BẢY NHÁNH
Để thọ nhận các sự
ban phước của Guru Rinpoche,
chúng ta cũng cần
hoàn thiện các
sự tích tập
công đức và
trí tuệ. Để có được hai
sự tích tập ấy,
phương pháp dễ dàng nhất và thiết yếu nhất là
phương pháp bảy nhánh. Theo tập tục thông thường, khi đón mừng một nhân vật quan trọng,
chúng ta dâng lên họ một vài biểu hiện sự
tôn kính của
chúng ta, một vài
hình thức tôn kính như một
lễ lạy, một chỗ ngồi
tiện nghi, và sau đó một vài món ăn và uống thơm ngon.
Tương tự, nhưng ở mức độ cao hơn, khi
chúng ta cầu thỉnh Guru
Liên Hoa Sanh đến từ
cõi Phật của ngài,
chúng ta thực hiện các sự
cúng dường ngài. Nói chung, có một
công đức to lớn không thể nghĩ bàn trong việc
cúng dường chư Phật.
Tuy nhiên, có nói rằng chỉ
cúng dường một giọt dầu cho một lỗ chân lông
duy nhất trên
thân thể bậc
Đạo Sư thì có nhiều
công đức và
lợi lạc hơn là
cúng dường vô hạn cho tất cả chư Phật.
Đặc biệt, nếu
chúng ta cúng dường,
lễ lạy, hoặc
sám hối lỗi lầm trước bậc
Đạo sư, thì
công đức và các
lợi lạc sẽ được
tăng trưởng mạnh mẽ và sự tịnh hóa các che chướng và
ô nhiễm của ta sẽ nhanh chóng hơn.
SỰ LỄ LẠY
Nhánh đầu tiên trong bảy nhánh là sự
lễ lạy. Khi
tự quán tưởng mình là Vajrayoginī, bây giờ
chúng ta phóng ra một Vajrayoginī thứ hai, ngài, với Guru Rinpoche an trụ trên đỉnh đầu, đứng
trước mặt chúng ta. Rồi từ chính mình,
chúng ta phát ra
vô số thân thể nhiều như bụi trong
vũ trụ.
Để
thực hành sự
lễ lạy,
chúng ta nên bắt đầu bằng cách đứng trong một tư thế thật
quân bình.
Chúng ta chắp hai bàn tay hơi chụm lại để làm
thành hình một nụ sen sắp nở,
tượng trưng cho sự
phát khởi bodhicitta (
Bồ Đề tâm). Kế đó
chúng ta đặt hai bàn tay chắp lại ở ngang trán và
nghĩ tưởng: “Con
kính lễ phương diện thân của tất cả chư Phật.” Ở đây
chúng ta đang tịnh hóa tất cả các che chướng và
ác hạnh của thân. Rồi
chúng ta đưa đôi bàn tay chắp xuống ngang cổ họng và nghĩ: “Con
kính lễ phương diện ngữ của tất cả chư Phật.” Ở đây, tất cả các che chướng và
ô nhiễm của
chúng ta liên quan với ngữ được tịnh hóa. Đưa đôi tay chắp lại xuống
ngang trái tim,
chúng ta nghĩ: “Con
kính lễ phương diện tâm của tất cả chư Phật.” Ở đây, tất cả các che chướng và
cảm xúc tiêu cực của
chúng ta được tịnh hóa. Qua chuỗi
cử chỉ và
tư tưởng này,
chúng ta nhận lãnh các sự
ban phước của thân, ngữ, và tâm của tất cả chư Phật.
Khi
chúng ta lễ lạy và chạm đất ở năm điểm – trán, hai bàn tay, và hai đầu gối của ta –
chúng ta nên nghĩ rằng bằng cách này
chúng ta kính lễ Ngũ Bộ Phật, và qua cách này
chúng ta chuyển hóa năm độc thành
năm trí tuệ.
Sự
lễ lạy đầy đủ được coi là
lễ lạy của lòng sùng mộ,
thực hiện bằng cách nằm
sóng soài trên mặt đất với hai tay và chân
hoàn toàn duỗi ra, thậm chí đem lại những
lợi lạc to lớn hơn và một sự tịnh hóa nhanh chóng hơn. Khi
chúng ta nhỏm dậy từ sự
lễ lạy đầy đủ này, các bàn tay ta trượt lùi trên mặt đất,
chúng ta nên
nghĩ tưởng ta đang nhận vào mình nỗi khổ của tất cả
chúng sinh.
Chúng ta dùng
thân thể ta để
thực hiện các
lễ lạy thuộc
vật lý,
sử dụng ngữ của ta để trì tụng lời
Cầu nguyện Bảy nhánh, và
sử dụng tâm ta để
quán tưởng Guru Rinpoche ở
trước mặt ta được đoàn
tùy tùng rộng lớn như mây của ngài vây quanh.
Chúng ta nên
thực hành sự
chánh niệm đối với từng
phương diện này,
nỗ lực duy trì sự
trong sáng và
chính xác trong việc
quán tưởng, sự
tỉnh giác về
ý nghĩa của việc trì tụng, và sự
chú tâm tới
thân thể khiến nó
thực hiện với sự
quân bình,
đúng đắn, đĩnh đạc, và kỷ luật.
Có ba cấp độ đối với sự
thực hành lễ lạy. Ở cấp độ cao nhất,
chúng ta nhận thức cái thấy về
bản tánh tuyệt đối, cốt tủy của
Phật Quả.
Nhận thức này chính là sự
lễ lạy sâu xa và
tôn kính nhất. Ở cấp độ trung bình
chúng ta hòa lẫn
sự thiền định của mình với
hành vi lễ lạy khi
quán tưởng vô lượng chúng sinh và các
hóa thân của chính
chúng ta cùng
thực hiện sự
lễ lạy. Ở cấp độ thông thường
chúng ta thực hiện lễ lạy với sự
tỉnh giác và
đức tin.
Có nói rằng trong việc
thực hiện một
lễ lạy duy nhất đã đầy đủ
công đức bảo đảm có được những
tái sinh trong
thân tướng của một Đại Đế nhiều như những
hạt bụi ở dưới
thân thể nằm dài ra của
chúng ta. Đó là bởi sự khiêm tốn
chân thực là cánh cửa mở dẫn tới mọi điều cao quý của sự sống, trong khi sự tự phụ, thành trì của
bản ngã, thì
hoàn toàn cản ngăn những ân phước của chư Phật đến với
chúng ta, vì thế chặn đứng bất kỳ
tiến bộ nào trên
con đường.
SỰ CÚNG DƯỜNG
Nhánh thứ hai trong bảy nhánh là sự
cúng dường,
đối trị tính
tham lam và
keo kiệt, gồm hai
phương diện: các sự
cúng dường bên ngoài hay
vật chất và các sự
cúng dường bên trong hay
tinh thần. Trên
bàn thờ,
chúng ta đặt các chén nước,
hương hoa, các
ngọn đèn, dầu thơm,
thực phẩm, và một
lễ vật tượng trưng cho
âm nhạc. Đây là bảy vật
cúng dường vật chất theo
truyền thống. Nhờ
năng lực tập trung của
chúng ta, ta có thể
cúng dường sự
hiển lộ bao la của
toàn thể các
hiện tượng, tức là “ấn của sự
hiện hữu.” Điều này có nghĩa là
chúng ta thực hiện một sự
cúng dường toàn thể vũ trụ, không bằng
cách thông thường mà bằng một
hình thức tôn vinh. Ví dụ như núi non, ngoài vẻ đẹp thông thường, ở đây được
hoàn toàn làm bằng vàng, bạc,
san hô, ngọc báu, và tất cả các
vật chất quý giá; rừng rậm tươi tốt với các trái
cây như ý; và các sông hồ tràn ngập amrita, chất
cam lồ bất tử.
Chúng ta không chỉ
cúng dường các thứ này, nhưng cũng
cúng dường tất cả những gì
dễ chịu và
đẹp đẽ mà ta thấy quanh ta, như các vườn tược và công viên, hoa cỏ, chim muông,
thú vật, và ngay cả vẻ nguy nga của các thành phố lớn với mọi sự
giàu có và
phong phú của chúng.
Chúng ta cúng dường tất cả những thứ này cho Guru Rinpoche và đoàn
tùy tùng của ngài gồm chư Phật và
Bồ Tát, bằng cách đó
chúng ta tích tập
công đức to lớn.
Cách thức
phi thường và
hiệu quả nhất của việc
thực hiện sự
cúng dường như thế là Sự
Cúng dường như Mây của
Đức Phổ Hiền: khi
quán tưởng chính ta là
Bồ Tát Phổ Hiền, từ tim mình
chúng ta phóng ra hàng ngàn
tia sáng chói lọi, mỗi
tia sáng đó
mang theo các vật
cúng dường rộng lớn cho chư Phật khắp
mười phương. Trên đầu mỗi
tia sáng này lại có
Đức Phổ Hiền, và lại có những
tia sáng và vật
cúng dường và v.v… cho tới khi tất cả sự
bao la vĩ đại của
không gian hoàn toàn tràn ngập các vật
cúng dường vô hạn. Thêm vào đó,
chúng ta cần
cúng dường từ sâu thẳm của trái tim ta bất kỳ điều gì ta yêu quý nhất trong
thế gian như
thân thể chúng ta, con cái, vợ chồng,
tài sản của ta…Chúng ta nên
thực hiện nhiều sự
cúng dường trong khả năng của ta, cả
tinh thần lẫn
vật chất, như hàng ngàn, hàng vạn, hay hàng triệu
ngọn đèn bơ. Trong cách này,
chúng ta sẽ
tiến bộ nhanh chóng trên
con đường.
SỰ SÁM HỐI
Nhánh thứ ba là
sám hối. Trong khi
duy trì sự
tỉnh giác về
Pháp Thân bao la chói ngời, hay
trạng thái tuyệt đối,
chúng ta sám hối các
ác hạnh của thân, ngữ, và tâm làm ngăn ngại sự
tiến bộ hướng về
giác ngộ của ta.
Từ
vô thủy chúng ta đã từng
tái sinh trong
đại dương sinh tử luân hồi. Mặc dù một vị Phật trong sự
toàn giác của ngài biết rõ từng
cuộc đời trong các
cuộc đời của
chúng ta đã sống, cho dù ngài nói rõ
toàn bộ một
đại kiếp, ngài cũng không thể tả hết tất cả những
cuộc đời đó. Suốt trong mỗi
cuộc đời trong
vô lượng cuộc đời này,
chúng ta đã từng tích tập các dấu vết của những
ác hạnh. Về thân, các
ác hạnh này
bao gồm sự
sát sinh,
lấy đi cái gì không được cho, và sự
tà dâm. Về ngữ, chúng
bao gồm việc
nói dối,
phỉ báng người khác, nói chuyện tầm phào
vô ích, và làm
đau lòng người khác bằng những
lời nói ác. Về tâm, chúng
bao gồm sự
tham muốn, ước muốn làm hại người khác, và sự bám chấp các
tà kiến. Các
ác hạnh khác của ba cửa bao hàm các
vi phạm những giới nguyện
giải thoát cá nhân (prātimoksa), các giới nguyện
Bồ Tát, và các samaya của Mật thừa.(33) Cái
chúng ta gọi là
ác hạnh, hay hành động
tiêu cực, không phải là cái gì có thể thấy được như vết sơn, nhưng đúng hơn, nó rất giống một
hạt giống được gieo trồng trên mặt đất
tâm thức của
chúng ta hay một giấy nợ
ràng buộc cho tới khi sự việc chín mùi. Tất cả các hành động của
chúng ta, dù trắng hay đen, sẽ không thể tránh được việc kết
thành quả. Chính sự kết
thành quả không thể
tránh khỏi và
chắc chắn này khiến cho việc
sám hối và tịnh hóa các
ác hạnh của ta
trở thành điều
cấp thiết. Ví dụ,
chúng ta đừng bao giờ cho rằng một
ác hạnh thật nhỏ bé như
nói một lời ác ý với người nào đó sẽ không bị các
hậu quả; kết quả của bất kỳ hành động nào, dẫu cho nhỏ bé tới đâu, sẽ không bao giờ dễ dàng tan biến đi mà sẽ sinh ra
hậu quả đúng lúc của nó.
Mặc dù các
ác hạnh của
chúng ta có
thể không chín mùi suốt trong tiến trình của đời này, chúng sẽ
nhất định chín mùi vào lúc
chúng ta chết, rất giống cái bóng của một con chim không thể nhìn thấy được khi chim bay trên cao, nó sẽ bất ngờ
xuất hiện lúc chim đáp xuống đất.
Sau khi chết, khi
tâm thức chúng ta đang lang thang trong bardo,(34)
sức mạnh các
ác hạnh của
chúng ta sẽ xô đẩy ta vào nỗi
đau khổ ghê gớm của sự
tái sinh trong các cõi thấp.
Hiện tại,
chúng ta có cơ hội để tịnh hóa những
ác hạnh này và các
hậu quả của chúng nhờ
thực hành sám hối.
Có nói rằng phẩm tính
tốt đẹp duy nhất của
ác hạnh là nó có thể được tịnh hóa. Thật vậy, không có
ác hạnh nào
trầm trọng đến nỗi không thể được tịnh hóa.
Chúng ta có thể bắt đầu tịnh hóa sự
tiêu cực này bằng cách
sử dụng và nương cậy vào bốn
sức mạnh.
Sức mạnh thứ nhất là
sức mạnh của sự nương tựa. Trong
nỗ lực sửa chữa sự
tai hại do các
ác hạnh của
chúng ta gây nên, ta cần tới một đối tượng
thích hợp như
nơi nương tựa cho việc
sám hối của ta. Trong
trường hợp này,
nơi nương tựa là Guru Rinpoche.
Chúng ta quán tưởng ngài ở
trước mặt ta và dâng cúng
sự sám hối cho ngài.
Thứ hai là
sức mạnh của sự
ân hận. Đây là sự
hối hận chân thành về các hành động của
chúng ta và nỗi đau buồn vì đã mắc
phạm chúng. Sự
hối hận này phát sinh khi ta nghĩ: “Tuyệt vọng biết bao vì
năng lực của tất cả các
ác hạnh tôi đã
liên tục mắc phạm trong
vô số cuộc đời của tôi trong
quá khứ, giờ đây tôi đã bị
trói buộc phải
tái sinh giữa các
súc sinh,
ngạ quỷ, hay
chúng sinh ở
địa ngục. Chính các
ác hạnh này đang
ngăn cản không cho tôi đi tới
Giác ngộ.”
Kế tiếp là
sức mạnh của sự
đối trị, là
phương pháp sám hối thực sự và bao hàm sự khẩn cầu Guru Rinpoche với lòng sùng mộ mãnh liệt trong khi
cúng dường sự sám hối của
chúng ta cho ngài.
Đáp lại lòng sùng mộ mãnh liệt này, chất
cam lồ và các
tia sáng phát ra từ trái tim và
toàn thể thân tướng Guru Rinpoche. Chúng hòa tan vào
chúng ta,
hoàn toàn tẩy sạch và tịnh hóa mọi
lỗi lầm và
tiêu cực của
chúng ta.
Thân thể được tịnh hóa của
chúng ta trở nên
tinh khiết và
trong vắt như
pha lê, tràn đầy chất
cam lồ trí tuệ. Guru Rinpoche
mỉm cười rạng rỡ rồi nói với
chúng ta rằng: “Tất cả các che chướng của con đã được tịnh hóa.” Với hành động này, ngài tan ra thành ánh sáng và hòa nhập vào ta. Sau đó,
chúng ta an trụ một lúc trong một
trạng thái hợp nhất với tâm Guru Rinpoche.
Thứ tư là
sức mạnh của
lời hứa. Sau khi đã
sám hối,
ân hận, và tịnh hóa tất cả các
ác hạnh của
chúng ta, khi ấy ta phải
quyết định một cách mạnh mẽ sẽ tự chế không mắc phạm các hành động như thế trong tương lai, ngay cả phải trả giá bằng
cuộc đời của chính ta. Nếu sự
quyết định hay
lời hứa này không được
thực hiện thì
sự sám hối không có
ích lợi nhiều. Nếu
chúng ta nghĩ: “Nếu cơ hội để mắc phạm
ác hạnh này xảy ra trong tương lai, tôi sẽ không thể tự
chế để đừng
tái phạm nó,” hay nếu ta nghĩ: “Việc phạm vào
sai lầm không quan trọng vì sau này tôi có thể dễ dàng tịnh hóa nó,” thì
chúng ta sẽ ít
đạt được tiến bộ. Trước khi nghe
Giáo Pháp,
chúng ta không biết tới các
hậu quả ghê gớm của các
ác hạnh và
cảm xúc tiêu cực.
Tuy nhiên, bây giờ, khi đã có một sự
hiểu biết rõ ràng về những điều này,
chúng ta cần
thực hiện một hứa nguyện không thể lay chuyển để tránh những hành động như thế trong tương lai.
Theo các
giáo huấn cốt tủy,
chúng ta có thể
kết thúc sự
thực hành nhánh thứ ba bằng cách
quán tưởng tất cả các
ác hạnh về thân, ngữ và tâm của ta trong
hình thức một chất màu đen kết tụ ở chót lưỡi của
chúng ta. Rồi Guru Rinpoche phóng ra từ
thân thể ngài các
tia sáng chạm vào lưỡi ta,
hoàn toàn làm tan rã mọi chất
bất tịnh được kết tụ này giống như những tia nắng
mặt trời buổi sáng làm tan các giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ suốt đêm. Khi nghĩ rằng mọi sự đã trở nên
tinh khiết,
chúng ta chứng nghiệm tánh Không và sự
trong sáng của
trạng thái tuyệt đối, tức
Pháp Thân, nó
hoàn toàn thoát khỏi sự
nhị nguyên, không có ngay cả dấu vết
tiêu cực nhỏ bé nhất. Chỉ vì các che chướng của ta mà
chúng ta phân biệt giữa điều
thanh tịnh và điều
bất tịnh và không thể
nhận ra được
tánh Không của các
hiện tượng. Vì thế, trong tất cả các
hình thức sám hối, cách
tối thượng là
sám hối trong
Pháp Thân bao la chói lọi, là nơi không có
ý niệm về chủ thể, đối tượng, hay hành động.
TÙY HỈ CÔNG ĐỨC
Nhánh thứ tư trong bảy nhánh là
tùy hỉ công đức, sự
đối trị tánh
ganh tỵ và
sân hận. Ở đây
chúng ta nuôi dưỡng một niềm vui
sâu xa trong tất cả các hành động
tích cực và
thiện hạnh bao gồm trong
hai chân lý (
chân lý tương đối và
chân lý tuyệt đối). Các
thiện hạnh được
tán dương trên bình diện
tương đối bao gồm các sự
cúng dường vật chất, ganacakra (các tiệc
cúng dường) và các sự
cúng dường cho
Tăng chúng, cũng như các việc
lễ lạy và
đi nhiễu quanh các nơi linh thánh. Cái được
tán dương trên bình diện
tuyệt đối là
sự thiền định
sâu xa, hay samādhi. Để có được
hiệu quả, các
thiện hạnh được
thực hiện trên bình diện
tương đối phải được thấm nhiễm hay
củng cố bởi sự
tỉnh giác về cái
tuyệt đối bắt nguồn từ
thiền định.
Sự
nuôi dưỡng các hành động
tích cực không được kèm theo những
cảm tưởng tự bằng lòng hay tự phụ, ta cũng đừng nên phát triển tánh
coi thường những người mà các hành động
tích cực của họ không
so sánh được với mức độ
của riêng ta.
Chúng ta đừng bao giờ cho rằng các sự
cúng dường của ta là
sâu xa và
tráng lệ nhất hay cho rằng không ai có thể sánh được với ta về mặt
đức hạnh. Cho dù đã
thành tựu các
thiện hạnh có tầm vóc
phi thường, như trì tụng một trăm triệu lần
thần chú mani (
Lục Tự Đại Minh) hay
thần chú Vajra Guru,
chúng ta có thể
cảm thấy mình đã làm tốt nhất trong khả năng của mình, nhưng đừng bao giờ nghĩ rằng ta đã
hoàn tất đầy đủ. Ta nên giống như con bò yak
hoang dã: dù đã
tiêu thụ bao nhiêu cỏ chăng nữa, nó luôn luôn
tìm kiếm thêm.
Tương tự như vậy, dù hành động
tích cực của ta rộng lớn tới đâu,
chúng ta nên luôn luôn
nỗ lực nuôi dưỡng ngay cả một số lượng
thiện hạnh to lớn hơn nữa. Mọi sự
kiêu ngạo nào ta có thể có do các
thiện hạnh của ta hay mọi
hy vọng được
nổi tiếng nhờ ở chúng, tất cả sẽ làm nhơ bẩn các hành động và sự
cúng dường của ta, khiến các
thiện hạnh không kết
thành quả.
Các
thiện hạnh của người khác phải là một suối nguồn của đại
hoan hỉ. Nếu
chúng ta cúng dường tài sản to lớn và thấy người nào đó
bố thí nhiều hơn ta, ta có thể nghĩ rằng sự
cúng dường của họ có
công đức rộng lớn hơn
công đức của ta và vì thế
cảm thấy tức giận hay
bực bội. Điều này không
đúng đắn. Thay vào đó, ta nên nghĩ rằng họ đã
thực hiện một sự
cúng dường rất
kỳ diệu và ước muốn thật
chân thành rằng họ có thể
cúng dường lớn lao hơn nữa, sự
hoan hỉ trong cách này không có chút dấu vết
ganh tỵ nào. Với sự
hoan hỉ chân thành như thế trước việc tích tập
công đức của những người khác,
sự giải thoát khỏi tính
đố kỵ và lòng
tham muốn phát sinh trong
chúng ta, nhờ sự
hoan hỉ đó
bản thân chúng ta cũng tích tập
công đức tương đương như vậy. Ví dụ, vua Prasenajit (Ba Tu Nặc) đã
thỉnh mời Đức Phật và
toàn thể Tăng chúng đến ở trong
hoàng cung,
cúng dường thực phẩm cho các ngài trong trọn một tháng. Trong cùng thành phố có một người đàn bà lớn tuổi, bà sùng mộ
Đức Phật mãnh liệt và rất nghèo. Trước một
biểu lộ của lòng
rộng lượng như thế, mỗi ngày bà
suy tưởng, lòng
vô cùng hân hoan: “Kỳ diệu biết bao đức vua tích tập một khối
công đức bao la như thế !” Trong sự
toàn giác của ngài,
Đức Phật biết điều đó. Khi tháng
cúng dường chấm dứt ngài đọc lời
hồi hướng công đức, trước sự
ngạc nhiên của
mọi người ngài đã
hồi hướng cho người đàn
bà già sùng tín này.
Chúng ta nên luôn luôn
hoan hỉ khi một vị Thầy đang giảng dạy Pháp, làm
lợi lạc chúng sinh, và đang chăm sóc việc xây cất chùa chiền và
tu viện.
Chúng ta nên
hoan hỉ khi thấy hay nghe nói về những
hành giả du già đi sâu vào việc
thực hành các
giai đoạn phát triển và
thành tựu và đang sống trong sự cô tịch.
Chúng ta nên
hoan hỉ trước những người tuân giữ các giới nguyện
tu sĩ của một
Sa di hay những
Tỳ kheo và nghĩ rằng: “Đức hạnh xuất sắc làm sao! Thật là
phi thường khi họ có thể làm được một điều như thế !” và
ước mong rằng tất cả
chúng sinh đều có thể
thực hiện tương tự như vậy.
Hành động
tích cực chân thực cốt ở việc
nuôi dưỡng đức hạnh mà không bao giờ
xa lìa ý tưởng rằng
bản chất của nó thì như
giấc mộng,
huyễn hóa, và có
bản tánh trống không. Bằng cách
kết hợp hai chân lý như thế, các
thiện hạnh của ta
được giải thoát khỏi sự bám chấp và
tham luyến.
CẦU THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Nhánh thứ năm trong bảy nhánh là
cầu thỉnh chuyển Pháp luân, sự
đối trị vô minh. Trong tất cả các
hoạt động của một vị Phật thì
chuyển Pháp luân là
hoạt động quý báu và
căn bản nhất.
Bài kệ nói: “Con
cầu khẩn ngài
chuyển Pháp luân của
ba thừa.” Mặc dù không
tìm thấy ở đây, ta có thể thêm vào một câu kệ: “Cho sự
lợi lạc của ba loại
chúng sinh.” Để
chúng sinh có
căn cơ thấp được
lợi lạc, Pháp được giảng dạy qua các
giáo lý của các
Thanh Văn(35) và các Phật
Độc Giác, trong khi đối với các người có
căn cơ trung bình thì Pháp được truyền dạy qua các
giáo lý Đại thừa. Đối với
lợi lạc của
chúng sinh thượng căn thì có các
giáo lý của Mật Thừa.
Chúng ta cần nhiệt thành
cầu thỉnh rằng
Pháp luân của
ba thừa này được quay chuyển.
Khi
đạt được Giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề,
Đức Phật thấu triệt bản tánh của mọi
hiện tượng thì trống không. Khi đã
chứng ngộ điều này, ngài
cảm thấy rằng
chúng sinh vẫn còn mê đắm trong
vô minh sẽ không thể thấu hiểu nó. Vì thế ngài nói: “Ta đã tìm được một
Giáo Pháp như chất
cam lồ,
sâu xa,
an lạc,
thoát khỏi mọi tạo tác, chói ngời và
bất sanh, nhưng nếu ta mở bày nó cho người khác, họ sẽ không hiểu nổi,” và ngài đắm chìm trong
thiền định sâu xa suốt
ba tuần, nghĩ rằng thật
vô ích khi giảng dạy Pháp cho
chúng sinh.
Tuy nhiên các vị trên
Thiên giới nhận thấy Đức
Thích Ca Mâu Ni đã
thành tựu Phật Quả, họ biết rằng
trừ phi Đức Phật chịu giảng dạy Pháp cho họ,
lợi lạc của
chúng sinh sẽ không được rộng lớn.
Vì vậy, vua Trời Indra (
Đế Thích)
cúng dường một vỏ ốc xà cừ xoắn sang bên phải, và Trời Brahmā (
Phạm Thiên)
cúng dường một bánh-xe-một-ngàn-nan hoa bằng vàng, cùng
cầu thỉnh Đức Phật xuất định và
chuyển Pháp luân. Theo sự
cầu xin của họ,
Đức Phật đã
chuyển Pháp luân. Nhờ việc
cầu thỉnh này, Trời Indra và Brahmā đã tích tập
công đức vô biên.
Tương tự như vậy, giờ đây
chúng ta có thể tích tập
công đức to lớn bằng cách
cầu thỉnh các
giáo lý và
hoan hỉ khi vị Thầy
ban tặng chúng, vì nhờ việc này
chúng sinh sẽ được chỉ rõ
con đường vĩnh viễn giải trừ sự
vô minh. Ở đây,
chúng ta nên
quán tưởng chính mình như
hiện thân của
vô số những
hình thức như các
quốc vương,
Bồ Tát, Bổn Tôn và các
chúng sinh bình thường, mỗi vị đều
cúng dường vỏ ốc xà cừ, các bánh xe vàng, và các báu vật khác cho vị Thầy,
cầu thỉnh ngài
chuyển Pháp luân vì
lợi lạc của
chúng sinh.
CẦU THỈNH VỊ THẦY Ở LẠI
THẾ GIAN NÀY
Nhánh thứ sáu là
cầu thỉnh vị Thầy trụ thế. Câu kệ nói: “Con khẩn cầu ngài đừng nhập nirvāna (
Niết bàn) cho tới khi
sinh tử hoàn toàn trống rỗng, mà ở lại
thế gian này để
tiếp tục làm
lợi lạc chúng sinh.” Nếu trong
thế gian này không có chư Phật, các
thiện tri thức hay các bậc Thầy, thì thân người
quý báu của ta, với tất cả sự
tự do,
năng lực và
thông minh của nó sẽ chỉ dấn mình vào các
hoạt động và
kế hoạch của
sinh tử.
Chúng ta sẽ tiêu phí
toàn bộ thời gian để
bảo vệ các người
thân yêu của ta, đánh bại
kẻ thù, và phấn đấu để
tích lũy của cải,
danh vọng, và
quyền lực. Không có
ích lợi gì trong việc này.
Chúng ta sẽ không biết tới nỗi khổ trong các cõi thấp và
nguyên nhân của chúng, không biết tới chuỗi
tái sinh vô tận trong tương lai và không
biết điều gì
cần tu tập, điều gì cần né tránh.
Vì vậy, hãy
quán tưởng chính mình là
đệ tử cư sĩ Chanda, nhờ sự
cầu thỉnh của ông mà
thọ mạng của
Đức Phật đã kéo dài thêm ba tháng.
Chúng ta nên
cầu nguyện các vị Thầy ở lại cho tới khi tất cả
chúng sinh được
cứu thoát khỏi bánh xe
sinh tử luân hồi.
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Câu kệ về nhánh thứ bảy và là nhánh
cuối cùng, sự
hồi hướng công đức, nói rằng: “Tôi
hồi hướng tất cả
công đức tôi đã tích tập suốt trong ba thời cho sự
thành tựu Đại Giác ngộ.” Bất kỳ
công đức nào đã được tích tập nhờ sự
thực hành sáu nhánh đầu, cũng như bất kỳ
thiện hạnh nào ta đã từng
thực hiện trong
quá khứ và sẽ
thực hiện trong tương lai,
chúng ta hồi hướng chúng cho tất cả
chúng sinh.
Chúng ta hồi hướng công đức với
ước nguyện: “Cầu mong tất cả
vô lượng chúng sinh sử dụng công đức này như nền tảng để
đạt được Giác ngộ. Nhờ sự
hồi hướng này, cầu mong tất cả
chúng sinh được giải thoát khỏi các cõi thấp và được
an lập trên
con đường giải thoát.” Điều quan trọng đối với
chúng ta là
thực hiện sự
hồi hướng trên một
phạm vi càng rộng lớn càng tốt. Trong cách thức này
chúng ta noi gương các
Đại Bồ Tát như
Phổ Hiền và Văn Thù khi các ngài
hồi hướng công đức do các
hoạt động của các ngài cho sự
lợi lạc của tất cả
chúng sinh. Sự
hồi hướng phải
hoàn toàn không có bất kỳ sự
hy vọng được tưởng thưởng nào. Càng nhiều càng tốt,
chúng ta nên tự
giải thoát khỏi sự bám níu vào
ý niệm về một
tác nhân, một hành động, và một đối tượng của hành động,
nhận thức rằng ba thứ này chỉ là những
ý niệm trống rỗng.
Nếu
chúng ta đang
thực hiện Pháp ngưndro hay
thực hành chuẩn bị, thì nó
đặc biệt thích hợp với việc
thực hiện các
lễ lạy trong sự
kết hợp với pháp Guru yoga, trong khi tụng đọc lời
Cầu nguyện Bảy nhánh. Đó là bởi các sự
lễ lạy,
cúng dường mạn đà la, và
sám hối sẽ
hiệu quả hơn khi được tập trung vào
Đạo sư của
chúng ta.
Thực hiện một
lễ lạy duy nhất đối với
Đạo sư của ta thì có
năng lực hơn một trăm ngàn
lễ lạy thập phương chư Phật và
Bồ Tát. Đây là
lý do tại sao
chúng ta thực hiện sự
cúng dường bảy nhánh trực tiếp tới vị Thầy của ta, vì qua sự
cúng dường này các che chướng của ta sẽ
bị xua tan, mọi sự
ban phước của vị Thầy sẽ nhanh chóng
đi vào con người chúng ta, và như thế
chúng ta sẽ có thể
hoàn thành các
sự tích tập
công đức và
trí tuệ. Nếu thâu thập và tập trung lượng nước mưa vào
duy nhất một cái phễu rộng, ta có thể làm đầy một thùng lớn rất nhanh chóng.
Tương tự như vậy, nếu
chúng ta tập trung mọi
nỗ lực bằng cách
cúng dường chúng cho vị Thầy, thì ta sẽ có thể
tiến bộ nhanh chóng trên
con đường.
Chúng ta phải luôn luôn niêm phong sự
thực hành của ta bằng cách
hồi hướng bất kỳ
công đức nào tích tập được cho sự
lợi lạc và
giải thoát của tất cả
chúng sinh.
Công đức đã được
hồi hướng sẽ không bao giờ bị mất đi, giống như một giọt nước được đặt trong
đại dương sẽ không bao giờ bốc hơi.
Công đức không được
hồi hướng sẽ chỉ tạo ra các kết quả phù du, giống như một giọt nước được nhỏ trên một hòn đá nóng sẽ bay hơi
lập tức.