Thư Viện Hoa Sen

Chương Iii Sáu Bardo

02/01/201112:00 SA(Xem: 7807)
Chương Iii Sáu Bardo
CHƯƠNG III
SÁU BARDO

1) Thứ nhất là kyéné bardo hay là bardo của đời hiện tại, nó bắt đầu từ lúc sanh ra và chấm dứt vào lúc chết. Trong truyền thống này, chúng ta có những giáo huấn được biết dưới tiêu đề “Sự giải thoát tự nhiên của bản tánh nền tảng”. Tiếng Tây Tạng là kunshyé rangdrošl. Trong giáo huấn này, người ta học cách giải thoát tất cả nguyên nhân từ chính gốc rễ của chúng. Đó là một giáo huấn ở đó người ta làm sáng tỏ mọi hiểu biết bên ngoài và bên trong, người ta trả lời mọi câu hỏi, để không còn một nghi ngờ nào và có một sự tin tưởng không lay chuyển vào điều người ta đã biết. Để hình dung điều ấy, người ta dùng hình ảnh con chim én. Trước khi xây tổ, con chim này thận trọng tìm kiếm một nơi chốn chắc chắn, và xây tổ rất vững chắc. Tiếp theo, chim én bay đi bay về không chút sợ hãi, không chút ngần ngại : nó không cần tự mình xác minh nữa về sự an toàn của cái tổ bởi vì nó đã làm những nghiên cứu này từ trước.

Cũng thế, chúng ta phải trải qua các giai đoạn khác nhau của sự tu hành, học cách làm việc với các xúc tình khác nhau trong cuộc sống mỗi ngày, để cho chúng ta sửa soạn phút giây chết và cái gì đến sau đó.

2) Bardo thứ hai là milam bardo hay là bardo của giấc mộng. Nó bắt đầu giây phút chúng ta chìm vào giấc ngủ và hoàn tất khi thức dậy. Người ta có thể tự hỏi vì sao chúng ta trải qua nhiều kinh nghiệm khác nhau trong các giấc mộng. Giấc mộng chỉ là kết quả của các hành động và thói quen của chúng ta. Trong khi ngủ, chúng ta có đủ loại kinh nghiệm. Thân xác nghỉ ngơi, bất động, nhưng xuyên qua các hành động quá khứ chúng ta đã in những dấu vết lên tâm thức nền tảng, những phóng ảnh xuất phát từ đó làm cho chúng ta trải qua các kinh nghiệm, các cảm giác, du lịch đến các xứ chưa biết... trong các giấc mộng hay các ác mộng. Để làm việc với chuyện đó, chúng ta có những giáo huấn được biết dưới tên là treulpa rangdrošl, nghĩa là sự giải thoát tự nhiên của mọi ảo ảnh trong trạng thái giấc mộng.

Tinh yếu của sự chỉ dạy này là phát triển và duy trì quang minh nội tâm, để không cảm thấy một khó khăn nào khi đối xử với các giấc mộng. Người ta ví lời dạy này như việc thắp một ngọn đuốc trong bóng tối : bóng tối của các ảo giácchúng ta gây ra bị tan biến nơi sự sáng sủa của ánh sáng nội tâm. Điều này không chỉ có ích lợi cho hiện tại. Sự tu hành này là một sự trợ giúp lớn lao, đặc biệt vào lúc chết, để nhận ra quang minh thanh tịnhchúng ta trải nghiệm ngay tiếp sau cái chết.

3) Bardo thứ ba là bardo của thiền định hay của chánh định, samten bardo. Bardo của thiền định là rất quan trọng. Giáo huấn về chủ đề này được biết dưới tên rigpa rangdrošl, nghĩa là sự giải thoát tự nhiên trong tình trạng của tâm thức giác ngộ. Người ta ví điều này như một đứa con mồ côi tìm gặp được mẹ nó. Người ta cũng dùng ví dụ một nữ diễn viên trước tấm gương của cô : tấm gương là một nơi nương tựa, chống đỡ quan trọng, nếu không nữ diễn viên không thể hóa trang. Sự tu hành này dạy cho chúng ta nhận ra trạng thái bổn nhiên của trí huệ hay là trạng thái giác ngộ.


4) Bardo thứ tư là bardo của giây phút chết hay là chika bardo. Để học cách làm việc với bardo này, có một giáo huấn được biết dưới tên là phowa, sự chuyển di tâm thức. Đó là sự giải thoát tự nhiên bằng việc nhớ lại sự chuyển di, phowa tremba rangdrošl, nhớ những giáo huấn đã nhận được trước kia để tự giải thoát và để dùng vào lúc chết. Người ta ví điều này với việc nhớ một việc gì mà người ta đã học. Hay một ví dụ nữa là tất cả các đạo luật hiện hành được viết ra, nhưng thỉnh thoảng, phải có một thông báo hay một công báo để nhớ những điều khoản của bộ luật đó. Cũng thế, phowa giúp chúng ta thoát khỏi các lo lắng của lúc chết bằng cách cho phép chúng ta nhận ra các giai đoạn khác nhau của tiến trình này.

5) Tiếp theo, sau kinh nghiệm về khoảnh khắc của cái chết, xảy đến bardo của tịnh quang hay là bardo của bản tánh bổn nhiên, eusel bardo. Về bardo này chúng tagiáo huấn tongwa rangdrošl, nghĩa là sự giải thoát tự nhiên bởi kinh nghiệm về quang minh. Nhờ một sự tu hành như vậy, người ta sẽ như một đứa bé không ngần ngại nhảy vào đôi tay ôm ấp của mẹ nó và vậy thì, khi người ta gặp kinh nghiệm này vào lúc sau khi chết, không có chút ngần ngại nào để nhận ra bản tánh của quang minh này và tức thời đạt đến thức tỉnh hay giác ngộ.

6) Sau bardo về tịnh quang hay thực tại, là đến bardo của tái sanh, sipai bardo. Nó bắt đầu từ giây phút người ta để cho qua kinh nghiệm về tịnh quang mà không nhận ra được Nó cho đến lúc sanh ra. Sự tìm kiếm đời sống, vào trong một bào thai, tất cả các thứ đó gồm trong bardo của tái sanh. Có những giáo huấn gọi là sipa rangdrošl, hay là sự giải thoát tự nhiên trong bardo của tái sanh, sự giải thoát khỏi khổ đau. Người ta ví điều ấy như việc nối hai ống dẫn nước, nước chảy trực tiếp giữa hai ống, không có gián đoạn nào, cũng không mất giọt nước nào. Cũng thế, chúng ta không phải lang thang lạc lỏng, nhờ vào sự tu hành này chúng ta sẽ chọn được sự tái sanh thích hợp nhất... và chúng ta có sự kiểm soát trên các kinh nghiệm khác nhau nổi lên.

Đó là những giai đoạn khác nhau của Bardo, mà chúng ta sắp lần lượt dạo qua. Đây là một chủ đề rất rộng lớn, đòi hỏi hàng năm nghiên cứu thực tập. Người ta làm việc với các người đang hấp hối, thực hành trên chính mình... Tối thiểu, khi tiến hành sự học hỏi này, người ta thực hành trong một tháng với mỗi một trong sáu cái bardo. Chính vì thế mà người ta nói rằng có một cuộc tu hành sáu bardo trải dài trong sáu tháng. Ở đây, chúng ta chỉ có hai ngày, cực kỳ ngắn ngủi, chúng ta chỉ có thể làm một cuộc nhập môn đơn giản. Tuy nhiên, mặc dầu khó đi sâu vào chi tiết, người ta có thể trao truyền những hiểu biết có thể hữu ích trong một số trường hợp.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: