Thư Viện Hoa Sen

Chương Vii Thiền Định Về Trao Đổi Nhận Và Cho

02/01/201112:00 SA(Xem: 7098)
Chương Vii Thiền Định Về Trao Đổi Nhận Và Cho
CHƯƠNG VII
THIỀN ĐỊNH VỀ TRAO ĐỔI
NHẬN VÀ CHO

Chúng ta hãy giữ thân thể trong một tư thế thoải mái, xương sống thẳng. Liên quan đến lời nói, người ta để hơi thở tự nhiên, và về tâm thức, người ta an trụ trong trạng thái tự nhiên của tâm thức, không để cho các xúc cảm lôi cuốn.

Bây giờ, chúng ta hãy thực hành thở ra bằng lỗ mũi phải, trái và cả hai lỗ mũi như đã thấy chiều hôm qua, đồng thời nghĩ rằng chúng ta trục xuất mọi tình thức tiêu cực và các kết bế chúng đi ra và bị thiêu hủy trong ngọn lửa trí huệ trước mặt.
 
Chúng ta hãy dùng như một chỗ dựa cho thiền định là một quả cầu ánh sáng trắng trong khoảng không trước mặt. Nếu quen với các kỹ thuật quán tưởng, chúng ta có thể quán tưởng trong hình cầu ánh sáng đó hình tướng của Phật Đại Bi Quán Thế Âm ; nếu không chỉ cần quán tưởng quả cầu ánh sáng trắng và biết rằng nó chứa đựng tinh chất, sự hiện diện của tâm giác ngộ của chư Phật ba đời, và cũng là tinh chất của năng lực tích cực.

Người ta hãy tập trung trên quả cầu ánh sáng này từ đó phóng ra những tia sáng về phía chúng ta và thấm nhập toàn thân chúng ta, tịnh hóa mọi khổ đau và mọi chướng ngại che ám. Thân thể chúng ta hoàn toàn trở nên trong suốt, một thân thể ánh sáng.
 
Bây giờ, chúng ta hãy làm trong chốc lát sự thiền định về nhận và cho như chúng ta đã thấy vừa rồi. Giờ đây khi thân tâm chúng ta hoàn toàn thanh tịnh trong dạng ánh sáng, chúng ta hãy nghĩ rằng với mỗi hơi thở ra chúng ta gởi đến mọi chúng sanh những tia sáng chúng làm dịu, xóa tan mọi khổ đau của họ, và với mỗi hơi thở vào chúng ta hấp thu vào trong chúng ta tất cả mọi khổ đau có thể có, chuyển hóa chúng toàn triệt bằng năng lực đại bi, và chúng ta lại gởi những làn sóng đại bi về với các chúng sanh, bắt đầu từ các người thân cận, bạn bè, gia đình, để tiếp theo kéo dài đến tất cả chúng sanh.
 
Chúng ta hãy ở yên trong chốc lát trong trạng thái tự nhiên một cách hoàn toàn giản dị, không dùng một điểm dựa nào.
 
Khi chỉ ngồi yên trong trạng thái tự nhiên, trong một thời gian ngắn, không có niệm tưởng, tâm thức bình thản, lặng lẽ, đó là điều người ta gọi là phương diện định tĩnh, bất động. Nhưng tâm trạng này không kéo dài lâu, những niệm tưởng khác nhau bắt đầu khởi lên vì những điều chúng ta đã làm hay phải làm, hay những tư tưởng về cách chúng ta thiền định, hay về chúng ta phải thiền định thế nào... Thế thì có chuyển động xảy ra : nếu người ta biết rằng đó chỉ là một chuyển động của niệm tưởng và không theo chúng, mà chỉ đơn giản ở trong trạng thái tâm thức tỉnh giác, xem thấy các niệm mà không theo chúng, nhận ra bản tánh của chúng, đó là ba phương diện khác nhau, ba giai đoạn khác nhau của thiền định. Người ta phân biệt chúng ra để hiểu rõ chúng hơn nhưng đó không phải là các yếu tố riêng rẽ. Giống như đại dương : nó có thể động lay với các ngọn sóng hay hoàn toàn tĩnh lặng, mà thật chỉ là nước.

Vậy người ta hãy thử dẫn tâm thức về trong trạng thái bản nhiên của nó, và thay vì theo các niệm tưởng, người ta thử nhận ra bản tánh của chúng và luôn luôn dẫn tâm thức trở về trạng thái bản nhiên thuần nhứt, không biến chất của nó. Cũng không nên nóng nảy khi có những chuyển động của tâm thức ; dầu các niệm có “tốt” hay “xấu”, thì điều đó chẳng có gì quan trọng, điều quan trọng là không theo chúng, nhận ra chúng chỉ là chuyển động của tâm thức, và an trụ trong trạng thái bản nhiên.


Đoạn nầy đề cập đến sự nhận biết bản tánh của tâm thức là một phần của thiền quán vipassana.

Vipassana (quán) nghĩa là nhận ra bản tánh của tâm thức mình. Về vấn đề này, thật rất ích lợi khi làm những thiền định ngắn và đều đặn để khai triển một sự vững chãi của tâm thức và một hiểu biết về các lay động của tâm thức cho đến lúc người ta nhận ra rằng các chuyển động và các tình thức có bản chất là trống rỗng và vốn là rốt ráo giải thoát. Nếu người ta đạt đến sự nhận biết này và có thể áp dụng điều mình đã chứng biết như thế vào trong cuộc sống hàng ngày, thì các tri giác của chúng ta về các hoàn cảnh sẽ thay đổi, chúng ta sẽ thấy sự vật một cách hoàn toàn khác hẳn, sự tương giao với các hoàn cảnh khác nhau sẽ trở nên cực kỳ dễ chịu, thoải mái, chúng ta không còn là tù nhân của chúng nữa.

Chúng ta hãy kết thúc khóa buổi sáng và sẽ bắt đầu lại lúc ba giờ. Vài người yêu cầu thiết lập một sự nối kết, một mối liên lạc với các lời dạy bằng cách quy y. Quy y là gì ? Đó là một phương tiện để thiết lập một sự nối kết trực tiếp với tất cả các bậc giác ngộ, đặc biệt với Đức Phật.

Sự kiện thiết lập sự nối kết này không có nghĩa rằng người ta từ bỏ nguồn gốc riêng của chúng ta cũng như các thực hành hay sự tiến bộ đã đạt được bằng một con đường khác. Đấy đơn giản là một yếu tố gia thêm, người ta lập nên một nối kết với các vị giác ngộ.

“Thiết lập một mối liên lạc trực tiếp với đức Phật” nghĩa là gì ? Về bề sâu, điều ấy nghĩa là người ta hoàn thành bước đầu tiên để nhận ra đức Phật bên trong, đức Phật đang hiện diện trong chúng ta.

Khi người ta quy y Phật, có vài điều cam kết. Các cam kết này là kính trọng tất cả các bậc giác ngộ khi chúng ta nương tựa vào đức Phật ; khi quy y Pháp, người ta giao ước phải kính trọng tất cả chúng sanh bất cứ thế nào và tìm cách tránh những cái gì có thể làm hại họ ; khi quy y Tăng, người ta cam kết tôn trọng những người thực hành Con Đường, cũng như tất cả những ai thực hành những con đường tâm linh. Người ta sẽ nói lên lời quy y cũng thường xuyên như người ta có thể làm trong ngày, tối thiểu là ba lần, và người ta thử định hướng theo cách tích cực mọi hành vi của đời sống hàng ngày.

Những người quan tâm đến việc được quy y có thể đến vào lúc 2g30, chúng tôi sẽ làm lễ quy y vào giờ đó, trước khi tiếp tục giáo huấn về bardo.

Giờ đây, chúng ta hãy kết thúc khóa này bằng cách chia xẻ kết quả tốt lành, nghĩa là mọi năng lực tích cựcchúng ta đã chứa góp được trong suốt các giáo huấn, của buổi thiền định này. Thay vì giữ gìn nó cho chúng ta, chúng ta hãy đem lại cho nó một chiều kích rộng lớn hơn bằng cách trải rộng nó cho mọi chúng sanh, đến mức mà nó là một nguồn của hạnh phúcan lạc, và chúng ta hãy cầu nguyện cho điều đó được là một năng lực giúp cho dập tắt mọi khổ đau, vì chiến tranh, vì nạn đói kém, vì các bệnh tật đang hoành hành trong thế giới. Vậy thì, hãy ước nguyện điều ấy nơi tận đáy lòng, chúng ta hãy chia xẻ kết quả tốt đẹp của cuộc thực hành này.
Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: