2. ĐỂ TIẾN TỚI VIỆC NGHIÊN CỨU PHẬT PHÁP
Tôi rất
hân hạnh được gặp Trungpa Rinpoche (Rinpoche là danh từ
Tây tạng chỉ những bậc thầy đáng tôn qúi, thường là những vị
tái sinh -Dg) và tất cả qúy vị ở đây. Tôi được Trungpa Rinpoche
cho biết qúy vị rất mong muốn
tìm hiểu con đường dẫn đến
giải thoát,
sự giải thoát nội tâm. Tôi rất thích khi được biết như vậy.
Thực ra, tôi không có ý
thuyết giảng cho qúy vị ngày hôm nay. Tôi chỉ đến đây để
thăm viếng tu viện Naropa và như qúy vị đã biết người đi du lịch
thường hay nói những gì!
Tất cả qúy vị ở đây thật có phước. Qúy vị đến với
trí tuệ của Phật và
chắc chắn qúy vị sẽ có cơ hội để
thực hành trí tuệ này. Rất nhiều người đã không hiểu được những
cơ duyên và những cơ hội hiếm có khi được
tiếp xúc với
Phật Pháp. Họ cho rằng đây chỉ là một
sự tình cờ có được một
tư tưởng hay được gặp một người. Nhưng không phải như vậy. Không có gì xẩy ra mà không có
nguyên nhân, cái gì cũng có nhân và qủa. Vì thế qúy vị đừng nên nghĩ và đón nhận
Phật Pháp như là một món qùa tặng. Bởi vì rất khó và rất hiếm mà có được, nên qúy vị hãy đón nhận nó bằng tất cả tấm lòng
chân thành và trân qúi của qúy vị.
Cũng có thể có những sự
hiểu lầm về những kết qủa khi
tiếp xúc với
Phật Pháp. Như nghĩ: “Hôm nay tôi được dậy bảo nhưng phải đợi đến một năm nữa tôi mới thực sự
nhận ra nó, mới
chứng nghiệm được nó.” Họ
thất vọng vì
con đường đạt
giác ngộ qúa xa. Người thời nay không
nhận ra được cái gì đang ở ngay
trước mắt của họ! Mỗi khi
chúng ta đến với
Phật Pháp, nếu
chúng ta mở hết
tâm hồn của
chúng ta ra bằng một tấm lòng thực sự
chân thành thì
chúng ta sẽ nhận được sự
đáp ứng ngay lập tức.
Chúng ta sẽ
nhận ra một cái gì mới lạ và sâu đậm về chính
chúng ta, về
thế giới chung quanh
chúng ta và về hiệu qủa của những gì
chúng ta đang suy niệm. Nếu
chúng ta suy gẫm những lời dậy bảo vào buổi sáng, có thể buổi chiều
chúng ta đã
nhận ra kết qủa. Không
cần phải đợi đến tương lai mới
nhận ra nó.
Qúy vị là những người thực sự có
diễm phúc được đến với
Phật Pháp qua vị Rinpoche khả ái của qúy vị nên qúy vị không nên
chậm trễ trong việc
thực hành. Nếu qúy vị chỉ lo sưu tầm tích trữ
Đạo Pháp thì qúy vị đã tạo thêm
rắc rối cho qúy vị rồi đó. Nếu như
vậy thì những lời dậy bảo đầy minh triết và đầy
lý luận cũng sẽ chỉ là sự
thông minh và
lý luận mà thôi.
Chúng ta thường bị quyến dũ bởi những
triết thuyết uyên thâm của
Đạo Phật và bởi những danh từ chuyên môn huyền bí
phức tạp của nó, phần đông
chúng ta hăng say đón nhận những lời
giải thích về
Đạo pháp theo chiều hướng này. Những kiểu
thông minh như vậy, những lối đón nhận
Đạo Pháp mà không
thực hành Đạo Pháp thì chỉ
tích tụ thêm những
nguyên nhân tạo thêm
rắc rối, tạo thêm
bất mãn trong tâm mà thôi.
Rất dễ có loại
hiểu lầm này khi đến với
Phật Pháp.
Chúng ta thường
quan tâm hay thường chỉ
để ý đến những danh từ và sự
diễn dịch của nó mỗi khi
chúng ta học hỏi một
vấn đề gì. Nhưng trong một Đạo viện,
như Đạo viện Naropa này, thì
vấn đề từ ngữ không nên qúa coi trọng. Chúng
thuần túy chỉ là những tấm bảng
chỉ đường đi đến
trí tuệ mà thôi, chúng không phải là
trí tuệ.
Mục đích chính trong việc học tập ở đây là có được những
chứng nghiệm Đạo Pháp ở
nội tâm. Qúy vị phải
tự chứng nghiệm những lời dậy bảo trong tâm của qúy vị thay vì đợi
Đạo Pháp mang ơn ích lại cho tâm của qúy vị. Nếu qúy vị
ý thức sâu xa được
vấn đề này và
chân thành mở thật rộng
tâm hồn ra thì
sự giải thoát sẽ đến một cách dễ dàng.
Hoàn toàn tùy thuộc vào sự
ý thức và
tỉnh thức của qúy vị. Chiếc chìa khóa để thâu thập kết qủa trong
Đạo Pháp là luôn luôn
cố gắng tìm hiểu xem làm thế nào những lời dậy bảo có thể đem
áp dụng thích hợp cho mọi
sinh hoạt trong đời sống thường ngày của
chúng ta.
Nếu
chúng ta đón nhận
Đạo Pháp chỉ bằng
trí thông minh khô cằn thì những triết giáo
chúng ta học hỏi được cũng chỉ mang lại cho
chúng ta những cảm nghĩ
mâu thuẫn và những
cảm thọ xung khắc mà thôi. Vì thế, thay vì
tinh tấn trong
tinh thần thì lại bị bệnh
tâm thần. Kết quả này không phải tại
giáo pháp. Nó cũng không có nghĩa là có một cái gì đó sai quấy trong sự
trong sáng và minh triết của
tư tưởng, nó chỉ là sự khác biệt của
loại trí thông minh khô cằn. Nguồn gốc của
vấn đề là
thái độ thu nhận Đạo Pháp. Nếu
chúng ta thực sự
chân thành tiếp nhận những lời dậy bảo bằng cả
tâm hồn mở rộng của
chúng ta để
tự chứng nghiệm những gì đã
học hỏi được thì
giáo pháp và những
triết thuyết sẽ ơn ích
vô cùng. Càng
học hỏi, càng có nhiều ơn ích. Không có gì
phức tạp khó hiểu cả. Nhưng, nếu
chúng ta đọc
vội vàng, ngấu nghiến những lời dậy bảo mà không chịu ngừng lại để
tiêu hóa chúng thì
chúng ta chỉ
kinh nghiệm được khổ đau trong một
tinh thần chất đầy
bất mãn mà thôi.
Thí dụ, quý vị có thể
hãnh diện về những
tài liệu, sách vở và sự
hiểu biết mà quý vị tích trữ, thâu thập được; một cách không cần
tiêu hóa chúng, quý vị
tuyên bố rằng qúy vị biết nhiều về
Đạo Phật,
quan niệm của quý vị
tốt hơn, vượt xa những người khác.
Quan niệm này sẽ chẳng hướng dẫn quý vị đến đâu cả mà chỉ gây thêm
rắc rối cho chính quý vị và cho những người khác.
Tại sao những loại
thông minh này lại đang gây
rắc rối cho thời buổi này? Có thể một
vấn đề nào đó đang hoành hành ở
thời đại phát triển
vật chất ngày nay. Người ta vẫn
tiếp tục ham muốn những cái gì mới lạ, mà không bao giờ bằng lòng với những sản phẩm mà kỹ thuật tân tiến đang
cung cấp cho. Vì thế, người ta thích
chạy theo những
tư tưởng khích
động lòng ham muốn của họ rồi họ bị mê mệt bởi những
mục tiêu không giới hạn mà họ nghĩ rằng họ có thể chiếm đoạt được. Họ
cảm thấy không có gì là nguy hiểm khi
buồn bực và khó chịu, bởi vì sự
học hỏi thì cứ
tiến tới không giới hạn và không ngừng. Với một
thái độ như
vậy mà hướng về một cái tâm có khả năng bất tận thì cũng chẳng có
giá trị gì với
trí tuệ -sự
thông minh chân thật. Nó chỉ mang lại những
mê tín về
chân tính mà thôi. Loại
thông minh vồ chụp này chỉ
phản ảnh những gì đang nằm sâu trong sự
mê tín mà nó đã được tích trữ từ lâu để mang lại những niềm vui, sự
an toàn và ngay cả
sự giải thoát tạm thời.
Đừng coi những
lời nói của tôi như là một sự khủng hoảng. Điểm mà tôi muốn
nhấn mạnh là
chúng ta nên
kiểm điểm tâm ta một cách
vô cùng khôn ngoan và sâu thẳm.Tại sao
chúng ta lại muốn
tìm hiểu học hỏi những lời dậy bảo của
Đức Phật, và chúng thực sự có
ý nghĩa gì trong những
sinh hoạt hàng ngày của chúng ta?
Chúng ta có thể nghĩ rằng
chúng ta đang
theo đuổi con đường dẫn đến
giác ngộ, nhưng khi thực sự
đi vào vấn đề thì
chúng ta thực hành nó ra sao? Nếu
chúng ta thực tình đi sâu vào
vấn đề, có thể
chúng ta sẽ
nhận ra được những gì
chúng ta đã
thực hiện. Nhưng nếu
chúng ta đã
kiểm soát kỹ rồi mà
chúng ta vẫn không
nhận thấy chúng quan trọng, chúng chỉ là những khía cạnh của
cuộc đời, thì có lẽ
chúng ta đã không tiêu hoá những lời dậy bảo mà
chúng ta đã nhận được.
Chúng ta đang
nghiên cứu học hỏi và
thực hành Phật pháp, nhưng
chúng ta đã chẳng bao giờ tự hỏi
chúng ta cái
ý nghĩa chân thực của
qui y Phật, Pháp và Tăng là gì? Nếu
chúng ta đã
suy nghĩ về những điều này và đã có ngay một câu
trả lời - như
chúng ta đang viết một bài khảo luận- thì có lẽ cũng chẳng có gì xảy ra nơi tâm của
chúng ta. Rồi
chúng ta vội vàng đi đến
kết luận là
qui y chẳng có
ý nghĩa gì hết. Đây là một
sai lầm đáng buồn.
Mặc dầu chúng ta có thể có hàng chuỗi dài những định
nghĩa bóng bảy đi nữa, sự
qui y cũng vẫn chẳng có
ý nghĩa gì với
chúng ta nếu
chúng ta không
qui y bằng cả trái tim
chân thành mở rộng của
chúng ta. Như vậy, sự
tìm hiểu chân thật sẽ cho
chúng ta hiểu được rằng
chúng ta đã không tiêu hoá cái gì mới thực sự là
qui y.
Chúng ta đã tự
loại bỏ chúng ta ra khỏi
sự độ trì và
an bình của
Tam Bảo.
Nếu
chúng ta nghiên cứu Phật Pháp bằng một cái tâm
hoàn toàn cởi mở và
chân thành,
cố gắng đi tìm những câu
trả lời cho những
vấn đề hàng ngày của
chúng ta, thì
qui y thực sự đem lại rất nhiều
ý nghĩa. Từ những
kinh nghiệm riêng của
chúng ta,
chúng ta đã biết được những gía trị thăng tiến vượt bực của
Đức Phật về một tâm
toàn giác.
Chúng ta sẽ nhìn thấy một cách
vô cùng trong sáng thế nào là
lòng từ bi
giác ngộ, nó vượt xa những gì gọi là
ràng buộc và
ham muốn thường tình, nó cho
chúng ta những khả năng đem lại
hạnh phúc cho chính mình và cho những người khác. Bằng cách này, câu
trả lời cho câu hỏi
qui y sẽ đến ngay từ trái tim của
chúng ta chứ không phải bằng môi miệng.
Điều này không có nghĩa là
chúng ta nên
chấp nhận một cách
mù quáng,
đơn giản vì nó là những lời
dạy bảo của
lạt ma. Đây là một sự
sai lầm trầm trọng như chính những sự
thông minh hoá. Điều
vô cùng quan trọng là
chúng ta nên hiểu những lời dậy bảo bằng chính sự
tỉnh thức sâu xa của
chúng ta.
Chúng ta phải kiểm chứng những
sự thật mà
chúng ta đã và đang được dậy bảo, không nên
chấp nhận nó chỉ vì nó được nói ra bởi những người mặc chiếc áo thầy tu, hay
hoàn toàn ôm giữ nó bằng
trí thông minh của
chúng ta. Không có một chỗ nào trong
Phật giáo dành cho những kiểu
mơ mộng hão huyền của loại
tâm linh siêu thị. (Đệ
nhất nguyên nhân gây khổ đau cho
chúng sinh là
vô minh,
ý nghĩa đơn giản của
vô minh là không
sáng suốt, không biết, không hiểu mọi
hiện tượng xẩy ra. Vì thế, chiếc chìa khóa đầu tiên và
duy nhất để
đối trị căn bệnh này chính là
trí tuệ,
ý nghĩa đơn giản của
trí tuệ là hiểu mọi
hiện tượng như nó là.
Trí tuệ chỉ đến sau khi chính mình -không phải ai khác-
thành tâm thực hành Đạo Pháp,
trí tuệ không đến qua kinh sách,
lạt ma, đền chùa hoặc bất
cứ sự kiện bên ngoài nào; nếu có thì đây chỉ là
trí thông minh bình thường mà thôi, không phải
trí tuệ -Trí
Bát Nhã -
trí thông minh cũng chỉ đem lại khổ đau, một loại vô-minh-thông- minh. - Dg)
Khi
chúng ta đã
nghiên cứu học hỏi lâu rồi mà vẫn còn trở ngại với những
kinh nghiệm cảm thọ thường tình,
chúng ta có khuynh hướng đi khiển trách vị
lạt ma hay vị thầy của
chúng ta. Trong lúc này
chúng ta nên tự vấn chính mình xem
chúng ta có làm một điều gì hơn sự đòi hỏi của
tri kiến hay không.
Thái độ của
chúng ta có
hoàn toàn thay đổi không? Trong
trường hợp này có thể
chúng ta đã đầu
độc tâm ta. Để tránh sự
ô nhiễm này,
Đạo Pháp đặc biệt chú trọng đến
vấn đề học tập và
thực hành không được xa rời nhau.
Cái gì
chúng ta đã
thực hiện qua thân khẩu và ý của
chúng ta thì quan trọng hơn những gì
chúng ta đã sưu tập được từ sách vở rất nhiều, hay ngay cả từ những điều
học hỏi được ở những vị
lạt ma, những vị thầy, những
vị đạo sư hoặc từ bất cứ ai.
Trách nhiệm về
sự giải thoát và
giác ngộ nằm ngay trong ta, không phải ở một vị
lạt ma hay ở bất cứ một vị thầy nào. Sự đạt đạo được lớn mạnh từ cá tính và khả năng của chính ta chứ không phải từ bất cứ ai. Thật là
sai lầm khi
chúng ta khấn xin, “Lạy
lạt ma, con có thể làm gì đây?” Đây là một
sự thật, hãy làm với tất cả những gì
chúng ta có -bằng chính khả năng của
chúng ta - điều này xác định hiệu qủa của sự
thực hành tâm linh.
Theo
ý nghĩa thâm sâu của
Đạo Pháp, chẳng những
chúng ta phải chịu
trách nhiệm về những
bối rối lầm lẫn và
đau khổ của
chúng ta mà
chúng ta còn phải chịu
trách nhiệm cho cả những sự
buông xả của
chúng ta nữa. Nếu sự
học hỏi Phật Pháp mang lại những phẫn uất cho tâm của
chúng ta thì đó chính là
chúng ta đã thất bại trong việc phát triển sự
học hỏi đó ra trong
ý nghĩ và hành động của
chúng ta.
Tuy nhiên, nếu
chúng ta biết làm thế nào tiêu hoá được những gì
chúng ta đã học, ngay cả một điều nhỏ mọn, thì nó cũng mang lại rất nhiều ơn ích cho tâm
chúng ta. Giống như một miếng chocolate hay một miếng bánh rất ngon; sự
hiểu biết tầm thường không thể
so sánh được với nó. Sự
hiểu biết tầm thường không thể cho một
hình ảnh nào về sự
chân thực, về
thực tướng, vì thiếu
trực giác.
Như tôi đã nói, nếu
chúng ta đem
thực hành những gì
chúng ta đã
học hỏi được thì
chúng ta không cần đợi kết qủa. Ơn ích sẽ đến ngay. Tôi qủa quyết rằng những người nào trong qúy vị ở đây đã có
kinh nghiệm về
thiền định đều nhìn nhận tất cả những khó khăn xảy ra thường ngày đều được
giải quyết một cách
tốt đẹp, nhanh chóng.
Sự thật đã xảy ra như vậy,
mặc dầu chỉ có một
thời gian thiền định ngắn thôi cũng mang lại sự
bình an lâu dài, qúy vị đã có những
kinh nghiệm này, phải không? Mỗi khi
chúng ta có sự
an tĩnh tại
nội tâm, mỗi khi
chúng ta đem
áp dụng sự
bình an nộâi tại này là
chúng ta thực sự
tu tập, vì thế
chúng ta sẽ dễ dàng
giải quyết được những
vấn đề. Không có sự
an bình này, việc
tu tập chỉ đem đến cho
chúng ta những xung động mà thôi. Vì
nội tâm luôn bận rộn với những
ý tưởng xung đột nên nó không còn một chỗ nào cho
Đạo Pháp.
Những lời
dạy bảo của
Đức Phật rất
đơn giản và ngay thẳng. Nếu
chúng ta thấy nó
phức tạp chỉ vì
chúng ta đã tạo ra như vậy. Có thể
chúng ta nghĩ, “ Tôi có bằng
tiến sĩ, tôi hiểu tất cả những
tư tưởng này, nhưng tôi vẫn không
tìm ra được một
phương pháp nào để
thực hành Đạo Pháp.” Liều thuốc để chữa căn bệnh này là hãy tự nhìn sâu hơn vào
nội tâm của chính
chúng ta. Hãy
cố gắng quan sát những
ý niệm tâm linh bệnh hoạn của
chúng ta và hãy khám nghiệm những nguồn
năng lượng thân khẩu và ý của
chúng ta xem có chỗ nào bị tắc nghẽn và bị hướng dẫn
sai lầm không. Để làm công việc này có kết qủa,
chúng ta cần có một chút
kinh nghiệm về sự
kiểm soát tâm.
Chúng ta cần có
tinh thần kỷ luật, luật
tâm linh để giúp
chúng ta thực hành một
cách sống động
linh hoạt hơn.
Nếu
chúng ta không bắt đầu có hoặc bắt đầu phát triển ngay bây giờ một kỷ luật
tâm linh thì
chúng ta sẽ mất, sẽ
hoang phí rất nhiều
thời giờ trong
cuộc đời cho một cái tâm
vô kỷ luật. Không có
chánh kiến từ khởi đầu nên lực
vô minh cứ dẫn
chúng ta tái sinh vào vòng
luân hồi hết kiếp này đến kiếp khác mà không có quyền
lựa chọn.
Chúng ta đã mở cửa để tất cả những
ảnh hưởng xấu
tự do thấm nhập vào cả trong
tâm hồn lẫn ngoài thân xác của
chúng ta. Động từ “MỞ” ở đây mang một
ý nghĩa thụ động.
Tuy nhiên, với một sự
áp dụng đúng đắn luật
tâm linh, với một
tinh thần kỷ luật cao độ,
chúng ta có thể “MỞ” trong
ý nghĩa tích cực.
Tinh thần kỷ luật không phải là sự siết chặt
thần kinh như
chúng ta nghĩ. Nó
hoàn toàn không có nghĩa là
chúng ta nhốt
chúng ta vào một nhà tù mất hết sự
tự nhiên và không còn
sáng tạo. Nó chỉ có nghĩa là
chúng ta nên
tỉnh thức trong tất cả mọi hành động của
chúng ta. Một cách từ từ và
kiên nhẫn,
chúng ta nên cởi bỏ,
tháo gỡ tất cả những nút thắt về những
ý niệm sai lầm của
chúng ta, từ đó
chúng ta giải phóng chúng ta khỏi tất cả những
năng lượng thụ động mà nó đã cột chặt
chúng ta từ muôn kiếp. Những
lý thuyết phức tạp không
cần thiết cho tiến trình
tinh tiến này. Điều
vô cùng quan trọng là
chúng ta phải
chấm dứt ngay
tình trạng vô ý thức,
tình trạng không
thức tỉnh trên tất cả những
thói quen thường ngày của
chúng ta.
Một số người nghĩ rằng giữ kỷ luật sẽ làm
chúng ta mất hết sự cởi mở và tính
tự nhiên. Họ cho rằng
chúng ta nên
thoải mái và hãy để cho mọi thứ
trôi chảy một cách
tự do. Hành động như vậy chẳng có gì ngược lại với kỷ luật. Nhưng
thực ra, giữ kỷ luật lại giúp
chúng ta cởi mở một cách
chân thật hơn. Nhiều khi
chúng ta phải
dẹp bỏ ý thức để được
tự nhiên và nhiều lúc
chúng ta lại phải
liều lĩnh để hành động. Khi
chúng ta sống trong kỷ luật
trí tuệ của Đạïo pháp,
chúng ta sẽ không còn bị
ảnh hưởng của
vọng tưởng và
vô minh nữa. Nếu
chúng ta cố gắng hành động một cách
tự do không cần kỷ luật thì thay vì cởi mở với
hoàn cảnh đang
đối diện,
chúng ta lại bị bưng bít bởi những sự
lầm lẫn,
bối rối của chính
chúng ta. Vì thế, để được
tự nhiên chúng ta phải có một
tinh thần kỷ luật từ sự
thức tỉnh và
trí tuệ.
Rất nhiều người
phàn nàn rằng nếu
liên tục chú ý vào những hành động của thân khẩu và ý thì khó qúa. Nhưng
thực ra nó chỉ khó khi nào họ không chú ý đến luật nhân qủa. Tất cả những
thói quen của
chúng ta ở
hiện tại sẽ trực tiếp
ảnh hưởng đến những gì sẽ xẩy ra trong tương lai. Cũng giống như vậy, những gì
chúng ta đang gặp phải bây giờ đều là kết qủa của tất cả những gì
chúng ta đã làm trong qúa khứ. Nếu
chúng ta nhận thức được điều này,
chúng ta sẽ
thận trọng với những hành động
hiện tại của
chúng ta một cách
sâu xa hơn vì đây là
trách nhiệm của chính
chúng ta chứ không phải của bất cứ ai khác.
Chúng ta sẽ
nhận thức được
hạnh phúc hay
đau khổ là do
quyết định của chính
chúng ta. Nếu
chúng ta là người tử tế,
dễ thương và cởi mở trong
tinh thần kỷ luật thì kết qủa là
chúng ta sẽ có
hạnh phúc thật . Nếu
chúng ta là người
độc ác,
ích kỷ và hẹp hòi,
chúng ta sẽ chỉ gặp những khó khăn và
đau khổ. Do đó, kỷ luật chỉ khó khăn đối với người nào không biết hoặc không sợ luật nhân qủa, nên họ cũng chẳng có một sự
thúc đẩy nào đến với
con đường tâm linh. Nếu
chúng ta hiểu được sự
liên hệ tự nhiên giữa những hành động và những
ảnh hưởng của nó đối với
chúng ta và những người khác thì
chúng ta sẽ tự động phải
ý thức và
cẩn trọng trong mọi
hành vi của
chúng ta. Đây là
lý do tại sao
chúng ta phải
thức tỉnh.
Mỗi khi
chúng ta tỉnh thức trong từng hành động của
chúng ta là
chúng ta phát triển thêm
trí tuệ. Từ đó
chúng ta kiểm soát được luật nhân qủa. Nói cách khác, khi đó
chúng ta có thể thanh tẩy được nghiệp của
chúng ta. Vì thế, với sự
tỉnh thức,
chúng ta sẽ có những
ý thức chân thực khởi phát chứ không phải do
vô minh mà ra.
Mật chú thường được dùng để khai mở những buổi pháp đàm, như Om muni muni maha muniye svaha,
ý nghĩa sâu xa của ba lần lặp lại Muni là để “kiểm soát.” Muni đầu tiên để
kiểm soát tam độc ở tâm - tham, sân, si - ba thứ này mang lại
đau khổ cho
cuộc đời. Muni thứ hai để thanh tẩy
ô nhiễm và nghiệp, kể cả những hạnh nghiệp tốt mang lại niềm vui cho
nhân loại, vì những thứ này cũng làm cho
tâm không thanh tịnh (nghiệp có nghiệp xấu và nghiệp tốt, nghiệp nào cũng làm cho
tâm không còn cân bằng
thanh tịnh, Phật và
chúng sinh tính thường rỗng lặng, rỗng lặng thì không có tốt không có xấu, tâm rỗng lặng chỉ nhìn sự vật
như thị, như nó là, không có kiểu,” A, cái này tốt tôi nên giữ; ô cái kia xấu quá, bỏ đi.” --Dg) Với sự
kiểm soát như vậy, giúp
chúng ta thoát khỏi luân hồi. Nhưng
chúng ta không thể phát triển
sức mạnh này hay niềm
an lạc này trong một khoảng khắc mà nó sẽ đến từ từ, từ từ, rất chậm trong
tiềm thức của
chúng ta để rồi một ngày nào đó sẽ trở nên
hoàn hảo. Maha muniye,
đại thanh tẩy, sự
kiểm soát toàn diện, thanh tẩy tất cả những dấu ấn của ảo vọng và
nghiệp lực nằm rất sâu trong thể
vi tế nhị nguyên của tâm ta. Trong sự phát triển cao độ này, trong sự
giác ngộ này,
chúng ta có khả năng
tỉnh thức trọn vẹn (
toàn giác) để mang lại ơn ích cho muôn loài
chúng sinh.
Nhưng trước nhất
chúng ta phải bắt đầu, từ từ,
tinh tấn đều đều, đều đều, không hấp tấp, không
vội vàng. Đừng làm những bước nhảy vọt. Hãy
áp dụng, hãy
thực hành một cách
vững chắc. Nếu
chúng ta bắt đầu tiến hành từ từ như vậy,
chúng ta sẽ có khả năng
tiếp tục lâu dài một cách rất dễ dàng và rất
thoải mái.
Chúng ta sẽ
thức tỉnh và kiểm chứng được tất cả những gì
chúng ta đang
thực hành trong từng giây phút. Nếu
chúng ta nhảy vọt ngay từ lúc bắt đầu
chúng ta sẽ bị gẫy chân; lúc đó nếu có
lạt ma đến để chia sẻ với
chúng ta về sự
tiến bộ, về những
chứng nghiệm Đạo pháp thì
chúng ta đã bị què mất rồi, chẳng còn chia sẻ gì được.
Trách nhiệm về sự
thực tập lời
dạy bảo này chẳng phải ở ông thầy mà tại chính
chúng ta.
Khi
chúng ta qui y Phật, Pháp và Tăng là
chúng ta quyết liệt với nghiệp của
chúng ta. Có nghĩa là
chúng ta sẵn sàng
canh giữ ba cửa ngõ
thân khẩu ý của
chúng ta và
chúng ta tiếp tục tỉnh thức trong từng hành động của
chúng ta.
Phương pháp để
hoàn thành công việc này là
thiền định. Nếu
chúng ta đã
quyết định và đã có một
phương pháp thích hợp thì sự
học hỏi triết lý và
giáo pháp mới có
ích lợi. Lúc đó càng
học hỏi về
thiền định và biết
thiền định trên những
vấn đề gì, thì sự
thực hành càng có kết qủa.
Đời sống của
chúng ta và sự
thực hành tâm linh của
chúng ta sẽ dẫn
chúng ta đến những bước cao hơn, do chính
sức mạnh và kết qủa của
sự cố gắng này.
Để
chứng nghiệm Đạo Pháp, cần hai
điều kiện:
học hỏi và
thực hành. Không
áp dụng hai
điều kiện này thì sự nguy hiểm nằm ngay trong
phương pháp đó. Nếu
chúng ta đến với Đạo và
học Đạo bằng cái “tôi” của
chúng ta thì
chúng ta sẽ chẳng thâu thập được gì mà lại còn chuốc thêm
đau khổ bởi chính sự
ô nhiễm tinh thần này.
Thí dụ,
chúng ta sẽ chỉ trở nên một người rất
tinh thông về những danh từ và
ý niệm mà thôi. Nếu
chúng ta học và
thực hành không
trọn vẹn,
sự kiện này sẽ là
nguyên nhân gây
đau khổ cho cái
bản ngã kiêu mạn của
chúng ta. Vì thế,
mặc dầu Đức Phật có
xuất hiện ngay
trước mặt chúng ta mà giảng dạy
Đạo Pháp cho
chúng ta,
chúng ta cũng nhún vai mà nói với Ngài rằng: “ Tôi biết rồi, ông không phải nói với “Tôi” những điều này nữa.”
Thay đổi
thái độ tâm linh này rất khó.
Sức mạnh tinh thần của
chúng ta có thể
cấu tạo một hàng rào
hoài nghi rất
vững chắc để
bảo vệ chặt chẽ những
ý niệm sai lầm “dễ thương” của
chúng ta. Cái
thái độ sắt thép này chẳng những
ngăn cản chúng ta tiếp xúc với người khác mà nó còn
phá hủy hoàn toàn những gía trị
căn bản của một
con người. Bởi vì
chúng ta cho rằng
chúng ta biết tất cả mọi thứ nên
chúng ta bị cầm giữ trong
vô minh, như vậy
chúng ta sẽ chẳng còn một cơ hội nào
đánh thức tâm ta để
trốn thoát khỏi khổ đau.
Do đó,
chúng ta cần nhiều
cố gắng để
thực hành những gì
chúng ta đã
học hỏi được.
Thực hành những gì
chúng ta đã nghe, đã đọc và đã làm, đã nghĩ bằng tất cả
năng lực của
chúng ta. Đó là tất cả những gì tôi muốn nói. Hãy
coi chừng nghiệp của
chúng ta. Nghiệp là một danh từ
Phật giáo, tiếng Phạn là Karma, đây là một danh từ Aán độ,
ý nghĩa rất
phức tạp. Hàng ngày
chúng ta ăn, uống, ngủ, đi và nói chuyện với người khác. Tất cả những hành động ấy tạo ra nghiệp, là nghiệp. Nói một cách
đơn giản, tất cả những
năng lượng phát ra từ thân khẩu và ý đều là nghiệp. Tất cả
nghiệp lực đều có
phản ứng, rồi nó lại tạo ra những
phản ứng khác nữa, khác nữa, khác nữa....
Chúng ta không cần đi
sâu xa,
phức tạp hơn nữa. Như vậy cũng đã qúa đủ để xác định khi
vui sướng là nghiệp qủa của những
động lực lành mạnh đã được tạo ra từ trước, khổ đau là kết qủa của những hành động
bất thiện. Để nói về nghiệp, có khi phải cần cả một ngày, một tuần, một tháng hoặc cả năm mới
luận bàn hết được.
Tuy nhiên, lời dậy bảo
đơn giản bao giờ cũng thấm hơn là những bài
thuyết trình cầu kỳ bóng bảy, toàn là những lời trống rỗng, trò chơi của
chữ nghĩa.
Từ khi sinh ra đến bây giờ, những gì
chúng ta đã nói, đã nghĩ, đã làm đều là những cơ hội tạo ra nghiệp cho tương lai. Không có một giây phút nào mà
chúng ta không tạo ra nghiệp,
chúng ta tạo nghiệp trong từng giây từng phút. Có thể
chúng ta không tin nghiệp và luật nhân qủa. Nhưng dù tin hay không tin, nó vẫn ở đó, như chiếc kim đồng hồ không ngừng
di chuyển. Cho tới khi nào
chúng ta hiểu được tiến trình tạo nghiệp này,
chúng ta mới
tỉnh thức về tất cả những hành động xấu mà
chúng ta đã tạo ra do
thói quen, lúc đó
chúng ta mới dễ dàng
nhận ra bao nhiêu là
rắc rối mà chính
chúng ta đã mang lại cho
chúng ta.
Mỗi một phút
chúng ta tạo ra hàng trăm thứ nghiệp, có nghiệp
chúng ta đã
cố tình tạo ra. Trong sự
yên tịnh của
thiền định,
chúng ta có thể
nghe được tâm ta, đây là nguồn gốc và nơi chốn của tất cả mọi
hoạt động. Ở đây
chúng ta có thể
học hỏi,
kinh nghiệm và
nhận diện được mọi hành động của
chúng ta từ rất xa, sâu thẳm mà
chúng ta không hề
biết trước kia. Công việc tự
tỉnh thức này dẫn đến việc tự
kiểm soát, đây là khả năng làm chủ
nghiệp lực của
chúng ta thay vì để nó điều khiển
chúng ta.
Phật giáo Đại thừa dậy rất
rõ ràng minh bạch về
con đường chuyển hoá tất cả những
sinh hoạt hàng ngày thành những
phương tiện thiện xảo đưa đến
giác ngộ. Ngay cả những
năng lượng tiêu cực cũng có thể chuyển thành những kết qủa
tích cực. Điều này có thể
thực hiện được bởi vì tất cả những
năng lượng này đều là sự
diễn dịch của những
thái độ tinh thần, những
thái độ này có thể dẫn đến
mục đích đạo đức hoặc không
đạo đức. Tất cả đều đòi hỏi một sự
tỉnh thức cao độ.
Vì hiểu và
sinh hoạt với những nguồn
năng lượng của
chúng ta mỗi ngày nên
chúng ta có khả năng tạo được những bước rất dài trên
con đường tâm linh. Không cần
chúng ta phải cắt bỏ những
hoạt động hàng ngày của
con người để đi đến một nơi nào đó
tu dưỡng tâm linh.
Chúng ta có thể
học hỏi ở
mọi nơi mọi lúc.
Phật giáo là
con đường trung đạo, nó tránh tất cả những gì gọi là
cực đoan. Vì thế, nếu
chúng ta thực sự
chân thành muốn
thực hành Đạo pháp trong đời sống hàng ngày của
chúng ta,
chúng ta thực sự cần
một đời sống
quân bình. Đừng
thẩm định qúa thấp hoặc quá cao công việc gì mà
chúng ta muốn
hoàn thành, hãy
cố gắng làm việc ở trong
nội tâm càng nhiều càng tốt.
Nếu thực sự
chân thành thực hành Đạo pháp trong đời sống hàng ngày,
chúng ta sẽ được đổ đầy lòng nhiệt tâm. Nếu
chúng ta là những người có tuổi thì
tâm hồn chúng ta sẽ trở nên trẻ trung và tươi mát như một
thiếu niên 15 tuổi. Còn không, thân xác và
tâm hồn chúng ta sẽ bị gìa đi và
suy nhược chung
với nhau.
Chúng ta sẽ chẳng có
trí tuệ,
chúng ta sẽ sống quãng đời còn lại rồi chết đi trong sự
sợ hãi và
ngu muội.
Vậy,
chúng ta hãy
cố gắng sống trong sự
bình an của
tâm hồn càng nhiều càng tốt. Hãy
cố gắng sống
vui vẻ. Có qúa nhiều cơ hội sống
tốt đẹp ở
xã hội này, vậy hãy dùng nó cho khôn ngoan. Hãy nhớ rằng
mục đích chính của một
xã hội đầy máy móc là để
tiết kiệm thời gian. Vậy hãy tổ chức
đời sống sao cho có thật nhiều giờ dành cho
thiền định. Rồi, khi nào bắt đầu biết
để ý đến
nghiệp lực được tạo như thế nào qua thân khẩu và ý thì lúc đó là lúc
chúng ta mới thực sự
thực hành Phật Pháp.
Ngoài ra, mỗi khi
chúng ta cố gắng ngồi thiền chúng ta chỉ ngồi đó mà chẳng
thực hiện được một kết qủa hữu dụng nào.
Ngồi, tự nó chẳng phải là
thực hành.
Tinh tấn và
chuyển hoá mới thực sự là
thực hành. Khi
tinh tấn,
chúng ta cảm nhận được. Không
cần phải hô hoán lên, “Ô
Lạt ma, con đang học
Phật Pháp, con có
tiến bộ không?” Sự cảm nhận chỉ có thể được
chứng nghiệm bởi chính anh, không phải
Lạt ma hay bất cứ người nào khác.
Chúng ta mỗi người đều có khả năng
nhận ra sự
tinh tấn này.
Tôi nghĩ rằng tôi đã nói quá nhiều, nhưng tôi cũng nghĩ rằng tôi đã
nhấn mạnh một điều gì đó. Bây giờ chẳng còn gì để nói với quý vị nữa.
Ước mong rằng sự gặp gỡ hôm nay sẽ mang lại một nghiệp qủa tốt và tạo nhiều ơn ích. Nếu được như vậy, xin đừng
phí phạm. Hãy
hồi hướng tất cả những thành qủa này cho muôn loài
chúng sinh. Cám ơn qúy vị.
Tôi rất
sung sướng vì ở Hoa kỳ có rất nhiều người mong muốn đi tìm sự
bình an trường cửu để đạt
giác ngộ. Thật là
may mắn cho qúy vị được chia sẻ nghiệp qủa với Trungpa Rinpoche. Mong rằng
sự cố gắng của ngài và sự
thực hành liên tục của qúy vị sẽ mang lại
hạnh phúc và sự
an lành cho tất cả
mọi người.
Cám ơn qúy vị nhiều lắm.