohakosa, do ha mdzod, những bài chứng đạo ca của đại thành tựu giả Ấn Độ Saraha. 
Chứng Đạo Ca của Virupa - Dohas (of Virupa) – Dohakosa, do ha mdzod, những bài chứng đạo ca của Virupa, một đại thành tựu giả Ấn Độ
Con Đường Đạo Tôn Quý Tối Thượng -Precious Supreme Path – lam mchog rin po che, một trước tác của Ngài Gampopa. 
Di Lặc Ngũ Luận hay Ngũ Bộ Đại Luận -Five Teachings of Maitreya – byams chos sde lnga, năm bộ luận do Đức Phật Di Lặc tuyên thuyết cho Ngài Vô Trước (Asanga) ở tại Cung Trời Đâu Suất (Tusita) gồm có: Hiện Quán Trang Nghiêm Luận -Abhisamaya-alamkara (mngon rtogs rgyan), Đại Thừa Kinh Trang Nghiêm Luận - Mahayana-sutra¬alamkara (mdo sde rgyan), Trung Biên Phân Biệt Luận - Madhyanta-vibhanga (dbus mtba’ mam ‘byed), Phật Pháp Tính Không Biệt Luận - Dharma¬dharmata-vibhanga (chos dang chos nyid rnam ‘byed) và Đại Thừa Tối Thượng Luận -Uttara¬tantra-sastra (rgyud bla ma). 
Diệt Tội Trang Nghiêm Sám Hối Mật Điển -Tantra of Immaculate Confession – dri med gshags pa’i rgyud. 
Đại Bát Niết Bàn Kinh -Nirvana Sutra – Mahaparinirvana-sutra, mya ngan las ‘das pa’i mdo. 
Đại Nhật Tâm Kinh - Sutra of the Heart of the Sun – nyi ma’i snying po’i mdo. 
Đại Thừa Bảo Vân Kinh -Clouds of Jewels – Ratnamegha-sutra, mdo sde dkon mchog sprin, được cho rằng đây là bản kinh đầu tiên do dịch giả Thonni Sambhota chuyển qua Tạng ngữ. 
Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh -Sutra Designed like a Jewel Chest – Arya-ratna¬karandavyuha-sutra, mdo sde za ma tog bkod pa, (tìm thấy) trong Mani Kahbum của đức vua Songtsen Gampo. 
Giáo Huấn Về Bồ Đề Tâm Khắc Bằng Vàng Trên Đá 
-Instructions on Bodhicitta Written on Stone in Gold – byang sems rdo la gser zhun, có lẽ đây là tác phẩm có tên là rdo la gser zhun thuộc phần viết về Tâm (sems sde) của giáo lý Đại Viên Mãn 
(Great Perfection), trong Mật Điển Tập Yếu của dòng truyền thừa Nyingma (Cổ Mật) (rnying ma rgyud ‘bum). 
Hô Kim Cang Mật Điển - Hevajra tantra – Hevajra¬tantra-raja, rgyud brtags guyis. 
Kho Báu Thiện Đức - Treasury of Precious Qualities – yon tan rin po che’i mdzod, một luận giải rất nổi tiếng của Ngài Jigme Lingpa, diễn giảng về toàn bộ con đường tu của Phật Đạo, từ những giáo lý Thanh Văn (Sravakayana) cho đến giáo lý của Đại Viên Mãn(Great Perfection). 
Kinh Bách Nghiệp - Sutra of a Hundred Actions – Karmasataka-sutra, mdo sde las brgya pa. 
Kinh Bách Nghiệp Bách Bái -Sutra of a Hundred Invocations and Prostrations – Saksi-purana¬sudraka-nama-sutra, dpang skong phyag brgya pa, tên của một kinh trong King tạng (Kangyur), theo truyền thuyết cho rằng đây là bộ kinh Phật Giáo đầu tiên đã xuất hiện tại Tây Tạng (trên mái nhà của cung điện đức vua Lhathothori, vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5). Sau đó, kinh này đã được Thonmi Sambhota dịch qua Tạng văn. 
Kinh Đại Giải Thoát -Sutra of Great Liberation – thar pa chen po’i mdo. 
Kinh Hiền Ngu -Sutra of the Wise and the Foolish – Damomurkha-sutra, mdzangs blun gy mdo. 
Kinh Hoa Nghiêm -Sutra Arranged like a Tree (Kinh Sắp Xếp Như Một Cái Cây) – Gandhavyuha-sutra, sdong po bkod pa, một phẩm trong Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra), phal po che. 
Kinh Kim Cang -Diamond Cutter Sutra – Vajracchedik¬sutra, rdo rje gcod pa. 
Kinh Sagaramati - Sutra Requested by Sagaramati – Sagaramati-paripriccha-sutra, blo gros rgyz mtshos zhus pa’i mdo. 
Kinh Sám Hối Các Tội Phạm Giới -Confession of Downfalls – ltung gshags, một tên khác của Tam Tụ Kinh (Sutra in Three Parts). Xem Đại Thừa Sám Hối Tam Tụ Kinh. 
Kinh Vô Nhiễm -Immaculate Sutra – dri ma med pa’i mdo. 
Liễu Nghĩa Giáo Huấn Chân Pháp Mật Điển -Tantra of Thorough Comprehension of the Instructions on all Dharma Practices – chos spyods thams cad kyi man mngon par rtogs pa’i rgyud. 
Linh Ly Sầu Ưu -Letter of Consolation – Sokavinodana, mya ngan bsal ba’i springs yig, một bộ luận do Ngài Mã Minh (Asvaghosa) trước tác. 
Long Thọ Bồ Tát Khuyến Giới Vương Tụng -Advice to King Surabhibhadra – rgyal po bde spyod la gdams pa, một tên khác của trước tác mang tên Suhrlleka hay Lá Thư Gửi Bạn của Ngài Long Thọ (bshes sbring). (Xem chú thích 36). 
Nhật Nguyệt Hợp Nhất Mật Điển - Tantra of Union of Sun and Moon – nyi zla kha sbyor. 
Ngọn Cỏ Cắm Thẳng -Inserting the Grass-stalk – ‘pho ba ‘jag ‘dzugs ma, một bài cầu nguyện của Nyi Da Sangye, được tụng đọc trong pháp môn thực hành chuyển di (tâm thức). 
Nguyệt Đăng Tam Muội Kinh -Moon Lamp Sutra – Candrapradipa-sutra, zla ba sgron me’i mdo, một tên khác của Chính Định Vương Kinh (Sutra of the King of Concentration), Samadhiraja-sutra, ting ‘dzin rgyal po. 
Ngũ Bộ Giới Nguyện - Vows of Five Families – rigs lnga’ sdom pa, tên của một Mật điển
Nhập Bồ Tát Hạnh -Way of the Bodhisattva – Bodhicaryavatara, byang chub sems dpa’i spyod pa la ‘jug pa, bộ luận nổi tiếng của Ngài Śāntideva (Tịch Thiên) trình bày về con đường tu tập hay hạnh nguyện của một vị Bồ Tát
Như Thật Luận (Tương Ưng Luận) -Well Explained Reasoning – Vyakhya-yukti, rnam bshad rig pa, tên của một luận do Ngài Thế Thân (Vasubandhu) trước tác. 
Như Ý Bảo Luận - Wish-granting Treasure – yid bzhin mdzod, tên tắt của hai tập trong bộ đại luận Thất Bảo Luận (Seven Treasures) (mdzod bdun) by Longchenpa (see above). 
Oai Mật Kinh -Powerful Secret – gnyan po gsang ba, Tên đầu tiên đặt cho bộ kinh mà theo truyền thuyết, vua Lha-Thothori Nyentsten đã khám phá ra trên mái nhà của cung điện của Ngài (vào năm 433 sau Công Nguyên). Sau này được đổi thành Kinh Bách Nghiệp Bách Bái (Sutra of a Hundred Invocations and Prostrations). Kinh này cũng thường được nhắc đến cùng với sự xuất hiện của một số pháp bảo mà trong đó, Nhà Vua đã tìm thấy bản kinh này. Sự xuất hiện của kinh này cùng với các pháp bảo khác đánh dấu sự khởi đầu của Phật Giáo tại Tây Tạng
Pháp Hành Trì Giải Thoát Tức Thời Các Tập Khí Bám Chấp - Practice that Spontaneously Liberate Habitual Clingings – chos spyod bag chags rang grol, một phần trong trước tác mang tên zhi khro của Ngài Karma Lingpa. 
Pháp Tập Yếu Tụng Kinh -Collection of Deliberate Sayings – Udanavarga, ched du brjod pa’i tshoms. Đây là kinh Đại Thừa tương ứng với Kinh Pháp Cú tiếng Pali. Kinh này chứa đựng những thuyết giảng do Đức Phật tuyên thuyết một cách tự nhiên, cốt để gìn giữ giáo lý chứ không phải để trả lời câu hỏi của những cá nhân riêng biệt. 
Phật Thuyết Pháp Tập Kinh - Sutra that Perfectly Encapsulates the Dharma – Dharmasanglti-sutra, ches yang dag par sdud pa’i mdo. 
Phổ Hiền Hạnh Nguyện Tán -Prayer of Good Actions 
– Bhadracaryapranidhana, bzang spyod smon lam, một bài nguyện do Đức Phật tuyên thuyết trong Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka-Sutra), phal po che 
thường thường được tụng đọc vào lúc kết thúc 
các nghi lễ
Tám Bài Kệ (Luyện Tâm) của Langri Thanpa -Eight Verses of Langri Thangpa – glang thang pa’i tshig brgyad, tám đoản kệ về pháp luyện tâm dựa trên tâm Bồ Đề
Tam Pháp Tuệ Đăng Mật Điển -Torch of the Three Methods (Ngọn Đuốc Của Ba Pháp Tu) – Nayatraya-pradipa, tshul gsum sgron me, tên của một bộ luận do Ngài Tripitakamala trước tác. 
Tám Thi Kệ Vi Diệu - Eight Great Marvellous Verses – ngo tshar ba’i tshig chen brygyad, tám bài kệ tán tụng của Mật điển Đại Viên Mãn (Great Perfection) diêãn tả về chân tánh của Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
Tam Tụ Kinh (Đại Thừa Sám Hối Tam Tụ Kinh) -Sutra in Three Parts –Triskandha-sutra, phung po gsum. 
Tâm-Yếu (Giáo Lý) - Heart-essence - snying thig, những giáo huấn tâm-yếu cực kỳ quan trọng trong những chương viết về giáo lý trực chỉ (man ngag sde) thuộc giáo lý Đại Viên Mãn (Great Perfection). Những giáo lý này bao gồm hai dòng truyền thừa đến từ Ngài Tì La Đa Mật Đa (Vimalamitra) và từ đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava). Những giáo lý Tâm-Yếu được biết đến nhiều nhất là Tâm-Yếu Bi Ma (Bi- Ma Nyingthig - bi ma snying thig), Tâm Yếu Kha-Dro (Khadro Nyingthig - mkha’ ’gro snying thig) và Tâm-Yếu Long-Chen (Longchen Nyingthig -klong chen snyig thig). 
Tâm-Yếu của Đại-Quảng-Trí (Longchen Nyingtik)-Heart-essence of the Vast Expanse – klong chen snying gi thig le, một bộ luận được Ngài Jigme Lingpa khám phá, là một trong những bộ luận nổi danh nhất thuộc hệ Tâm-Yếu. Do đại sư Lama Ngodrup ấn tống dành cho đức Dilgo Khyentse Rinpoche, Paro, Bhutna, 1972, 4 bộ. 
Thắng Quân Vương Sở Vấn Kinh -Sutra of Instructions to the King – Rajavavadaka-sutra, rgyal po la gdams pa (*Còn thêm các tên khác như: Giáo Thị Thắng Quân Vương Kinh, Như Lai Thị Giáo Thắng Quân Vương Kinh, Gián Vương Kinh).
Thất Bảo Luận -Seven Treasures – mdzod bdun, tên của các trước tác của Ngài Longchenpa gồm có: 1) Pháp Giới Bảo Luận -The Precious Treasure of Absolute Space, chos dbyings rin po che’i mdzod; 2) Như Ý Bảo Luận: Luận Giải Các Giáo Huấn Đại Thừa Tinh Yếu - The Precious Wish-Fulfilling Treasure: a Commentary on the Pith Instructions of the Great Vehicle, theg pa chen po’i man ngag gi bstan bcos yid bzhin rin po che’i mdzod; 3) Mật Thừa Thắng Bảo Luận - The Precious Treasure of the Supreme Vehicle, theg pa’i mchog rin po che’i mdzod; 4) Yếu Nghĩa Bảo - The Precious Treasure of Pith Instructions, man ngag rin po che’i mdzod; 5) Thắng Tự Yếu Nghĩa Tam Mật Bảo Luận –The Precious Treasure of Words and Meaning that Illuminate the Three Abodes of the Secret Unsurpassable Luminous Adamantine Essence, gsang ba bla na med pa ‘od gsal rdo rje snying po’i gnas gsum gsal bar byed pa’i tshig don rin po che’i mdzod’; 6) Thắng Nghĩa Tam Thừa Bảo Luận ¬The Precious Treasure of Philosophical Doctrines that Illuminate the Meaning of All Vehicles, theg pa mtha’ dag gi don gsa bar byed pa grub pa’i mtha’ rin po che’i mdzod; and 7) Chân Tánh Bảo Luận ¬The Precious Treasure of the Natural State, gnas lugs rin po che’i mdzod. 
Thất Chi Nguyện - Prayers in Seven Lines – tshig bdun gsol ‘debs, bài cầu nguyện nổi tiếng nhất khẩn cầu đức Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) và đã được các nữ Không Hành (dakini) xướng tụng vào giờ phút đản sinh của Ngài. Bài này có nhiều trình độ ý nghĩa khác nhau và chứa đựng tinh túy của tất cả các giáo lý. Xem ghi chú 247. 
Tịnh Ức Diệu Pháp Kinh -Sutra of Sublime Dharma of Clear Recollection – Saddharmanu-smrityu-paz¬thana-sutra, dam pa’i chos dran a nye bar bzhag pa’i mdo. 
Trình Tự Giới Nguyện Mật Điển -Tantra of the Array of Samayas – Samaya- vyuha, dam tshig bkod pa’i 
rgyui, một Mật điển rất phổ thông cho cả Mahayoga and Anuyoga. 
Trình Tự Pháp Tu A-Tì -Array of ati – a ti bkod pa, một Mật điển
Trung Quán Luận -Treatieses on Madhyamika – dbuj ma rig pa’i tshogs, năm đạo luận về giáo lý Trung Quán (Madhyamika) của Ngài Long Thọ (Nagarjuna) gồm có: Bát Nhã Căn Bản Trung Quán Luận Tụng -Prajna-mula-madhyamaka-karika (dbus ma rtsa ba shes rab), Lục Thập Tụng Như Lý Luận - Yukti-sastika-karika (rigs pa drug cu pa), Quảng Phá Luận - Vaidalya-sutra (zhib mo mam ‘thag), Thất Thập Không Tính Luận Tụng - sunyata-saptati-karika (stong nyid bdun cu pa), và Hôài Tránh Luận Tụng - Vigraha-vyavartani-karika (rtsod pa bzlog pa). 
Yếu Nghĩa Diễn Giải -Detailed Commentary on the Condensed Meaning – dgongs’dus rnam bshad, 
một tập luận do Ngài Jigme Lingpa trước tác thuộc trong hệ của các pháp môn hành trì có tên gọi là bla ma dgongs’dus của Ngài Sangye Lingpa. Yếu Nghĩa Mật Kinh - Sutra of the Condensed Meaning 
– mdo dgongs pa ’ duspa, một trong những Mật điển gốc của Anuyoga. 
2. Tài liệu tham khảo cho phần Chú Thích và Thuật Ngữ 
rdzdogs pa chen po klong chen snying thig gisgnon ‘gro’i kbrid yig kun bzang nla ma’i shal lung gi bris (Ghi Chép Về Lời Vàng Của Thầy Tôi - Notes on The 
Words ot my Perfect Teacher), Ngawang Pelzang (ngag dbang dpal zang), còn được biết đến dưới tên Khenpo Ngakchung, trước kia là một đệ tử chân truyền của Đạo Sư Nyoshul Lungtok Tenpai Nyima, và Đạo Sư Nyoshul Lungtok là một đại đệ tử của Ngài Patrul Rinpoche, tác giả của Lời Vàng. Bản Tạng văn của những ghi chép này đã được tái xuất bản bởi đại Đạo Sư Thubten Nyima, Zenkar Rinpoche, Nhà Xuất Bản Minorities Publishing House, Chengdu, Trung Hoa. Tuyển tập gồm những ghi chép giảng giải chi tiết này, giảng giải sâu rộng về một số điều được trích ra từ trong Lời Vàng, hiện đang được chuyển dịch qua Anh ngữ dưới sự điều động của Alla Zenkar Rinpoche (với sự hợp tác của các thành viên của Nhóm Dịch Thuật Padmakara Translation Group) và dự trù sẽ được xuất bản trong năm 1988 bởi Nhà xuất bản Dipamkara, 367 A Holloway Road, London N7 ORN, U.K. 
3. Tác phẩm của Patrul Rinpoche 
Các Pháp Tu Mật Điển Của Trường Phái Nyingma -Tantric Practice in Nying-ma, Khetsun Sangpo Rinpoche (Jeffrey Hopkins chuyển Anh ngữ), Ithaca, Nhà xuất bản Gabriel/Snow Lion, 1982. (Để chuẩn bị cho các thuyết giảng khẩu truyền dựa trên tác phẩm Lời Vàng Của Thầy Tôi -Kunzang Lamai Shelung - của Patrul Rinpoche). 
Con Đường Đại Viên Mãn -Le chemin de la Grande Perfection, bản dịch Pháp văn của Lời Vàng Của Thầy Tôi, kun bzang bla ma’i shal lung, do 
Padmakara Translation Group chuyển dịch, Peyzac-le-Moustier, Ấn bản của Padmakara, 1987, ấn bản thứ Nhì, 1977. 
Kho Tàng Tâm Của Các Bậc Giác Ngộ - Heart Treasure of the Enlightened Ones (thog mtha’ gsum dge ba’i gtam lta sgom spyod gsum mnyams len dam pa’i snying nor), Patrul Rinpoche, Dilgo Khyentse bình giải, (do Padmakara Translation Gorup chuyển Anh ngữ), Boston, Nhà xuất bản Shambhala, 1992. Có bao gồm một tiểu sử ngắn của Patrul Rinpoche. 
Kun-ZangLa-May Zhal Lung (Lời Vàng Của Thầy Tôi), Patrul Rinpoche (Kazi Sonam Togpay chuyển Anh ngữ), Upper Montclair (New Jersey), Nhà xuất bản Diamond Lotus Publishing, 1989¬1993, 3 tập. 
Những Lời Tốt Lành Ở Phần Đầu, Giữa và Cuối -Propitious Speech from the Beginning, Middle and End (thog mtha’ gsum dge ba’i gtamlta sgom spyod gsum mnyams len dam pa’i snying nor) Patrul Rinpoche, (Thinley Norbu chuyển Anh ngữ), Nhà xuất bản Jewel Publishing House, 1984. 
Rdzogs pa chen po klong chen snying thig gi sgnon ‘gro’i khrid yig kun bzang bla ma’i shal lung, (Bản Tạng văn được đóng bìa mỏng). Do Thubten Nyima, Zenkar Rinpoche hiệu đính, si kron mi rigs dpe skrun khang (Nhà xuất bản Ethnic Minorities Publishing House), Chengdu, China, 1988. 
Tập Hợp Các Yếu Giải của Patrul Orgyan Jigme Chokyi Zangpo -Collected Works of dPal sprul O rgyan ‘Jigs med Chos kyi dBang po, (Tạng văn), gồm có 6 tập, được Sonam Kazi sao chép lại từ bản khắc mộc trong bộ sưu tầm của đức Dudjom Rinpoche, tại Gangtok, 1971. Lời Vàng Của Thầy Tôi - kun bzang bla ma’i shal lung nằm trong tập thứ 5 trong tập hợp các yếu giải này. Kho Tàng Tâm Của Các Bậc Giác Ngộ, Một Luận Giảng Thiện Lành Ở Phần Đầu, Giữa và Cuối - thog mtha’ bar gsum dge ba’I gtam lta sgom spyod gsum mnyams len dam pa’I snying nor nằm trong tập thứ 6, trang 195-209. 
Tuyển Tập Các Luận Giải của Patrul Orgyan Jigme Chokyi Zangpo -Collected Works of dPal sprul O rgyan ‘Jigs med Chos kyi dBang po, (Tạng văn), sao chép lại từ một bản thảo mới đây đã được ghi lại bằng bút pháp (calligraphy), do Thubten Nyima, Zenkar Rinpoche hiệu đính, si krom mi rigs dpe skrun khang (Nhà xuất bản Ethnic Minorities Publishing House), Chengdu, China, 1988 
4. Tiểu Sử của Tác Giảø Patrul Rinpoche 
Giọt Cam Lồ - The Dew-Drop of Amrita (mtshungs bral rgyal-ba’I my-gu o-rgyan jigs med chos-kyi dbang¬po’i rtogs-brjod tsam gleng-ba bdud rtsi’i zil thig), 
Dodrup Chen đệ Tam, Tenpai Nyima (mdo-grub bstan-pa’i nyi-ma), tập thứ Nhì, Tuyển Tập Các Trước Tác – Collected Writings, trang 101-136, do Dodrup Sangye ấn hành, Gang-tok,Sikkim, 1972. 
Tán Thán Patrul Rinpoche -Praise to Patrul Rinpoche, (rgyal-ba’I my-gus-kyi dbang-po rjes-su dran-pa’I ngag-gi’ phreng-ba bkra-shis bil-ba’I ljong bzang ku tu dga’ba tshal), Jamyang Khyentse Wangpo (‘jams dbyangs mkhyen-brtse’I dbang-po.) Được 
bổ sung vào tập thứ 6 của Tuyển Tập Các Luận Giải, trang 245-250. 
Linh Dược Của Tín Tâm - The Elixir of Faith (o-rgyan’ jigs-med chos kyi dbang-po’I rnam-thar dad-paz gsos sman bdud rtsi’I bum bcud), Khenpo Kunpel (mkhan-chen kun-bzang dpal-ldan), tập 2 of Tuyển Tập Các Trước Tác - Collected Writings (gsung¬‘bum) của mKhan-cher. Kun-bzang dPal-ldan, trang 353-484. Do đức Dilgo Khyentse Rinpoche ấn hành, Bhutan, 1986. Bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp của Nhóm Padmakara Translation Group sắp chào đời dưới tên Cuộc Đời Và Những Giáo Huấn Của Patrul Rinpoche -The Life and Teachings of Patrul Rinpoche. 
5. Sách Tham Khảo Phụ 
Danh mục này chỉ liệt kê những tài liệu đã được trích dẫn cho riêng phần Chú Thích và Thuật Ngữ, chứ không phải là một danh sách đầy đủ bao gồm tất cả những tài liệu liên hệ
Con Đường Tỉnh Giác Vĩ Đại - Great Path of Awakening, Jamgon Kongtrul (K. McLeod chuyển Anh ngữ), Boston, Nhà xuất bản Shambhala, 1987. 
Dũng Khí Giác Ngộ - Enlightened Courage, Dilgo Khyentse, Peyzac-le Moustier (Pháp quốc), Ấn bản của Padmakara, 1992. 
Huyền Thoại Của Đại Bảo Tháp - Legend of the Great Stupa, Keith Dowman chuyển Anh ngữ, Berkeley, Nhà xuất bản Dharma Publishing, 1973. 
Những Giáo Huấn Được Cất Dấu Của Tây Tạng: Giải Thích Về Truyền Thống Tàng Bảo Kinh (Terma) Của Trường Phái Phật Giáo Nyingma - Hidden Teachings of Tibet: An Explanation of the Terma Tradition of the Nyingma School of Buddhism, Tulku Thondup Rinpoche, London, Nhà xuất bản Wisdom 1986. 
Pháp Tu Dự Bị Tối Yếu Của Đại Viên Mãn - Dzogchen Innermost Essence Preliminary Practice, Jigme Lingpa (Tulku Thondup chuyển Anh ngữ), Dharamsala, Library of Tibetan Work and Archives, 1982. 
Truyền Thống Mật Điển Nyingmapa - Tantric Tradition of the Nyingmapa, Tulku Thondup, Marion, Buddayana, 1984. 
Trường Phái Nyingma Của Phật Giáo Tây Tạng: Nền Tảng và Lịch Sử - Nyingma School of Tibetan Buddhism: Its Fundamentals and History, Dudjon Rinpoche (Dorje và Kapstein chuyển Anh ngữ), Boston, Nhà xuất bản Wisdom, 1991.

Bồ Đề Tâm Vương, 
Tâm tối thượng, tâm vô cùng trân quý, 
Nơi tâm ấy chưa sinh, 
xin cho tâm ấy nẩy sinh, 
Nơi tâm ấy đã sinh, 
xin cho tâm ấy đừng bao giờ thoái chuyển 
vĩnh viễn mỗi ngày một vươn lên, 
vươn lên cao hơn…1

Lời Vàng Của Thầy Tôi 
Bản Hiệu Đính Toàn Bộ - An Bản 2008 
Viet Nalanda Foundation ấn tống tại Hoa Kỳ 

Mọi sai sót là của người chuyển ngữhiệu đính
Mọi công đức xin hồi hướng lên quả vị Giác Ngộ 
của tất cả chư Đạo Sư 
cùng toàn thể pháp giới chúng sinh

1 “Bodhicitta, the Excellent and Precious Mind, where it is unborn, may it arise; where it is born, may it not decline, but ever increase higher and higher…” (Lời nguyện phát Bồ Đề Tâm - Nguyễn Hữu Hiệu dịch) 

Viet Nalanda Foundation (trước đây còn có tên là Viet Vajra Foundation) là một tổ chức bất vụ lợi 501(c)3 được thành lập vào năm 2006 tại Hoa Kỳ để tạo nhịp cầu kết nối giữa những Phật tử người Việt có duyên với truyền thống Kim Cương Thừa tại khắp nơi trên thế giới. Viet Nalanda Foundation cổ súy tinh thần bất bộ phái, và tôn trọng chư Đạo Sư cùng các Giáo Pháp đặc thù của tất cả bốn dòng truyền thừa của Phật Giáo Tây Tạng gồm có Nyingma, Sakya, Kagyu và Gelug. 

Muốn biết thêm chi tiết về tổ chức Viet Nalanda Foundation cũng như tìm hiểu thêm về Kim Cương ThừaPhật Giáo Tây Tạng, xin vào xem trang nhà http://www.vietnalanda.org hoặc gửi điện thư đến [email protected]
Muốn phát tâm cúng dường cho quỹ ấn tống kinh sách của Viet Nalanda Foundation, xin liên lạc địa chỉ: 14905 Coles Chance Road North Potomac, MD 20878 USA 

Tài liệu Việt ngữ về Kim Cương ThừaPhật Giáo Tây Tạng cũng có thể được tìm thấy tại các trang nhà sau đây: 
Thư Viện Nalanda – http://www.nalanda.batnha.org Thư Viện Hoa Senhttp://www.thuvienhoasen.org Trang Nhà Quảng Đứchttp://www.quangduc.org

 

Ghi Chú của Viet Nalanda Foundation về 
Phương Danh ẤnTống và Tịnh Tài Cúng Dường

Trong thời gian từ tháng 3 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008, Viet Nalanda Foundation (trước đây có tên là Viet Vajra Foundation) đã kêu gọi quý đạo hữu phát tâm đóng góp cho chi phí ấn tống của hai quyển sách “Lời Vàng Của Thầy Tôi” và “Phát Tâm Bồ Đề.” Có nhiều đạo hữu đã gửi tịnh tài đến đóng góp cho cả hai quyển sách cùng một lúc. 

Dựa trên chi phí ấn tống của mỗi quyển sách, chúng tơi đã chia số tịnh tài đóng góp của quý đạo hữu theo tỷ lệ 4/5 cho quyển “Lời Vàng Của Thầy Tôi” và 1/5 cho quyển “Phát Tâm Bồ Đề.” Do đo, số tịnh tài được liệt kê trong Phương Danh ẤnTống dưới đây phản ảnh đóng góp của quý đạo hữu cho quyển “Lời Vàng Của Thầy Tôi.” 

Tổng số tịnh tài quyên góp được, sau khi trang trải chi phí ấntống và cước phí, nếu còn tồn quỹ thì sẽ được chuyển qua quỹ ấn tống các kinh sách của Viet Nalanda Foundation trong tương lai. 

Nguyện xin chư Phật chư Bồ Tát chứng giám cho cơng đức ấn tống kinh sách của quý đạohữu và nguyện cho những lời vàng ngọccủa chư đạo sư sẽ đến được với tất cả chúng sinh trong khắp sáu cõi. 

Nguyện hồi hướng tất cả cơng đức đến quả vị giác ngộ của chư vị Đạo Sư cùng tồn thể pháp giới chúng sinh

Viet Nalanda Foundation 
Hoa Kỳ, tháng 10, 2008 

Phương Danh ẤnTống 
Liêu Tiết Mai Westminster, CA $20 
Hồ Kim Loan Westminster, CA $20 
Nga Đỗ Huntington Beach, CA $20 
Phan Tấn Hải Westminster, CA $80 
Mai‐Thy Trương Westminster, CA $100 
Phạm N. Ngọc Bảo Westminster, CA $40 
Thanh Diệp & Mai Thái Santa Ana, CA $16 
Vũ H. Đệ Santa Ana, CA $50 
Khoa Phạm Garden Grove, CA $100 
Đức Ngơ Garden Grove, CA $48 
Trung Nguyễn Sacramento, CA $100 
Bích Thủy San Jose, CA $200 
Nguyễn Thúy Mai San Jose, CA $25 
Minh Đỗ San Jose, CA $40 
Võ Kim Loan Long Beach, CA $400 
Ni sư Việt Giáo Houston, TX $1000 
Vannessa Nguyễn Seattle, WA $100 
Lâm N. Duyên Falls Church, VA $30 
Nguyễn Đỗ Như Virginia $50 
Dr. Gene Y Woo Falls Church, VA $160 
Hoa Thuy Burke Falls Church, VA $30 
Kim Bich D Pham Sterlings, VA $20 
Michael Scalia Leesburg, VA $30 
Thân Nhẫn Virgina $40 
Gia đình bác Phước Minh Virgina $40 
Bác Chúc Diệu Virgina $40 
Cô Quảng Kiểng Virgina $40 
Bác Diệu Mỹ Virgina $16 
Bác Diệu Minh Virgina $24 
Diệu Xuân & Tường Minh Virgina $75 

Diệu Đức, Chị Diệu Liên, Phương An & bạn Cô Diệu Hoa 
Virgina $24 
Virgina $15 
Virgina $80 
Virgina $24 

Tâm Diệu Phú & Nguyên Tuệ Virgina $160 
Huỳnh Tuyết Anh Như Sterling, VA $75 
Lê Thị Phượng Pittsburgh, PA $40 
Brenda Gaskill Takoma Park, MD $20 
Anne La, Bác Diệu Thiện & Maryland $40 
Bác Diệu Thắng 
Cô Từ Nguyên Maryland $50 
Thắm Nguyễn Germantown, MD $40 
Lê Giao Loan Toronto, Canada $50 
Minh Nguyễn Vancouver, Canada $100 
Cao Ngọc Tính Winnipeg, Canada $10 
Lê Thị Sỹ Karlsruhe, Germany $50 
Ngơ Vạn Châu Rosemead, CA $20 
Vo Huệ Nguyên San Diego, CA $100 
Quảng Anh Ngọc Hân Sydney, Úc $150 
Tiên Đồn Gilbert, AZ $75 

Xin hồi hướng cho Nathan Bates bệnh hoạn tiêu trừ, cầu siêu thốt cho ông bà nội ngoại hai bên 
Vu Dong family Mesa, AZ $60 
Xin hồi hướng hương linh sư Tuệ Năng 
Vũ Huy Thơng Ammandale, VA $100 
Xin hồi hướng cho Vũ Huy Tú & Trịnh Thị Nghiêm 
Trang Phạm Ontario, Canada $254 Xin hồi hướng cho Phạm Văn Hịa & Dương Thị Tư 
Bác Diệu Tịnh &Lưu family N. Potomac, MD $160 Xin hồi hướng cho hương linh Cụ ông Bùi Thạnh 
Ngô Quang Thắng Brossard QC, Canada $56 
Xin hồi hướng cho Ngô Quang Sự, pháp danh Trí Đạt 

 

Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 65295)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.