Những Đóa Hoa Giác Ngộ Trong Vườn Thiền Duy Ma Tập 2 (Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

25/07/20234:04 SA(Xem: 3999)
Những Đóa Hoa Giác Ngộ Trong Vườn Thiền Duy Ma Tập 2 (Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC

NHỮNG ĐÓA HOA GIÁC NGỘ
TRONG VƯỜN THIỀN DUY MA
FLOWERS OF ENLIGHTENMENT
IN THE VIMALAKIRTI ZEN GARDEN

TẬP II
VOLUME II

Những Đóa Hoa Giác Ngộ Trong Vườn Thiền Duy Ma Tập 2PDF icon (4)NHỮNG ĐÓA HOA GIÁC NGỘ TRONG VƯỜN THIỀN DUY MA-2

XEM TẬP I:
Những Đóa Hoa Giác Ngộ Trong Vườn Thiền Duy Ma Tập 1
(Ebook Song Ngữ Vietnamese-English PDF)


 

Copyright © 2023 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục II

Table of Content II

 

Mục Lục—Table of Content 
Lời Mở Đầu—Preface 
Phần Ba—Part Three: Hoa Giác Ngộ Luôn Nở Trong Vườn Thiền Duy Ma—Flowers of Enlightenment Always Bloom In The Vimalakirti Zen Garden 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Phật Quốc Bồ Tát—Bodhisattvas in the Buddhaland 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tịnh Độ Của Chư Bồ Tát Theo Kinh Duy Ma—Pure Lands of Bodhisattvas In the Vimalakirti Sutra
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five:  Cuộc Đối Thoại Giữa Duy Ma Cật Và Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Về Thiền Định—The Conversation on Meditation Between Vimalakirti and Manjusri Bodhisattva  
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Phương Tiện Giáo Hóa Chúng Sanh—Means For Teaching & Saving Sentient Beings 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Mười Phương Pháp Bình Đẳng Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Dharmas of Sameness in Ten Directions In the Spirit Of the Vimalakirti Sutra 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Không Tận Hữu Vi Không Trụ Vô Vi—Neither Exhausting the Mundane State Nor Staying In the Supramundane State  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Chúng Sanh Bệnh Nên Bồ Tát Bệnh Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—All Living Beings Are Subject to Illness, I Am Ill As Well In the Spirit of the Vimalakirti Sutra
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Thân Phàm Phu & Thân Phật Trong Tinh Thần Kinh Duy Ma—Manusyakaya & Buddhakaya In the Spirit of the Vimalakirti Sutra                                 
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Pháp Giải Thoát Trong Kinh Duy Ma—Dharma of Liberation In the Vimalakirti Sutra
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Buông Xả Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Equanimity In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Chân Thiên Nhãn Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Real Deva Eye In the Spirit of the Vimalakirti Sutra
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four:  Quan Niệm Độ Thoát Chúng Sanh Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—The Concept of Saving Sentient Beings In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Pháp Hỷ—Dharma of Joy  
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Bồ Tát Quán Chúng Sanh Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Bodhisattvas Contemplate on Sentient Beings In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Bất Thối Chuyển Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Never-Receding Stage In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Hội Pháp Thí Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—The Bestowal of Dharma In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma Thân Nầy Là Huyễn Giả—In the Spirit of the Vimalakirti Sutra This Body Is Illusory                          
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Duy Ma Cật Khuyến Giáo Ta Bà Khổ—Vimalakirti’s Bitter and Eager Words   
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Lòng Bi Mẫn Của Bồ Tát Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Compassion of BodhisattvasIn the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Nhị Tướng Bồ Tát Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Two Categories of Bodhisattvas In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Mười Lăm Pháp Quán Niệm Về Vô Vi Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Fifteen Modes of Contemplation On Non-Active State In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four:    Những Pháp Tu Tối Thượng Trong Kinh Duy Ma—Vimalakirti's Excellent Cultivative Deeds In the Vimalakirti Sutra   
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Như Lai Chủng Theo Kinh Duy Ma—The Seed of Tathagata (Buddhahood) According to the Vimalakirti Sutra 
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Như Pháp Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—The State of Suchness In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Ngài Duy Ma Cật Dạy Về Những Thứ Phá Phạm Giới Luật—Vimalakirti Taught About Things That Offend Against the Law 
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Đạo Sư Của Pháp Bảo Như Hải Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Treasures of the Dharma and Acted Like Skillful Seafaring Pilots In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine:     Pháp Cúng Dường Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Serving the Dharma In the Spirit of the Vimalakirti Sutra
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Pháp Thân Như Lai Vô Lậu Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Tathagata's Dharmakaya Is Non-Leaking In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Pháp Tướng Như Huyễn Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—All Things Are Illusions In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Phật Sự Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Buddha’s Affairs In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Bồ Đề Quyến Thuộc Của Hành Giả Tu Phật Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Bodhi Families Of Buddhist Practitioners In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four:    Buông Xả & Giải Thoát Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Upeksa & Emancipation In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Tám Pháp Thành Tựu Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Eight Perfections In the Spirit of the Vimalakirti Sutra
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tâm Thanh Tịnh Phật Độ Thanh Tịnh Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Pure Mind, the Buddha Land is Pure In the Spirit of the Vimalakirti Sutra   
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Thân Hiện Hữu Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Physical Existence In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Thần Lực Bất Cộng Pháp Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Individual Supernatural Characteristics In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine:     Thực Hành Chánh Niệm Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—To Practice Right Mindfulness In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty:  Thân Như Lai Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—The Tathagata's Body In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Tinh Hoa Giác Ngộ Trong Kinh Duy Ma Cật—The Quintessence of Enlightenment In the Vimalakirti Sutra  
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Tâm Như Thế Nào, Tội Cấu Cũng Như Thế Ấy—Minds Are Being Such, So Are Their Sins  
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Tịnh Độ Của Chư Bồ Tát Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Lands of Purity of Bodhisattvas In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four:  Pháp ĐăngVô Tận Đăng Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—The Lamp of Buddha's Dharma Is An Inexhaustible Lamp In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five: Hai Tướng Bồ Tát Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Two Categories of Bodhisattvas In the Spirit of the Vimalakirti Sutra                                  
Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six: Bồ Đề Không Dùng Thân, Không Dùng Tâm... Tịch Diệt Ham Muốn Là Bồ Đề—Bodhi Can Be Won By Neither Body Nor Mind. For Bodhi Is the State of Calmness and Extinction of Passion 
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven:    Bồ Tát Hạnh Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Bodhisattva's Practices In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight: Chư Bồ Tát Làm Lợi Ích & Độ Thoát Cho Chúng SanhCõi Ta Bà Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Bodhisattvas’ Excellent Deeds & Liberation of Living Beings in the Saha World In the Spirit of the Vimalakirti Sutra
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Bồ Tát Thông Đạt Phật Đạo Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Bodhisattvas Enter the Buddha Path In the Spirit of the Vimalakirti Sutra 
Chương Bảy Mươi—Chapter Seventy: Xuất Gia Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Renunciation In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Bảy Mươi Mốt—Chapter Seventy-One: Vãng Sanh Tịnh Độ Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—Being Reborn in the Buddha’s Pure Land In the Spirit of the Vimalakirti Sutra  
Chương Bảy Mươi Hai—Chapter Seventy-Two: Đường Về Phật Quốc Theo Tinh Thần Kinh Duy Ma—The Path to the Buddha Land According to the Vimalakirti Sutra 
Chương Bảy Mươi Ba—Chapter Seventy-Three: Trong Vườn Thiền Duy Ma Những Kỳ Hoa Dị Thảo Khác Vẫn Luôn Xanh Tươi—In The Vimalakirti Zen Garden Other Wonderful Flowers & Distinguished Plants Are Forever Green  
Tài Liệu Tham Khảo—References

Lời Đầu Sách

 

Giác ngộ theo Phật giáo là chúng ta phải nỗ lực tu tập cho đến khi chúng ta nhận thấy được rằng vấn đề trong cuộc sống không phải ở ngoài chúng ta, chừng đó chúng ta mới thực sự cất bước trên con đường đạo. Chỉ khi nào sự tỉnh thức phát sinh chúng ta mới thấy được sự hài hòa của cuộc sống mà chúng ta chưa bao giờ nhận thấy từ trước. Trong nhà Thiền, giác ngộ không phải là điều mà chúng ta có thể đạt được, nhưng nó là trạng thái thiếu vắng một thứ gì khác. Nên nhớ, trong suốt cuộc đời của chúng tachúng ta luôn chạy đông chạy tây để tìm cầu, luôn đeo đuổi mục đích gì đó. Giác ngộ thật sự chính là sự buông bỏ tất cả những thứ đó. Tuy nhiên, nói dễ khó làm. Việc tu tập là việc làm của từng cá nhân chứ không ai làm dùm cho ai được, không có ngoại lệ! Dầu cho chúng ta có đọc thiên kinh vạn quyển trong cả ngàn năm thì việc làm nầy cũng không đưa chúng ta đến đâu cả. Chúng ta phải tu tập và phải nỗ lực tu tập cho đến cuối cuộc đời của mình. Từ giác ngộ rất quan trọng trong nhà Thiền vì mục đích của việc tu thiền là đạt tới cái được biết như là ‘giác ngộ.’ Giác ngộ là cảnh giới của Thánh Trí Tự Chứng, nghĩa là cái tâm trạng trong đó Thánh Trí tự thể hiện lấy bản tánh nội tại của nó. Sự tự chứng nầy lập nên chân lý của Thiền, chân lý ấy là giải thoát và an nhiên tự tại. Theo Thiền Sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập II, Ngộ là toàn thể của Thiền. Thiền bắt đầu từ đó mà chấm dứt cũng ở đó. Bao giờ không có ngộ, bấy giờ không có Thiền. Ngộ là thước đo của Thiền như một tôn túc đã nói. Ngộ không phải là một trạng thái an tĩnh không thôi; nó không phải là sự thanh thản mà là một kinh nghiệm nội tâm không có dấu vết của tri thức phân biệt; phải là sự thức tỉnh nào đó phát khởi từ lãnh vực đối đãi của tâm lý, một sự trở chiều với hình thái bình thường của kinh nghiệm vốn là đặc tính của đời sống thường nhật của chúng ta. Nói cách khác, chân giác ngộ chính là sự thấu triệt hoàn toàn bản thể của tự ngã. Thuật ngữ Đại Thừa gọi là ‘Chuyển Y’ hay quay trở lại, hay lật ngược cái cơ sở của tâm ý, ở đây toàn bộ kiến trúc tâm thức trải qua một cuộc thay đổi toàn diện. Ngộ là kinh nghiệm riêng tư thân thiết nhất của cá nhân, nên không thể nói bằng lời hay tả bằng bút được. Tất cả những gì các Thiền sư có thể làm được để truyền đạt kinh nghiệm ấy cho người khác chỉ là thử khơi gợi lên, hoặc chỉ trỏ cho thấy. Người nào thấy được là vừa chỉ thấy ngay, người nào không thấy thì càng nương theo đó để suy nghĩlập luận càng sai đề.

Duy Ma Cật còn được gọi là Tịnh Danh, một vị cư sĩ tại gia vào thời Đức Phật còn tại thế, là một Phật tử xuất sắc về triết lý nhà Phật. Nhiều câu hỏi và trả lời giữa Duy Ma Cật và Phật vẫn còn được ghi lại trong Kinh Duy Ma. Theo kinh Duy Ma Cật, phẩm Phương Tiện, trong thời Đức Phật còn tại thế, trong thành Tỳ Xá Ly có ông trưởng giả tên là Duy Ma Cật, đã từng cúng dường vô lượng các Đức Phật, sâu trồng cội lành, đặng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Sức biện tài vô ngại của ông đã khiến ông có khả năng du hí thần thông. Ông đã chứng các môn tổng trì, đặng sức vô úyhàng phục ma oán, thấu rõ pháp môn thâm diệu, khéo nơi trí độthông đạt các pháp phương tiệnthành tựu đại nguyện. Ông biết rõ tâm chúng sanh đến đâu, hay phân biệt các căn lợi độn, ở lâu trong Phật đạo, lòng đã thuần thụcquyết định nơi Đại Thừa. Những hành vi đều khéo suy lường, giữ gìn đúng oai nghi của Phật, lòng rộng như bể cả. Chư Phật đều khen ngợi, hàng đệ tửĐế ThíchPhạm Vương, vua ở thế gianvân vân thảy đều kính trọng. Theo kinh Duy Ma Cật, phẩm Phương Tiện, vì muốn độ người, nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện làm thân trưởng giả ở thành Tỳ Xá Ly, có của cải nhiều vô lượng để nhiếp độ các hạng dân nghèo; giữ giới thanh tịnh để nhiếp độ những kẻ phá giới; dùng hạnh điều hòa nhẫn nhục để nhiếp độ các người giận dữ; dùng đại tinh tấn để nhiếp độ những kẻ biếng nhác; dùng nhất tâm thiền tịch để nhiếp độ những kẻ tâm ý tán loạn; dùng trí tuệ quyết định để nhiếp độ những kẻ vô trí; tuy làm người bạch y cư sĩ mà giữ gìn giới hạnh thanh tịnh của Sa Môn. Tuy ở tại gia mà không đắm nhiễm ba cõi. Tuy thị hiện có vợ con, nhưng thường tu phạm hạnh. Dù có quyến thuộc, nhưng ưa sự xa lìa. Dù có đồ quý báu, mà dùng tướng tốt để nghiêm thân. Dù có uống ăn mà dùng thiền duyệt làm mùi vị. Nếu khi đến chỗ cờ bạc, hát xướng thì ông lợi dụng cơ hội để độ người. Dù thọ các pháp ngoại đạo nhưng chẳng tổn hại lòng chánh tín. Tuy hiểu rõ sách thế tục mà thường ưa Phật pháp, được tất cả mọi người cung kính. Nắm giữ chánh pháp để nhiếp độ kẻ lớn người nhỏ. Tất cả những việc trị sanh, buôn bán làm ăn hùn hợp, dù được lời lãi của đời, nhưng chẳng lấy đó làm vui mừng. Dạo chơi nơi ngã tư đường cái để lợi ích chúng sanh. Vào việc trị chánh để cứu giúp tất cả. Đến chỗ giảng luận dẫn dạy cho pháp Đại Thừa. Vào nơi học đường dạy dỗ cho kẻ đồng môn. Vào chỗ dâm dục để chỉ bày sự hại của dâm dục. Vào quán rượu mà hay lập chí. Nếu ở trong hàng trưởng giả, là bực tôn quý trong hàng trưởng giả, giảng nói các pháp thù thắng. Nếu ở trong hàng cư sĩ, là bậc tôn quý trong hàng cư sĩ, dứt trừ lòng tham đắm cho họ. Nếu ở trong dòng Sát Đế Lợi, là bậc tôn quý trong dòng Sát Đế Lợidạy bảo cho sự nhẫn nhục. Nếu ở trong dòng Bà La Môn, là bực tôn quý trong dòng Bà La Môn, khéo trừ lòng ngã mạn của họ. Nếu ở nơi Đại thần là bực tôn quý trong hàng Đại thần, dùng chánh pháp để dạy dỗ. Nếu ở trong hàng Vương tử, là bực tôn quý trong hàng Vương tử, chỉ dạy cho lòng trung hiếu. Nếu ở nơi nội quan, là bực tôn quý trong hàng nội quan, khéo dạy dỗ các hàng cung nữ. Nếu ở nơi thứ dân, là bực tôn quý trong hàng thứ dânchỉ bảo làm việc phước đức. Nếu ở nơi trời Phạm Thiên, là bực tôn quý trong Phạm Thiêndạy bảo cho trí tuệ thù thắng. Nếu ở nơi trời Đế Thích, là bực tôn quý trong Đế Thích, chỉ bày cho pháp vô thường. Nếu ở nơi trời Tứ Thiên Vương hộ thế, là bực tôn quý trong Tứ thiên vương hộ thế, hằng ủng hộ chúng sanhTrưởng giả Duy Ma Cật dùng cả thảy vô lượng phương tiện như thế làm cho chúng sanh đều được lợi ích. Nói cách khác, trong Vườn Thiền Duy Ma, hoa Giác Ngộ luôn nở trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Tập sách nhỏ có tựa đề là “Những Đóa Hoa Giác Ngộ Trong Vườn Thiền Duy Ma” chỉ nhằm trình bày sơ lược về những tinh túy cốt lõi  trong Kinh Duy Ma Cật mà tác giả tập sách nầy xem như là những đóa hoa Giác Ngộ, chứ không phải là một quyển sách nghiên cứu thâm sâu về huyền nghĩa của kinh nầy. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phật là con đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Điều quan trọng nhất ở đây là hành giả phải bước vào thực tập những cốt lõi của tinh túy trong giáo thuyết nhà Phật, để có thể thiết lập những mẫu mực đạo đức nầy trong những sinh hoạt đời sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thức và hạnh phúc hơn. Trong các kinh điển của Đức Như Lai, trong trường hợp nầy là Kinh Duy Ma Cậtđức Phật đã nói rõ về con đường diệt khổ, cũng như những vườn hoa giác ngộ & giải thoát mà Ngài đã tìm ra và trên con đường đó Ngài đã tiến tới quả vị Phật. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng liên tục và hiểu biết đúng đắn. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Những Đóa Hoa Giác Ngộ Trong Vườn Thiền Duy Ma” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu những cốt lõi tinh túy trong giáo pháp nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độđặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhtỉnh thức, và hạnh phúc.

 

Thiện Phúc

 

 

Preface

 

Enlightenment in Buddhism means we must strive to cultivate until we begin to get a glimmer that the problem in life is not outside ourselves, then we have really stepped on the path of cultivation. Only when that awakening starts, we can really see that life can be more open and joyful than we had ever thought possible. In Zen, enlightenment is not something we can achieve, but it is the absence of something. All our life, we have been running east and west to look for something, pursuing some goal. True enlightenment is dropping all that. However, it is easy to say and difficult to do. The practice has to be done by each individual, and no-one can do it for us, no exception! Even though we read thousands of sutras in thousands of years, it will not do anything for us. We all have to practice, and we have to practice with all our efforts for the rest of our life. The term ‘Enlightenment’ is very important in the Zen sects because theultimate goal of Zen discipline is to attain what is known as ‘enlightenment.’ Enlightenment is the state of consciousness in which Noble Wisdom realizes its own inner nature. And this self-realization constitutes the truth of Zen, which is emancipation (moksha) and freedom (vasavartin). Enlightenment is the whole of Zen. Zen starts with it and ends with it. When there is no enlightenment, there is no Zen. Enlightenment is the measure of Zen, as is announced by a master. Enlightenment is not a state of mere quietude, it is not tranquilization, it is an inner experience which has no trace of knowledge of discrimination; there must be a certain awakening from the relative field of consciousness, a certain turning-away from the ordinary form of experience which characterizes our everyday life. In other words, true enlightenment means the nature of one’s own self-being is fully realized. The technical Mahayana term for it is ‘Paravritti,’ turning back, or turning over at the basis of consciousness. By this entirety of one’s mental construction goes through a complete change. Enlightenment is the most intimate individual experience and therefore cannot be expressed in words or described in any manner. All that one can do in the way of communicating the experience to others is to suggest or indicate, and this only tentatively. The one who has had it understands readily enough when such indication are given, but when we try to have a glimpse of it through the indices given we utterly fail.

Vimalakirti is usually called Pure Name, name of a layman of Buddha’s time who was excellent in Buddhist philosophy. Many questions and answers between Vimalakirti and the Buddha are recorded in the Vimalakirti-nirdesa. According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Expedient Method (Upaya) of Teaching, in the great town of Vaisai, there was an elder called Vimalakirti, who had made offerings to countless Buddhas and had deeply planted all good roots, thereby, achieving the patient endurance of the uncreate. His unhindered power of speech enabled him to roam everywhere using his supernatural powers to teach others. He had achieved absolute control over good and evil influences (dharani) thereby, realizing fearlessness. So he overcame all passions and demons, entered all profound Dharma-doors to enlightenment, excelled in Wisdom perfection (prajna-paramita) and was well versed in all expedient methods (upaya) of teaching, thereby, fulfilling all great Bodhisatva vows. He knew very well the mental propensities of living beings and could distinguish their various (spiritual) roots. For along time, he had trodden the Buddha-path and his mind was spotless. Since he understood Mahayana, all his actions were based on right thinking. While dwelling in the Buddha’s awe-inspiring majesty, his mind was extensive like the great ocean. He was praised by all Buddhas and revered by Indra, Brahma and worldly kings. According to the Vimalakirti Sutra, Chapter Expedient Method (Upaya) of Teaching, as he was set on saving men, he expediently stayed at Vaisali for this purpose. He used his unlimited wealth to aid the poor; he kept all the rules of morality and discipline to correct those breaking the precepts; he used his great patience to teach those giving rise to anger and hate; he taught zeal and devotion to those who were remiss; he used serenity to check stirring thoughts; and employed decisive wisdom to defeat ignorance. Although wearing white clothes (of the laity) he observed all the rules of the Sangha. Although a layman, he was free from all attachments to the three worlds (of desire, form and beyond form). Although he was married and had children, he was diligent in his practice of pure living. Although a householder, he delighted in keeping from domestic establishments. Although he ate and drank (like others), he delighted in tasting the flavour of moderation. When entering a gambling house, he always tried to teach and deliver people there. He received heretics but never strayed from the right faith. Though he knew worldly classics, he always took joy in the Buddha Dharma.  He was revered by all who met him.  He upheld the right Dharma and taught it to old and young people.  Although occasionally he realized some profit in his worldly activities, he was not happy about these earnings. While walking in the street, he never failed to convert others (to the Dharma).  When he entered a government office, he always protected others (from injustice).  When joining a symposium, he led others to the Mahayana. When visiting a school he enlightened the students. When entering a house of prostitution, he revealed the sin of sexual intercourse. When going to a tavern, he stuck to his determination (to abstain from drinking).  When amongst elders he was the most revered for he taught them the exalted Dharma. When amongst (among) upasakas, he was the most respected for he taught them how to wipe out all desires and attachments.  When amongst those of the ruling class, he was the most revered, for he taught them forbearance. When amongst Brahmins, he was the most revered, for he taught them how to conquer pride and prejudice. When amongst government officials he was the most revered, for he taught them correct law. When amongst princes, he was the most revered, for he taught them loyalty and filial piety.  When in the inner palaces, he was the most revered, for he converted all maids of honour there.  When amongst common people, he was the most revered, for he urged them to cultivate all meritorious virtues. When amongst Brahma-devas, he was the most revered, for he urged the gods to realize the Buddha wisdom.  When amongst Sakras and Indras, he was the most revered, for he revealed to them the impermanence (of all things). When amongst lokapalas, he was the most revered, for he protected all living beings. Thus, Vimalakirti used countless expedient methods (upaya) to teach for the benefit of living beings. In other words, in the Vimalakirti Zen Garden, Flowers of Enlightenment always bloom in four seasons of Spring, Summer, Autumn, and Winter. 

This little book titled “Flowers of Enlightenment In the Vimalakirti Zen Garden” is only showing the cores of the quintessence which the author of this book considers as Flowers of Enlightenment in the Vimalakirti Sutra; it is not a profound study of wonderful meanings of this sutra. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. The most important thing here is to enter into practicing these cores of the quintessence in Buddhist teachings in order to be able to establish these patterns of virtues in daily life activities, to make our lives more peaceful, mindful and happy. In Buddhist scriptures, in thus case, the Vimalakirti Sutra, the Buddha already explained clearly about the path of elimination of sufferings, flowers of enlightenment and liberation which He found out and He advanced to the Buddhahood on that path. Now, it's our own responsibility to practice or not to practice. The path of cultivation still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Flowers of Enlightenment In the Vimalakirti Zen Garden” in Vietnamese and English to introduce basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

Thiện Phúc







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3259)
16/10/2023(Xem: 2887)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.