Thư Viện Lưu Trữ Ebook Tam Tạng Kinh Điển

18/07/202110:50 SA(Xem: 18521)
Thư Viện Lưu Trữ Ebook Tam Tạng Kinh Điển
sơ đồ tam tạngsơ đồ tam tạng 2
(Sơ đồ được thực hiện bởi Bình Anson)
so-do-tam-tang

Tam tạng (三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka) có nghĩa là ba phần cốt tuỷ của kinh sách đạo Phật. Theo các chuyên gia về Phật giáo, Tripitaka có nghĩa là "Tam Tạng" gồm ba bộ : kinh, luật và luận (tiếng Pali gọi là Tipitaka). Trên thế giới đã có nhiều bảng khắc gỗ, chẳng hạn như bộ Tripitaka khắc gỗ đầu tiên của Trung Quốc vào đời Tống, cuối thế kỷ thứ 10. Nhưng phiên bản này lại không được bảo tồn nguyên vẹn. Cho nên Tripitaka của Triều Tiên dưới triều đại Goryeo được xem là bộ Tripitaka Koreana viết bằng Hán tự, cổ xưa nhất và đầy đủ nhất đúng theo phong cách thư pháp và nghệ thuật. 
 
1. Kinh tạng (經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Hiện tại Phật giáo có 2 hệ Kinh tạng
Kinh Nam truyền (Nikaya) được phiên dịch từ tiếng Pali và được được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; gồm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương ưng bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya). 
Năm bộ này được chuyển sang Hán ngữ gọi là A-hàm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm, và Tiểu A-hàm.
Kinh Bắc truyền: điển hình như các bộ Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Đại Tập, Kim Cang, Bát Nhã...
 
2. Luật tạng (律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.

3. Luận tạng (論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka) cũng được gọi là A-tì-đạt-ma, vô tỷ pháp hay vi diệu pháp tạng chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết họctâm lí học; dạy cho chúng ta thấy rõ pháp bản thể đúng theo sự thật trong thân ta và tất cả chúng sanh như là tâm, sở hữusắc pháp và cũng sẽ biết rõ Níp-bàn là mục đích tối thượng trong Đạo PhậtLuận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất, mặc dù sự khác biệt giữa các trường phái không đáng kể.

Tam tạng còn được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali, có lẽ xuất phát từ một bản của Trưởng lão bộ (sa. sthaviravādin) ở Trung Ấn. Theo truyền thuyết, Kinh tạngLuật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Công nguyên), trong đó Ưu-bà-li nói về Luật và A-nan-đà trình bày giáo pháp. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng đó. 

Theo một số tài liệu thì Luận tạng cũng hình thành ngay sau đó. Ngoài văn hệ Pali, ngày nay người ta cũng còn các tạng kinh, luật bằng Phạn ngữ, được Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin) lưu truyền, nhất là ở những vùng Tây Bắc Ấn Độ.

Kinh sách của các tông phái khác như  Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và Pháp Tạng bộ (sa. dharmaguptaka) ngày nay chỉ còn trong bản chữ Hán và tiếng Tây Tạng. Các kinh sách quan trọng của Phật giáo Trung QuốcNhật Bản phần lớn đều xuất phát từ Pháp Tạng bộ. Các bộ này không xếp thành hệ thống nghiêm khắc như những tạng Pali và qua thời gian cũng có thay đổi. Danh mục cũ nhất về các Kinh tạng vào năm 518 ghi lại 2113 tác phẩm. Toàn bộ kinh sách đó được in lại lần đầu trong năm 972.

Xem chi tiết nội dung:

TẠNG KINH NAM TRUYỀN  | | TẠNG KINH BẮC TRUYỀN | | TẠNG LUẬT || TẠNG VÔ TỶ PHÁP




.

Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 2423)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…