PHÁP TU QUAN ÂM PHƯƠNG PHÁPBÍ TRUYỀN CỦA MẬT TÔNGTÂY TẠNG Tác Giả: Tangtong Gyalbo - Dịch Giả: Thích Viên Lý
MỤC LỤC Lời Giới Thiệu Duyên Khởi Dẫn Tập Chương I - Những Chỉ Dẫn Tổng Quát Về Phương PhápThiền Định Chương II - Chính Văn Chương III - Giải Thích Chương IV - Phụ Lục
LỜI GIỚI THIỆU
Mỗi người trong chúng taít nhất cũng phải trải qua nhiều cơn khủng hoảng đau đớntrong đời mình; có những lúc mình không còn biết mình là ai và chẳng còn lý do gì để sống cho ra hồn trên cõi đời quạnh hiu này.
Đó là lúc mình bắt đầu đánh mất hết tất cả những gì gọi là cao quí, cao thượng và thiêng liêng nhất trong mê hộ vô tình của kiếp người.
Mấy chục triệu người Việt đang ở quê hương đều phải trải qua cộng nghiệp bi đát của thể mệnh tịch liêu và mấy triệu người Việt đang sống ở khắp thế giới phải chịu chung tất mệnh mất gốc rễ của nhân loại hiện nay. Mỗi một người trong chúng ta đều muốn sống một đời sống khác hơn. Đúng nghĩa trọn vẹn, phản ảnhtoàn diện thâm tính thiêng liêng của nhân sinh, phục chiếu “thanh đài thượng” của sự bừng tỉnh sáng rực trên tuyệt đỉnhTính Mệnh oanh liệt của trường sở hiện tính dân tộc.
Từ năm trăm năm trước trở lại thuở ban đầu sáng rực của Sử Tính Việt Nam, chúng còn nhìn thấy lại Thiền tông và Mật tông đã điều động và quyết định tất cả hướng đi trầm hùng của ý thứctoàn diện, của tất cả mọi sinh hoạt dân tộc. Thế rồi từ thế kỷ XV cho đến nay, thể nghiệp bi đát nào đã kéo lôi toàn thểsinh mệnh của Việt Namđi xuống tất mệnh đen tối hiện nay?
Vấn đềtrầm trọng nhất của chúng ta hôm nay không phải đơn giảnphục hồi lại những gì đã mất mà phải học cách trầm lặngđánh thức lại những khả tính âm thầm nào đang ẩn giấu trong Mệnh Tính của Việt Nam.
Việt tính của Việt Nam đã được nuôi dưỡng cả ngàn năm trong hơi thởsiêu việt của Trí Huệ Bát Nhã; trường sở thiêng liêng của Việt Nam là linh sở bí ẩn “liên tục vượt về phương nam”của Thiện Tài Đồng Tử trong Hoa NghiêmNhập Pháp Giới. Tổ SưẤn Độ Atisa, người đã truyền đạo Phật đến Tây Tạng vào lần thứ hai, cũng chính là người đã từng đến phương Nam của Đông Nam Á để học đạo trên cả chục năm, mà lúc đó, trung tâmPhật giáo hưng thịnh nhất của Đông Nam Á chính là Việt Nam.
Nhiều lúc con đườngtrở về phục tính và thu phối lại thể tính của Việt Nam lại đưa mình đi vòng quanh nhiều lối đi bí ẩn. Ở tận nơi căn nguyên vô căn và vô nguyên thì con đườngđi lên và đi xuống đều là một con đường giống nhau. Nhiều khi đi lên tận đỉnh Hy Mã Lạp Sơn của Tây Tạng thì lại chính là đi xuống giòng nước thơm ngát của sông Cửu Long ở miền Nam đất Việt.
Không phải do tình cờngẫu nhiên mà hôm nay chúng ta được trao nhận Pháp Tu Quán Âm của Đạo SưTây Tạng Tangtong Gyalbo ở vào thế kỷ thứ XV; sự đồng thanhtương ứngthiêng liêng nào đã thị hiện hôm nay giữa Tây Tạng và Việt Nam, giữa núi rộng trống vắng và sông dài tịch mịch?
Trong một trăm ngàn trang kinh Phật trong ấn bản Hán tạng, đâu là bờ là bến? Không còn gì may mắndiễm phúc hơn là chúng ta đang có Pháp Tu Quán Âm này, nơi đây tất cả một trăm ngàn trang Kinh Luật Luận đã được thu phối lại trọn vẹnsúc tích trong một Pháp mônthực hànhđơn giản, khả dĩ giúp đỡ chúng tasống lại đươc̣ thể tính nguyên vẹn của sinh mệnh mình để đẩy lùi tất cả những điên đảomộng tưởng tàn phá kiếp ngườiđọa lạc.
Thầy Viên Lý đã thực hiện một công đức vô lượng giữa những hoàn cảnh khó khăn nhất và đi ngược lại đời sống vong tính của sinh hoạttâm linhhiện tại. Đang lúchiện tượng lạm phát về Thiền và Mật đang hoàn thành khắp nới trong toàn thểthế giới, sự xuất hiện khiêm tốn của Pháp Tu Quán Âm là một biến cốtrọng đại nhất và làm sụp đổ tất cả những quyển sách “thời thượng” của mọi tác giả khác tự nhận là “chuyên trị” về Thiền tông hay Mật tông.
Con đường thêng thang mở ra tận đỉnh Tuyết Sơn đang nằm ở trước mặtchúng ta và đây cũng là một trong vài ba lối đi quyết định nhất để đánh thức dậy những khả tính ẩn mậtphong phú của Việt Tính.
Dân tộc tính, đúng nghĩa là dân tộc tính, chỉ là hậu quả tất nhiên của Việt Tính mà thể hiệncụ thể là nói Việt Nam; tiếng nói Việt Nam, Định Phận Việt Nam và Việt Tính chỉ là một, mà hiện thâncảm động nhất là mỗi một bà mẹ Việt Nam. Mỗi một bà mẹ Việt Nam là một hiện thể Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhìn thấy được thể tính của Quán Âm là nhìn ra được Thực tính của Mẹ Việt, căn nguyên nền tảng của Tính Mệnh dân tộc.
Việt Tính có nghĩa là gì, nếu không có đôi cánh chim Việt Điểu, tức là lòng Từ Bi và cái Trí TuệSiêu Việt của mấy ngàn năm vượt thằng vào trường sở linh hiện ở phương Nam?
Phạm Công Thiện
California, ngày 5 tháng 5, năm 1991
DUYÊN KHỞI
Gần đây, vì quá sùng ngưỡng Đức Quán Thế Âm Bồ tát nhưng thiếu tài liệugiáo lý căn bản để tu học, nên một số người đã chạy theo những hiện tượng có tính cáchma thuật hay đúng hơn, những huyễn tướng do tự ngã đánh lừa. Thật hậu quả không thể lường được.
Chính vì lý do đó, mà dù đang bận rộn với bao nhiêu phật sự, tôi vẫn cố gắng chuyển dịch Pháp Tu Quán Âm này, để, những ai có cơ duyên, có thể nhờ vào pháp tu mà đạt được một nội tâm thức giác, tự tại.
Pháp Tu Quán Âm này thực sự đã được dịch xong từ năm 1990, nhưng, thay vì được phổ biếnrộng rãi, nó lại nằm gọn trong ngăn tủ. Phải chăngnhân duyênthời tiết đã chưa được chín muồi?
Hôm nay, nhân duyên đã hội tụ; vì lợi ích của tất cả mọi giới, pháp tu này được ấn hành.
Xin hồi hướng tất cả công đức cho nhất thiết chủng trí.
Xin chân thànhtri ân tất cả những nhân duyênmầu nhiệm. Ước mongmọi người được đượm nhuần pháp vũ, phân biệt lẽ chánh tà.
Hoa Kỳ,
Mùa an cư năm Tân Mùi.
Dịch giả cẩn bút.
Thích Viên Lý
DẪN TẬP
Bằng một phương pháphết sức đặc thù, quyển sách nhỏ này đã diễn tả sự phát triển tâm từ bi và tuệ giácsiêu việt của hàng Bồ Tát. Trong Phật Giáo, có rất nhiều phương pháp như thế; nhưng, ở đây (trong sách này), chỉ đặc biệt đề cập đến một phương pháp, đó là: Quán ÂmQuán TưởngTu Pháp. Quán ÂmQuán TưởngTu Pháp là một Pháp chuyên quán tưởng đến một vị Bồ Tátsiêu đẳng, lừng danh có tên là Quán Thế Âm và thần chú: Lục ĐạiTự Minh (Om Mani Padme Hùm). Pháp tu này đã được truyền thừa bởi Đạo Sư Tangtong Gyalbo (Thang-Stong rGayl-po), vị Thánh Tăng của Phật Giáo Tây Tạng ở vào thế kỷ thứ 15. Cho đến nay, pháp môn này vẫn đang được mọi người đón nhận và hành trì một cách sâu rộng, thâm thiết.
Phần lớn, trong suốt dòng lịch sử của Phật Giáo, ta thấy, có rất nhiều quốc gia ở Á Châu, đã sùng tín, thực hành pháp tu liên hệ đặ̣c biệt đến pháp tu Quán Âm và Lục TựMinh Chú này; Vì lẽ, Quán Thế Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát đã được toàn thểnhân giantôn kính như là một biểu tượngtối cao của Đại Bi Tâm của Bậc Bồ Tát. Bậc Bồ Tát̉ là một bậc thệ nguyệnđạt đếnquả vịgiác ngộ theo giáo lý của Phật, để, trên cầu Phật Đạo, dưới độ chúng sanh; và, nếu còn có một chúng sanh nào trên thế gian này mà chưa độ thì, Bồ Tátnhất định không thôi nghỉ. Quán ÂmBồ Tát là một trong những vị Bồ Tát đã thực hiện rất sớm thệ nguyện rộng lớn này; vì thế, đối với nhiều người tu hành trong Phật Giáo, Bồ TátQuán Âm đã thường được nhận là có một quan hệ bất khả phân với sự cần Đạo Giác Ngộ, Giác Thoát.
Danh xưng Quán Âm vốn tiếng Phạn: Avalokiteshvara (tiếng Sanskrit, văn tự cổ Ấn Độ, nơi mà từ đó Phật Giáo đã khởi nguyên). Avalokiteshvara có nghĩa là Bậc có oai lực xem xét và bảo hộ chúng sanh. Ngài cũng được tôn xưng là Mahakarunita (Người có Đại Bi Tâm) và Padmapani (Kẻ thủ trì hoa sen – Liên Hoa Thủ). Chúng ta có thể tìm hiểuQuán ÂmBồ Tát trong kinh “Duy Ma Cật” (Vimalakirtinirdesha Sutra) và phẩm thứ 25, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika Sutra). Theo “Cực Lạc Trang Nghiêm Kinh” (Sukhavativyuha Sutra), Ngài là thị giả của Phật A Di Đà (Vô Lượng Quang) và đã có một quan hệ rất rõ rệt đối với Tịnh Độ. Ngoài ra, có một bộ kinhhết sứctrọng yếu, đó là kinh Karandavyuha Sutra, kinh này đã thuyết minh một cách chi tiết, rõ ràng Tâm Đại Bi và oai lực thần thôngdiệu dụng của Quán ÂmBồ Tát. Kinh “Lăng Nghiêm” (Shurangama Sutra), cũng đã giải thích về phương pháp Khế Chứng Vô Ngã của Quán Thế Âm. Trong “Bát Nhã Tâm Kinh” (Prajnaparamita-hrdaya Sutra) Quán Âm đã xiển minh cùng cực triết lý thâm áo về Trung ĐạoBất Nhị; và trong “Liên Hoa Võng Mật Kinh” (Padmajala Tantra) đã hàm chứa rất nhiều tư liệu nói rõ sự quan hệ giữa Quán Âm và Mật TôngKim Cang Thừa (Vajrayana).
Thệ nguyện của Quán Âm là tế độ tất cả chúng sanh, một trong những phương pháp mà Ngài đã sử dụng là quan sát nhu yếu của tình cảnhchúng sinh để tùy loạihiện thân. Vì để tuân thủlời nguyện của Ngài nên Ngài đã phân thân thành rất nhiều chủng loại và thị hiện qua nhiều hình thái khác nhau trước mỗi một chúng sanh trong rất nhiều cảnh giới. Khi cần thiết, thậm chí Ngài có thể hóa thân làm những vật vô tình như cầu cống, phòng xá, nơi trú ẩn, nương thân. Trong truyền thốngtạc tượng chạm trổ hình đồ về sự thị hiện của Bồ tátQuán Âm, chúng ta cũng thấy được những loại biến hóa như thế. Song, những hình thái bất đồng đó có thể được coi như là sự hiển thị đa dạng của Phật tánh đồng nhất mà thôi.
Ở vào thời kỳ rất sớm tại Ấn Độ, hình tượng của Quán Âm phần nhiều đã được phát hiện dưới hình thức của một vị Vương Tử đang đứng, mình mặc áo mũ vương giả. Ta thấy, cũng có nhiều pho tượng ngồi trong tư thế nghỉ ngơi thoải mái (gọi là tư thế du hý, “latitasana”); ngoài ra, còn có một tượng rất nổi tiếng có tên là Thiên Thủ Thiên NhãnQuán Âm, mục đích của Thiên Thủ là đáp ứng một cách trọn vẹn sự kỳ cầu vô tận nhưng vô cùngcần thiết của tất cả chúng sanh. Quán Âm còn xuất hiện trong một hình tướngphẫn nộ như Phục Bộ Thần Mã Đầu Minh Vương (Hayagriva), lý do của sự xuất hiện này là vì đôi khi bên cạnh lòng Từ Bi đòi hỏi phải có những thế lực mãnh liệt để làm chúng sinh kính sợ. Phương phápThiền ĐịnhQuán Âm (hay “thiền định cho tất cả chúng sanh qua suốt cõi không gian”) được trình bày trong quyển sách nhỏ này có liên hệ đến thế ngồi của Quán Âm với một đầu và bốn tay, hình tượng này đã trở thành một hình tượnghết sức đặc thù và vô cùngtrọng yếu tại Tây Tạng. Những chi tiếtdiễn tả về hình dạng Quán Âm với bốn tay sẽ được trình bày trong chương sau.
Sau khi Phật Giáo được truyền từ Ấn Độ vào các nước Á Châu, vị thế của Quán Âm lại ngày một gia tăng rộng lớn. Nhiều ngôi chùa lớn tại Đông Nam Á đã thờ phụngThế Tự Tại Vương (Lokeshvara), một hiện tướng khác của Quán ÂmBồ Tát như là phản hiện với thần Shiva của Ấn Độ Giáo. Tại phương Bắc, ở Nepal (Nê Bạc Nhỉ), đã từng có đến 108 hình tượngQuán Âm. Những hình tượng này rất có thể vẫn còn thấy được hiện diện trong một cổ miếu tại Kathmandu. Người Tây Tạng đã xem Quán ÂmBồ Tát (Tây Tạng tôn xưng là Chenrezig) như là một lý tưởngtối cao của Phật Giáo đồ. Rất nhiều bậc Thánh Tăng của Tây Tạng, đặc biệt là đức Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) được coi như là hóa thân của Quán ÂmBồ Tát. Tại Viễn Đông, vị thế quan trọng của Quán ÂmBồ Tát đã phổ biến một cách hết sứcrộng rãi; đặc biệt, xuyên qua những nghệ thuật phẩm nổi bậc về Quán Âm trong nhiều tư thế. Tại Trung Quốc, Quán Âm cũng còn được tôn xưng là Quán Thế Âm, tại Nhật Bản thì gọi là Kwannon. Trong tất cả những quốc gia ở Á Châu, Quán Thế Âm đã được tôn sùng như Bậc Vô Úy Thítối thượng (kẻ ban cho sự phòng hộ thoát khỏi mọi sợ hãi) và Ngài cũng được coi là Bậc Đạo Sư, nhất là được coi như Bậc truyền cảm, dẫn khởi, khai tác lòng Từ Bi giác ngộ sâu thẳm nhất.
Thế thì, lấy Quán Âm làm đối tượng để quán tưởng chính là con đường tối ư căn bản và hết sứchiệu lực đối với những ai chuyên tâm tầm cầu sự khai ngộ. Trong những trang được trình bày sau đây về Pháp Tu Quán Âm, hành giả phải học hỏi cách quán tưởngBồ TátQuán Âm một cách trực tiếp. Trong phương pháp giảng yếu này, bao gồm một thứ kỹ thuật khả dĩ khiến hành giả đang trong thiền định có thể cảm nhận được sự gia trìche chở của Quán Âm. Đang trong khi quán tưởng, hànhgiả và cảnh giới sở nghiệm của hành giả đều được quán tưởng như được trở thànhgiác ngộviên mãn. Hành giả, lúc tụng Thần ChúLục Tự (OM MANI PADME HUM), phải đồng lúc quán tưởng rằng: tất cả hình tướng, sắc tướng, âm thanh và tư tưởng đều đã được chuyển hóathành hình sắc, âm thanh và tư tưởng của chính Quán Thế Âm.
Pháp Tu Quán Âm Quán Tưởng này (nguyên tác: “Thiền Định Quán Tưởng cho tất cả chúng sinh suốt cõi không gian”) đã do Ngài Tangtong Gyalbo, một vị đại thánh của Tây Tạng soạn ra. Ngài đã từng có rất nhiều kinh nghiệmtu chứng và đươc̣ trực tiếp nhìn thấy sự thị hiện của chính Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tangtong Gyalbo đã được sinh ra tại Owa Latse vào năm 1361, thuộc vùng Tây bộ Tây Tạng. Lúc còn rất trẻ, Ngài đã say sưa thích thú, nhất là nghiên cứu, tu học giáo lỵ́ Phật Giáo, đặc biệt; những giáolý có liên hệ đến Ngài Quán Âm. Ngài đã hấp thụ một trình độgiáo lýtu chứng rất cao từ các bậc thầy lớn thuộc Kim CangĐại Thừa của Ấn Độ và Tây Tạng đương thời; trong những bậc thầy đó có Ngài Kangapa Paljor Sherah là một bậc Đạo Sư chuyên gia hành trì về Quán Âm. Ngài cũng đã bỏ ra nhiều năm ròng rã để thủ đắc công phutu tập thiền định và đã từng trực tiếp hấp thụ một cách bí nhiệm sự chỉ dạy và tâm thuật minh kiến truyền thọ từ chư Phật và chư Bồ Tát cũng như từ những bậc Đại Sư ở nhân gian trong quá khứ. Sau đó, Ngài đã du hóa khắp xứ Tây Tạng, Ấn Độ, Bhutan (Phủ Đơn), Trung Hoa và Mông Cổ. Bất cứ nơi nào Ngài đến, Ngài đều truyền báMinh Chú “Án Ma Ni Bát Di Hồng” (OM MANI PADME HUM) cho rất nhiều đệ tử của Ngài.
Pháp Tu Quán Âm do Tangtong Gyalbo soạn ra đã được đặt căn bản trên sự thân kiến và những kinh nghiệmtu chứngbản thân vê Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đã truyền trao pháp tu cho các đệ tử, và sau đó đã được tương truyền từ thế hệ này rau thế hệ khác và cho mãi đến hôm nay. Vào thế kỷ thứ 19, pháp tu này đã rất được tán dương và phục hồi bởi hai vị Hòa ThượngTây Tạng Jamyang Kyentse Wangbo Rinpoche và Jamgon Kongtrul Rinpoche. Nhờ thế, pháp tu này đã được truyền bá và thực hànhrộng rãi đến toàn thểPhật Giáo đồ trên khắp thế giới.
Kỹ xảo trọng yếu mà Tangtong Gyalbo đã sử dụng để phát triển bao gồmnghi thức Đoạn Ngã (phá trừ ngã chấp, chữ Tây Tạng gọi là pháp tu GCOD – đọc là chod) và thuật Mật TôngDu Giàbí truyền từ Dakini Niguma (em của Sư TổMật Tông Naropa) và phương phápquán tưởngVô Lượng Thọ Phật (Amitayus) để làm tăng thêm tuổi thọ. Đặc biệt Tangtong Gyalbo còn được người Tây Tạng ngưỡng mộ một cách cao độ vì công trìnhkiến thiết cầu treo bằng sắt trên toàn cõi Tây Tạng. Sau khi phát hiện mỏ thiết đồ sộ, phong phú, Ngài đã phát minh ra phương pháp luyện thép để chế tạo một loại thép không rỉ sét. Những chiếc cầu treo được Ngài kiến tạo theo phương pháp này, cho đến nay vẫn còn được sử dụng.
Tangtong Gyalbo viên tịch vào năm 1485, Ngài đã sống với một tuổi thọ rất cao (Ngài sống đến 124 tuổi), vì thế đã chứng minh một cách hùng hồn cái công hiệu của thuật tăng tuổi thọ mà Ngài đã truyền dạy. Từ những hành hoạt về Bồ Tát Hạnhvô cùnglợi ích đối với dân Tây Tạng trong cuộc sống của Ngài; vì thế, Ngài đã được tôn kính và được coi như là bậc hóa thân của Bồ TátQuán Âm. Tangtong Gyalbo hiện vẫn tiếp tục thọ sanh (tái sanh) như một bậc thượng sư muôn đời tại Tây Tạng. Hiện thân của Ngài hiện nay là Drubtob Rinpoche, ngài đã chào đời tại Golok thuộc miền Đông bộ Tây Tạng vào đầu kỷ nguyên này. Drubtob Rinpoche đang ở Bhutan và Ngài hiện là một bậc được tôn như là đại Minh Sư thần thôngviên thành (Siddha) của “Thiết Kiều hệ, Mật Tông Tây Tạng”. Toàn bộphương pháp giảng dạy của Tangtong Gyalbo đều được hoằng dương nơi những đạo tràng của Ngài, trong đó, gồm cả pháp tu Quán Âm. Đã có rất nhiều bậc thượng sư khác cũng đã truyền thọ pháp tu này như ngài Deshung Rinpoche ở Seatle, Washington, Ngài Kalu Rinpoche ở các trung tâmtruyền báPhật Giáo của Hòa thượng trên khắp thế giới, và Ngài Lama Kunga ở Ewam Choden Center tại Berkeley, California.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.