Con Đường Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát (Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

07/07/20235:33 SA(Xem: 4059)
Con Đường Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát (Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)
THIỆN PHÚC
CON ĐƯỜNG TU TẬP
THEO TINH THẦN BỒ TÁT

THE PATH OF CULTIVATION IN BODHISATTVAS' SPIRIT
con duong tu tap
PDF icon (4)CON ĐƯỜNG TU TẬP THEO TINH THẦN BỒ TÁT

Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

 

Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content 
Lời Đầu Sách—Preface  
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Bồ Tát Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Summaries of Bodhisattvas In Buddhist Teachings
Chương Một—Chapter One: Sơ Lược Về Bồ Tát—Summaries of Bodhisattvas  
Chương Hai—Chapter Two: Đặc Tính Của Chư Bồ Tát—Characteristics of Bodhisattvas  
Chương Ba—Chapter Three: Chư Bồ Tát Hóa Độ Chúng Sanh—Bodhisattvas' Teaching & Saving Sentient Beings 
Chương Bốn—Chapter Four: Bồ Tát Thừa và Nhị Thừa—Bodhisattvayana and the Two Vehicles 
Chương Năm—Chapter Five: Bồ Tát và Phàm Phu—Bodhisattvas and Ordinary People    
Chương Sáu—Chapter Six: Tại Gia & Xuất Gia Bồ Tát—Lay Bodhisattvas & Monastic Bodhisattvas 
Phần Hai—Part Two: Con Đường Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát—The Path of Cultivation In Bodhisattvas' Spirit 
Chương Bảy—Chapter Seven: Sơ Lược Về Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng—A Summary of the Cultivation in Bodhisattvas' Spirit In the Brahmajala Sutra 
Chương Tám—Chapter Eight: Tu Tập Mười Nghiệp Thiện—Cultivation of Ten Good Actions  
Chương Chín—Chapter Nine: Tu Tập Đúng Theo Trung Đạo—To Cultivate In Accordance With the Middle Path 
Chương Mười—Chapter Ten: Tu Tập Hạnh Vô Úy Của Chư Bồ Tát—Practice of Bodhisattvas' Fearlessness 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Người Tại Gia Tu Tập Bồ Tát Đạo Theo Tinh Thần Kinh Thiện Sanh—Lay People Cultivate On Bodhisattvas' Paths In the Spirit of the Sujata Sutra
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tu Tập Mười Giới Trọng Theo Tinh Thần Kinh Phạm Võng—Cultivation of Ten Bodhisattvas' Major Precepts In the Spirit of the Brahma-Net Sutra   
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tu Tập Bốn Mươi Tám Giới Khinh Theo Tinh Thần Kinh Phạm Võng—Cultivation of Forty Eight Secondary Precepts In the Spirit of the Brahma-Net Sutra 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tu Tập Bốn Mươi Tâm Bồ Tát Theo Tinh Thần Kinh Phạm Võng—Cultivation of Forty Bodhisattva Positions in the Spirit of the Brahma-Net Sutra 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Người Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát Luôn Tu Tập Mười Điều Tâm Niệm—Practitioners In Bodhisattvas' Spirit Always Cultivate Ten Non-Seeking Practices
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Tinh Thần Bồ Tát: Tu Tập Loại Trừ Tất Cả Các Loại Tà Kiến Giải—Bodhisattvas' Spirit: To Cultivate to Eliminate All Kinds of Wrong Views    
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Cứu Độ Hay Hóa Độ Chúng Sanh?—Salvation or Teaching and Saving of Sentient Beings? 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Tu Tập Bồ Tát Hạnh—Cultivation of Bodhisattva's Practices 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Tu Tập Bồ Tát Nguyện—Cultivation of Bodhisattvas' Vows 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Tu Tập Hồi Hướng Công Đức Theo Tinh Thần Bồ Tát—To Cultivate Dedication of Merits In Bodhisattvas' Spirit  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tu Tập Đúng Theo Tinh Thần Bồ Tát Đạo—Cultivation In Accordance With The Spirit of Bodhisattvas' Path 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Những Pháp Tu Căn Bản Trên Con Đường Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát—Basic Methods of Cultivation On the Path of Cultivation In Bodhisattvas' Spirit   
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Bồ Đề Tâm & Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát—Bodhicitta & Practitioners Who Cultivate In Bodhisattvas' Spirit  
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Hành Giả Tu Theo Tinh Thần Bồ Tát Tu Tập Bốn Tâm Vô Lượng—Practitioners Who Follow in Bodhisattvas' Spirit Cultivate Four Immeasurable Minds   
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát Luôn Tu Tập Thiền Định Nơi Bốn Pháp Niệm Xứ—Practitioners Who Cultivate In Bodhisattvas' Spirit Always Meditate On Four Kinds of Mindfulness
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Tu Tập Sáu Ba La Mật Theo Tinh Thần Bồ Tát Thừa—Cultivation of Six Paramitas In the Spirit of the Bodhisattva-Vehicle 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tu Tập Tám Con Đường Thánh—Cultivation of the Noble Eightfold Path                                           
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tu Tập Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ ĐạoTu Tập Đúng Theo Tinh Thần Bồ Tát—Cultivation of Thirty-Seven Aids to Enlightenment Means to Cultivate In Accordance With Bodhisattvas' Spirit
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tinh Chuyên Tu Tập Nhất Thừa Đưa Đến Quả Vị Phật Hoàn Mãn—Diligent Cultivation of the One Vehicle Leads to Perfect Buddhahood  
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Sáu Giai Đoạn Phát Triển Của Bồ Tát—Six Stages of Bodhisattva Developments
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Hành Trạng Của Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát—Actions & Deportments of Practitioners Who Cultivate In Accordance With Bodhisattvas' Spirit  
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Từ Phàm Phu Đến Vô Sanh Pháp Nhẫn Bồ Tát—From Ordinary People to Bodhisattvas With the Tolerance of Non-Birth  
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Hành Giả Tu Tập Thân Theo Tinh Thần Bồ Tát—Practitioners Cultivate Bodies In the Spirit of Enlightening Beings 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Người Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát Không Tận Hữu Vi Cũng Không Trụ Vô Vi—Practitioners In Bodhisattvas'Spirit Are Neither Exhausting the Mundane State Nor Staying in the Supramundane State 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ TátPháp Môn Bất Nhị—Practitioners In Bodhisattvas' Spirit & Non-Dual Dharma-Door  
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát Phá Tà Hiển Chánh—Practitioners In Bodhisattvas'
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Lòng Bi Mẫn Của Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát—Compassion of Practitioners Who Cultivate in Bodhisattvas' Spirit 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Nên Cẩn Trọng Với Hai Tướng Bồ Tát—Be Careful With Two Categories of Bodhisattvas  
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát Nên Luôn Cố Gắng Thông Hiểu Cốt Lõi Đạo Phật—Practitioners In Bodhisattvas' Spirit  Should Always Understand Buddhist Teachings Thoroughly 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Ngữ Nghĩa & Văn Tự Của Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát—Languages & Meanings and Written Words of Practitioners Who Cultivate In the Spirit of the Bodhisattvas 
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Tánh Không & Hành Giả Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát—Sunyata & Practitioners Who Cultivate In Bodhisattvas' Spirit
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Tam Tu Giới-Định-Huệ Theo Tinh Thần Tu Tập Bồ Tát—Three Kinds of Cultivations of Discipline-Meditation-Wisdom In the Spirit of Bodhisattvas' Cultivation 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Tinh Thần Tu Tập Bồ Tát: Phước-Huệ Song Tu—The Spirit of Bodhisattvas' Cultivation: Simultaneous Cultivations of Blessings & Wisdom                                                                                  
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Hành Trình Đi Tìm Vị Bồ Tát Bên Trong—The Journey to Find the Bodhisattva Within
Tài Liệu Tham Khảo—Refrences

                                                        

Lời Đầu Sách

 

Theo Phật giáo, Bồ Tát là người có ước vọng thành Phật và cũng là người hết lòng giúp đỡ người khác đạt được sự cứu độ. Khái niệm Bồ Tát đạo xuất hiện trong cả Phật giáo Nguyên Thủy lẫn Phật giáo Đại Thừa. Vì vậy ý tưởng Bồ Tát Đạo trong Phật giáo Đại Thừa không xa lạ với truyền thống Nguyên ThủyBồ Tát luôn tu tập theo “Bồ Đề Tâm,” “Lục Độ Ba La Mật,” “Tứ Nhiếp Pháp,” và “Tứ Vô Lượng Tâm.” Đặc biệt nhất là “Tứ Vô Lượng Tâm” vì bốn đức hạnh này không đứng riêng rẽ hoặc rời rạc nhau, trong đó lòng “Bi” có thể được coi là trung tâm, vì “Bi” là nền tảng của “Từ” tượng trưng cho tình thương, sự kính trọng và lòng quan tâm đến chúng sanh mọi loài. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, Bồ Tát là người tu tập đoạn trừ kiết sử, thanh tịnh tâm để trở thành bậc toàn thiệngiác ngộ. Chính những Bồ Tát như vậy xuất hiện trong kinh điển Pali. Thành tựu như vậy là Bồ Tát đã hoàn toàn thành lý tưởng phạm hạnh của mình. Nhưng lý tưởng Đại Thừa đã đưa Bồ Tát đến những nỗ lực lớn hơn dựa trên những hoạt động tích cực để giúp tất cả chúng sanh đau khổ đạt được hạnh phúc tối hậu mà trước đó Bồ Tát không quan tâm. Không thỏa mãn với những tu tập chỉ làm giảm thiểu tham, sân, si, tiêu trừ kiết sửhoàn thành đời sống phạm hạnh cho chính mình, nên Bồ Tát chú tâm nỗ lực giúp tất cả chúng sanh trong cuộc phấn đấu vượt qua khổ đau phiền nãocuối cùng đạt được giác ngộgiải thoát cho họ. Như vậy, Bồ Tát là một chúng sanh trên đường giác ngộ, và nguyện chỉ đạt được đại giác một khi cứu độ hết thảy chúng sanh. Từ Bắc Phạn có nghĩa là “Hữu tình giác,” hay “một chúng sanh giác ngộ,” hay “một chúng sanhbản chất là trí tuệ” hay “một chúng sanh khao khát giác ngộ.” Nói cách khác, Bồ Tát được xem như là một con người cũng với nghiệp của chính mình ở cõi đời này như những người khác, nhưng vị Bồ Tát bằng chính sự nỗ lực của mình, không phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, tu tập theo phương pháp cụ thểthực tế để vượt qua những xung đột bên trong chính mình bao gồm những nghiệp xấu và những khổ đau, cũng như những khủng hoảng bên ngoài như môi trường, tai họa... để có thể thay đổi trạng thái mất thăng bằng và để tất cả cùng sống với nhau trong một thế giới bình an, thịnh vượnghạnh phúc. Đây là lý tưởng của Phật giáo Đại Thừa. Bắt đầu cuộc hành hoạt của một vị Bồ Tát được đánh dấu bằng “phát tâm giác ngộ” hay “Bồ Đề Tâm,” trong đó Bồ Tát nguyện thành Phật để làm lợi lạc chúng sanh. Trong kinh văn Đại Thừa, việc này thường theo sau một nghi lễ công khai nguyện đạt thành Phật quả để làm lợi lạc chúng sanh. Có nghĩa là: “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” Đây là một trong những đại nguyện của một vị Bồ Tát. Sau đó thì vị Bồ Tát theo đuổi mục tiêu Phật quả bằng cách tiến tu từ từ Lục Ba La Mật hay Thập Ba La Mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, vân vân. Hai phẩm chất chính trong đó vị Bồ Tát tu tậptừ bitrí tuệ, và khi mà các Ba La Mật đã được tu tập kiện toàn, và từ bi cũng như trí tuệ đã được phát triển đến mức độ cao nhất, thì vị Bồ Tát trở thành một vị Phật.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Con Đường Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra hạnh nguyệncon đường tu tập theo tinh thần của chư Bồ Tát trong kinh điển Phật giáo cho hàng Phật tử chúng ta noi theo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự mình tu tậptự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Con Đường Tu Tập Theo Tinh Thần Bồ Tát” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý căn bản của nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

 Thiện Phúc

Preface

 

According to Buddhism, a Bodhisattva is a being who resolves to become a fully enlightened Buddha and who dedicates his efforts to helping other sentient beings to attain salvation. The concept of Bodhisattvahood appears in both Theravada and Mahayana Buddhisms. So the idea of Bodhisattva in Mahayana Buddhism is in no way a strange idea to the Theravada Buddhism. Bodhisattvas always cultivate “the mind to bodhi (bodhicita),” “the six Paramitas,” “the four all-embracing virtues,” and “the Four Immeasurables.” Especially, “the Four Immeasurables” for these four characteristics cannot be viewed in discreteness or in isolation. Among them, “Compassionate” is the most essential, for “Karuna” or “Compassionate” is the basis of “Maitri” or “Loving-kindness” which stands for “love, respect and care for all living beings.” In the Theravada Buddhism, a Bodhisattva is a person in the school of the elders who is desirous of acquiring the characteristics of a perfect being, the enlightened one. It appears as such in the Pali Nikayas. The accomplishment of such a state makes him content. But the ideal of Mahayana induces him to greater effort based on dynamic activity to help other beings attain ultimate bliss; before that he does not pay any attention to save beings from the state of suffering. Not satisfied with his own mitigation of desire some actions that make him subjected to malice and all kind of craving, he strives up on helping all other beings to overcome their sufferings and afflictions, and finally to attain enlightenment and emancipation. So, Bodhisattva is a being who is on the path to awakening, who vows to forego complete enlightenment until he or she helps other beings attain enlightenment. A Sanskrit term which means “Awakening being” or a “being of enlightenment,” or “one whose essence is wisdom,” or “a being who aspires for enlightenment.” This is the ideal of Mahayana Buddhism. The beginning of the Bodhisattva’s career is marked by the dawning of the “mind of awakening” (Bodhi-citta), which is the resolve to become a Buddha in order to benefit others. In other words, Bodhisattva is considered as a human being with his own karmas at his very birth as all other creatures, but he can be able to get rid of all his inner conflicts, including bad karmas and sufferings, and external crises, including environments, calamities and other dilema, can change this unfortunate situation and can make a peaceful, prosperous and happy world for all to live in together by using his effort and determination in cultivating a realisitc and practical way without depending on external powers. In Mahayana literature, this is commonly followed by a public ceremony of a vow to attain Buddhahood (Pranidhana) in order to benefit other sentient beings. That is to say: “Above to seek bodhi, below to save (transform) beings.”  This is one of the great vows of a Bodhisattva. After that point the bodhisattva pursues the goal of Buddhahood by progressively cultivating the six, sometimes ten, “perfections” (Paramita): generosity, ethics, patience, effort, concentration, and wisdom. The two primary qualities in which the Bodhisattva trains are compassion and wisdom, and when the perfections are fully cultivated and compassion and wisdom developed to their highest level, the Bodhisattva becomes a Buddha.

This little book titled “The Path of Cultivation In Bodhisattvas' Spirit” is not a profound study of Buddhist teachings, but a book that simply points out Bodhisattvas' practices, vows and paths of cultivation in Bodhisattvas' Spirit in Buddhist Scriptures for us, Buddhists, to follow. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that means we, ourselves, have to cultivate and to examine with our own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths, that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “The Path of Cultivation In Bodhisattvas' Spirit” in Vietnamese and English to spread basic teachings in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 Thiện Phúc










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3252)
16/10/2023(Xem: 2886)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.