Ngôi Đền Tiết Lộ Nguồn Gốc Đạo Phật Trung Quốc

04/05/201112:00 SA(Xem: 18191)
Ngôi Đền Tiết Lộ Nguồn Gốc Đạo Phật Trung Quốc


NGÔI ĐỀN TIẾT LỘ NGUỒN GỐC ĐẠO PHẬT TRUNG QUỐC 

M.T. (theo Tân Hoa Xã)

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi đền có từ cách đây hơn 1.500 năm, ở rìa sa mạc Taklimakan, thuộc phía Tây Bắc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc.

blankĐền mang tên Tuopulukedun cao 2,25 m, rộng 2 m, với tường bao cao khoảng 1,3 m. Ngôi đền được làm từ gỗ, bùn và có những bức hoạ miêu tả phái Đại Thừa trên 4 bức tường. Một bức tượng phật cao 0,65 m nằm ở trung tâm ngôi đền. Nằm ở phía Bắc là những bức tượng phật với vai rộng và eo nhỏ. 

Đến nay, ngôi đền này được coi là nhỏ nhất từng được phát hiện trên thế giới, Wu Xinhua, tại Viện khảo cổ Trung Quốc cho biết. "Đó cũng là ngôi đền cổ duy nhất ở sa mạc Taklimakan còn tương đối nguyên vẹn với bức hoạ trên tường còn rõ nét", Wu nói. 

Khoảng 3.000 năm trước, vương quốc Yutian ra đời ở rìa phía Nam sa mạc Taklimakan - sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc và lớn thế 2 trên thế giới. Đạo Phật được đưa vào vương quốc Yutian từ thời đó. 

Dòng họ Yuchi, bắt đầu trị vì Yutian khoảng 2.000 năm trước, rất tôn sùng đạo Phậtcố gắng đẩy mạnh tín ngưỡng này bằng cách xây nhiều đền chùa. Từ đó phái Đại Thừa cũng được đưa vào vùng nội địa Trung Quốc. 

blankMột phần bức hoạ trên tường
 
Vào giữa thế kỷ thứ 8, vương quốc Kalahan ở phía Tây sa mạc Taklimakan đã phát động một cuộc chiến tranh tôn giáo chống lại Yutian và đánh bại vương triều này vào năm 1006. Từ đó, đạo Hồi được đưa vào và trở nên thịnh hành. Rất nhiều đền chùa được xây từ thời Yutian bị phá huỷ trong hơn 1.000 năm qua. 

Ngôi đền Tuopulukedun đã bị chôn dưới cát trong khoảng 1.500 năm và gần đây mới được một người chăn bò tình cờ phát hiện. Các nhà khảo cổ ở Viện khoa học xã hội Trung Quốc đã tiến hành khai quật khu vực trong vòng bán kính 100 m quanh ngôi đền từ 30/9 đến 12/10 năm nay, nhưng không tìm thấy di tích giá trị nào khác. 

Đền Tuopulukedun đã mở ra một cánh cửa giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu vương triều Yutian cổ đại. Hình dáng, cấu trúc ngôi đền, các bức hoạ trên tường và những di tích khác cũng có giá trị quan trọng trong việc nghiên cứu đạo Phật và nghệ thuật bích hoạ thuộc triều đại Yutian, cũng như việc phát triển đạo Phật ở Tây Bắc Trung Quốc và trong lục địa Trung Quốc. 

Ngôi đền cũng là bằng chứng về sự trao đổi văn hoá Đông Tây trên con đường tơ lụa, một đầu mối giao thương quan trọng nối Trung Quốc với châu Á trong hơn 2.000 năm. 

Cách ngôi đền 500 m về phía Tây là một con mương rộng 30 m chạy theo hướng Nam Bắc. Khu vực dọc theo con mương từng là trung tâm vương quốc Bimo, một vương triều nhỏ được xây dựng trên một ốc đảo, sau đó bị nhà Yutian chiếm đóng. Con mương được người dân địa phương gọi là Damagou. Wu cho biết cái tên Damagou thực chất bắt nguồn từ tiếng Phạn, có nghĩa là "Bể chứa những bài giảng của Đức Phật". 

Các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một lượng lớn di vật quanh khu vực Damagou chứng thực lịch sử của vương triều Yutian và lịch sử khu vực phía Nam Tân Cương. 

M.T. (theo Tân Hoa Xã) 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?