Phần Ii Tóm Lược Một Dẫn Nhập Vào Sáu Yoga Của Naropa

14/12/201012:00 SA(Xem: 16048)
Phần Ii Tóm Lược Một Dẫn Nhập Vào Sáu Yoga Của Naropa
Phần II
Tóm lược
một dẫn nhập vào
Sáu Yoga của Naropa



Tóm lược một dẫn nhập vào Con Đường Thậm Thâm
Sáu Yoga của Naropa
viết bởi Drashi Namjhal


Đảnh lễ Guru Dorje Chang (Kim Cương Trì).

Nhất thể của bản thểhiện tượng
thực tại của Pháp
Sự đồng nhất của Phương tiệnTrí Huệ
Con Đường của Lạc-Không.
Tính nhất như của các sắc và Không
Là Quả của Ba Thân.
Trước Phật Kim Cương Trì, người chỉ bày
Con Đường
Con xin đảnh lễ.

Tịnh hóa thân, khẩu và tâm
Ngài làm chủ ba Yoga,
Đã tìm được sự Thành Tựu Tối Thượng ;
Trước Gampopa,(1) Guru vô song,
Con xin chân thành đảnh lễ.

Tánh Không phúc lạc của Bí Mật Nhiệt Tum-Mo
tinh túy của tuồng huyễn thuật.
Những Yoga Thân Huyễn và Giấc Mộng
tinh túy của Ánh Sáng.
Trong cõi Trung Ấm, đạt được Ba Thân
Giúp cho sự sanh về các cõi Phật.
Trước những Guru trong Dòng Phái
Đã chủ trị mọi Yoga này,
Con xin chân thành đảnh lễ.

Những Yếu Chỉ của Sáu Yoga này
Được giới thiệu ở đây để giúp đỡ người có khả năng.
Hỡi Đấng của những Bí Mật và của những Dakini,
Con cầu xin Ngài hướng dẫn chúng con với sự ban phước.

Giáo lý này được ban cho những người đã từ bỏ thế gian, và tha thiết đạt đến Phật quả trong chỉ đời này. Chính vì để giúp cho những người thành tâm có khả năng trong hai Yoga(2) nhanh chóng đạt đến Ba Thân của Phật tánh mà sự giảng giải về những giáo lý tinh yếu của Con Đường Thậm Thâm được viết ra.

Trước hết, chúng ta sẽ ôn lại ngắn gọn những nguyên lý nền tảng của sự thực hành (về Sáu Yoga) ; rồi chúng ta sẽ bàn luận những thực hành đó trong chi tiết ; và cuối cùng chúng ta sẽ bình luận về kết quả, hay là sự Thành Tựu.

NHỮNG NGUYÊN LÝ CĂN BẢN
CỦA THỰC HÀNH TANTRA


Những nguyên lý căn bản của thực hành (Tantra) nằm trong một sự hiểu biết về (sự tương quan giữa thân người và Thân của Phật quả). Bởi thế người ta cần phải hiểu bản chất của năng lực khí (prana), kinh mạch (nadi) và hạt (bindu), và toàn bộ hoạt động của thân thể vật lý. Nói tổng quát, thiền giả cần biết sự cấu tạo của Thân Kim Cương, làm bằng Sáu Đại (địa, thủy, hỏa, phong, không, thức) – sự sanh thành, hiện hữuhoại diệt của nó. Đặc biệt, người ấy cần biết kinh mạch, khí và hạt hoạt động như thế nào, và hiểu triệt để bản tánh của tâm và những hình thức khác nhau mà nó có thể biến hiện. Người ấy cũng cần biết mọi sự đều do A Lại Da thức phóng chiếu ra thành những biểu lộ thô, vi tế và cùng cực vi tế của nó. Sự biểu lộ thô bao gồm toàn bộ Bảy Thức, cái vi tế để chỉ tám mươi loại tư tưởng vọng động, và cái cùng cực vi tế để chỉ những giai đoạn “Xuất Hiện”, “Tăng Trưởng” và “Đạt Đến”.(3) Người ta cũng cần quen với lý thuyết thế nào và tại sao ba hiện tượng này xảy ra và biến mất. Thêm nữa, người ta cần quen với những nguyên lý căn bản Nền Tảng, Con ĐườngThành Quả của Mật thừa : những tình thức phải được chuyển hóa, con đường phải theo, và đại trí huệ phải đạt được. Tất cả những điểm này cần được nghiên cứu cẩn thận trong những kinh điển khác nhau, và trầm tư sâu xa.

SỰ THỰC HÀNH SÁU YOGA

Trước khi đi vào sự thực hành chính về Sáu Yoga, vài sơ bộ cần có. Đó là những thiền định căn bản về sự vô thường của cuộc đời, về những khổ đau của sanh tử, về sự khó khăn có được một tái sanh thuận lợi để thực hành Pháp, về sự cương quyết từ bỏ cuộc đời này, về lòng tốt và bi mẫn với tất cả chúng sanh, và Bồ đề tâm vô lượng – cái Thấy lớn và Nguyện lớn để đem mọi chúng sanh đến trạng thái Phật tánh. Chỉ qua những thực hành này mà nền tảng của Pháp mới được xây dựng. Rồi hành giả tiếp tục thực hành những sơ bộ Mật thừa như sau :

Để tịnh hóa những chấp thủ và đặt một nền móng vững chắc cho sự thực hành cao cấp Sáu Yoga, người đệ tử trước hết cần có bốn Quán Đảnh về Demchog,(4) và thực hành Yoga Phát Sanh cho đến khi đạt đến một mức độ thực sự vững chắc. Để chiến thắng sự trì trệ và lười biếng, người ấy phải tham thiền thêm nữa về cái chết ; để vượt qua những chướng ngại của mình, nó cần cầu nguyện chư Phật và phát Bồ đề tâm ; để chuẩn bị đủ lương thực cho Con Đường Pháp, nó phải bố thí và dâng cúng Mạn đà la ; để tự tịnh hóa khỏi tội lỗivi phạm, nó phải sám hối và trì tụng Thần Chú Vajrasattva ; để được những ân phước, nó phải thực hành Guru Yoga. Mỗi sự thực hành sơ bộ này có thể được tiến hành trong năm đến bảy ngày liên tiếp. Những lời chỉ dạy và những nghi thức về chúng có thể tìm được ở các nguồn khác.

Sự thực hành chính về Sáu Yoga được nêu ra như sau :

1. Chỉ dạy về Nội Nhiệt, hay Tumo Yoga – Nền Tảng của Con Đường.
2. Chỉ dạy về Yoga Thân Huyễn – sự Nương Dựa của Con Đường.
3. Chỉ dạy về Yoga Giấc MộngTiêu Chuẩn So Sánh của Con Đường.
4. Chỉ dạy về Yoga Ánh Sáng* – Tinh Túy của Con Đường.
5. Chỉ dạy về Yoga Trung Ấm – cái được gặp trên Con Đường.
6. Chỉ dạy về Yoga Chuyển DiCốt Lõi của Con Đường.
(* Ánh Sáng trong sách này là chữ Tịnh Quang (Clear Light) được dịch trong các cuốn sách khác của NXB. Thiện Tri Thức.)
 

1. NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ NỘI NHIỆT
HAY TUMO YOGA

A. THỰC HÀNH CƠ BẢN

Thực hành cơ bản của Yoga Nội Nhiệt có năm bước liên tiếp :

(1) Quán tánh Không, hay sự Trống Rỗng của Thân.
(2) Quán những Kinh Mạch Chính, hay Nadi.
(3) Những thực tập Thở (Cái Bình).
(4) Vận dụng những Hạt (Bindu).
(5) Những thực tập về thân.

(1) Quán tánh Không, hay sự Trống Rỗng của Thân

Bắt đầu, thiền giả cần cầu nguyện Bổn Sư để được một tiến bộ vững chắc về Nội Nhiệt Tumo. Nó ngồi trong tư thế “Phật Tỳ Lô Giá Na với bảy điểm” : Xếp hai chân trong tư thế hoa sen ; đặt hai bàn tay cái này trên cái kia, ở dưới rốn ; xương sống thẳng như một mũi tên ; nghiêng nhẹ cổ để ép vào yết hầu ; đặt lưỡi ép vào nóc họng ; và hai mắt tập chú vào đầu mũi. Rồi thiền giả quán tưởng thân thể của mình trở thành thân thể của Phật Bổn Tôn – nhưng trống rỗng như một trái banh. Từ đầu đến ngón chân chỉ là trống không. Nếu nó không thể thấy toàn thân hoàn toàn trống không, nó phải cố gắng quán tưởng mỗi phần thân thể trong một lúc. Ví dụ, nó có thể quán tưởng sự trống không của cái đầu, của cổ, của hai cánh tay, của ngực… cho đến khi sự trống không toàn thể trở nên rõ ràng. Rồi thiền giả quán tưởng thân thể mình với những kích cỡ khác nhau – nhỏ như hạt cải, hay lớn như toàn thể vũ trụ, nhưng tất cả đều trống không ở trong. Nó cần thực hành điều này với sự chuyên cần nhiều cho đến lúc cái thấy về thân trống không trở nên cực kỳ rõ ràng.

(2) Quán những Kinh Mạch Chính, hay những nadi

Khi cái thấy sự trống không của thân đã rõ ràng, bấy giờ thiền giả quán tưởng Kinh Mạch Trung Ương ở giữa thân. Đầu chót phía trên của nó chạy đến đỉnh đầu, rồi cong xuống điểm giữa hai lông mày ; đầu chót phía dưới của nó chạy đến một điểm khoảng bốn ngón tay dưới rốn. Bề rộng của nó bằng sợi dây để bện thừng ; và màu của nó là ở ngoài màu trắng, bên trong màu đỏ. Thiền giả cũng quán tưởng hai Kinh Mạch khác, gọi là Phải và Trái (Roma và Junma). Bề rộng của chúng bằng thân của mũi tên ; màu của Kinh Mạch Phải là màu đỏ hơi trộn với trắng, và màu của Kinh Mạch Trái thì ngược lại. Hai kinh mạch này chạy song song và cách Kinh Mạch Chính khoảng một phân. Đầu chót phía trên của chúng cũng đến đỉnh đầu và rồi cong xuống hai lỗ mũi. Cả ba kinh mạch này đều trống rỗng, thẳng, sáng và trong suốt. Vài chỉ dạy nói rằng Kinh Mạch Trung Ương thì dày như thân của mũi tên và hai cái kia dày như thân cây lúa ; rằng Kinh Mạch Phải và Trái cần được quán tưởng như ruột một con dê, để khô rất cũ ; rằng Kinh Mạch Trung Ương phải được quán tưởng là màu xanh, Kinh Mạch Phải màu đỏ, Kinh Mạch Trái màu trắng ; những chỉ dạy khác nói rằng cả ba Kinh Mạch đều trắng ở bên ngoài và đỏ ở bên trong. Dầu những chỉ dạy này khác nhau theo nhiều cách, người ta có thể chọn một cái nào trong đó để thực hành.

Một vài chỉ dạy thêm rằng điểm chót phía trên của Kinh Mạch Trung Ương chạy đến cái Cổng của sự Thanh Tịnh(5) và đầu chót phần dưới kéo dài đến chỗ mở của bộ phận kín. Nhưng tôi nghĩ tốt hơn là theo các chỉ dạy đã nêu ra ở trên.

Khi ba Kinh Mạch này(6) được thấy rõ ràng, thiền giả bấy giờ quán tưởng Bốn Luân Xa(7) trong đầu, cổ họng, ngực và rốn. Luân Xa Rốn cũng được gọi là Trung Tâm Chuyển Hóa, và có 64 kinh mạch mở lên phía trên như những cái gọng của một cái dù lật ngược. Luân Xa Trái Tim được gọi là Trung Tâm Pháp, với 8 kinh mạch mở xuống phía dưới như gọng của một cái dù. Luân Xa Cổ Họng được gọi là Trung Tâm Vui Thích, với 16 kinh mạch mở ra lên phía trên. Và Luân xa Đầu, Trung Tâm Đại Lạc, có 32 kinh mạch mở về phía dưới. Bốn Luân Xa này liên hệ với, hay “nảy sanh” từ Kinh Mạch Trung Ương, như những cái nan gọng từ cây dù. Từ đầu của mỗi kinh mạch nhỏ tỏa ra bao phủ toàn thân – tạo thành vô số mạng hay là mạng lưới thần kinh. Mọi kinh mạch này đều đỏ bên trong và trắng bên ngoài, và trống rỗng bên trong. Một số người nói rằng chúng màu đỏ hay vàng, một số nói rằng Trung Tâm Cổ Họng và Rốn là màu đỏ, Trung Tâm Trái Tim màu trắng và Trung Tâm Đầu màu lục. Tuy nhiên, người ta có thể thực hành lối nào cũng được. Nếu người ta không thể quán tưởng rõ ràng chúng trong tất cả một lần, thì nên quán tưởng một phần trong một thời gian. Nhưng điểm quan trọng là làm cho cái thấy cực kỳ rõ ràng (nhất là ba kinh mạch chính và bốn luân xa). Vài chỉ dạy nói rằng thêm vào Bốn Luân Xa này, phải tính cả Luân Xa Đỉnh Đầu và Luân Xa Chỗ Kín, như vậy là có sáu cái ; một số nói người ta nên quán tưởng tất cả 72 ngàn kinh mạch trong toàn thân. Nhưng tôi nghĩ người ta có thể, hoặc không, làm việc với các Luân Xa và kinh mạch thêm vào này.

(3) Những tập thở Cái Bình

Thời gian tốt nhất để thực hành Thở Cái Bình là khi hơi thở đi qua cả hai lỗ mũi đều nhau. Nếu người ta biết rằng có nhiều không khí đi qua một lỗ mũi hơn cái kia, nó nên nằm ở phía bên kia và dùng ngón tay cái để bịt lỗ mũi ấy, bắt buộc không khí phải ra qua lỗ mũi bên kia. Sau một số hơi thở, nó sẽ thấy không khí chạy qua đều nhau nơi cả hai lỗ mũi.

Bây giờ ngồi dậy, dùng một ngón tay bịt lỗ mũi trái và thở ra một hơi dài qua lỗ mũi phải. Rồi, (sau khi thở vào) thở ra một hơi ngắn, rồi một hơi dài và êm. Thực hành điều này ba lần, rồi làm thế với lỗ mũi kia, và cuối cùng thở cả hai lỗ mũi.

Khi thở ra, thiền giả phải nghĩ rằng mọi chướng ngại, tội lỗibệnh hoạn trong thân được tống ra. Những ai chưa từng thực hành thực tập này nên đè lỗ mũi với ngón trỏ cùng phía và ép lồng ngực với bàn tay phía đối diện khi thở ra. Thiền giả nên đặt hai bàn tay trên hai đùi khi thở đều qua cả hai lỗ mũi. Sau mỗi hơi thở ra, nên thở vào sâu, cổ hơi cong trước khi thở ra trở lại. Đây gọi là “Hơi thở Chín Lần”, và chỉ được dùng một hay hai lần trước lúc thiền định. Nếu làm nhiều, nó sẽ bị đau đầu và rối loạn hơi thở. Nhưng đôi khi, giữa lúc thiền định, nó có thể áp dụng rất nhẹ nhàng khi cần thiết.

Bây giờ là thực hành chính của thực tập Thở Cái Bình :

Ngồi như đã dạy ở trước, xương sống thẳng. Để một cái gối hay mền dày khoảng ba, bốn phân dưới mông. Rồi hít vào một hơi thở sâu, tinh tế, ép không khí xuống phía dưới rốn, và nuốt nước bọt với không khí. Bây giờ thắt nhẹ cơ vòng của hậu môn, và giữ không khí ở Luân Xa Rốn.

Khi thiền giả đã thành thạo trong việc ép không khí xuống phía dưới, nó có thể thắt cơ vòng của hậu môn mạnh hơn trước mà không cử động bụng. Sự thực hành này – ép không khí ở trên xuống dưới, đẩy không khí ở dưới lên, và hòa trộn chúng ở Trung Tâm Rốn làm cho bụng dưới phình ra có hình cái bình hay cái lọ – bởi vì lý do ấy, được gọi là “thực tập Thở Cái Bình”.

Khi thiền giả không thể giữ không khí lâu thêm nữa, nó cần lấy thêm một hơi rất ngắn để làm dịu sự căng thẳng, chuyển vòng bắp thịt bụng ba lần, và cố gắng giữ hơi thở một lần nữa đến mức có thể. Khi không thể giữ lâu hơn, nó hơi ngẩng nhẹ đầu và để cho không khí thoát ra càng chậm càng tốt. Bốn tiến trình này được gọi là hít vào, chứa đầy, hòa tan và phóng ra.

Vài quán tưởng cần được thực hành khi thực tập Thở Cái Bình. Khi thở vào, quán tưởng những khí của Năm Đại, trong năm màu, được hút qua lỗ mũi từ một khoảng cách từ một tấc rưỡi từ mũi. Khi chứa đầy, quán tưởng không khí đi xuống qua cả hai Kinh Mạch như thổi phồng một con dê, đi qua điểm liên kết, vào Kinh Mạch Chính và giữ ở đó. Khi hòa tan, quán tưởng không khí lưu chuyển trong Kinh Mạch Chính. Khi phóng ra, quán tưởng một Hạt Bindu(8) tượng trưng Tinh Túy của Tâm Khí, phóng theo Kinh Mạch Trung Ương và thoát ra ở Trung Tâm Đầu. Sự quán tưởng phóng ra này, tuy nhiên, chỉ được làm một lần lúc bắt đầu thiền định ; làm nhiều sẽ dẫn đến rắc rối.

Theo vài vị Guru, trong quá trình phóng ra người ta cần tưởng tượng không khí rời khỏi thân thể qua điểm giữa hai lông mày. Theo lời chỉ dạy khác, cái khí của năm Đại được quán tưởng như những tia sáng Năm màu phóng xuất từ nhiều chày Kim Cương (dorje) nhỏ có chỉa ba. Những chày Kim Cương nhỏ này đi vào, hiện lên và ở trong thân trong tiến trình thở vào, thở ra và giữ lại. Một số vị nói rằng trong tiến trình hòa tan người ta trước hết cần quán tưởng không khí như tràn đầy Kinh Mạch Trung Ương, rồi đến Bốn Luân Xa, và cuối cùng mọi kinh mạch toàn thân ; nhưng điều này bị các nhà khác phê bình như là một phương pháp xấu nó sẽ làm cho không khí rò rỉ khỏi thân thể.

Không bao giờ nên bắt đầu bằng loại Thở Cái Bình đầy mãnh liệt này, bởi vì dù có thể có vài kinh nghiệm nhất thời, người ta sẽ không có lợi lạc nhiều về lâu dài ; ngoài ra, nó sẽ gặp nhiều khó khăn hiểm trở. Bởi thế một người mới bắt đầu được khuyên không nên thực hành loại Thở Cái Bình mãnh liệt ; thay vào đó, nên thực hành loại Thở Cái Bình êm dịu, nó sẽ đem lại cho thiền giả nhiều điều tốt lành mà có ít hay không có trở ngại. Cũng thế, nhất định không nên thực hành bất kỳ loại Thở Cái Bình mãnh liệt nào trước khi đã thông thạo với loại êm dịu. Cái gọi là Thở Cái Bình êm dịu tức là giữ không khí trong một lúc ngắn, buông thả không khí ra trước khi có một căng thẳng nào, rồi lập tức hít một hơi thở khác và lại giữ nó. Mọi cái này phải được lập lại từ tám đến mười lần, làm thành đầy đủ một vòng. Rồi thiền giả có thể nghỉ một lúc trước khi làm vòng khác. Người ta nên cố gắng kéo dài giai đoạn giữ hơi một cách tiệm tiến và nhẹ nhàng ; không bao giờ thở qua miệng, và khi thực hành nên tránh những chỗ không khí có khói hay xấu.

Nếu người ta có thể giữ hơi thở mà không ráng sức trong hai phút, nó được xem như đã thỏa mãn yêu cầu tối thiểu về việc chế ngự khí ; bốn phút là trung bình ; nhưng sáu phút hay hơn nữa, là yêu cầu cao nhất.

Ở đây cần nói đôi lời về dấu hiệu (tiên khởi) khi những khí đi vào Kinh Mạch Trung Ương. Điều này xảy ra khi, bất cứ lúc nào đang thiền định, hơi thở bắt đầu chảy qua cả hai lỗ mũi một cách êm ả trơn tru, rồi trở nên vi tế cùng cực, và cuối cùng hoàn toàn dừng lại. Tuy nhiên hiện tượng này cũng xảy ra khi khí bị chìm hay thất thoát. Nếu bị chìm, người ta cảm thấy tâm thức trở nên lờ mờuể oải ; trong trường hợp sau, nó không thể quán tưởng rõ ràng. Nhưng những hiện tượng này không xảy ra trong trường hợp khí đi vào Kinh Mạch Trung Ương. Người ta nên nhớ điều khác biệt lớn lao này.

(4) Vận dụng những Hạt

Thiền giả cần quán tưởng một hạt trắng, nhỏ (như một hạt sương), cỡ khoảng một hạt đậu Hà Lan nhỏ, lấp lánh và trong suốt, ở điểm giữa hai lông mày. Thiền giả nghĩ rằng hạt này (Tig Le hay bindu) là hiện thân của tự tâm mình, và quán tưởngcho đến khi nó trở nên cực kỳ rõ ràng. Rồi khi thở vào như nói ở trên, nó quán tưởng Hạt đi lên từ giữa hai lông mày đến phần cao chót của Kinh Mạch Trung Ương ; và trong tiến trình giữ lại, nó tập trung chú ý vào đó. Khi thở ra nó tưởng tượng Hạt chảy trở lại điểm giữa hai lông mày. Nó làm các thứ này trong vài lần. Rồi, nó lấy một hơi dài và đẩy không khí xuống Trung Tâm Rốn. Cùng lúc nó tưởng tượng rằng những Hạt đi xuống Trung Tâm Rốn qua Kinh Mạch Trung Ương như một hòn bi sắt nhỏ rớt qua một ống với tiếng kêu lách cách ; rồi khi giữ lại hơi thở, nó cần tập chú vào Hạt ở Trung Tâm Rốn. Khi thở ra, Hạt trở lại Trung Tâm Đầu bằng Kinh Mạch Trung Ương.

(Kiên trì phát triển thiền định này), thiền giả trước tiên quán tưởng Hạt chạy xuống chỉ tới Trung Tâm Cổ Họng cho đến khi cái thấy trở nên rất rõ ràng mà không cần cố gắng. Cuối cùng, nó quán tưởng Hạt chảy xuống đến Trung Tâm trái Tim và rồi đến Trung Tâm Rốn.

Sau khi thông thạo thực hành này, thiền giả chú tâm vào Hạt ở Luân Xa đã nói (đặc biệt là Luân Xa Rốn) và đồng thời thực hành Thở Cái Bình năm đến bảy lần. Người ta cần lưu ý rằng trong khi thở vào, các Hạt Tig Le đi xuống các Luân Xa phía dưới ; khi hơi thở được giữ lại, nó ở trong trung tâm của Luân Xa ; và khi thở ra, nó trở lại điểm giữa hai lông mày. Vào lúc cuối mỗi lần thiền định, người ta cần tập trung vào Trung Tâm này.

(5) Những thực tập về thân

Chính là nhờ những thực tập về thân mà các nút thắt trong kinh mạch được cởi mở. Chúng phát triển dòng chảy của Khí và Hạt trong những kinh mạch ; chúng cũng làm tươi trẻ, phục hồi lại những khí, kinh mạch và những hạt bị suy yếu. Bởi thế người ta cần học và thực hành những thực tập khác nhau về thân được nêu ra trong các bản văn Mật thừa, điều này cực kỳ quan trọng. Cần có chú ý đặc biệt đến sự thực hành Sáu Thực Tập Luân Phiên của Naropa – một thực tập căn bản cho Yoga Nội Nhiệt – cả lúc bắt đầu và lúc chấm dứt thiền định. Nó cũng cần thực hành các thực tập khác cho các mục tiêu đặc biệt mà nó có thể tìm thấy trong cuốn Sách Đỏ về Yoga Nội Nhiệt của tôi. (Cuốn sách này hiện giờ không tìm thấy, trong Tạng ngữ lẫn Anh ngữ – Người dịch.)

Bây giờ để thiết lập một nền tảng tốt đẹp cho Yoga Nội Nhiệt, những thực hành sau đây được nhấn mạnh :

Ngồi trên sàn, tréo hai chân, đặt một cái gối cao dưới mông, buộc một sợi dây vải để cột thắt lưng và đùi cho thân chắc vững trong lúc thiền định.

Ngồi trong tư thế “Tỳ Lô Giá Na với bảy điểm” như đã chỉ dẫn ở trước, thiền giả bây giờ thực hành cách Thở Cái Bình, nhưng không nên làm khi no quá hay đói quá, cũng không lúc giữa trưa hay nửa đêm. Lúc tốt nhất là khi hơi thở chảy đồng đều qua cả hai lỗ mũi.(9) Bởi thế, người ta nên bắt đầu thực hành khi hơi thở sắp chuyển từ một lỗ mũi này sang lỗ mũi kia, vì lúc ấy hơi thở quân bình nơi cả hai lỗ mũi. Khi quán tưởng, điều này không nên làm giảm sút sự chú tâm vào các kinh mạch, mà còn chú trọng nhiều hơn sự thấy Nội Nhiệt Tumo ở chỗ tiếp hợp của Ba Kinh Mạch phía dưới rốn. Lửa Tumo này có hình như một chữ A Tây Tạng [ ] (hay một ngọn lửa hình trứng hay quả chanh với một lưỡi nhỏ và nhọn uốn như một cái móc hay cái đầu mở nút chai). Màu nâu đỏ, rất nóng và gợn sóng, nó có thể tạo ra nhiệt và lạc trong mọi kinh mạch toàn thân.

Khi thở vào và chứa đầy, thiền giả tưởng tượng không khí chạy xuống theo Kinh Mạch Phải và Trái, và giống như gió trong một ống thổi lửa, quạt Lửa Tumo lên thật nóng ; khi hòa tan, nó nghĩ rằng mọi khí trong thân tụ vào ở đó, và tan vào Lửa Tumo này. Trong khi (“phóng ra”) hay thở ra, Lửa Tumo tiến lên qua Kinh Mạch Trung Ương.

Lửa Tumo là nền tảng của Yoga Nội Nhiệt ; bởi thế cần được quán tưởng rất rõ ràng để thực sự sản sanh ra nhiệt. Một sự quán tưởng vững chắcrõ ràng về Tumo phải được thiết lập (trước khi người ta có thể hy vọng những tiến bộthực chất). Lúc bắt đầu, lưỡi lửa cháy sáng của Tumo không nên được quán tưởng hơn chiều cao của một bề ngang ngón tay ; rồi dần dần nó tăng cao lên hai, ba và bốn bề ngang ngón tay. Lưỡi lửa cháy sáng của Tumo này là mảnh và dài, có hình cái kim xoắn ; nó cũng có đủ bốn tính cách của Bốn Đại – sự cứng chắc của đất, tính ướt của nước, sức nóng của lửa, và sự di động của gió ; nhưng phẩm tính nổi bật của nó nằm nơi sức nóng mãnh liệt của nó – cái có thể làm bốc hơi các khí và sản xuất ra Lạc.

Thiền giả theo những chỉ dạy trên là đã có khả năng đặt một nền móng vững chắc cho Yoga Nội Nhiệt và sản sanh ra Nhiệt và Lạc.

Một số người nói rằng trong Yoga Nội Nhiệt, người ta cũng cần quán tưởng bốn chủng tử tự(10) trong Bốn Luân Xa. Điều này được diễn tả trong những Tantra của Hevajra và Demchog, nhưng không có trong hầu hết các tác phẩm về Sáu Yoga.

B. SỰ THỰC HÀNH CAO CẤP HƠN

Những chỉ dạy ở trên đều hướng về phần thực hành sơ cấp hay cơ bản. Bây giờ chúng ta sẽ đề cập phần thực hành cao cấp hơn, với sự nhấn mạnh đặc biệt vào :

(1) Làm thế nào để tăng cường Tumo, hay Nội Nhiệt.
(2) Làm thế nào tăng cường Lạc.
(3) Làm thế nào tăng cường sự Không Khác Biệt.
(4) Làm thế nào phát triển Định Không-Lạc.
(5) Làm thế nào chiến thắng những chướng ngại trong thực hành Tumo.

(1) Làm thế nào tăng cường Tumo, hay Nội Nhiệt

Để tăng cường Nhiệt, thiền giả làm dài lưỡi của ngọn lửa Tumo đến tám bề ngang ngón tay, nhưng nó vẫn tập trung chính yếu vào chính Tumo nguyên gốc – tức là nguồn gốc từ đó lưỡi lửa phát ra. Rồi nó có thể quán tưởng lưỡi lửa dâng lên đến Trung Tâm Trái Tim, Cổ họng hay Đầu. Một số người nói rằng Tumo không nên được quán tưởng trên Trung Tâm Cổ Họng, nhưng bởi vì ở đây chúng ta chú ý đến việc sản sanh ra nhiệt nhiều hơn nữa, thì làm như vậy là đúng đắn. Thiền giả cũng nghĩ rằng lửa Tumo tỏa khắp trong mọi kinh mạch – lớn hay nhỏ, dài hay ngắn – của toàn bộ thân thể. Như thế toàn thân thành một ngọn lửa cháy sáng. Lúc kết thúc thiền định này, tất cả lửa rút về Nội Nhiệt căn bản.

Nếu theo thực hành này, người ta vẫn không thể sản sanh Nhiệt, hay chỉ sản sanh được trong một phần thân, nó có thể làm thực tập sau đây :

Ngồi khoanh chân và hai tay nắm quanh đầu gối ; rồi giữ hơi thở Cái Bình, trong khi luân chuyển phần dưới của bụng theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ nhiều lần ; phình bụng và thót bụng nhiều lần ; xoa bóp thân thể, nhất là những chỗ lạnh… và cũng làm những thực tập khác về thân để tăng cường Nhiệt. Mọi cái này được làm khi đang giữ hơi thở. Quán tưởng một ngọn lửa lớn lan khắp thân thể cũng sẽ giúp cho tăng cường Nhiệt, nhưng điều quan trọng nhất là vẫn nghĩ Lửa Tumo đang cháy sáng trong Kinh Mạch Trung Ương…

Dù những thực tập mạnh mẽ, như Hơi Thở Cái Bình, những cử động của thân v.v… có thể sản sanh nhiệt nhanh chóng, nhiệt được sản sanh đó không bền vững, và không thể kéo dài lâu. Bởi thế lợi lạc rất ít. Nhưng nếu người ta có thể sản sanh ra Nhiệt dần dầnvững chắc, nhiệt ấy sẽ không yếu đi, và lợi lạc vô lượng sẽ có được.

Dầu trời rất lạnh, thiền giả cũng không nên mặc áo lông ; và khi rất nóng cũng không bao giờ để thân trần. Nó cũng không ở gần lửa, phơi mình ngoài nắng nóng, thổi kèn lớn hay thở qua miệng. Nó nên thực hành “Hơi Thở Cái Bình Luôn Luôn Vững Bền”(11) trong mọi lúc, ăn thức ăn tốt và bổ, và giữ gìn cẩn thận Hạt của mình.

Nếu nhiệt mãnh liệt sanh ra nơi một phần thân thể, khắp thân thể, hay giữa xương và da, thiền giả nên biết rằng đó là một triệu chứng thình lình cháy lên của Khí-Lửa. Nhưng vì thứ nhiệt này không bền vững và sẽ nhanh chóng biến mất, nó không cần chú ý vào đó, mà tập trung vào Tumo trong Trung Tâm Rốn, và cố gắng dẫn khí vào Kinh Mạch Trung Ương.

Nếu nó cảm thấy một sức nóng phúc lạc hay “xuất thần” trong Trung Tâm Rốn, rồi tăng cường độ dần dần và bắt đầu lan tỏa khắp thân thể, nó phải biết đây là Nhiệt Tumo chân thực làm tăng trưởng lớn lao sự sản xuất những Hạt đỏ và trắng.

Nếu thiền giả theo những chỉ dạy này nhưng còn chưa sản sanh được Tumo, nó cần làm những thực tập về thân nhiều hơn nữa, như là “Sáu Chuyển Động về Thân của Naropa” và v.v… như những chỗ khác có nói.

(2) Làm thế nào tăng cường Lạc

Ngồi trên mặt bằng, với gót của bàn chân trái (ép vào bụng dưới) sát với cơ vòng của hậu môn (để tránh sự thoát rỉ của Hạt). Rồi quán tưởng Hạt trắng tượng trưng bằng âm Ham Tây Tạng lật ngược [ ] – cỡ bằng một hạt đậu Hà Lan, màu trắng như tuyết, tròn, sáng chiếu lóng lánh, và nằm trong Trung Tâm Đầu. Cũng quán Lửa Tumo trong Trung Tâm Rốn, phần chót trên của nó mảnh như một móc kim nhưng rất nóng – nó bắt đầu phát sanh nhiệt đi vào trong Kinh Mạch Trung Ương ; kết quả là Hạt trắng của Trung Tâm Đầu bắt đầu chảy lỏng và rơi giọt xuống. Qua sự chảy lỏng này của Hạt, một Lạc lớn được sanh ra. Trong thực hành sản xuất ra Lạc này, thiền giả thở không khí vào để quạt Nội Nhiệt Tumo ở dưới Rốn, Nội Nhiệt này lại tiếp tục làm chảy lỏng Hạt trắng ở Trung Tâm Đầu, khiến cho Hạt giọt xuống không ngừng (và không vơi cạn) đến Trung Tâm Cổ Họng và tỏa khắp mọi kinh mạch từ đó. Một nguồn lạc và nhiệt lớn, thấm khắp toàn thân, được sanh ra như vậy. Bấy giờ dòng các Hạt nhỏ giọt chảy xuống đến Trung Tâm Rốn, và lại sản sanh lạc lớn hơn…

Nếu sự quán tưởng này chỉ phát sanh một lạc yếu ớt, thực hành sau đây cần được nhấn mạnh :

Nghĩ rằng lửa Tumo, mảnh như một cây kim, vươn từ Trung Tâm Rốn đến Trung Tâm Đầu, chạm đến Hạt trắng, làm chảy lỏng nó và làm cho nó lan tỏa qua những kinh mạch của Trung Tâm Đầu ; cùng lúc tưởng tượng rằng lạc nhiều hơn được sản sanh ; rồi tập trung vào kinh nghiệm lạc phúc này một lúc ngắn. Theo cách này thiền giả quán tưởng Hạt giọt xuống và lan qua tất cả Bốn Luân Xa.

Sau đó, “tiến trình ngược lại” được áp dụng bằng cách quán tưởng Hạt trắng trở lại Trung Tâm Đầu. Cả hai sự đi xuốngđi lên của Hạt cần được thực hành thường xuyên. Thêm nữa, thiền giả cần quán tưởng Hạt trắng và Tumo hòa lẫn với nhau làm một và tỏa khắp toàn thân qua vô số kinh mạch, như thế tạo ra lạc lớn lao. Khi Hạt trắng chảy giọt xuống Lửa Tumo, cái này co lại vào kích thước ban đầu của nó ; và khi Hạt trắng đi lên, Tumo cũng theo nó lên đến Trung Tâm Đầu.

Trong tiến trình hòa tan, và thở ra, xương sống phải giữ thẳng và những Hạt hòa lẫn (với Tumo) phải được tỏa khắp toàn thân bằng những cử động thích hợp của thân.

Nếu trong khi thực hành như thế, Lạc vẫn chưa thể sanh ra, thiền giả bấy giờ cần quán tưởng phần dưới của Kinh Mạch Trung Ương – xuống đến bộ phận bí mật – và thiền định vào Luân Xa Đại Lạc và ba mươi hai kinh mạch của nó. Tiếp theo, nó quán tưởng Hạt trắng tiếp tục giọt xuống bộ phận và lan tỏa qua những kinh mạch ấy, và kết quả là đại lạc được sanh ra. Những thực tập tiếp thêm theo chiều ngược lại để đưa Hạt lên các Luân Xa cao hơn bấy giờ được áp dụng…

Nếu những biện pháp này vẫn không làm cho một Đại Lạc sản sanh, người ta có thể áp dụng Ấn Hành Động (Karmamudra) bằng cách quán tưởng với một Dakini, trong khi dùng hơi thở để kích thích Nội Nhiệt Dumo, làm chảy lỏng Hạt trắng… Trong thực hành thường lệ, bốn Luân Xa được sử dụng ; chỉ khi làm tăng cường Lạc thì Luân Xa Đại lạc (Trung Tâm Bí Mật) mới được thêm vào và Karmamudra mới được áp dụng. Nếu làm thế thiền giả không thể giữ được Hạt, nó cần đưa các khí phía dưới lên một cách mạnh mẽ, co thắt cơ vòng ở hậu môn, quán tưởng Hạt đi lên đến Trung Tâm Đầu… và làm những bước đi ngược lên khác… Sau đó, nó tức thời thực hành những thực tập thích hợp về thân trong một ít thời gian để lan tỏa Hạt khắp hết thân thể, và rồi thiền định vào Tinh Túy Tâm giác ngộ một khoảng thời gian.

Vài bình luận về kinh nghiệm của Lạc bây giờ cần được nói đến.

Tổng quát, kinh nghiệm có thể chia thành bốn phạm trù :

(a) Nếu thiền giả cảm thấy toàn thân trở nên mềm dịu và nhẹ nhàng, và kinh nghiệm một cảm giác thích thúdễ chịu khi chạm vào bất cứ vật gì, điều này chứng tỏ rằng nó đã “thuần hóa” được nhiều kinh mạch trong thân. Loại lạc này bởi thế được gọi là Lạc do Kinh Mạch.

(b) Nếu một cảm giác lạc thú tinh tế được cảm thấy trong một phần của thân – như khi một chỗ ngứa được gãi – nhưng cảm giác chỉ chốc lát và nhanh chóng biến mất, thiền giả được gọi là đã kinh nghiệm Lạc do Khí.

(c) Nếu một cảm giác ấm áp và xuất thần đồng thời khởi sanh khắp thân, hay trong một phần thân, đây là lạc được sản sanh do sự tăng cường Hạt đỏ.

(d) Nếu cảm giác là “khoái lạc” giống như lạc của hành động tính dục – mạnh mẽ và thấm toàn thân – nó là một lạc sanh ra do Lửa Tumo làm chảy lỏng Hạt và tùy theo cường độ của nó, có thể chia thành ba nhóm :

(i) Nếu lạc và khoái lạc mạnh mẽ và khó chịu đựng đến nỗi người ta rất khó giữ lại Hạt, bấy giờ nó được gọi là “Lạc Nam”.

(ii) Nếu lạc và khoái lạc mạnh mẽ, nhưng không mạnh như ở trên, và thiền giả khá dễ dàng kiểm soát Hạt, bấy giờ nó được xem là “Lạc Nữ”.

(iii) Nếu lạc và khoái lạc không mạnh như ở trên, và thiền giả rất dễ dàng kiểm soát Hạt, bấy giờ nó được gọi là “Lạc Trung Tính”.

Người ta phải nhớ rằng những lạc này đều do Lửa Tumo làm chảy lỏng Hạt, chúng không phải là Đại Lạc được sản sanh khi những khí đi vào và hòa tan trong Kinh Mạch Trung Ương, điều chúng ta sẽ bàn chi tiết ở sau.

Vì sự giữ lại của Hạt trong suốt kinh nghiệm xuất thần là điều quan trọng chủ yếu, vài bình giảng cần có ở đây. Tổng quát, nhiều người thường có thể giữ lại Hạt nếu họ có thể quán tưởng rõ ràng Ba Kinh Mạch và Bốn Luân Xa với sự trợ giúp của vài thực tập như Sáu Cử Động của Naropa v.v… Nhưng có những người mà Hạt của họ rất không ổn định và khó kiểm soát, bởi thế khi họ thực hành tăng cường lạc, họ thấy khó giữ lại dòng Hạt. Trong trường hợp này, vài thực tập đặc biệt để kiểm soát nó, như là “Những Cử Động thân của Con Cọp”, “Con Voi”, “Con Rùa”, và ”Con Sư Tử” nên được thực hành, những thực tập này làm cho Hạt có thể giữ được, kéo lại và tỏa ra…

(3) Làm thế nào tăng cường sự Không Khác Biệt

Theo những vị Guru, để làm mạnh thêm kinh nghiệm Không Khác Biệt thiền giả quan sát rất cẩn trọng bản chất của Lạc tạo ra bởi Tumo, cũng như bản tánh của tâm và những biểu lộ của nó. Nó cần nỗ lực thấy được bản tánh Không của mọi sự và ở trong trạng thái bổn nhiên càng lâu càng tốt. Trong sự thực hành Yoga về Lạc, nó cố gắng hòa lẫn Lạc và tánh Không. Đây là nguyên lý tổng quát của thực hành Không Khác Biệt. Với người đã chứng nghiệm tánh KhôngTinh Túy Tâm, ít lời này là đã đủ, nhưng với người chưa được như vậy, phải nói thêm rằng :

Để có được sự quán thấy sâu hơn vào Không Khác Biệt, thiền giả cần để một nửa đến hai phần ba trong mỗi thời thiền định để làm việc này. Người ấy không phải quán tưởng các kinh mạch, cũng không thực tập Hơi Thở Cái Bình hay các thứ, mà tập chú vào sự quan sát tánh Không. Nếu nó đã được một mức độ vững vàng trong Định, nó phải dùng sức định đó để tiến thêm trong sự quán chiếu tánh Không ; nếu không, trước tiên nó phải cố gắng đạt đến một Định vững chắc bằng pranayama (sự kiểm soát hơi thở) hay những biện pháp khác. Bởi vì trừ phi Định của nó vững chắc, nó không thể quán chiếu Tự Tâm một cách hiệu quảđạt đến trạng thái Không Khác Biệt. Sau đó, thiền giả dùng phương pháp “thình lình buông lỏng và thình lình cảnh giác” để đạt đến Định vượt qua sắc tướng, và nhờ đó quán sát sâu xa hơn trước bản tánh của tâm và trò biến hóa của nó. Bấy giờ nó sẽ chứng ngộ rằng Tinh Túy Tâm bất khả tư nghì là một Toàn Thể Minh-Không, siêu vượt mọi ý niệm, và rằng mọi biểu lộtư tưởng xao động như sóng tự chúng là trống không, bởi thế mà vĩnh viễn thoát khỏi mọi nghi ngờsợ hãi. Thiền giả cũng cần quán sát tâm sanh, trụ và diệt như thế nào, và cố gắng cảm nghiệm những tiến trình này trong một cách sâu xa nhất. Với thực hành đồng nhất tánh Không với âm thanh, với hình sắc, và với Giác Ngộ cũng sẽ cực kỳ có ích.

Một phần ba của mỗi thời thiền định sẽ được dùng để thực hành Hơi Thở Cái Bình “loại nhẹ”, và Đại Ấn (Mahamudra). Sau khi thiền định, người ta vẫn cố gắng giữ Tỉnh Giác sống động, và đồng hóa mọi kinh nghiệm với Con Đường. Những chi tiết về sự thực hành này, xin xem Tổng Quát về Thiền Định Đại Ấn của tôi.

(4) Làm thế nào phát triển Định Không-Lạc

Bây giờ tôi sẽ bình giải ngắn gọn làm thế nào để phát triển Định Không-Lạc.

Thực hành Định này (của Yoga giai đoạn Thành Tựu) là sự hòa nhập sự chứng nghiệm tánh Không của mình với Bốn Lạc sanh ra bởi Tumo. Thực hành với những khí, kinh mạch, và hạt trong khi tâm chìm trong kinh nghiệm Không-Lạc, là con đường nhanh nhất đến giải thoátgiác ngộ. Nhưng trước hết người ta phải khơi dẫn một Lạc vững chắc để nếm mùi, quan sát nó và đồng hóa nó với tánh Không trong cách mật thiết nhất. Ví dụ, khi Hạt chảy lỏng tỏa ra qua Luân Xa Đầu, Lạc Thứ Nhất sẽ khởi sanh. Trong lúc đó tâm thiền giả phóng thẳng vào trong Lạc này – hòa lẫn tâm với tánh Không tự sáng tỏ, hay cái gọi là “Kinh Nghiệm Đại Ấn Không-Lạc Hai trong Một”, mà không có một thất niệm nhỏ nhất nào. Thực hành như thế, đa số các hình thức thô của những tư tưởng phóng dật sẽ được chế ngự. Khi những Hạt đi xuống Trung Tâm Cổ Họng và tỏa ra qua nó, Lạc Tối Thượng sẽ sanh khởi. Và nếu bấy giờ thiền giả tập trung vào Trung Tâm Cổ Họng trong khi đắm mình vào Định Không-Lạc, hầu hết những tư tưởng phóng dật vi tế sẽ được chế ngự. Khi Hạt xuống đến Trung Tâm Trái Tim và tỏa ra qua nó, cái Thứ Ba hay Lạc Siêu Vượt sẽ sanh khởi ; bấy giờ thiền giả tập trung vào Trung Tâm Trái Tim trong Định Không-Lạc, và như thế mọi tư tưởng phóng dật sẽ được chế ngự. Khi những Hạt xuống đến Luân Xa Rốn… Lạc Bổn Nguyên sẽ sanh khởi…

Tiến trình ở trên được gọi là tiến trình Đi Xuống. Sau đó, thiền giả cần thực hành tiến trình Đi lên, nó là sự ngược lại với cái trước… Từ Rốn, Hạt đi lên Trung Tâm Trái Tim, Cổ Họng và Đầu, và Đại Lạc Bổn Nguyên lúc ấy sẽ khởi sanh…

Vào lúc kết thúc thiền định này, thiền giả không lưu tâm tới mọi kinh mạch và Luân Xa, và thực hành Hơi Thở Cái Bình loại nhẹ một số lần, tập trung vào Đại Ấn và Tumo. Trong hoạt động hàng ngày, nó cũng cần cố gắng giữ gìn cảm giác về Không-Lạc và dùng tất cả những gì nó gặp để triển khai thêm mục tiêu này.

Nếu người ta tập trung vào một Luân Xa, khí sẽ tự nhiên tự chứa ở đó. Nếu khí được tập trung vào những Luân Xa, Hạt cũng sẽ trở nên an định và Bốn Trí Huệ-Lạc(12) sẽ khởi sanh.

Một điểm cực kỳ quan trọng cần được nói rõ ở đây. Những Lạc này được sản sanh khi Hạt chảy lỏng bởi Nội Nhiệt Tumo chỉ có thể khởi dẫn Bốn Trí Huệ-Lạc “Tương Tự” nhưng không phải là Bốn Trí Huệ-Lạc “Thật Sự”. Nhưng người nào qua sự thực hành liên tục duy trì và làm an định những kinh nghiệm Không-Lạc này cuối cùng sẽ dẫn khí đi vào trong Kinh Mạch Trung Ương… và Bốn Lạc “Thật Sự” lúc ấy sẽ khởi sanh. Nếu thiền giả có thể nhận ra chúng và đồng hóa chúng với Tinh Túy Tâm minh-không, bấy giờ Bốn Trí Huệ-Lạc sẽ khởi sanh.

Trí Huệ “Tương Tự” còn pha trộn với ngã-pháp vi tế, hay những ý niệm nhị nguyên, là cái biểu lộ ra trong giai đoạn đầu của sự quán sát tánh Không. Trí Huệ Thật Sự là Trí Huệ chân thực thoát khỏi mọi nhị nguyên.

Bốn Lạc sanh ra bởi thực hành Yoga Tumo là quá bao la và quá sâu thẳm trong phạm vi và cường độ, đến nỗi không lời nào có thể diễn tả chúng. Khi một người đạt đến trạng thái này nó được nói là đã đạt đến Định Không-Lạc. Bởi thế Tumo là nền tảng của mọi thực hành Tantra. Từ “Tumo” (TT. gTum Mo) có nghĩa là “một người đàn bà hung dữ có thể phá hủy mọi phiền não” ; nó cũng có thể hiểu là “người có thể sản sanh ra Trí Huệ Minh-Không”. Bởi thế Tumo là Lửa của Trí Huệ siêu việt thiêu sạch mọi vô minhthói xấu.

Thiền giả cũng cần biết bốn loại Tumo :

(a) Tumo ngoài : Tumo của Yoga Phát Sanh, nó có thể tiêu hủy mọi cái xấu và chướng ngại.
(b) Tumo trong : Tumo của Sinh Khí nó có thể chữa lành bốn trăm lẻ bốn loại bệnh.
(c) Tumo bí mật : Tumo của sự chảy lỏng và đi xuống nó có thể hủy diệt mọi phiền não.
(d) Tumo siêu việt : Tumo của Không Khác Biệt nó có thể làm hiển lộ Trí Huệ Bổn Nguyên.
(5) Làm thế nào chiến thắng những Chướng Ngại trong thực hành Tumo

Những chướng ngại chính khi thực hành Yoga Tumo là bốn cái thông thường chung cho mọi thiền giả và hành giảbệnh hoạn, gián đoạn, tham dục và cái chết. Nhưng người ta phải không bị chúng hàng phục, mà chiến đấu với chúng bằng sự can đảmkiên trì. Những khó khăn đặc biệt trong thực hành Tumo là như sau :

Trong giai đoạn đầu, khi các kinh mạch trong thân chưa được thuần hóa, thiền giả sẽ có nhiều khó khăn về thân. Nó sẽ bị quấy nhiễu bởi nhiều loại bệnh hoạnđau đớn, mất sứccảm thấy rất yếu. Nếu nó đã có vài bệnh kinh niên hay “bệnh cũ”, chúng sẽ phát triển thêm. Bởi vì những khí chưa được thuần hóa trong giai đoạn bắt đầu, người ta gặp những sự yếu kém (khác) và những khó khăn khi giữ hơi thở. Bởi vì các hạt chưa tỏa khắp toàn thân, tâm thức người ta không thể hoạt động một cách sáng tỏ, và như thế kinh nghiệm của nó sẽ kém. Bởi vì sự tập trung chưa vững chắc, nhiều tư tưởng phóng dật sẽ khởi lên, và kết quả là người ta trở nên rối loạn khó thực hànhtư duy chân chánh. Hơn nữa, khi người ta không biết cách thực hành đúng, những chướng ngại lớn về khí, kinh mạch và hạt sẽ xảy ra. Mọi sự quấy nhiễu này sẽ ngăn cản thiền giả thực hành Tumo. Sự chữa lành thì giản dị : can đảmkiên trì. Lúc ấy thiền giả nên tham thiền về các khổ của sanh tử luân hồi, sự vô thường của đời sống… để sanh khởi một tinh thần từ bỏ sâu xa. Nó cần làm mới lại nguyện vọng đạt đến Thân Kim Cương Hai trong Một của Phật quyết định chịu đựng mọi đau bệnh và nghiệp quả mà không có một tư tưởng lùi bước. Nó cũng cần đọc tiểu sử của các Guru và bậc Thánh thành tựu để làm mạnh thêm can đảmquả quyết. Nó phải tin rằng can đảmkiên trì có thể chiến thắng mọi khó khăn trên Con Đường.

Ngược lại, nếu thiền giả sống quá khổ hạnh, nó sẽ không có sức mạnh để duy trì thực hành Tumo. Kết quả là nó sẽ miễn cưỡng không muốn thực hành thêm, và sẽ dừng lại dọc đường. Trong trường hợp này, nó cần nghỉ ngơi hoàn toàn và ăn thức ăn tốt và bổ để phục hồi sức mạnhsức khỏe.

Trong thực hành Tumo, nếu người ta thuần hóa được khí và kinh mạch, nó sẽ cảm thấy toàn thân khinh an ; sức nóng sẽ phát sanh (từ Trung Tâm Rốn) và hạt sẽ trở nên nhẹ nhàng và không ngừng.

… Mọi thứ này làm cho nó cảm thấy rất hoan hỷ và mạnh mẽ. Nhưng kết quả là tăng thêm rất nhiều Hạt, và dục lạc cũng tăng thêm tương đương. Ở thời điểm quyết định này người ta cần cực kỳ thận trọng và khéo léo trong việc bảo tồn Hạt của mình. Nếu chểnh mảng hay buông lỏng cố gắng, nó sẽ bị mối nguy mất Hạt – điều này có thể xảy ra trong khi mộng, khi thiền định hay ngay cả khi thức. Sự mất mát Hạt là một thất bại chí tử cho Yoga Nội Nhiệt ; bởi thế người ta phải cực kỳ cẩn trọng để giữ gìn nó. Người ta cần tuân thủ giới luật một cách chặt chẽ và tham thiền về những sự bất tịnh của thân thể con người, và vân vân, để hàng phục dục lạc. Quán sát thâm nhập vào bản chất của dục lạc cũng sẽ giúp cho sự chiến thắng nó.

Nói chung, sự mất mát Hạt làm chướng ngại mọi thực hành thiền định, nhưng nó luôn luôn là chí tử đối với Yoga Nội Nhiệt. Không có lợi lạc nào có thể có được từ bất cứ loại thiền định nào nếu người ta mất đi Hạt của mình. Bởi thế mọi cố gắng cần được làm để bảo tồn năng lực sinh khí này, gồm cả những áp dụng các thực tập đặc biệt khác nữa được chỉ định để giữ lại và củng cố nó.

Khi một thiền giả đã có vài tiến bộ trong thực hành Tumo và có được một số kinh nghiệm tốt về Lạc, Giác và Không Khác Biệt, cũng như những công đức khác, (nó sẽ có một thôi thúc mạnh mẽ) nói những kinh nghiệm của nó cho những người khác ; nhưng nếu làm thế, nó có thể mất mọi công đứckinh nghiệm và sẽ khó khăn để có được chúng trở lại. Hơn nữa, nếu người ta vi phạm Giới Luật Samaya (những Giới Luật Tantra), nó cũng sẽ mất những kinh nghiệmthành quả có được trong quá trình cầu Đạo. Nếu điều này xảy ra, nó nên nghĩ rằng mọi kinh nghiệmcông đứcnhư huyễn – không có tự tánh, như cầu vồng – và không bám chấp vào chúng, mà quán chiếu chân lý tánh Không. Nó cần sám hối lỗi lầm không giữ kín những kinh nghiệm bên trong của mình và phải quyết định không nói cho bất kỳ ai về chúng ngoại trừ Guru của mình, trong tương lai. Nếu nó xâm phạm vài luật Samaya, nó cần thú tội và trì tụng Thần Chú Vajrasattva để tái lập, và cũng cầu xin bậc Guru ban cho những quán đảnh nhập môn mới, hay cầu nguyện Phật Bổn Tôn để quán đảnh nhập môn cho một lần nữa. Nó phải thực sự từ bỏ mọi vinh quang thế gian, kiêu mạn và bám chấp, và quyết định phát triển thiền định như một thiền giả đích thực.

Nếu người ta theo những lời dạy căn bản của giáo pháp, và thực hành tương hợp với những chỉ dạy này, nó sẽ không gặp nhiều chướng ngại. Tuy nhiên, đối với những người khả năng thấp và những người thực hành quá dũng mãnh, nhiều chướng ngại về khí, kinh mạch và hạt sẽ khởi lên. Để chiến thắng chúng, người ta có thể dựa vào một tác phẩm khác của tôi, Sách Đỏ về Yoga Nội Nhiệt.

Những người coi Yoga Nội Nhiệt như là sự thực hành đều đặnthường xuyên của họ cần giữ vài luật lệ đặc biệt. Để bảo tồn sức nóng, thiền giả trong bất kỳ thời thiền định nào, cần thực hành những thực tập hơi thở ít nhất một khoảng thời gian, và luôn luôn quán tưởng Lửa Tumo. Nó không nên sợ nóng hay lạnh ; ngay trong khí hậu rất lạnh cũng không bao giờ mặc áo lông hay quần áo quá dày, và không bao giờ đi trần trong thời tiết nóng. Nó không thổi tắt một ngọn đèn hay lửa, cũng không uống hay ăn đồ quá lạnh.

Để giữ gìn lạc phúc, thiền giả cần cố gắng nhiều để bảo tồn hạt ; không để mất chúng trong bất kỳ trường hợp nào. Cũng không ăn gừng, ớt, tỏi, tiêu, cá thịt đã hư, hay loại gì quá chua, mặn, hay thức ăn quá nhiều chất bổ. Nó không ở quá gần ngọn lửa hay phơi mình trong nắng nóng ; cũng không ngồi trên đất mà không có đệm, không đi chân trần, ngủ ban ngày, hay làm hoạt động gì đổ nhiều mồ hôi.

Để duy trì sự thiền định sâu xa, nó cần ở nơi tĩnh mịch và từ bỏ mọi hoạt động vô nghĩa.

NHỮNG KINH NGHIỆMCÔNG ĐỨC
CỦA THỰC HÀNH YOGA NỘI NHIỆT

Bởi vì căn cơ và Nghiệp khác nhau nhiều giữa người này với người khác, khó mà tổng quát những kinh nghiệmcông đức khác nhau được tạo ra bởi Yoga Nội Nhiệt. Một người có thể đạt được một số lớn “công đức”, nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm ; với người khác, điều này có thể ngược lại. Cũng khó tiên đoán kết quả xác định của nhiều kinh nghiệm khác nhau mà một thiền giả phải trải qua. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta sẽ bàn ngắn gọn một vài kết quả quan trọng hơn của Yoga Nội Nhiệt. Trong những trang trước chúng ta đã nói về những dấu hiệu hay kinh nghiệm của việc thuần hóa khí và sự cháy lên của lửa Tumo ; giờ đây chúng ta sẽ bàn đến một chủ đề ý nghĩa khác, gọi là những kinh nghiệm người ta có khi Tâm-Khí được tập trung trong các Luân Xa khác nhau.

(Theo giáo lý của Tantra), những kinh mạch của mỗi cái trong Năm Luân Xa có những hình thức khác nhau của chủng tử tự (bija) riêng biệt. Năm chủng tử tự hay chính xác hơn, năm hình thức khác nhau mà những kinh mạch kết thành là những tượng trưng hay “diễn đạt” của năm phiền não chính của con người, tức là tham, sân, si, mạn và ghen ghét. Trong quá trình thực hành Tumo, khi thiền giả tập trung vào những Luân Xa này, Tâm Khí của nó cũng nhóm tụ ở đó. Sự tập trung của Tâm Khí vào những chủng tử tự này sẽ tự nhiên khuấy động những phiền não mà những chủng tử này tượng trưng. Kết quả là, thiền giả sẽ cảm thấy mọi phiền não thô trọng, như tham dục, sân giận, nghi ngờ, kiêu mạn… tự do khởi lên ngoài ý muốn của nó. Mọi loại tư tưởng phóng dật quấy nhiễubệnh hoạn sẽ khởi ra, làm chướng ngại sự tu hành của nó. Vì tập trung Tâm Khí vào những Luân Xa, nó cũng sẽ có một số thị kiến ảo huyễn trong giấc mơ, trong thiền định hay trong trạng thái thức. Đây là lúc nó cần cầu nguyện, sám hối, trau dồi tâm Bồ đề, củng cố tinh thần từ bỏquán sát tánh Không để chiến thắng những trở ngại này. Nó cũng cần thực hành những thực tập về thân để cởi mở những nút thắt kinh mạch trong các Luân Xa. Nó phải biết rằng mọi chướng ngại này thực sự là những giúp đỡ, và là những dấu hiệu tốt trong việc cầu Đạo. Như thế, nó nên tự chúc mừngvui vẻ chấp nhận sự thách thức.

Đã thuần hóa khí và kinh mạch, nếu thiền giả có thể giữ và gom tụ khí của Năm Đại từ chỗ ở bình thường của chúng và dẫn chúng vào Kinh Mạch Trung Ương, Năm Dấu Hiệu Đêm – khói, ảo ảnh, lập lòe của đom đóm, ánh sáng của ngọn đèn và ánh sáng của tánh Không vô sanh – sẽ khởi hiện ; rồi, tiếp tục giữ Năm Khí, những Dấu Hiệu Ngày – ánh trăng, ánh sáng mặt trời, “ánh sáng sấm chớp”, ánh sáng cầu vồng và ánh sáng của mặt trờimặt trăng đồng thời – sẽ khởi hiện lần lượt. Trong vài trường hợp, nhiều đốm hay bụi ánh sáng sẽ xuất hiện. Những cái này tạo thành “Mười Dấu Hiệu”.
Nếu tinh chất của khí, kinh mạch [?], và hạt có thể gom tụ trong Năm Luân Xa, những Quốc Độ Phật trắng, đỏ, xanh, vàng và lục sẽ xuất hiện. Cũng như nếu Tâm-Khí có thể gom tụ được trong những kinh mạch huyền bí, hai mươi bốn nơi chốn linh thiêng ẩn mật(13) và những Yidam, Dakini và Hộ Pháp(14) cũng sẽ xuất hiện…

Người nào có thể làm chủ hoàn toàn Năm Khí hay giữ chúng trong những Trung Tâm tương ứng của chúng sẽ được những công đức sau :

Thân thể sẽ trở nên cường tráng, da mịn láng, khuôn mặt sáng láng và mạnh mẽ, và nó đầy năng lực trong mọi lúc, ngay cả một bức tường cao, dày không thể cản ngại nó.

Người nào có thể gom và giữ các Hạt đỏ và trắng trong Kinh Mạch Trung Ương, sẽ có được ba công đức sau :

(1) Nó có thể tỏa những tia sáng từ thân thể, và cũng không có bóng khi đứng trong ánh sáng (mặt trời) ;
(2) Làm cho thân thể tan biến ;
(3) Làm nhiều loại phép lạ.

Người nào có thể đem Tâm-Khí và Tinh Túy trong sạch của Năm Đại vào Kinh Mạch Trung Ương có thể :

(1) Chuyển hóa đá thành vàng ;
(2) Đi trên mặt nước không chìm ;
(3) Đi vào trong lửa không cháy ;
(4) Làm tan lỏng một núi tuyết bằng Nội Nhiệt Tumo ;
(5) Du hành đến những vũ trụ ở xa trong vài giây ;
(6) Bay trên trời và đi xuyên qua đá và núi…

Bề rộng và bề sâu của công đức trình bày ở trên thay đổi rất nhiều tùy theo mức độ thiện xảo trong việc điều ngự Tâm-Khí. Sự kéo dài của những năng lực lạ thường cũng khác nhau nhiều ; nếu thiền giả không giữ Tâm Khí, những công đức này sẽ tan biến.

Bởi vì kinh mạch và hạt được tịnh hóa, thiền giả có thể làm mọi loại phép lạ ; bởi vì Hạt được củng cố và chuyển lên (những Luân Xa phía trên), thiền giả có thể làm dừng một dòng sông đang chảy ; bởi vì Tâm Khí được tập trung, nó có thể thôi miên người bằng cách nhìn thẳng vào họ ; bởi vì Hỏa Đại được kiểm soát, nó có thể dừng mặt trời đang quay vòng…, với năng lực của những kinh mạch, nó có thể sản xuất ra sự giàu cóvô số ngọc quý ; với năng lực của khí, nó có thể hấp dẫn con người ; và với năng lực của hạt, nó có thể hấp dẫn loài chẳng-phải-người (chư thiên, ma và quỷ)…

Dầu có thể có mọi lợi lạccông đức này, nó cần phải được biết rằng chúng đều huyễn hóa như cầu vồng, không có tự tánh. Nó phải không bao giờ tự cao vì những năng lực này, mà cố gắng vượt qua Tám Sở Đắc Thế Gian(15) và chú tâm vào Đại Ấn tự-sáng tỏ không xao lãng, bởi vì đây là con đường duy nhất để chứng ngộ sâu thêm.

Tóm tắt, thực hành Yoga Nội Nhiệt khiến người ta có thể chứng đắc Trí Huệ Đại Ấn Vô Sanh, đạt được sự giải thoát khỏi mọi bám chấp và vô minh, cởi mở mọi nút thắt kinh mạch Sanh Tử, chuyển hóa mọi kinh mạch Sanh Tử thành Kinh Mạch Trí Huệ, tịnh hóa mọi khí nghiệp và chuyển hóa chúng thành Khí Trí Huệ không chướng ngại, tịnh hóa mọi Hạt nhiễm ôchuyển hóa chúng thành Hạt của Lạc, và đạt đến Thân Cầu Vồng Hai-trong-Một của Phật tánh viên mãn.

2. NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ YOGA
THÂN HUYỄN

Trước hết, thiền giả cần hoàn thành mọi thực hành sơ bộ, như thiền định về vô thường của đời sống, về khổ đau của sanh tử, về từ bỏ, về tâm Bi, về Bồ đề tâm v.v… Rồi trong mỗi thời thiền định, nó nên dành một phần ba thời gian cho thực hành Tumo. Nó nên tự nhắc rằng chính vì muốn làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh mà cần đạt đến Báo thân (Thân vinh quangthiêng liêng) Phật và bây giờ Yoga Thân Huyễn cần được tu tập. Rồi nó cầu nguyện Guru Báo Thân màu đỏ với người phối ngẫu của ngài (Yum)(16) ngồi nơi Trung Tâm Cổ Họng ban phước và trợ giúp… Nó cần nghĩ rằng mọi thứ trong thế giới bên ngoài – nhà cửa, thành phố, núi, sông, người, thú vật, và mọi bộ phận và giác quan của thân thể – đều chỉ là những biểu lộ của một tâm mê lầm, chúng không có hiện hữu thực sự hay không có tự tánh ; chúng giống như những ảo ảnh, huyễn thuật, giấc mơ, bọt nước, bóng dáng và sương móc… bởi vì thật tế chúng không hiện hữu. Nó phải nghĩ rằng mọi sự khởi lên tùy thuộc lẫn nhau (duyên sanh : pratitya-samutpada) giống như bóng phản chiếu, như tiếng dội, không có chút tự thể nào, và rồi tiếp tục tư duy tiếng dội và bóng phản chiếu ; nghĩ rằng các pháp là chốc lát và thoáng qua như sương móc và bọt nước ; quán tưởng sương móc biến mất khi mặt trời lên và bọt nước tan biến trong nước như thế nào… Nó nghĩ rằng ngay trong một sát na sự vật cũng không thể bất biến, rằng mọi pháp là như cầu vồng, đẹp đẽ nhưng không thực và sẽ tức thì tan biến giữa hư không… Theo cách ấy nó thiền định về Huyễn và Không. Ngay cả sau thiền định này nó cần tiếp tục quán sát sự thực là mọi sự đều là trò chơi của Huyễn Hóa cho đến khi nó có thể nhổ sạch mọi bám níu mọc rễ lâu đời.

(Sự thực hành ở trên là nền tảng hay sự chuẩn bị cho Yoga Thân Huyễn). Bây giờ chúng ta bàn đến chính sự thực hành đó, trong hai phần :

(1) Thực Hành Thân Huyễn Chưa Trong Sạch
(2) Thực Hành Thân Huyễn Trong Sạch

(1) NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ THỰC HÀNH
THÂN HUYỄN CHƯA TRONG SẠCH

Đứng trước một tấm gương, quán sát sự phản chiếu của thân thể bạn – nhìn vào hình ảnh trong một lúc – và xem xét hình ảnh ấy được tạo thành bởi một hỗn hợp nhiều yếu tố khác nhau – tấm gương, thân thể, ánh sáng, khoảng không… – trong những điều kiện nào đó. Nó là một vật duyên sanh, không có tự thể nào – có xuất hiện, nhưng trống không. Rồi quan sát hiện tướng của hình ảnh, cùng với áo quần và trang sức, và xem bạn vui thích hay không ưa đối với nó ; lại giả bộ nổi sân, chống lại chính bạn và quan sát xem bạn bị ảnh hưởng bởi nó. Thực hành như thế, bạn sẽ khám phá ra rằng mọi ưa thíchchán ghéthuyễn hóachủ quan, được tạo ra bởi tâm thức của riêng bạn, và như thế sự bám chấp của bạn sẽ giảm nhiều.

Để thực hành thiền định về tiếng vang, bạn đi đến một nơi chúng có thể sanh ra. Rồi hét lớn những lời đáng ưa và đáng ghét để ca ngợi hay làm tổn hại chính bạn, và quan sát những phản ứng thích và ghét. Thực hành như thế, bạn sẽ sớm hiểu rằng mọi lời nói đáng ưa hay đáng ghét đều là huyễn hóa như chính tiếng vang. Nếu bạn có thể thực hành thiền định này thành công, bạn sẽ sớm trở nên thản nhiên đối với cả hai thứ khen và chê, và bạn sẽ được Giải Thoát…

Cho đến khi bạn có thể đối xử bình đẳng với ưa và ghét, sướng và khổ, được và mất… Bạn cần tiếp tục thiền định về như huyễn trong một nơi yên tĩnh hay nơi vắng vẻ. Sau đó bạn có thể đi vào làng hay thành phố để thực hành giữa những con ngườihoạt động. Nếu bạn thấy rằng mình còn phản ứng thuận theo hay nghịch lại với những điều thích và không thích, bạn cần trở lại nơi tĩnh mịch và thực hành lần nữa…

(2) NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ THỰC HÀNH
THÂN HUYỄN TRONG SẠCH

Trong nhiều sách dạy về Sáu Yoga, sự thiền định về Phật Bổn Tôn (Yidam) không được giải thích rõ ràng. Dầu hiểu rằng người ta trước hết phải thực hànhhoàn tất Yoga Phát Sanh trước khi có thể thực hành Yoga Thành Tựu, ngày nay người Tây Tạng hiếm khi thực hiện cố gắng này. (Đây thực là điều rất đáng tiếc) bởi vì quán tưởng thân huyễn của Phật Bổn Tôn là một nền tảng cho Yoga Thành Tựu đồng thời là một phương tiện để đạt đến Báo Thân viên mãn trong trạng thái Trung Ấm. Sự quán tưởng hình ảnh của Phật Bổn Tôn trong thực hành Yoga Phát Sanh bởi thế được nêu ra sau đây :

Kiếm một bức vẽ rất rõ ràng Phật Bổn Tôn, đặt nó (ở một góc) giữa hai tấm gương, và quan sát tính như huyễn của ba hình ảnh này. Dùng bức hình như một chỗ dựa để quán tưởng Phật Bổn Tôn, cho đến khi Ngài xuất hiện rõ ràng trong con mắt tâm như một người tình trong con mắt tâm của một người đang yêu. Hành giả được khuyên quán tưởng toàn bộ hình ảnh toàn thân cùng một lần, và giữ nó lại rõ ràng càng lâu càng tốt. Sau một lúc thị kiến nhạt mờ đi, và bấy giờ nó cần quán tưởng một phần thân thể cho đến khi nó trở nên cực kỳ rõ ràng. Nó nên bắt đầu với đầu và mặt ; rồi cổ, thân, tay chân… cho đến khi toàn thể thân trở nên sống độngrõ ràng.

Như một người đã xem khiêu vũ trong một thời gian dài có thể dễ dàng hình dung mình như người khiêu vũ, cũng thế người quan sát một bức vẽ có thể quán tưởng nó một cách rõ ràng và dễ dàng. Một thị kiến rõ ràngbền vững chỉ có thể thiết lập qua thực hành liên tục, đều đặn. Sự ngắt quãng là tai hại cho sự thành tựu quán tưởng.

Người nào thực hành thực tập này cực kỳ tốt có thể thấy thị kiến của mình còn rõ hơn chính bức vẽ ; người thực hành tốt vừa có thể thấy nó cũng rõ ràng như bức vẽ ; và người không tốt thì mờ tối hơn bức vẽ…

Người thực hành quá chặt chẽ sẽ khơi dẫn một số nhiều những tư tưởng phóng dật ; nếu quá buông lỏng, sẽ trở nên hôn trầm. Bởi thế cần tự điều chỉnh với những điều kiện khác nhau và theo con đường trung đạo.

Khi thị kiến về Phật Bổn Tôn trở nên rất vững chắcrõ ràng, thiền giả cần bước thêm một bước nữa, và đồng hóa thị kiến với tánh Không. Quán tưởng mà không có cái thấy về tánh Không thì cùng lắm chỉ là tưởng tượng tốt. Ngay cả sự thiền định về tính như huyễn của Thân Phật Bổn Tôn mà không có một chứng ngộ trực tiếp về tánh Không thì cùng lắm chỉ tạo ra được một Thành Tựu tương đối chứ không phải tối hậu. Mặt khác, người nào biết tánh Không có thể lập tức thấu hiểu thị kiến về Phật Bổn Tôn như một ảo ảnh của tâm thức được phóng chiếu ra, không có chút thực thể nào. Nó thấy rằng hình tướng là tự thân tánh Không và chẳng cần phải đồng hóa nó với tánh Không…

Trong thiền định thiền giả cần “nhúng” thị kiến Phật Bổn Tôn vào trong tánh Không tự-sáng-chiếu mà không có lơ đãng. Sau thiền định, nó cố gắng giữ gìn tánh Giác và đồng hóa nó với mọi thứ nó gặp…

Tóm tắt, thị kiến Phật Bổn Tôn được phóng chiếu ra trong thực hành Yoga Phát Sanh là một diễn đạt Chân Lý rằng mọi cái xuất hiệntánh Không, và là một biểu tượng của tánh huyễn không có thực thể hay thực tại nào. Nếu dùng ví dụ, chúng ta có thể so sánh nó với sự xuất hiện huyễn thuật ; với sự phản chiếu của mặt trăng trong nước ; với một cái bóng không xương và thịt ; một ảo ảnh thoáng qua chốc lát ; một giấc mộng do tâm thức phóng chiếu ; một tiếng vang sanh từ duyên khởi ; một ảo tưởng không có thực thể ; một đám mây thường xuyên thay đổi hình dạng ; một cầu vồng, đẹp đẽsống động, nhưng không có chất thể ; một tia chớp, nhanh chóng xuất hiện và biến mất ; một bọt nước, thình lình sanh ra và tan vỡ ; một hình ảnh trong gương, biểu lộ sống động nhưng không có tự thể.

Khi thiền giả có thể an định thị kiến Phật Bổn Tôn một cách dễ dàng và thoải mái, bấy giờ người ấy bành trướng Thân của Bổn Tôn đến tầm cỡ vũ trụ ; rút nhỏ nó lại bằng tầm cỡ một hạt cải nhỏ ; và nhân nhiều nó lên từ một đến triệu triệu. Rồi nó rút mọi hóa thân này về Thân nguyên khởi và thiền định về nó trong một ít lâu. Trong sinh hoạt hàng ngày nó cần đồng hóa mọi kinh nghiệm của nó với cõi Phật ; nhà cửa và đô thị với Mạn đà la ; thế giới với quốc độ thanh tịnh của Phật ; mọi người với chư Phật chư Bồ tát. Nó cần nghĩ rằng mọi âm thanh là xướng tụng của những Thần Chú ; mọi tư tưởng là trò chơi của Pháp Thân ; mọi đồ vật và những thứ thưởng thức là đồ cúng dâng lên chư Phật. Theo cách này, nó sẽ tịnh hóa mọi biểu lộ hình tướng của Sanh Tử và hòa lẫn chúng với tánh Không tự-chiếu sáng.

* * *

Để biểu lộ Bốn Không hay Bốn Lạc, trước hết thiền giả đem khí vào Kinh Mạch Trung Ương, và rồi từ cái Không thứ tư, hay Không Bổn Nguyên, Thân Huyễn làm bằng Tâm-Khí sẽ sanh khởi. Để thành tựu điều này, một chữ Hum [ ] màu xanh – biểu tượng của Tâm-Khí – phóng những tia sáng năm màu, được quán tưởng trong Trung Tâm Trái Tim khi duy trì Hơi Thở Cái Bình. Đây là phương cách những khí sẽ được đưa vào Kinh mạch Trung Ương và những dấu hiệu khói, ảo ảnh v.v… và những Ánh Sáng của sự Xuất Hiện, Tăng TrưởngĐạt Đến sẽ lần lượt sanh khởi. Trong lúc đó chữ Hum cũng tan vào trong Ánh Sáng Vĩ Đại. Bấy giờ thiền giả trầm mình trong Định Ánh Sáng càng lâu càng tốt. Cuối cùng khi nó ra khỏi Định này, nó phóng xuất ra Thân Huyễn của Phật Bổn Tôn làm bằng Tâm-Khí.

Người nào cảm thấy khó làm chủ những việc này cần tập trung trước tiên vào chữ Hum màu xanh khi duy trì Hơi Thở Cái Bình, và thực hành Tiến Trình Hòa Tan của hơi thở đó.

MỘT TỔNG DUYỆT LẠI
THỰC HÀNH THÂN HUYỄN

Mọi pháp trong Sanh Tử lẫn Niết Bàn đều vô tự tánh và như thế là huyễn. Nhưng sự bám chấp, lầm lạctư tưởng phân biệt của chúng sanh làm cho sự vật xuất hiện là thật. Để trừ sạch sự bám chấp và lầm lạc, người ta phải quan sát bản tánh Không của tất cả các pháp và học hỏi sự thực về huyễn hóa. Đây là nguyên lý tổng quát của tánh như huyễn.

Nguyên lý nền tảng của thực hành Yoga Thân Huyễn trong các Tantra có thể tóm gọn trong những lời sau : Trong thân người thô thiển do nghiệp báo vẫn thường trụ tinh túy thanh tịnh của Thân Phật, bị che dấu do sự bám chấp và lầm lạc của con người. Qua sự thực hành Định Yoga Thân Huyễn, những bám chấp và lầm lạc này sẽ dần dần được trừ sạch, và Trí Huệ minh-không được chứng ngộ. Kết quả là, những khí, kinh mạch và hạt thuộc sanh tử được tịnh hóa và thân người được chuyển hóa thành Thân Huyễn như-cầu-vồng của Phật quả.

Cốt lõi của Yoga Thân Huyễn là sự hiển lộ Ánh Sáng Bổn Nguyên và sự phóng chiếu liên tục của nó thành Thân Huyễn nhờ Tâm-Khí…

Trong thực hành này, thiền giả sẽ cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng không có gì thực sự hiện hữu. Kinh nghiệm này sẽ tiếp tục đi sâu cho đến khi người ta đạt đến Giác Ngộ viên mãn.

3. NHỮNG CHỈ DẠY VỀ YOGA GIẤC MỘNG

Sự nhận biết giấc mộngcốt lõi của thực hành Yoga Giấc Mộng. Để thực hiện điều này, trước hết người ta phải dẹp bỏ mọi nguyên nhân che chướng Tánh Giác trong sáng của mình. Những nguyên nhân nổi trội làm ngăn ngại tánh Giác và những đối trị của chúng được nêu ra ngắn gọn sau đây :

(1) Người vi phạm những Giới Luật Mật thừa sẽ không thể nhận ra những giấc mộng. Trong trường hợp này, thiền giả cần sám hối những vi phạmthực hành thần chú Vajrasattva(17) để tẩy sạch tội lỗi và lập lại những Giới Luật Samaya. Nó cũng phải cố gắng có được một quán đảnh mới hoặc từ Guru của mình hay qua cầu nguyện.(18)


(2) Người có ít lòng tin vào Guru của mình và vào những giáo huấn Mật thừa sẽ thấy khó mà nhận ra những giấc mộng ; trong trường hợp này, nó phải cố gắng tăng cường lòng tin.

(3) Người tham lam những sở đắc vật chất sẽ không thể nhận ra những giấc mộng ; trong trường hợp này, nó phải vất bỏ những lệ thuộc vật chất của nó và thôi bám chấp vào đời sống này.

(4) Người mất Hạt, hay làm dơ bẩn thân thể(19) không thể nhận ra những giấc mộng của mình ; thế nên người ta cần cố gắng mạnh mẽ để bảo tồn Hạt và tránh chung đụng với người, thức ăn và nơi chốn không trong sạch. Nếu phải tiếp xúc với chúng, nó phải cử hành những nghi lễ tẩy tịnh để sửa chữa.

(5) Người ta không thể nhận ra những giấc mộng nếu tâm thức họ đầy những tư tưởng phóng dật, hay ước muốn làm được điều ấy yếu ớt. Trong trường hợp này, nó nên sống một mìnhcố gắng làm mạnh niềm tin và nguyện vọng vào sự Thành Tựu.

(6) Ban ngày liên tục nghĩ rằng mọi thứ mình thấy, nghe, sờ chạm… đều là trong giấc mộng, sẽ làm tăng trưởng lớn lao cơ may nhận ra giấc mộng vào ban đêm.

Trước khi bắt đầu tu hành Yoga Giấc Mộng, trước hết người ta cần hoàn thành những thực hành sơ bộ tổng quát, rồi dành một phần ba của mỗi thời để thực hành Tumo, và hai phần ba để quán tưởng những chủng tử tự trong Trung Tâm cổ Họng – một kỹ thuật tốt để phát sanh những giấc mộng. Trước tiên cầu nguyện đến Guru ngồi trong Luân Xa Cổ Họng để gia hộ cho nhận ra những giấc mộng vào ban đêm ; rồi quán tưởng một hoa sen bốn cánh trong Luân Xa Cổ Họng, ở trung tâm của hoa sen một chữ Om [ ] màu trắng, trên cánh trước mặt một chữ A [ ] màu xanh, trên cánh bên phải một chữ Nu [ ] màu vàng, trên cánh phía sau một chữ Ta [ ] màu đỏ, và trên cánh bên trái một chữ Ra [ ] màu lục. Tất cả đều rất rõ ràngsống động.

Người ta có thể đơn giản hóa bằng cách chỉ quán tưởng một chữ Om màu đỏ trong Trung Tâm Luân Xa Cổ Họng, và duy trì Hơi Thở Cái Bình càng lâu nếu có thể ; hay nó có thể xướng ngâm bằng tâm trí một âm Om dài với mỗi hơi thở.

Một số người nói rằng điều này chỉ làm khi ngủ. Vậy là không đúng, bởi vì nếu tu hành nó lúc ban ngày như là thiền định chính, Tâm Khí sẽ tập trung trong Luân Xa Cổ Họng nhanh chóng và dễ dàng, để cho nhiều giấc mộng rõ ràng hơn sẽ sanh ra. Thêm nữa, thực hành này cũng sẽ giúp cho khí vào Kinh Mạch Trung Ương, và làm hiển lộ Bốn Cái Không.

Thiền giả phải nghĩ liên tục trong trạng thái thức rằng mọi thứ nó thấy, nghe, xúc chạm, suy nghĩ và hành động đều là trong giấc mộng. Nó cũng tránh thức ăn bổ dưỡng nhiều hay ăn nhiều quá, và không làm cạn kiệt mình bằng những hoạt động hao tốn nhiều sức. Tóm lại, nó cần cố gắng phối hợp những năng lực của khí, của ý chí mạnh mẽ và của những phương pháp khác để nhận ra những giấc mộng.

Thời gian tốt nhất để quan sát giấc mộng là giữa lúc gần sáng và mặt trời mọc, bởi vì đây là lúc thức ăn đã được tiêu hóa và nghỉ ngơi đã đủ, hôn trầm không nặng, và tâm thức tương đối sáng tỏ. Nhưng người nào ngủ chập chờn cũng có thể thực hành điều này trong đêm.

Thiền giả dùng một cái mền mỏng, một cái gối cao, và nằm nghiêng bên hông. Trước khi rơi vào giấc ngủ, nó cần làm mạnh thêm lòng tinquyết tâm nhận ra những giấc mộng ít ra bảy hoặc nhiều là hai mươi mốt lần. Nó có thể quán tưởng bốn chữ cốt yếu trong Trung Tâm Cổ Họng trong một lúc, rồi tập trung duy nhất vào chữ Om đỏ trong khi nhẹ nhàng duy trì Hơi Thở Cái Bình.

Một giấc ngủ dài và liên tục là điều nên tránh ; thay vào đó, người ta nên cố gắng ngủ nhiều kỳ ngắn. Mỗi lần thức dậy, nó cần xem xét lại nó đã nhận ra được những giấc mộng của nó trong giấc ngủ trước đó chưa. Nếu không, một sự cầu nguyện chân thành cần được làm trước khi ngủ trở lại.

Nếu sau mọi thứ này người ta vẫn không thể nhận ra được những giấc mộng, nó nên ngồi dậy và quan sát những đồ vật trong phòng – ghế, bàn, giường, áo quần, tranh ảnh… và nghĩ rằng chúng đều là những thị kiến trong một giấc mộng. Với cảm giác này, nó đi vào giấc ngủ một lần nữa.

Người không thể nhận ra những giấc mộng bởi vì hôn trầm quá sức, nên quán tưởng một chữ Om đỏ rạng rỡ trong Trung Tâm Cổ Họng, phát ra những tia sáng đầy toàn thân và căn phòng, hay một Hạt trắng ở giữa hai lông mày. Người có khuynh hướng ngủ chập chờn nên quán tưởng một chữ Hum hay một Hạt màu xanh trong Trung Tâm Bí Mật…

Người thực hành cẩn thận mọi lời dạy ở trên, nhưng còn chưa nhận ra giấc mộng, cần rút vào cô tịch, cởi hết áo quần, nhảy nhót, múa may và chạy trần truồng và kêu lớn “Đây là một giấc mộng ! Một giấc mộng !” Nó cũng có thể đến mé của một bờ vực nguy hiểm, nhìn xuống vực thẳm, và la to lên như thế. Nếu nó còn chưa thể nhận ra những giấc mộng, nó nên xấu hổ với chính nó và cầu khẩn hết lòng với Guru và Phật Bổn Tôn. Rồi nó cần quán tưởng trong Trung Tâm Cổ Họng một dĩa bén quay càng lúc càng nhanh, đi lênđi xuống khắp toàn thân như một lưỡi cưa tròn – cắt lát nó thành từng mảnh và tro bụi – và dâng cúng chúng cho chư Phật và cho những chúng sanh đói. Bấy giờ nó thiền định về Đại Ấn mà không có một tư tưởng phân biệt nào…

Người chỉ có thể nhận ra những giấc mộng đôi khi và chốc lát, nhưng không thường trực, sẽ thấy sự thực hành của mình kém hiệu lực. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp thức tỉnh đột ngột ngay sau khi nhận ra những giấc mộng. Nếu thế, thiền giả cần không ngừng cảnh giác với khuynh hướng này và làm mạnh mong muốn trong trạng thái mộng. Dầu có thức dậy, nó không nên mở mắt, mà cố gắng tiếp tục giấc mộng, hay định tâm vào Trung Tâm Trái Tim hay Trung Tâm Bí Mật.

Thiền giả cần tìm tòi cẩn thận điều gì gây ra sự tỉnh giấc nhanh chóng khỏi những giấc mộng – nếu do quá căng thẳng, nó phải thư giãn hơn nữa ; nếu là tiếng ồn, nó nên ngủ nơi yên tĩnh ; nếu lạnh hay nóng, nó nên mặc thêm hay cởi bớt áo quần… Một vài chỉ dạy nói rằng quán tưởng mình ngồi giữa một Hạt đỏ và trắng – những năng lực dương và âm – sẽ tốt. Cũng nói rằng quán tưởng một chữ Hum màu xanh trong Trung Tâm Cổ Họng, trong khi duy trì Hơi Thở Cái Bình, cũng trợ giúp nhiều… Tóm tắt, thiền giả luôn luôn cố gắng tìm ra tại sao nó không thể nhận ra những giấc mộng, và rồi dùng những biện pháp chữa trị thích hợp. Ví dụ, nếu quá hôn trầm, hãy quán tưởng một Hạt đỏ hay trắng trong Cổ Họng, hay trong điểm giữa hai lông mày, tỏa chiếu ánh sáng rực rỡ ; nếu quá căng thẳng hay quá dễ dàng tỉnh dậy, hãy quán tưởng một Hạt xanh hay đen trong Trung Tâm Trái Tim hay Trung Tâm Bí Mật ; nếu những giấc mộng không rõ ràng, hãy quán tưởng một Hạt đỏ trong Trung Tâm Cổ Họng, chiếu ánh sáng toàn khắp mọi kinh mạch của toàn thân.

Khi thiền giả có một giấc mộng dễ sợ, nó cần loại bỏ sợ hãi vô cớ bằng cách nói rằng : “Đây là một giấc mộng. Làm sao lửa có thể đốt hay nước nhận chìm ta trong một giấc mộng ? Làm sao con thú này hay quỷ ma này… có thể làm hại ta ?” Giữ sự tỉnh giác này, nó giẵm đạp lên lửa, đi qua nước hay biến hình thành một ngọn lửa lớn và bay vào tim của một con quỷ đáng sợ hay một con thú dữ và thiêu rụi nó…

Thiền giả nào có thể nhận ra những giấc mộng một cách khá rõ ràng và ổn định, nên tiếp tục thực hành Sự Chuyển Hóa những Giấc Mộng. Nghĩa là trong trạng thái Mộng, nó cố gắng chuyển hóa thân thể mình thành một con chim, một con cọp, một con sư tử, một Bà la môn, một nhà vua, một cái nhà, một tảng đá, một rừng cây… hay thứ gì nó muốn. Khi sự thực hành này đã vững chắc, bấy giờ nó chuyển hóa mình thành Thân Phật Bổn Tôn trong nhiều hình dạng, ngồi hay đứng, nhỏ hay lớn, v.v… Cũng thế, nó chuyển hóa những sự vật thấy trong giấc mộng thành những đồ vật khác nhau – ví dụ, một con vật thành một con người, nước thành lửa, đất thành không gian, một thành nhiều, hay nhiều thành một… Nó thực tập nhiều thần lực khác nhau, như làm lửa vọt ra từ thân trên hay nước từ thân dưới, giẵm lên mặt trời và mặt trăng, hay hóa thân mình thành một triệu, tỷ thân lấp đầy toàn bộ vũ trụ…

Một trong những mục đích chính của thực hành Yoga Giấc Mộng là giúp người ta thực hiện Thân Huyễn trong trạng thái Trung Ấm và ngay trong đời này. Để hoàn thành nó, trước hết người ta phải nhận ra Bốn Cái Không của Giấc Ngủ,(20) rồi từ Cái Không Bổn Nguyên thứ Tư, nó lập tức phóng xuất Thân Huyễn của Phật Bổn Tôn làm bằng Tâm-Khí trong một Mạn đà la, và rồi làm tan biến Mạn đà la và Phật Bổn Tôn vào trong Đại Không một lần nữa. Đây là, một cách ngắn gọn, tiến trình Sanh Khởi và Hòa Tan được thực hành trong Yoga Giấc Mộng.

Sau đó, thiền giả thực hành Sự Du Hành đến những Đất Phật như lời dạy sau :

Quán tưởng chính mình trở thành Phật Bổn Tôn, và tức khắc, như một ngôi sao băng, đi đến cõi Trời Indra, hay một cõi trời trong sanh tử nào khác ; quan sát quang cảnh trước khi trở lại. Khi điều này đã vững chắc, bấy giờ người ta du hành đến một trong những quốc độ Phật, như Tịnh Độ của Vairocana hay của Amitabha… Điều này cũng xảy ra trong nháy mắt. Đến Tịnh Độ của Phật, người ấy đảnh lễcúng dường Phật rồi nghe Ngài thuyết pháp…

Lúc bắt đầu, những thị kiến và kinh nghiệm chưa thật rõ ràng, nhưng người ta phải cương quyết tin rằng điều nó thấy trong giấc mộng chính thực là Tịnh Độ, bởi vì cả hai Sanh TửNiết Bàn rốt ráo chỉ là mộng ; thực hành như thế, những thị kiến càng ngày càng rõ ràng hơn…

Nếu người ta hỏi “Có sự khác biệt gì giữa Yoga Thân Huyễn và Yoga Giấc Mộng ?” câu trả lời là tự nền tảng, chúng giống nhau, nhưng Yoga Giấc Mộng nên được xem như bổ sung cho Yoga Thân Huyễn. Một cái dùng để phát sanh Thân Huyễn và cái kia để tiến thêm hay hoàn thiện nó. Người ta cũng cần biết rằng Thân Huyễn sanh khởi từ Ánh Sáng trong trạng thái Thức thì sâu xa hơn và vi tế hơn nhiều so với thân huyễn của những giấc mộng. Nhưng cả hai Yoga cần được thực hành để bổ sung lẫn nhau ; vì theo cách đó, sự bám chấp về thời gian biểu lộ trong phân đôi giữa trạng thái Mộng và trạng thái Thức cuối cùng có thể vượt qua được. Thực hành phối hợp hai Yoga này có thể dẫn người ta đến chỗ tịnh hóa những tư tưởng thói quen của Sanh Tử, chứng ngộ rằng mọi sự là những biểu lộ của tâm thứctâm thức thì vô tự tánh, như những giấc mộng ; biết rằng cả Sanh TửNiết Bàn là những ảo ảnh không thật, và rằng chúng không trói buộc cái gì và không giải thoát cho cái gì ; tẩy sạch khỏi mọi luyến chấp thô và tế, tịnh và bất tịnh ; và cuối cùng làm hiển lộ Báo Thân như huyễn hóa của Phật quả.

4. NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ YOGA ÁNH SÁNG
LÀM THẾ NÀO NHẬN RA ÁNH SÁNG

Những bước cần có trong thực hành sơ bộ để dẹp bỏ những chướng ngại và tập hợp mọi điều kiện tốt đẹp cho sự nhận biết Ánh Sáng* (* Ánh Sáng trong phần này là Tịnh Quang (chú thích của bản tiếng Việt do các dịch giả của NXB. Thiện Tri Thức).thì cũng như trong Yoga Giấc Mộng. Nhưng thêm vào đó, thiền giả cần ăn thức ăn tốt và bổ dưỡng, xoa bóp thân thể, sống nơi rất yên tĩnh, giữ gìn Hạt, và nhẹ nhàng thư giãn trong mọi lúc. Trong mỗi thời thiền định, nó cần để ra một phần ba thời gian thực hành Tumo, và hai phần ba thực hành Yoga Ánh Sáng. Trước tiênquán tưởng một vị Phật Vajradhara màu xanh với phối ngẫu ngồi trong Trung Tâm Trái Tim, và cầu nguyện Ngài khai mở cho Ánh Sáng Bổn Nguyên (Ánh Sáng Vốn Sẵn), rồi nó quán tưởng một chữ Hum màu xanh trong Trung Tâm Trái Tim và duy trì Hơi Thở Cái Bình, hay trì tụng trong trí một tiếng Hum dài… rồi tất cả thế giới bên ngoài tan biến vào thân thể nó, thân tan biến vào trong Hum, Hum vào trong Nada,(21) và Nada vào trong Đại Không. Nó thiền định về tánh Không và giữ hơi thở. Xuất khỏi Định này, thiền giả lại quán tưởng Thân Huyễn của Phật Bổn Tôn…

Vài người nói sai rằng điều này chỉ nên làm vào ban đêm ; nhưng thật ra nếu người ta thực hành điều đó suốt ngày, nó sẽ tăng cường lớn lao cơ hội để làm chủ Tâm Khí và sẽ củng cố sự phát lộ của Ánh Sáng, nên sẽ rất dễ dàng nhận ra Ánh Sáng trong khi ngủ. Ngoài ra, còn có những lợi ích lớn lao nhờ giữ hơi thở vào cùng lúc ấy. Nhận ra Ánh Sáng bằng những phương pháp khác thì rất khó khăn ; và ánh sáng được nhận ra như vậy không thể kéo dài lâu dài… Người theo phương pháp này chắc chắn đem được những khí vào Kinh Mạch Trung Ương và khai mở Bốn Cái Không… Bởi thế, đây là thực hành quan trọng nhất về Yoga Ánh Sáng.

GIỮ ÁNH SÁNG TRONG KHI NGỦ

Những người có thể khai mở lần lượt Bốn Cái Không bằng cách quy tụ khí vào trong Kinh Mạch Trung Ương lúc ban ngày cũng có thể làm thế trong khi ngủ nếu họ tập trung vào chữ Hum trong Trung Tâm Trái Tim ngay trước khi rơi vào giấc ngủ.

Thời gian tốt nhất để “giữ” Ánh Sáng không phải là (trong khoảng giữa) đêm khi giấc ngủ quá nặng, mà là lúc bình minh, hay bất kỳ lúc nào giấc ngủ nhẹ ; và tư thế tốt nhất là nằm nghiêng bên hông, với hai đầu gối cong.

Đến đây, hai cái chính yếu của thực hành Yoga Ánh Sáng là quán tưởng năm chữ then chốt trên năm cánh hoa sen trong Trung Tâm Trái Tim, và giữ hơi thở.

Trước khi rơi vào giấc ngủ, thiền giả nghĩ (lập đi lập lại) hai mươi mốt lần, rằng nó phải nhận ra Ánh Sáng Bổn Nguyên khi nó khởi hiện sau những giai đoạn Xuất Hiện, Tăng TrưởngĐạt Đến. Rồi nó quán tưởng toàn thân tan biến vào chữ Hum và chữ Hum vào trong Ánh Sáng, và định tâm vào đó. Khi cảm thấy hơi buồn ngủ, nó tập trung vào chữ A [ ] ; khi khá buồn ngủ, vào chữ Nu [ ] ; khi rất buồn ngủ, vào chữ Ta [ ], khi gần như rơi vào giấc ngủ, vào chữ Ra [ ] và khi rơi vào giấc ngủ (hay trở nên vô thức), vào chữ Hum [ ].

Lúc bắt đầu thiền giả thấy khó quán tưởng hai chữ chót này, vì nó có khuynh hướng rơi vào giấc ngủ ngay sau khi tập trung vào ba chữ trước ; nhưng qua thực hành lập lại nhiều lần nó có thể dần dần làm được. Người không thể giữ cho tỉnh giác trong trạng thái vô thức của giấc ngủ, cần thực hành nhiều vào ban ngày để có được sức Định nhiều hơn. Điều ấy sẽ làm cho nó giữ được tỉnh giác trong trạng thái vô thức và thấy được phần nào Ánh Sáng…

Vài chỉ dạy nói rằng nếu người ta còn chưa nhận ra Ánh Sáng, nó cần bỏ ngủ trong ba ngày đêm và rồi cố gắng làm lại…

Người có thể khai mở lần lượt Bốn Ánh Sáng hay Bốn Cái Không, tức là những Ánh Sáng của Xuất Hiện, Tăng Trưởng, Đạt Đến và Bổn Nguyên, có thể loại trừ cả hai loại tư tưởng thô và tế của Sanh Tử và siêu vượt tâm thức phân biệt. Rồi nó sẽ thấy mặt đối mặt với Ánh Sáng đích thật của Giấc Ngủ, trong suốtsáng tỏ như một bầu trời không mây. Đây là kinh nghiệm kỳ vĩ, hay Ánh Sáng hoàn chỉnh. Tiếp theo cái này là cái mà chúng ta có thể gọi là kinh nghiệm “kha khá”, hay Ánh Sáng “kém”, trong đó, dầu thiền giả không thể nhận ra Bốn Cái Không lần lượt hay loại trừ mọi biểu lộ của Sanh Tử, nó cũng có thể vượt thắng được hôn trầm nặng và nhận thấy rõ ràng tánh Không-Sáng Tỏ trong suốt. Tiếp theokinh nghiệm “thấp”, trong đó thiền giả có thể không nhận ra Ánh Sáng “hoàn chỉnh” hay Ánh Sáng “kém”, mà kinh nghiệm một tâm sáng tỏtrong suốt trong trạng thái ngủ trước khi những giấc mộng khởi sanh… Đây gọi là kinh nghiệm về Ánh Sáng “tương tợ”.

Nếu trong thực hành ban ngày người ta đã đạt đến một Định vững chắc, sức mạnh của nó sẽ xuyên suốt ngày và đêm, bao gồm những trạng thái ngủ và mộng. Trong trường hợp đó, thiền giả sẽ không mộng (như lệ thường) ; và nếu nó có mộng, nó có thể nhận ra lập tức. Nhưng vài vị Guru nói rằng đây không phải là Ánh Sáng của Giấc Ngủ, mà chỉ là một kinh nghiệm của Định trong trạng thái ngủ. Điều này có thể đúng, nhưng nếu người ta có thể thực hành như thế, nó thật sự có thể làm tăng cơ hội để nhận ra Ánh Sáng và sẽ sớm thấy Ánh Sáng “kém”.

Dầu có nhiều phương pháp để giữ được Ánh Sáng, những lời dạy ở trước đã khá đầy đủ cho mục đích ấy ; thiền giả nên theo cái nào đặc biệt trợ giúp nhiều nhất cho nó…

NHỮNG BÌNH GIẢNG VỀ BỐN CÁI KHÔNG

Bốn Cái Không, Bốn Ánh Sáng hay Bốn Lạc, là cốt tủy của kinh nghiệm Yoga Ánh Sáng. Chúng được khởi dẫn bằng cách gom tụ khí trong Kinh Mạch Trung Ương trong thực hành ban ngày của trạng thái thức. Người có thể làm như thế, thì nên định tâm đặc biệt vào cái Không thứ Tư, hay Ánh Sáng Bổn Nguyên. Phương pháp để nhận ra Bốn Cái Không này là như sau :

Trong khi thực hành Yoga Ánh Sáng lúc ban đêm, thiền giả trước hết tập trung vào chữ A trên một cánh hoa sen trong Trung Tâm Trái Tim. Qua sự thực hành của nó, những khí của Năm Đại sẽ gom vào Kinh Mạch Trung Ương và những dấu hiệu khói, ảo ảnh, ánh sáng đom đóm… sẽ sanh khởi lần lượt. Khi cảm thấy buồn ngủ, nó tập trung vào chữ Nu, sau đó nhiều khí sẽ gom tụ, những tư tưởng phân biệt thô sẽ tan biến, và cái Không lúc Ban Đầu, hay Ánh Sáng của Xuất Hiện, sẽ khởi hiện ; bấy giờ nó sẽ kinh nghiệm một cảm giác như đang thấy ánh trăng sáng trong một bầu trời không mây. Khi thiền giả trở nên buồn ngủ hơn, nó tập trung vào chữ Ta, nhiều khí sẽ gom tụ, mọi tư tưởng phân biệt tế sẽ tan biến, và cái Thứ Hai hay cái Không Cùng Cực – còn gọi là Ánh Sáng của Tăng Trưởng – sẽ khởi hiện ; bấy giờ nó sẽ kinh nghiệm một cảm giác như đang thấy ánh sáng mặt trời trong một bầu trời không mây. Khi cảm thấy rất buồn ngủ, nó tập trung vào chữ Ra, sau đó mọi khí sẽ gom tụ, phần lớn những tư tưởng vi tế nhất sẽ tan biến, và cái Thứ Ba hay Đại Không – còn gọi là Ánh Sáng của Đạt Đến – sẽ khởi hiện ; bấy giờ nó sẽ kinh nghiệm một cảm giác như đang thấy bóng tối bao trùm tất cả trong một bầu trời không mây và sâu thẳm. Cuối cùng, khi thiền giả rơi vào giấc ngủ (hay trở nên vô thức), tập trung vào chữ Hum, mọi khí của sự Đạt Đến và mọi tư tưởng phân biệt vi tế nhất sẽ tan biến, và cái Thứ Tư, hay cái Không Toàn Thể – còn gọi là Ánh Sáng Bổn Nguyên – sẽ khởi hiện ; bấy giờ nó sẽ kinh nghiệm một cảm giác như đang thấy vòm trời trong sáng lúc bình minh, và tất cả Ba Nhiễm Ô của mặt trời, mặt trăng và của ánh sáng lờ mờ sẽ rời bỏ nó… Đây là Bốn Cái Không, hay Những Ánh Sáng của Giấc Ngủ mà thiền giả phải nhận rathực hành.

Lúc ban đầu, người ta có thể không nhận ra hết cả Bốn cái Không này, nhưng với sự thực hành liên tụckiên trì, cuối cùng nó sẽ làm được. Người nào không thiện nghệ “nắm giữ” Bốn Cái Không, nên thực hành Yoga trong giấc ngủ cạn ; người thiện nghệ nên thực hành trong giấc ngủ sâu. Người chưa giỏi nắm giữ Ánh Sáng qua tiến trình bình thường sẽ khó làm trong chiều ngược lại, nghĩa là từ Ánh Sáng Bổn Nguyên đến nắm giữ cái Thứ Ba, cái Thứ Hai và rồi Ánh Sáng Ban Đầu. Bởi thế tiến trình bình thườngcăn bản và rất quan trọng.

Nếu người ta bị bắt buộc phải xuất Định Ánh Sáng do sự dao động của khí, nó cần tập trung vào chữ Hum trong Trung Tâm Trái Tim để tái lập Định. Nếu điều này không có kết quả, bấy giờ nó cần cố gắng thiền định về Ánh Sáng “kém”. Nếu bị bắt buộc xuất khỏi Ánh Sáng “kém”, bấy giờ nó cố gắng thực hành Thân Huyễn của Giấc Mộng. Nhưng để làm được điều này, nó phải có thể gom khí vào Kinh Mạch Trung Ương và khám phá ra Bốn Cái Không trong thực hành ban ngày. Chỉ khi nào người ta đạt đến mức độ đó thì mới có thể hoàn toàn nắm giữ Ánh Sáng vào ban đêm. Những thiền giả kém tiến bộ có thể nhận ra Ánh Sáng Thứ Nhất hay Thứ Hai, nhưng với Cái Thứ Ba và Ánh Sáng Bổn Nguyên, sẽ rất khó khăn với họ.

Nếu trước khi đi ngủ, người ta khởi lên một ước muốn rất mạnh mẽ nắm giữ được Ánh Sáng, và tập trung vào chữ Hum trong Trung Tâm Trái Tim tỏa chiếu ánh sáng rực rỡ – tràn đầy khắp thân thể – nó sẽ có cơ hội tốt để thấy Ánh Sáng “kém”. Trong trạng thái giấc ngủ cạn, mỏng không có giấc mộng, nó sẽ thấy bản tánh của Tâm như là sáng ngời mà trống rỗng, trong suốt không ngăn ngại. Sự tỉnh giác của nó cũng rõ ràng như lúc thức. Tuy nhiên, nó không thể trừ bỏ những tư tưởng phóng dật, và đôi khi Tỉnh Giác sáng tỏ của nó cũng trộn lẫn bởi những giấc mộng sanh khởi. Nếu điều này xảy ra, nó cần tập trung tiếp vào chữ Hum và cố gắng giữ Tỉnh Giác sáng tỏ để làm Ánh Sáng an trụ. Người không thể nhận ra Ánh Sáng trong giấc ngủ sâu không nên nản chí, mà lại cố gắng tỉnh giác, và dần dần nó sẽ thành công. Nếu có sự dao động của khí, vài giấc mộng khởi lên, nó cần đồng hóa các thị kiến này với Phật Bổn Tôn và Mạn đà la của Ngài, rồi cố gắng lần nữa làm tan biến chúng vào Đại Không…

Người ta nên biết rằng Ánh Sáng “kém” không phải là Ánh Sáng của Giấc Ngủ thực sự ; cái này là cái Thứ Tư, hay Ánh Sáng Bổn Nguyên bặt hết mọi phóng dật và mọi tư tưởng phân biệt, trong khi cái trước chỉ là một Ánh Sáng bề ngoài và cạn cợt trộn lẫn với những phóng dậttư tưởng phân biệt. Nhưng nếu người ta có thể làm vững chắc và mạnh lên Ánh Sáng “kém” này, cuối cùng nó sẽ thành công nắm giữ được Ánh Sáng Bổn Nguyên. Vào thời này, nhiều thiền giả Tây Tạng chỉ có thể đạt đến mức nắm giữ được Ánh Sáng “tương tợ” ; ngay những người có thể thực hành tốt cũng chỉ nắm giữ được Ánh Sáng “kém”. Bởi thế cực kỳ quan trọng là biết sự khác biệt này…

NHỮNG BÌNH GIẢNG VỀ BA ÁNH SÁNG
CĂN BẢN

Ánh Sáng có thể được xếp thành ba nhóm theo giáo lý của Tantra :

(1) Ánh Sáng của Nền Tảng
(2) Ánh Sáng của Con Đường
(3) Ánh Sáng của Quả

Ánh Sáng của Nền Tảng, hay của Thực tại, là Ánh Sáng Bổn Nguyên hiện hữu trong tất cả mọi thời bất kể người ta có biết nó hay không. Ánh Sáng của Giấc Ngủ và Ánh Sáng của cái Chết thuộc về loại này. Ánh Sáng của Con Đường là sự chứng ngộ trực tiếp tánh Không, hay là Bốn Ánh Sáng hay Bốn Cái Không chúng hiển lộ khi những khí đi vào trong Kinh Mạch Trung Ương. Nó cũng có thể gọi là Trí Huệ Vô phân biệt – một sự thấu hiểu tánh Không Vô Sanh siêu việt khỏi nhị nguyên chủ thể và đối tượng… Ánh Sáng của Quả là sự chứng ngộ Ánh Sáng Tối Hậu Hai-trong-Một, sự Giác Ngộ toàn vẹn và đầy đủ của Phật quả.

Ánh Sáng của Giấc Ngủ cũng có thể được chia làm nhiều loại : Cái được nhận ra trong giấc ngủ sâu không có “đối vật” được gọi là Ánh Sáng của Giấc Ngủ Sâu ; cái được nhận ra với những đối vật thô và tế được gọi là Ánh Sáng của Giấc Ngủ “kém” và v.v…

Như đã chỉ dạy ở trước trong phần Yoga Giấc Mộng, người ta cần xem mình có đủ tự tin và khả năng để làm chủ Trung Ấm hay không. Nó cần tự hỏi : “Với sự Chứng Ngộ hiện thời, tôi có thể làm chủ Ánh Sáng của Cái Chết khi đến lúc hay không ?” Nếu nó có thể làm chủ Bốn Cái Không của Giấc Ngủ, nó có thể chắc chắn nhận ra Bốn Cái Không vào lúc chết. Đối với nó, cái chết là một bước rất hữu ích trên Con Đường.

Như vậy, do sự thực hành Yoga Ánh Sáng này, những bám chấp và phân biệt của Sanh Tử sẽ được tịnh hóa và Trí Huệ tự-sáng tỏ được thực hiện. Với Lửa Trí Huệ của Ánh Sáng Bổn Nguyên, người ta có thể tận diệt mọi tư tưởng thói quen bất tịnh, hòa lẫn Ánh Sáng Con và Ánh Sáng Mẹ thành một, và ôm trọn tất cả trong cái toàn thể vĩ đại của Ánh Sáng Bổn Nguyên. Bấy giờ người ta sẽ đạt được Pháp ThânSắc Thân viên mãn,(22) và cho đến lúc Sanh Tử chấm dứt, nó có thể cứu giúp tất cả chúng sanh bằng vô số phương cách mà không cần đến một nỗ lực nhỏ bé nào.

5. NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ
YOGA TRUNG ẤM

Để thực hành Yoga Trung Ấm (Bardo), người ta trước hết cần hiểu những nguyên lý căn bản của Trung Ấm, sự hiểu biết có thể tìm thấy ở nhiều nguồn. Đọc rộng về chủ đề này từ nhiều Kinh và Tantra là điều cần thiết.

Bây giờ tôi sẽ diễn tả tóm tắt hiện tượng chết :

(1) Khi Sắc Uẩn bắt đầu tan rã, người ta cảm thấy yếu đến kiệt sức. Khi Địa đại bắt đầu tan rã, thân thể trở nên khô khốc ; khi căn mắt tan rã, người ta không thể chuyển động tròng mắt hay thấy rõ được nữa ; khi yếu tố Đại Viên Cảnh Trí(23) bắt đầu biến mất (với người ta), tâm thức trở nên rất mờ đục và tối tăm…

(2) Khi Thọ Uẩn bắt đầu tan rã, người ta cảm thấy uể oải và tê liệt ; khi Thủy đại tan rã, những bài tiết trong thân ngừng lại ; khi căn tai tan rã, người ta không thể nghe nữa ; khi yếu tố Bình Đẳng Tánh Trí biến mất, người ta không thể phân biệt giữa lạc và khổ.

(3) Khi Tưởng Uẩn bắt đầu tan rã, người ta không thể thấy vật nào ở bên ngoài ; khi Hỏa đại tan rã, người ta không thể tiêu hóa ; khi căn mũi bắt đầu hư hỏng, khí phía trên chảy xuống dưới và không đều đặn ; khi căn để ngửi tan rã, người ta không thể phân biệt được mùi ; khi yếu tố Diệu Quan Sát Trí biến mất, người chết không thể nhận ra người thân đứng chung quanh.

(3) Khi Hành Uẩn tan rã, người ta không thể làm gì nữa cả ; khi yếu tố khí tan rã, Mười Khí sẽ trở lại nơi mà từ đó chúng đã đến ; khi căn lưỡi tan rã, lưỡi rút lại và dày ra ; khi căn nếm hư hoại, người ta không thể phân biệt các vị ; khi yếu tố Thành Sở Tác Trí biến mất, người ta không thể hành động hay có ý muốn.

Theo Kinh Văn khác, có những thông tin về cái chết như sau :

(1) Khi Địa đại tan vào trong Thủy đại, dấu hiệu bên ngoài là người ta không thể cử động thân, cảm thấy như mất hết mọi điểm tựa và sắp sụp đổ. Nó muốn kêu lên “Làm ơn giúp tôi đứng dậy !” Dấu hiệu bên trong là thức hiện ra như những đám mây khói cuộn xoáy.

(2) Khi Thủy đại tan vào trong Hỏa đại, dấu hiệu bên ngoài là khô cạn hết các nước bài tiết ; dấu hiệu bên trong là thức hiện ra như những ảo ảnh thay đổi và tất cả ba mươi ba tư tưởng phân biệt của sân(23) lắng xuống.

(3) Khi Hỏa đại tan vào trong Phong đại, dấu hiệu bên ngoài là một sự sút giảm mạnh mẽ thân nhiệt, trong khi những ngón tay và ngón chân tê cóng ; dấu hiệu bên trong là thức hiện ra như là một lập lòe lờ mờ của đom đóm, và bốn mươi tư tưởng phân biệt của tham lắng xuống.

(4) Khi Phong đại tan vào trong Thức đại, dấu hiệu bên ngoài là hơi thở ra của người đang chết trở nên rất dài và hơi thở vào rất ngắn. Dấu hiệu bên trong là thức xuất hiện như ánh sáng đèn trong trẻo và ổn định, và tất cả bảy tư tưởng phân biệt của si (vô minh) lắng xuống.
… Theo Kinh điển, những dấu hiệu này của cái chết xuất hiện lần lượt hay tất cả trong một lần, tùy theo mỗi cá nhân.
Khi những nguyên tố vi tế tan rã, người chết sẽ có những kinh nghiệm như sau :

(1) Khi ý thức tan vào trong Ánh Sáng của Xuất Hiện, nó sẽ thấy ánh sáng như ánh sáng trăng trong một bầu trời không mây.

(2) Khi Ánh Sáng của Xuất Hiện tan vào Ánh Sáng của Tăng Trưởng, nó sẽ thấy một vệt ánh sáng màu xanh pha đỏ như lúc bình minh.

(3) Khi Ánh Sáng của Tăng Trưởng tan vào Ánh Sáng của Đạt Đến, nó sẽ kinh nghiệm bóng tối hoàn toàn và mất hết ý thức.

(4) Trạng thái vô thức này lại sẽ tan vào trong Ánh Sáng, và một cái Không sáng tỏtrong suốt như bầu trời không mây lúc bình minh – vượt khỏi mọi nhiễm ô vi tế của ba giai đoạn trước – sẽ xuất hiện. Đây là Ánh Sáng của Cái Chết chân thật hay là Ánh Sáng Bổn Nguyên…

Khi những nguyên tố khác nhau tan biến, cái này lần lượt sau cái kia, nguyên tố khí sẽ cuối cùng tan vào thức ở Trung Tâm Tim. Bấy giờ Hạt trắng ở Trung Tâm Đầu sẽ đi xuống, và Hạt đỏ ở Trung Tâm Rốn sẽ đi lên, và hai hạt sẽ hợp với nhauTrung Tâm Tim. Khi những Hạt trắng và đỏ hoàn toàn hòa lẫn, Ánh Sáng của Cái Chết sẽ xuất hiện. Mỗi chúng sanh trong sáu cõi đều sẽ thấy Ánh Sáng của Cái Chết một lần lúc chấm dứt cuộc đời, nhưng tiếc thay, họ đã không nhận ra nó và nắm giữ nó…

SỰ KHỞI DẬY CỦA TRUNG ẤM
… Bấy giờ trong tiến trình ngược lại, từ Ánh Sáng của Cái Chết, Sự Đạt Đến, Tăng TrưởngXuất Hiện sẽ lần lượt sanh khởi. Khi khí đã ngủ bắt đầu chuyển động, Ánh Sáng của Đạt Đến sẽ khởi dậy ; và tức thời sau đó, những Ánh Sáng của Tăng Trưởng và của Xuất Hiện đi tiếp theo. Bấy giờ tám mươi tư tưởng phân biệt sẽ sanh khởi, và kết quả là mọi biểu lộ huyễn ảo của Trung Ấm sẽ xuất hiện…

Một câu hỏi tranh luận thường được đặt ra ở đây : “Thân thể và khuôn mặt của người ở trong Trung ấm như thế nào ?” Theo hai anh em Vô TrướcThế Thân, chúng mang hình dáng của tái sanh sắp tới. Nhưng những vị khác lại nói chúng giống như thân thể và khuôn mặt của kiếp vừa qua. Nhưng theo các bậc thầy truyền dòng thì những giai đoạn đầu của Trung ấm thân và mặt của người đó giống như kiếp vừa qua, rồi chúng dần dần phai nhạt cho đến những giai đoạn sau của Trung ấm chúng có hình dáng của tái sanh sắp tới. Lý thuyết này không chỉ hợp lý mà còn phù hợp với kinh điển. Nhiều kinh chỉ rõ sự hiện hữu của “thân thói quen” trong Trung ấm được tạo hình theo kiếp vừa qua. Đại Bình Giảng về Tantra Kalachakra cũng đồng ý như vậy. Điểm này sẽ hoàn toàn rõ ràng nếu chúng ta lấy những giấc mộng làm thí dụ. Trong mộng, vì suy nghĩ theo thói quen, chúng ta không thay đổi mặt mày và hình dạng. Cũng như vậy, những tư tưởng theo thói quen của người ta sẽ tiếp tục duy trì hình dạng của người đó trong phần đầu của Trung ấm, và chỉ về sau, khi những tư tưởng thói quen của đời trước đã nhạt đi thì mới xuất hiện một hình dạng mới giống như tái sanh sắp tới.

Người ở trong Trung ấm có đầy đủ tất cả các giác quan và có thể du hành bất kỳ nơi đâu không ngăn ngại, trừ nơi người ấy sẽ phải tái sanh. Nó có một số năng lực siêu nhiên thuộc sanh tử, ăn bằng hương thức ăn, và có thể thấy những họ hàng bà con đang ở trong Trung ấm.

Nếu người ở trong Trung ấm phải tái sanh vào những cõi khổ, nó sẽ có một thị kiến về bóng tối thăm thẳm, hay một đêm mưa tối tăm… Nếu nó sanh vào cõi sung sướng, nó sẽ thấy một ánh sáng trắng tỏa chiếu như mặt trăng…

Kinh khác có nói : “Những người sanh vào Địa ngục sẽ thấy mọi sự vật màu nâu đen như gỗ cháy ; những người sanh vào cõi quỷ đói sẽ thấy những màu khói ; những người sắp sanh vào cõi trời sẽ thấy ánh sáng màu kim loại vàng ; những người sanh vào cõi trời sắc giới thấy màu trắng… và những người sanh vào cõi trời vô sắc sẽ không có kinh nghiệm Trung ấm mà sẽ tái sanh vào cõi vô sắc lập tức sau khi chết… Tuy nhiên có nói rằng những chúng sanhcõi trời vô sắc phải sanh lại trong những cõi thấp thì sẽ lại kinh nghiệm Trung ấm…”

Khi nguyên tố Đất bị biến động, người trong Trung ấm nghe những tiếng như sấm nổ ; khi nguyên tố Nước bị biến động nó nghe tiếng trầm trầm của sóng biển ; khi nguyên tố Lửa, nó nghe tiếng gầm rú của một khu rừng bốc cháy ; và khi nguyên tố Gió, nó nghe tiếng gào thét của bão tố…

Ba độc tham, sân, si làm cho người ở trong Trung ấm có nhiều loại thị kiến màu trắng, đỏ và đen đáng sợ khiến nó rối bời. Những tư tưởng thói quen phóng chiếu thành những ma quỷ đến gần để làm hại nó.

Một người ở trong Trung ấm được nói là có những phẩm tính này :

(1) Thân nó không bị chướng ngại và không in bóng ; trong phút giây nó có thể đi đến những vùng ở xa.
(2) Những chúng sanh ở những cõi khác không thể chứng kiến những hành vi của nó.
(3) Nó có thiên nhãntha tâm thông.
(4) Nó không thấy mặt trời, mặt trăng và những ngôi sao.
(5) Nó thấy Tinh Thần Bẩm Sinh ghi giữ chi tiết mọi hành vi thiện ác đã làm trong đời trước.
(6) Dù thấy thức ăn, nó không thể hưởng trừ phi thức ăn đó được cúng cho nó.

Tuy có những diễn tả ở trên, khó xem chúng là tất yếu hay bất biến, vì nghiệp của mỗi người mỗi khác, và những biểu lộ của chúng thì cũng khác nhau nhiều. Trong nhiều cách, trạng thái Trung ấm giống như trạng thái Mộng – rất không vững bền và không xác định.

Độ dài tối đa của cuộc sống Trung ấm là bảy ngày, nhưng trong thời gian đó người ấy chưa tái sanh, nó sẽ “chết” hay rơi vào không biết để tái sanh tức thời trong Trung ấm thứ hai. Tiến trình này có thể lập lại bảy lần, tổng cộng là bốn mươi chín ngày.

Người trong Trung ấm yêu thích nơi chốn họ phải sanh ra khi vừa thấy nó.

Người nào tái sanh qua sự ẩm ướt hay hơi ấm sẽ thích thú khói và mùi hương.

Người tái sanh trong hình thức sâu bọ hay trứng sẽ cảm thấy ái dục mạnh mẽ và giận ghét đối với cả cha và mẹ khi thấy họ giao hợp. Người tái sanh làm người đàn ông sẽ yêu mẹ ghét cha, và làm đàn bà thì sẽ ngược lại. Ngay khi ái dục và giận ghét này sanh khởi, người trong Trung ấm liền rơi vào trạng thái không biết gì cả, và không nhận biết điều đó, nó sẽ tái sanh…

Người tái sanh vào một cõi trời sẽ thấy những nhà cửa tráng lệ, với chư thiên nam nữthích thú với chúng…

Người tái sanh vào những cõi khổ sẽ thấy nhiều thị kiến đáng sợcố gắng tránh một cách vô vọng. Nếu nó trốn vào một cái hang, một cái hố hay một cái cây, nó sẽ sanh làm thú ; nếu nó tránh vào một ngôi nhà sắt thì sẽ tái sanh vào địa ngục…

Khi người trong Trung ấm chết, nó cũng sẽ trải qua bốn giai đoạn của tiến trình tan rã, nghĩa là các khí lần lượt tan vào sự Xuất Hiện, sự Tăng Trưởng, sự Đạt Đến và Ánh Sáng Bổn Nguyên. Bấy giờ tiến trình ngược lại sẽ bắt đầu, từ Ánh Sáng Bổn Nguyên đến Đạt Đến, rồi đến Tăng Trưởng, đến Xuất Hiện, đến tám mươi tư tưởng phân biệt, đến nguyên tố khí, lửa, nước… cho đến khi thân tâm được hoàn thành.

CƠ HỘI CỦA TRUNG ẤM

Vào lúc chết, khi Ánh Sáng Con và Mẹ hòa tan vào nhau, mọi nhiễm ô vi tế của tư tưởng phân biệt sẽ lắng dứt. Vào thời điểm này một thiền giả cao cấp đã làm chủ cả hai giai đoạn Phát Sanh và Thành Tựuthể đạt đến Phật quả trọn vẹn cùng với những công đức của nó. Người bậc kha khá nhưng có thể thực hành Đại Ấn huy hoàng suốt ngày và đêm, cũng có thể nắm giữ Ánh Sáng của Cái Chết ; và rồi những thị kiến của Trung ấm xuất hiện, có thể sử dụng chúng để chứng ngộ tăng thêm…
 

Một số người cho rằng dù ít công đức và ít chuẩn bị, vẫn có thể chứng ngộ Pháp thân vào lúc chết, và Báo thân, Hóa thân trong trạng thái Trung ấm. Điều này là không có căn cứ và trái với kinh điển. Những người chủ trương như vậy không hiểu rằng nắm giữ được Ánh Sáng (hay Tịnh Quang) dù chỉ thời gian ngắn là cực kỳ khó khăn và giữ được không rối bời trước những thị kiến khủng khiếp hoảng loạn của Trung ấm lại dùng chúng như một phương tiện để thâm nhập thêm là còn khó khăn hơn nữa. Điều này được minh chứng rõ ràng bằng sự kiện là dù chúng ta đang còn sống cũng rất khó khăn để nhận ra Ánh Sáng của Giấc Ngủ và Ánh Sáng của Giấc Mộng ngay đây và bây giờ. Thậm chí chúng ta có thể nhận ra Ánh Sáng và những giấc mộng, chúng ta không thể giữ vững chúng, cũng không thể làm chủ và chuyển hóa những giấc mộng như chúng ta muốn… Nhưng sự phê bình này không bao hàm ý bác bỏ rằng những người chuẩn bị và thực hành suốt đời sống của họ sẽ nhờ đó mà lợi lạc khi chết và trong Trung ấm.

Mọi biểu lộ của thế giới này thật ra là những biểu hiện của Trung ấm, và tất cả hiện hữu của sanh tử đều là những biểu hiện của Trung ấm. Thời gian giữa sanh và tử được gọi là “Trung ấm của Đời Sống và Cái Chết”. Từ khi rơi vào giấc ngủ đến khi thức dậy là “Trung ấm của Giấc Mộng”. Từ chết đến tái sanh là “Trung ấm sau khi chết”. Trong ba Trung ấm này, Yoga Tumo và Yoga Thân Huyễn áp dụng cho “Trung ấm của Đời Sống và Cái Chết” ; Yoga Ánh Sáng và Yoga Giấc Mộng áp dụng cho “Trung ấm của Giấc Ngủ” và Yoga của Trung ấm và Yoga của Chuyển Di áp dụng cho “Trung ấm sau khi chết”.

Trong cả trạng thái thức và trạng thái ngủ, người ta cần nghĩ rằng mọi cái nó thấy, nghe, xúc chạm đều ở trong trạng thái Trung ấm. Nó cần biết rằng sự thực hành liên tục và lập lại giáo huấn này là một chuẩn bị tuyệt hảo cho Trung ấm.

Nhiều bậc thầy đã nói, “Khi thực hành Yoga Trung ấm người ta chớ quên những giáo huấn dù chỉ một giây, dù nếu có bảy con chó dữ rượt đuổi. Khi thời chết đến gần, người ấy nên cúng dường tài sản, và những sở hữu của mình cho Tam Bảo, làm từ thiện bố thí không tiếc rẻ, cắt đứt mọi bám luyến, tuân thủ chặt chẽ những giới luật Samaya, và sám hối mọi vi phạm và những hành vi tội lỗi… Nó cũng cần vị thầy hay Phật quán đảnh lại để tái lập giới luật Samaya nếu nó đã làm hư hoại chúng. Nó cần thành tâm cầu nguyện Thầy và Phật Bổn Tôn hộ trì cho để giữ được Ánh Sáng của Cái Chết và Thân Huyễn trong Trung ấm, và nương dựa vào những bạn đạo để nhắc cho nó những giáo huấn ở nơi giường chết.”

Thiền giả cao cấp nhất vào lúc chết cần thực hành Yoga Tan Vào, và tập trung vào Tinh Túy Tự-Sáng Tỏ để hòa lẫn nó vào Ánh Sáng của Cái Chết ; rồi từ Ánh Sáng này nó cần cố gắng đề khởi Báo thânHóa thân toàn hảo làm bằng Tâm-Khí.

Những thiền giả rất cao cấp đã đạt đến giai đoạn thứ Tư của Đại Ấn chắc chắn có thể hòa lẫn Ánh Sáng Mẹ và Con vào lúc chết. Bấy giờ tất cả những trói buộc của thân nghiệp báo, của những biểu lộ và của tâm, sẽ bị cắt đứt và mọi công đức của Phật quả sẽ được trọn vẹn. Tâm của họ sẽ thành Pháp thân, thân của họ thành Thân của Trí Huệ và cõi nước của họ là Cõi Nước của Toàn ThiệnThanh Tịnh.

Những thiền giả khá cao cấp cũng cần thực hành như thiền giả cao cấp nhất. Nếu họ có thể thành công, họ sẽ bỏ qua giai đoạn Trung ấmđạt đến một Địa cao hơn trong con đường. Nếu không, họ cần nhiệt thành cầu nguyện được sanh vào cõi Tịnh Độ của Phật, và áp dụng giáo lý của Yoga Chuyển Di…

Những thiền giả kém, không thể nắm giữ Ánh Sáng của Cái Chết và Thân Huyễn, cần cố gắng cảnh tỉnh chánh niệm của mình và với cái hiểu xác định và sự tin tưởng không thể lay chuyển, cần áp dụng những giáo huấn để đối mặt với cái chết và Trung ấm. Người không thể dùng cơ hội của cái chết và Trung ấm để đạt giải thoát sẽ bị nghiệp bó buộc, tái sanh lần nữa trong sanh tử. Để ngăn ngừa điều này, những giáo huấn sau cần được áp dụng :

Khi người ở trong Trung ấm đến một nơi chốn hấp dẫn với nó, nó cần quán tưởng nơi chốn đó là Mạn đà la của Phật Bổn Tôn của mình. Khi ái dục và giận ghét sanh khởi vì thấy sự giao hợp của nam và nữ, nó cần tự cảnh giác và nghĩ rằng đây là quán đảnh thứ ba của các vị Phật Cha và Mẹ. Nó nên nhận biết kinh nghiệm Lạc-Không, và quan sát cả tham và sân đều như huyễn và trống không.

Bằng cách chú trọng cái thấy tánh Không như vậy, nó có thể tự giải thoát vĩnh viễn khỏi sanh tử. Nếu người trong Trung ấm có thể làm điều này thành côngtrốn thoát tái sanh trong bảy ngày đầu, nó sẽ không khó khăn làm được việc đó trong những ngày sau. Nó sẽ sanh được vào Tịnh độ của Phật Bổn Tôn và hoàn thành con đường.

Nếu người trong Trung ấm muốn sanh về cõi Tịnh độ của Phật, nó cần khai triển một mong muốn mạnh mẽ được sanh về đó. Đây là điều quan trọng cốt tử. Bấy giờ nó áp dụng giáo huấn Yoga Chuyển Di, và trong một tích tắc sẽ sanh vào Tịnh độ…

Lợi lạc của Yoga Trung ấm có thể tóm tắt như vầy :
(1) Pháp thân có thể chứng ngộ vào lúc chết,
(2) Báo thân khi ở trong Trung ấm, và
(3) Hóa thân vào lúc tái sanh.

Đây cũng gọi là Con Đường dẫn đến sự thành tựu Ba Thân của Phật.

7. NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ YOGA
CHUYỂN DI

Yoga Chuyển Di là một giáo lý nhằm đem tâm thức người ta đến một cõi Tịnh độ của Phật, hay một cõi tái sanh cao hơn. Đối với những thiền giả cao cấp có thể nắm giữ Ánh Sáng của Cái Chết và Thân Huyễn của Trung Ấm, Yoga này không cần thiết. Nhưng với những người chưa đạt được những giai đoạn cao cấp thì pháp này cực kỳ quan trọng. Người đã làm chủ được giai đoạn Phát Sanh, và có mức độ nào đối với sự làm chủ những khí và kinh mạch (phần nào giai đoạn Thành Tựu), và cái thấy Đại Ấn, là người đủ tư cách nhất để thực hành Yoga này. Những người nào không thể thực hành, ít nhất cũng có niềm tin lớn lao vào giáo lý này, tin sâu luật nhân quả và hiểu thấu suốt nghĩa và tiến trình của thực hành này. Họ cũng cần thông thạo trong việc giữ Hơi Thở Cái Bình trong Yoga Nội Nhiệt như đề cập ở trước.

THỰC HÀNH YOGA CHUYỂN DI NHƯ THẾ NÀO

Sự quán tưởng và thực tập Yoga Chuyển Di cần được làm như sau :

Trong thân Phật Bổn Tôn của mình, hãy quán tưởng kinh mạch trung ương và tám chữ Hum, mỗi chữ bít một trong tám cửa của thân để ngăn thức thoát ra từ các cửa ấy… Bấy giờ hãy quán tưởng Phật Bổn Tôn ngồi trên bầu trời trước và trên đầu bạn, một chữ Hum màu xanh trong trung tâm tim của bạn tỏa ánh sáng năm màu. Tiếp theo giữ hơi thở Cái Bình và áp dụng năng lực của nó để bắn chữ Hum lên theo kinh mạch trung ương đến Cửa của sự Thanh Tịnh (một chỗ mở nhỏ trong trung tâm đỉnh đầu), đồng thời hét lớn “Hig !” để làm mạnh “cú bắn”. Bây giờ hãy giữ chữ Hum ở Cửa của sự Thanh Tịnh trong một giây lát và rồi lẩm nhẩm “Gha !” một cách nhẹ nhàng để đưa nó xuống lại trung tâm tim. Lập lại việc này bảy lần rồi ngưng ; rồi tiếp tục làm lại thực hành. Sau một vài vòng, hãy thốt lớn “Hig !” bảy lần, và bắn chữ Hum ra khỏi thân thể để đi vào trái tim của Phật Bổn Tôn ở bên trên. Rồi lập lại “Gha !” nhẹ nhàng và thấp giọng bảy lần, và như vậy đưa chữ Hum về lại trung tâm tim của bạn.

Người làm điều này bốn lần một ngày thì trong ít ngày có kinh nghiệm sau : Đỉnh đầu sẽ ngứa ngáy và nóng, và ở giữa trung tâm sẽ sưng lên một cục và tiết ra một loại nước vàng vàng… Nếu những triệu chứng này xảy ra, nó cần biết rằng chúng là những dấu hiệu thành tựu. Sau đó nó cần ngưng lại, chỉ làm lại sự thực hành một hay hai lần trong một tháng ; nhưng nó cần thường xuyên phát một lời nguyện mạnh mẽ được sanh vào cõi Tịnh độ của Phật, và làm mạnh sự tin tưởngmong mỏi được đi đến đó.

SỰ ÁP DỤNG CỦA YOGA CHUYỂN DI

Khi mọi dấu hiệu của cái chết xuất hiện và không còn gì nữa có thể làm để kéo dài đời sống, Yoga Chuyển Di cần được áp dụng. Người nào làm việc này trước khi cái chết thật sự đến thì mắc một tội lỗi lớn lao và sẽ bị sa đọa…

Kỹ thuật của Yoga này vào lúc chết thì giống như đã đưa ra ở trên, ngoại trừ phần trên của kinh mạch trung ương và Cửa của sự Thanh Tịnh cần được quán tưởng rộng rãi bao la và không ngăn ngại. Bây giờ hãy quán tưởng chữ Hum trong trung tâm tim và với hết sức mạnh, thốt lên “Hig !” Ngay lúc đó chữ Hum bắn ra từ kinh mạch trung ương, đi qua Cửa của sự Thanh Tịnh, và trong một tích tắc đến trái tim của Phật Bổn Tôn trong bầu trời trên đầu bạn. Nếu lúc đó bạn cảm thấy mọi sự trở nên tối đen, khí tuôn thoát ra, và đỉnh đầu ngứa ngáy hoặc đau, hãy biết rằng đây là một dấu hiệu chắc chắn bạn sắp bỏ thân để đến Tịnh độ của Phật. Nếu không có những dấu hiệu ấy xuất hiện, hãy đưa chữ Hum xuống, nghỉ ngơi và cố gắng một lần nữa. Khi những dấu hiệu ấy xuất hiện, hãy tiếp tục thốt lên “Hig !” hai mươi mốt đến hai mươi lăm lần, và chắc hẳn bạn sẽ sanh vào Tịnh độ.

Những bạn bè, bà con hay bất cứ ai chăm sóc người đang chết cũng cần hỗ trợ nó trong thời điểm hệ trọng này bằng cách nhắc cho nó những giáo huấn Yoga Chuyển Di, làm mạnh thêm sự tự tin và đức tin của nó và cầu nguyện cho nó…

Những người không có cơ hội thực hành Yoga này lúc sống có thể cố gắng theo cách như sau :

Khi cái chết đến gần, hãy cầu nguyện, cúng dường, sám hối và nói lên những ước nguyện trước chư Phật. Hãy phát Bồ đề tâm, từ bỏ mọi tư tưởng xấu và cắt đứt mọi bám luyến. Nằm về phía bên phải, hướng mặt về phía Tây, hơi cong hai đầu gối, để chân trái trên chân phải. Bàn tay phải để dưới má phải và tay trái dọc theo chân trái. Rồi trong khi phát sanh một ước mong nồng nhiệt sanh về Tịnh độ của Phật, hãy áp dụng những giáo huấn của Yoga Chuyển Di. Người không biết những giáo huấn ấy thì cần người đã từng làm tóm tắt lại cho. Nếu không có một người như vậy vào lúc đó, hãy tập trung vào Tim của Phật Bổn Tôn đang đứng trước mặt và trên bạn trong bầu trời, và liên tục thốt “Hig !” trong hai mươi mốt lần, phóng thức của bạn vào trái tim của Phật…

Nếu người ta xoa nhẹ đầu của người đang chết và niệm “SMan.Lha”, một danh hiệu Phật, thì tám Đại Bồ tát sẽ đến để dẫn thức của người chết đến cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà…

Người nào thấy một con vật đang chết thì cần niệm “Ratnakuta” – một danh hiệu khác của Phật – và thức của con vật sẽ sanh lên một cõi cao…

Những người không thể chứng ngộ Ánh Sáng của Cái Chết và Thân Huyễn của Trung Ấm nhưng nương dựa vào Yoga Chuyển Di để sanh về một cõi cao thì có thể chia thành ba nhóm : những thiền giả cấp cao tái sanh vào cõi Tịnh độ của Phật có thể dễ dàng đạt đến Giác Ngộ rốt ráo ở đó ; những thiền giả cấp vừa tái sanh vào một nơi có Pháp và Kim Cương thừa thịnh hành ; những thiền giả cấp kém nhờ Yoga này có thể tránh được những khổ đau lớn lao của cái chết, thoát được sự sợ hãi của Trung ấmtái sanh vào một nơi chốn hạnh phúc ; thế nên cuối cùng họ cũng có được giải thoát…

Lời Kết

Người thực hành giáo lý sâu xa này của Sáu Yoga không bao giờ nên bằng lòng tự mãn với những kinh nghiệm tốt đẹp nhưng nhỏ bé có được trong thiền định. Thay vì thế, nó cần thực hành chuyên cần và khiêm tốn cho đến lúc chấm dứt cuộc đời… Nếu người ta thiếu cương quyếtkiên trì, nó cần thiền định về sự chóng vánh của cuộc đời và những khổ đau của sanh tử… Nếu nó ích kỷchấp ngã, nó cần thiền định về lòng bi, thiện ýBồ đề tâm…

Khi thực hành Sáu Yoga người ta phải không bao giờ bỏ qua sự thiền định của Pháp căn bản, như cầu nguyện Quy y, thiền định về lòng Bi và Bồ đề tâm, sám hối, lễ lạy, hồi hướng v.v… Nó cần thực hành những cái đó ít nhất một hay hai thời mỗi ngày. Về phần những thiền định chính trong Sáu Yoga, nó cần thực hành chúng bốn đến sáu lần mỗi ngày – khi thức thì làm Yoga Nội Nhiệt và Yoga Thân Huyễn, khi ngủ thì làm Yoga Ánh Sáng và Yoga Giấc Mộng.

Người không làm chủ được Yoga Nội Nhiệt thì không thể làm cho khí đi vào, ở lại và tan vào trong Kinh Mạch Trung Ương, cũng không thể phát hiện Bốn Cái Không hay Bốn Lạc, cũng không phóng xuất Thân Huyễn từ Ánh Sáng được. Kết quả là nó không thể thực hành Yoga Giấc Mộng và Yoga Trung Ấm một cách thích đáng… Đấy là tại sao Nội Nhiệt Tumo được xem là thực hành quan trọng nhất trong Sáu Yoga.

Bởi thế người ta cần để ít nhất một nửa hay một phần ba thời gian cho thực hành Tumo, dù công việc chính của nó là với những Yoga khác của Sáu Yoga. Đôi lúc nó cũng cần thực hành Yoga Trung Ấm và Yoga Chuyển Di để nhớ lại chúng…

NHỮNG LIÊN KẾT CỦA SÁU YOGA

(Vì Mật thừa đặt nền trên cái thấy về sự đồng nhất của sanh tửNiết bàn, sự thăng hoa của những phiền não, và sự biểu lộ của Ba Thân Vốn Sẵn), như vậy sự thực hành Sáu Yoga có thể “nối kết” hay “kết hợp” với phiền nãoBa Thân Phật trong một số cách. Sự thực hành Yoga Tumo và Yoga Thân Huyễn trong trạng thái thức có thể được “kết hợp” với yếu tố tham ; Yoga Ánh Sáng và Yoga Giấc Mộng với si (vô minh) ; Yoga Trung Ấm và Yoga Thân Huyễn với sân.

Trầm mình vào Ánh Sáng Bổn Nguyên là kết hợp với Pháp thân ; phóng xuất từ Ánh Sáng ra Thân Huyễn làm bằng Tâm-Khí là kết hợp với Báo thân ; hòa tan những nguyên tố thô vào Kinh Mạch Trung Ương và chuyển hóa chúng thành một Mạn đà lakết hợp với Hóa thân…

Vào lúc chết, trầm mình trong Ánh Sáng Bổn Nguyên là kết hợp với Pháp thân ; phóng xuất Thân Huyễn trong trạng thái Trung ấmkết hợp với Báo thân ; và tái sanh trong những nơi chốn và hình thức khác nhau là kết hợp với Báo thân…

Lại nữa : Ngủ tương ứng với Pháp thân, mộng tương ứng với Báo thân, và thức dậy tương ứng với Hóa thân…

Có nhiều cách khác để “liên kết” hay ”kết hợp” Sáu Yoga với Ba Thân và những phiền não, nhưng nói như ở trên là đủ để minh họa nguyên lý tổng quát.

Những thiền giả đã làm chủ cả hai Yoga giai đoạn Phát Sanh và giai đoạn Thành Tựumong mỏi đạt Phật quả hoàn toàn ngay trong đời này cần thực hành “Hành Vi Bí Mật”. Tuy nhiên ngày nay ở Tây Tạng, có ít thiền giả làm được điều đó. Bởi thế không cần thiết nói kỹ chủ đề này ở đây. Những người muốn biết sẽ tham khảo ở các nguồn khác. Theo những vị thầy của dòng truyền ‘nói bên tai’, người thực hành những Hành Vi Bí Mật này không chỉ hoàn thành hai giai đoạn Phát Sanh và Thành Tựu, mà còn phải thực hành bản thân hành vi ấy đúng theo những giới luật của Tiểu thừaĐại thừa. Nó không được nói những nhận xét thế phàm, mà thường xuyên đến những nghĩa địa, rừng núi hẻo lánh và mọi nơi vắng vẻ khác để thực hành những dâng cúng và những hành vi theo Mật thừa. Như một con thú bị thương, tâm nó không lưu ý chút gì thế gian này ; như một con sư tử, nó đi bất cứ nơi đâu không sợ hãi. Nó hành động như gió trong trời và xem cuộc đời này chẳng đáng giá gì. Tâm nó không có đối tượng như hư không ; những hành động của nó tự do như của một người điên không phân biệt…

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA SÁU YOGA

Có hai loại thành tựu người ta có thể có từ sự thực hành Sáu Yoga, một cái thuộc về thế gian và cái kia là siêu thế gian. Thành tựu thuộc thế gian gồm (A) Bốn Thực Hiện và (B) Tám Thành Tựu (Siddhi).

THÀNH TỰU THẾ GIAN

Bốn Thực Hiện là :

(1) Đạt được năng lực ngăn chặn những tai họarủi ro cho mình và người khác.
(2) Đạt được năng lực tăng thêm công đứcmay mắn.
(3) Năng lực thu hút những cái đáng ưa.
(4) Năng lực chiến thắng mọi trở ngại và tà ma.
Tám Thành Tựu (Siddhi) là :
(1) Đạt được một thanh gươm huyền bí đem lại mọi ước muốn.
(2) Đạt được những viên thuốc thần diệu với năng lực chữa lành.
(3) Đạt được thiên nhãn.
(4) Thần lực đi nhanh.
(5) Một thuốc chuyển hóa già thành trẻ.
(6) Năng lực tham gia vào công việc của những thiên nữ.
(7) Năng lực che dấu mình giữa đám đông.
(8) Năng lực đi xuyên qua tường, đá, núi…

Những thành tựu thế gian này có thể đạt được chỉ bằng cách thực hành Yoga Phát Sanh, nhưng Thành Tựu Siêu Thế Gian hay Tối Thượng chỉ đạt được qua sự phối hợp của Yoga Phát Sanh và Yoga Thành Tựu…

THÀNH TỰU SIÊU THẾ GIAN

Chúng ta sẽ thảo luận ngắn những giai đoạn khác nhau của Thành Tựu Siêu Thế.

Bốn giai đoạn trong Con Đường là :

(1) Người đã đi vào con đườngcủng cố những thực hành và những kinh nghiệm của cả hai Yoga (Phát Sanh và Thành Tựu) được xem là đạt đến giai đoạn thứ nhất – Giai Đoạn Thu Thập Lương Thực Dự Trữ (Tư lương vị).

(2) Người có thể dẫn Tâm-Khí vào Kinh Mạch Trung Ương và phát khởi “Bốn Lạc trong tiến trình Đi Xuống” nhờ sự đi xuống của yếu tố Tâm-Khí thanh tịnh, kinh nghiệm trực tiếp Lạc-Không, tăng trưởng rất nhiều công đức thế gian của khí và kinh mạch, được nói là đạt đến giai đoạn thứ hai – Giai Đoạn Thấy (Kiến đạo vị).

(3) Người có thể đẩy lên yếu tố thanh tịnh của Hạt Tig-le theo kinh mạch trung ương, làm phát khởi “Bốn Lạc trong tiến trình Đi Lên”, ổn định Hạt trong trung tâm Đầu, lần lượt cởi những nút thắt làm vướng mắc kinh mạch trung ương, quét sạch mọi kết bế trong sáu luân xa, và loại bỏ tuần tự hai mươi mốt ngàn sáu trăm khí thuộc nghiệp, được nói là đã đạt đến giai đoạn thứ ba và thứ tư – gồm những Giai Đoạn Giác Ngộ Ban ĐầuGiác Ngộ Sâu Hơn, nghĩa là từ địa thứ nhất đến địa thứ mười hai.

(4) Người có thể tịnh hóa những khí, kinh mạch và hạt vi tế nhất, chuyển hóa thân vật chất thành Thân Cầu Vồng, tịnh hóa ba mươi hai kinh mạch và tám mươi tư tưởng phân biệt – như vậy làm hiển lộ ba mươi hai tướng chánh và tám mươi tướng phụ của Thân Phật – được nói là đã đạt đến Phật quả hoàn toàn của địa thứ mười ba của Vajradhara. Vì Tâm-Khí của người ấy là Tâm-Khí của Trí Huệ, và vì âm A và âm Ham(24) hợp nhất trọn vẹn, người ấy đạt được Báo thân tối hậu Hai trong Một của Phật quả. Sự không phân biệt của lòng Bi và tánh Không trong người ấy được gọi là Pháp thân ; Đại LạcVinh Quang vô biên trong người ấy được gọi là Báo thân ; vô số sắc tướng và phô diễn sanh ra cho lợi lạc của chúng sanh từ người ấy được gọi là Hóa thân. Nhất thể của ba thân này được gọi là Pháp Giới thân (Toàn Thể tánh). Với Bốn Thân này người ấy sẽ chuyển Bánh Xe Pháp để giải thoát cho tất cả chúng sanh cho đến khi sanh tử chấm dứt…

Chú thích

1. Gampopa : đệ tử chính của Milarepa. Là một đại học giả và thiền giả, trong thế kỷ 12 đã truyền rộng phái Kagyu ở Tây Tạng.

2. Hai Yoga : trong Tantra Anuttara (vô thượng), có hai thực hành chính : một là Yoga (giai đoạn) Phát Sanh, hai là Yoga (giai đoạn) Thành Tựu. Yoga Phát Sanh là cái chuẩn bị cho cái sau, và nhấn mạnh vào những thực hành an địnhquán chiếu. Những nét chính của nó gồm những bước sau :
(1) Quán tưởng mọi sự vật và tự thân tan vào Đại Không.
(2) Quán tưởng trong Không một chủng tử tự (bija) tự chuyển hóa thành hình ảnh của Phật Bổn Tôn.
(3) Quán tưởng toàn thân Thân Phật Bổn Tôn gồm Ba Kinh Mạch Chính và Bốn Luân Xa.
(4) Quán tưởng mạn đà lađồng hóa mọi biểu lộ với Phật tánh.
(5) Trì tụng Mật chú của Phật Bổn Tôn và áp dụng một quán tưởng đặc biệt cho một mục tiêu yoga đặc biệt.
(6) Quán tưởng mọi vật, gồm cả Thân Phật Bổn Tôn tan vào trong chủng tử tự trong Luân Xa Trái Tim và chủng tử tự này lại hòa tan vào Đại Không.
(7) Từ cái Không lại phóng ra Phật Bổn Tôn và Mạn đà la.
Yoga này nhấn mạnh những quán tưởngtu hành tâm linh căn cứ vào yoga, để đặt một nền móng cho thực hành Yoga Thành Tựu. Nhưng vì điều này được làm với nỗ lực ý thức với “tâm thế gian”, nó không thể được xem là siêu vượt thế gian trong bản chất, và chỉ được coi là thực hành sơ bộ cho những yoga cao hơn.
Yoga Thành Tựu là Yoga Mật thừa cao cấp, mục tiêu chính yếu của nó là dẫn khí (prana) thuộc nghiệp vào Kinh Mạch Trung Ương và chuyển hóa chúng thành Ánh Sáng-Trí Huệ, như thế mà chứng ngộ Pháp thân. Rồi từ Pháp thân, thiền giả được chỉ dạy là phát khởi Báo thân và những Hóa thân. Trong nhóm Yoga Thành Tựu, Yoga Nội Nhiệt và Yoga Thân Huyễn là hai cái căn bản, còn những Yoga Ánh Sáng, Giấc Mộng, Trung ẤmChuyển Di là phụ trợ.

3. Xuất Hiện, Tăng TrưởngĐạt Đến : là ba giai đoạn trong đó Ba Cái Không tuần tự khởi hiện và tám mươi phân biệtphiền não tuần tự chìm lặng trong tiến trình “Hòa Tan của Tâm-Khí”. Điều này có thể xảy ra trước giấc ngủ, vào lúc chết, và khi khí đi vào kinh mạch trung ương. Xem phần Yoga Ánh Sáng.

4. Demchog (TT. bDem-mChog, Skt. Samvara) : một bổn tôn quan trọng của Tantra Mẹ.

5. “Chỗ mở“ trên đỉnh đầu. Đây là Cửa ra duy nhất cho thức con người có thể bỏ thân và sanh về cõi Phật thanh tịnh (Skt. Brahmarandhra).

6. Ba Kinh mạch : Trung Ương, Phải và Trái là ba kinh mạch (nadi) trong thân thể. Cả ba đều ở phần giữa của thân, chạy song song nhau dọc theo xương sống. Kinh Mạch Phải (TT. Ro.Ma) được xem là thuộc về hệ mặt trời, Kinh Mạch Trái (TT. RKyan.Ma) thuộc về hệ mặt trăng, và Kinh Mạch Trung Ương thuộc về sự hợp nhất của mặt trờimặt trăng. Kinh mạch phải và trái được xem là những cái thuộc sanh tử, và trung ương là kinh mạch dẫn đến niết bàn. Một sự quán tưởng rõ ràng ba kinh mạch này là điều kiện tiên quyết cho thực hành Sáu Yoga.

7. Bốn Luân Xa (Skt. Cakra), hay bốn Trung Tâm, ở đầu, cổ họng, ngực và rốn, chúng nối với Kinh Mạch Trung Ương. Luân Xa Đầu cũng được gọi là Trung Tâm của Đại Lạc ; Luân Xa Cổ Họng, Trung Tâm Vui Thích ; Luân Xa Tim, Trung Tâm của Pháp ; và Luân Xa Rốn, Trung Tâm Chuyển Hóa.

8. Hạt (TT. Tigle, Skt. Bindu), có nghĩa là “điểm” hay “hạt”, thường được dùng trong những bản văn Mật thừa có nghĩa “tinh chất” của năng lực sinh khí. Hạt tigle cũng tương đương với Bồ đề tâm khi Bồ đề tâm được dùng theo nghĩa Mật thừa.

9. Dùng một ngòn tay bít lỗ mũi trái và thở qua lỗ mũi phải, rồi làm ngược tiến trình này, thở vào qua lỗ mũi trái ; người ta sẽ sớm nhận ra rằng một lỗ mũi cho không khí vào nhiều hơn lỗ mũi kia. Theo sinh lý học Mật thừa, chỉ có sáu thời kỳ trong hai mươi bốn giờ hai lỗ mũi thở bằng nhau. Điều này là do những thay đổi về khí ở Luân Xa Rốn. Phán đoán căn cứ vào thời giansức mạnh của hơi thở qua hai lỗ mũi, thiền giả có thể tiên đoán nhiều biến cố quan trọng ảnh hưởng đến mình và thế giới. Nghệ thuật này được nói chi tiết trong cuốn sách của Karmapa Rangjung Dorje, Nghĩa Bên Trong Sâu Xa và nhiều sách khác.

10. Chủng tử tự (bija) là tinh túy hay những biểu tượng chính của một bổn tôn, hay của một luân xa, một đại… Người ta tin rằng làm việc với một chủng tử tự thì có thể đánh thức hay làm chủ một đại mà nó đại diện.

11. Hơi Thở Cái Bình Luôn Luôn Vững Bền : Một loại thở ‘Cái Bình’ nhẹ và êm ; đặc điểm chính của nó là đặt một áp lực thường trực và nhẹ nhàng ở phần bụng dưới.

12. Bốn Trí Huệ-Lạc hay Bốn Trí Huệ Không-Lạc : theo Đại thừa trí huệ về tánh không thường được nhấn mạnh ; nhưng Trí Huệ Không-Lạc có vẻ đặc trưng của Mật thừa. Đây là sự hợp nhất giữa tánh Không và Lạc.

13. Đây là “hai mươi bốn chỗ tụ hội” của những Dakini và thiền giả Mật thừa ở Ấn Độ.

14. Yidam : Phật Bổn Tôn, do Thầy lựa chọn trong khi quán đảnh. Người ta cầu nguyện và nương dựa vào vị ấy. Trong Yoga Phát sanh, thiền giả quán tưởng thân vật chất của mình trở thành thân của Phật Bổn Tôn – thật ra ngài là một sự nương dựa của thiền giả trong mọi thực hành. Dakini, những ‘phụ nữ du hành trên không’ (nghĩa là những người nữ đã chứng đắc tánh Không), là những ‘nữ thần’ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Mật thừa. Hộ pháp là những thần hoặc các vị trời bảo vệphục vụ cho thiền giả

15. Tám Sở Đắc Thế Gian hay Tám Ngọn Gió Thế Gian : được, mất, khen chê, vinh nhục, vui buồn.

16. Yum : Phật Mẫu.

17. Thần chú Vajrasattva : một thần chú nổi tiếng và quan trọng gồm một trăm âm, để tịnh hóa tội lỗi và trừ bỏ những cản trở tâm linh. Hầu hết các Lama đều trì tụng chú này vào mỗi ngày.

18. Nếu lúc đó không có vị thầy, thiền giả có thể cầu nguyện trực tiếp với Phật và nhận quán đảnh từ Phật nhờ quán tưởngcầu nguyện.

19. Nếu một thiền giả Mật thừa tiếp xúc với người và những sự vật phi pháp hay đến những chỗ dơ nhiễm, người ấy có nguy cơ bị ô uế, làm cho sự tiến bộ bị trở ngại.

20. Bốn Cái Không của Giấc Ngủ : bốn sự biểu lộ lần lượt của cái Không xảy ra ngay trước hay sau giấc ngủ. Đó là : Không Ban Đầu, Không Cùng Cực, Không Tối Thượng, và Không Bổn Nguyên. Sự khác biệt của bốn cái Không này ở chỗ mức độ sự sáng tỏ và triệt suốt của chúng.

21. Trong khi chữ Hum tan vào, điểm chấm nhỏ sau cùng có thể thấy được gọi là Nada. Xem hình vẽ [ Nada]. Cũng có nói rằng Nada là âm thanh huyền bí tự sinh không do đụng chạm giữa hai vật.

22. Sắc thân (Rupakaya) : gồm Báo thânHóa thân của Phật quả.

23. Yếu tố Đại Viên Cảnh Trí – Ba mươi ba tư tưởng phân biệt của sân. Ở đây, vì thiếu sách Tây Tạng để quy chiếu, dịch giả (Garma C. C. Chang) không kể ra những tên này.

Với độc giả tiếng Việt, có thể tham khảo thêm Cái Chết Trong Phật Giáo Tây Tạng, Trí HuệĐại Bi, Đức Dalai Lama thứ 14, NXB. Thiện Tri Thức, 1998 (nhất là ở trang 232) và Tử Thư Tây Tạng, Chogyam Trungpa, NXB. Thiện Tri Thức, 2000.

24. A là chủng tử tự của Trung Tâm Rốn, tượng trưng yếu tố dương ; Ham là chủng tử tự của Trung Tâm Đầu, tượng trưng yếu tố âm. Hai cái này cũng còn gọi là Hạt Tigle, hay Bồ đề tâm, đỏ và trắng.

Cuốn “Sáu Yoga của Naropa” do Garma C. C. Chang đến đây là chấm dứt. Các dịch giả thêm vào ba bản văn dịch sau đây, trích từ cuốn Readings on Six Yogas of Naropa do Glenn H. Mullin dịch từ tiếng Tây Tạng (Snow Lion Publications, 1997) để độc giả có thêm tài liệu nghiên cứu.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 62365)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.