Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý, Thị Chư Phật Giáo | Thiện Phúc

28/07/20244:59 SA(Xem: 3568)
Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý, Thị Chư Phật Giáo | Thiện Phúc

THIỆN PHÚC

CHƯ ÁC MẠC TÁC
CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH
TỰ TỊNH KỲ Ý
THỊ CHƯ PHẬT GIÁO

 

DO NO EVIL-DO ONLY GOOd
PURIFY THE MIND
Doctrines of all Buddhas

chu ac mac tacPDF icon (4)CHƯ ÁC MẠC ÁC-CHÚNG THIỆN PHỤNG HÀNH-TỰ TỊNH KỲ Ý

 

Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface   
Phần Một—Part One: Đạo Phật-Con Người-Vũ Trụ & Thế Giới Ta Bà Theo Quan Điểm Phật Giáo—Human Beings-Buddhist Cosmology & The Saha World In Buddhist Point of View 
Chương Một—Chapter One: Tóm Lược Về Đạo Phật—Summaries of Buddhism 
Chương Hai—Chapter Two: Vũ Trụ Quan-Nhân Sinh Quan Phật Giáo & Thế Giới Chúng Ta Đang Sống Hôm Nay—Buddhist Cosmology-Buddhist Outlook on Life & The Worldly World Where We Are Living Nowadays 
Chương Ba—Chapter Three: Kiếp Người Theo Phật Giáo & Sinh Học Hiện Đại—Human Life According to Buddhism & Modern Biology
Chương Bốn—Chapter Four: Con Người Chỉ Là Hợp Thể Của Thân Và Tâm—Man Is Only a Conflux of Mind and Body 
Chương Năm—Chapter Five: Con Người Là Những Chúng SanhTâm Trí Luôn Biết Thiện Ác & Sự Thanh Tịnh Của Tâm Ý—Human Beings Are Beings That Have Sharp Minds & Alway Know Good from Evil and  the Purification of the Mind
Phần Hai—Part Two: Chư Ác Mạc Tác—Do No EvilChương Sáu—Chapter Six: Ác Theo Quan Điểm Phật Giáo—Akusala or Evil  In Buddhist Point of View                                                                                                                       
Chương Bảy—Chapter Seven: Ác Pháp Theo Quan Điểm Phật Giáo—Akusala Dharmas In Buddhist Point of View 
Chương Tám—Chapter Eight: Những Việc Làm Ác Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Evil Actions In Buddhist Teachings 
Chương Chín—Chapter Nine: Không Thân Cận Ác Tri Thức Sẽ Tránh Được Việc Lãng Phí Sức Lực & Thời Gian Trong Tu Tập—Not to Closely Associate With Evil Friends Will Avoid Wasting the Energy & Time in Cultivation 
Chương Mười—Chapter Ten: Ba Ác Đạo—Three Evil Paths 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Không Làm Những Điều Ác Nơi Thân-Khẩu-Ý—Not to Do Evil In the Body-Mouth-Mind
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Lời Dạy Của Chư Phật & Chư Tổ Về Việc Chư Ác Mạc Tác—Buddhas' & Patriarchs' Teachings on Not Doing Evil Actions  
Phần Ba—Part Three: Chúng Thiện Phụng Hành—Do Only Good 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Thiện Theo Quan Điểm Phật Giáo—Kusala or Good  In Buddhist Point of View
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Thiện Pháp Theo Quan Điểm Phật Giáo—Kusala Dharmas In Buddhist Point of View
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Những Thiện Nghiệp Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Good Actions In Buddhist Teachings
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Thân Cận Thiện Tri Thức Tạo Thêm Sức Mạnh Trong Tu Tập—Closely Associate With Good-Knowing Advisors Creates More Strength in Cultivation 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Lời Phật Dạy Về Chúng Thiện Phụng Hành Trong Giáo Điển—The Buddha's Teachings on "Doing Only Good" in Scriptures 
Phần Bốn—Part Four: Tự Tịnh Kỳ Ý—Purify the Mind 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Khái Niệm Về Tâm Ý Theo Quan Điểm Phật Giáo—The Concept of Mind in Buddhist Point of View 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Đặc Tánh Của Tâm—Characteristics of Mind 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty:Năng Lực Của Tâm—The Power of the Min
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tự Tịnh Kỳ Ý—Purify the Mind 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Tự Tịnh Kỳ Ý Là Tự Kiểm Soát & Làm Chủ Tâm Mình—To Purify the Mind Means to Control & to Be Self-Mastery of the Mind 
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Tự Tịnh Kỳ Ý Là Luôn Giữ Cho Tâm Không Dao Động Trong Mọi Hoàn Cảnh—To Purify the Mind Means Always to Maintain An Un-Agitated Mind Under All Circumstances 
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tự Tịnh Kỳ Ý Là Điều Phục Vọng Tâm Trong Mọi Hoàn Cảnh—To Purify the Mind Means To Tame the Deluded Mind Under All Circumstances 
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Năm Phép Quán Làm Cho Tâm Tĩnh Lặng & Thanh Tịnh—The Five-Fold Procedures for Quieting & Purifying the Mind 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Trong Tu Tập, Nên Cố Gắng Kiểm Soát & Thanh Tịnh Tâm Ý Trong Mọi Tình Huống—In Cultivation, We Should Try To Control & Purify the Mind Under All Circumstances
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Sáu Tâm Ô Nhiễm Cần Luôn Được Thanh Lọc Trong Tiến Trình Tu Tập—Six Defiled Minds Need Always Be Purified In the Process of Cultivation 
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tự Tịnh Kỳ Ý Bằng Tu Tập  Thiền Quán—Cultivation of the Purification of the Mind Through Practices of  Meditation & Contemplation
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Những Lời Phật Dạy Về Tự Tịnh Kỳ Ý Trong Kinh Điển Phật Giáo—The Buddha’s Teachings on Purifying the Mind in Buddhist Scriptures 
Phần Năm—Part Five: Chư Ác Mạc Tác-Chúng Thiện Phụng Hành-Tự Tịnh Kỳ Ý-Thị Chư Phật Giáo—Do No Evil-Do Only Good-Purify the Mind-Doctrines of All Buddhas 
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Tóm Lược Về Những Lời Dạy Cốt Lõi Nhất Trong Đạo Phật—Summaries of the Very Core Teachings of Buddhism Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Tầm Quan Trọng Của Việc Tu Tập Chư Ác Mạc Tác Chúng Thiện Phụng Hành-Tự Tịnh Kỳ Ý Trong Tu Tập Phật Giáo—The Importance of the Cultivation of Not Doing Evil, Doing Only Good, and Purifying the Mind in Buddhist Cultivation
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Chư Ác Mạc Tác-Chúng Thiện Phụng Hành Luôn Song Hành Với Lời Phật Dạy Gieo Cái Gì Thì Gặt Cái Ấy—Doing No Evil-Doing Only Good Always Goes Side By Side With the Buddha's Teaching on You Reap Whatever You Sow 
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Căn Bản Của Sự Tu Tập Trong Phật Giáo Là Chuyển Ác Thành Thiện—Basic Buddhist Cultivation Is Changing From Evil to Good 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Sức Mạnh Của Việc Làm Thiện Và Tránh Làm Việc Ác—The Strength of Doing the Good and Avoiding Doing the Evil 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Chư Ác Mạc Tác-Chúng Thiện Phụng Hành-Tự Tịnh Kỳ Ý Ôm Trọn Pháp Môn Song Tu Phước-Huệ—Do No Evil-Do Only Good-Purify the Mind Embraces the Whole Dharma Door of Simultaneous Cultivations of Blessings & Wisdom 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Người Phật Tử Thuần Thành Nên Luôn Làm Việc Thiện Tránh Làm Việc Ác & Biết Cách Thanh Tịnh Thân Tâm Và Giới Đức—Devout Buddhists Should Always Try to Do the Good and Avoid Doing the Evil & Know How to Purify Body-Mind-Morality
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Chư Bồ Tát Thanh Tịnh Thân Tâm Theo Tinh Thần Tứ Vô Lượng Tâm & Lục Độ Ba La Mật—Bodhisattvas Purify the Body and Mind In the Spirit of the Immeasurable Minds & the Six Paramitas 
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Lời Phật Dạy Về Thiện-Ác & Tâm Ý Thanh Tịnh Trong Giáo Điển Phật Giáo—The Buddha's Teachings on Kusala-Akusala & Purification of the Mind in Buddhist Scriptures 
Phần Sáu—Part Six: Phụ Lục—Appendices 
Phụ Lục A—Appendix A: Chế Ngự Tham Lam-Sân Hận-Si Mê-Đố Kỵ Và Những Hành Động Xấu Ác Khác—To Overcome Greed, Anger, Ignorance, Jealousy, and Other Evil Deeds 
Phụ Lục B—Appendix B: Tham Thiền-Niệm Phật và Thiện Ác Đối Với Người Tại Gia—Meditation-Buddha Recitation and “Good and Evil”For Lay People
Phụ Lục C—Appendix C: Lời Khuyên Dạy Người Tại Gia Trong Kinh Thi Ca La Việt—Advice to Lay People In The Sigalaka Sutra
Phụ Lục D—Appendix D: Trí Huệ Chân Chánh Giúp Hành Giả Giảm Thiểu Hắc Nghiệp—A Real Wisdom Helps Practitioners Reducing Evil Karmas
Phụ Lục E—Appendix E: Vai Trò Của Giới-Định-Huệ Trong Tu Tập Phật Giáo—Roles of Discipline-Meditation-Wisdom in Cultivation in Buddhism 
Phụ Lục F—Appendix F: Năm Thứ Ác Luôn Khiến Hành Giả Phạm Giới & Gây Tội Tạo Nghiệp—Five Evils That Always Induce Practitioners to Break Rules, to Commit Offenses & to Create Karmas 
Phụ Lục G—Appendix G: Tám Ngọn Gió Độc Có Thể Khiến Hành Giả Phạm Giới & Gây Tội Tạo Nghiệp—Eight Poisonous Winds Can Induce Practitioners to Break Precepts, to Commit Offenses&to Create Karma 
Phụ Lục H—Appendix H: Những Con Ma Độc Lôi Kéo Hành Giả Đi Vào Con Đường Phạm Giới & Gây Tội—Poisonous Demons That Drag Practitioners to the Path of Breaking Precepts & Committing Offenses
Phụ Lục I—Appendix I: Năm Mươi Ma Ngũ Uẩn Xui Khiến Chúng Ta Phạm Giới & Gây Tội—Fifty Demons of the Five Skandhas Cause Us to Break Precepts & to Commit Offenses 
Phụ Lục J—Appendix J: Những Thứ Cần Làm & Những Thứ Không Nên Làm—Things A Buddhist Should Always Do & Things A Buddhist Should Never Do
Phụ Lục K—Appendix K: Tu Tập Thân-Khẩu-Ý Đồng Nghĩa Với Việc Đưa Thập Ác Sang Bờ Thập Thiện—Cultivation of Body-Mouth-Mind Is Synonymous With Ferrying the Ten Evil Actions to the Shore of the Ten Meritorious Deeds 
Phụ Lục L—Appendix L: Nhàn Cư Thập Thiện—Ten Wholesome Advantages of a Hermitage  
Phụ Lục M—Appendix M:     Sáu Mươi Hai Loại Kiến Giải Khiến Cho Tâm Bất Tịnh—Sixty-Two Views That Cause the Mind to Become Impure 
Phụ Lục N—Appendix N: Tu Tập Để Đạt Được Cái Tâm An Tịnh Và Tập Trung—To Cultivate to Achieve A Peaceful and Concentrated Mind
Phụ Lục O—Appendix O:  Tâm Thanh Tịnh Phật Độ Thanh Tịnh—Pure Mind, the Buddha Land is Pure  Tài Liệu Tham Khảo—References 

Lời Đầu Sách

 

Khi nói đến Phật Giáo, chúng ta không thể bỏ qua một câu nói rất có ý nghĩa trong Kinh A HàmKinh Pháp Cú câu 183, đó là: Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý, Thị Chư Phật Giáo. Nghĩa là “Không làm những việc ác, chỉ làm những việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó lời chư Phật dạy.” Biển pháp mênh mông cũng từ bốn câu kệ nầy mà ra. Trong giáo thuyết Phật giáo, điều thiện có nghĩa là điều thuận lý, và ác có nghĩa là nghịch lý. Xưa nay chúng ta tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn, không rõ ràng. Vì vậy mà có lúc chúng ta sanh tâm lành, lúc lại khởi niệm ác. Khi niệm thiện khởi lên thì tâm niệm “Không làm điều ác chỉ làm điều lành,” nhưng khi niệm ác khởi lên thì chúng ta hăng hái nghĩ đến việc “làm tất cả điều ác, không làm điều lành.” Vì từ vô lượng kiếp đến nay chúng ta đã tạo nghiệp lẫn lộn giữa thiện và ác như vậy cho nên hôm nay làm việc thiện, song ngày mai lại khởi tâm làm ác, rồi ngày kia lại khởi tâm làm việc chẳng thiện chẳng ác. Người con Phật chân thuần phải hết sức cẩn trọng trong mọi tác động từ đi, đứng, nằm, ngồi. Lúc nào mình cũng phải có ý niệm thanh tịnh, quang minh, chứ không khởi niệm bất tịnh, ô nhiễm. Theo Phật giáo, điều Thiện là hành động cố ý phù hợp với Bát Thánh Đạo. Như vậy điều thiện không những chỉ phù hợp với chánh nghiệp, mà còn phù hợp với chánh kiến, chánh tư duy, chánh chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định nữa. Điều Thiện sẽ giúp con người chế ngự được những phiền não khởi lên trong tâm. Ngược lại, nếu con người làm điều ác sẽ phải nhận chịu các hậu quả khổ đau trong đời này hay đời kế tiếp. Như vậy, thiện nghiệpcông năng thanh lọc bổn tâm và mang lại hạnh phúc cho mình và tha nhân. Thiện là trái với ác, thiện là những hành pháp hữu lậuvô lậu thuận ích cho đời nầy và đời khác (trên thông với Bồ Tát và Phật, dưới thấu trời và người).

Theo kinh Tứ Thập Nhị Chương, chương 14, có một vị Sa Môn hỏi Phật: “Điều gì là thiện? Điều gì là lớn nhất?” Đức Phật dạy: “Thực hành Chánh Đạo, giữ sự chân thật là thiện. Chí nguyện hợp với Đạo là lớn nhất.” Trong khi đó, Ác có nghĩa là điều ác hay bất thiện. Điều không lành mạnh (là cội rễ bất thiện) theo sau bởi tham sân si và những hậu quả khổ đau về sau. Trên thế gian nầy có hai loại nhận: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì mình gặt quả thiện, khi mình trồng nhân ác thì đương nhiên mình phải gặt quả ác. Theo Thanh Tịnh Đạo, bất thiện nghiệp là những việc làm bất thiện và là con đường dẫn đến ác đạo. Tâm bất thiện tạo ra những tư tưởng bất thiện (hận, thù, tổn hạità kiến, vân vân), cũng như những hành động gây ra khổ đau loạn động. Tâm bất thiện sẽ hủy diệt sự an lạcthanh tịnh bên trong. Theo Phật giáo, nếu chúng ta trồng nhân ác thì tương lai chúng ta sẽ gặt quả xấu. Những ai tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm thì tương lai sẽ thọ lãnh quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, vân vân. Nói cách khác, làm điều thiện thì được thăng hoa, còn làm điều ác sẽ bị đọa vào ác đạo. Mọi thứ đều do mình tự tạo, tự mình làm chủ lấy mình, chứ đừng ỷ lại vào ai khác. Mong cho ai nấy đều làm việc thiện, không làm việc ác, và tự tịnh tâm ý để ngay trong đời này có thể có được một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc.

Theo Phật giáo, một khi đã làm chuyện ác là đã tạo ra nghiệp xấu. Chúng ta không có cách gì để tránh được hậu quả xấu. Tự thân mỗi người phải gánh chịu lấy hậu quả của những việc sai trái mà mình đã gây tạo. Tuy nhiên, trong tu tập tập, nếu chúng ta tránh làm những ác nghiệp, chúng ta sẽ không phải gặt những hậu quả xấu cho kiếp nầy hay nhiều kiếp sau trong tương lai nữa. Để chấm dứt khổ đau phiền não trong cuộc sống, Đức Phật khuyên tứ chúng nên: “Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý”. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng chúng ta tu không phải mong cầu xin ân huệ, mà phải tu tập theo gương hạnh của Đức Phật, phải chuyển nghiệp xấu thành nghiệp lành hay không còn nghiệp nào nữa. Con người ở đời giàu cóthông minh, nghèo hèn và ngu dốt, mỗi người mỗi khác, mỗi người một hoàn cảnh riêng biệt khác nhau. Phật tử tin rằng nguyên nhân chỉ vì mỗi người tạo nghiệp riêng biệt. Đây chính là luật nhân duyên hay nghiệp quả, và chính nghiệp tác độngchi phối tất cả. Chính nghiệp nơi thân khẩu ý tạo ra kết quả, hạnh phúc hay khổ đau, giàu hay nghèo. Chúng ta phải biết sử dụng trí tuệ để phân biệt thiện ác, lành dữ, tự dotrói buộc để tránh nghiệp ác, làm nghiệp lành, hay không tạo nghiệp nào cả. Nói cách khác, chúng ta, những Phật tử chân thuần, phải cố gắng sử dụng chân trí tuệ để hồi quang phản chiếu. Hãy tự hỏi lòng mình, xem coi mình đã sinh được bao nhiêu niệm thiện, đã dấy lên bao nhiêu niệm ác, đã phiêu lưu theo bao nhiêu vọng tưởng, vân vânvân vân. Hãy tâm niệm như vầy: “Niệm thiện chưa sanh, khiến sanh niệm thiện. Đã sanh niệm thiện, khiến nó tăng trưởng. Chưa sanh niệm ác, khiến nó chẳng sanh. Đã sanh niệm ác, khiến nó triệt tiêu.” Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng với một niệm thiện, trời đất tăng thêm thanh khí; với một niệm ác, đất trời chồng chất thêm trược khí.

Tuy nhiên, đạo Phật là đạo của tự do hoàn toàn, Đức Phật chỉ bày cho chúng ta biết “thiện ác hai con đường,” chúng ta ai tu thì tu, ai tạo nghiệp thì tự do tạo nghiệp. Người tu thiện sẽ thoát khỏi Tam Giới; trong khi kẻ tạo ác sẽ đọa Tam Đồ Ác Đạo. Và chúng ta hãy nên luôn nhớ đến lời đức Phật thường nhắc nhở tứ chúng: Giáo thuyết nhà Phật dễ đến độ đứa trẻ lên ba cũng nói được, nhưng khó đến độ cụ già 80 cũng không thực hành nỗi. Hãy suy gẫm một chút thì chúng ta sẽ thấy cuộc sống trên đời nầy, chúng ta nào khác chi cá nằm trong vũng nước nhỏ, chẳng bao lâu sau, nước sẽ cạn, rồi mình sẽ ra sao? Bởi thế cổ đức có dạy: “Một ngày trôi qua, mạng ta giảm dần. Như cá trong nước, thử hỏi có gì mà vui sướng? Hãy siêng năng tinh tấn tu hành, như lửa đốt đầu. Chỉ nhớ vô thường, đừng có buông lung.” Từ vô lượng kiếp, chúng ta không có cơ may gặp được Phật Pháp nên không biết làm sao tu hành, nên hết sanh rồi lại tử, hết tử rồi lại sanh. Thật đáng thương làm sao! Hôm nay chúng ta có duyên may, gặp được Phật Pháp, thế mà chúng ta vẫn còn chần chờ chẳng chịu tu. Quý vị ơi! Thời gian không chờ đợi ai, thoáng một cái là thân ta đã già, mạng ta rồi sẽ kết thúcPhật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng trong đời nầy ai cũng phải một lần chết, hoặc sớm hoặc muộn; khi chết, không ai mang theo được bất cứ thứ gì của trần tục, chỉ có nghiệp lành hay nghiệp dữ do mình tạo ra sẽ phải theo mình như hình với bóng mà thôi. Tuy nhiên, thời gian của chúng ta trên thế gian nầy hữu hạn và rất ư là quý báu. Một tấc thời gian là một tấc mạng sống, chớ nên để cho thời gian trôi qua một cách lãng phí.

Kỳ thật, hai anh em song sinh Thiện-Ác luôn song hành với lời Phật dạy về Nhân Quả: Gieo Cái Gì Thì Gặt Cái Ấy. Con người tự gieo nhân thiện ác và tự gặt lấy quả báo sướng khổ, vấn đề chỉ là thời gian sớm hay chậm mà thôi, bạn sẽ gặt những gì bạn gieo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ. Nếu muốn được cam thì phải gieo giống cam. Một khi đã gieo cỏ dại mà mong gặt được lúa bắp là chuyện không tưởng. Bên cạnh đó, khi hai anh em song sinh Thiện-Ác được tu tập song hành với Tự Tịnh Kỳ Ý, đây cũng có nghĩa là hành giả đang ôm trọn giáo thuyết Phước Huệ Song Tu trong sự tu tập của mình. Vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta nên cố gắng tránh những hành động đen tối dù nhỏ, và cố gắng làm những hành động trong sáng dù nhỏ.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Chư Ác Mạc Tác-Chúng Thiện Phụng Hành-Tự Tịnh Kỳ Ý-Thị Chư Phật Giáo” này chỉ đơn thuần vạch ra những lời Phật dạy căn bản về cốt lõi giáo pháp nhà Phật. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng để đạt được hạnh phúc trong cuộc sống này không phải là chuyện dễ dàng, nhưng không vì những khó khăn nầy mà mình không bắt đầu cuộc hành trình. Chúng ta hãy nên luôn nhớ rằng thời gian trôi qua thật nhanh. Năm tháng trôi qua thật nhanh. Đời người cũng vậy, từ lúc sanh ra đến khi già rồi chết, mình cũng chẳng hề hay biết. Vì thế mà chúng ta nên bắt tay ngay vào việc tu tập nhằm thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên an lạc, tỉnh thức, và hạnh phúc hơn. Đối với người Phật tử, cuộc hành trình đi đến giác ngộgiải thoát còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Chư Ác Mạc Tác-Chúng Thiện Phụng Hành-Tự Tịnh Kỳ Ý-Thị Chư Phật Giáo” song ngữ Việt Anh nhằm nhấn mạnh rằng câu dạy nầy đơn giản nhưng nó lại bao trùm cả biển pháp mênh mông của Đức Phật. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

                                                                                                  Cẩn đề,

                                                                                                         Thiện Phúc



Preface

 

When talking about Buddhist Teachings, we can not ignore one meaningful verse in the Agama Sutra and the Dharmapada Sutra, verse 183, the Buddha taught: “Do not commit wrongs, devoutly practice all kinds of good, purify the mind, that’s  Buddhism” or “To do no evil, to do only good, to purify the will, these can be interpreted as the doctrine of all Buddhas.” These four sentences are said to include all the Buddha-teaching. In Buddhist teachings, the good is defined as to accord with the right, and bad is defined as to disobey the right. Due to the confused mixture of good and bad karma that we have created, sometimes we have wholesome thoughts and sometimes unwholesome ones. With wholesome thoughts, we vow to avoid evil and do good. With unwholesome thoughts, we are eager to do evil and avoid goodness. For endless eons we have been committing good and evil karmas, doing a few good deeds one day, committing some bad deeds the next day, and then some neutral deeds the day after that. Sincere Buddhists should be very careful  in each and every action: walking, standing, lying, and sitting. We should have bright and pure thoughts at all times. At the same time, we should try our best to avoid dark and impure thoughts. According to Buddhism, Kusala means volitional action that is done in accordance with the Aryan Eightfold Noble Path. So, Kusala is not only in accordance with the right action, but it is also always in accordance with the right view, right understanding, right speech, right livelihood, right energy, right concentration and right samadhi. Kusala karmas or good deeds will help a person control a lot of troubles arising from his mind. Inversely, if a person does evil deeds he will receive bad results in this life and the next existence which are suffering. Thus, wholesome deeds clean our mind and give happiness to oneself and others. Kusala means good, right, wholesome. It is contrary to the unwholesome.

According to the Forty-Two Sections Sutra, chapter 14, a sramana asked the Buddha: “What is goodness? What is the foremost greatness?” The Buddha replied: “To practice the Way and to protect the Truth is goodness. To unite your will with the Way is greatness.” Meanwhile, the evil or unwholesome deeds (anything connected with the unwholesome root or akasula mula) accompanied by greed, hate or delusion and cause undesirable karmic results or future suffering. There are two kinds of causes in the world: good causes and bad causes. If we create good causes, we will reap good results; if we create bad causes, we will surely reap bad results. According to The Path of Purification, unwholesome deeds are both unprofitable action and courses that lead to unhappy destinies. Unwholesome mind creates negative or unwholesome thoughts (anger, hatred, harmful thoughts, wrong views, etc), speech (lying, harsh speech, double-tongued, etc),  as well as deeds  which are the causes of our sufferings, confusion and misery. Unwholesome or negative mind will destroy our inner peace and tranquility. According to Buddhism, if we create bad causes, we will surely reap bad results. People who create many offenses and commit many transgressions will eventually have to undergo the retribution of being hell-dwellers, hungry-ghosts, and animals, etc. In other words, doing good deeds allows us to ascend, while doing evil causes us to descend. In everything we do, we must take the responsibility ourselves; we cannot rely on others. Hoping that everyone would do the good, avoid doing the evil, and purify the mind, so that we all can have a peaceful, mindful, and happy life. 

According to Buddhist teachings, once evil deeds have been committed, that means unwholesome karmas have been created. We have no way to stay away from bad consequences. We ourselves have to bear the consequences or the retributions arising from our wrongdoings. However, in Buddhist cultivation, if we try to avoid doing bad deeds, we will not reap bad consequences for this life and/or for many future lives. In order to terminate the suffering and affliction in life, The Buddha advises his fourfold disciple: “Do no evil, to do only good, to purify the mind.” Devout Buddhist followers should always remember that we practice Buddhist tenets, not for entreating favors but for for following the Buddha’s example by changing bad karmas to good ones or no karma at all. Since people are different from one another, some are rich and intelligent, some are poor and stupid. It can be said that this is due to their individual karma, each person has his own circumstances. Buddhists believe that we reap what we have sown. This is called the law of causality or karma, which is a process, action, energy or force. Karmas of deeds, words and thoughts all produce an effect, either happiness or miseries, wealth or poverty. We should know how to use the wisdom to distinguish virtue from evil and freedom from constraint so that we are able to avoid evil deeds, to do meritorious deeds, or not to create any deeds at all. In other words, we, devout Buddhists, should try our best to utilize the real wisdom to reflect inwardly, to seek our true self. Let's ask ourselves, “How many evil thoughts have we created? How many good thoughts? How many idle thoughts have we let arise? And so on, and so on.  Let us resolve like this: “Bring forth the good thoughts that have not yet arisen; increase the good thoughts that have already arisen. Suppress the evil thoughts that have not yet emerged; wipe out all the evil thoughts that have already occured. Devout Buddhists should always remember this: “A thought of goodness increases the pure energy in the world; a thought of evil increases the world’s bad energy.”

However, Buddhism is a religion of complete freedom, the Buddha shows “good and evil are two different paths”, we can cultivate to follow the good path, or commit the other as we wish. People who cultivate goodness can leave the Triple Realm; while evildoers must fall into the Three Evil Destinies. And we should always remember the Buddha's reminder to His fourfold disciple: Buddhist teachings are so easy that a child of three knows how to speak, but they are so difficult that even an old man of eighty finds them difficult to practice. Let's reflect a little bit, we will see that living in this world, we all are like fish in a pond that is evaporating. We do not have much time left. Thus ancient virtues taught: “One day has passed, our lives are that much less. We are like fish in a shrinking pond. What joy is there in this? We should be diligently and vigorously cultivating as if our own heads were at stake. Only be mindful of impermanence, and be careful not to be lax.” From beginningless eons in the past until now, we have not had good opportunity to know Buddhism, so we have not known how to cultivate. Therefore, we undergo birth and death, and after death, birth again. Oh, how pitiful!  Today we have good opportunity to know Buddhism, why do we still want to put off cultivating? Sincere Buddhists! Time does not wait anybody. In the twinkling of an eye, we will be old and our life will be over! True Buddhists should always remember that sooner or later everyone has to die once. After death, what can we bring with us? We cannot bring with us any worldly possessions; only our bad or good karma will follow us like a shadow of our own. However, our time on this earth is so limited and is extremely precious. An inch of time is an inch of life, so do not let the time pass in vain.

As a matter of fact, the twin brothers of Kusala-Akusala always go side by side with the Buddha's teachings on the law of Cause & Effect: You Reap What You Sow. Human beings create causes of good and/or evil and reap the results of happiness and/or sufferings themselves, it is a matter of time, sooner or later, you will reap what you sow. Every action which is a cause will have a result or an effect. Likewise every resultant action or effect has its cause. The law of cause and effect is a fundamental concept within Buddhism governing all situations. The Moral Causation in Buddhism means that a deed, good or bad, or indifferent, brings its own result on the doer. Good people are happy and bad ones unhappy. If we want to have oranges, we must sow orange seeds. If wild weeds are planted, then it’s unreasonable for one to hope to harvest edible fruits. Besides, when the twin brothers of Kusala-Akusala are cultivated side by side with the purification of the mind, it  also means that practitioners are completely embracing the whole dharma door of simultaneous cultivations of blessings & wisdom in their cultivation. Therefore, in daily life, we should try to avoid even small negative actions and to create small negative ones.

This little book titled “Do No Evil-Do Only Good-Purify the Mind-Doctrines of All Buddhas” simply points out the cores of basic Buddha's teachings. Devout Buddhists should always remember that attaining happiness in this life is not easy, but not because of these difficulties we don’t want to start the journey. We should always remember that time flies really fast. The years and months have gone by really fast too. In the same way, people progress from birth to old age and death without being aware of it. So, we should start to enter right away into practicing and cultivating in order to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful, and happy. For Buddhists, the journey leading to enlightenment and liberation demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Do No Evil-Do Only Good-Purify the Mind-Doctrines of All Buddhas” in Vietnamese and English to emphasize that this short paragraph is simple, but it embraces the immense sea of Buddha-teachings. Hoping this little contribution will help Buddhists on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

 

                                                                                                  Respectfully,









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/09/2011(Xem: 49361)
11/06/2018(Xem: 138488)
07/09/2011(Xem: 59631)
16/04/2024(Xem: 1988)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.