Bài Tựa Thứ Hai Đại Đường Tây Vức Ký

21/04/201112:00 SA(Xem: 7691)
Bài Tựa Thứ Hai Đại Đường Tây Vức Ký


ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ

Pháp sư Huyền Trang
Thích Như Điển dịch

Bài Tựa thứ hai
Đại Đường Tây Vức Ký

Nếu ngọc đẹp sẽ mãi chiếu sáng lưu truyền, nước Cam Lồ nhuần thấm nơi Đại Thiên. Kính soi màu vàng giương cao chiếu sáng. Hương thơm của gió mang lại nơi nầy. Cho nên phải biết rằng đó là sự thị hiện nơi Tam Giới, bằng xưng là bậc đáng quý trong đất trời. Ánh sáng bốn bên làm tiêu chuẩn to lớn trong thiên hạ. Đây là ánh sáng trí tuệ được rạng soi. Rồi nhờ ngựa, voi mang về Đông Độ. Vua đã rộng đường mở lối, thành lập từng bước có tính cách Điển Chương.

Tại Từ Ân Đạo TràngTam Tạng Pháp Sư húy Huyền Trang, tánh họ Trần. Trước tiên chở người qua sông, rồi ngựa xe của Vua đến rước. Kinh sách chở về lại chỗ bắt đầu. Đài cao cửa rộng, đã trải qua chốn núi non cao vót tạo thành. Ba điều cung kính chiếu soi nơi Vu Cơ được chuyên chở. Sáu điều kỳ dị được chiếu sáng từ đời Nhà Hán đến nay. Sách của Nhà Tần như ánh sáng của mặt trăng. Con đường ra đi ấy giống như cái Đức tụ lập của sao Mai. Phó thác nơi hiểm hóc liên tục như vảy cá.

Vua vốn nhờ gió Nhà Tề che chở. Cứu đời là cái đẹp. Chở che làm cảnh như bao dung. Pháp Sư đã được sanh ra, bao hàm cả cái Đức, đã có gốc gác thâm sâu tươi tốt ấy, rồi được dẫn dắt vào chốn linh thiêng, mở ra một thời đại mới, như ánh sáng mặt trăng. Cát góp nhiều năm như hoa Lan xông đến, như mùi thơm của Quế, liền thành lập ngay những người giỏi giang cao quý. Chín bệ chờ nghe, năm phủ giao tiếp. Phải sớm rõ giả chơn. Kính cẩn triệu mời từ bi trí tuệ

Tấm gương chơn chánh ấy như nơm rợp cá, do sự sanh nhai luôn cần đến, mà dây chỉ đỏ được cột nơi mũ áo. Đó là cương giới buộc ràng. Xe quý, thuyền vững để đón người xuất thế. Do đó mà khách trần ai lưu lạc, rồi vào chốn nước đục. Lời nói khi trở về nhẹ nhàng rộng rãi làm cho huynh trưởng Tiệp Pháp Sư cũng là rường cột của dòng họ Thích mà thân thế cũng là bậc Long Tượng. Giống như con cò trắng của nơi nầy. Trong triều ngoài nội đâu đâu cũng nghe thấy tiếng. Liền vì tình thâm bằng hữu hòa kính với Thiên Nhan. Pháp Sư đã nghe lời chiếu chỉ.

Những phần bị che lấp vì Nghiệp mà làm cho sáng tỏ phía trên. Kẻ ưu tú nơi nhà Thiền lấy cái Đức mà làm chuẩn mực. Bèn chia phòng ốc mà dịch sách, dịch kinh. Gói chín bộ kinh như ôm một giấc mộng, đánh trống, khơi nguồn sâu sắc. Cúi đầu bốn hướng mà cầu, từ đây biên thành chuyến ra đi qua việc hiểu biếtđàm luận, đến được nhiều nơi như lòng đã thổn thức và việc ấy đã thành công. Có thể hoàn tất như trời đất mới bắt đầu ngày tháng. Tiếp xúc với sự vi diệu của thần linh, ai ai cũng đều vui vẻ, để phát huy sự linh thiêng ấy.

Đây là lời vàng mở đầu, nhân mùa thu lạnh sương tuyết tràn đầy, ngọc bính vừa thắt vào cũng giống như sương kia ẩn tính nước. Nếu gặp bánh xe chuyển động, dụ như biết được giây đàn. Rót nước vào bình nghe rõ tiếng. Thuyền hư trôi nổi đi xa mà gặp được đất liền, thì trước tiên phải lo cho cái bụng đã xa rời làng xóm. Nổi trôi ở một góc xa xôi, xa rời cố quốc, cho nên nói rằng:

Ngày xưa nghe người họ Cẩu cùng tám con rồng, còn nay thì thấy được cửa nhà họ Trần. Người luôn biết nhiều nơi lạ và nay chép lại những lời thành thật nầy. Pháp Sư từ nhỏ đến lớn, có cái tâm sâu sắc lúc ra đi tìm chân lý, danh ấy vẫn còn lưu lại ngày sau. Đem Kinh sách về, tiếng hay đồn khắp đó đây mà vẫn không quên gốc gác. Bẻ hoa làm đau sự thật; nên có sự học hỏi sai khác giữa nam và bắc, đúng sai chia rõ. Lời xưa như thế, hãy dùng cái tốt là chuyện hiển nhiên. Hoặc sợ sự tuyển dịch dẫm chân lên nhau, chưa có thể đi sâu hơn, muốn xông hương lời văn và sẽ để mắt vào nơi Long cung nữa.

Đó là cái Đức tuyệt luân, đã đến thời kỳ làm cho rõ cái ý; nên đã chống tích trượng mặc Pháp y, lần dò theo biên giới. Đây là do sự mong muốn của Ngài, vượt qua núi cao thẳng đến nơi Thánh Tích. Sông đất nối dài quá nhiều nguy hiểm. Nếu không có nguyện vọng rộng lớn thì không thể đi xa; nên đã nương theo Ngài Pháp Hiển mà đến. Dùng bước chân của mình đến đó để nghiên cứu hoàn thành, ngay cả tiếng địa phương cũng thông suốt. Tìm cầu học hỏi mọi lẽ huyền vi và sự vi diệu vô cùng ấy cũng đã gặp. Văn từ ấy như con hạt vàng mang về từ Thiên Trúc. Lời Kinh còn ghi trên lá Bối, mang về chỉnh trang lại.

Thái Tông Văn Hoàng Đế đã ngự đến bằng xe vàng, mang Kinh Điển đặt lên chỗ quý, chở đi cẩn thận; rồi quanh khắp điện Vua. Qua chỗ hiểu biết, sắp đặt cho chỗ ăn chỗ ở, rồi tự tay ban bố chu cấp cho người tiếp tục. Cúi đầu bày vẽ chỗ sáng suốt hiểu biết và Vua đã ban cho lời Tựa cho Tam Tạng Thánh Giáo có 780 chữ. Nay vẫn còn tồn tại lời thuật của Thánh Ý. Trong đó có 579 chữ nhằm tán dương sự huyền diệu của kinh thơ và nêu cao ý chỉ, như một vệt sáng để chim có thể bay về rừng, mà ánh sáng ấy đã phát xuất từ non Linh Thứu. Há việc ấy đã giáng lâm.

Phụng chiếu phiên dịch bản chữ Phạn gồm 657 bộ qua việc thấy, nghe, biết về những tục lệ khác ấy, chẳng mất tính chất đặc thù và địa dư cách trở. Nhân đây làm lời Tựa vào ngày mồng một để bắt đầu cho sự hiểu biết Giáo lý ấy mà viết lên Đại Đường Tây Vức Ký gồm có 12 quyển, biên chép sao lục những điển tích, cũng như những gốc gác rõ ràng. Lời nói ấy không mục nát vẫn còn ở lại nơi nầy.

Thượng Thơ Tả Bộc Xạ Yến Quốc Công
Trương Thuyết soạn 

Nguồn: Tu Viện Quảng Đức

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.