Bồ Đề Tâm | Bodhicitta (song ngữ) sách PDF

07/07/20202:37 CH(Xem: 23842)
Bồ Đề Tâm | Bodhicitta (song ngữ) sách PDF
THIỆN PHÚC
BỒ ĐỀ TÂM
BODHICITTA

Bo De Tam - Thien Phuc

LỜI ĐẦU SÁCH

 

Tâm Bồ Đềtâm giác ngộ, tâm thấy được bản mặt thật của chư pháp, tâm tin nơi nhân quảPhật tánh nơi chúng sanh cũng như luôn dụng công tu hành hướng về quả vị Phật. Bồ Đề Tâm liên hệ tới hai chiều hướng: Thượng cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sanh. Theo Kinh Hoa Nghiêm, Bồ Đề thuộc về chúng sanh; nếu khôngchúng sanh thì chư Bồ tát sẽ không bao giờ đạt được chánh đẳng chánh giác. Bồ Đề tâm là đặc tánh quan trọng nhất của Bồ Tát, nên thuyết giảng về siêu việt tánh của Bồ Đề Tâm trong Triết Học Trung Quán của Ngài Long Thọnhấn mạnh về các đặc tánh của Bồ Đề Tâm như sau: Bồ Đề Tâm siêu việt tất cả mọi hạn định của ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới. Nó không phải cá biệt mà là phổ quát. Từ bi chính là bản chất của Bồ Đề Tâm, vì thế tất cả Bồ Tát coi Bồ Đề tâmlý do tồn tại của họ. Chính vì vậyBồ đề tâm cư ngụ trong trái tim của bình đẳng tánh, tạo nên những phương tiện giải thoát cho cá nhân.

Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na nói: “Bồ Đề Tâm làm nhân, đại bi làm căn bản, phương tiện làm cứu cánh.” Ví như người đi xa, trước tiên phải nhận định mục tiêu sẽ đến, phải ý thức chủ đích cuộc hành trình bởi lý do nào, và sau dùng phương tiện hoặc xe, thuyền, hay phi cơ mà khởi tiến. Người tu cũng thế, trước tiên phải lấy quả vô thượng Bồ Đề làm mục tiêu cứu cánh; lấy lòng đại bi lợi mình lợi sanh làm chủ đích thực hành; và kế đó tùy sở thích căn cơlựa chọn các pháp môn  hoặc Thiền, hoặc Tịnh, hoặc Mật làm phương tiện tu tập. Phương tiện với nghĩa rộng hơn, còn là trí huệ quyền biến tùy cơ nghi, áp dụng tất cả hạnh thuận nghịch trong khi hành Bồ Tát đạo. Cho nên Bồ Đề Tâmmục tiêu cần phải nhận định của hành giả, trước khi khởi công hạnh huân tu.

Theo kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu quên mất Bồ Đề Tâm mà tu các pháp lành, đó là ma nghiệp.” Lời nầy xét ra rất đúng. Ví như người cất bước khởi hành mà chẳng biết mình sẽ đến đâu, và đi với mục đích gì, thì cuộc hành trình chỉ là quanh quẩn, mỏi mệt và vô ích mà thôi. Người tu cũng thế, nếu dụng công khổ nhọc mà quên sót mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình lợi sanh, thì bao nhiêu hạnh lành chỉ đem đến kết quả hưởng phước nhơn thiên, chung cuộc vẫn bị chìm mê quanh quẩn trong nẻo luân hồi, chịu vô biên nỗi khổ, nghiệp ma vẫn còn. Như vậy phát tâm Bồ Đề lợi mình lợi người là bước đi cấp thiết của người tu.

Phát Bồ Đề Tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện:

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
 Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng không phải chỉ nói suông “Tôi phát Bồ Đề Tâm” là đã phát tâm, hay mỗi ngày tuyên đọc Tứ Hoằng Thệ Nguyện, gọi là đã phát Bồ Đề Tâm. Muốn phát Bồ Đề Tâm hành giả cần phải quán sát để phát tâm một cách thiết thực, và hành động đúng theo tâm nguyện ấy trong đời tu của mình. Có những người xuất gia, tại gia mỗi ngày sau khi tụng kinh niệm Phật đều quỳ đọc bài hồi hướng: “Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não…” Nhưng rồi trong hành động thì trái lại, nay tham lam, mai hờn giận, mốt si mê biếng trễ, bữa kia nói xấu hay chê bai chỉ trích người, đến bữa khác lại có chuyện tranh cãi gây gổ buồn ghét nhau. Như thế tam chướng làm sao tiêu trừ được? Chúng ta phần nhiều chỉ tu theo hình thức, chứ ít chú trọng đến chỗ khai tâm, thành thử lửa tam độc vẫn cháy hừng hực, không hưởng được hương vị thanh lương giải thoát của Đức Phật đã chỉ dạy.

Đức Như Lai đã giải thích rõ về tâm Bồ đề, một cái tâm vị tha là tâm luôn mong đạt được giác ngộ cho mình, đồng thời cũng đạt được giác ngộ cho người. Bồ Đề Tâm được định nghĩa là ý hướng vị tha, muốn đạt giác ngộ để giúp chúng sanh. Sự đạt đến giác ngộ cần thiết chẳng những để mang lại lợi lạc cho người khác, mà còn cho chính sự hoàn thiện bản chất của chính mình. Tâm Bồ đề là cửa ngỏ giác ngộ và đạt thành quả vị Phật. Cuộc hành trình triệt tiêu nghiệp chướng để đi từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Bồ Đề Tâm” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ Mỹ gốc Việt. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.

                                                                                          Thiện Phúc


Preface

 

The Bodhi Mind is the awakened or enlightened mind, the mind that perceives the real behind the seeming, believes in moral consequences, and that all have the Buddha-nature, and aims at Buddhahood. The spirit of enlightenment, the aspiration to achieve it, the mind set on Enlightenment. It involves two parallel aspects: Above is to seek the Buddha Way, below is to save or transform all beings.

According to the Avatamsaka Sutra, Bodhi (enlightenment) belongs to living beings. Without living beings, no Bodhisattva could achieve Supreme, Perfect Enlightenment. Bodhicitta is the most important characteristic of Bodhisattva, thus on the basis of Nagarjuna’s Discourse on the Transcendentality of the Bodhicitta, he gives a detailed description of Bodhicitta as thus: The Bodhicitta is free from all determinations, the five skandhas, the twelve ayatanas, and the eighteen dhatus. It is not particular, but universal. Love is the esence of the Bodhicitta, therefore, all Bodhisattvas find their reason of being in this. Thus, the Bodhicita abides in the heart of sameness (samata) creates individual means of salvation (upaya).

The Mahavairocana Sutra says: “The Bodhi Mind is the cause, great Compassion is the root, skilful means are the ultimate.” For example, if a person is to travel far, he should first determine the goal of the trip, then understand its purpose, and lastly, choose such expedient means of locomotion as automobiles, ships, or planes to set out on his journey. It is the same for the cultivator. He should first take Supreme Enlightenment as his ultimate goal, and the compassionate mind which benefits himself and others as the purpose of his cultivation, and then, depending on his references and capacities, choose a method, Zen, Pure Land or Esoterism, as an expendient for practice. Expedients, or skillful means, refer, in a broader sense, to flexible wisdom adapted to circumstances, the application of all actions and practices, whether favorable or unfavorable, to the practice of the Bodhisattva Way. For this reason, the Bodhi Mind is the goal that the cultivator should clearly understand before he sets out to practice.  

According to the Avatamsaka Sutra says: “To neglect the Bodhi Mind when practicing good deeds is the action of demons.” This teaching is very true indeed. For example, if someone begins walking without knowing the destination or goal of his journey, isn’t his trip bound to be circuitous, tiring and useless? It is the same for the cultivator. If he expends a great deal of effort but forgets the goal of attaining Buddhahood to benefit himself and others, all his efforts will merely bring merits in the human and celestial realms. In the end he will still be deluded and revolved in the cycle of Birth and Death, undergoing immense suffering. If this is not the action of demons, what, then, is it? For this reason, developing the Supreme Bodhi Mind to benefit oneself and others should be recognized as a crucial step.

Awakening the Bodhi Mind, as indicated earlier, can be summarized in the four Bodhisattva vows as follows:

“Sentient beings are numberless,
I vow to save them all;
Afflictions are inexhaustible,
I vow to end them all;
Dharma foors are boundless,
I vow to master them all;
Buddhahood is unsurpassable,
I vow to attain it.”

However, it is not enough simply to say “I have developed the Bodhis Mind,” or to recite the above verses every day. To really develop the Bodhi Mind, the practitioner should, in his cultivation, meditate on and act in accordance with the essence of the vows. There are cultivators, clergy and lay people alike, who, each day, after reciting the sutras and the Buddha’s name, kneel down to read the transference verses: “I wish to rid myself of the three obstructions and sever afflictions…” However, their actual behavior is different, today they are greedy, tomorrow they become angry and bear grudges, the day after tomorrow it is delusion and laziness, the day after that it is belittling, criticzing and slandering others. The next day they are involved in arguments and disputes, leading to sadness and resentment on both sides. Under these circumstances, how can they rid themselves of the three obstructions and sever afflictions? In general, most of us merely engage in external forms of cultivation, while paying lip service to “opening the mind.” Thus, the fires of greed, anger and delusion continue to flare up, preventing us from tasting the pure and cool flavor of emancipation as taught by the Buddhas.

The Buddha already explained very clearly on Bodhi Mind, an altruistic mind of enlightenment is a mind which wishes to achieve attainment of enlightenment for self, spontaneously achieve enlightenment for all other sentient beings. The spirit of Enlightenment, the aspiration to achieve it, the Mind set on Enlightenment. Bodhicitta is defined as the altruistic intention to become fully enlightened for the benefit of all sentient beings. The attainment of enlightenment is necessary for not only in order to be capable of benefitting others, but also for the perfection of our own nature. Bodhi mind is the gateway to Enlightenment and attainment of Buddha. The journey leading to elimnation of karmas and hindrances in order to advance from human to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Bodhi Mind” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Vietnamese-American Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness, and happiness.

Mục Lục
Table of Content

Lời Đầu Sách—Preface 
Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Bồ Đề—An Overview and Meanings of Bodhi  
Chương Hai—Chapter Two: Bồ Đề Tâm—Bodhicitta 
Chương Ba—Chapter Three: Các Loại Bồ Đề Tâm—Categories of Bodhicitta 
Chương Bốn—Chapter Four: Phát Bồ Đề Tâm—Bodhi Resolve  
Chương Năm—Chapter Five: Sáu Yếu Điểm Phát Chân Tâm Bồ Đề—Six Points to Develop a True Bodhi Mind 
Chương Sáu—Chapter Six: Mười Đặc Điểm Của Bồ Đề Tâm—Ten Characters of Bodhicitta 
Chương Bảy—Chapter Seven: Mười Lý Do Khiến Chúng Sanh Phát Tâm Bồ Đề—Ten Reasons to Cause Sentient Beings to Develop Bodhi Mind 
Chương Tám—Chapter Eight: Tám Cách Phát Bồ Đề Tâm—Eight Ways to Develop Bodhi Resolve
Chương Chín—Chapter Nine: Mười Cách Phát Bồ Đề Tâm Của Chư Bồ Tát—Ten Kinds of Causes of Great Enlightening Beings’ Development of the Bodhi Resolve  
Chương Mười—Chapter Ten: Bảy Phần Bồ Đề 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Phiền Não Tức Bồ Đề—Afflictions are Bodhi
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Phát Bồ Đề Tâm Và Tứ Hoằng Thệ Nguyện—Bodhi Resolve and the Four Universal Vows 
Phụ Lục A—Appendix A: Bồ Đề Nhân Quả Thể Nghĩa Dụng—The Essence, Meaning and Function of Bodhi
Phụ Lục B—Appendix B: Bồ Đề Đạo Tràng—Bodh-Gaya  
Tài Liệu Tham Khảo—References   

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.



pdf_download_2
BO DE TAM



Bài đọc thêm:

Phát Tâm Bồ-đề - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Việt Dịch: Châu Pha - Tiểu Nhỏ
https://thuvienhoasen.org/p26a28753/4-phat-tam-bo-de
Khuyên Phát Bồ Đề Tâm Văn (Thích Trí Quang dịch Việt)

Bài Văn Khuyên Phát Tâm Bồ Đề (HT. Tuyên Hóa giảng)




.

Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 49577)
11/06/2018(Xem: 140877)
07/09/2011(Xem: 59869)
16/04/2024(Xem: 2410)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…