- Đại Giải Thoát Thông Qua Sự Nghe Trong Bardo
- Đại Giải Thoát Thông Qua Sự Nghe Trong Bardo Chánh Văn
- Đại Giải Thoát Thông Qua Sự Nghe Trong Bardo Chánh Văn (Tiếp Theo)
- Những Cầu Nguyện
- Cầu Nguyện Chư Phật Và Chư Bồ Tát Cứu Thoát
- Những Câu Kệ Chánh Về Sáu Bardo
- Những Câu Kệ Chánh Về Sáu Bardo
- Cầu Nguyện Trong Bardo Che Chở Khỏi Sợ Hãi
- Phụ Lục : Những Trích Dẫn
- Chú Thích
Chú thích
[01] ( người (one) : chỉ cho người đọc bộ này cho người chết nghe.[02] ( Tam Bảo : Phật hay chân lý giác ngộ (principle of enlightenment) ; Pháp hay giáo lý hiển dương giác ngộ (teaching which proclaims enlightenment) ; Tăng hay tăng đoàn tu hành Pháp (community practices the Dharma).
[03] prana : năng lực hay sinh lực (energy or life-ferce), cái chuyển tải tâm và thức (the bearer of mind and consciousness).
[04] wisdom-dhuti : kinh trí huệ trung ương của khí lực (the wisdom central pathway of prana).
[05] bhahmarandhra : một lỗ nhỏ trên đỉnh đầu đó là chỗ cao nhất của kinh khí lực trung ương, mà thức sẽ trồi lên sau khi chết nếu thức được giải thoát.
[06] Đại Ấn (Great Symbol) (Tây Tạng phyag-rgyu-chen-po, Sanskrit mahamudra) là sự thực hành thiền định Kim Cương thừa, trong đó toàn bộ kinh nghiệm được chuyển thành deity (thần) và mandala ; trong trạng thái này đại phúc lạc (mahasukha) đưọc sản sinh từ sự hợp nhất các khía cạnh nữ tánh và nam tánh của thực hành – đó là phương tiện thiện xảo tức là lòng đại bi và trí huệ tức không tánh (upaya và prajna). Đó là sự nhận thức (perception) trực tiếp sự thiêng liêng và sự linh động của đời sống.
[07] Samantabhadra và Samantabhadri (Tây Tạng kun-tu-bzang-po và kun-tu-bzang-mo) biểu thị sự không thể tách rời của đại bi và trí huệ, hai thông số của giác ngộ. Với tư cách là sự biểu lộ của Pháp thân, hai vị là nguồn gốc của Ngũ Bộ Phật, và chính Ngũ Bộ Phật lưu xuất từ hai vị và hiện diện ở hình thức Báo thân. Theo ý nghĩa này, trong truyền thống Nyingma, Phật Samantabhadra được biết dưới tên là adibuddha, tức là Phật nguyên thủy. Đó cũng là tên một vị Bồ tát xuất hiện vào ngày thứ ba của bardo.
[08] Hai sự tu tập này là hai kiểu thiền định bổ sung nhau trong Du-già Kim Cương thừa. Trong phép tu quán tưởng (tức giai đoạn phát sanh, Tây Tạng bskyed-rim, Sanskrit utpattkrama) hành giả quán tưởng các thần bổn tôn và đồng hóa mình với các thần bổn tôn đó ; trong phép tu tập hoàn tất (tức giai đoạn thành tựu hay hoàn tất, Tây Tạng razogs-rim, Sanskrit sampanna krama) mọi sự được chuyển thành tánh Không và vô tướng (emptiness and formlessness).
[09] Yidam là một thần bổn tôn đặc biệt, đại diện cho tánh giác vốn sẵn có của hành giả, do vị Thầy (guru) chọn cho phù hợp với những cá tính riêng của hành giả đó cũng như pháp tu mà ông ta đang hành trì. Đức Quán Thế Âm Bồ tát, vị Đại Bi Vương được coi là thích hợp cho bất kỳ ai, nên một “người bình thường” – một người chưa được chỉ định một yidam – nên thiền định đức Quán Thế Âm Bồ tát.
[10] Thiền an định (samadhi-meditation) là thiền định trong đó sự phân biệt giữa chủ thể (subject) và khách thể (object) biến mất.
[11] ảnh quáng nắng : trưa nắng, không khí nóng bốc lên trông xa có hình ảnh ảo như thật.
[12] Vidyadhara : người Nắm Giữ Trí Huệ Sâu Sắc : đó là năng lực khám phá và thông tin giao tiếp (Trì Minh).
[13] Thập Địa : Mười cấp bậc của Bồ tát trước khi thành Phật.
[14] Ngọc xá lợi (relics, Sanskrit sariram, Tây Tạng gdung, ring-bstel và sku-gzugs) : đây là phần còn lại khi hỏa thiêu. Nó giống như viên đá tròn, sáng, trắng hay xanh ngọc.
[15] Đại Toàn Thiện (The Great Completion, Tây Tạng rdzogs-pa-chenpo, Sanskrit mahasampana) là giai đoạn thiền định tương đương với atiyoga hay maha-ati. Nó xâm nhập thậm chí vượt khỏi cái thấy tối thượng rõ ràng (apparently ultimate vision) của Đại Ấn vào xa hơn tới một kinh nghiệm về sự rỗng rang và vô tướng (openness and formlessness). Phép tu tập này do Vimalamitra dạy (ngài đương thời với Padmasambhava) và phát triển trong dòng Nyingma. Đại Ấn và Đại Toàn Thiện được hợp nhất bởi Rangjung-Dorje, Karmapa thứ ba.
[16] Giải thoát bằng cách đeo, mặc, để quanh người chết (The Liberation through Wearing) là một trong sáu giáo huấn bardo của đức Liên Hoa Sanh, một loại đa số dùng mật chú cột quanh tử thi như lá bùa (amulet).
[17] Heruka Phật Vĩ Đại Vinh Quang là một phối hợp của vị Heruka Phật và vị Heruka Vĩ Đại, vị này là thủy tổ của các vị herukas của Ngũ Bộ, như đã mô tả trong luận giảng. Trong các bức tranh “thankas” của các thần xung nộ, vị heruka Vĩ Đại xuất hiện ở chính giữa, có chức vụ tương đương với vị Samatabhadra (Phật Nguyên thủy) trong mạn đà la của các thần bình yên ; trong khi đó vị Heruka-Phật được đặt dưới vị Heruka Vĩ Đại.
[18] gauris có nghĩa “trắng”, đây là nhóm tám thiên nữ đặt tên chung lấy tên người đầu nhóm, đó là thiên nữ toàn màu trắng. Trong sách Bardo Thotrol, tên các thiên nữ này đặt theo chữ Sanskrit. Họ xuất hiện trong nhiều kinh sách Kim Cương thừa, ở đây Pramoha và Smasani khác với danh sách thông thường. Pramoha là “kẻ lừa dối” tương đương với “người đàn bà hạ đẳng”, biểu tượng của đam mê trong thơ ca Kim Cương thừa, Smasani có nghĩa “người đàn bà sống trong hang” tương đương tiếng Tây Tạng “người ở núi”. Rất khó xác định các thiên nữ này theo cách mô tả thường thấy trong nhiều nguồn kinh điển. Còn pisacis là thiên nữ ăn thịt tươi có đầu chim hay đầu súc vật. Tên của họ có nghĩa đen “có sọc” ám chỉ có nhiều màu trên đầu và trên thân mình. Còn Yoginis có nghĩa là “thiếu phụ đầy quyền lực”.
[19] lục tự : om mani padme hum.
[20] tòa kim cương là chỗ ngự trên đó Đức Thế Tôn đã ngồi khi ngài đạt giác ngộ ở Bodhgaya.
[21] samadhi : thiền định trong đó sự phân biệt chủ thể (năng) và khách thể (sở) biến mất.
[22] svabhavikakaya : bao gồm và siêu việt vượt lên trên Ba Thân, “svabhavika-kaya” là thân cốt lõi của bản chất nội tại (the essential body of intrinsic nature).
[23] Cầu nguyện quy y cam kết đi vào con đường của Phật : Con quy y vào Phật, con quy y vào Pháp, con quy y vào Tăng.
[24] Bản văn do Eva K. Dargyay và Geshe Lobsang Dargyay, dịch từ tiếng Đức bởi Huỳnh Ngọc Hương và Hoàng Thái.