Thư Viện Hoa Sen

Xác Lập Liễu NghĩaCương Yếu Về Triết Thuyết Của Các Trường Phái Phật Giáo Ấn-độ Cổ Điển

06/09/20233:37 SA(Xem: 2767)
Xác Lập Liễu Nghĩa – Cương Yếu Về Triết Thuyết Của Các Trường Phái Phật Giáo Ấn-độ Cổ Điển
XÁC LẬP LIỄU NGHĨA
Cương Yếu về Triết Thuyết của các 
Trường phái Phật Giáo Ấn-độ Cổ Điển
Gon-chok-jikmay-wang-bo (1728-91) འཇིགས་མེད་དབང་པོ།
(Chánh văn Giáo Khoa cho các Lớp Mật Tông Cơ Bản)
Xác Lập Liễu Nghĩa
PDF icon (4)TenetForStudent

MỞ ĐẦU

Đây là bản sơ dịch chánh văn của tác phẩm “གྲུབ་མཐའ།།” – Xác Lập Liễu Nghĩa1 của Gon-chok-jik-may-wang-bo (དཀོན་མཆོག་འཇིགས་མེད་དབང་པོ་) vốn là một bản luận thu gọn và viết lại vào năm 1733 từ một nguyên tác གྲུབ་པའི་མཐའི་རྣམ་པར་བཞག་པ་གསལ་ བར་བཤད་པ་ཐུབ་བསྟན་ལྷུན་པའི་མཛེས་རྒྱན་ (Trang Nghiêm Phật Pháp Minh Giải Chi tiết Phân Định Xác Lập Liễu Nghĩa) của Jam-yang-shay-ba (འཇམ་དབྱངས་བཞད་པ་).

Tên đầy đủ của tác phẩm này là གྲུབ་པའི་མཐའི་རྣམ་པར་བཞག་པ་རིན་པོ་ཆེའི་ཕེང་བ་ Bảo Niệm Châu Phân Định Xác Lập Liễu Nghĩa. Tác phẩm này đã trở thành sách văn học giáo khoa nền tảng của các Học Viện Phật Giáo lớn như là Go-mang (སོ་མང་) Dre-bung (འབྲས་སྤུངས་), Tra-shi-kyil (བཀྲ་ཤིས་འཁིལ་). Sau 1959, sách trở thành cơ sở của bộ môn Xác Lập Liễu Nghĩa, giảng dạy về lập trường triết thuyết nền tảng của các trường phái triết học Ấn-độ, trong đó đi sâu vào trọng tâm là các Giáo thuyết Liễu Nghĩa (vt. GTLN – tức là các luận điểm triết học tối hậu) của các trường phái Phật giáo Ấn-độ (vốn truyền xuống cho Phật giáo Tây Tạng).

Đây là bản dịch lấy từ luận giải truyền khẩu của đạo sư Geshe Lhundup Sopa (1923–2014) một trong các vị giám khảo của đương kim Thánh đức Dalai Lama thư 14 của kỳ sát hạch 1959 tại Lhasa trước khi Tây Tạng bị chiếm.

Chương trình học về GTLN thường được giảng dạy sau khi các tu sinh đã trải qua các huấn luyện về Pháp Loại học (འསྡུས་གྲྭ་); Tâm Loại học (བོ་རིགས་); và các khái niệm cơ sở của Biểu Lý học (nền tảng của biện chứng học) (རྟགས་ རིགས་) trong vài năm đầu của chương trình chính quy. Và đây cũng yêu cầu để học hiểu được các giảng giải này. Trong trường hợp độc giả không có 1Một số bản dịch đã dịch tựa sách thành Tông Luận. Tuy nhiên, cách dịch này không phản ánh đúng ý nghĩa của thuật ngữ Tạng “གྲུབ་མཐའ” từ chánh văn. 2 các đào tạo chính quay thì có thể đọc trước các tài liệu về A-tì-đạt-ma để có thể nắm được nội dung. Một bổ xung kiến thức quan trọng được khuyến cáo cho cả hai đối tượng độc giả này là việc học / tìm hiểu thêm về tác phẩm Nhập Trung Quán Luận Thích (དབུ་མ་ལ་འཇུག་པའི་བཤད་པ་ཞེས་བྱ་བ།, Madhyama[1]kāvatāra) của ngài Nguyệt Xứng.

GTLN vốn chứa đựng các thông tin quan trọng về các triết thuyết mà mỗi một trường phái chính trong các bộ phái Phật giáo Ấn-độ luận giải, tin theo, và thực hành. Nội dung chính sẽ là các định nghĩa các khái niệm, sư phân chia thành các tiểu phái, từ nguyên (lý do mà một bộ phái mang tên của nó), và theo các luận lý riêng của từng phái, sẽ dẫn đến nội dung các khẳng định về GTLN bao gồm các đối tượng tu trì, các đối tượng cần loại bỏthành quả của đạo pháp tu trì.

Mỗi trường phái hay tiểu phái sẽ có những lý do để chấp nhận các tiền đề đặc trưng từ đó dẫn đến toàn bộ hệ thống GTLN riêng biệt cũng như những đặc điểm chung cho từng bộ phái hay tiểu phái.

Do tầm quan trọng của bộ môn, bản sơ dịch này được trình bày nhằm hỗ trợ các tu sinh mới và các độc giả Phật giáo Mật tông hiện đang muốn hiểu sâu hơn nhưng lại vướng bởi hàng rào ngôn ngữ. Cũng như là bản sơ dịch này sẽ giúp người đọc có một cái nhìn tường tận hơn về các hệ thống trường phái triết học Ấn mà vốn KHÔNG được miêu tả một cách tường tận trong các tài liệu Phật học từ truyền thống Hán ngữ.

Nếu đủ duyên phần chú giải đầy đủ và có thêm các truy nguyên kinh điển, dành cho các tu sinh chuyên sâu sẽ được chi tiết hóa và phổ biến trong tập san chuyên môn về Phật Học Luận Tập của nhà Hương Tích xuất bản 2 . Xa hơn, một luận giải toàn phần, sẽ hình thành và được xuất bản dưới dạng một tập sách chuyên sâu về triết học Phật giáo Ấn-độ.

Một lời khuyên cho người học: vì đây là chủ đề triết học Phật giáo đề cập đến các lập trường về bản thể học và quan điểm của tánh KhôngNhị đế một cách rất cô đọng huyên áo. Đồng thời các bộ phái lại dựa trên những 2Ở đây, xin khẳng định từ khi bắt đầu dịch và viết tất cả các luận hay tiểu luận liên quan đến Phật học, người trình bày chưa bao giờ nhận về bất kỳ một loại thù lao lớn nhỏ nào kể cả các sách đã được xuất bản. Việc phân biệt nơi đăng và nội dung là tùy duyên theo thời gian, trình độ độc giả, và nơi trình bày. 3 tiền đề, luận chứng khác nhau dẫn đến các khẳng định hay tin tưởng, phương tiện, và con đường tu tập khác nhau của mỗi trường phái kể cả các tiểu phái. Cho nên, để hiểu rõ và đúng người tu học cần có một nỗ lực kiên trìtruy cứu đủ sâu. Bản thân người dịch đã tự mình theo học khóa học về đề tài này không dưới 3 lần với các vị đạo sư và học giả khác nhau để có cơ hội lãnh hội kiến thức rõ ràng và đầy đủ hơn. Bản dịch này đã được đọc kiểm thảo các lời văn trình bày trong chừng dễ hiểu nhất có thể. Tuy nhiên, vẫn khó tránh khỏi các điểm khó hay các lỗi ngoài ý muốn về văn phong hay chánh tả. Tác giả rất mong mỏichân thành cảm tạ sự đóng góp (dù hiếm khi nhận được từ phía độc giả vốn thầm lặng nhưng mức truy cầu lại rất cao).

Mọi hoan hỉ truy vấn hay đóng góp ý kiến xin liên lạc về người dịch [email protected]

Kính chúc an lạc tinh tấn




Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 2622)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: